1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định giá tài sản vô hình nghiên cứu tính huống tại một doanh nghiệp việt nam

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định giá tài sản vô hình - Nghiên cứu tình huống tại một doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thế Hùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,73 MB

Cấu trúc

  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Đóng góp của đề tài (0)
  • 6. Kết cấu của đề tài (0)
  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH (15)
    • 1.2 Phân loại tài sản vô hình (22)
      • 1.2.1 Tài sản vô hình có thể nhận dạng được (23)
      • 1.2.2 Tài sản vô hình không thể nhận dạng được (27)
    • 1.3 Các phương pháp định giá tài sản vô hình (28)
  • CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH 24 (32)
    • 2.1 Phương pháp định giá dựa trên chi phí (32)
    • 2.2 Phương pháp dựa trên thu nhập (34)
    • 2.3 Các phương pháp khác trong định giá tài sản vô hình (36)
  • CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (42)
    • 3.1 Các phương pháp định giá tài sản vô hình phù hợp cho doanh nghiệp Việt (42)
    • 3.2 Ứng dụng định giá tài sản vô hình cho doanh nghiệp Việt Nam (43)

Nội dung

Định giá tài sản vô hình nghiên cứu tính huống tại một doanh nghiệp việt nam Định giá tài sản vô hình nghiên cứu tính huống tại một doanh nghiệp việt nam

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài sản vô hình và định giá tài sản vô hình

- Nghiên cứu các phương pháp liên quan đến khía cạnh tài chính trong định giá tài sản vô hình

- Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong định giá tài sản vô hình Ứng dụng định giá tài sản vô hình của một doanh nghiệp Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH

Phân loại tài sản vô hình

Các doanh nghiệp có hai loại tài sản: một loại có thể nhìn thấy, chạm vào chúng và một loại không nhìn thấy và không thể chạm hoặc sờ vào Tài sản hữu hình là loại chúng ta có thể nhìn thấy, cảm nhận được, mua, bán chúng

Những tài sản còn lại được gọi là tài sản vô hình Tài sản vô hình có thể chia thành hai loại: tài sản vô hình có thể nhận dạng (nhận biết) và tài sản vô hình không thể nhận dạng (nhận biết) [4,9] Tài sản vô hình có thể nhận dạng gồm các tài sản trí tuệ như: bằng phát minh sáng chế, tác quyền, nhãn hiệu, bí mật thương mại Tuy nhiên để phân biệt được tài sản vô hình thuộc nhận dạng được hay không nhận dạng được không phải là điều quan trọng Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có nhận được lợi ích kinh tế hay mức độ sở hữu hoặc kiểm soát mà doanh nghiệp có được đối với tài sản vô hình không?

1.2.1 Tài sản vô hình có thể nhận dạng được

Tài sản vô hình có thể nhận dạng được gồm nhóm bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu (trademarks) và bí mật thương mại Ngoài ra nghiên cứu và triển khai (R&D) cũng có thể được coi là tài sản vô hình, mặc dù các qui tắc của kế toán nhiều khi lại không coi đây là tài sản

Các tài sản được coi là tài sản trí tuệ bao gồm:

- Bằng phát minh sáng chế (patents)

- Bí mật thương mại (trade secrets)

Các tài sản trí tuệ có một đặc tính được bảo vệ về mặt luật pháp và được công nhận Tuy nhiên sự bảo vệ của luật pháp đối với các tài sản trí tuệ vô hình không đảm bảo là lợi ích kinh tế liên quan tới tài sản vô hình nào đó ( ví dụ như bằng phát minh sáng chế ) không bị thu hồi lại Tòa án có thể hủy bỏ hiệu lực của bằng phát minh khi cần thiết Năm 2003, ở Mỹ có 526 vụ kiện vi phạm bằng sáng chế, trong đó có tới 308 vụ có bằng phát minh không hợp lệ và không được phép sử dụng

Các tài sản trí tuệ có đặc tính kinh tế là có thể mua bán, trao đổi Bằng phát minh sáng chế và bản quyền thường được mua hoặc cấp cho tổ chức (cá nhân) khác Ví dụ: hầu hết các đĩa đã phát hành của Beatles lại do Micheal Jackson giữ bản quyền

Bằng phát minh sáng chế

Các tổ chức cấp bằng sáng chế: (Patent offices)

Hiện nay trên thế giới có hơn 20 tổ chức chính thức cấp bằng sáng chế Trong các tổ chức chính thức này có thể đến một số tổ chức lớn, có uy tín sau:

- Cục cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu (US Patent and Trademark office- USPTO) ở Mỹ, được thành lập từ năm 1793

- Cục cấp bằng sáng chế Châu Âu (Ẻuropean Patent Office) được thành lập năm 1977

- Cục cấp bằng sáng chế Nhật Bản, được lập ra vào thế kỷ 19

- Tổ chức tài sản trí tuệ thế giới ( The World Intellectual Property Organization- WIPO) do Liên hợp quốc thành lập

