1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần kỹ năng giao tiếp Đề tài kỹ năng khen & phê bình

17 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng Khen & Phê bình
Tác giả Ngô Cẩm Nhung, Phan Quỳnh Như, Hoàng Anh Tường Vy, Nguyễn Hoàng Minh, Phạm Ngọc Đan Thư, Nguyễn Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Cúc
Trường học Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ năng giao tiếp
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 339,54 KB

Nội dung

Việc khen ngợi và phê bình là hai khía cạnh quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc của người nhận, vì thế sự nghiên cứu phải dựa trên những cơ sở lý th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH & ẨM THỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Đề tài: Kỹ năng Khen & Phê bình Giảng viên hướng dẫn: ThS PHAN THỊ CÚC

Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: 14DHQTKD06 _ 010100240010

TP Hồ Chí Minh, 30 tháng 9 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH & ẨM THỰC

Đề tài: KỸ NĂNG KHEN & PHÊ BÌNH Nhóm 1 Giảng viên hướng dẫn: ThS PHAN THỊ CÚC Trưởng nhóm: Ngô Cẩm Nhung _ 2040230414

Thành viên:

Phan Quỳnh Như _ 2040230424

Hoàng Anh Tường Vy _ 2013230643

Nguyễn Hoàng Minh _ 2013230285

Phạm Ngọc Đan Thư_ 2036230491

Nguyễn Hải Yến _ 2036230614

TP Hồ Chí Minh, 30 tháng 9 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em/ Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Kỹ năng Khen & Phê bình do tất cả các

thành viên nhóm 1 cùng thực hiện Chúng em xin cam kết về tính trung thực và minh bạch

trong quá trình thực hiện nghiên cứu và trình bày nội dung Việc khen ngợi và phê bình là

hai khía cạnh quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc

của người nhận, vì thế sự nghiên cứu phải dựa trên những cơ sở lý thuyết đúng đắn và kinh

nghiệm thực tế Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngô Cẩm Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Phan Thị Cúc đã tận tình giảng

dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô mà chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của mình Đây là lần đầu tiên chúng em làm bài tiểu luận, chúng em nhận thấy rằng với lượng kiến thức và những kinh nghiệm ít ỏi sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót trong bài Nhóm chúng em đã cùng nhau thảo luận và hoàn thành bài này một cách hoàn hảo nhất có thể Kính mong cô có thể thông cảm và góp ý giúp chúng em để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn Cuối cùng, một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu 6

3 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

B NỘI DUNG 8

KỸ NĂNG KHEN & PHÊ BÌNH 8

1 Kỹ năng khen 8

1.1 Khen là gì ? 8

1.2 Tác dụng của lời khen 8

1.3 Cách thức khen hiệu quả 9

2 Kỹ năng phê bình 11

2.1 Phê bình là gì? 11

2.2 Tác dụng của lời phê bình 11

2.3 Cách thức phê bình 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1 17

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kỹ năng khen và phê bình rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và công việc Nếu thiếu kỹ năng này, lời khen có thể trở nên sáo rỗng, không mang lại giá trị, trong khi phê bình có thể khiến người nghe cảm thấy tổn thương, dẫn đến phản tác dụng Đặc biệt trong bối cảnh học tập và làm việc nhóm, khả năng đưa ra phản hồi tích cực và hiệu quả sẽ giúp xây dựng một môi trường hợp tác, thúc đẩy sự tiến bộ chung Do đó, kỹ năng giao tiếp khen và phê bình trong quá trình viết tiểu luận là vô cùng cần thiết, không chỉ để nâng cao chất lượng làm việc mà còn cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm làm

việc

Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần biết cách đưa ra những lời khen đúng lúc giúp

khích lệ tinh thần và thúc đẩy sự tự tin của người viết, tạo động lực để họ tiếp tục cải thiện bài viết của mình Ngược lại, phê bình mang tính xây dựng sẽ chỉ ra những điểm yếu, sai sót, từ đó người viết có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn

Tuy nhiên, khen và phê bình không chỉ là việc nêu ra những ý kiến, mà còn là nghệ thuật giao tiếp để người nhận phản hồi cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng đón nhận ý kiến

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp khen và phê bình nhằm nâng cao khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, giúp người thực hiện phản hồi có thể đưa

ra những nhận xét mang tính xây dựng, khách quan và dễ tiếp nhận Kỹ năng này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ giữa người khen hoặc phê bình và người nhận phản hồi,

mà còn tạo điều kiện để bài tiểu luận được hoàn thiện và phát triển tốt hơn Nghiên cứu này còn giúp xác định các phương pháp tiếp cận phù hợp trong việc sử dụng ngôn từ khi đưa ra lời khen hoặc phê bình, đảm bảo sự cân bằng giữa tính tích cực và thực tế của nhận xét

