1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan Ở sinh viên khối y5 y khoa trường Đại học y dược thái bình năm 2024

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan
Tác giả Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hương, Ly Thị Tồng, Nguyễn Tuấn Điệp, Nguyễn Long Vũ
Người hướng dẫn Ths. Bùi Thị Quỳnh Anh - Bộ môn Mắt
Trường học Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Chuyên ngành Y khoa
Thể loại Dự án học thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 624,09 KB

Nội dung

MODULE DỰ ÁN HỌC THUẬTĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHỐI Y5 Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2024 Giảng viên hướng dẫn Ths Bùi Thị Quỳnh Anh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

MODULE DỰ ÁN HỌC THUẬT

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHỐI Y5 Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2024

Thái Bình- 2024

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

MODULE DỰ ÁN HỌC THUẬT

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở

SINH VIÊN KHỐI Y5 Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NĂM 2024

Giảng viên hướng dẫn Ths Bùi Thị Quỳnh Anh- Bộ môn Mắt

Nhóm sinh viên : Nhóm -K50E Trần Anh Tuấn Nguyễn Thị Hương

Trang 3

1.3.2 Đo trạng thái khúc xạ của mắt

1.4 Các yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị

1.4.4 Thói quen đeo kính và tái khám định kì

1.4.5 Yếu tố dinh dưỡng

1.5 Tình hình nghiên cứu thực trạng cận thị và yếu tố liên ở Việt Nam và trên thế giới.

1.5.1 Tại Việt Nam

1.5.2 Trên thế giới

1.6 Các phương pháp điều trị tật cận thị

1.6.1 Đeo kính cận đúng số

1.6.2 Đeo kính Ortho K

1.6.3 Phẫu thuật LASIK

1.6.4 Phẫu thuật PHAKIC

Trang 4

1.6.5 Phòng ngừa tật cận thị

1.7 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Y Dược Thái Bình – Thành phố Thái Bình

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

2.1.3 Thời gian nghiên cứu và thời gian thu thập số liệu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu

2.2.3 các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu, đánh giá kết quả nghiên cứu

2.2.4.1 Công cụ thu thập thông tin

2.2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu

CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.2 Thực trạng cận thị của sinh viên

3.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị của sinh viên

CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN

Trang 5

4.1 Thực trạng cận thị ở sinh viên khối Y5 y khoa của Trường Đại Học Y Dược Thái Bình

4.2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên ở sinh viên khối Y5

y khoa của Trường Đại Học Y Dược Thái

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn chúng em xin bảy tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS Bùi Thị Quỳnh Anh – Bộ môn Mắt, người cô đã luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu, động viên chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học và module dự án học thuật đã tổ chức giảng dạy tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận môn học mới đầy bổ ích và quan tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Chúng em cũng có đôi lời cảm ơn đến các bạn khối y khoa năm 5 đã đồng ý hỗ trợ bọn em để đề tài hoàn thành chỉnh chu và tốt nhất.

Xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã luôn đoàn kết, cố gắng, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình làm đề tài.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

Bảng ETDRS : Early Treatment Diabetic Retinopathy Study

LASIK : Laser Insitu Keratomileusis

PHAKIC : Thấu kính nội nhãn

DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.3.2 Phân độ cận thị

Bảng 2 1 Nhóm biến số về đặc điểm của sinh viên

Bảng 2 2 Tiền sử bản thân và gia đình

Bảng 2 3 Yếu tố học tập

Bảng 2 4 Thói quen sinh hoạt và chăm sóc mắt của sinh viên

Bảng 3.1 Một số thông tin chung nghiên cứu (n=400)

Bảng 3.2 Tiền sử mắc bệnh mắt và các thông tin khác của sinh viên (n=400)Bảng 3.3 hành vi học tập của sinh viên ở trường và về nhà

Bảng 3.4 Thực trạng cận thị của sinh viên (n=400)

Bảng 3.5 thực trạng cận thị của sinh viên tiếp (n=400)

Bảng 3.6 Thực trạng cận thị theo đặc điểm của sinh viên nghiên cứu(n=400)

Bảng 3.7 Thực trạng cận thị phân theo các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu tiếp(n=400)

Bảng 3.8 Thực trạng cận thị phân theo đặc điểm của sinh viên nghiên cứu (n=400)Bảng 3.9 Thực trạng cận thị phân thoe các đặc điểm của sinh viên nghiên cứu(n=400)

Trang 7

Bảng 3.10 Đặc điểm dân số học liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu(n=400)

Bảng 3.11 Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến cận thị của sinh viên nghiêncứu (n=400)

Bảng 3.12 Áp lực học tập liên quan đến cận thị của sinh viên nghiên cứu ( n=400)Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hành vi học tập với cận thị ở sinh viên nghiên cứu(n=400)

Bảng 3.14 Mô hình hồi quy đa biến

Bảng 3.15 Mô hình hồi quy đa biến( tiếp)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình trạng cận thị, đặc biệt là cận thị cao, đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu vớitốc độ đáng báo động, trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng Theo thống kệ năm

2016, khoảng 1,4 tỷ người trên thế giới mắc tật cận thị, chiếm 22,9% dân số[32]

Dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, đến năm 2050, gần một nửasân số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi cận thị Tại Việt Nam, tình trạng cận thị cũngđang diễn biến phức tạp Các số liệu thu thập từ trường học tại nội thành Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ học sinh mắc cận thị lên đến 50%, thậmchí ở một số trường đại học lớn, tỷ lệ này còn vượt quá 70%, với nhiều trường hợpcận thị nặng Cận thị ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực nhìn xa, hạn chế khả năngkhám phá môi trường xung quanh, đồng thời tác động trực tiếp đến việc học tập,sức khỏe và thẩm mỹ, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên Nếu không được pháthiện và điều trị kịp thời, cận thị có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc, thậm chí bongvõng mạc, gây mù lòa[1] Do đó, vấn đề cận thị học đường được xem là một trongnăm nguyên nhân hàng đầu cần ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòatoàn cầu[2] Mặc dù đã có một số nghiên cứu về tình trạng cận thị của học sinh ởcác cấp học tại Việt Nam, cho thấy tỷ lệ tăng dần theo cấp học, nhưng vẫn thiếuthông tin về tỷ lệ cần thị ở học sinh sau ba cấp học phổ thông, biệt là đối với sinhviên y khoa - những người thường xuyên phải dành nhiều thời gian cho việc học

tập và nghiên cứu Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: "Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khối Y5 Y khoa trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2024" với hai mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng cận thị ở sinh viên khối Y5 Y khoa trường Đại học Y DượcThái Bình năm 2024

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của sinh viên khối Y5 Y khoatrường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2024

Trang 8

Hình 1.

Ảnh của mắt bình thường và mắt cận thị.

Mắt bình thường có khả năng hội tụ ánh sáng chính xác tại võng mạc, cho phép

nhìn rõ các vật ở cả xa và gần, với thị lực thường đạt 10/10 hoặc cao hơn Trong

khi đó, mắt cận thị do có lực khúc xạ quá mạnh hoặc trục nhãn cầu quá dài, dẫn

đến điểm hội tụ của tia sáng nằm trước võng mạc Điều này gây ra hiện tượng hìnhảnh của vật bị mờ hơn thực tế Để khắc phục tình trạng này, người ta sử dụng thấukính lõm (phân kỳ) để điều chỉnh tia sáng, giúp chúng hội tụ đúng tại võng mạc.Viễn điểm của mắt cận thị là điểm thực mà từ đó người bệnh có thể nhìn rõ cácvật, thường nằm ở khoảng cách gần hơn so với mắt bình thường Thấu kính lõmtạo ra hình ảnh ảo ở viễn điểm, giúp người cận thị có thể nhìn rõ hơn [6]

Tật khúc xạ: là thuật ngữ chỉ chung các rối loạn về thị giác Mắt có tật khúc xạ,

các tia sáng song song từ vô cực đến mắt sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc khinhìn vật ở xa vô cực Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị [7],[16]

Tật khúc xạ được chia ra làm hai loại [23]:

- Tật khúc xạ hình cầu bao gồm cận thị và viễn thị: là hai dạng rối loạn thị

giác phổ biến Cận thị xảy ra khi ánh sáng hội tụ trước võng mạc, khiếnngười bệnh phải đưa vật thể gần mắt để quan sát rõ nét, hay còn gọi là “nhìn

Trang 9

gần” Ngược lại, viễn thị là tình trạng ánh sáng hội tụ sau võngmạc, buộc người bệnh phải đưa vật thể ra xa mắt để nhìn rõ, thường gọi là “ nhìnxa”.

- Tật khúc xạ không phải hình cầu( loạn thị): Loạn thị là tình trạng mắtkhông hội tụ ánh sáng đều đặn ở các hướng khác nhau, dẫn đến hình ảnh bị méo

mó Nguyên nhân của loạn thị có thể xuất phát từ giác mạc, thủy tinh thể, võngmạc hoặc do chấn thương Giác mạc bình thường sở hữu hình cầu ởtrung tâm, tương tự như bề mặt một quả bóng Khi giác mạc không duy trì hìnhdạng cầu, mắt sẽ bị loạn thị, khiến hình ảnh tập trung vào hai điểm khác nhau.Tình trạng này có thể khắc phục bằng kính viễn thị không phải hình cầu, hay còngọi là kính trụ

Cận thị là một tật khúc xạ trong đó các tia sáng đi vào mắt song song với trục

quang học được hội tụ phía trước võng mạc khi mắt không điều tiết Thường xảy

ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc do bán kính cong giác mạc quá lớn, thể thuỷ tinhtang công suất hoặc do cả hai yếu tố trên

1 2 Các nguyên nhân của cận thị và đánh giá.

1 2 1 Nguyên nhân

Thường thì, việc trục trước sau của nhãn cầu dài hơn bình thường, cộng với côngsuất hội tụ của nhãn cầu và thể thuỷ tinh tăng thêm [24] là nguyên nhân dẫn đếnviệc cận thị Kết quả của sự mất thăng bằng giữa áp suất nội mạc và độ cứng, tínhđàn hồi của củng mạc chủ yếu xuất phát do sự gia tăng độ dài của trục nhãn cầu

Áp lực nội nhãn gia tăng chủ yếu từ sự tăng tiết dịch nhờn, nguyên nhân chính chủyếu là từ sự điều tiết mắt quá mức khi nhìn gần kéo dài hoặc từ sự rối loạn chứcnăng và mất thăng bằng của hệ thần kinh thị giác và hệ tuần hoàn [25], [26]

