HỌC VIỆN NGÂN HÀNG --- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ TÀI: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VẬN TẢI
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, logistics là ngành nắm giữ vị trí quan trọng, có tác động lớn tới việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của đất nước trên trường quốc tế Logistics là tập hợp các dịch vụ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, cho tới tận khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Các hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics có thể kể đến như vận tải, giao nhận, xử lý thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, thuế quan, bảo hiểm hàng hóa, kho bãi, xuất nhập khẩu và hoạt động phân phối bán lẻ Phát triển hoạt động logistics nhằm liên kết dịch vụ logistics với việc sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng công cộng Một thị trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành dịch vụ logistics sẽ tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nhiều doanh nghiệp trong nước đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác trên phạm vi toàn cầu
Các hiệp định thương mại tự do mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp xúc, trao đổi, giao thương và hội nhập kinh tế Từ đó, đòi hỏi các phương thức vận tải cần phát triển đa dạng và có sự kết nối với nhau hơn Vận tải bằng đường biển cũng không ngoại lệ Việt Nam được đánh giá là một khu vực chứa đựng nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc tập trung phát triển hoạt động logistics vận tải biển Nhờ có ưu thế là đường bờ biển dài 3.260 km, rộng khoảng 1 triệu km đã trở thành yếu tố thuận lợi đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh từ biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững Thực tế cho thấy rằng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện nay đang chiếm ưu thế so với các phương thức vận tải hàng hóa khác Lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, đường thủy chiếm 85% tổng lượng hàng hóa chuyên chở quốc gia Mặc dù có nhiều lợi thế về mặt địa lý, song logistics vận tải biển Việt Nam vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn cũng như thách thức trong quá trình vận hành và phát triển, đặc biệt là những đối thủ cạnh tranh nước ngoài Những lý do khiến Việt Nam bị cản trở khi cạnh tranh hoạt động như sau:
Một là , thể chế chính sách của Nhà nước đối với ngành logistics còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện Các điều khoản luật pháp đưa ra còn gây nhiều trở ngại trong việc tiếp cận Bên cạnh đó, việc không cập nhật diễn biến kinh tế thời điểm hiện tại dẫn đến việc một số quy định pháp luật đã không còn phù hợp, gây cản trở trong việc gây dựng một thị trường cung cấp dịch vụ logistics trong sạch và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước
Hai là , chất lượng cơ sở hạ tầng Việt Nam được đánh giá là còn thấp, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải Một số nhược điểm như thiếu tính cải thiện, chưa thực sự đáp ứng việc vận tải hàng hóa, đặc biệt trong thời điểm nhu cầu sử dụng vận tải ngày càng tăng Bên cạnh đó, Việt Nam còn chưa có nhiều các kho tập trung hàng hóa đặt ở vị trí phù hợp, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất,…
Ba là , doanh nghiệp cung cấp hoạt động logistics ở Việt Nam còn hạn chế về nhiều mặt Hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động nhỏ lẻ và tính chuyên nghiệp chưa cao Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ đang cung cấp từng loại hình dịch vụ cơ bản, đơn lẻ, chưa thực sự phối kết hợp để tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp và thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho doanh nghiệp lớn nước ngoài
Bốn là , nguồn lực lao động của ngành dịch vụ logistics được đánh giá là còn non yếu, chưa chuyên nghiệp về mặt nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm thực tế Từ cấp độ quản lý đến nhân viên, người lao hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn một cách bài bản, thiếu kỹ năng xử lý tình huống đồng thời còn hạn chế về mặt số lượng
Thực tiễn hoạt động đầu tư, khai thác lĩnh vực logistics vận tải đường biển đang đứng trước một câu hỏi lớn, đó là: “Chính phủ và các doanh nghiệp cần phải làm gì để lĩnh vực logistics nói chung và logistics vận tải biển nói riêng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu kinh tế quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao vị thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài” Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu khoa học.
Tổng quan nghiên cứu
Những nghiên cứu về phát triển hệ thống logistics nói chung
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Vân (2010) với luận án “ Những nhân tố tác động đến hoạt động logistics ở Việt Nam”, trường Đại học Ngoại thương, đã chỉ ra các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động logistisc ở Việt Nam Qua các phân tích chi tiết và chuyên sâu, tác giả đã chỉ ra các nhân tố tác động như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp chế, chính sách pháp luật Từ đó, đưa ra giải pháp cũng như các kiến nghị cho Chính phủ nhằm hoàn thiện tạo động lực cho hoạt động logistics phát triển
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Vân (2017) trong bài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, trường Đại học Đà Nẵng – Đại học Kinh tế đã chỉ ra mối quan hệ của logistics với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời xác định các yếu tố khách hàng sẽ đưa ra để đánh giá, nhận định về nhà cung cấp dịch vụ logistics Cũng trong bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 87 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng, trên cơ sở đó đánh giá được tầm quan trọng của logistics đối với các doanh nghiệp sản xuất
Tác giả Vũ Hải Nam (2019) với đề tài nghiên cứu “The Strategic Development Logistics in Vietnam”, trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra được những dẫn chứng cụ thể về thực trạng hoạt động hệ thống logistics của Việt Nam và qua đó kiến nghị những giải pháp cải thiện nói chung
Tác giả Đoàn Ngọc Ninh (2020) trong bài “Nghiên cứu sự phát triển hệ thống logistics Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, trường Đại học Thương mại, đã đưa ra những lý luận, dẫn chứng phân tích cụ thể về hệ thống logistics của Trung Quốc Tác giả cũng đưa ra nhận định cá nhân về việc họ nên làm gì để nâng cao thêm những gì đã có và hạn chế bất lợi nhằm tạo động lực thúc đẩy họ trở thành một trong những nước có hoạt động logistics phát triển hàng đầu thế giới Từ đó đưa ra những phương án dành cho Việt Nam, một nước đi sau và còn nhiều vấn đề cần phải tiếp thu, học hỏi để phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp trong nước.
Những nghiên cứu về vận tải biển
Bên cạnh những nhận định, nghiên cứu về ngành logistics nói chung thì cũng có rất nhiều những đề tài đi sâu cụ thể vào dịch vụ vận tải biển
Nhóm tác giả T.N.Wong, P.S.Chow và D.Sculli (2010) đã có bài nghiên cứu về cảng Hong Kong mang tên “An E-Logistics System for Sea-Freight Forwarding” Bài nghiên cứu này trình bày một hệ thống logistics điện tử để giao nhận hàng hóa đường biển Hệ thống được thiết kế để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng bao gồm chủ hàng, hãng tàu, đại lý ở nước ngoài và nhà điều hành giao nhận Toàn bộ hệ thống hỗ trợ ba chức năng chính: đặt chỗ điện tử, lựa chọn container và phân bổ hàng hóa và trao đổi thông tin dựa trên XML (ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) Hệ thống đặt chỗ điện tử cung cấp một nền tảng chung cho các chủ hàng và giao nhận để tương tác và trao đổi thông tin Nó cũng có thể giúp các chủ hàng thực hiện đặt chỗ giao hàng và tìm một tuyến vận chuyển để giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển Đồng thời, hệ thống cũng tạo điều kiện cho các nhà giao nhận vận tải trong việc trao đổi các đơn đặt hàng vận chuyển của họ thông qua Internet, do đó làm tăng hiệu quả và tính minh bạch của thị trường Để giải quyết vấn đề lựa chọn container và phân bổ hàng hóa, nhóm tác giả đã đề xuất ra giải pháp dựa trên kinh nghiệm cho hàng hóa để phân bổ container được kết hợp trong hệ thống Giải pháp này giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển thông qua hợp nhất hàng hóa tốt hơn và sử dụng tốt hơn không gian container Để tạo điều kiện nhập dữ liệu và trao đổi dữ liệu, định dạng chuẩn XML được sử dụng trên toàn hệ thống thông tin dựa trên web
Tác giả Lê Thị Việt Nga (2012) có bài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” theo hướng luận án tiến sĩ của trường đại học Ngoại thương Tác giả đã chỉ ra những yêu cầu mà doanh nghiệp Việt Nam cần đạt được để có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới qua việc phân tích thực trạng hoạt động của dịch vụ vận tải biển, khung pháp luật của Việt Nam và nguồn lực lao động của doanh nghiệp Việt Nam Tác giả khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển logistics vận tải biển và những bất cập còn tồn tại do hạn chế của những điều kiện phát triển này Tác giả còn nghiên cứu về các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam Từ đó đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển logistics vận tải biển Việt Nam trong thời gian tới
Tác giả Bùi Thị Thanh Nga và các đồng sự (2016) với đề tài “Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển tại Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp” thuộc Đại học Hàng hải Việt Nam Bài nghiên cứu đưa ra rất nhiều bảng số liệu, con số cũng như các dẫn chứng nhằm cho thấy rằng mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển logistics vận tải biển, song do vốn đầu tư còn khiêm tốn, số lượng doanh nghiệp lớn nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động dàn trải, không tập trung dẫn đến hoạt động vận tải biển của Thành phố Hải Phòng chưa hiệu quả Đồng thời bài nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển trên địa bàn thành phố, từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong việc phát triển hoạt động logistics vận tải biển hướng tới hội nhập quốc tế
Tác giả Lưu Quốc Hưng (2017) với đề tài “Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển Việt Nam” đã đưa đến một cái nhìn đa chiều về năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam Cụ thể, tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam Thông qua việc phân tích thực trạng cạnh tranh, nguyên nhân của hạn chế việc phát huy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp cũng như đưa ra kiến nghị Các cơ quan nhà nước liên quan nhằm phát triển hoạt động logistics vận tải biển cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh vận tải biển trong tương lai
Tác giả Lê Đăng Phúc (2018) với luận án “Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng các mô hình trung tâm Logistics trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và cho Hải Phòng nói riêng Tác giả phân tích hệ thống cơ sở hạ tầng và thực trạng hoạt động logistics ở Hải Phòng và đưa đến kết luận rằng: “Hải Phòng có nhiều tiềm năng phát triển hệ thống trung tâm logistics mang tầm cỡ quốc gia và trong khu vực trong tương lai Tuy nhiên, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng đồng bộ là nguyên nhân chính khiến cho hệ thống logistics Hải Phòng chưa hoạt động hết công suất Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng logistics chưa có các khu dịch vụ logistics quy mô lớn được quy hoạch hỗ trợ khai thác hệ thống cảng biển, dịch vụ cung cấp còn rất hạn chế” Từ đó, tác giả đã đề xuất mô hình và phương án đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện Đề xuất của tác giả vô cùng tỉ mỉ và chi tiết, tuy còn một số nội dung cần nghiên cứu trong thời gian tới, nhưng đó đã một phương án khả quan đối với thực trạng hoạt động logistics tại Hải Phòng
Qua việc tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin cũng như bài nghiên cứu, có thể thấy ngành logistics và cụ thể hơn là vận tải biển đang chiếm sự quan tâm lớn Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển; có những nhân tố nào tác động đến sự phát triển logistics của các doanh nghiệp Việt Nam Đó đều là những câu hỏi hỏi lớn đang cần tìm câu trả lời.
Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đưa ra được nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics của ngành vận tải biển Việt Nam, đặc biệt là mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam Từ những phân tích đó, đề xuất giải pháp dành cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành logistics vận tải biển Đồng thời, đưa ra các kiến nghị cho Chính phủ cùng các cơ quan nhà nước liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển, tận dụng được tối đa nguồn lực vốn có và gia tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp quốc tế Bên cạnh đó, cũng khẳng định ưu thế về kinh tế biển của Việt Nam cũng như tầm quan trọng của doanh nghiệp logistics vận tải biển trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
1 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam?
