Thực tế cho thấy, các tổ chức, doanh nghiệp thành công đều là nhữngtổ chức có đội ngũ điều hành, “đầu não” có năng lực lãnh đạo, vừa giúp chodoanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh do
Quy trình nghiên cứuSơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu.
Nội dung và kết quả nghiên cứuĐánh giá tác động của năng lực lãnh đạo đến sự thỏa mãntrong công việc nhân viên khách sạn Mondial Huế.
Giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của ban lãnhđạo khách sạn Mondial Huế
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUTỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, THUYẾTLÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI, SỰ THỎA MÃN 1.1 Lãnh đạo.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Theo Janda (1960): lãnh đạo là dạng đặc biệt của quan hệ được đặc trưng bởi nhận thức của các thành viên nhóm rằng: một thành viên khác của nhóm có quyền đòi hỏi những dạng hành vi đối với các thành viên khác trong hoạt động của họ như là một thành viên nhóm.
Tannenbanm, Weschler và Masarik (1961) cho rằng: lãnh đạo là ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể.
Jacobs (1970): lãnh đạo là sự tương tác giữa con người trong đó một người trình bày những thông tin để những người khác trở nên bị thuyết phục với những kết cục của anh ta và kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử theo những điều được đề nghị hoặc được đòi hỏi.
Rauch và Behling (1984): lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu.
Schein (1992): lãnh đạo là khả năng bứt phá khỏi văn hóa nhằm thực hiện một quá trình thay đổi tiến hóa mang tính thích ứng cao.
House và các cộng sự (1999): lãnh đạo là khả năng của một cá nhân nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, làm cho mọi người góp phần vào hiệu quả và thành công của tổ chức họ đang làm thành viên.
Yuki (2002): lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến người khác để họ hiểu và đồng ý về những công việc cần thực hiện và thực hiện nó như thế nào một cách hiệu quả, quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tập thể nỗ lực đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.
Herback: lãnh đạo là làm cho người khác đối mặt với những thách thức thích ứng để thực hiện những công việc mang tính chất thích ứng đó.
Tóm lại có rất nhiều khái niệm khác nhau về lãnh đạo và có thể nói:
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tác động bằng cách tạo môi trường, điều kiện, truyền cảm hứng đến con người để tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của họ nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mạng của nhóm, của tổ chức.
1.1.2 Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Trên thực tế thì thuật ngữ lãnh đạo và quản lý rất dễ bị nhầm lẫn và không có sự phân biệt rõ ràng khi sử dụng Trong khi lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nghĩa vụ vạch ra ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch của công ty, phải luôn có tầm nhìn và luôn phát triển các chiến lược chiến thuật mới, họ cần phải có hiểu biết về các xu hướng hay các nghiên cứu, kỹ thuật mới nhất Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận hành những gì đã được thiết lập để nó hoạt động trơn tru đúng kế hoạch Người quản lý luôn để mắt tới nhân viên cấp dưới và duy trì sự kiểm soát thường xuyên để nhằm đảm bảo hoạt động của các bộ phận trong công ty.
Rõ ràng đây là hai thuật ngữ riêng biệt khác nhau và bổ sung cho nhau.
Lãnh đạo hay quản lý đều có chức năng và cách hoạt động của riêng nó và cả hai đều cần cho tổ chức Để làm rõ hơn hai thuật ngữ này, nghiên cứu có phân biệt như sau:
Bảng 1.1: Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý
Về phương thức tác động và hiệu lực
- Sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng, đề ra nguyên
- Dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước. tắc, mô hình.
- Về hiệu lực, lãnh đạo các cá nhân đồi tượng bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa trong tổ chức.
- Về hiệu lực, quản lý thường thông qua hoạt động của điều hành, tác động trực tiếp đến các cá nhân, nhóm của tổ chức, hiệu lực là trực tiếp
Về nội dung chức năng
- Lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người.
- Quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện
- Lãnh đạo: hoạt động điều khiển của chủ thể của lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ mô (hoạt động của lãnh đạo là hoạt động có tầm vĩ mô) Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm, nguyên tắc, chính sách hoạt động, xây dựng những quyết sách lớn ở tầm vĩ mô được thực hiện trong một không gian rộng lớn bao quát và một khoảng thời gian tương đối dài Thực hiện những công việc chung, lớn, theo đuổi hiệu quả của toàn bộ tổ chức, lực lượng Lãnh đạo là quản
- Quản lý là một phạm trù rộng, để tiến hành quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh đạo, để chủ thể thực hiện tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lí để thực hiện các định hướng tác động dài hạn đã định trước Quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn và chuẩn xác hơn, quản lý tập hợp các nguồn lực, điều khiển tổ chức để thực hiện mục tiêu, định hướng thành hiện thực (mục tiêu đã được định trước của hoạt động lãnh đạo).
Ngoài quản lý con người, đối lý nhưng mục tiêu xa hơn rộng hơn, khái quát hơn. tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính, các nguồn lực khác.
- Chú trọng ngắn hạn - Lãnh đạo chú trọng đến dài hạn, quản trị chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng.
Từ các định nghĩa về lãnh đạo hay từ sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý đều không đề cập đến lãnh đạo là người đứng đầu trong tổ chức Tuy nhiên ở Việt Nam, lãnh đạo là từ để chỉ các cán bộ quản lý cấp cao hay các nhân sự trong ban giám đốc, ban điều hành của doanh nghiệp Cách phân biệt như vậy thì không chuẩn theo chuyên môn trong thuyết lãnh đạo và cũng gây khó khăn trong việc khảo sát Do đó, đối tượng lãnh đạo được đánh giá trong luận văn này là cấp trên có khả năng tác động, ảnh hưởng đến nhân viên trong việc họ hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu, sứ mạng của nhóm, tổ chức và được nhân viên xem là lãnh đạo.
1.1.3 Các học thuyết lãnh đạo.
1.1.3.1 Lý thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển
1.1.3.1.1 Lý thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐẾN SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KHÁCH2.1 Tổng quan về khách sạn Mondial Huế 2.1.1 Giới thiệu chung về Khách sạn Mondial Huế
Khách sạn Mondial Huế tọa lạc tại số 17 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được góp vốn bởi 2 thành viên đó là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Hòa Lợi và Công ty cổ phần du lịch Việt Nam Tp Hồ Chí Minh, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ tháng 12 năm 2003.
- Cung cấp cơ sở cho hoạt động lưu trú phục vụ khách du lịch
- Cung ứng các dịch vụ ăn uống, giải trí, vận chuyển, massage, bể bơi, hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, hỏi, giặt là
- Đáp ứng các nhu cầu của khách khi có yêu cầu, liên hệ các doanh nghiệp, các công ty để tổ chức, hướng dẫn khách tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
Các thông tin liên quan
Tên khách sạn khi giao dịch: Công ty TNHH Du lịch Mondial- Huế
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Tổng Giám Đốc, Người đại diện công ty: Ông Nguyễn Hữu Bình
Địa chỉ: Số 17 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
Loại hình kinh doanh chủ yếu: Khách sạn
Website: www.mondialhotel.com.vn/
Email: info@mondialhotel.com.vn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Từ tháng 01/2004 đến tháng 08/2006: đơn vị chỉ hoạt động kinh doanh nhà hàng Hương Xuân.
Tháng 09/2006: khởi công xây dựng khách sạn Mondial Huế, sau gần 4 năm đầu tư xây dựng, với tổng giá trị đầu tư hơn 75 tỷ đồng, bao gồm 99 phòng ngủ và một số dịch vụ bổ sung đảm bảo phục vụ khách.
Ngày 26/03/2011: Khai trương khách sạn Mondial Huế
Ngày 01/11/2011: Công ty TNHH Du lịch Mondial Huế đã chính thức đưa khách sạn Mondial Huế vào hoạt động kinh doanh và tiến hành khai trương khách sạn vào ngày 26/3/2011 Chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động khách sạn đã được Tổng Cục Du lịch Việt công nhận khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Năm 2013 – 2014: Khi thương hiệu của khách sạn được khách hàng tin tưởng, đặt niềm tin Đặc biệt là các Công ty lữ hành trong và ngoài nước sau một thời gian sử dụng dịch vụ của khách sạn rất hài lòng Giai đoạn này khách sạn chuyển dịch và khai thác thị trường khách quốc tế như: Châu Âu, châu Mỹ, Úc, Á… giảm dần thị phần khách Thái Lan Thị trường khách quốc tế ngoài giá phòng ngủ cao, họ còn sử dụng rất nhiều dịch vụ như SPA, quà lưu niệm, đổi ngoại tệ… Đến nay khách sạn đã có quan hệ, ký kết với hơn 300 công ty lữ hành,trong đó có 15 công ty lữ hành tiềm năng, thường xuyên đặt phòng và dịch vụ khách sạn trước 06 tháng hoặc 01 năm, có nhiều hãng mỗi năm đã đặt 1.000 phòng.