Điều tiết quá mức sẽ dẫn đến sự co giật của mắt, với các biểu hiện như đau đầu,mỏi mắt, khả năng nhìn xa giảm và cận điểm quá gần Hiện tượng khúc xạ này sẽxảy ra sau thời gian dài nhìn gần và có thể làm trầm trọng hơn mức độ cận thị chohọc sinh [27], [28] Trong việc gia tăng độ dài trục nhãn cầu, củng mạc cũng đóngvai trò trong việc gia tăng độ cong và sự biến dạng, dẫn đến cận thị Thiếu hụt các

vi chất cần thiết, cụ thể là vitamin A, E và C, có thể gây giảm độ cứng của củngmạc, qua đó tăng khả năng bị cận thị [23]

1 2 2 Biểu hiện của cận thị [22], [23]

- Giảm khả năng nhìn xa, khiến người bệnh thường xuyên đặt các đồ vật gần kề thìmắt mới nhìn rõ

- Người bệnh không cảm thấy thoải mái, hay dụi mắt

Khi đối diện với ánh sáng gắt sẽ dễ gây chói mắt sẽ gặp khó khăn

- Muốn được nhìn rõ ràng hơn hay nheo mắt

- Trẻ em đặc biệt là đối với những người cận thị độ cao có sở thích đọc truyện

Trang 10

hoặc để điện thoại rất gần mắt.

- Mặc dù đáy mắt trông có vẻ rất bình thường, nhưng cảm giác nhức đầu và chóngmặt vẫn xảy ra

1 2 3 Đánh giá.

Một số phương pháp đánh giá như sau:

1 Phương pháp đo thị lực chủ quan (Dondes): Phương pháp này dễ dàng và tiệnlợi, chỉ cần một bộ kính và một bảng đo thị lực Tuy nhiên, vì phụ thuộc vào cảmgiác chủ quan của người bệnh cho nên độ chính xác không cao Vì vậy, cần phảixem xét cẩn thận và yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi trước khi đánh giá thị lực [30],[29] khi sử dụng trong thí nghiệm

2 Phương pháp soi gương khúc xạ (Streak retinoscopy): Đây là phương phápkhách quan, giúp xác định đúng tật cận thị của mắt thông qua kính hiển vi hoặcthiết bị soi gương khúc xạ Tuy nhiên, trong các nghiên cứu học đường thì phươngpháp này ít được sử dụng do tốn kém nhiều chi phí và đòi hỏi người thực hiện cần

có kiến thức mới đảm bảo kết quả chính xác [30], [31], [29]

3 Đo cận thị bán tự động (Auto refractometer): Đây là phương pháp phổ biến giúpxác định cận thị học đường, có ưu điểm là nhanh chóng và chính xác [1], [29].Người được thăm khám sẽ được tiêm thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1% ba lần,mỗi lần cách nhau 5 phút để loại bỏ tác dụng của sự điều tiết mắt Cần đợi khoảng

20 - 30 phút mới có thể đo sau lần nhỏ thứ ba

Bảng ETDRS (Hình 2) là bảng hay được sử dụng trong thí nghiệm và thực hành

lâm sàng, với các chữ cái có mức độ khó nhận biết cao hơn dựa trên nguyên lý logcủa góc phân giải tối thiểu (logMAR) [12] So với bảng Snellen thì bảng 6/12 cónhiều đặc điểm nổi trội, với các chữ cái đồng đều ở từng dãy, sự giảm độ khólogarithmic đồng đều giữa các dãy, cùng việc sử dụng các chữ cái có độ rõ nét caohơn

Thị lực thông thường được thể hiện dưới dạng số nguyên, chẳng hạn bảng 6/12,trong đó số 6 cho thấy khoảng cách mà người ta cần đứng để nhìn rõ những gì mộtngười có thị lực bình thường có thể nhìn từ 12 mét Khi viết theo đơn vị feet hoặc

0 50 trong bảng trên, điều này tương ứng với 20/40 Ở khoảng cách xa, Thị lựcbình thường là 6/6 mét hoặc 20/20 feet, thậm chí cao hơn Tuy nhiên, vì sự pháttriển không hoàn chỉnh của hệ thống thính giác và khả năng tiếp nhận thông tin tại

Trang 11

vỏ não [14] nên một số trẻ em trong độ tuổi mầm non từ 3 đến 6 tuổi có thể khôngđạt được mức thị lực bình thường [13].

Hình 2 Bảng ETDRS Hình 3 Autorefractor

1 3 2 Đo tình trạng khúc xạ của mắt

Đo khúc xạ là kỹ thuật nhãn khoa nhằm xác định tình trạng khúc xạ của mắt, vớikết quả được thể hiện qua đơn vị đi-ốp Hai phương pháp phổ biến nhằm đánh giátình trạng tật khúc xạ của mắt là phương pháp khúc xạ chủ quan và phương phápkhúc xạ khách quan

Phép đo khúc xạ chủ quan yêu cầu người đo cần có khả năng sử dụng một thiết bịcầm tay phải gọi là retinoscope Khi người quan sát dịch chuyển chùm sáng quađồng tử, họ quan sát các chuyển động tương đối của đồng tử và sử dụng một thấukính được điều chỉnh thủ công trước mắt để đo khúc xạ Từ đó, người quan sát sẽước lượng độ khúc xạ của mắt

Để đo độ khúc xạ, phép đo khúc xạ có thể sử dụng một thiết bị gọi là autorefractor

(Hình 3) mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ Độ cận, viễn, và loạn thị của mắt sẽ

được nhìn thấy thông qua thấu kính

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp đokhúc xạ sau khi đã bị liệt khúc xạ, với điều kiện thuận lợi là tiến hành trong mộtcăn phòng tối mờ Cận thị thông thường được định nghĩa là độ khúc xạ SE ≤− 0

50 D (REFS [15] [16]) Trong một vài thử nghiệm lâm sàng, giá trị khúc xạ SE cóthể thay đổi từ − 0 12 D đến − 1 00 D (REFS [17], [18] – [21]) Thông thườngmức độ cận thị được phân chia như sau:

Bảng 1.3.2 Phân độ cận thị.

