1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thạc sỹ môn Quản trị chất lượng - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ .... Vậy với trình độ sản xuất còn hạn chế, tài chính còn nhỏ, trình độ quản lý còn yế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chất lượng sản phẩm 3

1.1.1 Quản trị 3

1.1.2 Chất lượng sản phẩm 3

1.2 Nội dung của quản trị chất lượng 4

1.2.1 Hoạch định chất lượng 4

1.2.2 Một số hệ thống quản trị chất lượng hiện đại 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ 6

2.1 Giới thiệu sơ lược Công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú 6

2.2 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Dệt Vĩnh Phú 6

2.2.1 Hoạch định chất lượng 6

2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản trị chất lượng 7

2.2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm 8

2.2.4 Thực trạng công tác điều chỉnh và cải tiến chất lượng sản phẩm 10

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ 11

3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện quản trị chất lượng sản phẩm 11

3.2 Giải pháp về tổ chức quản lý 11

3.3Giải pháp đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ mới 12

3.4 Giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 một cách triệt để hơn 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới; đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, nhiều cơ hội mới đã mở ra cho sự phát triển kinh tế nước nhà Song hành cùng những cơ hội đó là những thách thức vô cùng lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài, có năng lực vốn mạnh mẽ, lợi thế về khoa học công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý Vậy với trình độ sản xuất còn hạn chế, tài chính còn nhỏ, trình độ quản lý còn yếu, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các thương hiệu sản phấm Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu thì làm thế nào các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, phát triến và vươn xa ra thị trường quốc tế

Để đạt được mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước cần phải cải thiện bài toán năng suất và chất lượng Có thể nói, hiện nay chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố cạnh tranh đóng vai trò ngày càng quan trọng Một sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh đòi hỏi nó phải thỏa mãn được những nhu cầu tiêu dùng ngày càng phức tạp của khách hàng với chi phí thấp nhất có thế Mà nhu cầu của người tiêu dùng thì luôn luôn thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm Dựa vào những nhu cầu ấy, ta sản xuất những sản phẩm có những thuộc tính mà khách hàng mong muốn, đồng thời dự báo được xu hướng thay đổi nhu cầu của khách hàng trong tương lai để có thể có chiến lược nghiên cứu, sản xuất mới Và trong quá trình sản xuất ấy, nhất thiết phải đảm bảo rằng từng khâu, từng giai đoạn sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng Muốn làm được điều này, khi xây dựng chính sách phát triến tổng thế, doanh nghiệp cần đưa ra chính sách chất lượng mà doanh nghiệp hướng đến là gì?; lập kế hoạch về các mục tiêu, yêu cầu chất lượng; đồng

Trang 4

thời phải có hệ thống theo dõi, đánh giá các công việc liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất nhằm kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả nhất

Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú là một đơn vị trực thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo hình thức công ty cổ phần Hiện nay, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú là một trong số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sợi, vải các loại, may quần áo, dệt khăn Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản trị chất lượng sản phẩm, hơn nữa để theo kịp với nhịp độ phát triển của thời đại, ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã tiến hành lập kế hoạch và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đề ra hệ thống các tiêu chí cụ thể trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, nguồn vốn công ty còn hạn chế,…Với mong muốn được đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp để nâng cao công tác quản trị

chất lượng sản phẩm của công ty, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú” làm bài tiểu luận môn quản trị chất lượng

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chất lượng sản phẩm 1.1.1 Quản trị

Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn

Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác” Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình

Định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và

Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức,

lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

Một định nghĩa khác được nhiều người chấp nhận nhất là “Quản trị là sự tác

động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước” Khái niệm này chỉ ra rằng một

hệ thống quản trị bao gồm hai phân hệ: (1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị và (2) Đối tượng quản trị hay phân hệ bị quản trị Giữa hai phân hệ này bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau bằng các dòng thông tin

1.1.2 Chất lượng sản phẩm

Quan điểm siêu việt: là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm

Quan điểm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm

Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của 1 sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước

Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dung

Trang 6

Định nghĩa về chất lượng sản phẩm của ISO: Chất lượng là mức độ thỏa

mãn của một tập hợp các thuộc tính đáp ứng yêu cầu

1.2 Nội dung của quản trị chất lượng 1.2.1 Hoạch định chất lượng

Hoạch định chất lượng là một mặt của chức năng quản lí nhằm xác định và thực hiện chính sách chất lượng đã vạch ra Hay “Lập kế hoạch chất lượng” là một quy trình có cấu trúc để phát triển sản phẩm (cả hàng hóa và dịch vụ) nhằm đảm bảo các nhu cầu của khách hàng được đáp ứng bởi sản phẩm cuối cùng Các công cụ và phương pháp lập kế hoạch chất lượng được tích hợp với các công cụ kỹ thuật của sản phẩm cụ thể đang được phát triển và chuyển giao

Các bước lập kế hoạch chất lượng dịch vụ

Bước 1: Lập dự án, cung cấp các mục tiêu, định hướng rõ ràng, cơ sở hạ tầng cần thiết

Bước 2: Định danh khách hàng Không thể xoá được khoảng cách hiểu biết, nếu có dù chỉ một chút, sự mơ hồ về việc ai là khách hàng

Bước 3: Khám phá nhu cầu của khách hàng Cung cấp sự hiếu biết toàn vẹn cần thiết đế một thiết kế sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó Bước này cũng đánh giá nhận thức của khách hàng (customer perceptions) một cách rõ ràng sao cho khoảng cách nhận thức cuối có thể được xóa bỏ

Bước 4: Phát triến sản phẩm Sử dụng cả công cụ lập kế hoạch chất lượng và công nghệ của ngành công nghiệp liên quan đến sản phẩm nhằm tạo được một thiết kế đáp ứng nhu cầu khách hàng, vì vậy xóa được khoảng cách thiết kế

Bước 5: Phát triến quy trình Khoảng cách quy trình bị xóa trong bước này Các kỹ thuật lập kế hoạch chất lượng đảm bảo quy trình có khả năng sản xuất được sản phẩm đúng như thiết kế một cách nhất quán, đúng thời hạn

Bước 6: Phát triến các kiếm soát Khoảng cách sản xuất (khoảng cách hoạt động, khoảng cách vận hành) bị xóa bỏ bằng cách phát triển các kiểm soát quy trình giúp nắm bắt, giám sát các quy trình tại công suất đầy đủ của chúng Việc loại bỏ thành công khoảng cách hoạt động cũng phụ thuộc vào sự chuyển giao hiệu quả các

Trang 7

kế hoạch cho nhũng người sản xuất Một kế hoạch chuyến giao hiệu quả bao gồm tất cả các quy trình, kỹ thuật, vật liệu, thiết bị, kỹ năng

Lập kế hoạch chất lượng là một trong nhũng yêu cầu quan trọng đế quản lí chất lượng một cách có hiệu quả, đồng thời là cơ sở cho những bước cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả của mỗi công việc cụ thế

1.2.2 Một số hệ thống quản trị chất lượng hiện đại

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Theo ISO 8402: 1994 “TQM là một phương pháp quản lý của tổ chức tập

trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành

viên của tổ chức đó và cho xã hội.”

Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000

ISO là chữ viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lượng ISO là một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1947, đặt trụ sở tại Gionever - Thụy Sĩ Nhiệm vụ của ISO là xây dựng và ban hành những bộ tiêu chuẩn nhằm giúp các tổ chức trên thế giới có những quan niệm thống nhất trong quá trình hoạt động ISO có chức năng hỗ trợ các tổ chức, lấy mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động của các tổ chức

ISO 9000 là gia đình tiêu chuẩn về quản lý chất lượng trong các tổ chức, được ban hành vào năm 1987, soát xét lần 1 vào năm 1994, soát xét lần 2 vào năm 2000 và gần đây nhất là lần 3 vào năm 2008

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ

2.1 Giới thiệu sơ lược Công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú

- Tên chính thức: Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú - Tên giao dịch là: VIFUTEX