2 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam?
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp Cụ thể:
Thứ nhất là , phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Thu thập chủ yếu từ nguồn thông tin thứ cấp, các tài liệu về logistics, tập trung vào ngành vận tải biển, tìm hiểu kĩ càng về nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam; sau đó tổng hợp những thông tin, tài liệu đó thành lý thuyết mới đầy đủ và chuyên sâu về đối tượng
Thứ hai là , phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp các tri thức thu được sau khi tổng hợp thành một hệ thống logic để có thể hiểu rõ về logistics, đặc biệt là hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam một cách đầy đủ và chính xác nhất
Thứ ba là , phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu hoạt động logistics của doanh nghiệp các nước trên thế giới để hiểu rõ về cách thức hoạt động, cách vận dụng CNTT trong quá trình vận hành cũng như kế thừa những kinh nghiệm trong việc phát triển logistics vận tải biển ở Việt Nam
Thứ tư là , phương pháp điều tra: Xây dựng bảng hỏi và phát phiếu khảo sát tới doanh nghiệp logistics, nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp trong tương lai
Thứ năm là , phương pháp định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm hỗ trợ trong việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đưa ra Thông qua việc xây dựng mô hình, khảo sát và kiểm định các thang đo, nghiên cứu xác định được nhân tố nào có ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời đánh giá được mức dộ ảnh hưởng của chúng Quy trình nghiên cứu định lượng như sau (Hình 1.1):
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu định lượng
Thời gian thực hiện khảo sát, điều tra qua bảng hỏi đối doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam: Tháng 12 năm 2019
Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài Để đo lường các biến quan sát trong Phiếu điều tra, bài nghiên cứu sử dụng thang
Thu nhập kết quả khảo sát
Phân tích tương quan và hồi quy
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhập và xử lý dữ liệu thô
Khung nghiên cứu đã được kiểm định đo Likert 5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Kém đến Rất tốt Đây là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy Bảng hỏi được thiết kế làm ba phần Phần 1 là thông tin doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (Tên, quy mô, thời gian hoạt động, mức doanh thu hằng năm) Phần 2 là về ý kiến về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp, nhân tố nào tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam) Phần 3 là đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phát triển logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cho điểm qua thang đo Likert (mức độ cho điểm từ 1 – Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý) Câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu và đi thẳng vào trọng tâm vấn đề nhằm đảm bảo thu thập được thông tin cần nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Mục tiêu của việc chọn mẫu là đảm bảo chọn đúng quy trình nhằm chọn đựợc số mẫu có thể đại diện cho đối tượng điều tra Theo đó, mẫu của nghiên cứu (đối tượng được điều tra qua bảng hỏi) dựa trên phương pháp chọn mẫu có chủ đích Cách thức này hay được sử dụng và có ưu điểm đảm bảo đặc tính của quần thể mẫu và thể hiện ở mức độ mà nghiên cứu mong muốn Cụ thể mẫu nghiên cứu của bài này là doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải biển tại Việt Nam
Cỡ mẫu: Khái niệm “tính đại diện” hay “cỡ mẫu” được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt Theo Brurns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến quy mô mẫu nghiên cứu gồm: Số lượng các thay đổi của tổng thể, độ chính xác mong muốn, mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thể, q = 100- p và sai số cho phép (e) với e = ±5%
Công thức tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức tin cậy 95% là: N=Z 2 (pq)/e 2 = 1,96
Trong đó: N là quy mô mẫu; Z là độ lệnh chuẩn với mức tin cậy cho phép 95%; Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50% - theo hai tác giả Brurns và Bush,
1995), thì số lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên cứu xã hội, do vậy các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức 50% của giá trị p vì đây là giá trị đảm bảo mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu điều tra)
Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150 (Hair, 1998) hay kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1998) Chính vì vậy, để đảm bảo kích thước mẫu khảo sát, nghiên cứu sử dụng cách tính của Bollen (1998) Cách tính sẽ là n*5 quan sát (trong đó n là tham số ước lượng hay chính là thang đo cho các yếu tố) Cụ thể, bài nghiên cứu có 7 thang đo cho nhân tố Khả năng cung cấp dịch vụ; 4 thang đo cho nhân tố Nguồn nhân lực; 3 thang đo cho nhân tố Nguồn lực tài chính; 4 thang đo cho nhân tố Khách hàng; 4 thang đo cho nhân tố Đối thủ cạnh tranh; 4 thang đo cho nhân tố Sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và Chính phủ; 3 thang đo cho nhân tố Phát triển logistics biển Như vậy tổng các thang đo là 29*55 biến quan sát Tuy nhiên với một đề tài
NCKH, để đảm bảo tính khách quan và chính xác hơn, nghiên cứu đã tăng kích cỡ mẫu lên 200 quan sát Tổng quy mô mẫu khi điều tra một đối tượng doanh nghiệp là 200*1 0 biến quan sát
Cách thực hiện điều tra: Tiến hành khảo sát trực tuyến qua google form và qua điện thoại Kết quả thu được 207 câu trả lời qua google form và qua điện thoại
Thiết kế công cụ đo lường cho mô hình: Trước tiên là thu thập và xử lý dữ liệu thô Với tổng số phiếu thu về là 219 phiếu, toàn bộ câu trả lời thu được được xử lý qua phần mềm SPSS 20.0 để kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống để làm sạch số liệu Sau đó, loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ Tổng số còn lại là 207 phiếu đạt tỷ lệ 94,5% đảm bảo yêu cầu và sẽ đuợc sử dụng trong các nội dung phân tích tiếp theo
Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về nhân tố tác động đến phát triển logistics vận tải biển của doanh nghiệp
Chương 2: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LOGISTICS VẬN TẢI BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Logistics vận tải biển của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm a Khái niệm về Logistics
Theo góc độ của các doanh nghiệp, cụm từ "logistics" được hiểu như quản lý chuỗi cung ứng hoặc hệ thống phân phối của doanh nghiệp Có rất nhiều cách định nghĩa về logistics được áp dụng trong việc phục vụ nghiên cứu hay trong quá trình cung cấp dịch vụ, đặc biệt có thể sử dụng một số nguồn định nghĩa sau:
Theo Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại thương, tháng 10/2002): Logistics được coi là quá trình hoạt động đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, lưu kho, vận chuyển cho đến khi hàng hóa được giao tới tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng sự hoàn thiện chuỗi cung ứng
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”
Theo Ths Đinh Thu Phương (2018) trong bài “Ứng dụng CNTT trong quản lý:
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam”, có viết “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/nhân tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Hay nói cách khác, hệ thống logistics biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm có giá trị cho khách hàng.”
Theo tác giả Will Kenton, khi nói về khái niệm logistics, ông cho rằng:
“Logistics is now used widely in the business sector, particularly by companies in the manufacturing sectors, to refer to how resources are handled and moved along the supply chain.” Đại ý là Logistics là quá trình tổng thể của doanh nghiệp khi quản lý cách thức các tài nguyên được mua, lưu trữ và vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng của họ
Nhóm định nghĩa hẹp (theo định nghĩa của Luật Thương mại 2005) cho rằng logistics có nét tương đồng với dịch vụ giao nhận hàng hóa, là yếu tố góp phần hoàn thiện chuỗi hoạt động, vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến khu vực tiêu thụ Họ cho rằng dịch vụ logistics bao gồm việc vận chuyển hàng, đồng thời bên cung cấp dịch vụ logistics và bên cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức là không có sự khác biệt quá lớn
Nhóm định nghĩa rộng cho rằng dịch vụ logistics hiện diện ở hầu hết các khâu trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên có sự phân biệt rõ ràng giữa bên cung cấp dịch vụ (vận chuyển, giao nhận hàng hóa, thủ tục hải quan, dịch vụ tư vấn) với bên cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hơn, họ đảm nhận xử lý tất cả các giai đoạn từ sản xuất hàng hóa đến việc giao nhận hàng Do đó, nhà cung cấp dịch vụ loigistics chuyên nghiệp cần có các kỹ năng, kinh nghiệm để có thể cung cấp dịch vụ mang tính "trọn gói" b Khái niệm về vận tải biển
Theo Vinalines Logistics, vận tải biển là hoạt động vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải đường biển Cơ sở hạ tầng gồm có các khu vực đất, nước nằm trong khu vực tuyến đường biển nội địa, quốc tế nối liền các địa phận trong một quốc gia hoặc giữa các nước, kết hợp việc sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa tới nơi người tiêu dùng Vận tải biển gồm có vận tải biển nội địa và quốc tế, hoạt động phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và hành khách Với một số đặc điểm đặc thù, ngày nay vận tải biển đang trở thành phương thức vận tải hiện đại và phổ biển, đóng góp vai trò to lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
1.1.2 Vai trò của logistics vận tải biển
Logistics vẫn luôn được đánh giá là ngành mang lại nhiều giá trị lớn, là nguồn động lực cho việc phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của nhiều quốc gia nói riêng Theo số liệu thu thập, năm 2014, tổng giá trị thương mại hàng hóa thế giới là 18.936 tỷ USD, chi phí logistics toàn cầu giai đoạn 2006 – 2014 tăng trưởng đạt mức
8.858 tỷ USD Trên hết, logistics vận tải biển có vai trò rất lớn không chỉ trong ngành dịch vụ vận tải hàng hóa mà còn đóng góp tích cực cho tổng thể nền kinh tế thế giới a Vai trò đối với nền kinh tế
Thứ nhất là, logistics vận tải biển hỗ trợ các giao dịch kinh tế Chuỗi logistics hoạt động nhịp nhàng tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển tốt, đồng bộ hơn Logistics gồm nhiều hoạt động kinh tế liên quan mật thiết đến nhau, sự tồn tại của logistics góp phần cải thiện quá trình giao nhận hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả Vận tải hàng hóa trên tuyến đường biển giúp cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất cũng như vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với các nước Logistics vận tải biển còn hỗ trợ mở rộng thị trường lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện phát triển các ngành mới cũng như đem lại nguồn thu cho đất nước thông qua hoạt động thu phí của các tàu hàng khi đi vào vùng lãnh hải quốc gia
Thứ hai là, hoạt động logistics hiệu quả ảnh hưởng đến việc hội nhập nền kinh tế Theo nhà kinh tế học Ullman: “Khối lượng hàng hóa luân chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó” “Khoảng cách giữa hai nước” không phải khoảng cách về mặt địa lý mà là khoảng cách về mặt kinh tế Quốc gia phát triển thường có xu hướng mở rộng hợp tác thương mại quốc tế với các quốc gia có nền kinh tế tương đồng Khoảng cách kinh tế giữa các nước càng được thu hẹp thì lượng hàng hóa trên thị trường tiêu thụ càng lớn Chính vì vậy, logistics đang tạo ra nguồn động lực để các quốc gia cải thiện và thu hẹp khoảng cách kinh tế Nếu muốn tăng khả năng hội nhập và giao thương trên thế giới phải có những biện pháp cân nhắc, tính toán đặc biệt là giảm các chi phí dư thừa trong logistics Về đối nội, logistics vận tải biển góp phần làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực nội địa trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn Về đối ngoại, logistics vận tải biển hỗ trợ việc giao thương với nhiều khu vực lãnh thổ, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nội địa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời củng cố, thiết lập mối quan hệ đối tác với các quốc gia trên thế giới Hơn hết, logistics vận tải biển cũng có những đóng góp nhất định trong hoạt động chính trị của các quốc gia, cụ thể trong việc hỗ trợ đánh giá, thăm dò việc hoạt động của các quốc gia khác
