Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên khối lâm sàng là những người có thời gian tiếp xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất nên thường xuyên phải chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình trạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
MAI HÒA NHUNG
TÌNH TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG VIÊN LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
Hà Nội-2014 HUPH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
MAI HÒA NHUNG
THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở ĐIỀU DƯỠNG VIÊN KHỐI LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN
TẢI TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
PGS.TS PHAN VĂN TƯỜNG
Hà Nội-2014
Hà Nội-2014 HUPH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại Trường Đại học Y tế công cộng (2012-2014), em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức thiết thực và để hoàn thành luận văn được
kết quả như hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến:
Thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phan Văn Tường đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc xây dựng ý tưởng đề tài và hướng dẫn, hỗ trợ
về mặt tinh thần và chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Ban Giám đốc, đội ngũ điều dưỡng viên của Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương đã tạo thuận lợi về thời gian và hỗ trợ tinh thần trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Các anh, chị, bạn bè cùng lớp Cao học Y tế công cộng 16 đã tận tình chia
sẻ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu, đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài
Gia đình đã động viên tinh thần để an tâm học tập
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Mai Hòa Nhung
HUPH
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
Chương 1 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Giới thiệu về stress 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Các mức độ của stress 5
1.1.3 Biểu hiện của stress 6
1.1.4 Ảnh hưởng của stress 7
1.2 Thực trạng stress trên thế giới và ở Việt Nam 8
1.2.1 Thực trạng stress trên thế giới 8
1.2.2 Thực trạng stress tại Việt Nam 10
1.3 Một số yếu tố liên quan đến stress 11
1.3.1 Một số yếu tố liên quan đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra stress theo y văn 11
1.3.2 Yếu tố cá nhân 12
1.3.3 Yếu tố gia đình 12
1.3.4 Yếu tố công việc 13
1.3.5 Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội 14
1.4 Giới thiệu về bộ công cụ DASS21 của Lovibond 14
1.5 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 16
1.6 Khung ly thuyết 18
Chương 2 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 20
HUPH
Trang 52.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.3 Thiết kế nghiên cứu 20
2.4 Cỡ mẫu 20
2.5 Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu 20
2.5.1 Công cụ nghiên cứu: 20
2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu 21
2.6 Các biến số nghiên cứu 21
2.7 Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 22
2.7.1 Quản lý số liệu 22
2.7.2 Phân tích số liệu 23
2.8 Đạo đức nghiên cứu 23
Chương 3 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 24
3.1.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2 Các yếu tố về gia đình 25
3.1.3 Các yếu tố xã hội 26
3.1.4 Các yếu tố công việc 27
3.1.4.1 Các yếu tố môi trường làm việc 27
3.1.4.2 Các yếu tố về nội dung công việc 29
3.1.4.3 Các yếu tố về mức độ động viên, khuyến khích 31
3.2 Tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương 32
3.2.1 Tỷ lệ và mức độ stress 32
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương 33
3.2.2.1 Kết quả phân tích đơn biến: một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress 33
3.2.2.2 Kết quả phân tích đa biến: một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương 36
Chương 4 39
BÀN LUẬN 39
HUPH
Trang 64.1 Thực trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bênh viện Giao thông vận tải
Trung ương năm 2014 39
4.2 Yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014 41
4.2.1 Mối liên quan giữa tình trạng stress và các yếu tố cá nhân 41
4.2.1 Mối liên quan giữa tình trạng stress và các yếu tố cá nhân 41
4.2.2 Mối liên quan giữa tình trạng stress và các yếu tố gia đình và xã hội 42
4.2.3 Mối liên quan giữa yếu tố công việc và tình trạng stress 43
4.3 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 46
4.3.1 Ưu điểm 46
4.3.2 Hạn chế của nghiên cứu 46
Chương 5 48
KẾT LUẬN 48
Chương 6 49
KHUYẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Phụ lục 1 55
Các biến số nghiên cứu 55
Phụ lục 2 61
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014 61
Phụ lục 3 69
Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu 69
PHIẾU ĐIỀU TRA 71
Phụ lục 4: 78
Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn 78
HUPH
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Thông tin chung về đặc điểm cá nhân 24
Bảng 3.2 Các yếu tố về gia đình 25
Bảng 3.3 Các yếu tố xã hội 26
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường làm việc 27
Bảng 3.5 Các yếu tố về nội dung công việc 29
Bảng 3.6 Các yếu tố về mức độ động viên, khuyến khích 31
Biểu đồ 3.1 Mức độ stress của các nhóm ĐTNC 32
Bảng 3.7 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress 33
Bảng 3.8 Mô hình hồi quy logistic tìm yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương 36
HUPH
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HUPH
Trang 9TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) đang ngày một gia tăng Trong đó stress là vấn đề khá phổ biến và gây nên nhiều hậu quả nặng nề Tại các bệnh viện, điều dưỡng viên khối lâm sàng là những người có thời gian tiếp xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất nên thường xuyên phải
chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014” nhằm mô tả các mức độ stress và xác định một số yếu tố liên quan đến các tình trạng này của điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thiết kế mô tả cắt ngang, thu thập thông tin qua bộ câu hỏi tự điền với sự tham gia của 147 điều dưỡng viên Bộ câu hỏi tự điền sử dụng Thang đo DASS 21 để xác định tỷ lệ và mức độ stress Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng hồi quy logistic để loại bỏ yếu tố nhiễu khi tìm hiểu một số yếu tố liên quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ stress ở Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương là 40,8%; trong đó các mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 22,4%, 13,6%, 3,4% và 1,4% Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến xác định được 6 yếu
tố liên quan với stress có ý nghĩa thống kê là tuổi (OR=6,6), thâm niên công tác (OR= 3,1), tiếp xúc với tác nhân độc hại(OR= 7,8), mối quan hệ với cấp trên (OR=2,4), số buổi trực (OR=3), mức độ ổn định của công việc (OR=3,2)
Từ các kết quả thu được chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hạn chế nguy cơ cán bộ bệnh viện như sau: có chế độ chăm sóc và điều trị cho cán bộ
có biểu hiện stress, cần chú trọng tăng cường các biện pháp bảo hộ lao động theo quy định và kiểm tra các quy trình nhằm giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với tác nhân độc hại, cần cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, tạo môi trường làm việc thân thiện
HUPH
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tàn phế” Như vậy, bên cạnh sức khỏe về thể chất chúng ta cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần (SKTT)
Cũng theo WHO thì ngày nay có tới 25% dân số có các vấn đề liên quan tới SKTT [6] Ngày 10/10/2011, WHO cũng đã cảnh báo rằng, thế kỷ 21 sẽ xuất hiện gánh nặng bệnh tật mới làm tiêu tốn khối lượng tiền của khổng lồ đó chính là các vấn đề về SKTT và đây sẽ là gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch [20] Tại Việt Nam, báo cáo của hội thảo quốc tế về “Vấn đề toàn cầu hóa, thành thị hóa và sức khỏe tâm thần” tổ chức tại Huế từ ngày 25 đến 27/11/2010 cho biết: Việt Nam hiện có đến 20% dân số mắc các chứng bệnh “tâm thần hiện đại” [26] Nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng (Dự án VINE)
về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh tâm thần kinh là nguyên nhân chính đầu tiên gây nên gánh nặng bệnh tật ở nữ giới;
là nguyên nhân chính thứ 3 gây nên gánh nặng bệnh tật ở nam giới (sau chấn thương không chủ định và các bệnh tim mạch) [27]
Stress là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày [9] Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết hiện có khoảng 20% người lao động trên thế giới bị stress trong công việc, và tỷ lệ này đang không ngừng gia tăng [26], [7] Theo khảo sát của NIOSH (Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa kỳ) năm 2007, 40% người được hỏi cho rằng công việc gây stress
và stress là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đi bệnh viện [31] Tại
Mỹ, 90% bệnh nhân than phiền gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, căng thẳng, lo âu…Thống kê cho thấy 428 000 người nước này mắc chứng căng thẳng vào năm
2012, chiếm 40% tổng các bệnh liên quan đến công việc Tại Pháp, 80% nhân viên văn phòng than phiền bị stress và mất ngủ Việt Nam chưa có thống kê cả nước nhưng tình trạng này đang ngày một tăng cao ở hầu hết cơ sở y tế có khám bênh
HUPH
Trang 11tâm lý- thần kinh Tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân thăm khám tình trạng mất ngủ, rối loạn lo âu, stress hiện chiếm tới 35% [15] Khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu cho thấy 42% nhân viên có stress nghề nghiệp [1] Stress cũng có ý nghĩa tích cực
vì là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước nguy hiểm Stress còn là chất kích thích giúp
nỗ lực hơn để vượt qua thử thách và đạt mục tiêu Tuy nhiên nếu vượt quá một giới hạn nào đó, stress không còn có lợi nữa mà ngược lại, stress có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống [18]
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay, bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương đã trở thành bệnh viện đa khoa loại 1 với quy mô 470 giường bệnh, 23 khoa phòng khác nhau, 445 cán bộ nhân viên, trong đó 103 bác sỹ, 196 điều dưỡng [3] Qua khảo sát của chúng tôi về tình hình thực tế tại bệnh viện đã nhận thấy có một số yếu tố có thể gây stress cho cán bộ y tế, đặc biệt là điều dưỡng viên khối lâm sàng Thứ nhất, công suất sử dụng giường bệnh đạt 90% nhưng nguồn nhân lực lại thiếu cả về số lượng và chất lượng Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2013 của bệnh viện thì tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng là 1/1.9; tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh là 0,95 (theo thông tư 08 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước” thì các tỷ lệ này lần lượt là 1/3- 1/3.5
và 1,4- 1,45) Bên cạnh đó, cũng giống như các bệnh viện khác, bệnh viện hoạt động 24/24h, cả ngày nghỉ và các ngày lễ tết Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ y
tế phải làm việc với cường độ cao, áp lực công việc lớn Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng hầu hết được xây từ lâu nên đã xuống cấp, diện tích khoa, phòng chật hẹp, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu so với các bệnh viện trong khu vực và trên cả
nước [25] Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng
stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014” Từ đó là cơ sở khoa học để đưa ra một số
giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm góp phần giảm stress và hậu quả của stress, tăng năng suất lao động và chất lượng công việc- lợi ích cho cả nhân viên và lãnh đạo bệnh viện
HUPH
Trang 12MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đánh giá mức độ stress ở điều dưỡng viên lâm sàng của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương năm 2014
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014
HUPH
