Liên quan đến tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ ghi nhận cho “người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất” của người có tính mạng bị xâm phạm được bồi thường tổn thất về ti
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM:
BTTHNHĐ (phần chung, tiếp) và BTTNHĐ (phần cụ thể)
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Nhật Thanh
Lớp: DS48A2 – Nhóm: 1.8
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2024.
Nguyễn Lê Trầm Hương 2353801012072
Phạm Ngọc Phương Khánh 2353801012085
Nguyễn Thuy Khuê (nhóm trưởng) 2353801012089
Đào Z Hà Cát Khánh Linh 2353801012095
Trang 2MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG 1 Câu 1.1 Những điểm mới về Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường? 1 Câu 1.2 Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 5 Câu 1.3 Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao? 7 Câu 1.4 Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên? 7 Câu 1.5 Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần 8 Câu 1.6 Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm? 9 Câu 1.7 Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? 9 Câu 1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm? 9 VẤN ĐỀ 2 XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI) 10 Câu 2.1 Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào? 11 Câu 2.2 Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không? 11 Câu 2.3 Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường? 12 Câu 2.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới 12 Câu 2.5 Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ? 12 Câu 2.6 Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ? 13 Câu 2.7 Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó 13 Câu 2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới 14 Câu 2.9 Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường? 14 Câu 2.10 Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu? 15 Câu 2.11 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải 15 VẤN ĐỀ 3 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA 16
Trang 3Câu 3.1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời 16 Câu 3.2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời 17 Câu 3.3 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ
và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 17 Câu 3.4 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 18 Câu 3.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử 19 Câu 3.6 Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại.
20
Câu 3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật) 20 VẤN ĐỀ 4 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA 21 Câu 4.1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà Bộ luật Dân sự 2015 còn có thêm quy định của Điều 600? 21 Câu 4.2 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra? 22 Câu 4.3 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 22 Câu 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều
600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận) 22 Câu 4.5 Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? 23 Câu 4.6 Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? 23 Câu 4.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại 24 Câu 4.8 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường 24 Câu 4.9 Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao? 25 Câu 4.10 Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) không? Vì sao? 26 Câu 4.11 Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 26 Câu 4.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả) 27
Trang 4VẤN ĐỀ 5 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA 28
Câu 5.1 Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật” 28
Câu 5.2 BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không? 28
Câu 5.3 Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào? 29
Câu 5.4 Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra? 29
Câu 5.5 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? 30
Câu 5.6 Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 30
Câu 5.7 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại. 31
Câu 5.8 Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại? 32
Câu 5.9 Việc Toà án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có thuyết phục không? Vì sao? 32
VẤN ĐỀ 6: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 34
Trang 5VẤN ĐỀ 1 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai tỉnh Gia Lai
Nguyên đơn là bà Vũ Thị Nhị kiện bị đơn là anh Vũ Minh Hiếu yêu cầu anh phải bồi thường cho bà với lý do anh Hiếu đánh bà Nhị gây thương tích dẫn đến thiệt hại Quyết định của Tòa án, chấp nhận yêu cầu của bà Nhị và buộc anh Hiếu phải bồi thường thiệt hại cho bà Nhị do sức khỏe bị xâm phạm
Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Bị cáo (Nguyễn Văn A) và người bị hại (Chu Văn D) đều là phạm nhân sinh hoạt cùng buồng giam, do mâu thuẫn nên bị cáo đã dùng chân đá thẳng vào vùng ngực của bị hại dẫn đến tử vong Tòa án quyết định buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình người bị hại bao gồm tiền chi phí mai táng cho người bị hại là 51.000.000 đồng, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình người bị hại là 100.000.000 và phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên của bị hại mỗi tháng với số tiền là 605.000 đồng
Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên
Gia đình của người bị hại là Kpá Hờ Miên làm đơn tố cáo hành vi của bị cáo Ksor Y Ký
về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” Ký đã dùng vũ lực khống chế, đe dọa và thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của Miên, khi Miên mới 14 tuổi 02 tháng Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em Tòa án không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, tuyên bố phạt bị cáo 7 năm 6 tháng tù và bồi thường thiệt hại cho bị hại
Câu 1.1 Những điểm mới về Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về tổn thất tinh thần được bồi thường?
