1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác Động Đến thị trường chứng khoán việt nam

39 1 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hương Liên, Bùi Thị Tĩnh, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Thị Thanh Hải, Đỗ Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Quỳnh Chi, Phạm Ngọc Quang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp Đại học Quốc gia
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác Động Đến thị trường chứng khoán việt nam

Trang 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Mã số đề tài: QG.16.57

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Hương Liên

Trang 2

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1.1 Tên đề tài: Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam

1.2 Mã số: QG.16.57

1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

Hỗ trợ phỏng vấn sâu, phân tích, xử lý số liệu

Dung

Kinh tế, ĐHQG HN Điều tra và viết chuyên đề, bài báo

5 TS Nguyễn Thị Thanh Hải Khoa Kinh tế, ĐHQG HN KTKT, ĐH Điều tra và viết chuyên đề

7 Ths Nguyễn Thị Hải Hà Khoa Kinh tế, ĐHQG HN KTKT, ĐH Thư ký, điều tra, viết chuyên đề và hỗ trợ tổ chức HT

1.4 Đơn vị chủ trì:

1.5 Thời gian thực hiện:

1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017

1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng… năm…

1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên

nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 180 triệu đồng

PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Báo cáo tài chính là bức tranh tổng quan thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, được

sử dụng như một công cụ hữu ích giúp các bên liên quan như nhà đầu tư, bên cho vay,… ra quyết định thích hợp Thao túng báo cáo tài chính (BCTC) được hiểu là hành vi làm sai lệch BCTC trên khía cạnh trọng yếu một cách có chủ ý hoặc thiếu thận trọng (Tipgos, 2002)

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 về Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với

gian lận, sai sót trong kiểm toán BCTC thì gian lận liên quan đến BCTC là các sai phạm

trọng yếu được thực hiện một cách cố ý bao gồm cả những thiếu sót về số lượng, giá trị các khoản mục hoặc thông tin trên BCTC để đánh lừa người sử dụng Trong khi đó, Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (ACFE), một tổ chức nghiên cứu và điều tra về gian lận có quy

mô lớn nhất thế giới thì định nghĩa gian lận trên BCTC là loại gian lận mà các thông tin trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa dối người sử dụng thông tin Gian lận BCTC thường liên quan đến việc khai khống doanh thu hoặc che giấu các khoản nợ nhằm tạo ra ảo giác là công ty đang làm ăn phát đạt (ACFE, 2010)

Thời gian vừa qua đã chứng kiến rất nhiều vụ thao túng báo cáo tài chính ở quy mô lớn xảy

ra không chỉ tại Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả những quốc gia có hệ thống giám sát thông tin tài chính công bố tương đối lâu đời như Nhật Bản, Mỹ (Enron, Worldcom, HIH), gây ra những tác động tiêu cực không chỉ đến các nhà đầu tư, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của các công ty kiểm toán, uy tín của các cơ quan quản lý giám sát trên thị trường tài chính Ở Việt Nam, thao túng báo cáo tài chính đến nay không còn là hiện tượng cá biệt Có rất nhiều doanh nghiệp sau khi được kiểm toán báo cáo tài chính nhà đầu tư mới phát hiện thực trạng tài chính yếu kém của doanh nghiệp trong khi trên báo cáo tài chính lại không có bất kỳ một sự báo động nào với nhà đầu tư như Công ty

Cổ phần Bông Bạch Tuyết hay Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông Thao túng báo cáo tài chính ngoài sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên của công ty còn có sự che đậy thông tin của các nhân tố giám sát thông tin như kiểm toán độc lập

Như vậy, có thể thấy, thao túng báo cáo tài chính có thể xảy ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên mức ảnh hưởng của hành vi này lại nghiêm trọng nhất trong các doanh nghiệp niêm yết Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ thống pháp lý để ngăn ngừa và xử lý các hành

vi thao túng báo cáo tài chính lại chưa được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, do đó, các hành vi gian lận báo cáo tài chính vẫn có xu hướng gia tăng, giá cổ phiếu tiếp tục bị thao túng, gây thiệt hại về vật chất, tổn hại đến uy tín doanh nghiệp và làm mất niềm tin của các nhà đầu

tư, giảm tính minh bạch, kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Do

