Xây dựng nguồn tài liệu khẩu vấn về chiến tranh bảo vệ biên giới tây nam qua hồi Ức của các cựu chiến binh (1975 – 1979)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Thị Mỹ Linh
XÂY DỰNG NGUỒN TÀI LIỆU KHẨU VẤN VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM QUA HỒI ỨC CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hồng Duy
Phản biện 1: TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Phản biện 2: TS Trần Phương Hoa
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Vào hồi phút ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tài liệu khẩu vấn là một khái niệm chỉ mới xuất hiện trong lưu trữ Việt Nam vài năm gần đây, tuy nhiên trên thực tế loại tài liệu này đã được biết đến
và được sưu tầm, khai thác từ lâu bởi lưu trữ của nhiều nước Tài liệu khẩu vấn
là nguồn sử liệu quan trọng, góp phần bổ sung cho những nguồn sử liệu khác như văn bản, tư liệu, hiện vật , giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về một sự kiện, hiện tượng trong quá khứ Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi các thiết bị khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, việc thu thập tài liệu khẩu vấn trở nên thuận tiện hơn, hỗ trợ người thu thập thu được những thông tin tài liệu lớn hơn Điều này giúp cho việc nghiên cứu lịch
sử trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Mặc dù có giá trị tiềm năng như vậy nhưng ở Việt Nam hiện này tài liệu khẩu vấn vẫn chưa được chú trọng quan tâm khai thác, đây là sự thiếu hụt về lý luận và thực tiễn của lưu trữ Việt Nam
Lịch sử chúng ta biết hiện nay đa phần từ các tài liệu thành văn, ở góc
độ khác, từng cá nhân trong xã hội đều có câu chuyện riêng, đem đến một cái nhìn cận cảnh hơn đối với sự kiện hay hiện tượng lịch sử Và chỉ có tài liệu khẩu vấn mới có thể đáp ứng được việc thu thập những thông tin có tính cá biệt này vào trong lưu trữ, từ đó góp phần bổ sung các thông tin mới cho lịch
sử, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn, đa chiều hơn đối với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ Chính tài liệu khẩu vấn sẽ tạo ra các tài liệu có giá trị cao trong lưu trữ, phục vụ đắc lực cho việc khôi phục lịch sử
và các nhu cầu khác
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979) là cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cuộc chiến không chỉ khẳng định ý chí và sức mạnh kiên cường của nhân dân ta mà còn thể hiện tinh thần quốc
tế cao cả, tình cảm gắn bó giữa 2 nước láng giềng Việt Nam - Campuchia Chiến thắng năm 1979 đã mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do, hòa bình
và phát triển cho đất nước Campuchia Có thể thấy rằng, các thông tin ở giai
Trang 4đoạn này là vô cùng quý giá, có giá trị cao có thể phục vụ đắc lực trong việc nghiên cứu lịch sử Việc thu thập hồi ức của các Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trong cuộc chiến này là điều vô cùng cấp thiết khi các nhân chứng tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần và trí nhớ càng lúc càng suy giảm Những thông tin hồi ức của nhân chứng được thu thập sẽ đem lại góc nhìn mới, các chi tiết mới hoặc thậm chí làm thay đổi nhận thức đã sẵn có của chúng ta về một sự kiện, hiện tượng lịch sử
Từ những lí do kể trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng nguồn tài liệu
khẩu vấn về Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam qua hồi ức của các cựu chiến binh (1975-1979)” làm hướng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình
2 Mục tiêu của đề tài
Với hướng nghiên cứu về Tài liệu khẩu vấn về Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đề tài hướng tới giải quyết các mục tiêu sau:
Thứ nhất, tạo lập tài liệu khẩu vấn về Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam giai đoạn 1975-1979 qua hồi ức của các cựu chiến binh
Thứ hai, đánh giá giá trị tài liệu khẩu vấn; đề xuất các biện pháp tạo
lập nguồn tài liệu khẩu vấn về Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam cho các
cơ quan lưu trữ và các tổ chức có liên quan
3 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, hệ thống hóa lý thuyết về tài liệu khẩu vấn trên thế giới cũng
như ở Việt Nam
Hai là, xác định được giá trị của tài liệu khẩu vấn trong mối tương