Từ năm 2014 đến nay: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những công ty đã ký kết, phát triển thêm thị trường châu Á như Nga, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan….đây là đối tượng khách có chí phí du lịch cao.
Tiếp tục giảm dần thị phần khách Thái Lan và phát triển thêm nguồn khách du lịch trong nước ở các thành phố lớn đi du lịch theo nhóm nhỏ, gia đình đến từ thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đây cũng là đối tượng khách có nhu cầu du lịch rất lớn và chi tiêu cho du lịch rất nhiều.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (khách sạn)
Khách sạn Mondial có quy mô 106 phòng ngủ cùng với phòng hội nghị, nhà hàng và khu spa Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại, hệ thống sàn gỗ tạo không gian ấm cúng, thoáng đãng, không gian mở hài hòa với thiên nhiên
Khách sạn Mondial có hệ thống gồm hai nhà hàng tọa lạc tại tầng 2 và tầng 9 của khách sạn, thuận lợi cho đám cưới, tiệc cocktail, hội nghị với phòng tiệc có sức chứa từ 200 đến 600 khách Ngoài ra có hệ thống phòng họp linh hoạt, hiện đại và thanh lịch và là nơi tổ chức thường xuyên chương trình ẩm thực đặc sắc trong các mùa Giáng sinh, Tết, ngày lễ, tuần trăng mật, mùa hè, lễ hội
Kinh doanh lữ hành, dịch vụ hoạt động sân bay
Khách sạn có một đội xe chuyên chở khách du lịch từ sân bay và các điểm dừng chân về tại khách sạn lưu trú và đưa đón khách đi tham quan thành phố.
Dịch vụ xông hơi, vật lý trị liệu
Khách sạn có một hệ thống phòng xông hơi đạt tiêu chuẩn 4 sao, với 4 phòng được trang bị trang thiết bị đầy đủ, với hệ thống nhân viên đầy kinh nghiệm và phương pháp trị liệu bằng thảo dược giúp du khách có được sự thoải mái nhất khi sử dụng dịch vụ.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các bộ phận.
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức khách sạn Mondial Huế
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự khách sạn Mondial Huế) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức khách sạn Mondial Huế
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Bộ máy quản lý của khách sạn bao gồm một tổng giám đốc, giám đốc bộ phận và 9 bộ phận Cụ thể như sau:
Tổng Giám đốc khách sạn:
Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm về công tác đối nội và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn, là người có thẩm quyền và chức năng cao nhất trong việc điều hành và quản lý khách sạn.
Bộ phận nhân sự - hành chính
Chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn hoạt động vào mọi thời điểm Tìm kiếm các nguồn nhân lực cần thiết và phân bổ các nguồn này một cách hợp lý sao cho hiệu quả nhất Đào tạo quản lý phúc lợi cho toàn nhân viên trong khách sạn.
Có chức năng thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, tối đa hóa lợi nhuận Nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tính cách của dân tộc, tôn giáo của khách.
Thực hiện hợp đồng với các công ty liên kết du lịch và khách sạn trong cả nước Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề ra phương hướng, chiến lược kinh doanh, đề ra những biệp pháp khôi phục những nhược điểm và phát huy lợi thế trong kinh doanh.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰCLÃNH ĐẠO KHÁCH SẠN MONDIAL HUẾ.
3.1 Định hướng nâng cao năng lực lãnh đạo khách sạn Mondial Huế.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo khách sạn Mondial Huế.
- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chất lượng quản lý cho lãnh đạo khách sạn trong dài hạn.
- Tạo điều kiện cho lãnh đạo khách sạn được tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn trong và ngoài nước để năng cao năng lực lãnh đạo, tiếp cận với các phương thức lãnh đạo mới.