Quan điểm tác giả: 1
442 Trường hợp được bồi thường: Bộ luật Dân sự 2005 ghi nhận một cách minh thị khả năng được bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh
dự, nhân phẩm, uy tín và thi thể bị xâm phạm
Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác thì Bộ luật Dân sự 2005 không thực sự
rõ như trường hợp tài sản bị xâm phạm hay mồ mả bị xâm phạm Thực tiễn xét xử tại Tòa án địa phương về chủ đề này cũng không thực sự thống nhất Để hạn chế bất cập này, trong dự thảo năm 2012, chúng tôi đề xuất bổ sung khả năng được bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm, mồ mà bị xâm phạm
Đối với tài sản bị xâm phạm, phía Chính phủ cũng như Quốc hội không thực sự ủng hộ nên chưa thiết kế quy định rõ ràng về chủ đề này Đối với trường hợp mồ
mả bị xâm phạm, khoản 3 Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận khả năng bồi thường bằng một khoản tiền “để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
1 Đỗ Văn Đại (2016), “Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Nhà xuất bản
Hồng Đức, tr.488
Trang 6thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này”
443 Người bồi thường: Khi bàn về bồi thường tổn thất tinh thần, Bộ luật Dân sự
2005 xác định người bồi thường là “người xâm phạm” Cụ thể, Bộ luật Dân sự
2005 quy định “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường” (khoản 2 Điều 609), “Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường” (khoản 2 Điều 610), “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường” (khoản 2 Điều 611) và “Người xâm phạm thi thể phải bồi thường” (khoản 3 Điều 628)
Hướng xác định như vậy chỉ đúng nếu thiệt hại do chính hành vi của con người gây
ra trong khi đó sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như do tài sản gây ra Hơn nữa, đối với trường hợp xâm phạm vừa nêu cũng như trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người phải bồi thường có thể không phải là người xâm phạm như trường hợp cha mẹ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra Lý luận truyền thống về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thực tiễn xét xử đã chứng minh rõ ràng rằng khái niệm “người xâm phạm” và “người chịu trách nhiệm bồi thường” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Do các quy định trên được áp dụng cho cả thiệt hại không do con người gây ra hay cho cả trường hợp thiệt hại do người gây ra nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường không là người có hành vi xâm phạm, nên trong dự thảo năm 2012 chúng tôi đề xuất thay bằng cụm từ “người chịu trách nhiệm bồi thường”
Cuối cùng, liên quan đến chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, Bộ luật Dân sự
2015 đã theo hướng “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong rường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường” (khoản 2 Điều 590), “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường” (khoản 2 Điều 591), “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường” (khoản 2 Điều 592), “Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường” (khoản 3 Điều 623) và “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường” (khoản 3 Điều 627) Với hướng mới này, người chịu trách nhiệm bồi thường có thể
là người trực tiếp xâm phạm tới các lợi ích vừa nêu, là chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại đối với các lợi ích đó hay là một chủ thể khác người trực tiếp xâm phạm (như cha mẹ đối với con chưa thành niên, pháp nhân đối với người của pháp nhân )
444 Mức bồi thường: Bộ luật Dân sự 2005 theo hướng ấn định mức tối đa khi các bên không đạt được thỏa thuận Cụ thể, mức tối đa được xác định trên cơ sở “tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” Cơ sở để đối chiếu này đã được thay thế bằng “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” trong Bộ luật Dân sự 2015 vì có sự thay thế “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” cho “tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”
Trong dự thảo năm 2012, chúng tôi đề xuất tăng mức tối đa về bồi thường tổn thất
về tinh thần khi không có thỏa thuận vì các mức theo hướng của Bộ luật Dân sự
2005 là thấp Hướng này không được Bộ Tư pháp chấp thuận và, trong Dự thảo Chính phủ trình Quốc hội, các mức tối đa của Bộ luật Dân sự 2005 vẫn được giữ lại Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, nội dung này lại được đưa ra và cuối cùng, có hai trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 đã tăng mức tối đa khi các bên
Trang 7không đạt được thỏa thuận Cụ thể, đối với sức khỏe bị xâm phạm thì Bộ luật Dân
sự 2005 ấn định “mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” còn Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng ẩn định “không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 590), đối với tính mạng bị xâm phạm thì Bộ luật Dân sự 2005 ấn định “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” còn Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng
ấn định “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” (khoản
2 Điều 591) Quy định tăng mức bồi thường này một mặt bảo vệ tốt hơn cho người
có sức khỏe bị xâm hại hay gia đình của người bị chết, một mặt tăng cường tính răn đe của pháp luật dành cho người gây thiệt hại, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự công bằng xã hội tốt hơn
Về mức bồi thường tối đa khi không có thỏa thuận (rất phổ biến), Bộ luật Dân sự
2005 không thực sự rõ ràng đối với trường hợp khi một gia đình có nhiều người chết cùng lúc Thực tế, trong một vụ việc có 3 người trong gia đình chết, tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm không thống nhất (lúc là 60 tháng lương tối thiểu, lúc là
180 tháng lương tối thiểu) còn Tòa giám đốc thẩm thì lại không rõ ràng Do đó, trong dự thảo năm 2012, chúng tôi đã đề xuất theo hướng làm rõ nội dung này trong Bộ luật Dân sự với hưởng mức tối đa mày “đối với trường hợp một cá nhân chết” Hướng này không được Bộ Tư pháp chấp nhận và trong Dự thảo Chính phủ trình Quốc hội không có nội dung vừa nêu (giữ quy định của Bộ luật Dân sự 2005) Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo trước khi Quốc hội thông qua, chúng tôi lại đưa vấn đề này ra bàn luận Sau một cuộc tranh luận gay gắt, Dự thảo được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định về chủ đề này Ngày nay, khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định “nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người
có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” Như vậy, mức tối đa là chỉ áp dụng cho một người có tính mạng bị xâm phạm và hướng này đã được phát triển cho các trường hợp sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng như trường hợp thi thể bị xâm phạm tại Điều
606 (“tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm”)
445 Người được bồi thường: Liên quan đến bồi thường thiệt hại do xâm phạm tới
mồ mả, ngôn từ được sử dụng trong dự thảo năm 2012 theo hướng dành cho
“những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết” Tuy nhiên,
Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng dành cho “những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết” Cụm từ “theo thứ tự hàng thừa kế của người chết” theo hướng mở rộng hơn nhưng theo trật tự của các hàng thừa kế
Liên quan đến tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ ghi nhận cho
“người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất” của người có tính mạng bị xâm phạm được bồi thường tổn thất về tinh thần và điều này đã dẫn đến trường hợp Tòa
án Việt Nam không cho bà được bồi thường khi cháu có tính mạng bị xâm phạm và không cho em được bồi thường khi anh có tính mạng bị xâm hại Ở các nước công nghiệp phát triển, pháp luật cho phép những người thân thích gần gũi được bồi thường tổn thất về tinh thần (không giới hạn ở hàng thừa kế thứ nhất như chúng ta) trong khi đó người Việt Nam chúng ta sống rất duy tình thì bà lại không được bồi thường khi cháu có tính mạng bị xâm phạm, em không được bồi thường khi anh chết và ngược lại Do đó, trong dự thảo năm 2012, chúng tôi đề xuất thay “người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất” bằng “người thân thích gần gũi” của người
có tính mạng bị xâm phạm Với hướng này “cha mẹ, vợ chồng, con” thuộc hàng
Trang 8thừa kế thứ nhất của người có tính mạng bị xâm phạm là người thông thường được bồi thường nhưng không phải là người duy nhất có thể được bồi thường (người thân thích khác như ông bà, anh, em người có tính mạng bị xâm hại cũng có thể được bồi thường)
Dự thảo Chính phủ trình Quốc hội đã theo hướng trên với quy định ghi nhận “bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người bị thiệt hại” Tuy nhiên, trước khi Quốc hội thông qua Dự thảo, quy định cũ lại được khôi phục và đây là điều rất đáng tiếc
Quan điểm của nhóm:
Thứ nhất, có sự thay đổi về chủ thể Thay đổi “Người xâm phạm” (Bộ luật Dân sự 2005)
thành “Người chịu trách nhiệm bồi thường” (Bộ luật Dân sự 2015) Việc thay đổi này mở cho thấy đối tượng phải bồi thường đã được mở rộng Có thể thấy là pháp luật muốn người bồi thường ở đây không còn chỉ là người xâm phạm nữa mà có thể rộng ra như đối với trường hợp người chưa thành niên xâm phạm thì trách nhiệm bồi thường có thể do cha, mẹ, người bảo hộ chịu thay hoặc là khi chủ thể gây thiệt hại không phải là người mà
là do vật nuôi, cây cối, công trình, thì chủ sở hữu sẽ là người phải bồi thường thiệt hại
Thứ hai, về mức bồi thường nếu không có thỏa thuận giữa hai bên có sự thay đổi như
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều
590 Bộ luật Dân sự
“ nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không qua năm mươi lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định.”
