Âm nhạc tác động đến con người qua ngôn ngữ riêng của nó, bằng chủ đề âm nhạc, hình tượng âm nhạc, nội dung cũng như hình thức.Điều đáng chú ý là âm nhạc phát hiện các trạng thái nội tại
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC ******
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Đề tài: Nghệ thuật dân ca Nam Bộ
Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Anh ĐàoSinh viên thực hiện: Trương Thị Hồng ThắmLớp: K15.2
MSSV: 2156140064
TP Hồ Chí Minh, 2023
Trang 2Mục lục
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Cơ sở lý luận 3
2.1 Loại hình nghệ thuật âm nhạc 3
2.2 Khái niệm dân ca 3
3 Cơ sở thực tiễn 4
3.1 Tổng quan vùng Nam Bộ 4
3.2 Sự hình thành và phát triển của dân ca Nam Bộ 5
4 Đặc trưng nghệ thuật dân ca Nam Bộ 6
4.1 Dân ca của người Kinh (Việt) 6
4.2 Dân ca của người Khmer 13
4.3 Đặc điểm ngôn ngữ dân ca Nam Bộ 14
5 So sánh dân ca Nam Bộ với dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ 17
6 Chức năng của dân ca Nam Bộ 19
7 Thực trạng và bảo tồn nghệ thuật dân ca Nam Bộ 20
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống với những thể loại âm nhạc đa dạng Dân ca là một trong những thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, những làn điệu dân ca luôn nhẹ nhàng, mộc mạc, dễ nhớ Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, các điều hò, điệu lý Dân ca cũng mang những màu sắc khác nhau tùy địa phương, vùng miền, giọng nói và khi nói đến dân ca Nam Bộ, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến những làn điệu ngọt ngào, sâu lắng của tâm hồn con người vùng đất phương Nam Dân ca là thứ tài sản tinh thần quý giá dễ mang theo nhất của các dòng người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ và trong quá trình lưu truyền, phổ biến rộng rãi bằng phương thức truyền miệng trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa người Nam Bộ còn sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới làm phong phú thêm và tạo nên những đặc trưng riêng của kho tàng dân ca Nam Bộ Bởi tính đa dạng, độc đáo cũng như những giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật này nên tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật dân ca Nam Bộ” để làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kỳ.
2 Cơ sở lý luận
2.1 Loại hình nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc là một trong bảy loại hình nghệ thuật lớn của nhân loại
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật thời gian, sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng và những mong muốn của con người Âm nhạc tác động đến con người qua ngôn ngữ riêng của nó, bằng chủ đề âm nhạc, hình tượng âm nhạc, nội dung cũng như hình thức.
Điều đáng chú ý là âm nhạc phát hiện các trạng thái nội tại mà không cần phải miêu tả các hình thái bên ngoài của chúng như các loại hình nghệ thuật khác, nó chỉ tập trung biểu hiện cảm xúc và rung động trong quá trình phát triển liên tục và năng động của nó với tất cả các sắc thái và sự chuyển hóa phong phú Chính vì vậy người ta coi âm nhạc với con người bằng “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”, vì cơ sở nội dung trong hình tượng âm nhạc trước hết là những cảm xúc, những tình cảm của con người
Đối với âm nhạc, tình cảm không chỉ là đối tượng phản ánh gần gũi, sinh động, tinh tế nhất mà còn là phương tiện để trình bày một chân dung cuộc sống rộng lớn, đa dạng và phong phú hơn nhiều Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ, tinh tế, năng động để giáo dục thẩm mỹ, tình cảm cho con người
2.2 Khái niệm dân ca
Chưa có một định nghĩa nào đưa ra để giải thích chính xác được khái niệm dân ca là gì Người Đức gọi dân ca là volkslied (bài ca của nhân dân), người Pháp gọi là chanson
Trang 4populaire (bài ca phổ cập trong quần chúng) Ngay cả trong tài liệu của Việt Nam về dân ca hay công trình nghiên cứu của GS.TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” cũng không có khái niệm dân ca cụ thể, rõ ràng.