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên, giảng viên và những người tham gia vào quá trình giáo dục Sinh viên thường là đối tượng nhận được nhiều khen và phê bình nhất thông qua quá trình học tập, vì vậy kỹ năng này có thể giúp họ cải thiện kết quả học tập và phát triển kỹ năng viết Đồng thời, giảng viên và những người đánh giá cũng cần nắm vững kỹ năng giao tiếp này để có thể đưa ra những phản hồi phù hợp, giúp đỡ sinh viên phát triển mà không gây cảm giác khó chịu hay áp lực

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu kỹ năng Khen & Phê bình qua nhiều khía cạnh quan trọng như: cách khen ngợi, phê bình hợp lý, mức độ tác động của chúng đến người nhận và những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc tiếp nhận phản hồi Ngiên cứu này nhằm để nâng cao hiệu quả truyền tải ý kiến và phát triển năng lực học tập của sinh viên Ngoài ra, nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng khen ngợi và phê bình trong việc thúc đẩy sự cải thiện kỹ năng làm bài và ứng dụng các kỹ năng vào cuộc sống và công việc

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp khen và phê bình bài tiểu luận đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp Đầu tiên là đọc giáo trình, đọc các bài nghiên cứu, sách vở về giao tiếp hiệu quả để nắm vững các nguyên tắc cơ bản về khen ngợi và phê bình từ đó

sẽ cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc Thứ hai là tham gia các buổi thảo luận nhóm

sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên thảo luận về trải nghiệm của họ, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của các phương pháp khen và phê bình Bên cạnh đó, việc quan sát trực tiếp trong môi trường học tập sẽ cung cấp thông tin về cách giáo viên thực hiện việc khen và phê bình, cũng như cách sinh viên phản ứng trong tình huống thực tế Thông qua các phương pháp này, nghiên cứu sẽ giúp xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện các phương pháp khen và phê bình trong môi trương giao tiếp

Trang 8

B NỘI DUNG

KỸ NĂNG KHEN & PHÊ BÌNH

1 Kỹ năng khen

1.1 Khen là gì ?

Là việc thể hiện sự công nhận và đánh giá tích cực về hành động hoặc thành tích của người khác, nhằm tạo động lực và khuyến khích họ tiếp tục nỗ lực

Ví dụ: "Con đã hoàn thành bài tập rất tốt Mẹ rất vui vì con đã chăm chỉ và sáng tạo

trong công việc của mình Tiếp tục phát huy nhé!"

1.2 Tác dụng của lời khen

Ai cũng thích nghe lời ngọt ngào, ai cũng muốn được tán thưởng tuyên dương bởi vậy nên cuộc sống cần có những “lời khen” Vậy nên nó thật sự mang lại nhiều lợi ích:

Phát triển các mối quan hệ

Trong giao tiếp, lời khen không chỉ đơn thuần là những câu nói xã giao mà còn là một công mạnh mẽ để xây dựng và củng cố các mối mối quan hệ Khi chúng ta biết cách sử dụng khéo léo những lời khen chân thành, chúng ta không chỉ tạo ra một bầu không khí tích cực mà còn truyền cảm hứng và động lực cho người khác

Khi chúng ta dành thời gian để quan sát và nhận ra những điểm mạnh, những nỗ lực của người khác, rồi bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình, chúng ta đang gửi đi một thông điệp

rõ ràng rằng chúng ta quan tâm đến họ và đánh giá cao những gì họ làm Cuộc sống là một chuỗi các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp nên lời khen sẽ giúp mối quan hệ chúng ta trở nên phát triển hơn

Ví dụ : Đồng nghiệp khen nhau: Những lời khen ngợi về ý tưởng, về sự hỗ trợ, về sự

hợp tác sẽ giúp đồng nghiệp gắn bó hơn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực ngày càng phát triển

Mang lại lòng trung thành

Lời khen đích thị là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng lòng trung thành Khi một người được đánh giá cao và ca ngợi, họ sẽ cảm thấy mình được trân trọng và có giá giá trị Cảm

Trang 9

giác này sẽ tạo ra một sợi dây liên kết bền chặt giữa họ và những người dành lời khen

Họ sẽ cảm thấy được quan tâm để đáp lại niềm tin tưởng và kỳ vọng đó bằng cách cống hiến hết mình