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều
691 Bộ luật Dân sự 2015
“ nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng
bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định.”
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều
592 Bộ luật Dân sự 2015
“ nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ
Trang 9sở do Nhà nước quy định.”
Bồi thường thiệt
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều
606 Bộ luật Dân sự 2015
“ nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Bồi thường thiệt
Có thể thấy mức đền bù ở pháp luật hiện hành đã được nâng cao hơn so với luật cũ Việc nâng mức đền bù vậy giúp cho người bị thiệt hại nhận được sự bồi thường một cách đầy
đủ hơn, phù hợp hơn trong trường hợp nếu hai bên không có thỏa thuận Tuy nhiên, mức bồi thường này chỉ là mức trần trong trường hợp không có thỏa thuận, việc bồi thường cụ thể còn phụ thuộc vào quyết định của Tòa
Câu 1.2 Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài
Quan điểm của nhóm:
Hiện nay vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm đã được chấp nhận ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ, có thể được nhận thấy thông qua các án lệ sau: (i) Khi xâm phạm đến kỷ vật (memorabilia), vật gia truyền (heirlooms):
Một số tiểu bang đã chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là kỷ vật hoặc vật gia truyền Theo đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường những thiệt hại về tình cảm khi các tài sản này bị mất hoặc hủy hoại Điều này dựa trên quan điểm cho rằng, không giống như các loại tài sản cá nhân khác, kỷ vật và vật gia truyền không có giá trị thị trường hay chức năng sử dụng thực tế Chúng được giữ gìn
vì lý do tình cảm và không thể thay thế bằng bất cứ thứ gì tương tự Cách đây một thế kỷ, người ta nhận ra rằng đã có án lệ cho phép bồi thường tổn thất về tinh thần khi những hình ảnh gia đình hoặc vật gia truyền bị xâm phạm Cho đến ngày nay, cùng đã có nhiều
vụ tranh chấp liên quan đến nội dung này được các Tòa án đưa ra xét xử trên thực tế: Trong Edmonds v United States, 563 F.Supp.2d 196,204 (D.D.C 2008): nguyên đơn Edmonds - một cựu nhân viên liên bang đã kiện bị đơn, người chủ cũ của mình (Chính phủ), cho hành vi cố ý xâm phạm theo Đạo Luật Liên Bang Tort Claims, 28 U.S.C.S.2671-2680 Các nhân viên bị cáo buộc rằng khi cô bị sa thải cô không được phép lấy tài sản cá nhân của mình Do đó, Chính phủ đã cố tình tước đoạt ba tấm ảnh của cha
cô (Tiến sĩ Deniz) mà lẽ ra chúng thuộc về cô Chính phủ đã không tranh cãi trách nhiệm đối với yêu cầu cho sự mất mát của ba bức ảnh, nhưng tranh cãi về số thiệt hại để được
Trang 10trao cho cô Edmonds về sự mất mát của ba bức ảnh này Nguyên đơn đã chứng minh về vai trò vô cùng quan trọng của bức ảnh thứ nhất và thứ hai đối với cuộc sống của cô Bức ảnh thứ ba được chụp tại đám cưới của cô vào năm 1992 Trong khi các nhân viên khẳng định không có bất kỳ giá trị đặc biệt đối với cả ba bức ảnh, cô đã chứng minh rằng bức ảnh thứ nhất và bức ảnh thứ hai có giá trị đặc biệt với cô ấy Những hình ảnh này có ý nghĩa đặc biệt đối với cô vì chúng ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của cha cô Chính những bức ảnh này đã giúp cho cô ở được gần cha cô hơn và cô đã xem ông như là hình mẫu cho cuộc sống của mình sau khi ông qua đời Cô khai rằng: “Cuộc sống của ông và cách mà ông đã vượt qua những khó khăn, thử thách là hình mẫu để tôi hướng tới, tôi đã học được bài họcđó là không bao giờ được bỏ cuộc và phải làm việc chăm chỉ cho những thứ quan trọng Vì vậy, nó định hướng toàn bộ lối sống, quan điểm của riêng tôi” Chính vì thế, khi những bức ảnh này bị mất đi, cô đã có những tổn thất rất lớn về mặt tinh thần Vấn đề bồi thường thiệt hại đã được Tòa án xét xử vào ngày 20/5/2008 Tòa án kết luận rằng Chính phủ phải bồi thường thiệt hại cho cô Edmonds để
bù đắp g cho những giá trị đặc biệt về mặt tinh thần của hai hình ảnh đầu tiên bị mất và để
bù đắp cho những giá trị danh nghĩa của bức ảnh thứ ba Phán quyết 1 đà chấp nhận cho
cô nhân viên Edmonds số tiền 1 được bồi thường thiệt hại là $ 5.005 Theo đó, òa án cho rằng bức ảnh thứ nhất và bức ảnh hai - phải được định giá ở mức 2.500 USD mỗi bức ảnh
Cô Edmonds đã không chứng minh về giá trị đặc biệt nào với bức ảnh thứ ba Do đó, Tòa
án yêu cầu đền bù thiệt hại danh nghĩa là 5 đô la cho việc mất bức ảnh thứ ba 2
(ii) Khi thú cưng bị xâm phạm, theo pháp luật, chúng thường được xem như tài sản Tuy nhiên, một số tòa án đã thừa nhận rằng “vật nuôi không chỉ là một tài sản đơn thuần, mà còn chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng chủ nhân và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cá nhân.” Do đó, quan điểm pháp lý này đã dần thay đổi tại một số bang
ở Hoa Kỳ Sự thay đổi trong thái độ pháp lý được minh chứng qua việc các tòa án cho phép người bị hại yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần, khi mất thú cưng do hành vi cố ý hoặc vô cùng cẩu thả của người khác Điều này cho thấy sự công nhận rằng mối quan hệ với thú cưng vượt xa giá trị vật chất, mà còn gắn liền với tình cảm sâu sắc của con người Các án lệ điển hình như:
Tại bang Hawaii: một gia đình được bồi thường $ 1.000 cho nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu đựng khi con chó chín tuổi của họ đã chết vi kiệt sức do nóng sau khi nhân viên cơ quan nhà nước ở Hawaii bỏ nó lại trong thùng xe tải không thoáng khí dưới ánh mặt trời