Tất cả các tổ chức này lập ra đều có chung một mục đích: là nơi đăng ký cho các tài sản trí tuệ Chi phí để nhận được bằng sáng chế cũng không nhỏ và thời gian xét duyệt cũng không được nhanh Thông thường, cần từ 2 tới 3 năm để được cấp bằng sáng chế hoặc bị từ chối

Tác quyền ( Bản quyền tác giả)

Bản quyền thường được tạo ra cho các công trình mang tính sáng tạo hoặc các công trình được viết ra như sách, âm nhạc, ảnh, minh họa, kịch bản, các chương trình truyền hình hay phim và mã phần mềm Không giống như bằng phát minh, sáng chế, quá trình đệ đơn để nhận bản quyền khá đơn giản Việc điền vào bản đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả tuyên bố về bản quyền đối với công trình của mình Mặc dù đăng ký là điều kiện tiên quyết cho việc kiện vi phạm bản quyền nhưng nó cũng không chắc chắn dẫn đến việc thiết lập quyền sở hữu của tác giả

Bí mật thương mại là dạng tài sản được hình thành từ một công nghệ độc quyền hay phương thức kinh doanh Các bí mật thương mại tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Theo UTSA (Uniform Trade Secret Act): “ Bí mật thương mại là thông tin, bao gồm công thức, khuôn mẫu (pattern), tài liệu biên soạn (compilation), chương trình hoặc quá trình: Mang lại lợi ích kinh tế độc lập, ở hiện tại hoặc tiềm năng, nói chung không được người khác (những người có thể hưởng lợi do để lộ ra và sử dụng chúng) biết đến và không thể tìm hiểu bằng những phương cách thích hợp…” Danh sách khách hàng, một công thức, sơ đồ qui hoạch sàn của một nhà máy có thể coi là các bí mật thương mại Đó là các giá trị cần được giữ bí mật trong cạnh tranh

Bí mật thương mại khác với bằng sáng chế (patent), nhãn hiệu (trademark) và tác quyền (copyright) là tài sản công khai, phải đăng ký với Nhà nước cho mọi người biết Phần thưởng cho việc đăng ký công khai là độc quyền khai thác trong một thời gian theo luật định

Bí mật thương mại (trade secret) có lợi ở chỗ là công ty có độc quyền khai thác bí mật vô hạn định, ngày nào bí mật còn là bí mật thì công ty còn độc quyền khai thác Tuy nhiên, bí mật thương mại nếu bị lộ ra thì xem như không còn giá trị Coca cola là một trong những công ty đã chọn con đường không đăng ký bằng sáng chế (để được bảo vệ độc quyền trong một thời gian) công thức làm nước Coca cola, mà giữ công thức này hoàn toàn bí mật (để được độc quyền vĩnh viễn) Cho đến ngày nay Coca cola vẫn thành công trong việc bảo vệ bí mật công thức này Macdonald cũng có nhiều công thức làm thực phẩm bí mật không đăng ký bằng sáng chế với nhà nước

Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (Wikipedia)

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định Nhãn hiệu được đăng ký tại các cục sở hữu trí tuệ, v/d: USPTO

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)

Chi phí nghiên cứu và phát triển cùng với lợi thế thương mại (goodwill) là hai khoản mục thuộc tài sản vô hình thường được thể hiện trên báo cáo tài chính của các công ty đại chúng

Các phương pháp định giá tài sản vô hình

Phần này tập trung vào trình bầy các phương pháp chính sử dụng trong định giá tài sản vô hình Có 3 phương pháp thường được áp dụng trong định giá tài sản vô hình là : phương pháp dựa vào chi phí, phương pháp dựa vào thị trường và phương pháp dựa vào thu nhập [4,9]

Ta sẽ lần lượt xem xét áp dụng các phương pháp cho việc định giá tài sản vô hình Để đơn giản ta sẽ áp dụng các phương pháp cho việc định giá thương hiệu

Thương hiệu có thể được coi là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, tuy nhiên giá trị của nó thường không được phản ánh đúng trong báo cáo tài chính Interbrand ước lượng giá trị của thương hiệu Coca – Cola khoảng 65,3 tỉ USD vào năm 1997 tuy nhiên giá trị tài sản vô hình do Coca – Cola công bố trong báo cáo tài chính thì chỉ là 3,7 tỉ USD Để định giá thương hiệu một cách chính xác, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó có thể kể ra ba cách tiếp cận truyền thống mà các chuyên gia tài chính thường ứng dụng trong định giá doanh nghiệp, bao gồm: tiếp cận theo chi phí, tiếp cận theo thu nhập và tiếp cận theo thị trường

Phương pháp định giá dựa vào chi phí

Cách tiếp cận theo chi phí dựa trên sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như là chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu

Tuy nhiên, thường nó là cách tiếp cận kém nhất trong việc xác định giá trị thương hiệu, bởi vì các chi phí phát triển thương hiệu thường không phản ánh mối quan hệ đến khả năng sinh lợi của thương hiệu Trong khi đó các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lợi của thương hiệu trong tương lai

