1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định vị trình Độ phát triển và các nhân tố Ảnh hưởng Đến trình Độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp việt nam

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định vị trình độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Hoàng Thái, Đinh Phương Lan
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán quản trị
Thể loại Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp Đại học Quốc gia
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 493,21 KB

Nội dung

Định vị trình Độ phát triển và các nhân tố Ảnh hưởng Đến trình Độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp việt nam

Trang 1

MẪU 14/KHCN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Định vị trình độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam

Mã số đề tài: QG 17.59

Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Phương Dung

Hà Nội, 2018

Trang 2

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1.1 Tên đề tài: Định vị trình độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển

kế toán quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam

1.2 Mã số: QG 17.59

1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 TS Nguyễn Thị Phương Dung Giảng viên Khoa Kế

toán-Kiểm toán

Chủ trì, điều tra và viết chuyên

đề, bài báo

2 TS Nguyễn Thị Hương Liên Chủ nhiệm BM Kiểm

toán-Khoa KTKT

Điều tra và viết chuyên đề, bài

báo

3 NCS Nguyễn Thị Vân Phó trưởng phòng-Vụ

chế độ kế toán-Bộ Tài

chính

Hỗ trợ phỏng vấn sâu, phân tích, xử lý số liệu

4 Ths Nguyễn Thị Hải Hà Giảng viên Khoa KTKT Thư ký, điều tra, viết chuyên đề

và hỗ trợ tổ chức HT

5 Ths.Nguyễn Hoàng Thái Giảng viên Khoa KTKT Điều tra, viết chuyên đề và hỗ

trợ tổ chức HT

6 Ths Đinh Phương Lan Kế toán trưởng- Công ty

TNHH thiết bị công nghiệp Hưng Thịnh Phát

Điều tra và viết chuyên đề,

1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội

1.5 Thời gian thực hiện:

1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 03 năm 2019

1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng… năm…

1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng… năm…… đến tháng… năm…

1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý kiến

của Cơ quan quản lý)

1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 100 triệu đồng

PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Đặt vấn đề

Kế toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong mọi hệ thống quản trị doanh nghiệp Kế toán quản trị là bộ phận kế toán cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính để giúp các nhà quản lý lập

kế hoạch, kiểm soát, điều hành các hoạt động của công ty và đặc biệt giúp họ dự báo và ra quyết định xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp (Horngren et al., 2011) Sự dẫn đầu trong

Trang 3

việc ứng dụng thành công những phương pháp kế toán quản trị hiện đại được xác định là một lợi thế của các công ty trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu Các thị trường ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trước đây Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp không chỉ trong khu vực châu Á mà còn trên toàn thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường nội lực để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Giải pháp áp dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại để nâng cao năng lực quản lý được thừa nhận là một trong những giải pháp tốt nhất để thành công trong môi trường cạnh tranh toàn cầu Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại trong hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình

Vào tháng 3 năm 1998, Liên đoàn Kế toán viên Quốc tế (IFAC) đã phát hành một mô hình giải thích sự phát triển của kế toán quản trị theo lịch sử hình thành và phát triển Theo Mô hình IFAC, sự phát triển của kế toán quản trị trên thế giới có thể chia thành 4 giai đoạn Rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã áp dụng thành công Mô hình IFAC trong việc xác định trình độ phát triển KTQT của các doanh nghiệp Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp cũng là một chủ đề nghiên cứu mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới Trong khi đó, có rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề này

Do vậy, nghiên cứu định vị trình độ phát triển kế toán quản trị và các nhân tố tác động tới trình độ phát triển kế toán quản trị tại Việt Nam là một hướng nghiên cứu cấp thiết và mang tính thời sự để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế cũng

như phát triển bền vững trong tương lai Chính vì vậy nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Định vị trình

độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kế toán quản trị của doanh nghiệp Việt Nam”.