Trang 12

Cận thị trung bình −3.00D đến −5.00D hoặc −6.00D

1 4 Các yếu tố liên quan đến hiện tượng cận thị

Mắt có chức năng là một thấu kính hội tụ Tất cả ánh sáng khi vào bên trongmắt sẽ được có mặt trong võng mạc Cuối cùng, thông qua các mô cảm thụ và dâythần kinh thị giác sẽ hỗ trợ não bộ phân biệt được sự vật so với môi trường bênngoài Thế nhưng đối với người cận thị, hình ảnh của vật thể khi tới mắt sẽ ở phíadưới võng mạc thay vì trên võng mạc, do đó sẽ không thấy rõ ràng được những vậtthể phía trước nữa

Một số yếu tố liên quan đến tật cận thị mà người bệnh cần chú ý như là:

1 4 1 Yếu tố di truyền

Có sự liên quan về yếu tố di truyền trong gia đình đối với việc mắc cận thị đãđược chứng minh tại nhiều nước khác nhau Nhiều nghiên cứu phát hiện thấynhóm sinh viên có cha mẹ mắc cận thị có tỷ lệ cận thị cao hơn so với nhóm sinhviên có cha mẹ không bị cận thị Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên, tỷ lệsinh viên có gia đình có nguy cơ cận thị đạt 78, 1%, gấp bốn lần so với tỷ lệ củasinh viên không có tiền sử cận thị trong gia đình là 20, 1% [20] Trong một nghiêncứu được tiến hành ở thành phố Sydney, Australia nghiên cứu trên đối tượng trẻ

12 năm tuổi cho biết tỷ lệ cận thị là 7, 6% đối với trẻ 12 năm tuổi có cha mẹ khoẻmạnh, trong khi những trẻ em có một trong hai người cha hoặc mẹ mắc cận thị sẽ

có tỷ lệ mắc cận thị cao gấp hai lần (14, 9%), còn nếu cả cha và mẹ đều cận thị thì

tỷ lệ mắc cận thị của trẻ em cao gấp sáu lần (43, 6%) so với những người có cha

mẹ khoẻ mạnh [39] Theo nghiên cứu của tác giả Wilson Low trong một nghiêncứu trên 3009 trẻ em Singapore gốc Trung Quốc, trẻ em có tiền sử cha và mẹ mắccận thị có tỷ lệ mắc cận thị cao gấp gần 2 lần so với trẻ em có cha mẹ không mắccận thị [43] Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện trên học sinh tiểu học ởQuận I Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2022, nếu trường hợp có bố hoặc mẹ bị cậnthị thì tỷ lệ học sinh cận thị là 69 -82%, trường hợp cả bố hoặc mẹ cùng mắc cậnthị thì tỷ lệ học sinh cận thị đạt đến 93, 1% Trường hợp cả hai không mắc cận thị

sẽ có 37, 5% học sinh có nguy cơ mắc cận thị và 62, 5% học sinh cho rằng không

có nguy cơ mắc cận thị [26]

1 4 2 Yếu tố cận thị

Nguyên nhân của tật cận thị đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và đã

có một số bằng chứng chứng tỏ các điều kiện vệ sinh trường học, chế độ ăn uốngcủa học sinh, sinh viên là các yếu tố nguy cơ có liên quan với tình trạng thị lực nóichung và tỷ lệ tật cận thị nói riêng Các yếu tố nguy cơ như: cường độ học tập cao,

hệ thống chiếu sáng phòng học không đảm bảo, bàn ghế không đạt yêu cầu về kích

cỡ tư thế học tập không phù hợp, thói quen ăn uống và sinh hoạt cá nhân khôngphù hợp

Trang 13

1 4 2 1 Độ chiếu sáng trong phòng học

Chất lượng ánh sáng tại phòng học vô cùng quan trọng nếu không đảm bảo chấtlượng ánh sáng sẽ tác động trực tiếp lên thị giác của mắt do mắt phải điều tiết liêntục Do đó, nếu nguồn sáng trong phòng học, khu vực học tập không đảm bảo tiêuchuẩn cung cấp đủ ánh sáng sẽ khiến mắt bị loá và gia tăng độ cận thị nhanh Đốivới chiếu sáng tại phòng học, theo hướng dẫn tiêu chuẩn ánh sáng phòng học của

Bộ Y tế năm 2000 (QĐ số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của bộ y tế) độchiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux [1] Yêu cầu đối với phòng học cần đảmbảo có nguồn chiếu sáng độc lập và nguồn chiếu sáng kết hợp Độ chiếu sángkhông dưới 300 lux [1] trong phòng học có người khiếm thị Nhiều nghiên cứu đãkhẳng định mức độ chiếu sáng tại trường học không đạt tiêu chuẩn là yếu tố liênquan đến tật khúc xạ học đường Một nghiên cứu ở Thái Nguyên cho biết cường

độ chiếu sáng tại trường học không đạt yêu cầu liên quan với mắc cận thị của họcsinh và có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2, 7 lần [28]

1 4 2 2 Bàn ghế học sinh ngồi sai tư thế khi ngồi học, đọc sách, đọc tạp chí,

Yếu tố nguy cơ làm gia tăng cận thị cũng được xem là kích cỡ bàn ghế khôngđạt tiêu chuẩn theo quy định của mỗi bậc học Năm 2000, Bộ Y tế đã ra thông

tư 1221, trong đó có quy định chi tiết kích cỡ bàn ghế cho mỗi bậc học và đến năm