Phương pháp định giá dựa vào thu nhập

Cách tiếp cận theo thu nhập dựa trên phương pháp luận về xác định giá trị hiện tại, phương pháp này hướng tới việc đo lường lợi ích kinh tế của thương hiệu trong việc tạo ra một dòng lợi nhuận phát sinh trong tương lai hoặc những lưu lượng tiền mặt Một phần của cách tiếp cận này là phương pháp “giá trị gia tăng”, dựa trên một giả thuyết, cho rằng những mặt hàng mang thương hiệu có thể tạo ra một giá bán có lợi hơn trong sự so sánh với mặt hàng tương tự - những sản phẩm được hiểu là không tốt bằng

Tuy nhiên nhà thẩm định sẽ phải xác định khoản chi phí cần thiết để duy trì sự nhận biết thương hiệu cao hơn những sản phẩm không mang thương hiệu

Dự báo được nguồn thu nhập phát sinh từ sự gia tăng doanh thu và sự tiết kiệm các chi phí Giá trị hiện tại thực của nguồn thu nhập gia tăng trong tương lai phát sinh bởi thương hiệu được xác định thông qua một tỉ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu này dựa trên tỷ lệ sinh lời một nhà đầu tư mong đợi trên khoản đầu tư vào thương hiệu, dựa trên các tính chất và kinh nghiệm liên quan đến những rủ ro của nó Rủi ro càng cao thì tỷ lệ sinh lời mong đợi càng cao

Một phương pháp đơn giản hơn có thể được áp dụng theo cách tiết cận thu nhập là sự hình thành của toàn bộ nguồn lợi nhuận, không bao gồm phần đóng góp của của các tài sản khác (như là vốn hoạt động, các tài sản cố định, các tài sản vô hình khác) trong việc tạo ra toàn bộ nguồn thu nhập phát sinh từ thương hiệu Sau đó nguồn thu nhập thặng dư gắn với thương hiệu sẽ được chiết khấu về giá trị hiện tại Phương pháp này có nhược điểm là thiếu tính khách quan và chính xác trong việc dự báo nguồn thu nhập trong tương lai

Phương pháp định giá dựa vào thị trường ( phương pháp thị trường)

Cách tiếp cận theo thị trường ước lượng giá trị thương hiệu bằng cách xem xét việc những hoạt động mua bán trên thị trường tác động đến những thương hiệu tương tự Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phương pháp nhượng quyền sử dụng thương hiệu, phương pháp này thừa nhận rằng, người sử dụng thương hiệu phải được cấp các quyền sử dụng nó, nếu người sử dụng không phải là chủ sở hữu thương hiệu

Nói theo cách khác, nếu một công ty sở hữu thương hiệu, nó yêu cầu một khoản phí bản quyền cho việc sử dụng thương hiệu Tỷ lệ phí bản quyền là tỷ lệ trên thị trường được xác định dựa trên sự phân tích các bản quyền hoặc hợp đồng cấp bản quyền của những tài sản tương tự

Thực hiện việc điều chỉnh, cần thiết trong việc phản ánh những sự khác biệt giữa những rủi ro, điều kiện kinh doanh, mức độ nhận thức về thương hiệu và chiến lược thương hiệu, mức độ bao phủ về mặt địa lý, và những tính chất khác của thương hiệu đối với những thương hiệu khác trên thị trường Ước lượng tỷ lệ phí bản quyền rồi áp dụng để dự báo doanh thu thuần được tạo ra từ thương hiệu, với kết quả được chiết khấu về giá trị hiện tại sử dụng một tỷ lệ sinh lợi phù hợp như được mô tả ở trên

Khó khăn chính của phương pháp định giá dựa trên thị trường là việc xác định những hoạt động kinh doanh có thể so sánh và tiêu biểu đối với thương hiệu cần định giá

Ngoài ba phương pháp phổ biến trên, còn nhiều phương pháp định giá thương hiệu của các tổ chức quốc tế khác như phương pháp của Interbrand, Financial World, BAV của Young & Lubricam…, trong đó phương pháp đánh giá của Interbrand đựơc sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam Tuy nhiên, phương pháp của Interbrand có một số nhược điểm, đặc biệt là sự thiếu khách quan trong giả định về thu nhập do lợi thế thương hiệu mang lại và tính phức tạp trong việc khảo sát tính toán nhân tố sức mạnh thương hiệu Phương pháp này vì thế có giá trị tham khảo và truyền thông hơn là khả năng ứng dụng, đặc biệt là trong bối cảnh các thương hiệu Việt Nam chưa có lợi thế trên thị trường quốc tế