13 Tương tự, ở bang Florida, một gia đình đã khởi kiện và giành được $13.000 sau khi con chó của họ đã bị thương nặng trong một bệnh viện động vật ở Florida và sau đó đã bị chết Con chó đã được đặt trên một miếng nệm nóng trong gần hai ngày mà không có sự chăm sóc, và bị bóng rất nặng Tòa án cho phép Ban hội thẩm, khi quyết định khoản tiền bồi thường thiệt hại cho gia đình, để xem xét tổn thất về tinh thần của họ đã chịu đựng Một vài năm sau đó, một tòa án khác đã phán quyết rằng sự bồi thường như vậy là không được phép theo luật tiêu bang, mà đòi hỏi một chấn thương thể chất trước khi chẳn thương tình cảm có thể được xem xét
Tại bang New York, một thẩm phán cũng đã đồng ý yêu cầu bồi thường $ 700 cho một người phụ nữ khi cô phát hiện xác ở trong quan tài là một con mèo chứ không phải là con chó của cô Bệnh viện động vật nơi mà con chó đã chết dường như đã không cung cấp di
2 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2007), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – kinh nghiệp
từ pháp luật nước ngoài, Tạp chí khoa học pháp lý, số 08 (111)/2017, tr.35
Trang 11hài của con chó đến tổ chức chuyên sắp xếp tang lễ Các thẩm phán thấy rằng chủ sở hữu
đã bị sốc, đau đớn về tinh thần, và chán nản do sự mất mát di hài của con chó 3
Câu 1.3 Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?
Cơ sở pháp lý: Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015; điểm b khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí
tuệ 2005
Quan điểm của nhóm:
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm không được quy định rõ tại Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về bồi thường đối với tổn thất này
Căn cứ theo cơ sở pháp lý nêu trên, đối với Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm tuy nhiên vẫn chưa thực sự chi tiết và đầy đủ Điều 589 này chỉ tập trung chủ yếu vào thiệt hại, tổn thất về vật chất, tài sản bị mất, hư hỏng, giảm sút giá trị và chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại, mà không nêu rõ là có hay không việc bồi thường tinh thần trong các trường hợp bị xâm phạm tài sản Việc tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm phạm là có thể xảy ra, chủ sở hữu tài sản đó có thể chịu ảnh hưởng về tâm
lý, tinh thần Nhưng vì Bộ luật Dân sự 2015 không đề cập đến việc bồi thường tinh thần
bị thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm mà chỉ nhắc đến những bồi thường về thiệt hại về tài sản, vật chất nên việc bồi thường tổn thất tinh thần phụ thuộc nhiều vào nhận định và quyết định của Tòa án
Tuy nhiên, cũng có quy định về việc bồi thường tổn thất tinh thần trong những trường hợp khác như quy định tại Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm,uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.” Có thể thấy Luật
Sở hữu trí tuệ có đề cập đến tổn thất tinh thần Tuy nhiên trong các vụ xâm phạm tài sản thông thường, pháp luật hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc bồi thường tổn thất tinh thần
Nhìn chung, pháp luật vẫn có thừa nhận việc bồi thường tổn thất tinh thần tuy nhiên đối với các trường hợp xâm phạm tài sản thì vẫn còn chưa cụ thể và còn nhiều bất cập Do tổn thất tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, khó định lượng chính xác được dẫn đến việc xác định mức bồi thường gặp khó khăn Tuy nhiên, không vì khó xác định mà loại bỏ việc bồi thường tổn thất tinh thần bởi mục đích của bồi thường là nhằm hạn chế, bù đắp phần nào những thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm tài sản chịu
Câu 1.4 Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
Câu trả lời của nhóm:
Đoạn trong bản án số 08 cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015:
3 Nguyễn Tấn Hoàng Hải, tlđd (2), tr.36
Trang 12Theo quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “…Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của luật ban hành vẫn bản quy phạm pháp luật hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần
Và đoạn:
Xét thấy, sau khi bị Vũ Minh Hiếu đánh gây thương tích, tinh thần của bà Nhị bị khủng hoảng do bị thương tích, phải đi bệnh viện cấp cứu và trải qua thời gian điều trị tại Bệnh viện Quân y 15 Sau khi điều trị thì bà Nhị không đi làm việc được do vết thương chưa phục hồi hoàn toàn, ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của bà Nhị
và gia đình vì vậy Hội đồng xét xử nhận thấy yêu cầu về mức bù đắp tổn thất về tinh thần của bà Nhị yêu cầu là 24.200.000 đồng tương đương 20 tháng lương tối thiểu là có căn cứ
Đoạn trong bản án số 26 cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015:
Nguyễn Văn A phải bồi thường cho gia đình bị hại Chu Văn D bao gồm: tiền chi phí mai táng cho gia đình người bị hại, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại, tiền cấp dưỡng con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D
Và đoạn:
Áp dụng Điều 42 bộ luật hình sự năm 1999, Điều 584; Điều 585: Điều 586; Điều
589 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015: Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường chi phí mai táng phí đối với người bị hại, bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình người bị hại Chu Văn D là 151.000.000đ
Đoạn trong bản án số 31 cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015:
[2.2] Về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi duỡng, phục hồi sức khỏe Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu
Câu 1.5 Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Câu trả lời của nhóm:
Việc Tòa án không áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 trong các vụ việc liên quan đến tổn thất
về tinh thần là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định về bồi thường tổn thất về tinh thần tuy nhiên không đầy đủ Và trong quy định tại Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau” vì vậy
Trang 13đối với cùng một vấn đề mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định khác thì áp dụng Bộ luật Dân
Câu 1.7 Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?
Câu trả lời của nhóm:
Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm bị xâm phạm được kết hợp với nhau
Thực tiễn xét xử:
[2.2] Về bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi duỡng, phục hồi sức khỏe Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu
Và đoạn:
Mặt khác, ngoài quy định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như trên, thì bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều
592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở
Câu 1.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số
31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm?
Cơ sở pháp lý: Điều 590, Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015
Quan điểm của nhóm: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31 là hoàn toàn
hợp lí
Trong Bản án 31, Tòa đã áp dụng Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm và Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm cho thấy Tòa theo hướng kết hợp việc bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường tổn thất về tinh thần khi nhân phẩm bị xâm phạm
Thứ nhất, việc kết hợp bồi thường thiệt hại như vậy đã giúp Tòa bảo vệ tốt nhất quyền
lợi chính đáng của người bị hại trong vụ án là bé Miên Hành vi của Ký là nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về tình dục của phụ
Trang 14nữ, đặc biệt là trẻ em như bé Miên thì việc xâm hại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý và quá trình hình thành nhân cách của người bị hại Việc kết hợp cả hai loại bồi thường thiệt hại về sức khỏe và nhân phẩm bị xâm phạm có thể giúp cho nạn nhân bị tổn thất về tinh thần trong vụ án xâm hại tình dục được bồi thường số tiền bù đắp tinh thần cao hơn, giúp họ có thể dùng nó để chữa trị những chấn thương tâm lý của mình
Thứ hai, trên thực tế, nhiều Tòa án đã bác yêu cầu liên quan đến sức khỏe bị xâm phạm,
chỉ chấp nhận cho bồi thường thiệt hại do nhân phẩm bị xâm phạm với lý do hành vi hiếp dâm không gây ra ảnh hưởng về sức khỏe (Nguyên đơn không đưa ra được các hóa đơn chứng từ chứng tỏ mình bị ảnh hưởng về sức khỏe) Tuy nhiên, ở Bản án 31 Tòa xử lí:
Tuy các khoản chi phí điều trị và bồi dưỡng sức khỏe người bị hại không cung cấp được tài liệu chứng minh, nhưng đây là các khoản chi phí thực tế mà người bị hại
đã chi nên cần phải chấp nhận
Việc này là hoàn toàn hợp lý bởi một khi xâm phạm đến người khác thì bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường và người bị hại không cần chứng minh về những tổn hại do sức khỏe đưa ra Nếu trong trường hợp trên bé Miên không đưa ra được chứng cứ để chứng minh thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm thì tổn thất về tinh thần của bé vẫn tồn tại Việc bồi thường thiệt hại phù hợp và thỏa đáng sẽ an ủi, động viên, giúp đỡ phần nào bé Miên bởi những tổn thất mà bị cáo Kỳ gây ra bởi nó có thể để lại di chấn tâm lý, đi theo và ám ảnh bé Miên cả đời
Tóm lại, xu hướng kết hợp việc bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm và bồi
thường tổn thất về tinh thần khi nhân phẩm bị xâm phạm mà Tòa án áp dụng trong Bản án
số 31 là xác đáng, thiết thực và cần được mở rộng trong thực tiễn xét xử
VẤN ĐỀ 2 XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI)
Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai:
Chị Trương Thị Thu Hiền và bà Nguyễn Thị Kim Khánh khởi kiện anh Ngô Văn Lễ, chị Nguyễn Thị Thanh Hà và anh Nguyễn Nam Hải, yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khoẻ
bị xâm phạm và thiệt hại về tài sản Do đã có mâu thuẫn từ trước nên gia đình anh Lễ, chị
Hà, anh Hải và gia đình bà Khánh, chị Hiền có xảy ra xô xát với nhau Trong quá trình xô xát, chị Hiền bị thương tích dẫn đến tàn tật và một số tài sản thuộc sở hữu của gia đình chị
bị thiệt hại Tuy nhiên, không có đầy đủ chứng cứ để chứng minh anh Hải đã xâm phạm đến sức khoẻ của chị Do đó, việc bà Khánh yêu cầu anh Hải có trách nhiệm bồi thường là không đúng và anh Hải chỉ phải bồi thường 1/3 mức thiệt hại mà bà đã yêu cầu
Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn là bà Trần Thị Hộ kiện các đồng bị đơn là bà Lan, ông Bảo, bà Hồng, bà Tuyết, ông Dũng, bà Trang, bà Trinh, bà Thu, ông Phùng về việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại Sự việc bắt đầu khi bà Hộ chửi bới gia đình ông Bảo nên ông Bảo kêu các con đánh bà, gây thương tích 45%, trong đó bà Lan là người trực tiếp ra tay đánh vào mặt gây thương tích ở mắt trái làm cho bà Hộ bị loét giác mạc mắt trái và phải khoét
Trang 15bỏ nhãn cầu mắt trái Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng bà Hộ cũng có lỗi một phần nên tự chịu 20% Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật
Câu 2.1 Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp nào?