- Địa chỉ trụ sở: Số 9, Đường Công Nhân, P.Nông Trang,TP Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ - Điện thoại: 0210 3 846 409

- Fax: 84-210) 3846676

- Giám đốc: Nguyễn Tiến Thông

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sợi, vải các loại, may quần áo, dệt khăn Sản xuất kinh doanh các loại: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm của ngành dệt may

-Vốn điều lệ: 55.000.000.000 đồng

Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam- Bộ công thương, được thành lập theo quyết định số 3776/QĐ-BCN ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1803000406 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 08/06/2006

2.2 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Dệt Vĩnh Phú 2.2.1 Hoạch định chất lượng

Ngay từ khi mới thành lập, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú đã xác định rõ phương châm, mục tiêu và nhiêm vụ của mình, phổ biến toàn công ty để hoạt động của doanh nghiệp được thống nhất, đạt hiệu quả cao

Phương châm: “Khách hàng mang lại thành công, chất lượng mang lại uy tín

Để đáp ứng được mục tiêu chung để ra công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú luôn đề ra mục tiêu cụ thể hàng năm làm cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, định hướng cho mọi hoạt động của công ty

Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017

Trang 9

Các chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

PTBQ (%) 2017/2016 2018/2017

Các chỉ tiêu dự kiến của công ty trong 3 năm 2016-2018 không ngừng gia tăng, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả

Sản lượng sản xuất năm 2016 là 3850 m2, năm 2017 là 4075 m2, tăng 5,84% Tốc độ phát triển bình quân của sản lượng sản xuất là 5,68% Kế hoạch sản xuất của công ty năm 2017, năm 2018 có xu hướng tăng lên do tình hình công ty đã đi dần vào ổn định, bước đầu uy tín về chất lượng sản phẩm đã được tạo dựng trong lòng khách hàng Chính vì thế lợi nhuận, thu nhập của công nhân cũng được tăng lên nhanh chóng, đáp ứng được mong muốn của người lao động, tạo được lòng tin với người lao động khiến họ gắn bó hơn với công ty

2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản trị chất lượng

Quy trình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú

Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau Các sản phẩm của Công ty có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục Sản phẩm được đưa qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau

Quy trình công nghệ sản xuất sợi đơn

Trang 10

Nguyên vật liệu bông, xơ được nhập về kho nguyên liệu của nhà máy sợi theo chủng loại, chất lượng yêu cầu để đưa vào sản xuất Nói chung đế tạo thành sợi đơn thành phẩm phải qua các công đoạn sau:

- Công đoạn máy bông: Nguyên liệu là các kiện bông, xơ được đưa vào máy bông để xé tơi và loại bỏ một phần tạp chất

- Công đoạn cúi chải: Sau đó được đưa sang máy cúi chải để loại bỏ tiếp tạp chất và tạo thành cúi chải

- Công đoạn cúi ghép : Cúi chải được đưa sang máy ghép đế tạo thành cúi ghép - Công đoạn sợi thô: Cúi ghép được đưa sang máy thô, qua bộ kéo dài tạo thành sợi thô

- Công đoạn sợi con: Sợi thô được đưa sang máy sợi con rạo thành sợi con

- Công đoạn ống: Sợi con được đưa sang máy ống quấn thành ống, tại máy ống sợi tiếp tục được loại bỏ nốt tạp chất, làm đều điểm dầy, điểm mỏng

2.2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm

Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu”, quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng hàng đầu

Công ty thường xuyên đánh giá phân tích, đánh giá khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế với kế hoạch để xem xét tiến độ thực hiện, điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết để đạt mục tiêu tổ chức đề ra

Kiểm tra chất lượng vật tư

Khi nguyên vật liệu bông, xơ mua về Sau khi đã được hải quan, cơ quan kiêm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng Lấy mẫu kiếm tra các chỉ tiêu cơ, lí nếu đạt thì mới cho nhập kho

Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy đế sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng

Kiểm tra trong khi sản xuất

Ngày đăng: 09/07/2024, 13:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w