đó, với thị trường chứng khoán còn non trẻ tại Việt Nam mới thành lập từ năm 2000, rất cần thiết phải có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm nhận dạng các hành vi thao túng báo cáo tài

Trang 4

chính phổ biến, xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của thao túng BCTC nhằm giúp các bên liên quan sử dụng thông tin báo cáo tài chính trung thực, khách quan để đưa ra các quyết định đúng đắn, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp hữu ích hạn chế hành vi gian lận, nâng cao tính minh bạch và tạo sự ổn định cho

thị trường Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm

làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống về thao túng báo cáo tài chính

- Đề xuất được các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của thao túng báo cáo tài chính và

các khuyến nghị với các bên liên quan

3 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về mức độ thao túng BCTC và tác động kinh

tế của thao túng BCTC, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một cách tiếp cận tổng hợp để phân tích, đánh giá tác động của thao túng BCTC đến các chủ thể chính trên thị trường tài chính, bao gồm: (i) nhóm sử dụng thông tin BCTC, bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức (các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, quỹ đầu tư), (ii) nhóm kiểm tra và kiểm soát các thông tin công bố (các công ty kiểm toán, sở giao dịch chứng khoán), (iii) nhóm xây dựng hành lang pháp lý trong việc giám sát và hạn chế các hành vi gian lận trong công bố thông tin (Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan Thuế, Bộ Tài chính) Với cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tác động của các hành vi thao túng BCTC trên thị trường chứng khoán được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn diện, trên cơ sở

đó, việc xây dựng hệ thống giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của thao túng BCTC đảm bảo tính khả thi và bao quát

• Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp:

− Phương pháp phân tích, thống kê mô tả: tổng hợp phân tích thực trạng hành vi thao túng BCTC, đánh giá mức độ của thao túng BCTC, phân tích tác động kinh tế của thao túng BCTC đối với nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động và các bên liên quan; tác động đối với chính bản thân doanh nghiệp và đánh giá chung thiệt hại đối với toàn bộ nền kinh tế

− Các tài liệu, thông tin liên quan đến thao túng BCTC được thu thập từ:

Trang 5

▪ Các công ty kiểm toán: Công ty Kiểm toán AASC, Công ty Kiểm toán Hùng Vương,

▪ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban chứng khoán Nhà nước

▪ Cơ sở dữ liệu điện tử www.sciencedirect.com và các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính chứng khoán

▪ Cơ sở dữ liệu, thư viện của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia

• Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Các thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát các nhà đầu tư cá nhân, phỏng vấn sâu các nhà đầu tư tổ chức, công ty kiểm toán và nhà quản lý thị trường

- Khảo sát: Các bảng câu hỏi được thiết kế để điều tra, khảo sát các nhà đầu tư cá nhân

về: (i) hiểu biết của nhà đầu tư các nhân đối với hành vi thao túng BCTC, (ii) đánh giá của nhà đầu tư cá nhân về mức độ thao túng BTCT trên TTCKVN và (iii) tác động của thao túng BTCT đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư cá nhân

- Các nhà đầu tư cá nhân tham gia khảo sát chủ yếu là cao học viên ngành tài chính ngân hàng, hiện đang công tác trong lĩnh vực tài chính - kế toán - ngân hàng - bảo hiểm,

am hiểu về thị trường chứng khoán và các thông tin báo cáo tài chính, đều có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tổng số phiếu phát

ra là 200 phiếu, số phiếu thu về là 164 phiếu, số phiếu hợp lệ là 156 phiếu

05 nhà quản lý thị trường, gồm Phó Vụ trưởng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ; Giám đốc phòng, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội; Phó chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; 2 phó trưởng phòng Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ tài chính; (ii)

04 lãnh đạo các công ty chứng khoán, gồm Phó giám đốc trung tâm phân tích Công ty

Cổ phần Chứng khoán Dầu khí, Giám đốc môi giới Công ty chứng khoán MB, Phó trưởng phòng Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, Phó trưởng phòng môi giới Công

ty chứng khoán quốc gia ; (iii) 06 lãnh đạo các công ty kiểm toán, gồm ban giám đốc Công ty kiểm toán AASC, An Việt, Hùng Vương (Chi nhánh Hà Nội), Công ty TNHH

