1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thạc sỹ môn lãnh đạo cá nhân tổ chức phân tích phong cách lãnh đạo tạo nên một nhà lãnh đạo tài ba

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các vấn đề như "Công việc lãnh đạo", "Năng lực lãnh đạo" và "Tố chất nhà lãnh đạo" đã tạo ra sự nhận thức không đúng và thiếu sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

-

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LÃNH ĐẠO CÁ NHÂN & TỔ CHỨC

CHỦ ĐỀ 1: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – TẠO NÊN MỘT NHÀ

LÃNH ĐẠO TÀI BA

GVHD : TS Trần T

Học viên : Nguyễn Văn A

Lớp : Lãnh đạo cá nhân & Tổ chức

Bình Dương

Trang 2

2.1.2 Trách nhiệm của người lãnh đạo 4

2.1.3 Vai trò của người lãnh đạo 4

2.2 Ph ong cách l ãnh đạo 9

2.2.1 Phon g cách lãnh đạo độc đoán 9

2.2.2 Phon g cách lãnh đạo dân chủ: 10

2.3.9 Kỹ năng của nhà lãnh đạo 15

2.3.10 Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch 15

2.3.11 Kỹ năng giao quyền hiệu quả 15

2.3.12 Kỹ năng truyền cảm hứng 15

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc hiểu rõ và đầy đủ về nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo trở thành một thách thức quan trọng Khái niệm "nhà lãnh đạo" thường bị hiểu sai và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác, đặc biệt là với nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp Các vấn đề như "Công việc lãnh đạo", "Năng lực lãnh đạo" và "Tố chất nhà lãnh đạo" đã tạo ra sự nhận thức không đúng và thiếu sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức và nhóm làm việc

Những người lãnh đạo được coi là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, đó là những người đóng vai trò tiên phong và có quyền ra quyết định trong sự phát triển của cả doanh nghiệp và xã hội Vì vậy, hiểu rõ khái niệm "nhà lãnh đạo" là rất quan trọng Bản chất công việc và bản chất nội tại của nhà lãnh đạo là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng lãnh đạo, phát triển khả năng lãnh đạo và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu? Đây chính là những thách thức mà chúng ta - những nhà lãnh đạo doanh nghiệp - phải đối mặt và tìm cách vượt qua

Với nhữ ng lý do trên, em lựa chọn vấn đề : “Phân tích phong cách lãnh đạo –

tạo nên một lãnh đạo tài ba” làm bài tiểu luận của mình, từ đó làm rõ bản chất công

việc, các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và phân tích các ph ẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo cần có để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và thành công

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Khái niệm, trách nhiệm và vai trò của nhà lãnh đạo 2.1.1 Khái niệm:

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo đư ợc 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho m ột tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hư ởng cho nhữn g người đi t heo thực hiện tầm nhìn đó

- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng

buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hư ởng đối với ngư ời khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dự ng ảnh hưởng

House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh

hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc

Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hư ởng

- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có m ột người có ảnh hư ởng nổi bật, ngư ời đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúngt a đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hư ởng từ người khác Điều này có nghĩa là: t ất cả chúng t a lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngư ợc lại ở m ột số lĩnh vự c khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ nhữ ng ngư ời có chứ c vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, t ổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng

Trang 5

nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là ngư ời đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xư ớng hư ớn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ

- Chúng t a nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo” Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động Nhưn g lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau Đôi khi người đư ợc mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thự c hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự

Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thứ c, truyền thống và các cơ

cấu tổ chứ c đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên ngư ời khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác đư ợc nữ a M ọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta

Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây

ảnh hưởng t ới mọi ngư ời, lôi cuối mọi ngư ời đi theo con đường của họ Đây mới là nhữn g nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ khôngphải từ cái gì bên ngoài họ

Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trư ởng nhóm Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn

Nhà lãnh đạo thư ờng là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm

Trang 6

nhiệm trong doanh nghiệp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc Họ là ngư ời đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hư ởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát s inh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…

2.1.2 Trách nhiệm của người lãnh đạo

Trách nhiệm của người lãnh đạo gồm :

- Đại diện cho các bên liên quan lãnh đạo tổ chức;

- Chỉ đạo thực hiện thông qua một sứ mệnh hoặc mục đích;

- Hình thành và thực hiện những thay đổi về chiến lược của tổ chứ c;

- Theo dõi và giám sát các hoạt động, đặc biệt các hoạt động liên quan đến kết - quả tài chính, năng suất, chất lượng, các dịch vụ mới và phát triển nhân lực;

- Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộ quản lý khác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và các thay đổi trong chiến lư ợc

2.1.3 Vai trò của người lãnh đạo

Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự p hát triển của doanh nghiệp

Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứn g ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình Một trong những lý do khiến họ là một nhà lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của m ột nhà lãnh đạo Họ cần hiểu được lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là m ột nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp

Trang 7

2 1.3.1 Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệ p

Là người đứ ng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được

Chịu trách nhiệm trước pháp lý: Trước các cơ quan chứ c năng, nhà lãnh

đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật, t hì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm trước lợi ích chu ng và kết quả cuối của doanh nghiệp:

