Quá trình truyền bá của Đạo tin lành và tác Động chính trị xã hội của nó Ở việt nam trước năm 1990
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội - 2024
Trang 3Tôi khẳng định rằng Luận văn này là sản phẩm của công trình nghiên cứu cá nhân của tôi và tất cả các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được sử dụng tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Tất cả các ví dụ, số liệu và trích dẫn được sử dụng trong Luận văn đều được bảo đảm về tính trung thực, tin cậy
Trang 4Để hoàn thành nghiên cứu và đạt được mục tiêu trong đề tài này, tôi đã được
hỗ trợ và động viên từ phía cơ quan và nhiều cá nhân khác nhau Quá trình thực hiện luận văn được tạo điều kiện thuận lợi từ Khoa và giảng viên hướng dẫn Cụ thể, tôi đã chủ động nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu liên quan, cũng như từ các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả đến từ các trường Đại học
và các tổ chức nghiên cứu
Lời đầu tiên, tôi xin giành sự cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Quang Hưng,
là người hướng dẫn trực tiếp tôi thực hiện luận văn cũng như chỉ bảo cho tôi về phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo cùng những tri thức quý báu của thầy giúp tôi hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Xuân, chuyên gia về đạo Tin Lành ở Việt Nam đã có những góp ý về mặt chuyên môn cho luận văn của tôi Tôi cũng xin cảm ơn thầy Đỗ Quang Hưng về những tri thức quan trọng về tôn giáo và chính trị mà tôi sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ Tôi cũng xin được tri ân thầy Công Nghĩa Tụ, một tín hữu Tin Lành trung tín và là nguyên phó ban Cơ Đốc giáo dục Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về lịch sử đạo Tin Lành cũng như giúp tôi tra cứu tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, ban lãnh đạo Khoa Chính Trị Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi thực hiện luận văn nhanh chóng và hiệu quả
Dù đã cố gắng hạn chế và khắc phục những sai sót trong quá trình nghiên cứu, nhưng trong Luận văn vẫn còn tồn tại thiếu sót, hạn chế Kính mong nhận được
sự đóng góp và hỗ trợ từ Quý thầy cô, các chuyên gia, cũng như những người quan tâm đến đề tài, nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Đức Thắng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
5 Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp mới của luận văn 8
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8
8 Kết cấu luận văn 8
Chương 1 SỰ TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠO TIN LÀNH TỪ TIÊN KHỞI ĐẾN NĂM 1975 9
1.1 Từ tiên khởi đến 1954 9
1.2 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc): 1954-1975 33
1.3 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam): 1954-1975 36
Tiểu kết chương 1 49
Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1975 50
2.1 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam từ 1975 đến 1990 50
2.2 Sự phát triển của đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 54
2.3 Sự phát triển của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên 67
Tiểu kết chương 2 72
Trang 6Chương 3 ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM TRƯỚC 1990:
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ VÀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI 73
3.1 Đạo Tin Lành đi cùng với dân tộc 73
3.2 Một số vấn đề đặt ra 86
Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Tin Lành là một tôn giáo tương đối trẻ ở Việt Nam được truyền vào từ năm 1911 tại thành phố Tourane nay là thành phố Đà Nẵng Hiện nay, toàn Việt Nam có 1,12 triệu tín hữu Tin Lành (theo số liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ) chiếm khoảng 0,5-2% dân số Việt Nam nhưng đạo Tin Lành lại là tôn giáo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000-
2017, đạt tỷ lệ 600% trong thời kỳ được khảo sát (Theo số liệu Bộ Ngoại Giao Mỹ) và phát triển chủ yếu trong các vùng dân tộc thiểu số và khu vực biên giới của Việt Nam Vì thế sự truyền bá, du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam là một vấn đề cần dược nghiên cứu