2011, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế

đã ra thông tư số 26/2011 về quy định tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường Tiểuhọc, trường Trung học Cơ sở và trường Trung học Phổ thông [1] [2] Nhiều nghiêncứu ở một số địa phương đã cho thấy 100% bàn ghế trong phòng học không đạttiêu chuẩn đối với kích thước bàn ghế theo quy định, như trong các nghiêncứu ở Hà Nội, Thái Nguyên và Đà Nẵng [28] [12] [13].Một trong những yếu tố góp phần làm tăng tình trạng cận thị chính là ngồi họckhông đúng tư thế Ngồi học không đúng tư thế làm cho khoảng cách giữa mắt tớicác dụng cụ học tập như máy vi tính, sách vở khoảng cách không đạt tiêu chuẩn.Đặc biệt là khi ngồi gù lưng, khoảng cách càng ngày càng bị thu nhỏ hơn, làm chođôi mắt mau mệt mỏi, đau nhức mắt vì phải điều tiết nhiều hơn Sẽ có nguy cơ caomắc cận thị khi ngồi dài dần Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên (2020) đã chothấy so với ngồi đúng tư thế 25, 8% [20] ở tư thế ngồi học đọc truyện tranh vàngồi đọc sách không đúng tỉ lệ cận thị là 72, 7% cao hơn gấp nhiều Theo nghiêncứu Dương Hoàng Ân, tình trạng cận thị của tân sinh viên Trường Đại Học ThăngLong, sinh viên có tư thế quỳ khi đọc sách có nguy cơ mắc cận thị cấp độ IItrở đi cao gấp 2, 3 lần so với những sinh viên có tư thế ngồi khi đọc sách[5] Nguy cơ cận thị cao gấp 3, 8 lần so với sinh viên để dành thời gian cho việchọc thêm dưới 10 giờ trên tuần [5] khi họ giành nhiều thời gian học thêm trên 10giờ trên tuần Nguyễn Thị Xuyên (2020), nhóm sinh viên dành nhiều thời gianxem phim, xem tivi trên 2 giờ mỗi ngày là 47, 9% có nguy cơ cận thị cao gấp 1, 97lần so với nhóm sinh viên dành thời gian xem truyền hình, xem tivi dưới 2

Nhiều nghiên cứu đã xác định nếu thời gian hoạt động ngoài trời thấp sẽ làmtăng nguy cơ mắc cận thị Sinh viên dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời sẽlàm giảm nguy cơ mắc cận thị Tại Úc, Jenny M Ip (2008) cũng đã cho thấy cáchoạt động ngoài trời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cận thị như thể dục, thamgia các môn thể thao ngoài trời thì học sinh Châu Âu thường dành nhiều thời gian

Trang 14

hơn hẳn học sinh Châu Á (13, 5 giờ trong 1 tuần so với 8, 5 giờ trong 1 tuần) [38].Theo hai tác giả Amanda (2013) và Justin (2012) đã khẳng định việc thực hiện cáchoạt động ngoài trời thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh cận thị cho học

1 4 4 Thói quen mang mắt kính và đi khám định kỳ

Việc sử dụng mắt kính theo chỉ định, đúng liều lượng và tái khám định kì có ýnghĩa vô cùng lớn đối với việc chăm sóc sức khoẻ mắt, duy trì thị lực và ngănchặn sự phát triển của cận thị Điều này giúp giảm nguy cơ các bệnh lý mắt khác

có thể xuất hiện, duy trì chất lượng giấc ngủ tốt hơn và đảm bảo việc học tập, làmviệc hiệu quả Tái khám định kì cũng giúp nhận biết được những bất thường trongtình trạng mắt, qua đó có biện pháp khắc phục phù hợp

1 4 5 Yếu tố dinh dưỡng

Trong sức khoẻ mắt, dinh dưỡng có vai trò quan trọng Để duy trì cấu trúc vàchức năng của mắt [31], hàm lượng vitamin A, E và các vi chất như sắt, selen,crom, và canxi rất quan trọng Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến

sự suy yếu của củng mạc và kéo dài trục nhãn cầu, làm tăng nguy cơ cận thị

và kích thích sự phát triển của tình trạng cận thị.Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ cận thị ở trẻ em [35] có liên hệ với lượng kẽm

và selen thấp Bổ sung kịp thời các vi chất dinh dưỡng cần thiết không những thúcđẩy sự tăng trưởng của mắt mà còn giúp phòng ngừa các bệnh suy giảm thịgiác trong tương lai Để đảm bảo sức khoẻ mắt, việc duy trì chế độ ăn uống cânđối và đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng

1.5 Tình hình nghiên cứu thực trạng cận thị và yếu tố liên ở Việt Nam và trên thế giới.

1.5.1 Tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuyên năm 2020 cho thấy tỷ lệ cận thị ở sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn là 39,8%.Nghiên cứu đã xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị Kết quả cho

thấy, sinh viên có gia đình có tiền sử cận thị có tỷ lệ mắc cận thị cao hơn gấp gần 4lần (78,1%) so với sinh viên không có tiền sử (20,1%) Tương tự, sinh viên có gia đình có tiền sử bệnh mắt cũng có tỷ lệ cận thị cao hơn (63,3%) so với sinh viên không có tiền sử (38,0%) Ngoài ra, tư thế ngồi học đọc truyện/báo sách không đúng (72,7%) cũng là một yếu tố dẫn đến cận thị, cao hơn đáng kể so với sinh viên ngồi đúng tư thế (25,8%) Cuối cùng, việc xem phim, xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày (47,9%) cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc cận thị, cao gấp gần