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về stress
1.1.1 Khái niệm
Trong cuộc sống hiện đại, thuật ngữ stress xuất hiện ngày càng nhiều Nó được coi là biểu hiện khó chịu hay những áp lực của đời sống cá nhân Bác sĩ chuyên khoa thần kinh nổi tiếng của Mỹ - Walter Cannon - là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress vào năm 1915 Theo ông, stress là biểu hiện khó chịu hay những
áp lực của đời sống cá nhân [4], [7]
Hiện nay, stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi, tuy nhiên mỗi tác giả
sử dụng So với thời kỳ đầu, các nghiên cứu về stress đã có nhiều phát triển đáng kể Dưới đây là một số định nghĩa về stress: “Stress xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng, họ không thể ứng phó được với những yêu cầu cuộc sống hằng ngày hoặc cơ thể khỏe mạnh của họ không được đảm bảo” (R.S.Lazarus, 1966) [40] “Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa yêu cầu và nguồn lực” (R.S.Lazarus và S.Folkman, 1984) [41] “Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng để ứng phó” (S.Palmer, 1999) Tuy nhiên định nghĩa của Hans Selye (người Canada) đưa ra vào năm 1976 được cho là đầy đủ nhất: “Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể” Như vậy, stress bao gồm 2 khía cạnh: Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân kích thích gây ra stress và đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái cơ thể con người phản ứng với stress [17]
1.1.2 Các mức độ của stress
- Theo bác sỹ Đặng Phương Kiệt [13], stress có 3 mức độ, trong đó stress ở mức độ nhẹ là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là một kích thích làm tăng thành tích Stress ở mức độ vừa là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến những hành động lặp đi lặp lại Stress ở mức độ nặng là mức độ ngăn chặn ứng xử và gây ra những phản ứng lệch lạc
HUPH
Trang 14- Nguyễn Thành Khải [11] lại chia stress thành 3 mức độ dựa trên sự cảm nhận của chính chủ thể gồm mức độ rất căng thẳng khi chủ thể cảm nhận về mặt tâm lý là rất căng thẳng, khó chịu Mức độ căng thẳng khi chủ thể cảm nhận có sự căng thẳng cảm xúc, nếu mức độ này kéo dài sẽ chuyển qua mức độ rất căng thẳng Mức độ thứ ba là ít căng thẳng khi chủ thể cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ Tuy nhiên việc phân chia này mang tính tương đối, không có những tiêu chuẩn cụ thể để có thể phân biệt được sự khác nhau rõ rệt giữa các mức độ,
- Nguyễn Thị Hải [8] lại phân chia mức độ stress thành 3 mức độ: ít trầm trọng khi stress chỉ biểu hiện ở một mặt, không kéo dài, chủ thể có thể tự khác phục được; mức độ thứ hai là trầm trọng biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại trong thời gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định; mứcđộ thứ ba là rất trầm trọng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong thời gian dài, phải khắc phục trong thời gian rất dài
1.1.3 Biểu hiện của stress
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội Có thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc là ngủ quên và những biểu hiện khó chịu khác Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi Người bị stress thường có các biểu hiện thực thể là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi Biểu hiện về cảm xúc là cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, buồn bã, chán nản, thờ ơ, không thân thiện, sa sút tinh thần Có những hành vi như lạm dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá…), dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục…Stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn và làm tăng nguy cơ tử vong [5], [12, 13]
HUPH
Trang 151.1.4 Ảnh hưởng của stress
Một số ảnh hưởng sinh lý , đồng thời cũng là những biểu hiện cụ thể của stress
đã được biết đến như [13]:
- Ảnh hưởng đến não: Stress thường xuyên khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Stress kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, hổn hển, không sâu, phải rướn lên để thở Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn
- Ảnh hưởng đến tim: stress liên quan đến bệnh sơ vữa động mạch vành, rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, mạnh) Một số căng thẳng về tinh thần hoặc tình cảm, gây ra quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim vó thể diễn ra một cách lặng lẽ
- Ảnh hưởng đến hệ bài tiết: khiến cơ thể hay bị đổ mồ hôi một cách khác thường (ví dụ mồ hôi tay) ngày cả khi nhiệt độ không cao hoặc không có sự vận động cơ thể gắng sức
- Ảnh hưởng đến cơ khớp: ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi; lưng, cổ, hàm hay mặt dễ bị đơ hoặc đau nhức Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng… không hợp lý, càng thêm mệt mỏi và gây ra những bệnh cơ khớp
- Ảnh hưởng đến mắt, cơ quan cảm giác: mất ngủ do stress lâu ngày làm mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt Stress làm cho cơ thể có những phản ứng giác quan quá mức như tai có cảm giác khó chịu với những tiếng động hàng ngày, mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Ảnh hưởng đến da: Theo các nhà khoa học tại trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm…
HUPH
Trang 16- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiên, đầy hơi, buồn nôn và chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón Đồng thời tạo ra những thay đổi trong ăn uống (ăn không ngon miệng, ăn quá nhiều hoặc ít hơn bình thường, không muốn ăn) dẫn đến cơ thể giảm cân đột ngột
- Ảnh hưởng đến răng miệng: Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, hoạt động của
hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi… sẽ rất cao
- Ảnh hưởng đến đầu: stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc
dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ
- Ảnh hưởng hệ sinh sản: Giảm nhu cầu tình dục, lãnh cảm, giao hợp đau, xuất tinh sớm…Đối với nữ thì có sự rối loạn kinh nguyệt, đau hơn khi hành kinh,