Dân ca Việt Nam là một thể loại nhạc cổ truyền, qua việc truyền miệng, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào các tác phẩm trong quá trình biểu diễn Do vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai.
Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản Những bài dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca mới dựa trên các làn điệu đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca.
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩa ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian”.
- Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ.
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa
Trang 5của sông Cửu Long Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo mang đến nhiều thuận lợi và một lượng mưa dồi dào.
Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hóa Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hóa Việt trong vùng Những đặc trưng chủ đạo này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hóa Nam Bộ Mặc dù đặc trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn hóa đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng chỉ ở Nam Bộ yếu tố sông nước mới nổi lên thành một đặc trưng chủ đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các thành tố văn hóa của các cộng đồng cư dân
Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú Đó là các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử Đó là kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát đồng dao, hát vọng cổ, hát ru Đặc biệt, hát vọng cổ và hát tài tử rất được người Nam Bộ yêu thích Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc là nói vè, nói tuồng, nói thơ Đây là loại hình tự sự dân gian khá phổ biến, phản ánh những nỗi niềm, tâm sự của người dân nơi đây Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Thạch Sanh – Lý Thông, Thoại Khanh – Châu Tuấn Hát bội (tuồng) từ miền Trung đưa vào đã phát triển mạnh mẽ trên đất Nam Bộ Hầu hết các lễ hội thường có kèm theo hát bội Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật cải lương là loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam Bộ và những thành tựu của ca nhạc, sân khấu dân gian và ca nhạc tài tử Nam Bộ, cùng với sự tiếp biến loại hình sân khấu kịch nói phương Tây, cải lương đã nhanh chóng trở thành một trong ba loại hình sân khấu dân tộc phổ biến ở Việt Nam.
3.2 Sự hình thành và phát triển của dân ca Nam Bộ
Trong quá trình di cư vào Nam Bộ của các dòng người Việt, họ đã mang vào vùng văn hóa này một thứ tài sản tinh thần vô cùng quý giá là dân ca, chủ yếu là dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ Đồng thời trong quá trình lưu truyền, phổ biến rộng rãi bằng phương thức truyền miệng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt văn hóa, các lễ hội người dân Nam Bộ còn sáng tạo thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới là phong phú thêm và tạo nên những đặc trưng riêng của kho tàng dân ca Nam Bộ Có thể nói chính những làn điệu dân ca Nam Bộ đã góp phần hình thành ngữ điệu, giọng ca mang đặc trưng của người Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ
Theo PGS-TSKH Bùi Mạnh Nhị, vùng đất Nam Bộ mới được khai phá hơn ba thế kỉ nay, dân ca Nam Bộ cũng chỉ thực sự được hình thành và khỏi sắc trong quãng thời
Trang 6gian đó Diện mạo ngôn ngữ dân ca Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ dân ca mà cha ông từ miền ngoài mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống ở mọi hoàn cảnh, mọi mục đích giao tiếp.
Dân ca Nam Bộ một mặt phản ánh nỗi niềm của những người con xa xứ thương nhớ đất tổ quê cha Điều này thể hiện rất rõ qua những câu hò, điệu lý, lời ru và đặc biệt là trong những bản đờn ca tài tử Bên cạnh đó, do sống trên một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, ruộng đồng xanh ngát, vườn trái cây trĩu nặng trái ngọt nên bản chất con người Nam Bộ hiếu khách, đôn hậu, tính tình cởi mở, trọng nghĩa tình nên dân ca Nam Bộ còn là những làn điệu tươi vui, dí dỏm, mộc mạc, vui tươi chứa đựng những nội dung vô cùng ý nghĩa về tình yêu, gia đình, quê hương ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người Nam Bộ.