2 lần so với sinh viên xem phim, xem truyền hình < 2 giờ/ngày (24,3%)

Nghiên cứu của tác giả Trần Đức Nghĩa về tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học tại thành phố Điện Biên Phủ cho thấy con số đáng báo động 17,2% học sinh trong độtuổi tiểu học mắc phải tật khúc xạ này [27] Trong số 818 trường hợp cận thị được ghi nhận, 82% thuộc mức độ nhẹ, 16% ở mức độ trung bình và 2% là cận thị nặng

Tỷ lệ cận thị giữa nam và nữ học sinh tương đương nhau Tuy nhiên, theo khảo sát, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần từ khối lớp 1 đến

Trang 15

lớp 5, từ 10,3% lên 26,7% Đáng chú ý, 13,8% số học sinh cận thị chỉ mắc ở một bên mắt Mặc dù tỷ lệ phòng học đạt chuẩn về kích thước đạt 75,6%, nhưng

chỉ 44,4% số phòng học đáp ứng tiêu chuẩn về khoảng cách từ bàn đầu đến bảng

và từ bàn cuối đến bảng Còn về khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, chỉ có 2,2% số phòng học đạt yêu cầu Về hiệu số bàn ghế, 20% số phòng học được khảo sát đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên, về ánh sáng, kết quả khả quan hơn khi 77,8% số phòng học đạt yêu cầu về tiêu chuẩn này Nghiên cứu cũng cho thấy, những học sinh có cha mẹ mắc cận thị có nguy cơ mắc tật này cao gấp 2,67 lần so với những học sinh

có cha mẹ không mắc cận thị Ngoài ra, học sinh học thêm liên tục trên 1 giờ mỗi ngày có khả năng mắc cận thị cao hơn gấp 2,48 lần so với những học sinh không học thêm liên tục Cuối cùng, những học sinh sử dụng máy tính liên tục trên 1 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc cận thị cao hơn 2,25 lần so với những học sinh không sử dụng máy tính liên tục

Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Đức Hùng, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai bị cận thị là 14,2%, trong đó 4,6% mắc cận thị nặng, 28,7% cận thị trung bình và 66,7% cận thị nhẹ Độ cận thị từ -1,5D đến -1D chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 18,8% ở mắt phải và 20,6% ở mắt trái Tỷ lệ cận thị có xu hướng tăng theo cấp học, từ 10,5% ở lớp 6 lên 17,7% ở lớp 9 Khả năng mắc cận thị ở học sinh khối 8 và 9 cao hơn khối 6 lần lượt là 1,7 và 1,8 lần Nữ giới có tỷ lệcận thị cao hơn nam giới với 16,7% so với 11,7%, với ý nghĩa thống kê (p<0,001).Mức độ suy giảm thị lực chung (thị lực lúc khám ở mắt tốt hơn <6/12)

là 4,2%, trong đó suy giảm thị lực do cận thị chiếm 94% Tỷ lệ học sinh cận thị cần chỉnh kính là 50,4%, với 44,4% không có kính và 6% đeo kính dưới độ cận Nghiên cứu cho thấy học sinh có thói quen đọc sách, viết ở khoảng cách

từ mắt đến sách <30cm có nguy cơ mắc cận thị cao hơn những học sinh có

thói quen đọc sách, viết ở khoảng cách từ mắt đến sách ≥ 30cm (OR = 5,2, CI 95%, 3,5 – 7,9) Tương tự, học sinh có thói quen đọc sách, viết liên tục trên 30 phút không nghỉ có tỷ lệ cận thị cao hơn học sinh đọc sách, học bài dưới 30

phút và có nghỉ giải lao (OR = 1,6, CI 95%; 1,1-2,5).Học sinh có cha mẹ mắc cận thị có nguy cơ mắc cận thị cao hơn so với học sinh có cha mẹ không mắc cận thị (OR = 2,0, CI 95%: 1,1-3,8) Ngoài ra, học sinh có mẹ có trình độ học vấn cao

có khả năng mắc cận thị cao hơn (OR = 2,5, CI 95%, 1,2-5,3) Ngược lại, nghiên cứu cho thấy những học sinh có thời gian hoạt động ngoài trời ≥2 giờ/ngày có khảnăng mắc cận thị thấp hơn những học sinh có thời gian hoạt động ngoài trời < 2 giờ/ngày (OR = 1,77, CI 95%; 1,15-3,9) Kinh tế hộ gia đình loại giàu không liên quan đến khả năng mắc cận thị của học sinh (OR = 1,02, CI 95%: 0,1-0,5) Mô hình dự báo xác suất mắc cận thị học sinh THCS cho thấy tỷ lệ này giảm xuống còn 50% nếu trẻ chơi ngoài trời tương đương 14 giờ mỗi tuần và giảm xuống còn 40% nếu trẻ chơi ngoài trời 21 giờ mỗi tuần

1.5.2 Trên thế giới

kết quả nghiên cứu từ nhiều quốc gia Tại Malaysia, tỷ lệ cận thị ở trẻ 7 tuổi

là 9,8%, tăng lên đến 34,4% ở trẻ 15 tuổi (Goh PP và cộng sự) Singapore cũng ghi nhận tỷ lệ cận thị cao ở trẻ nhỏ, với mức 11% ở trẻ 1-6 tuổi, 29% ở trẻ 7 tuổi, 34,7% ở trẻ 8 tuổi và 53,1% ở trẻ 9 tuổi [32,53] Ở Úc, tỷ lệ cận thị ở trẻ 6 tuổi là