Cơ sở pháp lý: Điều 585, 587, khoản 4 Điều 601, khoản 3 Điều 603 Bộ luật Dân sự
2015
Quan điểm của nhóm:
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp sau:
Trách nhiệm liên đới bồi thường do cùng gây thiệt hại Cụ thể, tại Điều 587 BLDS năm 2015:
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm liên đới bồi thường của từng trường hợp từng người cũng phải tương ứng với mức độ lỗi, nếu không xác định được mức độ lỗi thì bồi thường thiệt hại theo từng phần bằng nhau
Trường hợp những người này cùng nhau thực hiện một hành vi hoặc là những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức được đó là hành vi trái pháp luật, có thể gây
ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành vi đó Trường hợp này nếu người gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên những người gây ra thiệt hại phải bồi thường, còn trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015
Trách nhiệm liên đới bồi thường trong trường hợp khác: pháp luật quy định minh thị các chủ thể cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại mà không cần yếu tố cùng gây thiệt hại Cụ thể tại khoản 4 Điều 601 Bộ luật Dân
sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại
Hoặc khoản 3 Điều 603 cũng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại
Trường hợp vừa cố ý vừa vô ý gây thiệt hại, hướng giải quyết sẽ tách thành từng bên có lỗi vô ý và bên có lỗi cố ý để giải quyết
Câu 2.2 Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?
Câu trả lời của nhóm:
Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh: có xô xát, giằng co giữa anh Hải, chị Hiền và chị Tám do xích mích nên những tài sản gần đó của bà Khánh bị thiệt hại
Thực tiễn xét xử: Trích phần “Xét thấy” của Bản án:
“Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, anh Nguyễn Nam Hải (là em vợ anh Lễ) từ 16 Lê Lợi đến nhà chơi nhà chị Hà và có đến mua thuốc lá tại nhà chị Hiền, tại đây anh Hải hỏi: “nhà có
Trang 16đàn ông không?” thì chị Tám và chị Hiền có phản ứng, hai bên đôi chối qua lại dẫn đến
xô xát, giằng co với nhau và có bể một số trứng và hãy hai chiếc ghế gỗ của bà Khánh” Theo đó, không xác định được người gây thiệt hại cho bà Khánh qua Bản án số 19 Vì cả
ba người là anh Hải, chị Tám và chị Hiền đều cùng xô xát, giằng co với nhau nên không thể xác định chính xác ai là người gây ra thiệt hại về tài sản cho bà
Câu 2.3 Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?
Thực tiễn xét xử: Tại phần “Xét thấy” của Bản án số 19, Tòa án đã theo hướng chị Tám,
chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường như sau:
“Về phần thiệt hại tài sản [ ] Xét về thiệt hại về tài sản của bà Khánh là do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bể… trong quá trình xô xát là có thật
Do vậy, cần buộc những người này phải liên đới bồi thường cho bà Khánh [ ]”
Câu 2.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015
Quan điểm của nhóm:
Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên đới là hợp lí và thuyết phục Bởi vì hành vi xô xát, giằng co của hai bên là chị Hiền, chị Tám với anh Hải là hành vi có lỗi, gây thiệt hại cho bà Khánh và có đủ những điều kiện để xác định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Khánh là trách nhiệm bồi thường liên đới của ba người
Việc xác định trách nhiệm bồi thường liên đới phải có đầy đủ 04 điều kiện sau: (1) Phải
có việc gây thiệt hại của nhiều người; (2) Hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau; (3) Phải có lỗi của những người cùng gây thiệt hại; (4) Phát sinh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại
Theo đó, việc chị Hiền chị Tám và anh Hải đã xô xát, giằng co với nhau và gây thiệt hại cho bà Khánh, đây là việc nhiều người cùng gây thiệt hại cho một người Chị Hiền, chị Tám và anh Hải đã xảy ra xô xát, giằng co khiến cho hai chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bể… gây ra thiệt hại cho bà Khánh Đây là hành
vi trái pháp luật thống nhất giữa ba người (chị Hiền, chị Tám và anh Hải), là hành vi có lỗi và khó có thể xác định được ai là người gây ra thiệt hại cho bà Khánh Cuối cùng, giữa việc ba người gây thiệt hại xảy ra xô xát, giằng co và việc bà Khánh bị thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau, hành vi của ba người là nguyên nhân gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản cho bà Khánh
Trường hợp nêu trên đã thoả mãn các điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường liên đới, thế nên, việc Tòa án xác định chị Hiền, chị Tám và anh Hải chịu trách nhiệm bồi thường liên đới với nhau là một hướng giải quyết thuyết phục, đúng logic và đúng theo quy định của pháp luật Chị Hiền, chị Tám và anh Hải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho
bà Khánh theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 2.5 Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ? Thực tiễn xét xử:
Trong Quyết định số 226, người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ là bà Nguyễn Huệ Lan
Cụ thể:
Trang 17Trong phần xét thấy của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao có đoạn: “Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Hộ là Nguyễn Huệ Lan ”
Và trong phần nhận thấy cũng đề cập: “Ngày 13/9/2003, bà Trần Thị Hộ đã bị bà Nguyễn Huệ Lan đánh vào mặt gây thương tích ở mắt trái làm cho bà Hộ loét giác mạc mắt trái và phải khoét bỏ nhãn cầu mắt trái.”