4 Đặc trưng nghệ thuật dân ca Nam Bộ4.1 Dân ca của người Kinh (Việt) Lý Nam Bộ
Lý Nam Bộ là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, lý Nam Bộ có xuất phát từ nguồn gốc lao độn, không do bàn tay nghệ sĩ tạo nên mà chỉ là một hình thức nghệ thuật tự phát của quần chúng nhân dân trong quá trình khai phá và chinh phục vùng đồng bằng Nam Bộ.
Vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ nhà thơ Lê Giang - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm về dân ca và lý Nam Bộ
Ảnh: Phạm Thái Bình
Lý Nam Bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc Lý Nam Bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân Lý còn đề cập đến các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về
Trang 7tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng Các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Nam Bộ đã thống kê có khoảng hơn 200 điệu lý Nhạc điệu của chúng dựa trên thang âm ngũ cung của âm nhạc cổ truyền Nam Bộ, thêm vào những tiếng luyến láy, tiếng đệm làm cho giai điệu thêm phong phú và tiết tấu thường là nhịp đôi (2/4 hay 4/4).
Người dân miền Nam đặt tên cho các điệu lý dựa trên tên các con vật như: Lý con Sáo, Lý Chim quyên, Lý con Trâu, Lý Ngựa ô, Lý Qụa kêu ; tên cây cỏ như: Lý bông sen, Lý bông lựu, Lý cây khế, Lý cây ổi, Lý cây chanh ; tên các món ăn như: Lý bánh ít, Lý bánh canh, Lý dĩa bánh bò Ngoài ra, trong kho tàng các điệu lý Nam Bộ có một số điệu lý còn dựa vào xuất xứ của nghệ thuật “Bóng rỗi” mà đặt tên như điệu “Lý giọng bông”; dựa vào đặc tính của nhóm tiếng đệm mô phỏng các bậc âm của “chữ đờn” dân tộc, hoặc tiếng tụng niệm kinh kệ mà đặt tên như “Lý bản đờn”; cũng có trường hợp lấy địa danh cụ thể đặt tên như “Lý Ba Tri”, “Lý Cái Mơn”, “Lý Năm Căn” hay tên phong cảnh như “Lý cảnh chùa”, “Lý quán rượu”
Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ Những điệu lý Nam Bộ không chỉ đi vào sinh hoạt đời sống người dân từ hàng trăm năm trước mà di sản văn hóa phi vật thể này còn thể hiện tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của cư dân vùng sông nước phương Nam
Cái hay của các điệu lý Nam Bộ trước hết bởi nó là một loại dân ca sinh động về nội dung, phong phú về điệu thức, đa dạng về ngôn từ Thứ hai là nó có thể xuất hiện trong hầu hết các loại hình nghệ thuật dân gian của miền Nam, thường được xen vào các bài ca vọng cổ, vở tuồng cải lương Lời ca thì chân chất, mộc mạc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ hát nên nó thường được sử dụng rộng rãi trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong mọi thôn cùng ngõ hẻm ở quê hương Nam Bộ.
Trong dân ca miền Nam, lý là một làn điệu dân ca đặc trưng của những người nông dân mộc mạc Những lời ca trong những điệu lý luôn nói lên tinh thần tích cực và sức sống mạnh mẽ của người nông dân Lời lẽ thường chân thật và mộc mạc, không văn chương bóng bẩy, nhưng diễn tả được tình cảm, thể hiện được cá tính bộc trực, phóng khoáng của người Nam Bộ Mặc dù lời ca của những điệu lý miền Nam đa phần giống với những câu hát của ca dao, hò, vè vì chúng có vần điệu dễ hát, nhưng khác với ca dao, hò, vè ở chỗ lý mang tính nhạc (hát), trong khi các thể loại dân gian kia mang thuộc tính của thi ca (thơ).