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: làm rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn, hay thức giấc, hay có ác mộng và cảm giác khó thức dậy, khó hồi phục sức lực sau khi ngủ
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây ra các chứng nhức đầu (đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt và nhiều trường hợp gây ra chứng suy nhược thần kinh)
1.2 Thực trạng stress trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Thực trạng stress trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì có tới 25% dân số có các vấn đề liên quan đến SKTT [6] Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết hiện có khoảng 20% người lao động trên thế giới bị stress trong công việc, và tỷ lệ này đang không ngừng gia tăng[30], [7] Theo khảo sát của NIOSH (Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa kỳ) năm 2007, 40% người được hỏi cho rằng công việc gây stress và stress là nguyên nhân chính khiến người lao động phải đi bệnh viện [31] Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ vào năm 2011, tỷ lệ mắc stress của người Mỹ ngày càng tăng cao trong năm qua 80% người lao động cảm thấy stress trong công việc và gần một nửa nói rằng họ cần sự giúp đỡ trong học tập như thế
HUPH
Trang 17nào để quản lý căng thẳng Tại Trung Quốc, tỷ lệ stress trong công việc là 86%- đây
là nước có tỷ lệ stress trong công việc cao nhất Tại Úc, tỷ lệ stress đáng báo động
là 91%; nhân viên Úc vắng mặt trung bình 3,2 ngày làm việc mỗi năm do bị stress Stress tại nơi làm việc đã tiêu tốn của nền kinh tế Úc khoảng 14,2 tỷ đô la Còn tại Anh, ước tính có khoảng 442.000 người làm việc trong năm 2007 tin rằng họ đã từng bị strees [42]
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về stress theo nhiều hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau Trước tiên là một số nghiên cứu trên đối tượng không phải là CBYT H Soori, M Rahimi và H Mohseni nghiên cứu trong 2 năm
2004 và 2005 trên 608 lao động nam rong một nhà máy ở Cộng hòa Hồi giáo Iran Stress nghề nghiệp được đánh giá bằng chỉ số stress nghề nghiệp Belkic Kết quả cho thấy tỷ lệ stress trong công việc là 21,3% [36] Nghiên cứu của Selokar và các cộng sự (2011) sử dụng bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana
để đánh giá mức độ căng thẳng giữa các nhân viên cảnh sát của thành phố Wardha,
Ấn Độ và tìm ra một số yếu tố liên quan Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với
102 cảnh sát nhân viên trong thành phố Wardha Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
có dấu hiệu stress là 66,7% [35]
Tiếp theo là một số nghiên cứu trên đối tượng là CBYT Nghiên cứu của Khalid S Al-Gelban (2006) sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sỹ ở vùng Aseer Saudi Arabia Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ mắc các vấn đề SKTT đó khá thấp với trầm cảm 7,6%, lo
âu 8,6% và stress 7,2% [34] Nghiên cứu của Yueh- Chi Tsai và Chieh-Hsing Liu
năm 2010 về các yếu tố và triệu chứng liên quan đến stress công việc và lối sống giữa các nhân viên bệnh viện tại Đài Loan Dữ liệu thu thập được trên 775 nhân
viên của 2 bệnh viện khu vực Kết quả cho thấy có 64,4% bị stress [39] Nghiên cứu
của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng stress trên 110 điều dưỡng tại một bệnh viện Kuala Lumpur Kết quả thu được tỷ lệ stress là 23,6%, trong đó mức độ nhẹ là 13,6%, vừa là 5,5%, nặng là 0,9% và rất
nặng là 3,6% [37] Nghiên cứu của Khan Md Moizuddin và cộng sự (2013) sử
HUPH
Trang 18dụng bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana (The Professional Life Stress Test) gồm 24 câu hỏi [29] Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bác sỹ
nội trú ở Ấn Độ để đánh giá và so sánh tình trạng stress giữa các bác sỹ của khoa lâm sàng và cận lâm sàng Kết quả cho thấy trong nhóm cận lâm sàng có 16% bác
sỹ bị stress còn trong nhóm lâm sàng là 38%
1.2.2 Thực trạng stress tại Việt Nam
Tại Việt Nam chưa có thống kê cả nước tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng stress đang ngày càng tăng cao
Trước tiên là một số nghiên cứu trên đối tượng không phải là CBYT Nghiên cứu trên đối tượng công nhân may công nghiệp của tác giả Trịnh Hồng Lân và cộng
sự (2010) Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21 đánh giá tình trạng stress và một
số yếu tố liên quan trên đối tượng là 1009 công nhân may công nghiệp thuộc 3 công
ty đóng tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy tỉ lệ công nhân có biểu hiện stress nghề nghiệp dưới nhiều mức độ khác nhau là 71% [14] Nghiên cứu của tác giả Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2010) sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 182 sinh viên y tế công cộng của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đề xác định tình trạng stress và các yếu tố liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng [10]
Tiếp theo là một số nghiên cứu trên đối tượng là CBYT Nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) tiến hành tại ba địa điểm là bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành - Hậu Giang nhằm đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng Nghiên cứu điều tra cùng lúc trên 3 địa điểm khác nhau, sử dụng bộ công cụ đánh giá stress là bộ câu hỏi đánh giá
stress nghề nghiệp của David Fontana (The Professional Life Stress Test) Có 378
nhân viên điều dưỡng của 3 bệnh viện tham gia nghiên cứu; 3 bệnh viện này đại diện cho 3 tuyến bệnh viện là tuyến trung ương, tuyến tỉnh- thành phố và tuyến huyện Kết
HUPH
Trang 19quả nghiên cứu cho thấy có tỉ lệ stress cao trong nhóm nghiên cứu với 45,2%, chủ yếu
là mức độ stress nhẹ và trung bình (42,8%); chỉ có 2,4% là stress nặng Có sự khác biệt