Ví dụ: Một công ty thường xuyên khen thưởng cho nhân viên xuất sắc sẽ giúp họ cảm

thấy công sức được ghi nhận thêm gắn bó trung thành hơn với công ty

Mang lại hạnh phúc

Về mặt tinh thần, theo một nghiên cứu của Mỹ, khi chúng ta nghe lời khen, một chất được gọi là dopamine được sản sinh ra trong bộ não của chúng ta Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, và nó liên quan với những cảm xúc của niềm vui, niềm tự hào, sự hài lòng, và hạnh phúc Vì vậy chúng ta nên áp dụng lời khen vào cuộc sống để ta và mọi người luôn hạnh phúc

Ví dụ: Một người chồng khen vợ về khả năng chăm sóc con cái nhà cửa sẽ khiến vợ

cảm thấy được yêu thương và trân trọng, từ đó tạo nên một gia đình hạnh phúc

1.3 Cách thức khen hiệu quả

Chân thành, hợp lý

Ví dụ: “Mình rất ấn tượng với báo cáo mà bạn vừa hoàn thành Cách phân tích dữ liệu

rất rõ ràng và sáng tạo Nhờ có báo cáo này, dự án của chúng ta sẽ tiến triển thuận lợi hơn rất nhiều " (Lời khen tập trung vào điểm mạnh cụ thể, thể hiện sự chân thành và đánh giá cao công sức của đối tượng được khen )

Cụ thể, đúng lúc

Ví dụ: Thay vì nói "Bạn làm tốt lắm! ", chúng ta có thể nói "Mình rất ấn tượng với cách

thuyết trình hôm nay của bạn Những slide của bạn rất trực quan và dễ hiểu Lời khen ngợi này vừa cụ thể, đúng trọng tâm có thể thể hiện sự quan tâm của bạn vào sự nỗ lực của người khác

Khen trước mặt càng nhiều người càng tốt

Quy tắc này đúng theo từng trường hợp Khen trước nhiều người có thể làm người được khen cảm thấy tự hào, nhưng cũng có thể tạo họ áp lực

Trang 10

Thay vào đó, hãy cân nhắc:

Khen riêng: Trong những trường hợp cần tạo động lực cá nhân hoặc chia sẻ những điều

riêng tư

Khen trước nhóm nhỏ: Khi muốn tạo động lực cho cả nhóm, khen ngợi trước mặt nhóm

nhỏ sẽ giúp mọi người cảm thấy được gắn kết và khuyến khích tinh thần làm việc nhóm

Khen trước công chúng: Chỉ nên khen ngợi trước công chúng khi người đó thực sự

muốn

Ví dụ:

Nên khen: Trong buổi họp nhóm, trưởng nhóm khen ngợi một thành viên đã đóng góp

ý tưởng sáng tạo cho dự án Điều này không chỉ giúp thành viên cảm thấy được ghi nhận

mà còn tạo động lực cho cả nhóm

Không nên: Khen một nhân viên mới vào công ty trước tất cả các đồng nghiệp kỳ cựu

về khả năng làm việc nhanh chóng Điều này có thể khiến các đồng nghiệp khác cảm thấy được so sánh và tạo ra sự cảm thông

1.3.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Nhận thấy sự khác biệt

Khi khen ngợi một ai, nhất định phải nhấn mạnh vào một điểm nào đó, tránh nói chung chung, ngôn từ cụ thể, khen ngợi đối phương về những ưu điểm mà ít ai phát hiện ra

Bước 2 : Khen thưởng kịp thời

Càng khen một người một cách chân thành , kịp thời và đúng lúc, họ sẽ càng thấy được tầm quan trọng của lời khen

Bước 3: Khen bằng nhiều cách khác

Không nhất thiết chỉ khen qua lời nói hay văn bản mà còn nhiều cách khác nhau Chúng

ta có thể khen ngợi bằng lời nói với hành động cho thấy sự đánh giá cao và tôn trọng của bạn đối với đối phương

Bước 4: Khen ngợi một cách thích hợp

Tất cả mọi người trong nhóm hoặc trong tổ chức, mỗi người có một tính cách khác nhau

Trang 11

và mỗi người sẽ có động lực làm việc khác nhau.Vậy nên khi đưa ra lời khen ngợi công khai bất cứ ai, hãy để ý đến nhu cầu của họ

1.3.3 Phân biệt khen và nịnh.

Giống nhau: Lời nói hoặc hành động nhằm tôn vinh, làm đẹp trong lòng người khác

Khác nhau:

Vô vụ lời, mục đích trong sáng Vụ lợi, toan tính cá nhân

Thường đi kèm với thưởng Thường đi kèm với biếu,

tặng

Ví dụ: Áo này đẹp quá Ví dụ: Chưa thấy cái áo nào

đẹp vậy

2 Kỹ năng phê bình

2.1 Phê bình là gì?

Là việc chỉ ra những điểm chưa tốt hoặc cần cải thiện, với mục đích giúp người nhận điều chỉnh và phát triển

Ví dụ: "Con cần xem lại cách trình bày của bài tập này Có một số lỗi chính tả và định

dạng chưa đúng yêu cầu Mẹ tin rằng con có thể làm tốt hơn nếu chú ý hơn vào các chi tiết."