Thứ ba là, hoạt động logistics hiệu quả đã dần trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của một số quốc gia Những nhân tố như cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật cũng như chi phí logistics là những nhân tố cơ bản khi các tập đoàn đa quốc gia đánh giá và cân nhắc đầu tư Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu cảng đảm bảo sẽ có khả năng thu hút đầu tư cao hơn Một số quốc gia như Trung Quốc (Hong Kong), Singapore, Đức, Hà Lan đều là những cái tên nổi bật trong việc phát triển logistics vận tải biển Việt Nam tuy không phải là nước dẫn đầu về logistics vận tải biển nhưng lại có lợi thế về biển, cảng biển và nguồn lao động Việc hội nhập giúp Việt Nam mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết được những khó khăn cho đất nước về vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội Từ đó xây dựng nên xã hội văn minh, lành mạnh, công bằng và cải thiện đời sống nhân dân b Vai trò đối với doanh nghiệp
Thứ nhất là , logistics vận tải biển hỗ trợ đảm bảo việc đúng thời gian – địa điểm
(JIT) Sự phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa khiến sự vận động của hàng hóa trở nên sôi động và phức tạp hơn, dẫn đến yêu cầu về quản lý cũng như dịch vụ vận tải hàng hóa cũng cao hơn Logistics vận tải biển có ưu thế hơn so với vận tải đường bộ và đường hàng không ở chỗ có khả năng chuyên chở hàng hóa có trọng lượng, dung tích lớn Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí, các doanh nghiệp đều nỗ lực duy trì số lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất Chính vì vậy, hoạt động lưu thông hàng hóa hay hoạt động logistics có tác động rất lớn trong việc đảm bảo tính đúng thời gian, địa điểm và hạn chế hàng tồn kho Logistics được đánh giá là có vai trò lớn trong việc vận hành và phát triển của các doanh nghiệp
Thứ hai là , logistics là sự hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn Trong quá trình hoạt động, các nhà quản lý có thể gặp rất nhiều trường hợp khó giải quyết như những vấn đề về nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thời gian hợp lý để đặt hàng, quá trình và phương tiện vận tải, lựa chọn địa điểm kho bãi Sự ra đời của logistics vận tải biển sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng bằng việc tính toán được những tiêu chí như hàng tồn kho, số lượng, địa điểm để không lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp
Phát triển logistics vận tải biển của doanh nghiệp
Chỉ tiêu định tính là những tiêu chí quan trọng để xác định một cách có căn cứ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Cụ thể hơn, với một doanh nghiệp logistics, cần chú trọng vào những vấn đề sau đây để đánh giá sự phát triển
Thứ nhất là, chất lượng của dịch vụ Chất lượng bao gồm cách thức truyền tải dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng Đây là yếu tố rất quan trọng, phản ánh được lợi thế cạnh tranh và là tiêu chí đánh giá sự phát triển của các công ty logistics Bởi, các công ty đều nhận thức rằng nếu không thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, vị trí của họ sẽ được thay thế và thực hiện bởi các doanh nghiệp khác có chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn, phù hợp với yêu cầu của đối tác Nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ Tài sản hữu hình, cụ thể là cơ sở vật chất, hệ thống cảng, kho hàng, các phương tiện vận tải cũng như công nghệ kỹ thuật Độ tin cậy, là khả năng thực hiện dịch vụ một cách đáng tin cậy, chính xác, đảm bảo yếu tố thời gian để không làm ảnh hưởng tới tiến độ của khách hàng Trách nhiệm, sự sẵn sàng hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hàng hóa không bị tổn thất trong quá trình vận chuyển, lưu trữ Tính đảm bảo, đó là kỹ năng, kiến thức và khả năng truyền đạt cho khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ Sự đồng cảm, là sự quan tâm và chăm sóc, hỗ trợ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình
Thứ hai là, sự hỗ trợ các ngành nghề khác cùng phát triển Logistics gồm nhiều hoạt động kinh tế liên quan mật thiết, chặt chẽ đến nhau, sự tồn tại của logistics góp phần cải thiện vận chuyển hàng một cách tối ưu nhất Đây được coi là yếu tố quyết định hiệu quả trong việc đảm bảo chuỗi hoạt động của nguyên liệu, sản phẩm và thông tin trong suốt chuỗi cung ứng của công ty Để cạnh tranh hiệu quả, các công ty phải nhận ra tầm quan trọng chiến lược của việc kế hoạch; nắm bắt công nghệ mới nhất và cách tiếp cận sáng tạo Các thực tiễn tốt nhất của các công ty có hậu cần chiến lược sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tăng năng suất
1.2.2 Chỉ tiêu định lượng a Doanh thu
Doanh thu là giá trị của tất cả doanh số bán dịch vụ được công ty công nhận trong một giai đoạn, là khoản tiền thu về sau khi đã tính các khoản giảm trừ, chiết khấu hay bồi thường Doanh thu càng lớn chứng tỏ số lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng trong khoảng thời gian đó càng nhiều, doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô và nguồn lực Đây là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics vận tải biển nói riêng, chính vì vậy việc xác định doanh thu một cách chính xác là rất cần thiết b Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động qua từng thời kỳ kinh doanh Chỉ tiêu này cũng có thể giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư có thể đưa ra dự báo về hiệu suất trong tương lai Tốc độ tăng trưởng thường được tính cho dựa trên doanh thu, doanh số, thị phần hoặc dòng tiền của công ty Tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp vẫn thu về lợi nhuận mặc dù không thực hiện hoạt động đi vay ngân hàng hoặc đầu tư thêm vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào cũng cần xác định tỷ lệ tăng trưởng bền vững, và sử dụng số liệu đó để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn Việc đánh giá sự phát triển logistics vận tải biển của doanh nghiệp cũng dựa trên tốc độ tăng trưởng c Thị phần
Theo tác giả Nguyễn Văn Ngọc (cuốn Từ điển kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân), thị phần hay còn gọi là tỷ trọng thị trường, là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để tính mức độ tập trung hóa người bán trong một thị trường Các nhà quản lý và các nhà phân tích theo dõi sự biến động của thị phần rất cẩn thận bởi vì đây là dấu hiệu của khả năng cạnh tranh giữa dịch vụ của các doanh nghiệp Một doanh nghiệp đang phát triển chiếm thị phần lớn sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh
Việc chiếm thị phần lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng có thể giúp đánh giá về sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp rất tích cực Những doanh nghiệp như Maersk Group, MSC Group hay DHL Logistics là những cái tên nổi tiếng trong hoạt động logistics vận tải biển Thị phần toàn ngành lớn thể hiện sự phát triển cũng như khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp hàng đầu này Đây là điểm mà các doanh nghiệp nhỏ cần phải nỗ lực cải thiện và học hỏi nhưng và cũng được coi là thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh mang tầm cỡ quốc tế d Cơ cấu khách hàng
Khách hàng là một nhân tố có mức ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp logistics vận tải biển nói riêng Việc mở rộng được mối quan hệ và niềm tin của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai Cơ cấu khách hàng được mở rộng theo từng thời kỳ phát triển là việc mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng, thúc đẩy tìm kiếm và phát triển hợp tác với các khách hàng mới đồng thời cũng phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với những khách hàng cũ, khách hàng lâu năm Sự tin tưởng và duy trì hợp tác của khách hàng đối với doanh nghiệp là một chỉ tiêu thể hiện sự phát triển logistics của doanh nghiệp e Tính đa dạng của dịch vụ cung cấp
Có thể nói, logistics là một chuỗi hoàn chỉnh của hoạt động giao nhận và hoàn thiện chuỗi dịch vụ luôn là tiêu chí hàng đầu Ban đầu, các doanh nghiệp logistics cung cấp những dịch vụ nhỏ và riêng lẻ trong chuỗi như thuê tàu, hỗ trợ đóng hàng, làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu Trải qua thời gian dài, logistics đang ngày càng chứng minh được sự đa dạng và linh hoạt của hình thức vận tải truyền thống này Các doanh nghiệp hiện tại đều hướng dần tới các gói giải pháp dịch vụ trọn vẹn như chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu ủy thác, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh, dự trữ lưu kho, phân phối và giao nhận door to door.
Nhân tố tác động tới sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan a Môi trường chính trị và luật pháp
Nền chính trị có ổn định hay không có tác động nhất định đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, có thể là động lực phát triển của doanh nghiệp này nhưng cũng có thể là trở ngại của doanh nghiệp khác Việc hoàn thiện hệ thống chính trị đi cùng với thực hiện nghiêm minh những quy định đề ra sẽ giảm thiểu tình trạng gian lận, buôn lậu, tạo động lực cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động logistics vận tải biển Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ rủi ro cũng như lợi thế mà môi trường kinh doanh mới đem lại Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hệ thống chính trị và luật pháp là một trong những bước quan trọng khi doanh nghiệp quyết định gia nhập vào thị trường mới b Môi trường kinh tế
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế bao gồm:
Thứ nhất là, hoạt động thương mại Xu hướng mở cửa nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng tồn tại các đối thủ cạnh tranh, rủi ro khi giao dịch thương mại quốc tế Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu và tận dụng tối ưu và hợp lý các nguồn lực của mình về CNTT, nguồn vốn, lao động
Thứ hai là, tỷ lệ lạm phát Lạm phát được hiểu là sự tăng lên của mức giá chung và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu, đầu tư Việc hiểu rõ về lạm phát đồng thời kìm hãm lạm phát gia tăng có thể hỗ trợ rất lớn trong việc phát triển khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Thứ ba là, tốc độ tăng trưởng kinh tế Yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế thế giới sẽ là nền tảng hỗ trợ phát triển cho các ngành nghề kinh doanh mà đặc biệt là ngành vận tải biển Sự phát triển trong tổng thể nền kinh tế cùng với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu, sự tăng giảm của giá cước vận chuyển cũng như những biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp đến nguồn thu của các doanh nghiệp vận tải biển
Thứ tư là, cơ cấu kinh tế thay đổi Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của tất cả các ngành và ngành logistics cũng không nằm ngoài xu hướng này Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo chiều hướng đi lên hay đi xuống trong sự phát triển của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp trong ngành cũng có những chuyển biến trong tổng thể nền kinh tế do tác động trên c Môi trường văn hoá - xã hội
Yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội góp phần tạo nên tâm lý, thị hiếu của khách hàng, điều này có tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp Thông qua phân tích yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định sự khác nhau về đối tượng khách hàng phục vụ để từ đó đưa chiến lược phù hợp Thu nhập, ngành nghề, tầng lớp xã hội có tác động đến sự lựa chọn của khách hàng Các yếu tố về nền văn hoá, dân tộc địa phương cũng phản ánh niềm tin, quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng Doanh nghiệp xác định rõ yếu tố này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường d Kỹ thuật công nghệ
Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa Chính vì thế, việc cải tiến máy móc thiết bị là việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, với doanh nghiệp trong ngành logistics vận tải biển lại càng phải chú trọng hơn Việc ứng dụng CNTT tiên tiến có hỗ trợ rất lớn trong việc tăng năng suất, giảm thiểu chi phí không cần thiết, tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp, từ đó sẽ cải thiện năng suất, tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng trưởng nhanh e Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Đối với một ngành phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết như logistics vận tải biển thì đây chính là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Cụ thể, việc gặp bão hay các biến động trên biển, khiến tàu hàng phải neo đậu ở một cảng gần đó để tránh trú sẽ kéo dài thời gian giao hàng, đem lại rủi ro cho cả bên mua và bên bán Bên mua có thể sẽ không nhận được hàng đúng hẹn hoặc có thể giao trễ cho khách nếu bên mua mua về nhằm mục đích thương mại Còn bên bán có rủi ro bị bùng hàng từ phía bên mua, dẫn đến nguy cơ phát bán tháo lô hàng, thậm chí là mất hàng Ngoài ra, việc neo đậu và kéo dài thời gian giao hàng cũng tăng nguy cơ gặp cướp biển quốc tế, dẫn tới việc mất hàng, gây thiệt hại cho cả bên mua, bên bán và doanh nghiệp logistics vận tải biển
Cơ sở hạ tầng có thể nói là có ảnh hưởng hai mặt đến sự vận hành của doanh nghiệp Yếu tố này có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động, tuy nhiên cũng sẽ trở thành hạn chế của doanh nghiệp nếu điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, không tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp f Khách hàng
Nhu cầu của khách hàng rất phong phú và thường xuyên thay đổi tuỳ theo thói quen, văn hóa mua hàng của họ hoặc theo một số đặc điểm văn hóa khác Do đó, việc xác định nhu cầu và đáp ứng tối đa sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng, thúc đẩy năng suất lao động Hiện nay thị trường vận tải biển quốc tế tiếp tục diễn biến thuận lợi, nhu cầu giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa các nước ngày một tăng, do xu thế hội nhập toàn cầu Các thị trường chính vẫn là các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, các nước EU, bên cạnh đó còn có các thị trường khác như Trung Quốc, Đông Nam Á cũng là những thị trường đầy tiềm năng mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics vận tải biển có thể nhắm tới và khai thác Sự tăng lên về khối lượng hàng hóa dẫn tới đòi hỏi cao hơn về mặt chất lượng Khách hàng chú trọng đến yếu tố chất lượng và quy trình làm việc của doanh nghiệp hơn Họ thường có xu hướng muốn lựa chọn muốn một dịch vụ bao gồm tất cả những gì họ cần đẻ đưa hàng hóa từ nơi người gửi đến nơi người nhận Khách hàng ở những quốc giá phát triển lại có những nhu cầu cao hơn và nhu cầu đó thay đổi phụ thuộc vào đặc tính hàng hóa mà họ vận chuyển g Đối thủ cạnh tranh
Trong thời gian gần đây, xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày một phổ biến hơn dẫn đến nhiều daonh nghiệp bắt đầu chen chân vào ngành này Mọt số doanh nghiệp thì đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô Một số khác thì hợp tác nội địa và quốc tế để chiếm lĩnh thị phần Đối thủ cạnh tranh cũng là một con dao hai lưỡi Đó là động lực thôi thúc doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cập nhất công nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Nhưng đó lại là đòn bẩy đá văng bất cứ một doanh nghiệp nào ì ạch, lạc hậu, lỗi thời Chính vì thế, nghiên cứu tìm hiểu chính đối thủ cạnh tranh của mình là một bước đi vô cùng cần thiết
1.3.2 Nhân tố chủ quan a Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Trước hết, nguồn lực tài chính được hình thành tập trung chủ yếu cho việc đầu tư, trên cơ sở đó sẽ nâng cao được khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Nguồn lực tài chính cho phép doanh nghiệp mua sắm thiết bị, thuê lao động, đầu tư nghiên cứu phát triển từ đó góp phần mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là công cụ phản ánh quá trình vận động tài sản Thông qua quá trình, bộ phận quản lý sẽ thực hiện giám sát trạng thái lưu động vốn trong doanh nghiệp, kịp thời phát hiện ra thiếu sót và nguyên nhân để điều chỉnh hoạt động theo đúng hướng đã định Như vậy, nguồn lực tài chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng quyết định sự tồn tại và việc phát triển trong tương lai b Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Kinh nghiệm từ thị trường quốc tế cho thấy, nguồn nhân lực có chuyên môn cao góp phần làm cho tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp Người lao động chính là người trực tiếp tạo ra giá trị hàng hóa, dịch vụ, thực hiện những ý tưởng, kế hoạch mà doanh nghiệp đưa ra Vậy nên, việc lựa chọn nguồn nhân lực, đào tạo ra nhân lực là điều mà doanh nghiệp cần chú trọng, quan tâm hơn cả Do đặc thù của ngành nên không ít tiêu chuẩn về giới tính, độ tuổi được đặt ra khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển dụng Về cơ cấu phân chia giới tính nguồn nhân lực trong ngành vận tải biển Nam giới chủ yếu chịu trách nhiệm về sản xuất, vận hành - nhiệm vụ chiếm phần lớn trong cả quá trình, trong khi đó nữ giới giữ vị trí kế toán, nhân viên thống kê, nhân viên văn phòng, thư ký, lễ tân Nguyên nhân do trong quá trình làm việc tại thực địa, nhân viên phải điều khiển phương tiện nặng trong thời gian dài, ít được nghỉ ngơi, đòi hỏi sự tập trung và chịu đựng nên phù hợp với nam giới hơn Vì vậy, hiện tại vẫn có sự chênh lệch cao về tỷ lệ mức độ hoạt động giữa nữ giới và nam giới trong ngành vận tải biển Về phân chia nhóm tuổi, trước đây, khoa học kỹ thuật, môi trường làm việc chưa phát triển, lao động chân tay chiếm tỷ trọng lớn nên không yêu cầu quá cao về độ tuổi của nhân viên Tuy nhiên, hiện tại, môi trường làm việc phát triển hơn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nên độ tuổi của nhân viên lại trở thành vấn đề cần quan tâm Do đó, khi có kế hoạch thu hút nhân công, doanh nghiệp cần phân chia cụ thể, dự báo chính xác để tìm ra nhóm lao động, nhóm độ tuổi thật sự phù hợp cho từng nhóm việc để góp phần phát triển bền vững ngành vận tải trong tương lai.
Về chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng đến khả năng, kinh nghiệm của nhân viên Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cần có chương trình đào tạo và phát triển nhân sự thật sự chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp Nguồn nhân công cần có kỹ năng, kiến thức cần thiết như kiến thức cơ bản về ngành, kỹ năng vận hành, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh và chăm sóc khách hàng Đào tạo nhân lực tốt có thể làm năng suất lao động của cả doanh nghiệp được cải thiện; tạo động lực, tăng nhận thức của nhân viên; giảm được sự luân chuyển công việc của nhân viên; tăng sự cải tiến, sáng tạo trong sản xuất Trong trường hợp phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành vận tải đang vô cùng cần thiết c Khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
Thứ nhất là , đảm bảo thời gian giao hàng theo hợp đồng Việc thực hiện đúng theo những điều khoản trong hợp đồng ký kết thể hiện được uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế Việc giao hàng đúng thời hạn sẽ tránh tình trạng chậm tiến độ kinh doanh, ảnh hưởng tới tổ chức hoạt động và khiến doanh nghiệp hao tổn thêm nhiều chi phí
Thứ hai là, dịch vụ chăm sóc khách hàng Khi lựa chọn đối tác, khách hàng luôn có thiện cảm hơn đối với những nhà cung cấp có dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng Việc này thể hiện ở thái độ nhân viên khi trò chuyện, tư vấn về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, cung cấp thông tin, giá cả Doanh nghiệp có thể có những chính sách hậu mãi sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó có thể tạo ấn tượng tốt cho khách hàng
Kinh nghiệm về phát triển logicstics vận tảu biển của một số nước trên thế giới và bài học đối với các doanh nghiệp Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm về phát triển logistics của một số nước trên thế giới
Logistics đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng và bền vững Vì vậy việc phát triển hệ thống logistics là một vấn đề quan trọng mà Chính phủ luôn chú trọng phát triển Trong bối cảnh nền kinh tế
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, logistics sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ nếu chúng ta quan tâm phát triển và xây dựng một hệ thống logistics bền vững Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế toàn cầu, việc đầu tư vào hoạt động logistics sẽ mang lại những lợi ích lớn Điều này có thể thấy ở một số quốc gia có hệ thống logistics phát triển bậc nhất thế giới như Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore Đối với Việt Nam, dù chưa đạt trình độ cao như một số quốc gia khác trên thế giới, tuy nhiên đây cũng là cơ hội của một nước đi sau Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm, những phương pháp của họ đồng thời tránh những sai lầm mà các nước đi trước đã gặp phải Trên thực tế, mỗi quốc gia đều có đặc điểm kinh tế và xã hội khác nhau nên mô hình phát triển logisitcs vận tải biển cũng sẽ khác nhau Song, nếu biết cách áp dụng, nước ta vẫn có thể kế thừa được những bài học kinh nghiệm từ các nước đã phát triển hệ thống logistics ở trình độ cao Hai điển hình cho sự phát triển cao đó có thể kể đến đó là Singapore và Hà Lan a Singapore
Có vị trí thuận lợi tại khu vực Đông Nam Á, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao cùng với những ứng dụng trong khoa học công nghệ, Singapore hiện đang là một trung tâm thương mại, giao dịch, vận chuyển hàng hóa toàn cầu, đồng thời cũng là một trung tâm đào tạo bài bản và chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ giao dịch và vận tải quốc tế Năm 2016, Singapore có hơn 7.000 doanh nghiệp logistics toàn cầu đặt trụ sở kinh doanh, đóng góp 9% tổng số lực lượng lao động và 9% GDP cho quốc gia này Năm 2018, Singapore đã đứng ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng về phát triển logistics do Ngân hàng Thế giới bầu chọn
Sự thành công trong ngành vận tải biển của Singapore một phần đến từ việc các doanh nghiệp của họ ý thức được giá trị tầm cao của khoa học công nghệ Singapore đã dùng công nghệ để giúp chủ tàu lên kế hoạch toàn bộ tiến trình, từ quá trình bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến hay rời kho bãi, đến việc xếp hàng một cách tối ưu lên container CNTT còn được Singapore ứng dụng trong việc giám sát nhằm đảm bảo an toàn cho vùng biển cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục một cách dễ dàng, thuân tiện, chính xác và nhanh chóng để tàu thuyền có thể linh hoạt di chuyển đảm bảo cả quá trình diễn ra một cách liền mạch và thông suốt
Singapore ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác cảng, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt Singapore đã chủ động ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ vận tải biển, trong đó có dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và dịch vụ cảng biển Từ năm 1997, Singapore đã đầu tư và lắp đặt hệ thống thông tin quản lý điều hành cảng, với bốn hệ thống thành phần hỗ trợ nhau, đó là Citos, Boxnet, Portnet và Fast-Connect Citos được sử dụng để lập kế hoạch bố trí sử dụng cầu tàu, bến bãi, thiết bị, nhân lực và điều hành toàn bộ công tác bốc dỡ container Từ trung tâm máy tính điều hành của bến container, các mệnh lệnh được chuyển đến các thiết bị đang khai thác thông qua hệ thống dịch chuyển dữ liệu không dây tức thời Boxnet là một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), được sử dụng để hướng dẫn các công ty vận tải đường bộ đưa phương tiện vận tải đến rút hàng/chở hàng ra khỏi cảng, hướng dẫn các công ty này điều hành số lượng phương tiện cần thiết đến cảng và tập kết đúng khu vực Portnet cũng là một EDI giúp các nhà quản lý cảng liên hệ với chủ hàng thông qua thông tin điện tử và giao tiếp điện tử 24 giờ/ngày Nhờ có Portnet, các chủ hàng nhận thông tin từ cảng một cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời có thể đưa ra các yêu cầu về công việc cho cảng hoàn toàn dưới dạng giao dịch điện tử Fast-Connect có chức năng giảm thiểu thời gian tiêu tốn tại các khu vực đầu mối chuyển tải container Kể từ khi sử dụng Fast-Connect, tại khu vực trung chuyển, thời gian điều tàu giữa hai lượt kế nhau đã giảm từ 8 giờ xuống chỉ còn 2 giờ Bằng việc xây dựng hệ thống này, chất lượng và thời gian thực hiện các dịch vụ của Singapore khó có đối tác nào sánh kịp b Hà Lan