quan với loại hình tài liệu lưu trữ khác Đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải thu thập tài liệu khẩu vấn vào các lưu trữ Việt Nam hiện nay
Ba là, sử dụng phương pháp tạo lập tài liệu khẩu vấn với hoạt động
khảo sát thực tế thu thập thông tin từ các hồi ức của nhân chứng là cựu chiến binh trong Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Từ đó đề xuất các giải pháp lưu trữ đối với khối tài liệu này
Trang 54 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện những mục tiêu trên, tôi tập trung nghiên cứu đối tượng là Tài liệu khẩu vấn về chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam qua hồi ức của các cựu chiến binh
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, các dự án nghiên cứu và sưu tầm tài liệu khẩu vấn hay còn gọi là tài liệu truyền miệng đã được các hiệp hội lịch sử, thư viện, trường trung học và cao đẳng thực hiện ngày càng nhiều từ giữa thế kỉ XX Nội dung của các công trình nghiên cứu này đều nêu ra phương pháp tạo lập tài liệu khẩu vấn trong quá trình thực hiện, như là các công đoạn cần làm khi tiến hành thu thập thông tin tài liệu khẩu vấn Đồng thời, cách thức tạo lập và giá trị của thông tin luôn được quan tâm đặt lên bàn cân so sánh để khẳng định tiềm năng của tài liệu khẩu vấn; các vấn đề như pháp lý và bản quyền cũng được nhấn mạnh trong các bài nghiên cứu về tài liệu khẩu vấn
6 Nguồn tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này tôi đã tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chính sau đây:
Các công trình nghiên cứu về tài liệu khẩu vấn và Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Luận án, luận văn cao học, đề tài nghiên cứu khoa học đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia, Viện Khoa học xã hội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội là nguồn tư liệu giúp tôi hiểu được phương thức tiếp cận tài liệu khẩu vấn như là một di sản văn hóa dân gian, đồng thời nắm rõ được nội hàm của thuật ngữ ở một số góc
độ, đây là nền tảng đển tôi tiếp tục triển khai phát triển đề tài
Nhìn chung, nguồn tài liệu về tài liệu khẩu vấn khá phong phú tuy nhiên hầu hết là các nghiên cứu nước ngoài; ngược lại ở Việt Nam chỉ có các tài liệu về cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam được ghi lại với các
dữ liệu lịch sử thành văn Vì vậy, việc khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu này và kết hợp chúng để phục vụ cho đề tài của mình cũng là rào cản không nhỏ cho tác giả khi viết luận văn
Trang 67 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn “Xây dựng nguồn tài liệu khẩu vấn về
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam qua hồi ức của các cựu chiến binh (1975-1979)” tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Phương pháp luận của lưu trữ học:
Chương 2 Tạo lập tài liệu khẩu vấn từ hồi ức của cựu chiến binh trong
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979)
Chương 3 Khuyến nghị về việc tạo lập tài liệu khẩu vấn về Chiến
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979)
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU KHẨU VẤN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP TÀI LIỆU KHẨU VẤN
1.1 Định nghĩa “tài liệu khẩu vấn” và các thuật ngữ liên quan
1.1.1 Định nghĩa “tài liệu khẩu vấn”
Định nghĩa “tài liệu” thường gắn liền với vật mang tin với mục đích ghi chép những thông tin liên quan đến các vấn đề của đời sống xã hội và là một trong những nguyên do dẫn đến sự ra đời của chữ viết
Chữ viết được ra đời từ đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng cuối thiên niên kỷ
4 TCN) dưới dạng các biểu tượng Giai đoạn tiếp theo, khi nhà nước đầu tiên trong xã hội nô lệ ra đời, nhu cầu sử dụng chữ viết của giai cấp chủ nô ngày càng lớn với mục đích ghi lại các số liệu đơn giản nhằm thống kê nông nô, sản phẩm thừa, ghi nợ hay ghi quyền sở hữu… Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, vật mang tin ngày càng nhẹ cũng như có tính ứng dụng cao hơn Hiện nay, các tài liệu phổ biến còn được lưu giữ là từ thời phong kiến
Tài liệu (trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…) đều bắt nguồn từ tiếng Latinh “documentum” có nghĩa là chứng cứ Tài liệu là dạng vật chất nhìn thấy được, hiện hữu
1.1.2 Một số khái niệm bổ trợ cho khâu thực hiện đề tài
- Khái niệm “hồi ức”