Tư vấn AFA Research & Education, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đầu tư Tài

Trang 6

• Phương pháp nghiên cứu tình huống:

Nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tình huống điển hình tại Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, từ đó đề xuất các giải pháp

và bài học kinh nghiệm trong việc hạn chế và kiểm soát thao túng BCTC

4 Tổng kết kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài đã nhận diện được các hành vi thao túng BCTC phổ biến trên thị trường

chứng khoán Việt Nam

Dựa trên cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về thao túng BCTC, nghiên cứu đã khảo sát

về mức độ phổ biến của 43 hành vi thao túng báo cáo tài chính, được chia thành 04 nhóm hành vi có ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC, sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để đo lường mức độ phổ biến của các hành vi thao túng BCTC Nhìn chung, các nhà đầu tư đều cho rằng các hành vi thao túng báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện phổ biến và rất phổ biến Mức điểm đánh giá chung là 3.490 và 35/43 hành vi được khảo sát có mức điểm trên 3 cho thấy thực trạng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường sử dụng rất nhiều hành vi thao túng BCTC khác nhau để điều chỉnh

số liệu tài chính theo mong muốn

Nhằm điều chỉnh số liệu trên Bảng cân đối kế toán, nhà quản trị thường sử dụng các hành vi: (i) Ghi nhận nợ phải thu (và doanh thu) quá mức; (ii) Chuyển công nợ phải trả sang các bên liên quan (công ty liên kết, đơn vị phục vụ mục đích đặc biệt) và (iii) Không ghi nhận hoặc ghi nhận thấp hơn giá trị các khoản dự phòng Có thể thấy, các khoản phải thu và các khoản phải trả là những khoản mục hay bị thao túng nhất trên Bảng cân đối kế toán Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong 18 hành vi thao túng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh, 17/18 hành vi được sử dụng phổ biến để thay đổi kết quả kinh doanh, trong đó nhóm các hành vi che giấu chi phí và các khoản lỗ được thực hiện phổ biến nhất Thêm vào đó, việc điều chỉnh các khoản trích lập dự phòng nhằm ghi giảm chi phí cũng được đánh giá là hành vi có mức độ phổ biến cao nhất trong số các hành

vi thao túng BCTC ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra, việc không ghi nhận chi phí phải trả (thực tế đã phát sinh nhưng chưa nhận được hóa đơn) và chuyển thu nhập của kỳ này sang kỳ sau, là những hành vi thường được doanh nghiệp sử dụng để tác động đến thu nhập, chi phí nhằm điều chỉnh lợi nhuận theo mong muốn của nhà quản trị

Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trọng tâm thường được đặt vào lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, do đó, các nhà quản trị thường ghi tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đối với các hoạt động không thường xuyên như: (i) Trì hoãn việc thanh toán cho nhà

Trang 7

cung cấp sang kỳ sau; (ii) Giảm khối lượng hàng tồn kho được mua trong kỳ và chuyển dòng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh sang hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ bán đi mua lại (lúc bán ghi nhận dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh, lúc mua lại ghi nhận dòng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư)

Ngoài ba báo cáo tài chính thể hiện sức khỏe tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp, trên Thuyết minh báo cáo tài chính, các hành vi thao túng thường liên quan đến các sai phạm trong công bố thông tin, trong đó việc không công bố các khoản nợ tiềm tàng (liên quan đến

vụ kiện chưa có phán quyết) và không công bố đầy đủ giao dịch với các bên liên quan là các hành vi thao túng báo cáo tài chính phổ biến nhất

Tóm lại, thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với các mức độ phổ biến khác nhau, liên quan tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính Kết quả khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy năm hành vi thao túng BCTC phổ biến nhất của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: (1) ghi nhận nợ phải thu (và doanh thu) quá mức; (2) điều chỉnh các khoản trích lập dự phòng để ghi giảm chi phí; (3) chuyển thu nhập của kỳ này sang kỳ sau; (4) không ghi nhận chi phí phải trả (thực tế đã phát sinh nhưng chưa nhận được hóa đơn) và (5) không công bố đầy đủ giao dịch với các bên liên quan

