1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNLĐQL - Khoa học trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành Khoa học lãnh đạo, quản lý
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 35,58 KB

Nội dung

Nhưng để hình thành nên được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chất và năng lực vừa biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vừa đủ bản lĩnh để lãnh đạo đất nuớc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, nguời anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tu tuởng, danh nhân van hoá lớn của thế giới Ðạo dức cách mạng của Nguời luôn là tấm guong sáng cho toàn Ðảng, toàn dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phấn dấu học tậpvà noi theo Nguời dã từng dạy chúng ta rằng, muốn xây dựng chủ nghia xã hội truớc hết cần phải có những con nguời xã hội chủ nghĩa Ðó là một con nguời phát triển toàn diện, có tư tuởng và tình cảm đẹp, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, có sự phát triển đầy dủ về các mặt: tri thức, đạo dức, thể chất và thẩm mỹ

Cán bộ là nhân tố quyết dịnh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Ðảng, của dất nuớc và của chế dộ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Ðảng, nên hơn ai hết, họ phải có đủ năng lực, phẩm chất của một con nguời mới xã hội chủ nghĩa để lãnh đạo dất nước và phục vụ nhân dân Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, về lĩnh vực này còn nhiều biểu hiện suy giảm, như Nghị quyết Ðại hội lần thứ X của Ðảng ta đã chỉ rõ: “ Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tuởng, đạo dức lối sống, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng”

Trong hơn 80 năm qua, kể từ khi Ðảng ta ra đời, các thế hệ cán bộ, đảng viên của Ðảng đã luôn vững vàng trong đấu tranh cách mạng, kiên dịnh mục tiêu dộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Do đó, luôn đuợc nhân dân ta tin tưởng, che chở, ủng hộ và noi theo Nhưng để hình thành nên được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chất và năng lực vừa biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vừa đủ bản lĩnh để lãnh đạo đất nuớc, xứng đáng vai trò

"làm người dầy tớ của nhân dân" trong giai đoạn dổi mới hiện nay, là cả một quá trình lâu dài

Trang 2

Chính vì các lý do như trên học viên lựa chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận môn khoa học lãnh đạo, quản lý.

Trang 3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG

NHÂN CÁCH CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1.1 Các khái niệm:

1.1.1 Lãnh đạo

Lãnh đạo là một trong những dạng hoạt động lâu đời nhất của loài người Từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người còn sống thành những bầy đàn cho đến xã hội hiện đại ngày nay Đi liền với khái niệm lãnh đạo là khái niệm quản lý Người ta nhận thấy hoạt động quản lý là dạng hoạt động

cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người

Lãnh đạo là gì? Là hoạt động khẳng định vai trò “cầm quyền” của chủ thể trong quá trình ảnh hưởng đến mọi người nhằm hướng tới những mục tiêu

đã được đặt ra “Lãnh đạo là một quá trình tác động xã hội, theo đó một cá nhân dẫn dắt các thành viên của nhóm hướng đến một mục tiêu nào đó”;

“Lãnh đạo là khả năng khơi nguồn tin tưởng và hỗ trợ con người nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức”; “Lãnh đạo là quá trình tác động qua lại giữa người lãnh đạo và người được lãnh đạo nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức thông qua sự thay đổi” Lãnh đạo là sự ảnh hưởng, được phản ánh trên hai phương diện:

Lãnh đạo là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến các nhóm đối tượng thông qua việc định hướng mục tiêu, tầm nhìn và truyền cảm hứng về tầm nhìn đến mọi người trong các nhóm đối tượng Điều đó đòi hỏi ở lãnh đạo phải có tư duy chiến lược, biết nhìn xa, trông rộng, hiểu người và biết sử dụng người một cách phù hợp với mỗi tình huống và mỗi công việc nhất định

Lãnh đạo là sử dụng “nội lực tinh thần” của chủ thể để chỉ dẫn, động viên, khuyến khích các thành viên cùng hướng đến thực hiện mục tiêu của nhóm, của tổ chức Lãnh đạo không dùng sức mạnh của vị trí quyền lực chức

Trang 4

vụ để ép buộc mọi người thực hiện mục tiêu mà bằng thuyết phục, giáo dục

và động viên mọi người cùng thực hiện mục tiêu trên cơ sở nhất quán về quan điểm, lập trường đã được xác định Do đó, người lãnh đạo cần có sức thu hút, tính trung thực, có tầm nhìn, có sự tín nhiệm và có sự phát triển về năng lực

Họ phải thực sự gương mẫu cho mọi người noi theo Lãnh đạo với tính cách

là nhà quản lý có văn hoá tổ chức cần được thể hiện: “Người đột phá, người đổi mới, người hướng dẫn, người chỉ đạo, người hỗ trợ, người giám sát, người điều phối và là người sản xuất…”i

1.1.2 Quản lý

Quản lý là hoạt động có tính tổ chức nhằm duy trì và phát triển một tập hợp người để cùng nhau thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và mục tiêu đã được đặt ra “Quản lý là quá trình phối hợp các hoạt động liên quan đến mục đích công việc để chúng được triển khai một cách có hiệu quả và hiệu suất tốt thông qua những người khác”; “Quản lý là việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và đạt hiệu suất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” Với những khái niệm trên, quản lý lý được nghiên cứu trên những hai phương diện:

Quản lý là một hoạt động luôn gắn liền với các tổ chức cụ thể và với các chức năng nhất định: Chức năng lập kế hoạch; tổ chức - phân công, phân nhiệm (thống nhất quyền hạn và trách nhiệm); lãnh đạo - tổ chức điều hành; kiểm tra, kiểm soát

Trong quản lý, lập kế hoạch là việc xác lập các mục tiêu cần thực hiện

và khẳng định những việc cần làm để hoàn thành các mục tiêu Quá trình lập

kế hoạch, nhà quản lý phải huy động tối đa năng lực nhận thức của mình trong việc phân tích bối cảnh xã hội, dự báo và tiên liệu những vấn đề phát sinh và khả năng kiểm soát các nguồn lực của tổ chức Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản lý cần tìm kiếm cơ hội khai thác trí tuệ của những người

Trang 5

trong và ngoài tổ chức để tận dụng tối đa cơ hội, nắm bắt thời cơ, đồng thời giảm thiểu sự rủi ro và những bất trắc từ môi trường, hoàn cảnh

Về bản chất, sự lãnh đạo là một khái niệm rộng hơn quản lý Sự lãnh đạo xuất hiện bất kỳ khi nào một người hoặc một tổ chức cố gắng để tác động hoặc chi phối hành vi của một cá nhân, một nhóm người hay rộng hơn là đất nước, bất kể điều kiện hoàn cảnh nào Quá trình lãnh đạo là quá trình làm thức tỉnh hành vi của con người và định hướng hoạt động cho con người và xã hội là chủ yếu Trong lãnh đạo con người vừa là khách thể vừa là chủ thể của mọi hoạt động Trong quản lý, người cán bộ vận hành cụ thể thông qua những thiết chế có tính pháp lý được quy định trước Do đó có sự khác nhau giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý Song xét theo một ý nghĩa nào đó, sự quản lý

là một loại hình lãnh đạo chuyên biệt, trong đó việc đạt được mục tiêu của tổ chức có ý nghĩa quan trọng nhất Thực tế, cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản

lý đều phải nắm được khách thể và tác động đến khách thể; chủ thể ra quyết định điều khiển khách thể trên cơ sở những đặc điểm, thuộc tính, những quy luật của khách thể nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định Cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện một số chức năng quản lý và ngược lại cán bộ quản lý cũng phải thực hiện một số chức năng lãnh đạo

Khi nói đến khái niệm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chúng ta không chỉ đề cập đến khía cạnh quyền lực của người cán bộ đã được trao mà còn chú

ý đến nghệ thuật nắm tâm tư, nhu cầu và nguyện vọng từ đó kích thích, lôi cuốn tập hợp và thúc đẩy những người bị lãnh đạo và quản lý thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt cho được các mục tiêu đề ra

Hoạt động lãnh đạo, quản lý đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cần có những tố chất của nhân cách lãnh đạo, quản lý; trong đó, bao gồm những tố chất tâm lý của một nhà chính trị, nhà tổ chức; am hiểu chuyên môn, đồng thời là một nhà giáo dục được phản ánh qua năng lực, phẩm chất, phong cách trong lãnh đạo, quản lý Qua đó, để hoàn thiện những tố chất tâm lý của nhân

Trang 6

cách lãnh đạo, quản lý, việc xác định cơ sở hình thành, hoàn thiện nhân cách thể hiện trong cấu trúc tâm lý nhân cách: xu hướng, năng lực, tính cách, tính khí thông qua con đường giáo dục, hoạt động, giao lưu, quan hệ liên nhân cách là những yêu cầu cơ bản của vận dụng những yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý

1.2 Nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách người cán bộ thể hiện trước hết

ở lòng "trung với nước, hiếu với dân".Người coi trung với nước, hiếu với dân

là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của đạo đức cách mạng và là yếu tố cơ bản của nhân cách người cán bộ, đảng viên

Trung với nước là phải đặt quyền lợi của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, trước hết Người cán bộ lãnh đạo là người giữ trọng trách trong bộ máy của hệ thống chính trị càng cần có đức tính hy sinh cho lợi ích của Đảng, của

Tổ quốc Điều này càng đặc biệt quan trọng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi các lợi ích đặt ra cho mọi người, trong đó có lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với lợi ích của tập thể và lợi ích của Tổ quốc Theo Hồ Chí Minh cho rằng, không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý đến lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Trong lợi ích của Đảng, của Tổ quốc,

có lợi ích của cá nhân mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: vào Đảng là

tự nguyện; nếu vào Đảng mà sợ hy sinh thì đừng vào Đảng hoặc khoan hẵng vào, để khi nào rèn được đức tính hy sinh rồi hãy vào Mọi người, kể cả những cán bộ lãnh đạo, quản lý được khuyến khích làm giàu, nhưng đó là làm giàu chính đáng, chứ không phải làm giàu với bất cứ giá nào, làm giàu bất chấp đạo lý, làm giàu bằng tham nhũng, dùng mọi biện pháp kể cả vi phạm pháp luật để làm giầu, lấy của công làm của riêng đặt lợi ích của riêng mình lên trên tập thể

Trang 7

Còn “hiếu với dân” là bao hàm cả hiếu với cha mẹ, có tình yêu thương trong gia đình, nghĩa là có một “đời tư trong sáng” Trong khái niệm "nhân cách" của một con người, thường người ta hiểu có điểm nhấn về mặt này nhiều hơn Đứng trước dân, đang ở vị trí lãnh đạo, quản lý mà người cán bộ, đảng viên nêu gương xấu, gương mờ trong đời tư (chẳng hạn như tư cách đạo đức, lối sống không tốt; tác phong, phong cách chưa tốt; con cái hư; bản thân thì chưa đối xử tốt với vợ (chồng) con, với ông bà, cha mẹ, với anh em, v.v.) thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng không lãnh đạo, quản lý được ai một cách thực chất; nói không ai nghe, làm không ai theo, là đạo đức giả, gây phản cảm Hiếu với dân không ở đâu xa, mà trước hết chính ngay ở trong gia đình,

họ tộc, xóm giềng của bản thân người cán bộ lãnh đó

Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn biểu hiện ở đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - điều mà Hồ Chí Minh rất coi trọng trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

Cần, theo quan điểm của Hồ Chí Minh ngoài việc đòi hỏi người cán bộ

phải cần cù, siêng năng, chịu khó, biết vượt qua khó khăn, gian khổ để làm việc, còn là yêu cầu tăng năng suất lao động Đây là một quan điểm hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin khi coi năng suất lao động chính là một điều kiện cốt yếu để chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản Năng suất lao động của mỗi cá nhân là điều kiện để tạo thành năng suất lao động xã hội, nhưng điều đó mới chỉ nói lên phần nào sự phát triển kinh tế, chứ chưa phản ánh được nhiều tăng năng suất lao động xã hội Đức tính "cần" của người cán

bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay là phải chú ý tới hiệu quả, chất lượng công tác, phải đo được bằng kết quả cụ thể của từng người, từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị

Kiệm, theo Hồ Chí Minh, đó là tiết kiệm Đáng chú ý là tình trạng lãng

phí ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá nặng và đang có chiều hướng nghiêm trọng hơn Hồ Chí Minh chỉ rõ: cần phải đi đôi với kiệm; cần mà không kiệm

Trang 8

thì tiền như “gió vào nhà trống” Thực tế hiện nay, lãng phí biểu hiện ở nhiều mặt: lãng phí tiền của trong đầu tư; lãng phí trong chi tiêu; lãng phí thì giờ, v.v Điều đáng chú ý nhất, đáng nhấn mạnh nhất trong quan điểm này của Hồ Chí Minh là ở chỗ, kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, mà là việc gì đáng chi thì phải chi, việc gì chưa đáng chi thì khoan hẵng chi, việc gì không đáng chi thì dứt khoát không chi Đây chính là bài học cơ bản nhất, lâu dài nhất, cần phải học cả đời người, đối với mọi đối tượng, từ con người bình thường và càng đặc biệt hơn đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước

Liêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đức "liêm" của con người ta là điểm

để phân biệt con người với con vật Liêm là liêm khiết, là trong sạch, không tham ô, tham lam (cả tiền bạc, địa vị,v.v ) Đức tính liêm khiết là một biểu hiện rất rõ của nhân cách con người Trong hoàn cảnh hiện nay, người cán bộ không những cần rèn cho mình đức tính không tham lam, không tham nhũng

mà còn phải đấu tranh không khoan nhượng chống lại những biểu hiện tham

nhũng Hồ Chí Minh gọi tham ô, lãng phí, quan liêuvới đúng nghĩa của nó là

"

giặc nội xâm” Chúng ta cần chú ý cách gọi của Người; nếu coi tham nhũng

là "nạn" hay mạnh hơn là "quốc nạn", thì phải dùng phương pháp chống nạn, quốc nạn; còn đã gọi đó là giặc thì phải dùng phương pháp chống giặc Điều chú ý nữa trong vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề này là phải

đề phòng và khắc phục bệnh tham danh vọng, địa vị

Chính, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là không tà, là thẳng thắn;

việc thiện dù nhỏ cũng cố làm, việc ác dù nhỏ cũng cố tránh Rèn luyện đức tính "chính" theo quan điểm của Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có thái độ rõ ràng, trong cuộc sống và công tác luôn yêu cái thiện, ghét cái ác; luôn hành động, làm gương cho mọi người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý"

Trang 9

Chí công vô tư là một đức tính nữa của nhân cách người cán bộ, đảng

viên mà Hồ Chí Minh đề cập Chí công vô tư là chống chủ nghĩa cá nhân -một thứ bệnh mà Hồ Chí Minh cho đó là "bệnh mẹ" đẻ ra muôn vàn "bệnh con" Rèn đức tính này theo gương Hồ Chí Minh, người cán bộ phải luôn có ý thức và hành động chăm lo đến lợi ích của Đảng, của Tổ quốc Với bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ coi chức Chủ tịch nước của mình là do dân uỷ thác

và mình phải có bổn phận làm tròn cái sự uỷ thác đó Trong điều kiện hiện nay, người cán bộ phải vừa tôn trọng tập thể, bảo đảm dân chủ, người cán bộ phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tính quyết đoán mới có thể hoàn thành tốt mọi công việc và nhiệm vụ được giao

Người cán bộ thể hiện ở thường xuyên nói đi đôi với làm Đạo đức cách mạng không phải cứ tự nhiên mà có, mà phải là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên trong suốt cuộc đời Tự giác, tự nguyện, tự tu dưỡng nhân cách phải trở thành nếp sống hằng ngày của người cán bộ Hồ Chí Minh quan

niệm: “một con người hôm qua là vĩ đại, được mọi người yêu mến thì hôm

nay không còn là vĩ đại nữa, nếu lòng mình không trong sáng”.

Trang 10

Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG NHÂN CÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM TRONG

THỜI KỲ MỚI

2.1 Yêu cầu về xây dựng nhân cách của người cán bộ lãnh đao, quản lý trong giai đoạn hiện nay

2.1.1 Thực hành dân chủ trong lãnh đạo quản lý

Lãnh đạo và quản lý tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng đều

có điểm chung: là cách con người ứng xử với con người, là cách làm việc với con người, là quy trình gây ảnh hưởng và tác động đến con người và tổ chức Một vấn đề cơ bản của lãnh đạo, quản lý là tạo niềm tin, gây cảm xúc, hứng thú làm cho người ta hăng say trong hoạt động với tinh thần tự giác và sáng tạo Thực hành dân chủ trong lãnh đạo, quản lý chính là biện pháp để phát huy tiềm năng sáng tạo và lòng hăng hái của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội Từ tháng 10/1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán

bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều” Có người nghĩ rằng, sáng kiến là một yêu cầu rất cao, chỉ có ở những người tài giỏi đặc biệt, được sản sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, sáng kiến không phải là điều gì cao xa, kỳ lạ mà nó là “kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu

Ngày đăng: 11/11/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w