Theo từ điển Cambridge, hồi ức (memory) là một cái gì đó mà bạn nhớ
từ quá khứ
Theo Từ điển tiếng Việt, “hồi ức là nhớ lại điều bản thân đã trải qua
một cách có chủ định”
- Khái niệm “cựu chiến binh”
Điều 2, Pháp lệnh 27/2005/PL-UBTVQH11 nêu ra định nghĩa về cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ
Trang 81.1.2 Đặc điểm của tài liệu khẩu vấn
Tài liệu khẩu vấn cần đáp ứng được các tiêu chí như:
trong cuốn “Một số vấn đề lý luận Sử học” có viết: “lịch sử là khách quan Sự
kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”
1.1.3 Giá trị của tài liệu khẩu vấn
Giá trị sử liệu
Giá trị giáo dục
Giá trị nhân văn
1.2 Nguyên tắc và quy trình tạo lập tài liệu khẩu vấn
1.2.1 Nguyên tắc tạo lập tài liệu khẩu vấn
Giá trị của tài liệu khẩu vấn được quyết định ngay từ khâu tạo lập vì cần phải xác định được cơ sở của tài liệu để kiểm tra tính chân thực của
Trang 9chúng Do vậy, khi tiến hành sưu tập tài liệu khẩu vấn cần nắm rõ các nguyên tắc sau:
Đầu tiên, nguyên tắc lịch sử là nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi tạo lập tài liệu khẩu vấn Nhân chứng được lựa chọn để phỏng vấn phải trực tiếp trải nghiệm sự kiện mà người sưu tầm muốn hướng tới, tránh trường hợp nghe lại, kể lại mang tính phiến diện, nói quá làm sự kiện trở nên mơ hồ Điều này giúp đảm bảo tính chân thực của thông tin thu thập được Đây là lí
do việc xây dựng hồ sơ nhân chứng cần được quan tâm thực hiện đầu tiên Đồng thời khi phỏng vấn, người phỏng vấn phải có vốn kiến thức nhất định
về giai đoạn lịch sử đang hướng tới, nếu không có kiến thức thì việc tương tác với nhân chứng cũng như khả năng xác minh đối chiếu vấn đề sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc khai thác thông tin Cần lưu ý khi thực hiện nguyên tắc lịch sử phải thu thập đầy đủ thông tin về nhân chứng, tránh đặt các câu hỏi chung chung mà nên đặt những câu hỏi cụ thể khi tiến hành phỏng vấn, trong khi phỏng vấn cần ghi chép chính xác, đầy đủ nội dung nhân chứng chia sẻ
1.2.2 Quy trình tạo lập tài liệu khẩu vấn
Khi tiến hành tạo lập tài liệu khẩu vấn, nhà nghiên cứu cần tuân thủ theo một quy trình khoa học, đồng thời căn cứ theo điều kiện thực tế để điều chỉnh các khâu thực hiện cho phù hợp Quy trình tạo lập tài liệu khẩu vấn thông thường bao gồm các bước: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xây dựng hồ sơ nhân chứng, thực hiện phỏng vấn và gỡ băng
1.3 Ý nghĩa của việc tạo lập tài liệu khẩu vấn trong các cơ quan lưu trữ
Các cơ quan lưu trữ tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: Trung
Trang 10tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, Trung tâm Khoa học kỹ thuật Văn thư - Lưu trữ… Đây là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ và thực hiện hoạt động lưu trữ như là thu thập, sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ đối với các phông, sưu tập thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của Trung tâm Với nhiệm vụ được Nhà nước giao như vậy, tôi nhận thấy ý nghĩa của việc tạo lập tài liệu khẩu vấn đối với các cơ quan lưu trữ ví dụ như: đem lại góc nhìn mới cho sự kiện lịch sử, góp phần làm đa dạng nguồn tài liệu lưu trữ, hỗ trợ nghiên cứu lịch sử vi mô và
có ý nghĩa trong việc xây dựng chính sách đối với người có công Khi thực hiện thu thập, sưu tầm được các tài liệu khẩu vấn, cơ quan lưu trữ sẽ ngày càng khẳng định được giá trị công việc của mình, đồng thời đem về những tài nguyên mới
1.3.1 Đem lại góc nhìn đa chiều cho sự kiện lịch sử
Tài liệu khẩu vấn là một nguồn sử liệu quan trọng, góp phần đem đến góc nhìn đa chiều cho sự kiện lịch sử Đối với các cơ quan lưu trữ, tài liệu khẩu vấn có thể coi là một chiếc chìa khóa giúp thu hút được thêm nhiều độc giả đến với mình Vì vậy, việc tạo lập tài liệu khẩu vấn sẽ cung cấp những thông tin độc đáo, có thể chưa được ghi chép lại ở bất kỳ tài liệu nào khác đối với một sự kiện lịch sử Các thông tin này thường là những suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của những người có liên quan đến sự kiện lịch sử; chúng không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng bởi tình cảm cá nhân và đánh giá chủ quan của nhân chứng, nhưng đây cũng là sự đặc biệt của tài liệu khẩu vấn vì các thông tin không chịu tác động bởi chính trị cũng như tư tưởng thời đại Từ đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về diễn biến của sự kiện thông qua những chi tiết mới, nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc của những người đã từng trải qua giai đoạn đó, từ đó biết được nhiều hơn các tác động của sự kiện đến xã hội