Vì vậy, bà Nguyễn Huệ Lang là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ
Câu 2.6 Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho
bà Hộ?
Thực tiễn xét xử:
Trong phần Nhận thấy của Quyết định có nêu rõ:
Như vậy, việc ông Bảo kêu các con đánh bà Hộ là hành vi trái pháp luật và đã gây hậu quả là bà Hộ bị chấn thương mắt trái, nên ông Bảo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bà Lan bồi thường thiệt hại cho bà Hộ
Trong phần Xét thấy của Quyết định có nêu rõ:
Song cũng cần phải xem xét trách nhiệm dân sự của người khởi xướng trong vụ án
cố ý gây thương tích là ông Trần Thúc Bảo, người đã kêu các con đánh bà Hộ, việc
bà Hộ bị thương tích dẫn đến hỏng mắt có quan hệ nhân quả của ông Bảo Do đó, cần buộc ông Bảo phải chịu trách nhiệm dân sự cùng với Nguyễn Huệ Lan
Câu trả lời của nhóm:
Trong Quyết định số 226, ông Bảo (cha chồng của bà Lan) là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ vì ông Bảo đã kêu các con đánh bà Hộ là hành vi trái pháp luật
và đã gây hậu quả là bà Hộ bị chấn thương mắt trái, việc bà Hộ bị thương có quan hệ nhân quả với hành vi trái pháp luật của ông Bảo nên ông phải liên đới chịu trách nhiệm dân sự cùng bà Lan
Câu 2.7 Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt tiền lệ đó
Câu trả lời của nhóm:
Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ Cụ thể trong Bản án số 21/2010/HSST ngày 23-6-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang:
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang xét các tang vật thu được, thương tích để lại trên người bị hại, cùng với các chứng cứ, tài liệu mà cơ quan điều tra đã thu thập trong hồ sơ
vụ án, truy tố bị cáo: Cường phạm hai tội “giết người” và “cố ý gây thương tích”, các bị cáo Phú, Nhựt, Lộc, Hậu phạm tội “giết người”, các bị cáo Tuấn, Phong (Ken), Phước phạm tội “cố ý gây thương tích” theo Bộ luật hình sự với bị hại là Khoa và Phong (Tư gà điều) Ông Đinh (cha ruột của bị hại Khoa) khai rằng chi phí điều trị và mai táng tốn kém hết 26.717.307 đồng Gia đình bị cáo Lộc, bị cáo Nhựt đã bồi thường được 13.400.000 đồng còn lại bị cáo Cường, bị cáo Phú, bị cáo Hậu chưa bồi thường nên yêu cầu bồi thường tiếp Tòa án xét rằng bị cáo Phú có tuổi đời chưa thành niên, sống lang thang, bố
mẹ địa chỉ không rõ ràng, không có điều kiện bồi thường nên cần buộc bị cáo Cường và ông Nhựt, cha ruột của bị cáo Hậu phải bồi thường tiếp phần còn lại cho ông Đinh Bị cáo Cường và ông Nhựt có thể khởi kiện yêu cầu bị cáo Phú hoàn lại khi đủ tuổi thành niên
Bị hại Phong tại cơ quan điều tra không yêu cầu bị cáo bồi thường trong quá trình chuẩn
bị xét xử sơ thẩm, anh Phong bỏ địa phương đi không rõ địa điểm rõ ràng không thể triệu tập Do đó khi anh Phong có yêu cầu cần tách ra giải quyết bằng một vụ án dân sự Bị cáo Nhựt và bị cáo Lộc đã bồi thường xong chi phí mai táng bị hại Khoa cho ông Đinh, bị
Trang 18cáo Cường và ông Nhựt phải liên đới bồi thường chi phí mai táng bị hại Khoa với số tiền
Câu 2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới
Cơ sở pháp lý: Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015
Câu trả lời của nhóm:
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm liên đới là hợp lý
Mặc dù bà Nguyễn Huệ Lan là người trực tiếp gây thương tích cho bà Hộ, Tòa án vẫn cân nhắc chú ý đến người khởi xướng trong vụ án này là ông Trần Thúc Bảo Vì ông Bảo đã
có hành vi kêu các con đánh bà Hộ và gây thương tích nghiêm trọng cho bà Hộ nên ông Bảo đã gián tiếp và có lỗi trong việc gây ra thương tích cho bà Hộ
Căn cứ vào Điều 616 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như sau: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau” Theo đó, Tòa án đã xét theo tính chất mức độ phạm tội của từng bị đơn cũng là mức độ lỗi đối với người bị thiệt hại để xác định số tiền phải bồi thường cho người bị hại là hoàn toàn hợp lý, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị hại Vì vậy, việc Tòa án giám đốc thẩm xác định ông Bảo phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại với bà Lan cho bà Hộ là thỏa đáng theo quy định của pháp luật
Câu 2.9 Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi thường?