Với hai cảng hàng hóa quan trọng của châu Âu là sân bay Schiphol và cảng Rotterdam, Hà Lan thành công trong công cuộc cách mạng container hóa các cảng biển và toàn cầu hóa logistics
Thứ nhất, sự phối kết hợp hiệu quả giữa hệ thống giao thông nội địa của Hà Lan và hệ thống giao thông các nước lân cận Sự thịnh vượng của nền kinh tế Hà Lan là nhờ vào ngoại thương và vận tải Hà Lan có quan hệ hợp tác chặt chẽ toàn diện với các quốc gia láng giềng như Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và Luxembourg Hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ và đường thủy của Hà Lan được đánh giá cao, ở mức hàng đầu châu Âu Hệ thống đường sắt Betuweroute có đóng góp rất lớn trong việc vận tải chuyên chở hàng hóa lớn Khoảng cách vận chuyển từ cảng Rotterdam tới các trung tâm kinh tế lớn ở khu vực Tây Âu có thể được rút ngắn là nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng vượt bậc
Thứ hai , Hà Lan biết tích hợp và sử dụng vận tải đa phương thức một cách hiệu quả Nhờ có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển kết hợp phương tiện vận tải đa dạng, Hà Lan đã thực hiện việc vận chuyển hàng hóa một cách linh hoạt, bằng bất cứ phương tiện gì như xe tải, tàu nội địa, tàu tuyến ngắn Điều đó có hỗ trợ rất lớn trong việc giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình vận tải hàng hóa, đảm bảo được yếu tố thời gian
Thứ ba , Hà Lan biết kết nối người sản xuất và người tiêu dùng trên toàn thế giới
Sự thành công của quốc gia này dựa trên sự phối kết hợp của cơ sở hạ tầng tiên tiến, các nhà cung cấp dịch vụ đẳng cấp thế giới Với vị trí chiến lược là một vùng ven biển ở trung tâm của châu Âu, Hà Lan có thể thuận lợi cung cấp khả năng tiếp cận tuyệt vời vào thị trường châu Âu của hơn 500 triệu người tiêu dùng
Thứ tư , Hà Lan cũng sử dụng rộng rãi CNTT để cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng được tối ưu hóa trong những lĩnh vực mà thời gian là rất quan trọng, như thực phẩm và hoa Bên cạnh đó, Hà Lan cũng là quốc gia phát triển các hoạt động logistics thân thiện với môi trường áp dụng vào cơ chế hoạt động linh hoạt
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam
Từ việc phân tích và nghiên cứu kinh nghiệm của hai quốc gia đại diện cho ngành dịch vụ logistics phát triển, có thể đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý giá Cụ thể:
Thứ nhất là, ứng dụng CNTT vào logistics một cách hiệu quả, phát triển các hệ thống E-logistics nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và thế giới Đồng thời cũng là rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán, giúp họ tin tưởng nhau hơn bằng cách có hệ thống theo dõi đơn hàng bởi chỉ khi thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì nhà quản trị mới có thể đưa ra các quyết định logistics càng chính xác và kịp thời Vì vậy việc ứng dụng CNTT như hệ thống thông tin quản trị chuỗi cung ứng, theo dõi đơn hàng qua mã số, công nghệ tần số vô tuyến đang dần được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh Singapore cũng như Hà Lan đạt được thành tựu đáng ghi nhận là do họ nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công nghệ thông tin trong việc vận hành doanh nghiệp và đã áp dụng từ rất sớm Các cảng biển ở Singapore và
Hà Lan hiện đang sử dụng những công nghệ tiên tiến như ra-đa và các hệ thống CNTT khác để giám sát tàu, nâng dỡ, điều phối hàng hóa, vận chuyển và lưu kho Đây là những thành công mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi và kế thừa, áp dụng trong cách vận hành doanh nghiệp, đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế cũng như công nghệ thông tin mạnh mẽ
Thứ hai là, thúc đẩy việc hợp tác giữa doanh nghiệp logistics nội địa với nhau và hợp tác nước ngoài nhằm tiếp cận với những môi trường mới mẻ và chuyên nghiệp Đồng thời, cũng có thể thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam Việc xây dựng nguồn vốn đầu tư cũng như hợp tác kinh doanh sẽ đem lại nhiều hệ quả tích cực trong việc giải quyết các khó khăn cũng như mở rộng khả năng kinh doanh, cung cấp dịch vụ Bên cạnh đó, doanh nghiệp logistics nội đại và quốc tế gặp nhau còn giúp trao đổi các kinh nghiệm vận hành, tìm hiểu các biến chuyển của ngành ở phạm vi ngoài biên giới, và nhận thức được sự cần thiết áp dụng công nghệ và đổi mới Đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi, kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển để đảm bảo chuỗi cung ứng logistics trọn vẹn, hoàn thiện như các quốc gia phát triển Trong đó, hai yếu tố cốt lõi là CNTT và nguồn nhân lực, có ảnh hưởng rất lớn đến thành công trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics Quá trình hợp tác là một quá trình tích hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu, vì thế, nó đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện tái thiết lập toàn bộ quy trình của doanh doanh nghiệp và cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, bài bản đảm bảo việc tích hợp thành công
Thứ ba là, thành lập các trung tâm đào tạo logistics nhằm đào tạo ra nguồn nhân công chất lượng cao, phục vụ cho các doanh nghiệp logistics trong nước và cả nước ngoài Mở rộng và nâng cấp chương trình đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành liên quan tới logistics hiện có Có kế hoạch đào tạo và tái đào tạochất lượng nguồn giảng viên tại các cơ sở đào tạo, trường, viện đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành logistics Đồng thời, từng bước thành lập các trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành logistics riêng biệt, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập quốc tế và phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS VẬN TẢI BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Khái quát về tình hình hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1 Sự hình thành của logistics vận tải biển tại Việt Nam
Từ khoảng đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam, ngành vận tải biển bắt đầu có dấu hiệu được khai phá Bạch Thái Bưởi là người tiên phong với đội tàu có tổng trọng tải 4.069 tấn, tập trung vận chuyển hành khách Trải qua thời gian dài hoạt động manh mún do chiến tranh và chia cắt đất nước, ngành vận tải biển mới thực sự phát triển vào những năm 1990 khi nền kinh tế và thương mại bắt đầu mở cửa Năm 1990, Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam Đây là bộ luật đầu tiên của Việt Nam đưa ra những quy định mới trong công tác quản lý ngành vận tải biển, tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong ngành Tính đến cuối năm 2012, đội tàu biển Việt Nam có 1.755 tàu, tổng trọng tải 6,96 triệu DWT đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á Nếu chỉ so sánh về mặt số lượng tàu thì Việt Nam có thể sánh vai với nhiều cường quốc có bề dày phát triển phương tiện vận tải biển Nhưng việc gia tăng về số lượng tàu lại là “ồ ạt”, không hề có kế hoạch hay chiến lược gì Chính vì thế mà số lượng tàu thì lớn nhưng thị phần trong lĩnh vực này lại nhỏ
2.1.2 Tình hình hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay a Quy mô doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, cả nước đang có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ngoài doanh nghiệp vốn nhà nước, phần lớn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, với vốn điều lệ bình quân khoảng 5-7 tỷ đồng Bên cạnh đó, nguồn nhân công có chuyên môn cao trong ngành logistics còn rất thấp, chỉ ở mức 5-7% Vì quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên khả năng hoạt động chưa lớn, chủ yếu là cung cấp các dịch vụ đơn lẻ như cho thuê kho hàng, giao nhận, hải quan chứ chưa đảm nhận nhiều công đoạn lớn để tạo thành chuỗi hoạt động logistics Theo số liệu thu thập, trong số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp của nước ngoài, tuy nhiên họ lại chiếm 70 – 80% thị phần trên thị trường Việt Nam Đây là con số cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp sức ép rất lớn khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Năm 2012, chúng ta có chỉ số LPI đứng vị trí 53 trong tổng số 155 quốc gia do Ngân hàng thế giới thực hiện nghiên cứu Tại khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá cao trong ngành dịch vụ logistics khi đứng vị trí thứ 5 Tốc độ phát triển ngành logistics đạt ngưỡng 17-21%/năm Dù tích góp được những thành tựu lớn song khả năng cạnh tranh ngành logistics nước ta còn chưa cao, chi phí cho hoạt động lớn, chiếm 20-25% tổng GDP, trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc là 17,9% và Singapore là 9,1% (2011) Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics còn yếu kém đồng thời gặp nhiều cản trở do thiếu kinh nghiệm chuyên môn, chưa có cầu nối thống nhất chặt chẽ b Danh mục dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
Doanh nghiệp Việt Nam đa số đều cung cấp chủ yếu một số loại hình dịch vụ sau:
Một , dịch vụ bốc xếp hàng hóa: Thực hiện các công việc bốc, xếp hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, phân loại hàng hóa, đóng hàng, xếp hàng lên phương tiện vận tải và dỡ chuyển hàng vào kho
Hai , dịch vụ kho bãi: Là dịch vụ có tác động trực tiếp đến việc lưu trữ, quản lý hàng của các đơn vị kinh doanh hàng hóa Đóng gói, sắp xếp, vận chuyển, phân phối lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cho thuê kho bãi kết hợp bảo quản hàng hoá, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào cho khách hàng có nhu cầu một cách nhanh chóng nhất
Ba , dịch vụ vận chuyển nội địa/quốc tế: Phương tiejn vận tải là tàu biển trọng tải lớn, giao hàng hóa tới cảng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được yêu cầu Doanh nghiệp thường lấy hàng tại kho hoặc tại địa chỉ người gửi yêu cầu, giao hàng nội địa/quốc tế tới địa điểm được yêu cầu
Bốn , dịch vụ hỗ trợ khai báo hải quan: Việc thực hiện các thủ tục hải quan có thể diễn ra khá rườm rà, phức tạp, gồm các hoạt động như tiếp nhận, xử lý hồ sơ, khai báo hàng hóa, làm thủ tục thông quan Nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực để thực hiện công đoạn này nên đã lựa chọn thuê ngoài Do đó, dịch vụ hỗ trợ khai báo hải quan đang dần trở nên phổ biến Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang dần giảm bớt những khó khăn trong việc khai báo, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp
Năm , dịch vụ đặt hàng, thuê tàu: Doanh nghiệp chủ động liên hệ, đặt chỗ cho hàng hóa trên tàu, gửi hàng đi quốc tế Đây là công việc dễ dàng, điều quan trọng là phải chọn được hãng tàu hợp lý, đặt sớm để kịp thời vận chuyển hàng hóa Hiện nay, book tàu trên các trang thương mại điện tử Logistics ra đời cũng là một giải pháp hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics
Sáu , dịch vụ thông quan nhập khẩu: Doanh nghiệp thực hiện các công việc tại cửa khẩu hải quan liên quan đến thủ tục, hỗ trợ nhận hàng, nhập khẩu hàng tại cảng
Bảy , dịch vụ giao hàng: Sau khi thực hiện các công việc tại cơ quan hải quan, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm dịch vụ đưa hàng hóa từ cảng đến địa điểm cuối cùng của khách hàng thông qua các phương tiện vận tải khác Dịch vụ này có ý nghĩa rất lớn, góp phần làm thỏa mãn khách hàng c Doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phát triển để cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế Tuy nhiên, để có cơ hội cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ vận hành kèm theo đó là sự đầu tư về nguồn lực tài chính Theo số liệu thống kê, trong tổng số các doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại Việt Nam có khoảng 88% là doanh nghiệp trong nước, 9% là doanh nghiệp liên doanh và chỉ có 3% là doanh nghiệp vốn nước ngoài Dựa vào lãi
- lỗ qua các quý có thể đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Theo số liệu từ Vietstock Finance có thể thấy tỷ lệ lãi- lỗ trong Q1/2019 của doanh nghiệp kinh doanh mảng vận tải – kho bãi
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển
Việt Nam quý 1/2019 so với quý 1 năm 2018 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Mã CK Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Q1/2018 Q1/2019 (+/-%) Q1/2018 Q1/2019 (+/-%)