Lý Nam Bộ có đặc điểm là ngắn gọn, mỗi bài chỉ có một lời, giai điệu có những quãng nhảy xa tạo nên sắc thái sâu lắng trầm mặc hơn so với các điệu lý ở các vùng, miền
Trang 8khác Mỗi điệu lý Nam Bộ đều có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm sản xuất như Lý đất giồng, Lý kéo chài chẳng hạn; hoặc ca ngợi những đức tính tốt của con người trong cuộc sống như Lý Ba Tri, ca ngợi cái đẹp trong thiên nhiên như Lý chim xanh; hoặc oán trách nhau như Lý lu là; hoặc mỉa mai, châm biếm bọn cường hào, ác bá như Lý con khỉ, Lý bình vôi, Lý con sam.
Hầu như trong các điệu lý miền Nam đều có hình bóng con sông, bến nước, làng quê với những giai điệu thật trữ tình, tha thiết, luôn chứa đựng tình cảm của người dân phương Nam luôn nhớ về quê hương, nhớ về ký ức của lứa đôi nơi quê nhà
Ví dụ như lời ca trong điệu Lý Cái Mơn: “Đàn cò bay về nơi thương nhớ Nhớ bến sông xưa in hình bóng của người yêu… Thuyền tình ơi hãy chờ đợi ta bao tháng năm trôi qua Nhưng người xưa vẫn luôn ngóng đợi tình chung” Không gian làng quê hiện ra trong điệu Lý Cái Mơn rất thơ mộng, lãng mạn với nỗi hoài niệm man mác Điệu Lý qua cầu có đoạn: “Trời bình minh chim về đây líu lo trên cành Như mọi ngày dòng sông với con đò mong manh…” Lý qua cầu cũng nói về một mối tình trên dòng sông, bến nước có cô lái đò và người lữ khách.
Và chuyện tình ấy có kết cuộc dang dở, buồn tênh Một điệu lý nữa cũng gắn liền với sông nước đó là Lý bông dừa: “Sông dài còn chảy xuôi theo dòng Mà sao xa vắng em tôi biết tìm nơi đâu Dòng sông còn chứa chan ân tình Nay dang dở tình đầu ta còn gắn đợi ai…” Với những dẫn chứng vừa kể trên, đã quá đủ để minh chứng điệu lý miền Nam phản ảnh tâm tư, tình cảm, tính cách của người Nam Bộ - cũng là biểu tượng của sự mộc mạc, phóng khoáng của cư dân sinh sống trên vùng đất màu mỡ này.
Lý Nam Bộ cũng như nhiều thể loại dân ca khác đã in sâu vào lòng người dân nơi đồng bằng Nam Bộ, từ thuở tiền nhân khai mở đất phương Nam Cho đến hôm nay, các điệu lý miền Nam đã thực sự chinh phục được đông đảo quần chúng, đặc biệt là người bình dân, bởi đề tài và nội dung vô cùng phong phú, phản ánh sống động mọi khía cạnh trong sinh hoạt thường ngày ở nông thôn Việt Nam Lý thể hiện tình cảm trong quan hệ giữa người với người: tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, bè bạn; thể hiện tinh thần lạc quan và yêu thương cuộc đời; ca ngợi cuộc sống và khát vọng hạnh phúc của con người… Nó như một di sản tinh thần nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn của con người phương Nam.
Hò
Hò là một điệu dân ca phổ biến ở Nam Bộ nói riêng Theo các nhà nghiên cứu, hò Nam Bộ hình thành theo quá trình các lưu dân vào phương Nam khai khẩn, đa phần lấy ca dao làm nền tảng thể hiện qua giọng ngâm, ru có luyến láy Qua thời gian dài, hò đã có những biến đổi thích nghi với những điều kiện mới.