2 Mục tiêu

Các mục tiêu của đề tài bao gồm:

(i) Đo lường trình độ phát triển kế toán quản trị tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Việt Nam theo thang đo quốc tế, xác định các phương pháp kế toán quản trị được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam

(ii) Xác định một số nhân tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển kế toán quản trị tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Việt Nam

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ phát triển kế toán quản trị tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Thông tin về tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận liên quan đến trình độ phát kế toán quản trị và các nhân tố ảnh hưởng được thu thập từ các nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và các công ty lớn trong danh sách VNR 500; Các Sở giao dịch chứng khoán HN (HNX) và TPHCM (HSX) và Ủy Ban chứng khoán Nhà nước Các công ty kiểm toán; Cơ sở dữ liệu điện tử www.sciencedirect.com và các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính chứng khoán; Cơ sở dữ liệu, thư viện của ĐHQGHN và các trường khác

Khảo sát diện rộng : Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát diện rộng để thu thập

dữ liệu về trình độ phát triển kế toán quản trị tại DN Việt Nam Nhóm nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn và khảo sát sơ bộ một số công ty ở Hà nội Sau đó, bảng câu hỏi khảo sát đã được

Trang 4

chỉnh sửa theo các góp ý của các chuyên gia và kết quả cuộc khảo sát sơ bộ Dựa vào một bộ tiêu chí mà nhóm đã đề ra, nhóm nghiên cứu chọn mẫu 500 doanh nghiệp sản xuất và thương mại và

đã gửi bảng hỏi khảo sát đến các doanh nghiệp được chọn vào giữa tháng 5 năm 2018 Bảng câu hỏi được yêu cầu trả lời bởi người có thẩm quyền trong doanh nghiệp để đảm bảo trách nhiệm giải trình và độ tin cậy của dữ liệu Vào cuối tháng 7/2018, nhóm nghiên cứu đã thu thập được

180 câu trả lời từ 500 doanh nghiệp sản xuất và thương mại Tuy nhiên, có 7 bản trả lời thiếu thông tin cần thiết của các doanh nghiệp Cuối cùng, có 173 bản trả lời đáp ứng yêu cầu của Nhóm nghiên cứu, tương đương với tỷ lệ trả lời có thể sử dụng là 34,6% Một tỷ lệ không cao nhưng cũng phù hợp với tỷ lệ phổ biến của các khảo sát diện rộng về kế toán quản trị trên thế giới hiện nay

Phỏng vấn sâu : Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 03 nhóm đối tượng : (i) các nhà

quản lý của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, (ii) công ty kiểm toán và (iii) các cơ quan quản lý Nhà nước (Thuế, Bộ Tài Chính, Kiểm toán Nhà nước) Số lượng phỏng vấn sâu đã thực hiện là

20 cuộc phỏng vấn sâu cho 03 nhóm đối tượng nói trên trong tháng 8 và tháng 9/2018

(iii) Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

- Các thông tin, tài liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm : lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu của các địa phương

- Các thông tin, tài liệu sơ cấp : thu thập được từ các bảng hỏi và phỏng vấn sâu sẽ được phân tích bởi phần mềm thống kê SPSS 24

- Các phương pháp thống kê sử dụng : phân tích thống kê mô tả, Kiểm định Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, Mô hình hồi quy đa biến về các nhân tố ảnh hưởng tới trình độ phát triển kế toán quản trị

4 Tổng kết kết quả nghiên cứu

4.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu

Trong mẫu nghiên cứu, có 92 doanh nghiệp sản xuất (tương đương 53,2%) và 81 doanh nghiệp thương mại (tương đương 46,8%) Đa số người được hỏi (82,7%) là nhân sự các bộ phận tài chính

kế toán và ban giám đốc Bảng 4.1 cho thấy các nhóm người trả lời

Bảng 4.1: Phân nhóm người trả lời Các bộ phận Số người Tỷ lệ (%)

Theo Nghị định 56/2009/ NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tổng tài sản được coi là tiêu chí ưu tiên để xác định quy mô doanh nghiệp Do đó, Nhóm nghiên cứu phân loại quy mô của các doanh nghiệp trong mẫu này dựa trên tổng tài sản của họ như trong Bảng 4.2 Gần một nửa số người được hỏi là các doanh nghiệp lớn