2.2 Tác dụng của lời phê bình

Lời phê bình sẽ giúp ta nhận ra những khuyết điểm, hạn chế của bản thân để khắc phục, sửa chữa trở nên tốt hơn

Ví dụ: Lời phê bình từ khách hàng

Trang 12

Tình huống: Bạn nhận được phản hồi về sản phẩm/dịch vụ: "Sản phẩm của bạn rất tốt,

nhưng tôi thấy phần giao diện còn hơi khó sử dụng."

Phân tích: Khách hàng muốn được phục vụ tốt hơn Phản hồi của họ giúp bạn cải thiện

sản phẩm/dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Những lời phê bình có thiện ý sẽ góp phần giúp ta trưởng thành và hoàn thiện bản thân

Ví dụ: Bài báo của bạn rất hay, nhưng nếu bạn thêm vào một số ví dụ thực tế để minh

họa cho những lý thuyết đã nêu thì sẽ càng thuyết phục hơn

Lời phê bình khéo léo, tế nhị và chân thành sẽ giúp phát triển các mối quan hệ trong giao tiếp

Ví dụ:

Trong cuộc sống:

Thay vì: "Bạn nói chuyện lớn tiếng quá."

Nên nói: "Trong không gian yên tĩnh như thế này, tôi nghĩ chúng ta nên nói chuyện nhỏ nhẹ hơn một chút."

Trong các mối quan hệ:

Thay vì: "Bạn ích kỷ quá."

Nên nói: "Tôi cảm thấy hơi buồn khi không được bạn chia sẻ nhiều hơn trong vấn đề này."

Những lời phê bình là cơ hội để bạn nhận ra ai là người thực sự quan tâm và mong muốn mình tốt hơn

Ví dụ: Lời phê bình từ người thầy/cô:

Tình huống: Bạn nhận được nhận xét về bài làm: "Em đã làm rất tốt phần này, nhưng

phần kết luận còn hơi chung chung Em có thể làm rõ hơn không?"

Phân tích: Giáo viên muốn bạn học hỏi và phát triển Họ sẽ không chỉ đánh giá kết quả

mà còn chỉ ra những điểm bạn cần cải thiện để đạt được kết quả tốt hơn

Trang 13

2.3 Cách thức phê bình

Phê bình bắt đàu từ lời khen ngợi

Muốn xóa bỏ thành kiến, việc chúng ta cần làm là “khen trước, chê sau” Dùng những câu từ dễ nghe để giảm khoảng cách đôi bên, sau đó hãy đi đến những vấn đề cần phê bình, góp ý với đối tượng Như thế những “thành kiến” sẽ không trở thành hòn đá cản đường chúng ta đến mục tiêu mà nó còn giúp các mối quan hệ xung quanh không bị xấu

đi

Ví dụ: Em mở đầu bài thuyết trình rất ấn tượng, các phần còn lại nếu nội dung ngắn gọn,

rõ ràng thì chắc chắn sẽ thuyết phục hơn

Trước khi phê bình người khác, hãy phê bình bản thân

Tác dụng của việc tự phê bình bản thân là bạn tự tạo ra tình huống đặt hai người đối thoại vào vị trí ngang hàng nhau, nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng tâm lý giữa người phê bình và người bị phê bình

Ví dụ: Khi mới vào nghề, tôi cũng từng mắc phải những lỗi này nên tôi có thể hiểu

những sai sót của bạn

Gợi ý thay vì ra lệnh

Sự sai khiến sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu lãnh đạo nhưng có thể để lại ám ảnh trong lòng người khác, khiến họ nãy sinh tâm lí chống đối Thế nên, thay vì ép buộc người khác làm theo ý mình thì hãy đặt câu hỏi để tạo điều kiện cho người nhận cùng đưa ra quyết định Một khi được tham gia ra quyết định, họ sẽ chủ động thực hiện quyết định ấy một cách sáng tạo và tích cực nhất

Ví dụ: Cô nghĩ xem làm theo cách này có tốt hơn không?

Khi phê bình, hãy giữ thể diện cho người ta

Trong giao tiếp, việc giữ thể diện cho người khác là một điều hết sức quan trọng Thế nhưng, con người hay có thói quen tùy tiện quát nạt, phê phán, chỉ trích, phỉ báng người

Ngày đăng: 09/11/2024, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w