Thứ hai, đề tài đã làm rõ được các dấu hiệu nhận biết và các nhân tố ảnh hưởng đến thao

túng BCTC của công ty niêm yết

Các dấu hiệu cảnh báo hành vi thao túng BCTC được tổng hợp thành các dấu hiệu cảnh báo ghi nhận doanh thu sớm, ghi nhận doanh thu ảo, sử dụng nghiệp vụ không thường xuyên, chuyển chi phí kỳ này sang kỳ sau, sử dụng các kỹ thuật khác để che giấu chi phí hoặc che giấu lỗ

Kết quả khảo sát các nhà đầu tư cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới các hành

vi thao túng BCTC của các công ty niêm yết bao gồm:

▪ Hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận để được khen thưởng và các phúc lợi khác

▪ Đòn bẩy tài chính cao, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng

▪ BGĐ gây sức ép với nhân viên hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh bằng mọi giá

▪ Cơ chế giám sát của kiểm toán nội bộ còn hạn chế do chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan

▪ BGĐ quá chú trọng việc tăng giá của cổ phiếu

Thứ ba, đề tài đã phân tích được tác động kinh tế của thao túng BCTC của các công ty niêm

yết

Trang 8

Qua kết quả khảo sát, thao túng BCTC có thể gây thiệt hại trước hết đối với các nhà đầu tư,

cụ thể, nhà đầu tư bị thiệt hại do việc ra quyết định mua, bán cổ phiếu sai lầm Điều này dẫn đến hậu quả nhà cho vay không thu hồi được nợ do quyết định cho vay sai lầm Bên cạnh

đó, thao túng BCTC còn gây tác động tiêu cực với chính bản thân doanh nghiệp, biểu hiện ở giá cổ phiếu sụt giảm, làm giảm mức vốn hóa thị trường; đồng thời, bị sụt giảm doanh số do khách hàng mất lòng tin và chuyển sang nhà cung cấp khác Các doanh nghiệp còn có thể mất cơ hội kinh doanh, bị giảm khả năng sinh lời do bị nhà cho vay từ chối cho vay Phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá chung thiệt hại của thao túng BCTC đối với toàn bộ nền kinh tế ở mức 3.8651, xấp xỉ mức 4.0 – tương đương mức thiệt hại lớn

Thứ tư, đề tài đã nghiên cứu thao túng BCTC tại Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi và rút ra

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Đề tài đã làm rõ được các hành vi kế toán sáng tạo thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng tại Hoa Kỳ, bao gồm nghiệp vụ hàng gửi bán, thỏa thuận bán hàng và mua lại, giao dịch bán và thuê lại, mua bán nợ hoặc khoản phải thu Đồng thời, đề tài đã phân tích được nguyên nhân sụp đổ, động cơ thực hiện kế toán sáng tạo của các vụ bê bối tài chính lớn trên thế giới nhằm đúc rút kinh nghiệm cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đó là bài học về quản trị nội bộ, cách thức ứng phó khủng hoảng của ban điều hành cấp cao

và tăng cường giám sát chất lượng thông tin báo cáo tài chính nhằm ổn định môi trường kinh doanh và minh bạch hóa thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua nghiên cứu bốn trường hợp thao túng BCTC điển hình tại các thị trường mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan), đề tài đã tổng hợp được các hành vi gian lận phổ biến, làm rõ cách thức thực hiện hành vi gian lận, phân tích mức độ tinh vi trong việc thực hiện các hành vi gian lận giữa các quốc gia, đồng thời xác định được mức độ thiệt hại khi các công ty cố tình thực hiện hành vi thao túng BCTC

Thứ năm, đề tài đã phân tích được thực trạng thao túng BCTC ở Việt Nam

Đề tài đã lựa chọn nghiên cứu các gian lận BCTC điển hình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm gian lận của Công ty

cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty dược Cửu Long, ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, Công ty Gỗ Trường Thành, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê về chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu cho thấy thao túng BCTC đã trở thành xu hướng phổ biến và được thực hiện ngày càng tinh vi hơn với mức hậu quả gây ra ngày càng nặng nề hơn