Trang 5

(46,8%), được coi là một điểm quan trọng của nghiên cứu này Tỷ lệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lần lượt là 18,5% và 34,7%

Bảng 4.2: Quy mô của các doanh nghiệp

Sản xuất Thương mại

Về số năm hoạt động của các doanh nghiệp, mức trung bình là 18 năm, nhiều năm hoạt động

nhất là 58 năm, ít năm hoạt động nhất là 1 năm

Trong mẫu của Nhóm nghiên cứu, có 92 doanh nghiệp sản xuất và 81 doanh nghiệp thương mại Trong đó, có 54 doanh nghiệp đại chúng đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội, thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh hay UpCom của Việt Nam Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp

(93,1%) là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nhóm nghiên cứu khảo sát xem các doanh nghiệp có bộ phận kế toán quản trị riêng hay không Bảng 4.3 minh họa kết quả Hơn một nửa số doanh nghiệp có bộ phận kế toán kết hợp cả kế toán tài chính và kế toán quản trị (59,5%) Và một tỷ lệ thấp của các doanh nghiệp có một bộ phận kế toán quản trị tách biệt với bộ phận kế toán tài chính (9,2%) Tổng cộng, 68,7% doanh nghiệp có công việc

kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của họ, đây là điểm then chốt để đánh giá sự phát triển của kế toán quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 4.3: Phân loại bộ phận kế toán Phân loại bộ phận kế toán Số DN Tỷ lệ (%)

Bộ phận kế toán quản trị tách biệt với bộ phận kế toán tài chính 16 9.2

Bộ phận kế toán kết hợp cả Kế toán tài chính và Kế toán quản trị 103 59.5

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các doanh nghiệp đánh giá vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp của họ (Bảng 4.4) Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đưa ra một số các tùy chọn trả lời từ: Mức 1 nghĩa là Không quan trọng; Mức 2 - Ít quan trọng; Mức 3 - Trung bình; Mức 4 - Quan trọng; và Mức 5 - Rất quan trọng Bảng 4.6 thể hiện kết quả nội dung này Theo những người được hỏi, những vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị là được sử dụng để lập kế hoạch, kiểm soát và

để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Giá trị trung bình tương ứng = 3,665 và 3,642) Những người được hỏi cũng thừa nhận tầm quan trọng của kế toán quản trị trên các khía cạnh xác định giá thành sản phẩm và giá bán, xác định cơ sở ra quyết định về sản xuất, kinh doanh hoặc đầu

tư và hỗ trợ cho việc lập báo cáo tài chính

Bảng 4.4: Đánh giá vai trò của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

Trang 6

Vai trò của kế toán quản trị Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1 Xác định giá thành sản phẩm và giá

3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của

4 Ra quyết định về sản xuất, kinh

7 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

8 Tạo giá trị tăng thêm từ việc sử dụng

9 Nâng cao năng lực cạnh tranh so với

Hơn nữa, một đặc điểm rất quan trọng của các doanh nghiệp trong mẫu này là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc thực hiện các công việc kế toán Kết quả khảo sát cho thấy 91,9% doanh nghiệp áp dụng CNTT trong công việc kế toán của họ Chỉ 7,5% doanh nghiệp sử dụng kết hợp kế toán thủ công và Excel Về điểm này, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng ứng dụng CNTT

là điều kiện sống còn để phát triển thực hành kế toán quản trị Nói cách khác, kế toán quản trị không mang tính khả thi nếu không có CNTT (Spraakman, 2010; Maria do Céu, 2010) Do đó, Nhóm nghiên cứu coi tỷ lệ cao của ứng dụng CNTT là một đặc điểm quan trọng của các doanh nghiệp

4.2 Định vị trình độ phát triển kế toán quản trị của các doanh nghiệp theo thang đo của