về tỉ lệ stress giữa các BV thuộc 3 tuyến với khuynh hướng tuyến trên tỷ lệ stress cao hơn tuyến dưới Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cao nhất với 53,1%, kế đến là Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 33,9% và thấp nhất Bệnh viện đa khoa Châu Thành- Hậu Giang với 32,5% [19] Nghiên cứu của 3 tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở CBYT hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai Với 149 đối tượng tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy khoảng 27% nhân viên y tế có stress ở mức thường xuyên [22] Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress trên đối tượng CBYT khối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội Có 120 CBYT khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội tham gia nghiên cứu Kết quả thu được có 36,9% CBYT có biểu hiện stress, 41,5% biểu hiện lo âu và 15,3% có biểu hiện trầm cảm [21] Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết năm 2013 về tình trạng stress, lo âu trầm cảm của CBYT khối lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một
số yếu tố liên quan” nhằm mô tả tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm và xác định một số yếu
tố liên quan đến các tình trạng này Kết quả cho thấy tỷ lệ CBYT có biểu hiện stress tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh là 16,8% thấp hơn tại Bệnh viện đa khoa 115
là 24,5%, trong khi đó tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu chung là 20,4% [24]
1.3 Một số yếu tố liên quan đến stress
1.3.1 Một số yếu tố liên quan đã đƣợc chứng minh là nguyên nhân gây ra stress theo y văn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau [16]:
- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi và sự ô nhiễm
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập
HUPH
Trang 20trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại… hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
- Suy nghĩ của bản thân: Đôi khi cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực Ví dụ: nếu trượt đại học thì tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…
1.3.2 Yếu tố cá nhân
Nghiên cứu của Khalid S Al-Gelban (2006) sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sỹ ở vùng Aseer Saudi Arabia Tác giả cũng đã đưa vào tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng stress,
lo âu và trầm cảm với một số yếu tô như: tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng hông nhân, bằng cấp và số năm kinh nghiệm Kết quả xác định được hai yếu tố liên quan
có ý nghĩa thống kê với trạng thái stress là giới tính và trình độ chuyên môn, trong
đó nữ giới bị stress nhiều hơn nam giới [34]
Nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) tiến hành tại ba địa điểm là Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang nhằm đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng Kết quả nghiên cứu xác định được yếu tố thâm niên công tác liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng stress [19]
1.3.3 Yếu tố gia đình
Nghiên cứu của 3 tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở CBYT hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai Nghiên cứu đã
mở rộng đến các yếu tố cá nhân như: mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm,
HUPH
Trang 21hay tham gia các hoạt động thể lực, tuy nhiên chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tình trạng stress và các yếu tố này [22]
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết tại 2 bệnh viện ( Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh và Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An) đã đưa một số yếu tố gia đình vào để tìm hiểu mối liên quan với tình trạng stress như: số con, chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi, chăm sóc người thân già yếu, bệnh tật, thu nhập chính trong gia đình, nhà riêng ổn định, mối quan hệ trong gia đình Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng stress và các yếu tố này [21], [24]
1.3.4 Yếu tố công việc
Nghiên cứu của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng stress trên 110 điều dưỡng tại một bệnh viện Kuala Lumpur Nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một số ít yếu tố để tìm mối liên quan với trạng thái stress như: tuổi, tình trạng hôn nhân, khoa phòng công tác, tình trạng tài chính, và thời gian làm việc Kết quả là tác giả chỉ tìm thấy một yếu tố liên quan duy nhất với stress có ý nghĩa thống kê là khoa phòng công tác của điều dưỡng [37]
Nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) tiến hành tại ba địa điểm là Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang nhằm đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng Kết quả nghiên cứu chỉ ra ràng các yếu tố có thể gây stress cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn
ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân
và người nhà, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến[19]
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress trên đối tượng CBYT khối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội Đây là nghiên cứu duy nhất mà chúng tôi tìm thấy tại Việt Nam sử dụng thang đo DASS 21 nghiên
HUPH
Trang 22cứu trên đối tượng CBYT Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy một
số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng trạng thái stress là: Số buổi trực ≥4 buổi; cảm nhận công việc ít hứng thú; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; cảm nhận thấy mối quan hệ của họ với bệnh nhân không tốt [21]
Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết năm 2013 về “tình trạng stress, lo âu trầm cảm của CBYT khối lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan” nhằm mô tả tỷ lệ stress, lo
âu, trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan đến các tình trạng này Kết quả sau khi kiểm soát nhiễu đã xác định được 1 yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh là mức độ hứng thú trong công việc; 2 yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An là nhiệt độ nơi làm việc và nguy cơ lây nhiễm bệnh tật [24]
1.3.5 Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội
Một số nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường văn hóa, xã hội với tình trạng stress như nghiên cứu của Trần Thị Thúy, nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết Các yếu tố đưa vào nghiên cứu là tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, tình trạng trộm cắp, cướp giật, nếp sống văn hóa tại khu vực sinh sống Tuy nhiên trong các nghiên cứu này đều chưa tìm thấy mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê với tình trạng stress [21], [24]
1.4 Giới thiệu về bộ công cụ DASS21 của Lovibond
Trên thế giới, đến nay đã có nhiều nghiên cứu về stress ở nhiều lĩnh vực khác nhau và một số bộ công cụ đã được ứng dụng giúp hỗ trợ chẩn đoán như: bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana; chỉ số đánh giá stress nghề nghiệp của Belkic (OSI); bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp (JSQ); bảng câu hỏi stress học tập (ASQ) được đưa ra bởi Abouserie; thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và DASS 21) [28] Tại Việt Nam, các nghiên cứu cứu về stress còn chưa nhiều và chủ yếu sử dụng bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana và thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond Trong
HUPH
Trang 23đó, thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và DASS 21) được Viện sức khỏe tâm thần quốc gia dịch và đã được xác nhận như một công cụ sàng lọc căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở Việt Nam trong một nghiên cứu thuần tập dựa vào cộng đồng phụ nữ nông thôn miền Bắc Việt Nam bởi Trần Đức Thạch, Trần Tuấn và Jane Fisher [38]
Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa Tâm lý học, đại học New South Wales (Australia) đã thiết kế nên thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm
ký hiệu là DASS 42 Đến năm 1997, cũng chính nhóm các nhà khoa học này lại cho
ra đời thang đo DASS 21, đây là phiên bản rút gọn của DASS 42 nhằm tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng Các nghiên cứu cần thiết đã được tiến hành và khẳng định
sự nhất quán giữa phiên bản DASS 42 và DASS 21 DASS 21 gồm 21 tiểu mục (được rút gọn lại từ DASS 42) chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục để đo mức độ của 3 nhóm trạng thái tình cảm: trầm cảm, lo âu và stress [33] Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0 điểm - không đúng chút nào cả; 1 điểm – đúng phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng; 2 điểm – đúng phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng; 3 điểm - hoàn toàn đúng hoặc hầu hết thời gian là đúng Với DASS 21, sau khi cộng
tổng điểm của từng nhóm 7 tiểu mục, kết quả thu được sẽ nhân với 2, khi đó DASS
21 và DASS 42 sẽ có thang điểm như nhau và sử dụng chung bảng đánh giá mức độ dưới đây:
Trang 24Sau khi đối chiếu điểm số thu được với bảng trên, kết quả sẽ cho biết tình trạng stress, lo âu, trầm cảm đang ở mức độ nào: bình thường, nhẹ, vừa, nặng hoặc rất nặng
Cũng như các thang đo khác, kết quả thu được từ DASS 21 không có ý nghĩa chẩn đoán xác định bệnh mà chỉ có vai trò sàng lọc ban đầu những đối tượng có biểu hiện stress; từ đó khuyến cáo họ nên tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý sớm và có chế độ điều trị, chăm sóc, nghỉ ngơi phù hợp Các biểu hiện về thể chất
và tâm lý được mô tả trong thang đo chỉ tính trong khoảng thời gian 1 tuần trở lại,
vì vậy kết quả thu được từ thang đo chỉ có giá trị ngay tại thời điểm đánh giá [32]
1.5 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương (GTVTTW), trực thuộc Cục Y tế Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) Tiền thân là Bệnh viện đường sắt, thành lập năm 1963, với mục đích ban đầu là chăm sóc sức khỏe, cấp cứu và điều trị cho nhân viên làm việc trong ngành đường sắt và hành khách đi tàu Lúc đầu bệnh viện được xếp loại 3, với khoảng 80 giường bệnh, đặt tại Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay, bệnh viện đã trở thành bệnh viện đa khoa loại 1 với quy mô 470 giường bệnh, 23 khoa phòng khác nhau, 445 cán bộ nhân viên trong đó 103 bác sỹ, 196 điều dưỡng [25] Một số mũi nhọn chính của bệnh viện là
- Mổ nội soi: Bệnh viện đã đầu tư 02 hệ thống máy mổ nội soi hiện đại, đã thực hiện rất nhiều các kỹ thuật về nội soi
- Lọc máu thận nhân tạo: Bệnh viện có 1 Trung tâm lọc máu hiện đại bao gồm 24 máy thận nhân tạo đang hoạt động với công suất 72 ca/ngày
- Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh viện có 01 náy CT scanner, 01 hệ thống máy chụp Xquang ký thuật số hoàn chỉnh, 01 máy siêu âm màu 3 chiều, 03 máy siêu âm,
01 máy chụp Xquang C- Arm, 03 máy Xquang
HUPH
Trang 25Ngoài ra còn một số chuyên khoa khác cũng thực sự phát triển, có uy tín như tán sỏi ngoài cơ thể, mổ thay thủy tinh thể bằng phương pháp PHACO, mổ trĩ phương pháp Longo
Năm 2010, Ban Giám đốc Bệnh viện đã tập trung chỉ đạo thực hiện 6 nhiệm
vụ lớn: Sắp xếp lại tổ chức đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Nâng cấp chất lượng khám chữa bệnh; Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh; Tăng cường công tác đào tạo nghiên cứu khoa học; Tiếp tục thực hiện chủ trương nâng cấp cơ sở vật chất khám chữa bệnh cho xứng tầm một bệnh viện Đa khoa hạng 1 đầu đàn của ngành Giao thông vận tải; Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ của bệnh viện Năm 2011, trong cuộc điều tra “Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất” được tiến hành tại 15 tỉnh, thành phố thì bệnh viện GTVTTW là một trong 31 bệnh viện có dịch vụ phục vụ người bệnh tốt nhất trên toàn quốc [2]
Với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo, bệnh viện GTVTTW đang vươn lên trở thành địa chỉ đáng tin cậy của người bệnh trong ngành Giao thông vận tải, của nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận [3]
HUPH
Trang 26 Điều kiện kinh tế
Nhà ở ổn định
Mối quan hệ trong gia đình
Môi trường làm việc
Điều kiện làm việc:
Trang thiết bị, máy móc, tiếng ồn…
An toàn nơi làm việc: tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn,
Hứng thú với CV
Mức độ động viên, khuyến khích
Thu nhập và sự phù hợp
Cơ hội thăng tiến