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH 24

Phương pháp định giá dựa trên chi phí

Theo phương pháp này, việc định giá dựa trên tổng chi phí phải bỏ ra để hình thành tài sản vô hình Phương pháp định giá này dựa trên hai thành phần cấu thành quan trọng là thời gian hữu dụng và sự lỗi thời (obsolescence) Ví dụ về sự thời gian hữu dụng của 1 phần mềm máy tính là từ 1-36 tháng, nên sau tháng thứ 36 sản phẩm này sẽ lỗi thời [4]

Tình huống định giá dựa trên chi phí Định giá một bằng sáng chế thuốc

Giả định chi phí lỗi thời là $23.640.000 ( thực sự chi phí này khá khó xác định cho chính xác trên thực tế) Như vậy giá trị của bằng sáng chế là 500.000$

Tình huống định giá lực lượng lao động lành nghề

Giả định lực lượng lao động tại một doanh nghiệp là các công nhân trong lĩnh vực lắp ráp Khi đó người mua tiềm năng lực lượng lao động của doanh nghiệp này sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo số lao động này Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp mua sẽ phải bỏ ra chi phí để thay thế lực lượng lao động này Việc định giá lực lượng lao động được đào tạo dựa trên chi phí phải bỏ ra để hình thành nên nhóm các nhân công Chi phí có thể bao gồm: chi phí quảng cáo, chi phí tìm kiếm, thẩm định, phỏng vấn, chi phí hành chính, định hướng và đào tạo [9]

Các thông tin sau phục vụ cho việc định giá;

- Công ty có số công nhân trung bình là 46

- Số lượng nhân công bỏ việc trong một năm chiếm 5%,

- Lương trung bình là 41.000 USD/năm

- Chi phí trung bình để tuyển dụng một công nhân mới chiếm 5% lương cơ bản

- Chi phí cho đào tạo chiếm 10% lương cơ bản

Giá trị của lực lượng lao động tại công ty này được xác định theo bảng dưới đây:

Mục Giả định Giá trị

Tỷ lệ bỏ việc 5%/năm (94.300)

Lương cơ bản điều chỉnh $1.791.700

Tổng chi phí thay thế $268.755

Giá trị của lực lượng lao động

Phương pháp dựa trên thu nhập

Trên thực tế phương pháp dựa trên thu nhập (hay phương pháp thu nhập – income approach) là phương pháp đáng tin cậy nhất để định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp Áp dụng phương pháp này cần xác định được dòng tiền, ứng dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu để định giá và một điều quan trọng nữa là phải xác định được tỷ suất chiết khấu phù hợp để chiết khấu dòng tiền Phương pháp thu nhập có thể ứng dụng để định giá một các tài sản vô hình như tên thương mại, bản quyền, thương hiệu và các tài sản vô hình khác Định giá tên thương mại, bản quyền

Tên thương mại, bản quyền cho phép người sở hữu được độc quyền sản xuất một sản phẩm hoặc cung ứng một dịch vụ Về cơ bản, giá trị của chúng xuất phát từ dòng tiền thu được từ việc độc quyền Khi hoạt động sản xuất đi kèm với một khoản chi phí thì giá trị sẽ bằng lợi nhuận thặng dư mà độc quyền đem lại

Có thể định giá tên thương mại hoặc bản quyền bằng hai cách:

- Cách thứ nhất là ước tính dòng tiền kỳ vọng nhận được từ việc sở hữu tài sản, sau đó chiết khấu dòng tiền này với tỷ suất chiết khấu phản ánh mức độ không chắc chắn của nó về hiện tại

- Cách thứ hai là ước tính một bội số của doanh thu hay lợi nhuận mà được cho rằng tên thương mại hoặc bản quyền sẽ đạt được bằng cách dựa vào các sản phẩm đã được bán trong quá khứ - đây là phương pháp tương đối

Cần lưu ý là trong quá trình ước tính những số liệu trên, sẽ có một số vấn đề phát sinh xảy ra đối với các loại tài sản này Trước hết, sự độc quyền được hưởng từ bản quyền hoặc tên thương mại chỉ tồn tại trong một thời gian hữu hạn Do đó dòng tiền ước tính cũng chỉ tồn tại trong thời gian này mà không có giá trị kết thúc Thứ hai là ta cần dự tính chi phí phát sinh nếu bản quyền hoặc tên thương mại bị vi phạm Những chi phi này bao gồm: chi phí pháp lý và kiểm soát để củng cố sự độc quyền, doanh thu ( hoặc lợi nhuận ) bị mất đi do vi phạm làm giảm giá trị của độc quyền

Ví dụ định giá bản quyền cuốn Investment valuation của Damodaran [6,7]

Giả sử có một nhà xuất bản liên hệ với John Wiley & Sons đề nghị mua bản quyền cuốn sách Investment valuation Các giả định sau được áp dụng để ước tính giá trị của bản quyền:

- Dòng tiền sau thuế kỳ vọng của cuốn sách là 150.000 $/ năm cho 3 năm tới và 100.000 $/ năm cho 2 năm sau Đây là dòng tiền sau khi đã chi trả cho tiền nhuận bút, chi phí quảng cáo và chi phí xuất bản