Trang 9Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", "vịnh thán", hò thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng Âm điệu của các thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ Ví dụ như hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn
Việc xử lý kếu cấu này tùy thuộc vào phong cách, vào nội dung của từng vùng, nhằm thể hiện được tính cách riêng biệt, màu sắc độc đáo, chứ không phải là không có dụng ý Thông thường do ý nghĩa của nội dung lời hò giữ vai trò quyết định, nên giai điệu của hò này được tiến hành theo đường nét bình ổn, "lên dần" hoặc "xuống dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất, nhằm tạo ra một phong vị êm đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự", nặng đi vào chiều sâu lắng hơn là ầm ĩ, huyên náo Hoàn cảnh xã hội ngày càng thay đổi, nên nội dung và hình thức hò cũng được cải biên và bổ sung cho thích hợp Ví dụ như, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp chiếm được nhiều thắng lợi trên địa hạt chính trị, thì ở Nam Bộ, kế bên những loại hò mộc, hò huê tình, hò đối, hò thơ, hò truyện lại xuất hiện thêm một loại hò gọi là hò quốc sự Nội dung hò quốc sự đề cập đến những vấn đề chính trị cổ vũ và động viên tinh thần yêu nước của quần chúng Sau đây là một đoạn của hò quốc sự:
Nữ (vấn):
Hò ơi! Trên đời mọi vật bẩn nhơ Đều nhờ rửa nước trở nên trong lành Đến khi nước phải nhơ tanh
Lấy gì mà rửa xin anh phân cùng Nam (đáp):
Hò ơi! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay Hi sinh bao quản thân dài
Máu đào từng rửa, "nước" rày thành trong
Trang 10Thời xưa, người lao động trên đồng ruộng thường giao lưu bằng những câu hò Ảnh: DUY KHÔI
Nội dung lớn của hò phần lớn dựa trên cơ sở của lối thơ lục bát, nhưng khi xử lý thì có thể giữ nguyên, hoặc có khi lại mở rộng dài hơn để khớp với âm điệu của câu hò Vì thế việc sáng tác ra những câu hò được đông đảo quần chúng tham gia dễ dàng và nhanh chóng thu hút được sự hâm mộ của quần chúng Về tháng bảy âm lịch, thường là mùa cấy rộ và cũng là lúc mà các "vạn" cấy (như phường, hội) được có dịp trổ tài vừa cấy giỏi lại vừa hò hay và dĩ nhiên sau những lần gặp gỡ, biết mặt biết tài nhau là đến những lời hò hẹn cho những ngày sau mùa gặt hái
Có nhiều thể loại hò trong sinh hoạt văn hóa, sản xuất ở Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng khi thể hiện thì quy về 3 mối: “hò mép” còn gọi là “hò môi”, “hò văn” còn gọi là “hò sách”, “hò truyện” còn gọi là “hò tích”.
Hò mép là một loại hình mang tính ngẫu hứng, tức cảnh sinh tình, diễn ra trong một không gian, cảnh quan gắn liền với cảm xúc, cảm hứng của người thể hiện Người hò mép thường có năng khiếu sắp đặt văn nói sao cho hợp vần, êm tai trong một thời gian rất ngắn ngủi:
“Vai mang nóp rách Tay xách cổ quai chèo
Thương con nhớ vợ trông theo Để bớt vận nghèo anh phải ra đi”.
Hò văn hay hò sách tức là vận dụng những câu văn trong sách nho ghép vào câu hò Loại hò này đòi hỏi người sáng tác và người thể hiện phải có “kiến văn”, ít nhiều hiểu biết văn chương, điển tích, điển cố để không nhầm lẫn trong dụng ngữ Nhiều câu hò văn mang giá trị nội dung sâu sắc:
“Sách có câu phu xướng phụ tùy
Trang 11So hơn tính thiệt ích gì gia cang Phu lìa thê như chim kia trích cánh Thê lìa phu như như chim nọ lạc bầy.”
Vào thời Pháp thuộc, các tuồng, tích cổ điển được dịch ra phổ biến rộng rãi trong dân gian Mặc dù vậy, hò truyện không đơn giản là kể lại những truyện tích kia, mà vận dụng những câu chuyện đó để chuyển tải những nội dung đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, phản ảnh được nội tâm của nhân vật và ý chí của chủ thể:
“Chẳng thà em chịu đói chịu rách Học theo cách bà Mạnh, bà Khương Không thèm như con Võ Hậu đời Đường Làm cho bại hoại cang thường hư danh.”