PVT 1,782,251 1,862,480 4.50 149,899 175,102 16.81 545,223 GMD 689,172 628,992 (8.73) 1,278,551 146,166 (88.57) 661,243 VNA 180,999 186,939 3.28 (14,136) 35,335 (212,802) SKG 102,301 112,081 9.56 40,406 28,615 (29.18) 291,894 VTO 371,696 366,676 (1.35) 25,05 22,674 (9.32) 124,583 SWC 56,214 74,417 32.38 25,092 20,325 (19.00) 150,319 GSP 549,945 447,204 (18.68) 13,357 11,877 (11.08) 90,982 HTV 44,746 62,821 40.40 3,962 8,654 118.43 37,525 PJT 121,655 221,299 81.91 8,041 7,856 (2.30) 46,950 SGS 25,927 23,390 (9.78) 4,714 5,361 13.72 30,854 CCR 35,225 33,344 (5.34) 2,298 4,336 88.70 18,669
VPA 26,498 23,689 (10.60) (4,975) (7,945) (60,168) DDM 53,771 51,390 (4.43) (17,894) (10,386) (844,202) VIP 197,449 125,781 (36.30) 22,435 (17,662) 123,252 VOS 442,441 421,181 (4.81) (30,093) (45,671) (820,901) VST 144,088 122,654 (14.88) (74,110) (69,411) (1,850,190)
Doanh nghiệp tiêu biểu: Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp Q1/2019 so với Q1/2018
HTV - Công ty cổ phần Vận tải Hà Tiên Trong Q1/2019, doanh thu thuần đạt 62,821 tỷ đồng tăng tương ứng 40,4% so với Q1/2018 Nhìn chung, năm 2019 là năm gặp nhiều thách thức nhưng doanh nghiệp đã bám sát đối thủ, tái cơ cấu bộ máy vận hành hoạt động Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng cơ hội hợp tác với khách hàng tiềm năng mới Áp dụng CNTT để đổi mới công tác quản lý, dễ dàng trong việc giám sát giao nhận hàng hóa
Bên cạnh doanh nghiệp có mức tăng trưởng thuận lợi thì cũng có doanh nghiệp trượt dài trong thua lỗ Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại, Công ty cổ phần MHC và Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam là những doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ trong quý 1/2019 Kinh doanh dưới giá vốn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này
TJC - Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại Từ bảng 2.1 có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp không cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu về ở mức rất thấp, thậm chí là doanh nghiệp còn bị lỗ Dịch vụ vận chuyển chủ yếu của doanh nghiệp là nội địa Hoạt động kinh doanh trong năm 2019 sụt giảm nghiêm trọng so với những năm trước, doanh thu hoạt động logistics và vận tải hàng hóa suy giảm đáng kể do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc khiến sự cạnh tranh về đơn giá vận tải trên các tuyến mà doanh nghiệp đang khai thác giữa các hãng vận chuyển thêm gay gắt, sản lượng xuất khẩu hàng hóa của đối tác thường niên như than, clinker trong năm sụt giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, doanh nghiệp đang có kế hoạch tối cơ cấu hoạt động, tập trung đẩy mạnh mảng dịch vụ vận tải trong nước, dự báo sẽ mang về doanh thu ổn định hơn trong tương lai
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của
2.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất là, khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Nhóm tác giả Mag &
Varothayan (2015) trong một khảo sát về các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chỉ ra khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm của là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp Đó chính là tất cả những điều mà khách hàng mong đợi như việc đặt tàu, đảm bảo tính chính xác về thời gian, địa điểm, theo dõi tình trạng đơn hàng một cách nhanh chóng Khả năng cung cấp dịch vụ càng lớn sẽ củng cố cho hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và trong mắt các đối tác tích cực hơn
Một doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam có khả năng cung cấp được những tiêu chí nhất định Tại đây, nhóm tác giả xác định được 7 yếu tố liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khi nghiên cứu nhân tố này:
Một , khả năng đưa ra mức giá hợp lý cho khách hàng Vấn đề giá cả luôn là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn đối tác của khách hàng Việc đưa ra mức giá trong phạm vi có thể đáp ứng của khách hàng đồng thời tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp logistics đường biển Việt Nam
Hai , đảm bảo quá trình thực hiện vận chuyển hàng diễn ra đúng như giao kết trên hợp đồng về thời gian, địa điểm Khi khách hàng chấp nhận lựa chọn dịch vụ cung cấp thì trách nhiệm của các doanh nghiệp logistics đường biển Việt Nam phải có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng như những điều khoản đã trao đổi trong hợp đồng, đảm bảo hàng hóa của khách hàng vận chuyển tới nơi đúng như dự kiến
Ba , khả năng theo dõi tình trạng tàu và hàng hóa Trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải biển cũng có thể xảy ra những sự cố, phát sinh không lường trước Vì vậy, việc doanh nghiệp có thể theo dõi và đưa ra những thông tin chính xác và kịp thời về lộ trình, trạng thái của tàu và hàng hóa, đảm bảo tính linh hoạt và yêu cầu phát sinh của khách hàng là rất cần thiết
Bốn , khả năng giải quyết những phản hồi và vấn đề phát sinh của khách hàng một cách kịp thời Như đã nêu ở trên, nhân tố này giúp khách hàng đánh giá sự tin cậy của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể
Năm , dịch vụ chăm sóc khách hàng Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào nói chung cũng đang cố gắng đưa ra những chiến lược về chăm sóc khách hàng một cách cụ thể, không chỉ trước và trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ mà còn là sau khi kết thúc hợp đồng (chính sách hậu mãi, khách hàng thân thiết) Việc gia tăng sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng là một tiêu chí có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp logistics đường biển Việt Nam
Sáu , áp dụng những điều khoản bảo hiểm chặt chẽ Việc phát sinh rủi ro, sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ như: sai sót chứng từ, tàu cảng, quá trình vận chuyển gặp trục trặc ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa Những điểm này có thể là yếu tố gây ra ấn tượng xấu trong lòng khách hàng Do đó, việc doanh nghiệp có khả năng đưa ra những chính sách bảo hiểm hay không, và mức độ đảm bảo cho khách hàng là bao nhiêu cũng có mức ảnh hưởng nhất định đến sự vận hành và phát triển doanh nghiệp
Bảy , với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với việc áp dụng những hệ thống tiên tiến từ các quốc gia đi đầu về dịch vụ logistics, việc doanh nghiệp Việt Nam có khả năng học hỏi và ứng dụng CNTT có thể góp phần hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ ở mức độ tương đối lớn
Thứ hai là, nguồn nhân lực của doanh nghiệp Tác giả Dave Ulrich và các cộng sự (2017) trong cuốn “HR Scorecard” đã xác định tầm ảnh hưởng của chất lượng nguồn lao động và hiệu quả chiến lược nguồn nhân lực lên hoạt động doanh nghiệp Đối với vận tải biển, đội ngũ nhân sự nhân tố mang tính quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức lớn như cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do FTA nên cầu về lao động có chuyên môn trong ngành cao hơn bao giờ hết Không chỉ thiếu về mặt số lượng, mà chất lượng nguồn nhân lực logistics của Việt Nam còn được đánh giá là yếu Hiện nay, nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tại doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhân viên và cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp về cơ bản còn thiếu chuyên môn và kinh nghiệm logistics và xử lý nghiệp vụ Khi tìm hiểu về nhân tố nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đưa ra được 4 yếu tố như sau:
Một , khả năng lãnh đạo của cấp quản lý Đây được coi là một đội ngũ chủ chốt trong việc ra quyết định, dẫn dắt sự phát triển của doanh nghiệp Họ cần phải có những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, am hiểu về thị trường và khả năng dẫn dắt cao, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải biển
Hai , trình độ chuyên môn trong lĩnh vực vận tải biển của nhân viên Đây cũng là một yếu tố đáng được lưu tâm trong doanh nghiệp Một nhân viên được đào tạo bài bản, có chuyên môn sẽ đem đến cho khách hàng những thông tin chính xác và cập nhật nhằm đưa ra sự lựa chọn có lợi nhất cho khách hàng của doanh nghiệp Thêm vào đó, một doanh nghiệp có tập thể nhân viên có trình độ và làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đó trở nên bền vững và nâng cao vị thế vận tải biển Việt Nam
Ba , kỹ năng đàm phán, ứng xử của nhân viên với khách hàng Khách hàng chính là nguồn tài nguyên lớn mà doanh nghiệp luôn nỗ lực hết mình để khai thác Chính vì thế, cách xử lý các nhu cầu và vấn đề phát sinh từ phía khách hàng cũng là một kĩ năng cần thiết của một nhân viên Nhân viên biết cách ứng xử đúng mực trong công việc khiến cho khách hàng hài lòng hơn, gia tăng sự tin tưởng và là một cách hữu hiệu để họ quay lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hoặc giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến những khách hàng khác
Bốn , sự nhiệt huyết, đam mê với công việc của nhân viên Một nhân viên có niềm đam mê và sự nhiệt huyết trong công việc sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ và tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn Từ đó có thể làm ra các sản phẩm tốt nhất, tạo niềm tin cho khách hàng và mang về cho doanh nghiệp những đóng góp và thành tựu nhất định
Thứ ba là, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Tác giả Phạm Văn Duy (2017) trong nghiên cứu “Phân tích tác động của các nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương” đã chỉ ra rằng nguồn tài chính bền vững và ổn định có sự ảnh hưởng lớn trong việc hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều có một đặc điểm chung là nguồn lực tài chính không vũng mạnh Thậm chí, trên thực tế, có những công ty có vốn điều lệ chỉ khoảng 4-6 tỷ đồng, tài sản cố định hoàn toàn bằng không Họ là bên trung gian kết nối, cung cấp các dịch vụ vận tải và hoàn toàn có thể hoạt động được bình thường và đóng góp trong chuỗi logistics Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp chênh lệch cũng tạo ra sự khác biệt đối với định hướng phát triển cũng như mục tiêu dài hạn của công ty Nghiên cứu chỉ ra 3 yếu tố liên quan đến sự phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp biển Việt Nam
Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động
2.3.1 Mô tả khảo sát, mẫu điều tra
Kết quả điều tra từ 207 phiếu khảo sát thu được từ các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển logistics như sau:
Bảng 2.3: Thông tin đặc điểm của các doanh nghiệp vân tải biển Việt Nam
Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 20.0 của nhóm nghiên cứu
Bảng 2.3 thể hiện các đặc điểm của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam về thời gian hoạt đông, quy mô quân sự, doanh thu hàng năm Thứ nhất về thời gian hoạt động, phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động từ 5-10 năm với tỉ lệ 53,6% Các doanh nghiệp không quá non trẻ mà có một nền tảng nhất định ở trong ngành, và cũng không có thâm niên lâu dài nhưng nhưng doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm, vì thế mà họ có thể cập nhật, thay đổi và thích ứng nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường Thứ hai là về quy mô nhân sự, có thể thấy sự phân bổ tương đối rõ ràng, chiếm tỉ lệ cao nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhân sự từ 50 – 100 người với tỉ lệ là 40,6% Thứ ba là về doanh thu hàng năm, mức doanh thu chiếm tỉ lệ lớn nhất là trong pham vi từ 21-50 tỷ đồng với tỉ lệ 42,5% Có thể thấy doanh nghiệp đã và đang hoạt động khá hiệu quả và có những thành tích đáng kể trong ngành
2.3.2 Giá trị trung bình các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 2.3 phản ánh giá trị trung bình các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam theo đánh giá của 207 doanh nghiệp trong ngành tham gia khảo sát (sử dụng thang likert 1-5 tương ứng với 1 là rất không đồng ý, 2 là đồng ý, 3 là không ý kiến, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý) Kết quả cho thấy giá trị trung bình của các thang đo ở mức độ từ bình thường đến ảnh hưởng, với độ lệch chuẩn trung bình - thể hiện mức độ khá tập trung trong các câu trả lời của doanh nghiệp Các kết quả này cũng thể hiện sự tương đồng cũng như phản ánh đúng thực tế các kết quả trong phân tích đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp qua phân tích các dữ liệu thứ cấp