- Khoảng 40% của dòng tiền này xuất phát từ những tổ chức lớn, đặt hàng với số lượng lớn, ổn định và có thể dự báo Tỷ suất chiết khấu của dòng tiền này là 7%

- 60% còn lại của dòng tiền có độ biến động lớn, đến từ những khách hàng bình thường Tỷ suất chiết khấu của những dòng tiền này là 10%

Kết quả ước tính được thể hiện trong bảng dưới đây: (đơn vị: USD)

Năm CF ổn định PV(7%) CF o ổn định PV(10%)

Như vậy giá trị ước tính của bản quyền cuốn Investment valuation là 518.547

Các phương pháp khác trong định giá tài sản vô hình

Có thể sử dụng 3 phương pháp tương tự như phương pháp dựa vào chi phí , phương pháp thị trường và phương pháp dựa vào thu nhập để định giá tài sản vô hình [6]:

- Phương pháp thứ nhất : Vốn đầu tư (Capital invested) Theo phương pháp này cần ước tính được giá trị sổ sách của một tài sản bằng việc xem xét công ty đã đầu tư bao nhiêu vào tài sản này theo thời gian Ví dụ như đối với tài sản là thương hiệu (brand name), ta cần xem chi phí quảng cáo bỏ ra qua các năm là bao nhiêu, sau đó vốn hóa các chi phí này và tìm phần còn lại chưa được khấu hao của các chi phí này

- Phương pháp thứ hai là định giá dòng tiền chiết khấu: ta chiết khấu dòng tiền gia tăng kỳ vọng do tài sản vô hình tạo ra Điều này đòi hỏi phải tách được phần dòng tiền liên quan đến tài sản vô hình từ dòng tiền tổng thể và chiết khấu chúng theo một tỷ lệ chiết khấu thích hợp

- Phương pháp thứ ba là định giá tương đối: so sánh giá trị thị trường của công ty (có tài sản hữu hình) với các công ty tương tự khác không có tài sản vô hình Chênh lệch giữa các giá trị này chính là giá trị của tài sản vô hình Áp dụng ba phương pháp này để định giá thương hiệu của Coca Cola [7] + Định giá theo phương pháp Vốn đầu tư:

Số liệu được lấy từ năm 1980 đến năm 2004 gồm thông tin về : Tổng chi phí bán hàng và quảng cáo (Total selling and advertising), chi phí liên quan đến thương hiệu ( Brand name related expense), khấu hao hàng năm ( Amortization ) và chi phí chưa được khấu hao ( Unamortized expense) cho trong bảng dưới đây ( đơn vị: triệu USD):

Nếu gộp các chi phí quảng cáo trong giai đoạn thời gian ở bảng trên và giả định 50% đóng góp vào việc tạo ra thương hiệu, ta nhận được giá trị thương hiệu của Coca Cola là 26 tỷ USD (26,148 tỷ)

Còn nếu điều chỉnh theo lạm phát thì giá trị thương hiệu vừa ước tính theo phương pháp Vốn đầu tư của Coca Cola chỉ còn khoảng một nửa (của $26 tỷ) Một số điểm hạn chế của phương pháp này:

• Phải ước tính được tỷ lệ quảng cáo đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu

• Ước tính được thời gian hữu dụng (đời sống hữu ích) của thương hiệu

(vì thương hiệu được coi là tài sản)

+ Phương pháp so sánh với công ty khác Đây là phương pháp chiết dòng tiền tự do dành cho công ty (FCFF) và so sánh với công ty khác (Công ty Cott) không có tài sản vô hình Chênh lệch về giá trị của hai công ty là giá trị thương hiệu của Coca Cola Như vậy theo phương pháp này, ta xác định được thương hiệu của Coca Cola có giá trị 64,24 tỷ USD

Theo phương pháp này cần tính được số nhân EV ( EV multiples) như EV/Doanh thu, EV/EBITDA và EV/ Vốn đầu tư

Khi đó giá trị của thương hiệu sẽ bằng chênh lệch giữa giá trị doanh nghiệp

EV của Coca Cola và Công ty Cott

GT thị trường của VCSH

Giá trị doanh nghiệp (EV)

Dựa vào bảng trên ta có số liệu tính toán cho số nhân EV như sau:

Giá trị thương hiệu của Coca Cola = 16.406 (6,01 – 1,63) = 71.821 triệu USD

Tình huống định giá của Damodaran theo quyền chọn [5,6]

Ta có thể định giá tài sản vô hình theo một mô hình hoàn toàn khác so với các mô hình nêu ở trên là sử dụng mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes Tình huống được xem xét ở đây là định giá một bằng sáng chế thuốc Áp dụng định giá cho bằng sáng chế thuốc Avonex ( thuộc công ty Biogen) – sử dụng trong điều trị bệnh đa xơ cứng

Số liệu sử dụng cho định giá:

- Giá trị hiện tại của dòng tiền là 3422 triệu USD dựa vào thị trường tiềm năng và giá dự tính của thuốc

- Chi phí ban đầu ước tính của việc phát triển thuốc là 2875 triệu USD nếu sản phẩm được đưa ra thị trường ngay

- Bằng sáng chế của công ty có hiệu lực 17 năm Lãi suất trái phiếu kho bạc dài hạn là 6,7%

- Phương sai bình quân trong giá trị của các công ty cổ phần sinh học đại chúng là 0,224 (phương sai của dòng tiền)

Giả định rằng công ty có thể thu được lợi nhuận vượt trội trong thời gian bằng sáng chế còn hiệu lực, sau thời gian này thì lợi nhuận vượt trội bằng không Nếu không đưa ngay sản phẩm ra thị trường thị trường thì công ty mất đi một năm không thu được lợi nhuận từ việc bằng sáng chế đã được pháp luật bảo hộ

Như vậy dữ liệu đầu vào cho mô hình Black-Scholes như sau:

- Giá trị hiện tại PV của dòng tiền từ việc giới thiệu thuốc ngay S = 3422 triệu USD

- R phi rủi ro = 6,7 % (lãi suất trái phiếu kho bạc 17 năm)

- Thời gian có hiệu lực của bằng sáng chế t năm

- Phương sai của PV kỳ vọng = 0,224

- Chi phí dự tính của việc trì hoãn y =1/17 = 0,0589 =5,89%

Công thức Công thức Black-Scholes áp dụng cho các dữ liệu đầu vào như sau:

, σ - độ lệch chuẩn Giá trị tính toán của d1 = 1,1362 ; N(d1) = 0,8702 d2 = -0,8512; N(d2) =0,2076

Lưu ý: Khi tính d1 theo công thức Black –Scholes điều chỉnh [7] d1= [ln(S/E) + (R- y +σ

Thay các giá trị ước tính vào công thức của mô hình Black – Scholes điều chỉnh cổ tức ta nhận được:

GT bằng sáng chế thuốc = 3422 e-0,0589*17 x 0,872 – 2875 e -0,067*17 x 0,2076

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Các phương pháp định giá tài sản vô hình phù hợp cho doanh nghiệp Việt

Theo quy định của Bộ Tài chính trong Thông tư số 79/2002/TT-BTC thì hai kỹ thuật định giá được phép áp dụng chính thức là (1) tài sản ròng và (2) dòng tiền chiết khấu Hai kỹ thuật này thuộc nhóm phương pháp định giá dựa vào thu nhập Đây là những kỹ thuật định giá phổ biến nhất

Ngoài ra thời gian gần đây, Bộ tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 - Thẩm định giá Tài sản vô hình (xem phụ lục 2) Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật

Trên thực tế, các doanh nghiệp và những chuyên gia có thể vận dụng những kỹ thuật khác, có thể là để kiểm chứng, nhưng cũng có trường hợp là bắt buộc

Vì với một số trường hợp cụ thể ta không thể vận dụng các kỹ thuật thuộc nhóm phương pháp tính dựa vào thu nhập Chẳng hạn khi định giá một phần mềm mà buộc phải vận dụng kỹ thuật định giá dựa vào thu nhập thì hầu như không thể thực hiện được hoặc thực hiện rất hình thức

Việc định giá tài sản vô hình là vấn đề khó và còn rất mới ở Việt Nam Cái khó chính không phải ở tri thức về kỹ thuật định giá mà là ở các số liệu kinh tế vĩ mô và vi mô làm đầu vào cho các kỹ thuật định giá.

Ứng dụng định giá tài sản vô hình cho doanh nghiệp Việt Nam

Định giá lực lượng lao động:

Ta có thể áp dụng phương pháp định giá dựa trên chi phí vào định giá lực lượng lao động (sự lành nghề, kỹ năng của lao động) của 1 doanh nghiệp trong ngành dệt may

Công ty Dệt may Sài Gòn 3:(www.saigon3.com)

Công ty hiện có 3000 công nhân, lương bình quân 3,5 triệu đ/người/tháng Giả định tỷ lệ bỏ việc là 20%/năm, chi phí tuyển dụng là 5%, chi phí đào tạo là 10% và thuế là 20% Khi đó có thể xác định giá trị lực lực lao động tại công ty Dệt may Sài gòn 3 như sau

Mục Giả định Giá trị

Lương trung bình 42 tr./năm 126.000 tr đ

Tỷ lệ bỏ việc 20%/năm (25.200)

Lương cơ bản điều chỉnh 100.800

Tổng chi phí thay thế 15.120

Giá trị của lực lượng lao động

Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC):

Công ty có khoảng 4.000 lao động, với mức lương trung bình năm 2014 (không tính thưởng tháng 13) là 6 triệu đồng/tháng, mức lương tính theo sản phẩm Với các giả định như trên tuy nhiên do lương cao hơn nên tỷ lệ bỏ việc sẽ thấp hơn, chỉ khoảng 15% Khi đó ta cũng có thể ước tính được giá trị lực lượng lao động tại công ty:

Mục Giả định Giá trị

Lương trung bình 72 tr./năm 288.000 tr đ

Tỷ lệ bỏ việc 15%/năm (43.200)

Lương cơ bản điều chỉnh 244.800

Tổng chi phí thay thế 36.720

Giá trị của lực lượng lao động

Giá trị lực lượng lao động tại công ty CPCP sản xuất thương mại may Sài Gòn là 29,367 tỷ đ Định giá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo kết quả định giá mới nhất của Brand Finance (Brand Finance là công ty định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh Đây là lần đầu công ty này định giá thương hiệu tại Việt Nam), 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam có giá trị 5,5 tỷ USD, trong đó thương hiệu của Vinamilk có giá trị lớn nhất lên tới 1,1 tỷ USD (www.doanhnghiepvn.vn, ngày 16/10/2015)

Giá trị thương hiệu Vinamilk được xác định khoảng 1,137 tỷ USD, trong khi giá trị công ty là 5,011 tỷ USD Thương hiệu Vinamilk chiếm tới 23% tổng giá trị của công ty sữa hàng đầu Việt Nam

Với mức giá 107.000 đồng một cổ phiếu, Vinamilk là công ty có mức vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau Vietcombank (126.014 tỷ đồng)

Trên bảng xếp hạng, các vị trí tiếp theo thuộc về Viettel (580 triệu USD), Vinhomes (343 triệu USD), MobiFone (306 triệu USD) và PetroVietnam Gas

(288 triệu USD) Công ty FPT được xếp hạng thứ 6 trong danh sách với giá trị thương hiệu là 239 triệu USD Vingroup có 3 thương hiệu được xếp hạng, ngoài Vinhomes còn có Vincom (giá 44 triệu USD) và Vinmec (giá 32 triệu USD) Trong số các công ty dược phẩm của Việt Nam, duy nhất công ty dược phẩm Traphaco có thương hiệu được định giá là 21 triệu USD , đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng

Ngành ngân hàng có tới 8 đơn vị được xếp hạng trong top 50 nhưng giá trị thương hiệu lại đóng góp khá thấp trong giá trị công ty, trung bình chỉ chiếm 5 đến 12% (Xem bảng ở dưới)

Một phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk

Tại Việt Nam cũng đã có nghiên cứu liên quan đến định giá thương hiệu của Vinamilk (Đại học Duy Tân, 2013), tuy nhiên đây là kết quả dựa trên phương pháp của Interbrand cho dòng sản phẩm sữa nước

Phương pháp do Interbrand đề xuất năm 1988 và đã trở thành phương pháp được thừa nhận rộng rãi, áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên toàn thế giới Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của marketing và tài chính Interbrand thực hiện theo 5 bước sau để xác định giá trị thương hiệu: xác định phân khúc thị trường, phân tích tài chính, phân tích nhu cầu, phân hạng cạnh tranh và bước cuối cùng là xác định giá trị của thương hiệu Để định giá được thương hiệu sữa Vinamilk tại phân khúc sữa nước, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 165 đối tượng hiện đang sử dụng sản phẩm của công ty Bảng câu hỏi được sử dụng trong khảo sát được chia làm 3 phần chính: Thông tin cơ bản của khách hàng, sự nhận biết thông tin sản phẩm của khách hàng và đánh giá sản phẩm của khách hàng Phân khúc sữa nước được lựa chọn để để định giá thương hiệu Sữa nước là phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao do đa số các công ty sữa trong nước hiện nay như Vinamilk, Dutch Lady, TH True milk, Ba Vì… đều sản xuất sữa nước.Trong hoạt động của mình, Vinamilk đã dự kiến doanh thu bình quân tăng 20%/ năm Đối với tổng chi phí hoạt động (không tính lãi vay) và tổng vốn hoạt động, qua số liệu trong 5 năm 2007-2011, đã dự đoán theo hàm thời gian trong năm 5 tới (2012-2016) Dòng sữa nước Vinamilk nói riêng chiếm 35% tổng doanh thu và 8% tổng chi phí Để phân tích nhu cầu và phân hạng cạnh tranh, bảng câu hỏi khảo sát khách hàng đã được thiết lập để đánh giá dòng sản phẩm sữa nước Vinamilk theo những tiêu chí sau: 1.Chất lượng, 2 Sự cải tiến, 3 Thiết kế, 4

Giá trị/tiền, 5 Tính tiện lợi, 6 Độ tin cậy, 7 Tính dẫn đầu, 8 Đặc điểm sản phẩm Qua kết quả khảo sát, đã xác định được chỉ số vai trò thương hiệu (RBI) là 67.6% Để xác định được chỉ số chiết khấu thương hiệu thông qua chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSC) cần những chuyên gia có trình độ chuyên sâu và phải xử lý một khối lượng công việc lớn để cho điểm theo các tiêu chí: (1)Tính dẫn đầu,(2) Tính ổn định, (3) Thị trường,(4) Địa lý, (5) Xu hướng lợi nhuận, (6) Sự hỗ trợ,

(7) Bảo hộ thương hiệu Kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ chấp nhận với những thông tin sẵn có là chỉ số chiết khấu thương hiệu Vinamilk hiện nay là 9%

Kết quả tính toán đã xác định được giá trị thương hiệu của Vinamilk tại phân khúc sữa nước là 223.455 triệu đồng hay 223,457 tỷ đồng Tuy nhiên đây chỉ là kết quả tham khảo vì theo kết quả định giá của Brand Finance, giá trị thương hiệu của Vinamilk là 1,1 tỷ USD, một kết quả lớn hơn gấp nhiều lần

Bảng xếp hạng về định giá 50 thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam theo Brand Finance

Ứng dụng phương pháp của Damodaran trong định giá bằng sáng chế thuốc

Phương pháp của Damodaran dựa trên việc áp dụng lý thuyết định giá quyền chọn Black-Scholes vào định giá tài sản vô hình

Theo phương pháp này, ta cần các yếu tố đầu vào như sau:

- Giá trị hiện tại của dòng tiền sinh ra

- Chi phí ban đầu ước tính của phát triển thuốc cho mục đích thương mại

- Thời gian có hiệu lực của bằng sáng chế

- Lãi suất trái phiếu kho bạc (lãi suất phi rủi ro)

- Phương sai bình quân giá trị kỳ vọng

- Áp dụng công thức Black-Scholes để xác định giá trị của bằng sáng chế Với việc thay giá cổ phiếu bằng giá trị hiện tại của dòng tiền

Dựa vào phương pháp này, nếu thu thập được đủ thông tin liên quan, về nguyên tắc có thể áp dụng định giá cho bằng sáng chế một số sản phẩm của Việt Nam, ví dụ như định giá bằng sáng chế thuốc hoạt huyết dưỡng não của Traphaco

Số liệu giả định cho bằng sáng chế thuốc hoạt huyết dưỡng não:

Gía trị hiện tại của dòng tiền 50 tỷ ( không tính chi phí phát triển ban đầu ) Chi phí ban đầu phát triển thuốc 10 tỷ

Bằng sáng chế của công ty của công ty có giá trị trong 15 năm Lãi suất trái phiếu kho bạc là 5%/năm

Phương sai bình quân của dòng tiền là 0,25

Theo công thức Black-Scholes ta xác định được d1 = 1,667 , N(d1) = 0,95231 d2 = -0,268, N(d2) = 0,394

Giá trị của bằng sáng chế = 15,568 tỷ đ

Kết luận: Định giá sản vô hình là một vấn đề rất cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh tế thị trường Trên thế giới, các công ty lớn đang chuyển dần đầu tư cho cho giá trị của công ty từ tài sản hữu hình sang tập trung vào tài sản vô hình Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững, tồn tại và vươn lên trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và có chiến lược dài hạn đầu tư vào tài sản vô hình và không thể đứng ngoài xu thế này Tuy nhiên, tại Việt Nam việc định giá tài sản vô hình thực sự gặp nhiều khó khăn cả về phương pháp, trình độ và việc thu thập số liệu Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp hiện đại định giá tài sản vô hình và áp dụng vào thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam là một việc làm thực sự hữu ích và cần thiết trong tương lai

Một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu các phương pháp có thể ứng dụng định giá tài sản vô hình cho các doanh nghiệp cổ phần hóa

- Xác định tỷ suất chiết khấu phù hợp áp dụng cho các mô hình chiết khấu dòng tiền

- Định giá thương hiệu đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực đơn ngành, mở rộng cho công ty hoạt động đa ngành

- Áp dụng mô hình định giá của Interbrand và mô hình xác định giá trị lợi nhuận vượt trội để định giá thương hiệu của một doanh nghiệp Việt Nam

1 Vũ Trí Dũng (2008), Định giá thương hiệu , NXB Đại học kinh tế quốc dân

2 Damodaran (2010), Định giá đầu tư, NXB Tài chính

3 Bram Boekestein (2006), The relation between intellectual capital and intangible assets of pharmaceutical companies, Journal of Intellectual capital, vol 7, No 2

4 Cohen (2005), Intangible assets- Valuation and economic benefit, Wiley:

6 Damodaran (2008), Valuing companies with intangible assets

7 Damodaran (2005), Little book of valuation

8 Salamudin, Bakar (2010), Intangible assets valuation in Malaysian capital market, Journal of Intellectual capital, vol 11, No 3

9 Relly, Schweihs (1999), Valuing intangibles asset, Iwin

Phụ lục 1: Một số vấn đề về đo lường tỷ suất lợi nhuận trên tài sản vô hình

( Trích từ bài đăng trong tạp chí Công nghiệp, tháng 11/2013 của tác giả)

Ngày đăng: 08/11/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w