Là người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đều là sản phẩm trự c t iếp hoặc gián tiếp từ nhữ ng quy ết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo

Công ty ITA là một công ty thực phẩm khá nổi itếcủng của M ĩ Mười năm trư ớc, lãnh đạo công ty muốn phát triển thêm ngành y dư ợc, nên đã mua m ột xí nghiệp dược phẩm với giá 5 tỷ USD Nhưng chỉ năm sau họ đã phải bán xí nghiệp đó với giá 3 tỷ USD , gây thiệt hại lớn cho công ty Lãnh đạo công ty ITA đã phải từ chức vì vụ việc này

2.1.3.2 Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp

Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục t iêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu

- Xác đị nh tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp: nhà lãnh đạo là n

gư ời vẽ ra đường lối, mục t iêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp Họ đảm trách nhữn g mục tiêu mang tính thách thứ c liên quan tới sự thay đổi, và tập trung vào việc thay đổi hành vi Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại đương đầu với nhữn g tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình, vì vậy

Trang 8

- Huy động và thú c đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: N hà lãnh đạo tập

trung vào yếu tố con người Họ kêu gọi, lôi kéo những người dư ới quyền đi theo mình, hướng tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng cá nhân để thúc đẩy những nguời dư ới quyền làm việc Họ động viên những người dư ới quyền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài

Jeiny, tổng giám đốc Công ty điện thoại và điện tín quốc tế M ĩ (ITT), là một trong nhữn g nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong giới kinh doanh M ĩ những năm 1960,1970 Khi lên nắm quyền lãnh đạo, Jeiny m uốn ITT không còn là một công ty kinh doanh điện thoại mà phải là m ột côngty liên hợp đa ngành lớn nhất thế giới Ông đã vạch ra các bư ớc cụ thể để thực hiện mục tiêu này như m ua lại các công ty đang làm ăn thua lỗ và sau đó sẽ phát triển các công ty đó như thế nào để chúng trở thành nguồn của cải m ới Ông huy động mọi nguồn lực để phát triển theo hướng kinh doanh này và kết quả đem lại là ITT phát triển thành một doanh nghiệp đa ngành khổng lồ với 250 chi nhánh

2.1.3.3 Nhà lãnh đạo là người th ực hiện các m ối liên kết trong và ngoài doanh nghiệ p

Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến

Trang 9

- Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các

phòng, ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp Họ thu thập, phân t ích xửa lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh

hiểu tình hình hoạt động của nhau Jeiny lãnh đạo ITT bao gồm 250 chi nhánh nằm ở nhiều nước trên thế giới, như ng chưa bao giờ ông mất liên lạc với bất kỳ môt chi nhanh nào Ông quy định mỗi tháng các giám đốc chi nhánh phải gửi cho ông một bản báo cáo dài 20 trang trình bày và phân tích cụ thể tình hình kinh doanh của chi nhánh mình ITT cũng cho họp các giám đốc chi nhánh theo định kỳ Tại cuộc họp đó, họ thảo luận về những vấn đề chung, vấn đề thuộc chi nhánh của mình và vấn đề thuộc chi nhánh anh me Thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, nên các chi nhánh ITT hoạt động, phát triển độc lập, nhưng luôn nằm trong một khối thống nhất Điều đó làm lên sức mạnh của ITT

- Liên kết gi ữa doanh nghiệ p với hệ thốn g bên ngoài: Lãnh đạo doanh

nghiệp thường xuyên itếcp xúc với các đối t ác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan chính quyền Họ cần sử d ụng m ối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà hoạt động xã hội tích cực Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp Ở đó họ không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương m ại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo lập quan hệ xã hội rộng

2.1.3.4 Nhà lãnh đạo là ng ười qu ản lý cấp cao củ a doan h n ghiệp

Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp Họ phải xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thự c hiện quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu it ết

- Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh

tranh tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường Nhà lãnh đạo đưa ra con

Trang 10

đường cụ thể để thự c hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp

- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản

kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp Họ biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh nghiệp Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty

- Kiểm tra, đánh giá mức độ th ực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là

ngư ời chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới đâu Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều ch ỉnh mục t iêu

Bản ch ất của công việc lãnh đạo

Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hư ởng trong tổ chứ c Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai Ngư ời nhìn xa trông rộng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng N gư ời tạo ra và duy trì đư ợc ảnh hư ởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể t ạo ra một tầm nhìn Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hư ởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt Vì vậy, công việc lãnh đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học

Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tư ơng lai của tổ chứ c mà t ất cả mọi ngư ời

trong tổ chức đều tin tưởng và m ong muốn biến nó thành hiện thực Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi t ới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức

Cảm hứng: Khi xây dựng đư ợc tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền

được cảm hứng cho ngư ời khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìn không được truyền đạt t ới mọi người và không được thực hiện thì t ầm nhìn trở nên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người

Ngày đăng: 09/07/2024, 13:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w