- Áp dụng các giải pháp có thể nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo khách sạn.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo tại khách sạn Mondial Huế.
3.2.1 Nâng cao năng lực động viên, khuyến khích. Động viên khuyến khích là một trong những nhân tố vô cũng quan trọng tạo nên thành công của các nhà lãnh đạo Nếu như tầm nhìn chiến lược thiên về yếu tố công việc thì động viên, khuyến khích lại thiên về yếu tố con người, một trong hai nhân tố cơ bản, chính yếu của công tác lãnh đạo – con người và công việc Cần đi sâu vào khai thác yếu tố con người, khai thác yếu tố tâm lý trong động viên, khuyến khích Một số giải pháp động viên, khuyến khích lãnh đạo khách sạn nên thực hiện :
- Thường xuyên đánh giá, khen thưởng, động viên. Đánh giá, khen thưởng và động viên nhân viên là hoạt động cần có của bất kì doanh nghiệp nào Việc đánh giá công việc thường xuyên giúp nhân viên nhận định rõ những mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa Khen thưởng, động viên bằng vật chất và tinh thần giúp duy trì thái độ làm việc tích cực, tăng tính cạnh tranh, xây dựng động lực nơi nhân viên.
Sáng tạo các hình thức thi đua, khen thưởng để tạo ra không khí làm việc sôi nổi Lãnh đạo khách sạn có thể tăng lương cho nhân viên khi họ thực hiện tốt công việc như tăng lương, thưởng cho nhân viên buồng phòng khi họ làm việc tốt, tay nghề ngày càng nâng cao, hay tăng lương, thưởng và khen thưởng trước tập thể đối với nhân viên Sale – Marketing khi họ kí được những hợp đồng lớn cho khách sạn,
Ngoài ra, việc trả lương theo đúng năng lực cũng là cách làm có ý nghĩa khích lệ rất lớn đối với những người thực sự có tài và xuất sắc Nó giúp cho những nhân viên khác có tinh thần làm việc vươn lên để có một mức lương mong muốn Thế nhưng, để có sự khích lệ một cách công bằng, lãnh đạo khách sạn cần thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý và đánh giá đúng hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong khách sạn.
- Khuyến khích bằng cách lắng nghe đóng góp của nhân viên, ủng hộ nhân viên và tăng cường thi đua giữa các nhân viên với nhau.
Thực tế cho thấy nhân viên sẽ làm việc hết mình với tổ chức nào biết trân trọng sự đóng góp của họ Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn chỉ bằng một lời khen nhỏ của cấp trên, có thể đem lại động lực và sự phấn chấn cho nhân viên trong suốt một ngày làm việc dài Vậy nên, để cho nhân viên biết rằng cấp trên luôn trân trọng họ, nhìn nhận họ Để nhân viên làm việc hết mình, áp dụng uy quyền lãnh đạo để thúc đẩy nhân viên làm việc không phải là cách khôn ngoan Thay vào đó, lãnh đạo khách sạn hãy làm mọi điều cần thiết để nhân viên tâm phục và tín nhiệm Hãy coi họ là tài sản quý báu nhất của khách sạn, những tài sản ấy tức khắc sẽ “chứng tỏ” giá trị của họ Đó cũng là cách nhà lãnh đạo đang xây dựng một nền văn hóa trân trọng con người Làm được như vậy, chắc chắn lãnh đạo khách sạn sẽ bất ngờ trước sức sáng tạo và thành quả làm việc của cấp dưới.
Bên cạnh đó, lãnh đạo khách sạn nên khuyến khích nhân viên bằng cách tạo ra môi trường để nhân viên thi đua với nhau Con người luôn có tâm lý thi đua, cạnh tranh để giành phần thắng, tổ chức các hình thức thi đua cạnh tranh lành mạnh để khơi dậy lòng nhiệt tình, sự phấn đấu trong công việc của nhân viên Khách sạn có thể tổ chức thi đua giữa các nhân viên buồng phòng về tốc độ vệ sinh buồng phòng hay xếp ga, thay gối,…hay thi đua giữa các nhân viên bộ phận bếp về khả năng tỉa, nấu và trình bày món ăn,
- Khích lệ nhân viên sáng tạo.
Kích thích khả năng sáng tạo trong công việc đang là mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo bởi vì điều này không chỉ làm tăng hiệu quả công việc mà còn gắn kết các nhân viên với nhau Lãnh đạo khách sạn cần xây dựng một môi trường văn hóa làm việc sáng tạo, hiệu quả, thúc đẩy mọi nhân viên tương tác với nhau bằng sự tin tưởng Khuyến khích nhân viên đưa ra những cách giải quyết mới cho những vấn đề cũ trong công việc, khuyến khích nhân viên nhìn về vấn đề theo nhiều góc cạnh khác nhau để luôn tìm tòi những cách giải quyết hiệu quả hơn.
Người lãnh đạo có thể dùng hình thức khen thưởng để kích thích nhân viên của mình sáng tạo hơn trong công việc Việc được khen thưởng, công nhận giúp họ làm việc một cách hiệu quả và trách nhiệm nhất Đây là biện pháp hữu hiệu giúp gia tăng sự nhiệt tình, phát huy tinh thần sáng tạo của nhân viên.
Bên cạnh đó, lãnh đạo khách sạn cũng cần làm gương cho nhân viên về sự sáng tạo trong công việc Văn hóa sáng tạo nơi làm việc chỉ được xây dựng khi thấm nhuần tư tưởng sáng tạo từ những người lãnh đạo đến từng nhân viên Bất kì ai sinh ra cũng có khả năng sáng tạo, vậy nên nếu người lãnh đạo chỉ ngồi chờ nhân viên đề bạt những ý kiến mới thì chính người lãnh đạo đang trở thành rào cản trong quá trình kích thích sự sáng tạo ở nhân viên.
Ngoài ra, người lãnh đạo cũng có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công việc để thúc đẩy sự hăng hái, sáng tạo của nhân viên.
Chính những hành động kích thích sự sáng tạo trên, người lãnh đạo đã động viên nhân viên phải có cái nhìn bao quát khi giải quyết vấn đề và luôn không ngừng sáng tạo trong công việc Và đây là vấn đề cực kì quan trọng.
Bởi khả năng sáng tạo là giá trị cốt lõi cho sự phát triển không ngừng của tổ chức, là giá trị cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế thị trường, là năng lực thích nghi của tổ chức trước sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế Người lãnh đạo nên tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phát huy tinh thần sáng tạo của nhân viên và nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của họ, không nên phê bình, chỉ trích ý kiến của họ trước tập thể dù ý tưởng đó khác với ý tưởng cảu lãnh đạo hay thậm chí là một ý tưởng chưa tốt.
- Tổ chức hoạt động ngoài công việc.
Một cách khác để “lên dây cót” cho tinh thần của đội ngũ nhân viên là tổ chức những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng Những hoạt động này, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa đem tới những cảm xúc tích cực cho nhân viên Khách sạn có thể tự tổ chức các hoạt động tình nguyện hoặc khuyến khích nhân viên thường xuyên tham gia các đội nhóm tình nguyện bên ngoài như các hoạt động từ thiện, đua xe, giao lưu giữa khách sạn này với khách sạn khác qua các giải bóng, cầu lông, hay các hoạt động như hiến máu,…
3.2.2 Nâng cao năng lực hiểu mình – hiểu người.
Hiểu mình, hiểu người là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một lãnh đạo nào Chỉ có hiểu mình, hiểu người thì nhà lãnh đạo mới có thể quan tâm từng cá nhân, mới tập hợp được lực lượng Hiểu mình, hiểu người có ý nghĩa vô cũng to lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ khi biết mình là ai, mình muốn gì thì người lãnh đạo mới đặt ra những mục tiêu đúng đắn, phù hợp Và cũng chỉ khi hiểu mình chúng ta mới có thể hiểu những người xung quanh mình Giống như vậy, hiểu người là các nhà lãnh đạo hiểu rõ cấp dưới của mình là ai, họ có nhu cầu, mong muốn đến mức độ nào,… Chỉ khi hiểu mình, hiểu người thì các nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra những đối sách hợp lý đối với cấp dưới của mình, mới giao việc, phân quyền hợp lý Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, năng lực, sở trường của cấp dưới sẽ giúp cho việc bố trí sử dụng, giao việc cho cấp dưới, động viên khuyến khích một cách hiệu quả.