Nâng cao kiến thức
trong đánh giá
Môi trường văn hóa xã hội
Hoạt động đoàn thể tại
Yếu tố công việc
HUPH
Trang 27Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe của Dahlgren và Whitehead và nghiên cứu của Trần Thị Thúy, Nguyễn Xuân Trường, Đậu Thị Tuyết và nhiều nghiên cứu khác Mô hình chỉ ra 4 nhóm yếu tố có liên quan tới stress ở điều dưỡng viên khối lâm sàng tại bệnh viện Giao thông vận tải trung ương, các nhóm yếu tố này được chia theo cấp độ từ gần tới xa Các nhóm yêu tố bao gồm:
- Yếu tố cá nhân bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, thâm niên công tác, hành
vi lối sống, suy nghĩ bản thân, tình trạng sức khỏe chung
- Yếu tố gia đình bao gồm: điều kiện gia đình(số con, chăm sóc người già, yếu…); điều kiện kinh tế (có phải là nguồn thu nhập chính của gia đình không); nhà ở có ổn định không, các mối quan hệ trong gia đình có tốt hay không
- Yếu tố công việc bao gồm môi trường làm việc, nội dung công việc và động viên khuyến khích
- Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội bao gồm hoạt động đoàn thể tại khu vực sinh sống (các hoạt động văn nghệ, thể thao); an ninh tại khu vực sống (tình trạng trộm cắp, cướp giật, tình trạng an toàn giao thông
Do nghiên cứu cắt ngang, không có sự theo dõi nên yếu tố suy nghĩ bản thân trong nhóm yếu tố cá nhân sẽ không phân tích trong phần kết quả của nghiên cứu
HUPH
Trang 28Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ tiến hành trên đối tượng
là điều dưỡng viên ở các khoa lâm sàng, những người có thời gian tiếp xúc, trao đổi, chăm sóc cho người bệnh nhiều nhất, thường phải chịu nhiều áp lực nghề nghiệp hơn nhóm điều dưỡng viên các khoa cận lâm sàng và hành chính
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả điều dưỡng viên làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện GTVTTW
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các điều dưỡng viên nghỉ ốm, nghỉ đẻ, đi học, đi công tác, không có mặt trong thời gian nghiên cứu hoặc không muốn tham gia nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2013 đến tháng 6/2014
- Địa điểm: Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.4 Cỡ mẫu
Toàn bộ điều dưỡng viên làm việc tại các khoa lâm sàng của bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương có mặt tại thời điểm thu thập số liệu từ ngày 1/3/2013 đến ngày 20/4/2013 và đồng ý tham gia nghiên cứu: Dự kiến 171 đối tượng, thực tế nghiên cứu là 147 đối tượng (24 đối tượng nghỉ ốm và đi học)
2.5 Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu
2.5.1 Công cụ nghiên cứu:
Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi tự điền gồm 63 câu hỏi được xây dựng sẵn dựa trên các nghiên cứu trước [23], [21], [24]… và thang đo đánh giá stress, lo
âu, trầm cảm (DASS 21) của Lovibond
2.5.2 Thử nghiệm công cụ nghiên cứu
HUPH
Trang 29Bộ công cụ được thử nghiệm với 8 điều dưỡng viên bất kỳ ở 2 khoa lâm sàng của bệnh viện trước khi tiến hành nghiên cứu là khoa hồi sức cấp cứu và khoa chấn thương chỉnh hình Các câu hỏi chưa rõ ràng về nghĩa, từ ngữ khó hiểu… đã được điều chỉnh sau khi thử nghiệm và tạo thành các bản cuối cùng trước khi tiến hành điều tra chính thức
2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu viên đã tới từng khoa lâm sàng gặp điều dưỡng trưởng của khoa, thông báo tóm tắt về nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, bộ công cụ nghiên cứu, tính bảo mật của thông tin mà đối tượng cung cấp Sau đó thảo luận cùng điều dưỡng trưởng của khoa để chọn thời gian thu thập số liệu cụ thể (mỗi khoa tiến hành thu thập số liệu trong 2 buổi)
- Nghiên cứu viên lấy thông tin cụ thể của từng khoa về số lượng điều dưỡng viên, số điều dưỡng viên nghỉ ốm, nghỉ đẻ, đi học, không tham gia nghiên cứu từ đó chuẩn bị phiếu thu thập số liệu cho từng khoa trước khi tiến hành nghiên cứu
- Vào ngày điều tra, điều dưỡng trưởng khoa đã mời tất cả điều dưỡng viên của khoa đến phòng hành chính để tiến hành thu thập số liệu
- Một số điều dưỡng vì lý do sức khỏe hoặc công việc mà không thể lên phòng hành chính được, nghiên cứu viên đã tìm gặp trực tiếp điều dưỡng đó để thu thập thông tin
2.6 Các biến số nghiên cứu
Sau khi tham khảo các nghiên cứu trước đây và bộ công cụ đánh giá Stress-
Lo âu- Trầm cảm (DASS 21) của Lovibond, chúng tôi đã xây dựng được bảng biến
số gồm 4 nhóm yếu tố chính :
- Nhóm biến số về yếu tố cá nhân: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình
độ chuyên môn, thâm niên công tác, tình trạng hút thuốc lá, tình trạng uống rượu/bia, tình trạng sức khỏe chung
HUPH
Trang 30- Nhóm biến số về yếu tố gia đình: số con, chăm sóc con nhỏ <5 tuổi, chăm sóc người thân già yếu/bệnh tật, thu nhập chính trong gia đình, nhà ở ổn định, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
- Nhóm biến số về yếu tố công việc:
+ Nhóm biến số về môi trường làm việc: Máy móc, trang thiết bị phục
vụ công việc, diện tích khoa/phòng làm việc, tiếng ồn, nhiệt độ, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nguy cơ bi tổn thương do các vật sắc nhọn, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
+ Nhóm biến số về nội dung công việc: tham gia công tác quản lý, khối lượng công việc nhiều, nhịp độ công việc cao, số buổi trực/tuần, làm việc ngoài chức năng, hứng thú với công việc
+ Tổ chức công việc và mức độ khuyến khích: loại hình lao động, sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn, mức độ rõ ràng trong phân công công việc, mức độ ổn định của công việc, sự phù hợp mức thu nhập với mức lao động, cơ hội học tập, sự thăng tiến trong công việc, công bằng trong đánh giá thành quả lao động
- Nhóm biến số về yếu tố môi trường, văn hóa, xã hội: tình trạng kẹt xe, tai
nạn giao thông, tình trạng trộm cắp cướp giật tại khu vực dân cư (chi tiết tại phụ
Trang 31+ Số liệu đã được nhập bằng phần mềm Epidata, số liệu đã được nhập 2 lần
để đảm bảo tính chính xác Sau khi nhập xong 2 lần, số liệu được so sánh giữa 2 lần nhập để xem xét sự khác biệt và chỉnh sửa lại cho phù hợp