Trang 111.3.2 Đa dạng hóa nguồn tài liệu lưu trữ
Tài liệu khẩu vấn còn làm đa dạng nguồn tài liệu lưu trữ khi đem đến cho các nhà nghiên cứu thông tin từ các nhân chứng về sự kiện, sự việc hay con người, địa danh liên quan đến giai đoạn lịch sử đó Hiện nay, tài liệu lưu trữ chủ yếu đến từ các nguồn như:
- Tài liệu lưu trữ được lưu giữ, bảo quản bởi Nhà nước và các cơ quan lưu trữ hải ngoại, hay còn gọi là tài liệu chính thống
- Tài liệu được cá nhân lưu trữ, tuy nhiên không được biết đến rộng rãi
và cần quan tâm sưu tầm bởi các cơ quan lưu trữ
- Tài liệu nước ngoài do các tổ chức hay quốc gia khác lưu giữ
1.3.3 Hỗ trợ nghiên cứu lịch sử vi mô
Hiện nay lưu trữ Việt Nam vẫn còn quan niệm là tài liệu lưu trữ chỉ nên thu thập từ các cá nhân nổi bật, những nhân vật lịch sử có đóng góp lớn Đây
là quan niệm chưa đúng vì lịch sử không chỉ được tạo nên bởi số ít mà là từ
cả một tập thể, càng nhiều thông tin được sưu tầm thì lịch sử mới trở nên sắc nét và trọn vẹn, thông tin đến từ nhân vật nào nếu biết khai thác cũng đều quý giá Vì vậy các cơ quan lưu trữ khi thực hiện tạo lập tài liệu lưu trữ cần xác định đúng bản chất của lưu trữ đó là thu thập, quản lý và sử dụng thông tin có giá trị, không nên phụ thuộc vào chủ thể tiêu biểu mà phải phục vụ cho nhu cầu thông tin của xã hội Có như vậy thì thông tin mới không bị lãng phí và đem về cho phông lưu trữ những thông tin đặc sắc, thu hút được độc giả muốn tìm hiểu sâu sắc về các sự kiện lịch sử
1.3.4 Có ý nghĩa trong việc xây dựng các chính sách đối với người có công
Tài liệu khẩu vấn là nguồn tư liệu quý giá, phản ánh chân thực những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của một thời kì lịch sử Việc tạo lập tài liệu khẩu vấn của các cơ quan lưu trữ giúp cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử được chính xác và công bằng hơn, đem lại nhiều giá trị hơn cho các cá nhân, gia đình và xã hội
Trang 12Vì vậy, tôi cho rằng hướng đề tài còn khá mới trong điều kiện Việt Nam, góp phần đem đến một góc nhìn hoàn toàn mới về một sự kiện, hiện tượng trong quá khứ mà trước đó nhà nghiên cứu chưa từng nghĩ đến hoặc hiểu biết Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là thuận lợi cho việc nghiên cứu để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra
Trang 13Chương 2 TẠO LẬP TÀI LIỆU KHẨU VẤN TỪ HỒI ỨC CỦA
CỰU CHIẾN BINH TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ
BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975-1979)
2.1 Khái quát về Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam giai đoạn
1975-1979
2.1.1 Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân cuộc chiến tranh
Những năm đầu 1970, Campuchia không tỏ ra thiện ý với quân tình
nguyện Việt Nam khi ra lệnh cho người dân không được giúp đỡ, liên tiếp
giải thể các đơn vị do Việt Nam bàn giao, đồng thời tiến hành cướp vũ khí
trong các kho của Việt Nam và giết hại nhiều cán bộ và chiến sĩ của ta cùng
bà con Việt kiều đang sinh sống trên lãnh thổ Campuchia Ở quân khu Đông
Bắc, những tháng cuối năm 1972 phía Campuchia đã gây ra 20 vụ xung đột
đẫm máu, 17 vụ cướp vũ khí, 285 vụ bắt cóc, 413 vụ tịch thu hàng vận
chuyển của ta
Lực lượng hai bên Việt Nam - Khmer Đỏ có thể khái quát như sau:
Về phía Khmer Đỏ, Pol Pot - Ieng Sary thiết lập chế độ độc tài, phát xít,
diệt chủng và được Trung Quốc liên tục cung cấp tiền, vũ khí cũng như cố
vấn quân sự, thành lập hàng chục sư đoàn bộ binh, thiết giáp, pháo binh và
căn cứ hải quân, không quân, các kho hậu cần theo hiệp ước quân sự được ký
kết giữa 2 bên
Về phía Việt Nam, ban đầu Đảng, Nhà nước ta một mặt chỉ đạo các
quân khu, địa phương, đơn vị tăng cường chuẩn bị lực lượng và thế trận, kiên
quyết đập tan các cuộc tiến công xâm lược của địch để bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; mặt khác,
kiên trì chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, tìm cách
cứu vãn hòa bình, nhiều lần đề nghị đàm phán với Chính phủ Campuchia
Dân chủ nhằm giải quyết những bất đồng