Trang 16

1,4%, tăng lên 11,9% ở trẻ 12 tuổi [47,39] Nghiên cứu của French AN tại Úc cho thấy tỷ lệ cận thị là 2,2% và 4,1% tương ứng ở trẻ 12 và 17 tuổi [36] Tại Hoa Kỳ, Zadnik K và cộng sự phát hiện tỷ lệ cận thị ở trẻ da trắng từ 6-7 tuổi là 4,5%, tăng lên 28% ở trẻ 12 tuổi [61] Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy tỷ lệ cận thị

ở trẻ từ 5-17 tuổi cao nhất ở người gốc Á (18,5%), thấp hơn ở người gốc Tây Ban Nha (13,2%), gốc Phi (6,6%) và thấp nhất ở người da trắng (4,4%) [41] Maul E

và cộng sự ghi nhận tỷ lệ cận thị là 3,4% và 14,7% ở trẻ 5 và 15 tuổi [44] Kết quả tương tự cũng được báo cáo tại Anh, với tỷ lệ cận thị là 2,8% ở trẻ 6-7 tuổi và 17,7% ở trẻ 12-13 tuổi (O'Donoghue L và cộng sự) [48] Tại Thụy Điển,

Villarreal MG và cộng sự phát hiện tỷ lệ cận thị ở trẻ 12-13 tuổi lên tới 49,7% [57] Cuối cùng, nghiên cứu của Plainis S và cộng sự tại Hy Lạp

và Bulgaria cho thấy tỷ lệ cận thị là 13,5% và 37,2% ở trẻ 10 tuổi và 15 tuổi [51]

1.6 Các phương pháp điều trị tật cận thị

1.6.1 Đeo kính cận đúng số

Đeo kính cận đúng số là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, thích hợp sử dụngcho mọi đối tượng và độ tuổi vì giá thành thấp và dễ thực hiện Đeo kính giúp điềuchỉnh độ khúc xạ của mắt, giúp mắt nhìn rõ vật thể ở xa Mỗi loại kính sẽ có ưuđiểm riêng, chúng ta có thể sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng Có đa dạngmàu sắc, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với khuôn mặt, đối tượng sử dụng, giá thànhhợp lý, dễ vệ sinh và bảo quản, kính gọng có ưu điểm là bảo vệ mắt 1 phần.Nhược điểm là vướng víu khó khăn khi tham gia các môn thể thao, vận động, dễ bị

hư hỏng khi làm rơi, vỡ Do kính cách mắt 1 khoảng nhất định nên góc nhìn hạnchế ở góc ngang và dọc Trong môi trường độ ẩm cao, hạn chế việc nhìn quá lâu

và tham gia giao thông khi trời mưa

Kính áp tròng có ưu điểm là gọn nhẹ dễ sử dụng, phù hợp với người chơi thể thaohoặc làm công việc vận động nhiều, không bị nhoè khi trời tối tầm nhìn xa, tốthơn kính gọng cổ điển Nhược điểm là khó đeo với người lần đầu sử dụng, cần vệsinh mỗi ngày, cần vệ sinh tay sạch trước khi đeo đeo kính không đúng cách sẽlàm giác mạc bị tổn thương, viêm loét hoặc nhiễm trùng

1 6 2 Đeo kính Ortho K

Đây là dòng kính áp tròng mỏng được thiết kế để đeo vào mắt, không tác động làmbiến đổi hình dạng giác mạc phương pháp này không gây tổn thương trên giácmạc, phù hợp với người chưa đủ tuổi phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật.hiệu quả làm giảm độ cận thị mà không cần đeo kính cận cả ngày, hiệu quả sau 2ngày sử dụng ở độ cận nhẹ và 2 tuần sử dụng ở độ cận nặng Nhược điểm chỉ cóhiệu quả nhất thời, sau khi sử dụng 1 thời gian giác mạc sẽ quay trở lại trạng tháicong ban đầu

1 6 3 Phẫu thuật LASIK

Phẫu thuật LASIK [3] sử dụng tia laser excimer nhằm loại bỏ chính xác 1 phần mô

Trang 17

giác mạc, đồng thời tái tạo lại giác mạc để các tia sáng khi chiếu vào sẽ hội tụ trựctiếp vào giác mạc ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng,khoảng 10-15 phút đối với cả 2 mắt, an toàn, chính xác cao [15], không đau đớn,phục hồi nhanh [21], giá thành thấp hơn các phương pháp phẫu thuật khác .Nhược điểm là phù hợp với người trên 18 tuổi, giác mạc không đủ dày sẽ khôngphẫu thuật hết độ, người bệnh sẽ nhạy cảm với ánh sáng một vài ngày sau phẫuthuật

1 6 4 Phẫu thuật PHAKIC

Phẫu thuật PHAKIC là phương pháp điều trị các tật khúc xạ mắt bằng việc đưathấu kính nội nhãn vào phía sau mống mắt và trước thuỷ tinh thể [22], [45] Thấukính này mềm dẻo, có độ tương thích sinh học cao, an toàn với cơ thể ưu điểmhiệu quả cao, an toàn ít xâm lấn, phục hồi nhanh chóng, bảo tồn giác mạc, thuỷtinh thể, bảo vệ mắt khỏi tia uv, khắc phục được nhược điểm của phương pháplasik Nhược điểm thời gian phẫu thuật chờ dài vì phải mổ nội soi, sàng lọc kĩcàng, quá trình chăm sóc và phòng bệnh sau phẫu thuật cũng cần phải chú ý