Tuy nhiên, không phải lúc nào các thể loại hò cũng rạch ròi, mà trong quá trình giao lưu biểu diễn đã phát sinh ra sự cộng hưởng, hòa nhập, thẩm thấu kết hợp giữa các thể loại hò.
Vọng cổ
Vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Việt Nam Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) Bản vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải lương.
Dạ cổ hoài lang - Niềm tự hào của người dân Nam Bộ Ảnh: T.H
Trang 12Dạ Cổ Hoài Lang nguyên thủy là bản nhạc vọng cổ có 2 nhịp trong 1 câu Câu 2 nhịp, tuy nhiên, không thỏa mãn được nhu cầu của các nhà soạn nhạc Bản nhạc (bản vọng cổ luôn gọi là "bản", không gọi là "bài") được tăng lên 4 nhịp, tức nhịp tư, trong khoảng thời gian 1927-1935 Sau đó tăng lên nhịp tám năm 1936-1945, và cũng khoảng thời gian này được mang tên bản "Vọng cổ" Từ nhịp tám lên nhịp 16, 32, 64, 128 Bản thông dụng nhất hiện nay là bản nhịp 32.
Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử là nghệ thuật đặc trưng và là niềm tự hào của người dân nơi đây Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
Đờn ca tài tử cũng như con người Nam bộ phóng khoáng, hào sảng, chân thành, sâu lắng và thiết tha Do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn, nên mặc dầu trong đờn ca tài tử có rất nhiều điệu, nhiều giọng, nhiều hơi, nhưng các các điệu các hơi diễn tả nỗi u buồn, được người ca và người nghe thích thú, say mê trong diễn tấu, miệt mài trong thưởng thức Đờn ca tài tử nơi hội tụ của tình đất và tình nhười vùng đất phương Nam, có thể coi là tiếng vọng cội nguồn dân tộc, bởi vì hồn cốt châu thổ vẫn luôn sâu lắng, thấm đẫm, cuồn cuộn chảy mãi trong mạch sống người phương Nam.
Trang 13CLB Đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương Ảnh: NGUYỄN Á
Ngoài ra còn có một số thể loại khác như Nhạc lễ Nam Bộ - chuyên phục vụ cho các nghi thức quan trọng, hôn lễ, tang lễ, cúng tế; cải lương - được soạn thành bài bản, có đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và biểu diễn sân khấu
4.2 Dân ca của người Khmer
Chính vì địa lí cảnh quan môi trường miền sông nước Cửu Long đã tạo cho các cư dân sinh sống nơi đây sáng tạo nên những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm Bên cạnh dân ca của người Việt với những điệu lí, điệu hò mênh mông bát ngát là các làn điệu dân ca của người Khmer mang bản sắc nền Văn hóa Ăng-Co Nếu xét tính hình thức, dân ca Khmer Nam Bộ cũng có đủ các thể loại:
Dân ca lao động
Trong dân ca lao động của người Khmer nơi đây thể hiện rất rõ những công việc, nghành nghề cụ thể như: Hát quăng chài, tung lưới (Chriêng bong som nanh), hát đẫn gỗ (Chriêng cap chhơ), hát bổ củi (Chriêng puốcôs), hát chăm tằm (Chriêng chinh – Chôm neang) , hát quay tơ (chriêng rô qviy sốt), hát dệt vải (Chriêng treanh – som poôt), hát đi săn (Chriêng Pren bo banh), hát dã gạo (Chriêng bok Srâu)
Dân ca phong tục nghi lễ
Dân ca phong tục nghi lễ thể hiện tín ngưỡng của người Khmer với đức Phật mà họ tôn thờ, tùy theo nội dung trong buổi lễ mà có những nội dung bà hát cụ thể Hoặc trong đám cưới hay tang lễ đều có những làn diệu, âm hưởng của nội dung khác nhau