Thứ sáu, đề tài đã phân tích được thực trạng cơ sở pháp lý trong giám sát thông tin công bố

của các công ty niêm yết

Trang 9

Trên thị trường chứng khoán, thông tin công bố của các công ty niêm yết ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của nhà đầu tư Do đó, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin thông thường theo Luật doanh nghiệp

và Luật kế toán còn thuộc phạm vi điều chỉnh, giám sát của hệ thống văn bản pháp luật về công bố thông tin trong Luật chứng khoán và các nghị định, thông tư có liên quan Theo quy định hiện hành tại Thông tư 155 và Thông tư 121, thông tin công bố của các công ty niêm yết đều phải báo cáo và chịu sự giám sát của UBCK Nhà nước và SGD chứng khoán nơi công ty niêm yết Việc giám sát các công ty đại chúng được thực hiện theo 2 cấp giám sát, chức năng, nhiệm vụ mỗi cấp được quy định trong Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg – Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCK NN trực thuộc Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành từ 01/12/2015

Bên cạnh đó, toàn bộ thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đều bắt buộc phải kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm và soát xét với báo cáo tài chính bán niên Như vậy, nếu SGDCK và UBCKNN giám sát về tính đầy đủ, kịp thời của báo cáo thì tổ chức kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát chất lượng thông tin trên BCTC Thực hiện kiểm toán và soát xét cho các công ty niêm yết phải là các tổ chức kiểm toán được UBCKNN chấp thuận Hàng năm, UBCKNN công bố danh sách các công ty kiểm toán này trên các trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng

Như vậy, khung pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán đã từng bước được bổ sung và hoàn thiện, đồng bộ từ luật đến các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, các quy định xử phạt, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ban, ngành Đồng thời, các thông tư và quyết định được sửa đổi, bổ sung và thay thế, đảm bảo tính cập nhật theo các diễn biến trên thị trường

và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, khắc phục các điểm chưa chặt chẽ và chưa hợp lý còn tồn tại Tuy nhiên, phạm vi, đối tượng thanh tra, kiểm tra ngày càng rộng, khối lượng công việc ngày càng lớn, các vi phạm trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện và xử lý, trong khi thẩm quyền của UBCKNN trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay còn hạn chế Công tác giám sát trên thị trường chứng khoán có liên quan đến nhiều đơn

vị trong và ngoài UBCKNN, đối tượng giám sát đa dạng, trong khi quy trình thực hiện và phối hợp giám sát của UBCKNN và các cơ quan, đơn vị có liên quan còn chưa hoàn thiện Khung pháp lý cần tiếp tục hoàn chỉnh và công tác quản lý của nhà nước cần thực sự nghiêm minh bởi điều này đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư; đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và minh bạch trong giao dịch chứng khoán; đảm bảo dung hoà lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị trường; hạn chế những gian lận phát sinh gây tác động xấu đến thị trường và kiểm soát các rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ thị trường

Thứ bảy, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý đối với thao túng

BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Trang 10

Trước hết, đối với các công ty niêm yết, cần sớm áp dụng chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS) để tăng cường trách nhiệm giải trình và nâng cao tính minh bạch của BCTC Đồng thời, cần quy định vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ đối với việc kiểm tra, soát xét BCTC trước khi công bố; yêu cầu thiết lập Ủy ban kiểm toán trong các đơn vị có lợi ích công chúng Bên cạnh đó, các thông tin tài chính trong bản cáo bạch của tổ chức phát hành và BCTC quý của các tổ chức niêm yết cần phải được kiểm tra, soát xét Hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị có lợi ích công chúng cần phải được kiểm tra, soát xét bởi doanh nghiệp kiểm toán