Bảng 2.4: Kết quả giá trị trung bình các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
Thang đo lường N Giá trị trung bình Đô lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 20.0 của nhóm nghiên cứu
Thang đo nhân tố Khả năng cung cấp dịch vụ, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,34 điểm; cụ thể biến quan sát Khả năng cung cấp dịch vụ với mức giá phù hợp nhận được đánh giá cao nhất với 3,52 điểm Điều này thể hiện doanh nghiệp thường quan tâm đến mức giá mà mình đưa ra có phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng hay không hay dịch vụ ở mức giá đó có làm hài long khách hàng không
Thang đo nhân tố Nguồn nhân lực, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,16 điểm; trong đó biến quan sát Trình độ chuyên môn trong lĩnh vực vận tải biển của nhân viên với 3,27 điểm Kết quả này cho thấy doanh nghiệp đánh giá cao nguồn nhân công có trình độ, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản và mong muốn có thể đào tạo thêm nhiều nguồn nhân công trình độ cao giúp thúc đẩy công việc, nâng cao lợi nhuận và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
Thang đo nhân tố Nguồn lực tài chính, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,33 điểm; trong đó biến quan sát Nguồn vốn của doanh nghiệp nhân được đánh giá cao nhất với 3,35 điểm Điều này thể hiện vai trò của nguồn vốn trong doanh nghiệp ngành vận tải biển Cần phải có nguồn tài chính vững mạnh thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô trong tương lai
Thang đo nhân tố Khách hàng, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,25 điểm; trong đó biến quan sát Nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải biển của khách hàng được đánh giá cao nhất với 3,46 điểm Điều này cho thấy việc đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược hoạt động Nhu cầu của khách hàng thì luôn biến đổi vì thế doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu nhằm thực hiện chiến lược linh hoạt, phù hợp
Thang đo nhân tố Đối thủ cạnh tranh, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,51 điểm; trong đó biến quan sát Độ nổi tiếng về thương hiệu của đối thủ cạnh với 3,72 điểm Điều này cho thấy doanh nghiệp cần cải thiện về uy tín của chính mình vì thương hiệu là mức độ uy tín của doanh nghiệp do khách hàng xây dựng Vì thế thương hiệu của doanh nghiệp càng nổi tiếng tức là họ có uy tín, có năng lực kiểm soát thị trường và vị thế cạnh tranh lớn
Thang đo nhân tố Sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và Chính phủ, kết quả cho thấy doanh nghiệp đánh giá nhân tố này là 3,31 điểm; trong đó biến quan sát được đánh giá cao nhất là Sự quan tâm của Chính phủ trong việc phát triển vận tải biển với 3,46 điểm Điều này cho thấy các chính sách, đường lối của Chính phủ ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp Chỉ cần Chính phủ có thể có hỗ trợ về mặt pháp luật, về cơ sở vật chất là đã tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển
Thang đo nhân tố Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam, biến Phát triển hoạt động Logistics biển được doanh nghiệp đánh giá với 3,17 điểm Kết quả này là cơ sở có tính khoa học và tực tiễn để đề xuất giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam
2.3.3 Kiểm tra độ tin cậy và mức độ ảnh hưởng của các thang đo đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam a Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha (CA) sẽ giúp đánh giá độ tin cậy của các biến đưa vào quan sát, thể hiện được sự tương quan giữa các biến nhỏ trong một nhân tố, từ đó biết được biến nào không có giá trị trong việc đo lường để thực hiện hủy bỏ Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố nằm trong khoảng điều kiện cho phép là [0;1], nếu giá trị nằm trong khoảng này tức là biến quan sát tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ Tuy nhiên, “hệ số này có một số mức đánh giá như sau:
0,8 ≤ CA < 1,0 thể hiện thang đo sử dụng rất tốt
0,7 ≤ CA < 0,8 thể hiện thang đo sử dụng tốt
0,6 ≤ CA < 0,7 là thang đo đủ điều kiện”
Với đề tài nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam”, việc kiểm định độ tin cậy cho kết quả như sau:
Thang đo yếu tố Khả năng cung cấp dịch vụ (DV): Thang đo DV có 7 biến quan sát, ký hiệu từ DV1- DV7 có giá trị CA = 0,906 > 0,6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá
Thang đo yếu tố Nguồn nhân lực (LD): Thang đo LD có 4 biến quan sát, ký hiệu từ LD1- LD4 có giá trị CA = 0,899 > 0,6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù hợp > 0,3; vậy thang đo này đáp ứng yêu cầu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá
Đánh giá chung về kết quả chạy mô hình
Bằng việc nghiên cứu tổng hợp kiến thức và thực hiện phân tích số liệu thu thập, các nhân tố đưa vào khảo sát ban đầu được cho rằng là hoàn toàn phù hợp và đủ điều kiện để đánh giá sự tác động đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam Cụ thể, 6 nhân tố đều có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc Sau khi thực hiện bước cuối cùng là chạy mô hình hồi quy đa biến và xây dựng được phương trình tương quan giữa các nhân tố, nghiên cứu đưa ra một số đánh giá chung như sau:
Sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam là mục tiêu hàng đầu của các chủ doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế cũng như việc hoạt động logistics đang ngày càng phổ biến như hiện nay Dựa theo kết quả mô hình, nhân tố Khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có tác động lớn nhất (β = 0,273) trong các số các nhân tố đưa vào thực hiện quan sát Điều này có thể khẳng định sự phát triển hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam chịu sự chi phối lớn từ dịch vụ mà họ cung cấp Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung nhiều ở các hoạt động nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu sức cạnh tranh và chưa thực sự làm hài lòng khách hàng một cách tối ưu Việc chỉ cung cấp riêng lẻ từng loại hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics khiến cho quá trình chậm chạp, thiếu linh hoạt và tốn nhiều chi phí không cần thiếu Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhìn nhận trực tiếp vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ của mình Việc cải thiện chất lượng và nâng cao vị thế cạnh tranh không chỉ ở việc củng cố khả năng vốn có của doanh nghiệp mà còn tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp đi sau, học hỏi kinh nghiệm và tránh lặp lại những sai lầm của các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế
Bên cạnh nhân tố Khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất còn có một số nhân tố khác tham gia quan sát có kết quả ảnh hưởng nhất định, cụ thể là Nguồn lực lao động (β = 0,200) và Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp (β = 0,110) Đây là những nhân tố bên trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát
Cụ thể, doanh nghiệp nên có những phương án đào tạo nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ đồng thời xem xét các phương án thực hiện để thu hút vốn đầu tư, mở rộng nguồn vốn Nguồn lực tài chính tốt có hỗ trợ rất lớn trong việc mở rộng hoạt động và quy mô doanh nghiệp
Nhân tố Khách hàng (β = 0,238) và Đối thủ cạnh tranh (β = 0,121) là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có tác động không nhỏ đến việc phát triển hoạt động logistics Nhân tố khách hàng thể hiện khách hàng là người trực tiếp đem lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, họ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại đó chính là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, họ không chỉ là những doanh nghiệp trong nước mà còn là những đối thủ nước ngoài với khả năng cạnh tranh rất lớn Chính vì vậy từ kết quả này, doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược riêng để tối ưu hóa nhu cầu, xây dựng niềm tin tạo quan hệ hợp tác lâu dài, củng cố lợi nhuận đồng thời khẳng định vị thế cạnh tranh
Nhân tố quan sát cuối cùng là Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước và Chính phủ (β = 0,040) Dù nhân tố này có mức tác động nhỏ nhất tới biến phụ thuộc nhưng các doanh nghiệp cũng cần chú trọng Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận tải biển Chính vì vậy, các doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam cần tận dụng những ưu thế vị trí, cơ sở hạ tầng để thực hiện mở rộng kinh doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc thực hiện các kiến nghị đến các cơ quan nhà nước, trung ương trong việc tập trung đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics, cụ thể là logistics vận tải biển, giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô và ngày càng phát triển trong tương lai
Trong chương 2, nghiên cứu đã khái quát về tình hình hoạt động logistics của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam qua quy mô, khối lượng, loại hình dịch vụ và doanh thu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam, là: Khả năng cung cấp dịch vụ, Nguồn nhân lực, Nguồn lực tài chính, Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và Chính phủ Đồng thời đánh giá chung về kết quả nhân tố đến sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt
Nam Với những phân tích như thế và theo mô hình hồi quy PT = 0,273*DV +
0,238*KH + 0,200*LD + 0,121*DT + 0,110*TC + 0,040*CP + 0,320, nghiên cứu có cơ sở để đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vị thế cho doanh nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VẬN TẢI BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Định hướng logistics vận tải biển cho doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025
Trên cơ sở phân tích các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như các xu hướng phát triển của khu vực, các định hướng phát triển ngành vận tải biển tập trung vào một số công việc sau:
Thứ nhất, về vận tải biển Doanh nghiệp cần cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhằmđáp ứng nhu cầu vận chuyển trong nước cũng như quốc tế
Thứ hai , về công nghiệp tàu thủy Phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, ngành công nghiệp tàu thủy của nước ta phát triển đến mức tiên tiến, có thể tiến hành đóng mới và lắp ráp các loại tàu như tàu chở khách, tàu phục vụ cho ngành dầu khí, tàu phục vụ cứu hộ cứu nạn có trọng tải lớn đến 350.000 DWT
Thứ ba, về đội tàu biển Đội tàu biển Việt Nam cần phải phát triển theo hướng hiện đại hóa, tập trung chú trọng vào nghiên cứu, phát triển, đầu tư các loại tàu biển và tàu biển chuyên dụng có trọng tải lớn Bên cạnh đó, Chính phủ cần có cơ chế chính sách mới thay đổi theo tình hình thực tế của doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch Đồng thời, Chính phủ cũng cần có thể chế cải cách các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển
Thứ tư , về hệ thống cảng biển Việt Nam cần chú trọng việc xây dựng các cảng biển trung gian quốc tế, cảng nước sâu chuyên dụng quy mô lớn cùng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTT một cách bài bản tại các vùng kinh tế trọng điểm Xây dựng hệ thống cảng biển nước ta theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất nhằm tạo tiền đề cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khẳng định ưu thế kinh tế biển của Việt Nam trên trường quốc tế
Thứ năm , đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, vận hành Việc ứng dụng