1.6.5 Phòng ngừa tật cận thị

Các phương pháp phòng ngừa cận thị và tránh làm độ cận tiến triển nhanh:

• khám mắt thường xuyên

• bảo vệ mắt khỏi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời

• sử dụng kính bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm công việc tiếpxúc với ánh sáng mạnh (hàn xì )

• đọc sách, làm việc ở nơi có đủ nguồn sáng

• đeo kính theo toa chỉ dẫn

• Nên có khoảng nghỉ trong khi sử dụng điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tửhay các công việc nhìn gần khác bằng cách nhìn vào một vật cách xa 6m trong 20giây sau mỗi 20 phút

• Sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung các loại thực phẩm giàuvittamin a, e, c, vitamin nhóm b, lutein, zeaxanthin

• tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên

• kiểm soát các tình trạng sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường

Trang 18

lượng giảng dạy Hiện nay, trường đào tạo các chuyên ngành y khoa, dược học,điều dưỡng với chương trình đào tạo từ bậc đại học đến sau đại học, đáp ứng nhucầu nhân lực y tế cho cả nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng và cáctỉnh miền núi phía Bắc.

Trường Đại học Y Dược Thái Bình có hệ thống giảng đường, thư viện, phòngthí nghiệm, và trung tâm nghiên cứu được trang bị hiện đại, đảm bảo điều kiện họctập tốt nhất cho sinh viên Nhà trường còn liên kết với hơn 20 bệnh viện lớn trongkhu vực và trên toàn quốc, cung cấp môi trường thực hành phong phú và đa dạngcho sinh viên các ngành Y học, Dược học, Điều dưỡng Các cơ sở thực hành đượccông bố là đơn vị thực hành chính thức của Trường theo quy định của Bộ Y tế Ngoài các ngành đào tạo chính quy bậc đại học và sau đại học, nhà trường cònhợp tác với nhiều tổ chức quốc tế trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các đối tác từNhật Bản và Hàn Quốc Trường thường xuyên gửi sinh viên và giảng viên đi traođổi, học tập và thực tập tại nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực điều dưỡng vàchăm sóc sức khỏe cộng đồng

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên y khoa đang học năm thứ 5 trường Đại học Y Dược Thái Bình, TháiBình năm 2024

Sinh viên có khuyết tật bẩm sinh hoặc tai nạn liên quan đến mắt trước đây

Các sinh viên không phải y khoa đang học năm thứ 5 tại trường

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:

Trường Đại học Y Dược Thái Bình

2.1.3 Thời gian nghiên cứu và thời gian thu thập số liệu:

Từ tháng 11/2024 đến tháng 01/2025

Trang 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu:

Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu:

N=Z 2 (1-/2)

Trong đó:

- n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

- Z (1-/2) =1,96 trị số phân phối chuẩn, a=0,05 sai lầm loại I

- d: độ chính xác( hay sai số cho phép), d=0,05

- p: tỷ lệ sinh viên mắc cận thị

- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên “Thực trạng cận thị và một số yếu tốliên quan ở sinh viên Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn,Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2020” Chọn p=0,4 [33]

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần chọn là n= 370 sinh viên

Số lượng mẫu thực tế đưa vào nghiên cứu là n=400 sinh viên

2.2.3 các biến số và chỉ số nghiên cứu:

Bảng 2 1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số

T

T Biến số Định nghĩa biến số

Nhóm biến số về đặc điểm của sinh viên

1 Năm sinh Được tính đến thời điểm khảo sát bằng cách lấy 2024 trừ đi

năm sinh (Năm sinh được lấy theo chứng minh nhân dân, thẻcăn cước công dân, hoặc bằng lái xe)

Trang 20

2 Giới tính Được đánh giá dựa trên mặt sinh học của đối tượng.

Gồm hai giá trị: nam và nữ

3 Dân tộc Dân tộc được lấy theo chứng minh nhân dân, thẻ căn cước

công dân, hoặc bằng lái xe

Gồm 5 giá trị: Kinh, Nùng, Tày, Khmer, Khác (ghirõ)

Bảng 2 2 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số(tt)

T

T Biến số Định nghĩa biến số

Tiền sử bản thân và gia đình

Trang 21

lực Thử thị lực được tiến hành cho từng mắt được tiến hành cho từng mắt.Mắt bị giảm thị lực là mắt có thị lực ≤ 7/10 và >3/10, giảm thị lực

trầm trọng là mắt có thị lực ≤ 3/10 Học sinh bị giảm thị lực khi có 1hoặc cả 2 mắt bị giảm thị lực

Gồm 3 giá trị: Bình thường, Giảm thị lực, Giảm thị lực trầm trọng

11 Cận thị Có một hoặc cả hai mắt được bác sĩ chẩn đoán là cận thị

Gồm 2 giá trị: có, không

Trang 22

Bảng 2 3 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số (tiếp theo)

Gồm 2 giá trị: <24 giờ/tuần, ≥ 24 giờ/tuần

Gồm 3 giá trị: < 2 giờ/ngày, 2- 5 giờ/ngày và ≥ 5 giờ/ngày

Bảng 2 4 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập biến số (tiếp theo)

Ngày đăng: 09/11/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w