IFAC

Để xác định các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm nghiên cứu tóm tắt tỷ lệ áp dụngcác phương pháp kế toán quản trị của các doanh nghiệp như trong Bảng 4.5 Sau đó, Nhóm nghiên cứu đánh giá các phương pháp này dựa trên mô hình IFAC như được trình bày trong phần tổng quan tài liệu Nhóm nghiên cứu sử dụng Kỹ thuật phân tích Cluster để phân nhóm trình độ phát triển của các doanh nghiệp

Về các phương pháp kế toán quản trị chi phí, các phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp sản xuất lần lượt là “Kế toán CPSX và giá thành theo định mức” (giá trị trung bình

là 3,62) và “Kế toán CPSX và giá thành theo phương pháp giản đơn/ toàn bộ” (giá trị trung bình là 3,207) Phương pháp áp dụng ít nhất là “Kế toán CPSX và giá thành theo hoạt động” (giá trị trung bình là 2,337) và “Kế toán CPSX và giá thành theo chi phí mục tiêu” (giá trị trung bình là 2,196) Điểm này phù hợp với nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như Nguyen và Aoki (2014) Đối với các doanh nghiệp thương mại, các phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất tương ứng là “Phân loại chi

Trang 7

phí thành biến phí và định phí” ( giá trị trung bình là 2,259), “Kế toán CPSX và giá thành theo định mức” và “Tỷ lệ phân bổ trước chi phí sản xuất chung” Tương tự như các doanh nghiệp sản xuất, các phương pháp, cụ thể là “Kế toán CPSX và giá thành theo hoạt động” (giá trị trung bình là 1,593) và

“Kế toán CPSX và giá thành theo chi phí mục tiêu” (giá trị trung bình là 1.630) là các phương pháp được áp dụng ít nhất Do đó, so với các nghiên cứu trước đó, Đoan et al (2011) và Nguyen và Aoki (2014), có thể xác định rằng các phương pháp xác định chi phí truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Về hệ thống các phương pháp lập dự toán, ở cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại, phương pháp có tỷ lệ áp dụng cao nhất tương ứng là “Dự toán chi phí” và “Dự toán doanh thu” Các phương pháp này (giá trị trung bình hơn 4.0) cao hơn so phương pháp kế toán xác định chi phí đề cập ở phía trên Phát hiện này thống nhất với kết quả đánh giá vai trò kế toán quản trị được trình bày trong Bảng 4.6 Hệ thống kế toán quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các phương pháp lập kế hoạch và kiểm soát chi phí Terdpaopong et al (2018) cũng nhận thấy rằng “Dự toán chi phí” là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong số các phương pháp dự toán tại các công ty Thái Lan Ngoài ra, “Dự toán dòng tiền” và “Dự toán báo cáo tài chính” cũng phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam Phương pháp có tỷ lệ áp dụng thấp nhất là “Dự toán linh hoạt” và “Phân tích độ nhạy của chi phí”

Liên quan đến các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động, “Phân tích các chỉ tiêu tài chính”

là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất ở cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại (giá trị trung bình tương ứng là 3.609 và 3.235) Trong khi, các phương pháp hiện đại như “Bảng điểm cân bằng”,

“Đối sánh với các công ty khác/trung bình ngành”, và phân tích các chỉ tiêu phi tài chính phi tài chính được áp dụng ở mức khá thấp ở cả hai loại hình doanh nghiệp

Về các phương pháp cung cấp thông tin để ra quyết định, “ Phân tích khả năng sinh lời” là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất (giá trị trung bình là 3.609) trong các doanh nghiệp sản xuất Tiếp sau đó là “Phân tích lợi nhuận của nhóm sản phẩm” và “Phân tích mối quan hệ Chi phí-Khối lượng-Lợi nhuận” Đối với các doanh nghiệp thương mại, phương pháp có tỷ lệ áp dụng cao nhất là “Phân tích lợi nhuận của nhóm sản phẩm” (giá trị trung bình là 3.123) và sau đó là “Phân tích khả năng sinh lời” và “Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận”

Về các phương pháp kế toán quản trị chiến lược, tỷ lệ áp dụng các phương pháp này thấp hơn các phương pháp xác định chi phí, lập dự doán, đánh giá hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin để ra quyết định Nhìn chung, các doanh nghiệp hầu như chưa sử dụng các phương pháp kế toán quản trị chiến lược Đối với các doanh nghiệp sản xuất, “Quản trị dựa trên chi phí mục tiêu” là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất với giá trị trung bình là 2,25 Đối với các doanh nghiệp thương mại, “Các

mô hình dự báo dài hạn” là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất với giá trị trung bình là 1.930 Tóm lại, tỷ lệ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị của Giai đoạn 1 và 2 theo mô hình IFAC cao hơn so với tỷ lệ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại ở Giai đoạn 3 và 4 Tỷ lệ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất cao hơn so với các doanh nghiệp thương mại Tuy nhiên, không có sự khác biệt trong các phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại

Trang 8

Bảng 4.5: Tỷ lệ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và

thương mại Việt Nam Các phương pháp KTQT

Doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp thương mại

Giai đoạn Các phương pháp kế toán CPSX và tính giá

1.1 Kế toán CPSX và giá thành theo phương pháp

1

1.2 Kế toán CPSX và giá thành theo định mức 3.62 1.256 2.148 1.352 1

1.3 Kế toán CPSX và giá thành theo biến phí 2.902 1.326 1.864 1.092 2

1.4 Kế toán CPSX và giá thành theo hoạt động

(ABC- Activity based costing) 2.337 1.424 1.593 .771

3

1.5 Tỷ lệ phân bổ trước chi phí sản xuất chung 2.902 1.359 2.198 1.111 2

1.6 Kế toán CPSX và giá thành theo chi phí mục

4 1.7 Phân tích chi phí chất lượng sản phẩm 2.457 1.261 1.741 862 3

1.8 Phân loại chi phí thành biến phí và định phí 2.902 1.367 2.259 1.282 2

Giai đoạn

2.4 Dự toán báo cáo tài chính 3.717 1.051 3.605 957 2

2.5 Dự toán linh hoạt (Flexible budget) 2.681 1.281 2.395 1.158 1

2.6 Phân tích độ nhạy của chi phí 2.402 1.186 1.802 941 3

Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Mean Std Mean Std Stages

3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 3.609 1.283 3.235 1.186 2

3.3 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính liên quan

đến sự hài lòng của khách hàng 2.663 1.206 2.222 .836

4

3.4 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính liên quan

đến đổi mới như bằng sáng chế, chứng chỉ, giải

4

3.5 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính liên quan

đến nhân viên như sự hài lòng, nhân viên - doanh

1.975 836

3

3.6 Đối sánh với công ty khác và/hoặc trung bình

4 3.7 Phân tích thặng dư lợi nhuận 2.772 1.310 2.210 944 3

Các phương pháp cung cấp thông tin để hỗ trợ

Stages

4.1 Phân tích điểm hòa vốn 3.315 1.098 2.667 1.405 2

4.2 Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi

2

4.3 Phân tích dự án đầu tư theo phương pháp

2

Trang 9

4.4 Phân tích dự án đầu tư theo thời gian hoàn

1

4.5 Phân tích khả năng sinh lời 3.609 1.047 3.099 1.135 2

4.6 Phân tích lợi nhuận của nhóm sản phẩm 3.598 0.972 3.123 1.099 2

4.7 Phân tích lợi nhuận của nhóm khách hàng 3.261 1.088 2.963 1.134 2

4.8 Sử dụng KPI cho toàn công ty/hoặc từng bộ