+ Sau đó, số liệu đã được chuyển sang SPSS 16.0, được dán nhãn trên SPSS dựa trên syntax file
2.7.2 Phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 16 đã được sử dụng để phân tích số liệu Bao gồm:
- Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
- Sử dụng phân tích đơn biến để tìm mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
- Sử dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm soát yếu tố nhiễu giữa biến độc lập
và biến phụ thuộc
2.8 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tiến hành khi có sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) Trước khi tiến hành nghiên cứu, ĐTNC được giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung của nghiên cứu Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác
- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức – Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua trước khi tiến hành triển khai trên thực địa
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban giám đốc Bệnh viện GTVTTW quan tâm và ủng hộ Kết quả nghiên cứu được phản hồi và phổ biến cho Ban giám đốc, các CBYT trong bệnh viện
HUPH
Trang 32Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung về đặc điểm cá nhân
Trang 3350 tuổi là thấp nhất (8,2%) Tỷ lệ nam và nữ tại bệnh viên có sự khác biệt rõ rệt, trong khi tỷ lệ nữ chiếm đến 87,1% thì tỷ lệ nam chỉ chiếm 12,9% Điều dưỡng viên tại bệnh viện chủ yếu đã kết hôn (79,6%) Về trình độ học vấn, hầu hết điều dưỡng viên đạt trình độ trung cấp (79,6%), một số đạt trình độ cao đẳng (6,1%) và đại học (12,9%), tuy nhiên chưa có ai đạt trình độ sau đại học Điều dưỡng viên có thâm niên công tác dưới 10 năm có tỷ lệ khá cao (60,5%) so với điều dưỡng viên có thâm niên công tác trên 10 năm (39,5%) Tại bệnh viện do nữ chiếm tỷ lệ rất cao nên tình trạng hút thuốc lá và uống rượu bia cũng rất thấp, cụ thể tỷ lệ hút thuốc lá là 7,5%,
tỷ lệ uống rượu bia 17,7% Tỷ lệ điều dưỡng viên cảm thấy sức khỏe yếu hoặc chưa khỏe lắm tại bệnh viện cũng rất thấp (6,8%)
Trang 34và chăm người thân già yếu hay bệnh tật lần lượt là 42,9% và 34% Số điều dưỡng viên là thu nhập chính trong gia đình chiếm 52,4% Tỷ lệ điều dưỡng viên của bệnh viện chưa có nhà riêng ổn định cao (61,2%) Mối quan hệ trong gia đình tốt và rất tốt (74,1%)
3.1.3 Các yếu tố xã hội
Bảng 3.3 Các yếu tố xã hội
Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông
HUPH
Trang 35và thường xuyên gặp tình trạng trộm cắp, cướp giật tại nơi sinh sống 74,8%
3.1.4 Các yếu tố công việc
3.1.4.1 Các yếu tố môi trường làm việc
Bảng 3.4 Các yếu tố môi trường làm việc
Trang 36Nhiệt độ
Tiếp xúc với tác nhân độc hại
Nguy cơ lây nhiễm bệnh tật
Tham gia hoạt động văn nghệ, TDTT của BV
HUPH
Trang 37(1,4%) Về diện tích khoa phòng làm việc, có đến 55,8% điều dưỡng viên cảm thấy chật chội Điều này phù hợp với tình hình thực tế bệnh viện đang tiến hành xây dựng khu làm việc mới Tỷ lệ điều dưỡng viên cảm thấy môi trường làm việc ồn ào
là 32%, quá nóng/quá lạnh là 18,4% Phần lớn điều dưỡng viên cho rằng thỉnh thoảng tiếp xúc với tác nhân độc hại như các loại hóa chất, các tia xạ (72,8%) Tại bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao chiếm 55,1% Tỷ lệ điều dưỡng viên thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) của bệnh viện chỉ chiếm 9,5%, còn đa số chỉ thỉnh thoảng tham gia (70,7%) Tiếp theo là các yếu tố về các mối quan hệ trong công việc của điều dưỡng viên Trong nghiên cứu này, tiến hành tìm hiểu về 3 mối quan hệ bao gồm quan hệ với cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với bệnh nhân Kết quả cho thấy ở cả 3 mối quan hệ trên đều được đánh giá ở mức tương đối tốt với tỷ lệ lần lượt là 59,1%, 36,7%, 70,7%
3.1.4.2 Các yếu tố về nội dung công việc
Bảng 3.5 Các yếu tố về nội dung công việc
Khối lƣợng công việc nhiều
HUPH
Trang 38Làm công việc ngoài chức năng
Mức độ phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn
Mức độ rõ ràng trong phân công công việc
HUPH
Trang 39cho rằng họ không thường xuyên bị giao khối lượng công việc nhiều vượt quá khả năng, phải làm việc với nhịp độ cao và phải làm công việc ngoài chức năng Tuy nhiên khi được hỏi về mức độ phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn và mức độ rõ ràng trong phân công công việc thì kết quả nhận được là 51% điều dưỡng viên cho rằng công việc không phù hợp& tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn, 56,4% cho rằng phân công công việc không rõ ràng và tương đối rõ ràng Về mức độ ổn định của công việc, phần lớn điều dưỡng viên cho rằng công việc của họ
ổn định (57,1%) điều này phù hợp với tỷ lệ hợp đồng dài hạn và biên chế của bệnh viện rất cao Xét về yếu tố hứng thú với công việc thì có đến 69,4% ở mức độ tương đối hứng thú, 25,2% hứng thú với công việc
3.1.4.3 Các yếu tố về mức độ động viên, khuyến khích
Bảng 3.6 Các yếu tố về mức độ động viên, khuyến khích
Thu nhập tại BV/ tháng (VNĐ)
Cơ hội học tập nâng cao trình độ
Cơ hội thăng tiến trong công việc
HUPH
Trang 40Mức độ công bằng trong đánh giá
Bảng 3.6 cho thấy, phần lớn điều dưỡng viên của bệnh viện có mức thu nhập
từ trên 3 triệu đến 5 triệu (63,3%), một số có mức thu nhập trên 5 triệu đến 9 triệu (27,2%) Với mức thu nhập này thì hầu hết điều dưỡng viên cho rằng không phù hợp & tương đối phù hợp với mức lao động mà họ bỏ ra (81%) Khi được hỏi về cơ hội được cử đi học tập nâng cao trình độ và cơ hội thăng tiến trong công việc thì phần lớn đều trả lời rằng không có cơ hội và ít cơ hội (85%; 87,7%) Về đánh giá
sự công bằng trong đánh giá thành quả lao động, tỷ lệ điều dưỡng viên thấy không công bằng và ít công bằng là 48,3%, tỷ lệ cán bộ thấy công bằng là 51,7%
3.2 Tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dƣỡng viên tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ƣơng
3.2.1 Tỷ lệ và mức độ stress
Biểu đồ 3.1 Mức độ stress của các nhóm ĐTNC
Bình thường (59,6%) Nhẹ (22,4%)
Vừa (13,6%) Nặng (3,4%) Rất nặng (1,4%)
HUPH