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước và Hội kiểm toán viên hành nghề VACPA cần phối hợp xây dựng bộ chỉ số chất lượng kiểm toán để đảm bảo tính lành mạnh trong cạnh tranh giá phí kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán và các thông tin được công bố trên thị trường chứng khoán Bộ chỉ số giúp đơn vị được kiểm toán và các

cổ đông lựa chọn được doanh nghiệp kiểm toán có các chỉ số tốt, thể hiện khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao Bộ chỉ số sẽ cung cấp cơ sở thống nhất cho việc so sánh chất lượng giữa các cuộc kiểm toán và giữa các doanh nghiệp kiểm toán Ngoài ra, UBCKNN cần tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ việc cảnh báo các vấn đề dễ có khả năng gian lận hoặc cần tập trung kiểm tra trong từng giai đoạn/thời kỳ với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích thuộc lĩnh vực chứng khoán Thêm vào đó, cần quy định các hình thức xử phạt hành vi thao túng BCTC nghiêm khắc hơn bởi hiện nay, các biện pháp xử phạt hành vi thao túng BCTC chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, ví dụ, các mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong Nghị định 105/2013/NĐ-CP đưa ra mức phạt tiền còn thấp, chưa đủ sức răn đe

Cuối cùng, đề tài đã làm rõ vai trò của cơ quan quản lý, các tổ chức phụ trợ và các bên liên

quan đối với thao túng BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát thao túng

BCTC trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc ban hành các chế tài pháp lý

để phòng và chống thao túng BCTC, ban hành các quy định về vai trò của kế toán và kiểm toán trong phòng chống thao túng BCTC

Các hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thao túng BCTC tại Việt Nam Hiệp hội là cầu nối để hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước nhằm hạn chế thao túng BCTC tới kế toán viên và kiểm toán viên; là cơ

sở tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán điều tra, các chứng chỉ liên quan đến điều tra gian lận BCTC Đồng thời, các hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán còn đóng vai trò là cơ quan kiểm soát gián tiếp các hành vi thao túng BCTC trên thị trường chứng khoán

Trang 11

Các công ty kiểm toán đóng vai trò trực tiếp và rất quan trọng trong hạn chế thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhằm phát triển dịch vụ kế toán điều tra trong tương lai, các công ty kiểm toán cần có một lực lượng kiểm toán viên có đủ năng lực và kinh nghiệm thực tiễn, hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp cũng như khả năng học tập các kiến thức mới về kế toán điều tra Theo thống kê, các hành vi thao túng BCTC là khả phổ biến tại các quốc gia đang phát triển nơi mà các quy định pháp luật còn chưa hoàn thiện và sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp Do đó, các công ty ty kiểm toán Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu và chủ động phát triển dịch vụ kế toán điều tra trong phạm vi pháp luật hiện hành và học hỏi kinh nghiệm từ các công ty kiểm toán nước ngoài

5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận

Trên cơ sở áp dụng phương pháp điều tra khảo sát các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình và phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp, đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, bao gồm (i) Làm rõ được lý luận về thao túng báo cáo tài chính thông qua việc nhận dạng các hành vi thao túng BCTC phổ biến, xác định các dấu hiệu nhận biết và các nhân tố ảnh hưởng đến thao túng BCTC; (ii) Đánh giá được mức độ thao túng BCTC và phân tích được tác động kinh tế của thao túng BCTC trên thị trường chứng khoán Việt Nam; (iii) Đề xuất được các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của thao túng BCTC

và các khuyến nghị với các bên liên quan

6 Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

6.1 Tóm tắt tiếng Việt

Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với các mức độ phổ biến khác nhau, liên quan tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính Kết quả khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy năm hành vi thao túng BCTC phổ biến nhất của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: (1) ghi nhận

nợ phải thu và doanh thu quá mức; (2) điều chỉnh các khoản trích lập dự phòng để ghi giảm chi phí; (3) chuyển thu nhập của kỳ này sang kỳ sau; (4) không ghi nhận chi phí phải trả và (5) không công bố đầy đủ giao dịch với các bên liên quan

Các dấu hiệu cảnh báo hành vi thao túng BCTC được tổng hợp thành các dấu hiệu cảnh báo ghi nhận doanh thu sớm, ghi nhận doanh thu ảo, sử dụng nghiệp vụ không thường xuyên, chuyển chi phí kỳ này sang kỳ sau, sử dụng các kỹ thuật khác để che giấu chi phí hoặc che giấu lỗ Các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới các hành vi thao túng BCTC của các công

ty niêm yết bao gồm: áp lực hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận để