CNTT vào quá trình vận hành cũng như quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế Cụ thể như việc xây dựng trang web của doanh nghiệp Trang web của doanh nghiệp hiện nay chỉ đóng vai trò như một trang cung cấp thông tin cho khách hàng về hình thành phát triển của doanh nghiệp, về những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp mà chưa có những tiện ích, tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp Giả sử khách hàng muốn theo dõi đơn hàng của mình xem tàu đi đến đâu, hay muốn xem lịch trình các tàu mà doanh nghiệp cung cấp nhưng trang web của doanh nghiệp chưa hề đáp ứng được điều này Sự tương tác giữa doanh nghiệp và hải quan còn khá dài dòng và qua nhiều giai đoạn giấy tờ Mặc dù những năm gần đây đã có một phương pháp tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí hơn cho cả doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời cũng giảm nhẹ gánh nặng cho của cơ quan hải quan là thực hiện khai báo thủ tục hải quan trực tuyến, tuy nhiên các doanh nghiệp tham gia không tích cực Một nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiến hành một cuộc điều tra về khả năng ứng dụng CNTT trong việc quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng các tỉnh, thành phố, và kết quả cho thấy rằng, tỉ lệ ứng dụng đều ở mức rất thấp (cao nhất là TP.HCM cũng chỉ đạt 39,3%) Tổ chức tư vấn SMC cũng tiến hành một cuộc khảo sát tương tự và kết quả cũng chỉ ra tương tự rằng có tới 45% nhà cung cấp có hệ thống CNTT không đạt yêu cầu Có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa ứng dụng tốt CNTT vào quá trình quản lý cũng như vận hành của mình Đó như là một bước lùi trong tiến trình phát triển, kìm hãm sự phát triển và làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều cung cấp dịch vụ một cách riêng rẽ và lẻ tẻ như hỗ trợ khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải hay kho bãi cho các doanh nghiệp nước ngoài Vẫn chưa có một doanh nghiệp Việt Nam nào đủ sức để tự tổ chức và vận hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics một cách hoàn chỉnh Bởi vậy, nếu chỉ cung cấp riêng lẻ các dịch vụ đơn giản mà không phối kết hợp thành một chuỗi hoạt động thì không chỉ không thể hạn chế những phát sinh không đáng có cho doanh nghiệp mà còn khó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng muốn được đáp ứng một cách nhanh chóng Có một số doanh nghiệp Việt Nam đã manh nha và dấn thân vào phân đoạn logistics 3PL, một hình thức logistics có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển ở Việt Nam Cần phải có CNTT tiên tiến làm nền tảng cho dịch vụ logistics 3PL, doanh nghiệp Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp logistics 3PL lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tự mình nhìn nhận được vấn đề, rằng nếu không đầu tư đổi mới CNTT, không tiếp nhận và nâng cao trình độ của doanh nghiệp, không có một lộ trình phát triển theo hướng hiện hóa thì sẽ không có chỗ chen chân vào thị trường nội địa chứ chưa nói đến thì trường thế giới
Lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện và có những bước dịch chuyển vô cùng mạnh mẽ và đáng ghi nhận Nó kéo tất cả các ngành, dịch vụ khác theo sự phát triển của mình Vận tải biển cũng không ngoại lệ Trong tiến trình phát triển đó, việc kết hợp phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa, tối thiểu hóa những phát sinh không cần thiết và đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường là yêu cầu cần thiết nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp để vận tải biển Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị phần, mở rộng quy mô doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Giải pháp phát triển hoạt động logistics vận tải biển
Từ những phân tích như trên và theo mô hình hồi quy: PT = 0,273*DV + 0,238*KH + 0,200*LD + 0,121*DT + 0,110*TC + 0,040*CP + 0,3200; nghiên cứu đưa ra các giải pháp về việc phát triển hoạt động logistics vận tải biển cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:
3.2.1 Nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất , doanh nghiệp cần có các chương trình phát triển Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường khu vực và quốc tế Đồng thời, nắn bắt những cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong lĩnh vực vận tải biển Doanh nghiệp trong nước nên phát triển theo hướng hình thành nhà cung cấp có quy mô lớn, đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và dần mở rộng ra thị trường quốc tế Giai đoạn trước mắt, các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ logistics ở thị trường trong nước, liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế để đảm bảo khép kín quy trình logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Thứ hai , các doanh nghiệp cần có kế hoạch hợp tác liên kết cùng phát triển Một đặc điểm lớn của doanh nhiệp Việt Nam là còn nhỏ lẻ, cung cấp các dịch vụ rời rạc, tuy số lượng lớn nhưng chất lượng chưa cao Vì vậy, để thâm nhập vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần mở rộng hợp tác như liên doanh, góp vốn cổ phần với các quốc gia có hệ thống dịch vụ logistics nổi bật như Hồng Kông, Singapore đồng thời cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước có hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải phát triển như Ðức, Ðan Mạch, Hà Lan để học hỏi công nghệ mới Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự hợp tác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của logistics vận tải biển Việt Nam trên trường quốc tế Việc hợp tác còn nhằm cải tiến dịch vụ, nâng cao trình độ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp phù hợp nhất
Thứ ba , cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tự động hóa trong quá trình quản lý, vận hành và phát triển của doanh nghiệp Ứng dựng CNTT vào khâu lấy hàng (Warehousing/ Kho hàng) và trong vận hành của doanh nghiệp (Operation)
Thứ nhất là, ứng dụng CNTT trong khâu Warehousing
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, số lượng hàng hóa trong một đơn hàng đã giảm thậm chí đến mức lẻ tẻ nhưng bù lại số lượng đơn hàng lại ngày một gia tăng
Do vậy, doanh nghiệp cần thuê rất nhiều nhân công để đáp ứng các đơn hàng này đến tăng chi phí cho doanh nghiệp mà không tạo thêm bất kì một giá trị gia tăng nào cho doanh nghiệp Từ đó có thể thấy việc ứng dụng robot trong các khâu của doanh nghiệp cũng gia tăng theo tốc độ phát triển của TMĐT, giúp doanh nghiệp chuẩn bị đơn hàng nahnh chóng hơn, chính xác hơn, giảm tỉ lệ hư hỏng hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa tới tay người tiêu dùng Chính vì thế mà doanh nghiệp logistics vận tải biển cũng cần chủ động bắt tay với doanh nghiệp TMĐT và cần xác định rằng thị phần TMĐT sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp logistics
Thứ hai là, doanh nghiệp cần ứng dụng CNTT trong quá trình vận hành
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho cuộc sống vật chất mà còn hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh Sự ra đời của những phương thức lưu trữ dữ liệu, kết nối thông tin như dự trữ đám mây, ứng dụng WMS có đóng góp lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics vận tải biển Nhân viên có thể sẽ không cần thiết phải tới văn phòng làm việc, họ sẽ giải quyết công việc trực tuyến Thay vì đầu tư cho không gian văn phòng thì có thể được điều chỉnh để đầu tư nhiều hơn vào kho hàng của doanh nghiệp
Thứ tư, doanh nghiệp cần phát triển dịch vụ hậu mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng Việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà còn phải có những chiến lược, chính sách làm hài lòng khách hàng, khiến họ sẵn sàng quay lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai cũng như giới thiệu doanh nghiệp cho những đối tác khác Xây dựng và gia tăng thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cũng là một cách hữu hiệu để giữ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ, thậm chí khách hàng có thể giới thiệu khách hàng khác đến với doanh nghiệp Doanh nghiệp nên có những chiến lược xây dựng chương trình dành cho khách hàng thân thiết, khách hàng quy mô lớn, chính sách bảo hiểm cho khách hàng
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung cho việc đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển cũng như yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Việt Nam nỗ lực rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế, trong đó logistics là ngành chiếm tỷ trọng nhất định trong cơ cấu GDP (chiếm 20,9% GDP cả nước) Nguồn nhân lực là yếu tố mang tính chất quyết định thành công và sự phát triển của doanh nghiệp Chính vì thế, cần tập trung vào việc đẩy mạnh trau dồi nguồn nhân lực Tuy nhiên, khi xét đến nguồn nhân lực trong ngành này, có rất nhiều ý kiến cho rằng nguồn nhân công logistics của nước ta không chỉ thiếu thốn về số lượng mà còn yếu kém về chất lượng
Thứ nhất, thực hiện đào tạo chuyên sâu cho nhân viên trong doanh nghiệp Theo
Báo cáo về thực trạng nhân lực ngành logistics năm 2019, nhân viên khi ứng tuyển vào những vị trí trong công ty hoạt động logistics cần có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng tính toán tốt, ứng dụng CNTT Bên cạnh đó, ngành logistics nói chung và vận tải biển nói riêng cũng có những đặc thù riêng biệt, vì vậy để đảm bảo chất lượng hoạt động, các doanh nghiệp cần có chiến lược thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu, củng cố chuyên môn cho nhân viên như: có các cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên, tham gia các hội nghị chuyên môn của hiệp hội VLA, cử đi đào tạo nước ngoài định kì Bên cạnh việc hỗ trợ chuyên môn cho nhân viên hiện tại, doanh nghiệp nên có nhưng phương án tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ qua nhiều chương trình tuyển dụng như thực tập, kiến tập, khóa học đào tạo ngắn cho sinh viên
Thứ hai , để tìm được nguồn nhân lực trẻ, có năng lực giỏi, doanh nghiệp lớn cung cấp dịch vụ logistics vận tải biển cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập để tạo cho người trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm, cọ sát công việc thực tế, tích lũy nhiều kinh nghiệm cho công việc trong tương lai Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình gặp mặt, buổi tọa đàm trao đổi kiến thức chuyên môn, định hướng chuyên ngành làm việc cho sinh viên Các doanh nghiệp có thể liên kết với một số trường đại học có chuyên ngành hoặc chuyên ngành liên quan để tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho nguồn lực lao động tương lai Để có được những sinh viên có năng lực giỏi, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần xây dựng quỹ đào tạo tại trường, hỗ trợ chuyên môn cho các trường Nhờ những việc làm này, chất lượng nguồn lực lao động đầu ra sẽ có chất lượng cao, các doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian tái đào tạo hay đào tạo chuyên môn từ đầu, khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp tốt hơn
Thứ ba, quảng bá thông tin về ngành logistics và các doanh nghiệp để thu hút nguồn nhân lực Việt Nam là đất nước có lợi thế về nguồn lực lao động tuy nhiên đối với ngành logistics thì chưa thực sự phổ biến và doanh nghiệp hoạt động logistics chưa có những chính sách thu hút được người tham gia lao động, bên cạnh đó còn có những người coi công việc trong ngành là chỉ làm lao động tay chân, vất cả Chính vì vậy, việc quảng bá và thu hút nhân lực là điều rất quan trọng để nâng cao nhận thức của người lao động về ngành logistics vận tải biển Đó không chỉ là ngành cần lao động chân tay mà cần nhiều hơn là chất xám
3.2.3 Mở rộng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp giúp phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất , tăng quy mô vốn của doanh nghiệp Đối với các công ty cổ phần có thể cân nhắc các hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay như chào bán cổ phần, huy động vốn vay từ ngân hàng Việc mở rộng nguồn vốn của doanh nghiệp có hỗ trợ lớn tới việc mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt là khi doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam chưa cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài một phần vì quy mô vốn còn nhỏ
Thứ hai , nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp Đây là một hoạt động đánh giá tình hình hoạt động cũng như năng lực, tiềm lực của doanh nghiệp Việc nắm bắt chính xác và kịp thời nguồn lực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động thu chi của doanh nghiệp
Thứ ba , đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài Doanh nghiệp logistics vận tải biển Việt Nam phần lớn quy mô nhỏ và vừa, việc liên kết hoạt động có thể tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp cũng như cải thiện năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành
3.2.4 Khẳng định tầm quan trọng của khách hàng trong sự phát triển hoạt động logistics vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam