Các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc thay Đổi kiểm toán viên tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 16 a Thị trường chứng khoán
khoán a Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một phần của thị trường tài chính Xét về hình thức, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua, chuyển nhượng chứng khoán (Ha Bao Trang và cộng sự, 2015)
Theo Harwood và cộng sự (1999) thì sau mười lăm năm cải cách kinh tế và tám năm chuẩn bị, thị trường chứng khoán đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 7 năm 2000 với tên gọi chính thức là "Trung tâm giao dịch chứng khoán” Thời điểm đầu, chỉ có hai công ty được niêm yết và đến tháng 8 năm
2002 thì có 19 công ty Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán này diễn ra rất chậm, đến cuối năm 2005 mới có ba mươi mốt công ty được niêm yết với tổng vốn hóa thị trường khoảng 320 triệu đô la Mỹ
Tuy nhiên đến cuối năm 2015 đã có 319 cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với tổng giá trị vốn thị trường đạt 1.146,925 tỷ đồng Để đạt được sự tăng trưởng này, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, bao gồm: giai đoạn hình thành và mới phát triển (giai đoạn 2000-2005), giai đoạn tăng trưởng nóng (2006-2007), thời kỳ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) , các giai đoạn hậu khủng hoảng (2010-2011) và giai đoạn ổn định cho đến nay (2012-2016) (theo Ha Bao Trang và cộng sự, 2015) b Doanh nghiệp niêm yết
Theo quy định tại Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 thì niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
Doanh nghiệp niêm yết là doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cho giao dịch công khai Để được trở thành doanh nghiệp niêm yết thì mỗi quốc gia có một quy định khác nhau
Tại Việt Nam, một doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí sau thì sẽ đủ điều kiện niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán:
(1) Là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình theo Quy định tại Điều 25 Luật chứng khoán số 70/2006/QH ngày 29/06/2006 là: (i) Công ty đã thực hiện chào bán giá cổ phiếu ra công chúng, (ii) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, (iii) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên
(2) Đáp ứng các quy định cụ thể của từng sàn giao dịch Sở Giao dịch chứng khoán
Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 53 và
54 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012
(3) Điều 3 Thông tư 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 quy định trong hồ sơ đăng ký niêm yết “Các thông tin, số liệu trong hồ sơ, bản cáo bạch phải căn cứ vào báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán, cụ thể như sau: a) Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp của tổ chức đăng ký niêm yết (thay đổi đăng ký niêm yết) phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận Đối với các tổ chức liên quan khác tham gia hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi, báo cáo tài chính phải đựợc kiểm toán theo quy định pháp luật về kiểm toán độc lập b) Ý kiến kiểm toán đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp phải là “Ý kiến chấp nhận toàn phần” Trường hợp ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là chấp nhận có ngoại trừ, thì yếu tố ngoại trừ không phải là khoản mục vốn chủ sở hữu và khoản mục trọng yếu khác như: tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu, nợ phải trả c) Tùy thuộc vào thời điểm nộp hồ sơ niêm yết, thay đổi niêm yết, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập sau quá trình sáp nhập hoặc công ty niêm yết sau hoán đổi được lựa chọn báo cáo tài chính đƣợc lập và đã đƣợc kiểm toán tại thời điểm gần nhất, nhưng không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm báo cáo tài chính lập ngay sau thời điểm hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi; hoặc báo
18 cáo tài chính quý, hoặc báo cáo tài chính bán niên, hoặc báo cáo tài chính năm lập sau thời điểm hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi.”
(4) Và một quy định mới gần đây nhất là Thông tư số 29/2017/TT-BTC sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 như sau: “Ý kiến kiểm toán đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Trường hợp ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là chấp nhận có ngoại trừ, thì yếu tố ngoại trừ không phải là khoản mục vốn chủ sở hữu (trừ trường hợp ý kiến ngoại trừ về việc chưa bàn giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) và khoản mục trọng yếu khác ảnh hưởng đến điều kiện niêm yết như: Tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu, nợ phải trả”
Từ các điều kiện trên có thể thấy để trở thành doanh nghiệp niêm yết thì công ty phải đáp ứng khá nhiều điều kiện và kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện niêm yết trên hai Sở.
Báo cáo tài chính, kiểm toán BCTC và việc chuyển đổi kiểm toán viên của
doanh nghiệp niêm yết a Báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 được ban hành năm 2002 định nghĩa:
“Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp 28 các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.”
Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 định nghĩa “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Báo cái tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, bao gồm các loại báo cáo sau: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt
19 động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo theo quy định của pháp luật.” b Kiểm toán báo cáo tài chính
Luật kiểm toán độc lập (2011) định nghĩa “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”
Từ khái niệm của báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính cho thấy vai trò nhiệm vụ của kiểm toán trong việc xác nhận tính trung thực và hợp lý cho báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán hay cụ thể hơn là doanh nghiệp niêm yết trong nghiên cứu này c Thay đổi kiểm toán viên
Có nhiều nghiên cứu đề cập đến khái niệm về thay đổi kiểm toán Trong nghiên cứu của Hematlal Garach vào năm 2001thì “thay đổi kiểm toán viên là sự thay đổi tên của cá nhân hoặc tập thể cung cấp dịch vụ kiểm toán trên báo cáo thường niên của công ty khách hàng giữa hai năm điều tra” Theo Từ điển về tài chính và đầu tư của John Downes and Jordon Elliot Goodman Barron 1995 thì Báo cáo thường niên của các công ty có thể hiểu là báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đối với các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thì đây được coi là một cầu nối với các nhà đầu tư tiềm năng
Syahtiadi và Medyawati năm 2012 cũng chỉ ra “Sự thay đổi công ty kiểm toán là việc một công ty được kiểm toán quyết định chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ kiểm toán sang một công ty kiểm toán khác”
Turner và cộng sự năm 2005 làm rõ thêm việc thay đổi công ty kiểm toán bao gồm hai dạng: một là kiểm toán viên quyết định từ nhiệm và hai là quyết định thay đổi công ty kiểm toán từ phía công ty khách hàng
Tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể việc thay đổi kiểm toán viên mà chỉ có quy định về luân chuyển kiểm toán viên Luân chuyển kiểm toán viên bao gồm hai loại là luân chuyển kiểm toán viên và luân chuyển công ty kiểm toán Trên thế giới có một số nước áp dụng cả hai loại này nhưng cũng có nước chỉ áp dụng luân chuyển ở cấp độ kiểm toán viên và Việt Nam là một trong số đó Tại Khoản 5, Điều 45, Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 quy định “ Kiểm toán viên không đƣợc phép ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán” và “Đình chỉ hành nghề kiểm toán đối với KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong năm năm tài chính liên tục” Việt Nam chưa quy định bắt buộc luân chuyển ở cấp độ công ty kiểm toán
Từ các phân tích ở trên có thể thấy việc thay đổi kiểm toán viên (công ty kiểm toán) ở Việt Nam là một vấn đề cần lưu ý khi theo quy định của Pháp luật thì đây là việc thay đổi không bị bắt buộc d Động cơ thay đổi kiểm toán viên
Jensen và Meckling đã phát triển và công bố lý thuyết người đại diện vào năm
1976 Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa bên ủy quyền (cổ đông) và bên được ủy quyền (người quản lý) là một mối quan hệ ủy nhiệm và chỉ ra trong mối quan hệ này cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích Điều này dẫn đến người được ủy quyền không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền Do sự hạn chế này nên những người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động của người được ủy quyền để bảo đảm cho lợi ích của mình
Từ lý thuyết người đại diện có thể giải thích cho động cơ thay đổi kiểm toán viên của các công ty niêm yết: (i) Các nhà quản lý có xu hướng lựa chọn các công ty kiểm toán để chấp thuận các đề nghị mà họ mong muốn vì khi đó họ sẽ có được một số lợi ích, (ii) Các cổ đông luôn muốn lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín để bảo vệ tài sản vốn góp của họ tham gia vào công ty
Các nhân tố ảnh hưởng
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khá đa dạng về các nhân tố ảnh hưởng, tuy nhiên có thể tóm tắt lại theo hai nhóm chính như sơ đồ dưới đây:
Bảng 2: Nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi kiểm toán viên a Nhóm các nhân tố ảnh hưởng thuộc về phía kiểm toán viên
Thứ 1, chi phí kiểm toán: các kết quả nghiên cứu đem lại một kết quả hỗn hợp DeAngelo (1981) cho rằng sự gia tăng của chi phí kiểm toán có thể kiến cho khách hàng quyết định chuyển đổi kiểm toán viên, ông cũng chỉ ra rằng các công ty kiểm toán có thể hạ mức phí dịch vụ của mình dưới mức chi phí cần thiết cho lần kiểm toán đầu tiên để thu hút khách hàng Đây được coi là một hiện tượng hạ giá Kết luận này được sự ủng hộ của nhiều nghiên cứu khác như: Peel và Roberts (2003) đã chỉ ra rằng các công ty luôn muốn tìm kiếm đến các công ty có dịch vụ rẻ nhất mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu của họ, Menon và Schwartz (1985) chỉ ra rằng các công ty với tình hình tài chính kém sẽ có xu hướng chuyển đổi sang một công ty kiểm toán khác có mức phí rẻ hơn, đảm bảo khả năng chi trả của công ty, Asthana và cộng sự (2004) cho rằng chi phí kiểm toán có thể
Nhân tố thuộc về công ty kiểm toán
3 Chất lượng kiểm toán/Quy mô công ty kiểm toán
4 Mối quan hệ với khách hàng
5 Luân chuyển kiểm toán viên
6 Mức độ cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán
Nhân tố thuộc về khách hàng
2 Thay đổi người quản lý
3 Sở thích nhà đầu tư
5 Hệ thống quản lý doanh nghiệp
6 Mức độ phức tạp của khách hàng được kiểm toán
Thay đổi kiểm toán viên
22 tăng do đối tượng khách hàng của họ tiền ẩn nhiều rủi ro và chi phí kiểm toán là một trong các lý do chính cho việc chuyển đổi kiểm toán viên Ngược lại với luồng ý kiến trên, Beattie và Fearnley (1998) chỉ ra rằng chỉ có 2 trên 12 trường hợp cho rằng chi phí kiểm toán ảnh hưởng đến quyết định thay đổi kiểm toán của họ, và tring các nhân tố lựa chọn kiểm toán mới , họ nhận thấy chi phí kiểm toán không chiếm vai trò quan trọng vì các công ty kiểm toán thường đưa ra mức phí gần nhau để cạnh tranh
Thứ 2, ý kiến kiểm toán: nghiên cứu của Chee W.Chou, Steven J.Rice (1982) chỉ ra rằng ý định thay đổi kiểm toán của các công ty thường xuất hiện sau khi họ nhận được các báo cáo kiểm toán bất lợi Nhận định này được ủng hộ bởi các nghiên cứu khác như: Leon Poels (2011), Krishnan (1994), Kenneth and Krishnagopal (1985), Nemanja Stanisic, Univerzitet Singidunum, Zoran Petrovic (2014)… Chow và Rice (1982) đã kiểm tra liệu các công ty có chuyển sang kiểm toán viên sau khi nhận được ý kiến kiểm toán ngoại trừ bằng cách chia các công ty ra thành 4 loại: Nhận được ý kiến hạn chế và đổi kiểm toán, nhận được ý kiến tốt và đổi kiểm toán, nhận được ý kiến hạn chế nhưng vẫn giữ kiểm toán và nhận được ý kiến tốt và không đổi kiểm toán 22 công ty đã từng đổi kiểm toán cho thấy các công ty có xu hướng đổi kiểm toán viên sau khi nhận được những ý kiến hạn chế và không thường chuyển sang các công ty nhỏ hơn Tuy nhiên việc chuyển đổi kiểm toán sau khi nhận một ý kiến hạn chế không làm tăng khả năng nhận được một ý kiến tốt vào năm sau
Thứ 3, chất lượng kiểm toán/quy mô công ty kiểm toán: liên quan đến nhân tố này các nghiên cứu đem lại các kết quả hỗn hợp Dựa theo nghiên cứu của Jackie Weiner
(2012), khi đối mặt với những gian lận trong kiểm toán, nếu công ty chưa sử dụng kiểm toán trong Big 4 thì gần như sẽ thuê một công ty kiểm toán lớn hơn để thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính trong tương lai của họ Nhưng cũng có trường hợp thực tế không đi theo lý thuyết này Koss đã kiện Grant Thornton vì không tìm thấy khoản thiệt hại 31 triệu đô la của họ và chuyển sang một công ty kiểm toán nhỏ hơn Dựa theo quy mô gian lận và khoảng thời gian xảy ra thì rất dễ để đổ tội cho sự độc lập của kiểm toán viên Lý thuyết “Deep Pockets Theory” (Dye, 1993) lý giải rằng Koss đang cố gắng đổ lỗi cho Grant Thornton vì họ biết rằng Grant Thornton có khả năng thanh toán các thiệt hại pháp lý cho họ Một số công ty được nghiên cứu cho biết rằng dù gặp phải các sai sót trong chất lượng kiểm toán nhưng họ cũng không thay đổi kiểm toán vì chi phí của việc
23 thay đổi là rất cao và sự thay đổi kiểm toán có thể là một dấu hiệu không tốt trong mắt các nhà đầu tư (Fried and Schiff, 1981) Nhưng đa số các công ty sẽ chuyển đổi sang một công ty kiểm toán to hơn trong trường hợp gặp các kiện tụng và chỉ trích vì các công ty kiểm toán to có danh tiếng tốt và độ tin cậy cũng như chất lượng phục vụ tốt hơn các công ty nhỏ Burton and Roberts (1967) lấy mẫu 83 công ty chuyển đổi kiểm toán theo
Fortune 500 từ năm 1952-1965 và các công ty đã chuyển đổi kiểm toán viên sau khi xảy ra các tranh cãi về kiểm toán, và họ có nhiều yêu cầu hơn cho các dịch vụ bổ sung, thay đổi quản lý
Thứ 4, mối quan hệ với công ty trong thời gian dài: theo nghiên cứu của Feiteng Ye, Shuang Xue, Yun Hong (2012) về mối quan hệ giữa công ty và kiểm toán viên cho thấy các mối quan hệ đối tác- khách hàng có giá trị đặc biệt đối với các công ty kiểm toán và có tác dụng giữ chân khách hàng Đối với những kiểm toán đã có mối quan hệ gắn bó lâu dài với công ty hoặc ban điều hành nếu không có một lý do quá lớn sẽ không dễ bị thay đổi vì điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư
Thứ 5, luân chuyển kiểm toán viên: Eko Suyono và cộng sự (2013) đã chỉ ra kết quả nghiên cứu tại Indonexia: (i) Cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán và nhiệm kỳ kiểm toán ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kiểm toán một cách đáng kể (ii) Phí kiểm toán và quy mô của công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kiểm toán Eichenser and Shields (1983) đã xác định được các công ty phải tuân theo quy định của SEC quy định để chuyển kiểm toán viên
Thứ 6, cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán: Sterling (1973) đã chỉ ra rằng trách nhiệm của kiểm toán viên cao hơn thẩm quyền của kiểm toán viên bởi vì kiểm toán viên thiếu quyền lực đối với khách hàng của mình Sterling nói thêm rằng sự tồn tại của cạnh tranh giữa các kiểm toán viên trong việc tăng cường khách hàng cho phép khách hàng lựa chọn, thay đổi và thương lượng phí kiểm toán Hussein Ali Khasharmeh (2015) đã chỉ ra mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng cùng chiều với việc chuyển đổi kiểm toán viên b Nhóm các nhân tố ảnh hưởng thuộc về phía công ty được kiểm toán
Thứ 1, quy mô công ty: rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô của công ty kiểm toán có tác động đến việc chuyển đổi kiểm toán viên Các công ty nhỏ ban đầu sẽ
24 thuê các công ty kiểm toán ngoài Big4 nhưng cùng với sự phát triển của công ty, đặc biệt là khi công ty lên sàn chứng khoán thì các nhà điều hành có xu hướng thay đổi sang một công ty kiểm toán chất lượng hơn, tiếng tăm hơn Hussein Ali Khasharmeh (2015) đã kết luận quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với việc thay đổi kiểm toán viên
Thứ 2, thay đổi người quản lý, liên quan đến nhân tố này thì các kết quả trên thế giới đem lại kết quả hỗn hợp Cụ thể: Hudaib and Cooke (2005) cho rằng có mối liên hệ giữa việc thay đổi người quản lý và thay đổi kiểm toán viên Feiteng Ye và các cộng sự Shuang Xue, Yun Hong (2012) cũng nhận định khi một công ty thay đổi người quản lí, nhà điều hành thì người quản lí mới có thể muốn thay đổi kiểm toán viên sang người mà họ đã có quan hệ cộng tác lâu năm hoặc có một mối quan hệ tốt đẹp với người đó Một lý do khác là người kiểm toán hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của người quản lý mới hoặc không tôn trọng, nghe theo ý kiến của họ thì thường có xu hướng bị thay thế Tuy nhiên, bên cạnh các nghiên cứu đồng tình, một số nghiên cứu khác phủ nhận mối quan hệ giữa việc thay đổi nhà quản lý và thay đổi kiểm toán viên như nghiên cứu của Chow and Rice (1982), Schwartz and Menon (1985)…
Thứ 3, sở thích của nhà đầu tư: Supriono (1987) đưa ra ý kiến về việc sở thích của các nhà đầu tư có thể ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi kiểm toán viên Các nhà dầu tư thường có xu hướng tin dùng những công ty kiểm toán lớn, có tên tuổi hoặc có mối quan hệ tốt với bản thân mình Nếu được các công ty hay kiểm toán viên này kiểm toán thì báo cáo tài chính sẽ trở nên đáng tin hơn trong mắt họ Để chiều theo ý thích cũng như muốn lấy lòng tin từ những nhà đầu tư lớn, các công ty có khả năng sẽ thay đổi kiểm toán phù hợp theo ý kiến của họ
PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAY ĐỔI KIỂM TOÁN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Phát triển mô hình nghiên cứu
Từ nhận định ở phần kết luận của chương 1, kết hợp với quy định pháp luật của Việt Nam đã được đề cập trong cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp như sau:
Bảng 3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kiểm toán viên
Mô hình nghiên cứu định lượng
ASit = Bo + B1AEit + B2AOit + B3AUSit + B4ACit + B5ROAit + B6Zscoreit + B7Levit + B8MCit + B9Growth Eit
Thay đổi kiểm toán viên Ý kiến kiểm toán Quy mô công ty kiểm toán
Quy mô công ty được kiểm toán
Thay đổi người quản lý
Tình hình tài chính (ROA,
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
Biến độc lập Biến phụ thuộc
Các biến được diễn giải và theo thang đo trong bảng dưới đây:
Tên biến Tham chiếu Thang đo
AE Audit expense - chi phí kiểm toán
Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely
Nhận giá trị = 1 nếu thay đổi chi phí kiểm toán, bằng 0 nếu ngược lại
AO Audit opinion – Ý kiến kiểm toán
Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely
Nhận giá trị = 1 nếu ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần và bằng 0 nếu ngược lại AUS Audit size – Quy mô công ty kiểm toán
Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely
Nhận giá trị = 1 nếu công ty kiểm toán không phải là Big 4 và bằng 0 nếu ngược lại
CS Company size – Quy mô công ty được kiểm toán
Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely
Log của tổng tài sản
ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Zscore Nguy cơ phá sản Huỳnh Thị Thanh
Nhận về giá trị là 0 nếu Z-score>2.99; là 1 nếu 2.99>Zscore>1.81 và là 2 nếu Zscore2.99), trong số này có 184 quan sát không thay đổi công ty kiểm toán và 50 quan sát thay đổi công ty kiểm toán Có 108 quan sát nằm trong vùng cảnh báo (1.81 < Zscore < 2.99), trong số này có 90 quan sát không thay đổi công ty kiểm toán và 18 quan sát thay đổi công ty kiểm toán Có 58 quan sát nằm trong vùng nguy hiểm (Zsscore < 1.81), trong số này có 128 quan sát không thay đổi công ty kiểm toán và có 30 quan sát thay đổi công ty kiểm toán
Bảng 12: Thống kê mô tả các biến định lượng
Trung bình Độ lệch chuẩn Độ lệch Độ nhọn
Biến ROA trung bình là 0.38 vào dao động từ giá trị nhỏ nhất là -1 đến giá trị lớn nhất là 48 Sự biến động là tương đối lớn với độ lệch chuẩn là 3.691 Phân phối của ROA có phân phối lệch phải 10.751 và độ nhọn hơn nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn 120.529 > 10.751)
Biến Zscore trung bình là 19.65 vào dao động từ giá trị nhỏ nhất là -2 đến giá trị lớn nhất là 2444 Sự biến động là tương đối lớn với độ lệch chuẩn là 155.542 Phân phối của ROA có phân phối lệch phải 11.251 và độ nhọn hơn nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn 144.225 > 11.251)
Biến Lev trung bình là 17.10 vào dao động từ giá trị nhỏ nhất là 0 đến giá trị lớn nhất là 3984 Sự biến động là tương đối lớn với độ lệch chuẩn là 155.542 Phân phối của ROA có phân phối lệch phải 194.361 và độ nhọn hơn nhiều so với phân phối chuẩn (độ nhọn 351.180 > 17.695)
Biến CS trung bình là 5.59 vào dao động từ giá trị nhỏ nhất là 2 đến giá trị lớn nhất là 7 Sự biến động là không nhiều với độ lệch chuẩn là 0.694 Phân phối của ROA có phân phối lệch trái -0.107 và độ nhọn hơn một chút với phân phối chuẩn (độ nhọn 0.845 > -0.107) b Nhận xét chung
Nhìn chung các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội có tỷ lệ thay đổi các công ty kiểm toán là tương đối thấp là 19.6% Kết quả này là thấp so với 27% trong nghiên cứu của Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely (2016), 20% với nghiên cứu của Hà Thị Thanh Trúc ở Sở Giao dịch TP Hồ Chí Minh
Tỷ lệ các công ty kiêm nghiệm CEO và Chủ tịch HĐQT chỉ chiếm 1/3 tuy nhiên tỷ lệ thay đổi cán bộ quản lý quản lý lại khá cao lên đến 78%
Số lượng công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của Big 4 không cao, chỉ chiếm 17.2% và chi phí cho việc kiểm toán không thay đổi là 80.4%
Quy mô các công ty được kiểm toán về cơ bản là khá đồng đều Chỉ khoảng gần một nửa quan sát trong số 500 quan sát là có chỉ số Zscore nằm trong vùng an toàn còn lại là cảnh báo hoặc nguy hiểm.
Kiểm định ý nghĩa mô hình
a Hồi qui với phương pháp Fixed Effects
Variable Coefficient Std.Error t-Statistic Prob
Adjusted R-squared 0.923802 S.D dependent var 0.397366 S.E of regression 0.109689 Akaike info criterion -1.385109 Sum squared resid 4.644215 Schwarz criterion -0.424178 Log likelihood 460.2772 Hannan-Quinn criter -1.008041
Bảng 13: Kết quả hồi quy theo phương pháp FE b Hồi qui với phương pháp Fixed Effects
Variable Coefficient Std.Error t-Statistic Prob
S.E of regression 0.108526 Sum squared resid 5.759384
Sum squared resid 5.855991 Durbin-Watson stat 2.686701
Bảng 14: Kết quả hồi quy theo phương pháp RE c Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình
Kiểm định cặp giả thiết:
Ho: Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (chọn RandomEffect)
H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (chọn FixedEffect)
Correlated Random Effects - Hausman Test
Equation: Untitled Test cross-section random effects
Test Summary Chi-Sq Statistic Chi-Sq d.f Prob
Cross-section random effects test comparisons:
Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob
Cross-section random effects test equation:
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)
Adjusted R-squared 0.924081 S.D dependent var 0.397366 S.E of regression 0.109488 Akaike info criterion -1.394471 Sum squared resid 4.675145 Schwarz criterion -0.467257 Log likelihood 458.6177 Hannan-Quinn criter -1.030634 F-statistic 56.72311 Durbin-Watson stat 3.354568 Prob(F-statistic) 0.000000
Bảng 15: Kiểm định Hausman Bàn luận kết quả
P-value(Hausman)=0.9991 (>0.05) nên nhận H0 Chọn mô hình hồi quy Random Effect R–squared = 92.50% như vậy 92.50% sự thay đổi của AS đuợc giải thích bởi mô hình Trong đó, biến phụ thuộc là AS, các biến độc lập là MC, RG, CC, AUS, CS, OA, ROA, ZSCORE, LEV, AE
Trong chương này tác giả đã thực hiện phân tích thống kê mô tả để thấy được các đặc trưng về mẫu Với tỷ lệ thay đổi công ty kiểm toán không cao (19.6%), tỷ lệ thay đổi cán bộ quản lý khá cao (78%), tỷ lệ thay đổi chi phí công ty kiểm toán là 17.2% cho ta thấy một cái nhìn chung về đặc trưng của mẫu
Mô hình logit được sử dụng đem lại R-squared là 92.5% cho thấy 92.5% biến thay đổi kiểm toán được giải thích bởi 10 biến độc lập mà tác giả đưa vào kiểm định
Kiểm toán viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định độ tin cậy về báo cáo tài chính Rất nhiều vụ gian lận về tài chính đều xuất phát từ kiểm toán viên mà nguyên nhân sâu xa hơn là việc thay đổi kiểm toán Từ 2010, Việt Nam đã mở cửa thị trường kiểm toán và thị trường kiểm toán tại Việt Nam trở lên cạnh tranh hơn bao giờ hết vì vậy lý do dẫn đến việc các công ty niêm yết thực hiện thay đổi kiểm toán viên được các công ty kiểm toán rất quan tâm
Các nghiên cứu trước đã tìm ra các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc thay đổi kiểm toán viên Trong nghiên cứu này tác giả đã thực hiện tổng hợp lại các nhân tố đã được khám phá trước đây và phân chia các nhân tố này thành hai nhóm: (1) nhóm thuộc về các công ty kiểm toán và (2) nhóm thuộc về công ty được kiểm toán Nghiên cứu cũng tìm ra mô hình có ý nghĩa giải thích được 92.5% sự thay đổi của kiểm toán viên bởi 10 biến độc lập
Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ kiểm định ý nghĩa của mô hình mà chưa xác định mức độ, thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến biến thay đổi kiểm toán Đồng thời thang đo tác giả lựa chọn các biến có thể đo lường được bằng các dữ liệu thứ cấp Các quan sát được lựa chọn nằm trong khoảng thời gian ổn định của thị trường chứng khoán
Nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục thực hiện kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đồng thời bổ sung thêm các biến có thể đo lường bằng phiếu khảo sát hay sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính hoặc mở rộng mẫu cả giai đoạn suy thoái, phát triển…
1 A T Craswell, The Association Between Qualified Opinions and Auditor
2 Adams và Davis (1994), “Privately held companies report reasons for selecting and switching auditors”, The CPA Journal, Vol 64, pp 38-41
3 Alireza Kamal Gharibi và Mehdi Safari Geraeely (2016), “Investigating the effective factors on changing auditor: evidences of Iranian firms”, Problems and Perspectives in Management, 14(3-si), 401-406 doi:10.21511/ppm.14(3- si).2016.14
4 Anderson và Koonce (2004), “The role of incentives to manage earnings and quantification in auditors' evaluations of management-provided information”,
Auditing: A Journal of Practice & Theory 2004, 23(1): 11−27
5 Arezoo Aghaei chadegani và cộng sự (2011), “The Determinant Factors of
Auditor Switch among Companies Listed on Tehran Stock Exchange”,
International Conference on Sociality and Economics Development IPEDR vol.10
6 Asthana và cộng sự (2004), “The effect of Enron, Andersen, and SarbanesOXley on the market for audit services”, Working Paper, June
7 Bagherpour và Monroe (2010), “Auditor Switching in an Increasingly Competitive
8 Beattie và Fearnley (1998), “The importance of audit firm characteristics and the drivers of auditor change in UK listed companies”, Accounting and Business
9 Chan, W 2003 Stock price reaction to news and no-news: drift and reversal after headlines Journal of Financial Economics 70 (2): 223-260
10 Chen và Church (1996), “Going concern opinions and the market’s reaction to bankruptcy filings”, the accounting review, Vol.71, No 1, January 1996, pp, 117-
11 Chow và Rice, “Qualified audit opinions and auditor switching”, The Accounting
12 DeAngel (1981), “Auditor size and audit quality”, Journal of Accounting and
13 Eishenseher và Shields (1983), “The correlates of CPA-firms change for publicly held corporations”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, pp 23 - 37
14 Firth (1999), “Company takeovers and the auditor choice decision”, Journal of
International Accounting, Auditing and Taxation, 8 (2) (1999), pp 197-214
15 Fleak và Wilson (1994), “The incremental information content of going-concern audit opinion Journal of Accounting”, Auditing and Finance 9 (1): 149-166
16 Krishnan J (1994), “Auditor switching and conservatism”, The Accounting
17 Lennox (2000), “Do companies successfully engage in opinion-shopping?
Evidence from the UK”, Journal of Accounting and Economics, 29 (2000), pp 321-337
18 Li và Wu (2002), “Research on Auditor Change: Preliminary Evidence from
China”, China Finance and Economics Press, Beijing (2002)
19 Li và Wu (2004), “The improvement of auditor opinion and voluntary auditor change: trend description and implication in the period of 1997–2003”, Auditing
20 Nazri và cộng sự (2012), “Factors influencing auditor change: Evidence from
Malaysia”, Asian Review of Accounting, 20(3), 222-240
21 Peel và Roberts (2003), “Audit Fee Determinants and Auditor Premiums:
Evidence from the Micro-Firm Sub-Market”, Accounting and Business Research,
22 Peel và Roberts (2003), “Audit fee determinants and auditor premiums: Evidence from the micro-firm sub-market”, Accounting and Business Research 33 (3): 207–
23 Schwartz và Menon (1985), “Auditor switches by failing firms”, The Accounting
24 Wang and Chen (2004), “An analysis on the factors of auditor change in China: a case study on the change of clients of Ernst & Young and DauHua”, Management World, 12 (2004)
25 Wu và Tan (2005), “Auditor change decision and the improvement of auditor opinion”, Auditing Research, 2 (2005)
26 Huỳnh Thị Thanh Trúc (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi Công ty
Kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại các Công ty Niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP
27 Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2017), “Opinion shopping” nghiên cứu các
DNNY nghành công nghiệp tại Việt Nam”, NCKH Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Phụ lục 01- Danh sách 100 công ty chọn mẫu
STT MÃ CP TÊN CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HNX NGÀNH NGHỀ
1 DBC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM Ngành Thực Phẩm 18/03/2008
2 HHC CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Ngành Thực Phẩm 20/11/2007
3 SGC CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG Ngành Thực Phẩm 05/09/2006
4 SLS CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA Ngành Thực Phẩm 16/10/2012
5 SAF CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO Ngành Thực Phẩm 28/12/2006
6 VDL CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM LÂM ĐỒNG Ngành Thực Phẩm 27/11/2007
7 CAP CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM YÊN BÁI Ngành Thực Phẩm 09/01/2008
8 HAD CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - HẢI DƯƠNG Ngành đồ uống 27/10/2009
9 THB CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA Ngành đồ uống 19/11/2008
10 CAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG Ngành đồ uống 22/10/2001
11 NST CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN Ngành đồ uống 29/12/2006
12 HAT CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA HÀ NỘI Ngành đồ uống 29/10/2010
13 CEO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN C.E.O Ngành Bất Động Sản 29/09/2014
14 SHN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Ngành Bất Động Sản 16/12/2009
15 NDN CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG Ngành Bất Động Sản 21/04/2011
16 IDV CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚC Ngành Bất Động Sản 01/06/2010
17 NTP CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Ngành Nhựa - Bao Bì 11/12/2006
18 TIG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THĂNG LONG Ngành Bất Động Sản 08/10/2010
19 SDU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ Ngành Đầu tư xây dựng 28/09/2009
20 RCL CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC CHỢ LỚN Ngành Bất Động Sản 14/06/2007
21 NHA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ NAM HÀ NỘI Ngành Bất Động Sản 13/07/2010
22 VCR CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX Ngành Bất Động Sản 10/05/2010
23 IDJ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP IDJ Ngành Bất Động Sản 13/09/2010
24 PVL CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÀ ĐẤT VIỆT Ngành Bất Động Sản 15/04/2010
25 D11 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC 11 Ngành Bất Động Sản 25/02/2011
26 DLR CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC ĐÀ LẠT Ngành Bất Động Sản 20/05/2010
27 DGL CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT ĐỨC GIANG - LÀO CAI Ngành dược phẩm và hóa chất 20/10/2015
28 DGC CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG Ngành dược phẩm và hóa chất 26/08/2014
29 DHT CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY Ngành dược phẩm và hóa chất 03/12/2008
30 AMV CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT MỸ Ngành dược phẩm và hóa chất 30/12/2009
31 DP3 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 3 Ngành dược phẩm và hóa chất 17/07/2015
32 PMC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC Ngành dược phẩm và hóa chất 09/10/2009
33 TAG CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH Ngành Công Nghệ Viễn Thông 12/01/2010
34 DNP CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐỒNG NAI Ngành Nhựa - Bao Bì 20/12/2006
35 HTC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÓC MÔN Ngành Thương Mại 07/05/2010
36 TMC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THỦ ĐỨC Ngành Thương Mại 26/12/2006
37 ARM CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG Ngành Thương Mại 26/10/2010
38 CKV CÔNG TY CỔ PHẦN COKYVINA Ngành Công Nghệ Viễn Thông 11/03/2010
39 CMS CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NHÂN LỰC VIỆT NAM Ngành Thương Mại 29/11/2010
40 INN CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP Ngành Nhựa - Bao Bì 22/01/2010
41 NBC CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO - VINACOMIN Ngành Khoáng Sản 27/12/2006
42 VKC CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH Ngành Nhựa - Bao Bì 08/12/2010
43 TPP CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN PHÚ Ngành Nhựa - Bao Bì 26/09/2008
44 VCS CÔNG TY CỔ PHẦN VICOSTONE Ngành Vật Liệu Xây Dựng 17/12/2007
45 VGC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA - CTCP Ngành Vật Liệu Xây Dựng 15/10/2015
46 VHL CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG Ngành Vật Liệu Xây Dựng 12/02/2009
47 BCC CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN Ngành Vật Liệu Xây Dựng 24/11/2006
48 BTS CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN Ngành Vật Liệu Xây Dựng 05/12/2006
49 VTV CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG Ngành Vật Liệu Xây Dựng 18/12/2006
50 APS CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG Ngành Chứng Khoán 19/04/2010
51 VIT CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN Ngành Vật Liệu Xây Dựng 03/11/2009
52 CCM CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ XI MĂNG CẦN THƠ Ngành Vật Liệu Xây Dựng
53 CLH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN - VVMI Ngành Vật Liệu Xây Dựng 07/06/2016
54 GMX CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI GỐM XÂY DỰNG MỸ XUÂN Ngành Vật Liệu Xây Dựng 15/09/2011
55 TTC CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN THANH THANH Ngành Vật Liệu Xây Dựng 08/08/2006
56 DC4 CÔNG TY CỔ PHẦN DIC SỐ 4 Ngành Vật Liệu Xây Dựng 03/11/2008
57 NHC CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI NHỊ HIỆP Ngành Vật Liệu Xây Dựng 16/12/2005
58 HHC CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Ngành Thực Phẩm 20/11/2007
59 TXM CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THẠCH CAO XI MĂNG Ngành Vật Liệu Xây Dựng 11/12/2006
60 BBS CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BÚT SƠN Ngành Vật Liệu Xây Dựng 20/01/2006
61 MCC CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI CAO CẤP Ngành Vật Liệu Xây Dựng 26/04/2010
62 VXB CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẾN TRE Ngành Vật Liệu Xây Dựng 22/06/2010
63 SDN CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN ĐỒNG NAI Ngành Vật Liệu Xây Dựng 25/12/2006
64 DL1 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐỨC LONG GIA LAI Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 10/03/2010
65 OCH CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN VÀ DỊCH VỤ ĐẠI DƯƠNG Ngành Dịch vụ - Du lịch 01/10/2010
66 SGH CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN Ngành Dịch vụ - Du lịch 16/07/2001
67 MSC CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÚ NHUẬN Ngành Dịch vụ - Du lịch 08/02/2017
68 FDT CÔNG TY CỔ PHẦN FIDITOUR Ngành Dịch vụ - Du lịch 12/09/2011
69 PDC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG Ngành Nhóm Dầu Khí 29/09/2009
70 VCM CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX Ngành Dịch vụ - Du lịch 11/05/2010
71 PHP CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 12/08/2015
72 CDN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 30/03/2016
73 HTC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÓC MÔN Ngành Thương Mại 07/05/2010
74 WCS CÔNG TY CỔ PHẦN BẾN XE MIỀN TÂY Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 17/09/2010
75 CJC CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN MIỀN TRUNG (CEMC) Ngành Năng lượng Điện/Khí/ 14/12/2006
76 DXP CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 26/12/2005
77 CNT CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH VẬT TƯ Ngành xây dựng 28/07/2008
78 NAP CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG NGHỆ TĨNH Ngành Vận Tải/ Cảng / Taxi 19/07/2016
79 POT CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN Ngành Công Nghệ Viễn Thông 20/12/2006
80 SMT CÔNG TY CỔ PHẦN SAMETEL Ngành Công Nghệ Viễn Thông 30/07/2010
81 UNI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN LIÊN Ngành Công Nghệ Viễn Thông 03/07/2006
82 SRA CÔNG TY CỔ PHẦN SARA VIỆT NAM Ngành Công Nghệ Viễn Thông 18/01/2008
83 HUT CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO Ngành xây dựng 11/04/2008
84 CTX TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành xây dựng 24/05/2012
85 CSC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN COTANA Ngành xây dựng 04/11/2009
86 LHC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI LÂM ĐỒNG Ngành xây dựng
87 SDU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ Ngành xây dựng 28/09/2009
88 L18 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18 Ngành xây dựng 23/04/2008
89 TTZ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ TIẾN TRUNG Ngành xây dựng và công nghệ 29/01/2013
90 VE9 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG VNECO 9 Ngành xây dựng 23/01/2008
91 LUT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LƯƠNG TÀI Ngành xây dựng 04/01/2008
92 PVV CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 39 Ngành xây dựng 09/09/2010
93 PGS CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM Ngành Nhóm Dầu Khí 15/11/2007
94 SEB CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG Ngành Đầu tư phát triển 14/01/2009
95 HJS CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NẬM MU Ngành sản xuất và kinh doanh 20/12/2006
96 PIC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐIỆN LỰC 3 Ngành sản xuất và kinh doanh 05/08/2015
97 PCG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GAS ĐÔ THỊ Ngành Đầu tư phát triển 29/12/2010
98 PVG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ MIỀN BẮC Ngành Đầu tư phát triển 07/01/2009
99 NBP CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH Ngành sản xuất và kinh doanh 06/08/2009
100 PPS CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM Ngành sản xuất và kinh doanh 07/01/2011
Phụ lục 02- Dữ liệu đưa vào phân tích
Công ty Năm MC RG CGC AUS CS OA ROA Zscore Le v AE AS