Trang 12

được khen thưởng và các phúc lợi khác; công ty có đòn bẩy tài chính cao, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng; BGĐ gây sức ép với nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh bằng mọi giá; cơ chế giám sát của kiểm toán nội bộ còn hạn chế do chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan và BGĐ quá chú trọng đến việc tăng giá của cổ phiếu

Đề tài đã làm rõ được các hành vi kế toán sáng tạo thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng tại Hoa Kỳ, bao gồm nghiệp vụ hàng gửi bán, thỏa thuận bán hàng và mua lại, giao dịch bán và thuê lại, mua bán nợ hoặc khoản phải thu Qua nghiên cứu bốn trường hợp thao túng BCTC điển hình tại các thị trường mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan), đề tài đã tổng hợp được các hành vi gian lận phổ biến, làm rõ cách thức thực hiện hành vi gian lận, phân tích mức độ tinh vi trong việc thực hiện các hành vi gian lận giữa các quốc gia, đồng thời xác định được mức độ thiệt hại khi các công ty cố tình thực hiện hành vi thao túng BCTC

Đề tài đã lựa chọn nghiên cứu các gian lận BCTC điển hình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm gian lận của Công ty

cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty dược Cửu Long, ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, Công ty Gỗ Trường Thành, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê về chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu cho thấy thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành xu hướng phổ biến và được thực hiện ngày càng tinh vi hơn với hậu quả ngày càng nặng nề hơn cho các bên liên quan

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ sở pháp lý trong giám sát thông tin công bố của các công

ty niêm yết, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý đối với thao túng BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, bao gồm sự cần thiết phải áp dụng chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS); quy định rõ vai trò của bộ phận kiểm toán nội

bộ đối với việc kiểm tra, soát xét BCTC trước khi công bố; yêu cầu thiết lập Ủy ban kiểm toán và tăng cường KSNB trong các đơn vị có lợi ích công chúng Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước và Hội kiểm toán viên hành nghề VACPA cần phối hợp xây dựng bộ chỉ số chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập Ngoài ra, UBCKNN cần tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ việc cảnh báo các vấn đề

dễ có khả năng gian lận Thêm vào đó, cần quy định các hình thức xử phạt hành vi thao túng BCTC nghiêm khắc hơn, đủ sức răn đe nhằm ngăn ngừa sự tái phạm các hành vi này trên thị trường chứng khoán Việt Nam

6.2 Tóm tắt tiếng Anh

Financial statements of listed companies on the Vietnamese stock market could be manipulated under various forms of different levels of popularity and these manipulations can be related to many items on the financial statements By surveying investors on the Vietnamese stock market, the survey results show the five most popular financial statements

Trang 13

manipulations of listed companies include (1) aggressive recognizing receivables and revenue; (2) adjusting provisions for lowering expenses; (3) shifting current income to a later period; (4) not recording accrual expenses, and (5) inadequately disclosing related-party transactions

Warning signs of financial statements manipulations can be summarized into warning signs

of recording revenue too soon, recording bogus revenue, boosting income using one-time transactions, shifting current expenses to a later period, using other techniques to hide expenses or losses The survey results of the research show the most significant factors affecting financial statements manipulation of listed companies include pressure to complete targets of sales growth and profit for receiving bonus and other benefits; companies with high degree of financial leverage which might hinder borrowings from banks; pressure from management on employees to attain business targets by all means; limited supervisory mechanism by internal audit due to lack of independence and objectivity, and too much concerns of management on stock appreciation

Creative accounting through various forms of off-balance sheet finance in the US has been studied including consignment inventory, sale and repurchase, sale and lease back agreements, factoring of receivables or debts Based on the case studies of popular financial statements manipulation in the emerging markets (China, India and Thailand), the most popular forms of manipulations, the sophisticated degree of manipulation among countries have been analyzed, the level of damage resulted from such manipulation when the companies intentionally involved in financial statements manipulation have been identified

in the research

Typical financial statements manipulation of listed companies on the Vietnamese stock market during the period of 2010-2015 have been studied, including financial frauds of Bach Tuyet Cotton Corporation, Cuu Long Pharmaceutical Joint Stock Corporation, Eximbank, Truong Thanh Furniture Corporation, Airports Corporation of Vietnam, Based

on the analysis of statistical data on the differences between pre-audited and post-audited figures of listed companies, the research results show a popular trend of financial statements manipulation of listed companies on the Vietnamese stock market with higher sophisticated level and more serious damage to the related parties

By analyzing limitations of the current legal framework for supervising information disclosure of listed companies, several solutions have been proposed for improving the legal framework against financial statements manipulation of listed companies on the Vietnamese stock market, including the necessity of applying International Financial Reporting Standards by public companies, clear regulations on the role of internal audit in reviewing and investigating financial statements, the requirement of setting the audit committee and

Trang 14

strengthening internal control in public companies For the State management agencies, the cooperation between Ministry of Finance, State Securities Commission of Vietnam and Vietnam Association of Certified Public Accountants is required to design audit quality indices for improving external audit quality In addition, State Securities Commission of Vietnam should organize seminars on a regular or periodic manner for warning potential financial frauds Furthermore, more strict regulations to punish financial statements manipulations should be implemented to prevent the recurrence of manipulation on the Vietnamese stock market

PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Kết quả nghiên cứu

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

chuyên ngành trong nước

01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong

nước

03 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong

nước

nước, quốc tế 01 bài Kỷ yếu Hội thảo trong nước, quốc tế

01 bài Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế

dẫn sinh viên nghiên cứu

khoa học

Hỗ trợ đào tạo hoặc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

Hướng dẫn 01 sinh viên viết niên luận

Hướng dẫn 01 nhóm sinh viên NCKH

xác nhận sử dụng sản phẩm)

Ghi địa chỉ

và cảm ơn

sự tài trợ của

ĐHQGHN đúng quy định

Đánh giá chung

(Đạt, không đạt)

Trang 15

3.1

4.1 Financial Scandals and the

Quality of Independent Audit

Independent Audit Service in

Vietnam

Notification of full paper acceptance by

Academy of Business Research Journal, New Orleans, LA, USA

The research is financed by VNU, Hanoi under the project number QG.16.57

ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1 A Study of the Level of

Applying Creative Accounting

in Vietnamese Companies

6th International Conference on Emerging Challenges: Strategic Integration

(ICECH2017)

The research is financed by VNU, Hanoi under the project number QG.16.57 5.2 Thao túng báo cáo tài chính tại

các nền kinh tế mới nổi và bài

học cho Việt Nam

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 483/12/2016

Tạp chí không đăng lời cảm ơn 5.3 Ảnh hưởng của giá phí kiểm

toán đến chất lượng dịch vụ

kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 29-36

Nghiên cứu này được tài trợ bởi ĐHQG Hà Nội, thuộc

đề tài mã số QG.16.57 5.4 Nghiên cứu mức độ sử dụng kế

toán sáng tạo tại các doanh

nghiệp Việt Nam

Đã được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, số 4 (2017)

Tạp chí không đăng lời cảm ơn

Trang 16

cơ sở ứng dụng KH&CN

7.1

7.2

Ghi chú:

- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo

thứ tự <tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định

- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo

cáo Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bản

3.3 Kết quả đào tạo

Đã bảo vệ, đạt giải Ba cấp Khoa Hướng dẫn niên luận sinh viên

Khánh Vinh

chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam từ năm 2000-2015”

Đã hoàn thành

Ghi chú:

- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng

nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;

- Cột công trình công bố ghi như mục III.1

PHẦN IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA

Số lượng

đã hoàn thành

Trang 17

1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ

thống ISI/Scopus

xuất bản

ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia

hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc

tế

hàng của đơn vị sử dụng

định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

(VND)

Ghi chú

A Chi phí trực tiếp

Trang 18

PHẦN VI PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017

Trang 19

1

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐHQG HÀ NỘI

(Tiếng Việt)

Đề tài: Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết và tác động đến thị trường

chứng khoán Việt Nam

Mã số: QG.16.57

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Hương Liên

Đơn vị chủ trì: Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội

Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017

Ngày đăng: 08/11/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w