3 4.9 Sử dụng các mô hình kiểm soát hàng tồn kho 2.63 1.331 2.235 1.237 2

Các phương pháp kế toán quản trị chiến lược Mean Std Mean Std Stages

5.1 Phân tích chuỗi giá trị 2.033 1.094 1.667 866 4

5.2 Phân tích giá trị cổ đông 2.087 1.034 1.716 840 4

5.3 Phân tích vòng đời sản phẩm 2.207 1.143 1.765 825 4

5.4 Quản trị dựa trên chi phí mục tiêu 2.25 1.173 1.815 853 4

5.5 Kế toán quản trị chi phí môi trường 1.859 0.859 1.630 714 4

5.6 Quản trị chất lượng toàn diện 2.054 1.041 1.617 874 4

5.8 Phân tích khả năng tích hợp với các nhà cung

cấp và /hoặc các chuỗi giá trị của khách hàng 2.0 0.983 1.679 .803

4

5.10 Các mô hình dự báo dài hạn 2.239 1.189 1.938 1.041 2

Bước tiếp theo, Nhóm nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phân tích Cụm để phân loại các doanh nghiệp Việt Nam thành các nhóm tương ứng với bốn giai đoạn phát triển của mô hình IFAC

Bảng 4.6 cho thấy kết quả phân tích cụm cho các doanh nghiệp sản xuất Điểm trung bình của các giai đoạn trong Cụm 2 là thấp nhất so với các cụm khác Do đó, Cụm 2 có thể đại diện cho Giai đoạn 1 của mô hình IFAC Tiếp theo, điểm trung bình của các giai đoạn trong Cụm 4 là cao nhất trong số bốn cụm Có thể xác định được Cụm 4 này đại diện cho Giai đoạn 4, giai đoạn phát triển cao nhất trong mô hình IFAC Tương tự, chúng ta có thể xếp hạng các doanh nghiệp trong Cụm 3 thuộc

về Giai đoạn 3 của mô hình IFAC Cuối cùng, Nhóm nghiên cứu phân loại Cụm 1 đại diện cho Giai đoạn 2 Tóm lại, Nhóm nghiên cứu phân loại 92 doanh nghiệp thành 7 doanh nghiệp sản xuất trong Giai đoạn 1, 59 doanh nghiệp sản xuất trong Giai đoạn 2 và 24 doanh nghiệp sản xuất trong Giai đoạn

3, chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất trong Giai đoạn 4 của mô hình IFAC

Bảng 4.6 Phân tích Cụm cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam VAR00001 Mean Std Deviation Valid N (listwise)

Trang 10

Stage3 3.7431 40223 24

Bảng 4.7 mô tả kết quả phân tích cụm cho các doanh nghiệp thương mại Điểm trung bình của các giai đoạn trong Cụm 4 là thấp nhất so với các cụm khác Do đó, Cụm 4 có thể đại diện cho Giai đoạn 1 của mô hình IFAC Tiếp theo, điểm trung bình của các giai đoạn trong Cụm 3 là cao nhất trong số bốn cụm Tuy nhiên, điểm trung bình của Cụm 3 đều nhỏ hơn 4 – theo thang đo Likert của Nhóm nghiên cứu Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp trong Cụm này đã sử dụng phương pháp

kế toán quản trị hiện đại nhiều hơn các cụm khác nhưng chưa đạt đến Giai đoạn 4 của mô hình IFAC

Do đó, Nhóm nghiên cứu phân loại các doanh nghiệp trong Cụm 3 này là Giai đoạn 3 trong mô hình IFAC Tiếp theo, chúng ta có thể xếp hạng các doanh nghiệp trong Cụm 2 thuộc về Giai đoạn 3 của

mô hình IFAC Cuối cùng, Cụm 1 đại diện cho Giai đoạn 2 trong mô hình IFAC Tóm lại, Nhóm nghiên cứu phân loại 81 doanh nghiệp thương mại thành 2 doanh nghiệp thương mại trong Giai đoạn

1, 52 doanh nghiệp thương mại trong Giai đoạn 2 của mô hình IFAC, 23 doanh nghiệp thương mại trong Giai đoạn 3 và 4 doanh nghiệp ở giữa Giai đoạn 3 và Giai đoạn 4 của IFAC mô hình

Bảng 4.7 Phân tích cụm cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

VAR00003 Mean Std Deviation Valid N (listwise)

Ngày đăng: 08/11/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w