Thực tiễn xét xử:
Nay bà được chị Hiền ủy quyền yêu cầu ông Lễ, bà Hà và ông Hải phải bồi thường tiền cơm thuốc, tiền công lao động cho người chăm sóc, khoản thu nhập bị mất của chị Hiền; và bồi thường thiệt hại về tài sản, cụ thể như sau:
- Tiền cơm thuốc: 3.000.000đ;
- Tiền xe cộ đi lại: 800.000đ;
- Tiền thuê công lao động nuôi bệnh (2 tháng 10 ngày): 2.200.000đ;
- Tiền mất thu nhập trong điều trị: 600.000đ x 12 tháng = 7.200.000đ;
- Tiền thiệt hại về tài sản: 800.000đ
Trang 19Tổng cộng: 14.000.000đ
Câu trả lời của nhóm: Bản án số 19, bà Khánh đã được chị Hiền ủy quyền yêu cầu bồi
thường 14.000.000 đồng bao gồm tiền cơm thuốc; tiền xe cộ đi lại; tiền thuê công lao động nuôi bệnh; tiền mất thu nhập trong điều trị và tiền thiệt hại về tài sản
Câu 2.10 Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
Thực tiễn xét xử:
Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ (ba trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó bà yêu cầu 800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và chỉ yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này Xét thiệt hại về tài sản của bà Khánh do xô xát giữa chị Tàm và chị Hiền với anh Hải đã dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bễ… trong quá trình xô xát là có thật Do vậy, cần buộc những người này phải liên đới bồi thường cho bà Khánh, tuy nhiên bà Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu đối với anh Hải, do đó tòa án chỉ xem xét phần trách nhiệm của anh Hải, buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu là 267.000đ (hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng)
Câu trả lời của nhóm: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường cho bà
Nguyễn Thị Kim Khánh số tiền 267.000 đồng do thiệt hại về tài sản
Câu 2.11 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải
Cơ sở pháp lý: Điều 298, Điều 616 Bộ luật Dân sự 2005
Xét Điều 298 Bộ luật Dân sự 2005 về “Thực hiên nghĩa vụ dân sự liên đới”, thì theo khoản 1 điều này: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Câu trả lời của nhóm:
Hướng giải quyết của Toà án nhân dân Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai là chưa hợp lý Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, bà Khánh có quyền yêu cầu anh Hải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nghĩa là hoàn trả cho bà 800.000đ Bởi vì khi thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, bên bị gây thiệt hại có thể yêu cầu bất cứ ai (thuộc bên gây thiệt hại) bồi thường cho mình Nếu xác định được mức độ lỗi của từng người bên gây thiệt hại thì khi đó Toà
án sẽ tiến hành phân chia trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi Còn nếu không xác định được thì mặc định rằng bên gây thiệt hại nói chung phải đền bù thiệt hại đầy đủ cho bên bị thiệt hại mà không cần quan tâm là ai là người có lỗi nhiều hơn Và sau khi hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ thì “một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì
có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình” (theo khoản 2 Điều 298 Bộ luật Dân sự 2005)
Trong Bản án cho biết bà Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu bồi thường đối với anh Hải, nếu xét theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì anh Hải phải đền bù toàn bộ số tiền mà bà Khánh đã bị thiệt hại (tức là 800.000 đồng) Còn việc yêu cầu chị Hiền và chị Tám thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với anh Hải là việc anh Hải sẽ phải làm sau khi thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với bà Khánh Vậy nên việc Toà án xác định anh Hải chỉ cần đền bù cho bà Khánh 1/3 số tiền (tức là 267.000 đồng) là chưa thoả đáng và đúng với quy định của pháp luật, chưa đảm bảo đầy đủ về quyền lợi cho bà Khánh
Trang 20VẤN ĐỀ 3 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY
RA
Tình huống: Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng thiệt hại là 10 triệu
đồng), lấy của Anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi đường được 2 triệu đồng) và một
xe đạp hiện đang gửi nhà một người bạn Sau khi bị bắt, Hùng khai là có ăn trộm một số
đồ vật của những người trong chợ và bán được 7 triệu đồng Hiện nay, Hùng không có bất
kỳ tài sản nào
Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nam Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thêm Tranh chấp về việc: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ đã ly hôn do con chưa thành niên gây ra Nội dung vụ án: Em Hậu chưa thành niên và không có tài sản riêng đã gây tai nạn cho nguyên đơn – bà Nam, khiến bà bị thương tích trên 30% Phía nguyên đơn yêu cầu phía bị đơn bồi thường thiệt hại là hơn 80 triệu đồng Phía bị đơn cho rằng mình đã ly hôn với ông Thụ (bố ruột Hậu) và theo Quyết định ly hôn thì Hậu do ông Thụ chăm sóc nên ông Thụ có trách nhiệm chịu toàn bộ số tiền bồi thường, bà không cần có trách nhiệm với hành vi của em Hậu Quyết định của tòa án: Chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn, buộc ông Thụ và bà Thêm liên đới bồi thường số tiền 42.877.000 đồng và liên đới chịu án phí là 1.992.000 đồng
Câu 3.1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015
Quan điểm của nhóm: Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
trong hai trường hợp sau đây:
Một là, đáp ứng điều kiện về người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Bộ luật Dân sự không đưa ra quy định quan
hệ giữa người gây thiệt hại và cha, mẹ là mối quan hệ giữa cha, mẹ ruột với con hay quan
hệ giữa cha, mẹ với con nuôi nên chúng ta có thể hiểu rằng quan hệ này được xác định là quan hệ cha, mẹ với con được pháp luật thừa nhận; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản riêng của con chưa thành niên chỉ là trách nhiệm khi tài sản của của cha, mẹ không đủ để bồi thường Hay nói cách khác, trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ là đầu tiên và toàn bộ4
Hai là, điều kiện của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu có thể chứng minh được không có đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình Do
đó, chúng ta trước hết cần xác định được tài sản của người chưa thành niên gây thiệt hại trong trường hợp này Nếu chưa xác định người gây thiệt hại có đủ khả năng tự thực hiện trách nhiệm bồi thường hay không mà đã tuyên cha, mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại phải bồi thường thì có thể dẫn đến trường hợp là sau khi tuyên án chúng ta mới
4 Nguyễn Trung Tín (2014), Trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 33