Đạo Tin Lành là một trong ba nhánh của Kitô giáo ( hai nhánh còn lại
là Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương) và có khoảng 900 triệu tín
đồ trên thế giới (Theo số liệu của PEW Research Center năm 2020), chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) và vùng duyên hải Bắc Âu, là những quốc gia giàu có, thịnh vượng, dân chủ và có nền kinh tế phát triển cao cùng với trình độ khoa học tiên tiến, mức sống người dân cao nhất thế giới Trong
400 năm từ khi cuộc Cải Chánh Tin Lành bắt đầu vào thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đạo Tin Lành là động lực tinh thần vĩ đại để cho các nước tư bản cùng với các nhà tư bản bung ra trên mọi phương diện để kinh doanh, phát triển, tạo nên thời kỳ anh hùng của chủ nghĩa tư bản với số lượng của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn tất cả các thời đại trước đó cộng lại Các nước vùng Bắc Âu và Bắc Mỹ, mà theo nhà xã hội học người Đức Max Weber gọi là “Các dân tộc Tin Lành” là những người tiên phong cho kỷ nguyên hiện đại của lịch sử toàn cầu về thương mại quốc
tế, trao đổi hàng hoá và là bình minh của thời kỳ toàn cầu hoá sau này Với những đặc tính nền tảng của tôn giáo đặt nền móng cho sự giàu có và thịnh
Trang 8vượng vĩ đại ấy, việc nghiên cứu và tìm hiểu vầ đạo Tin Lành, đặc biệt là ảnh hưởng củ nó đến chính trị-xã hội là một điều cần thiết
Ở Việt Nam, từ khi được truyền bá vào năm 1911 và đặc biệt là từ năm 1927 sau khi thành lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trong cả nước và có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề công tác xã hội, cứu trợ nhân đạo và bảo tồn văn hoá của các dân tộc thiểu số Những khu vực truyền giáo quan trọng của đạo Tin Lành như vùng Tây Nguyên và Tây Bắc là những khu vực nhạy cảm, có tính phức tạp về địa chính trị, địa tôn giáo, và vấn đề tộc người Vì vậy cần có những kiến giải dưới góc nhìn chính trị học để có thể hiểu về sự phát triển và tác đôngj của đạo Tin Lành đến tình hình chính trị-xã hội ở Việt Nam
Kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới vào Đại Hội VI năm 1986 và kể từ nghị quyết số 24 về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, đạo Tin Lành cũng nhưng nhiều tổ chức tôn giáo khác bước vào thời kỳ phát triển mới và trở thành một trong những nguồn lực xã hội quan trọng trong công cuộc Đổi Mới triệt để và toàn diện mà Đảng và Nhà Nước Việt Nam đề ra trên con đường tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và xây dựng nước Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Với những đặc trưng phù hợp với xây dựng
xã hội, thíc hợp với xã hội công nghiệp hiện đại và cổ vũ tinh thần dân chủ trong sinh hoạt kinh tế xã hội, tư tưởng của đạo Tin Lành cần được nghiên cứu để chắt lọc những điều phù hợp với thực tiễn Việt Nam để áp dụng và công cuộc Đổi Mới và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh
Tuy nhiên về góc độ chính trị học lý thuyết, đặc biệt từ sau năm 1990 khi tình hình chính trị thế giới thay đổi lại chưa có công trình chính trị học nghiên cứu về sự phát triển và tác động chính trị-xã hội của đạo Tin Lành ở Việt Nam Vì thế, tính cấp thiết là cần có một công trình nghiên cứu đạo Tin Lành dưới quan điểm của chính trị học nghiên cứu để đóng góp vào cơ sở lý thuyết chính trị học trong thời kỳ Đổi Mới ở Việt Nam
Trang 9Vì những lý do kể trên nên học viên Nguyễn Đức Thắng lựa chọn đề tài
“Quá trình truyền bá và tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành ở Việt Nam trước năm 1990” để làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đạo Tin Lành xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1911 và từ năm 1927 Hội thánh Tin Lành Việt Nam được thành lập với tư cách một Hội Thánh Quốc Gia độc lập Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt chính trị xã hội, tuy nhiên những công trình nghiên cứu nghiêm túc về góc độ tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành vẫn còn hạn chế
Về phía các tác giả Tin Lành như mục sư Lê Hoàng Phu với công trình như “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965)”, mục sư Lê Văn Thái với cuốn hồi ký “Bốn mươi sáu năm chức vụ” Ngoài ra còn các hồi ký
và ghi chép của mục sư Phạm Xuân Tín, mục sư Tôn Thất Bình, mục sư Thái Phước Trường và các mục sư thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Về phía các công trình nghiên cứu thì có thể kể đến công trình “Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam” của tác giá Nguyễn Thanh Xuân, luận văn tiến sĩ sử học của Nguyễn Xuân Hùng về “Quá trình truyền đạo Tin Lành
ở Việt Nam từ 1911-1975” Đặc biệt, gần đây công trình “Những rẻo cao mây phủ” do Nguyễn Quang Hưng chủ biên là một tài liệu vô cùng quan trọng cung cấp tri thức về cộng đồng Tin Lành người H’mông Tác giả Đỗ Quang Hưng với góc nhìn giữa mối quan hề về tôn giáo và chính trị cũng cung cấp góc nhìn về lý thuyết quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước trong cuốn
“Nhà Nước Thế Tục” Ngoài những tác phẩm nghiên cứu nói trên thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu về tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành, đặc biệt là dưới góc độ chính trị học
Hiện nay, phần lớn tài liệu về Tin Lành và quá trình truyền giáo Tin Lành ở Việt Nam được lưu trữ tại các văn khố hải ngoại Trong thời kỳ chiến tranh nhiều văn bản bị thất lạc hoặc được gia đình tín hữu mang theo khi di
Trang 10chuyển ra nước ngoài Đây là một khó khăn đối với các nhà nghiên cứu Các hồi ký của mục sư như hồi ký mục sư Lê Hoàng Phu, hồi ký mục sư Lê Văn Thái chủ yếu là ghi chép cá nhân, tuy nhiều thông tin có tính lịch sử nhưng nhiều nhận định, đánh giá mang tính chất cảm tính, chưa kể có những chi tiết còn tồn nghi, chưa đủ chứng lý để trở thành tài liệu khoa học
Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Hưng và tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã cung cấp khung kiến thức và những chuẩn bị nền tảng
để có thể hiểu về đạo Tin Lành, đồng thời tiến hành đào sâu, nghiên cứu về góc
độ tác động chính trị xã hội của tôn giáo này Tác giả Đỗ Quang Hưng đã chỉ ra những mối liên hệ giữa vấn đề tôn giáo và chính trị, đặc biệt là những giải pháp trong xây dựng nhà nước thế tục để điều hoà quan hệ Nhà Nước và Giáo Hội Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới và phát triển, thì càng cần thêm nhiều công trình nghiên cứu tác động chính trị xã hội của các tôn giáo lớn, đặc biệt với một tôn giáo trẻ và đang phát triển như đạo Tin Lành để góp phần xây dựng khung lý thuyết và cách đánh giá, nghiên cứu dưới góc nhìn chính trị học đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu liên quan và những nhà quản lý chính sách về tôn giáo, góp phần xây dựng môi trường tôn giáo lành mạnh, phát huy năng lực xã hội của các tôn giáo trong đó có đạo Tin Lành trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu
Với mong muốn từ cơ sở lịch sử là quá trình truyền giáo và gây dựng Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam từ 1911 đến trước 1990, tìm hiểu những ảnh hưởng, tác động của đạo Tin Lành lên chính trị xã hội Việt Nam Từ đó góp phần xây dựng hiểu biết về tác động chính trị của đạo Tin Lành trong các vấn
đề chính trị và xã hội trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX
3.2 Nhiệm vụ
Để hoàn thành được mục tiêu đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu cần tập trung giải quyết vào những nhiệm vụ, sau:
Trang 11- Tìm hiểu về quá trình truyền giáo và xây dựng Hội Thánh Tin Lành từ góc độ lịch sử
- Sử dụng góc nhìn chính trị học để đánh giá và phân tích sự phát triển của Hội Thánh Tin Lành trong tương quan đến bối cảnh chính trị xã hội của Việt Nam theo từng giai đoạn, từ 1911 đến 1990
- Tổng hợp các phân tích để từ đó thấy được ảnh hưởng và tác động chính trị xã hội của đạo tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn 1911 đến 1990
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đạo Tin Lành ở Việt Nam trong đó có Hội Thánh Tin Lành Việt Nam với các tổ chức, chi nhánh của nó trong quá trình gây dựng và phát triển từ
1911 đến 1990, bao gồm Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MB) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN) cùng với các Hội thánh khác trực thuộc các hệ phái ngoài CMA và các tổ chức Tin Lành quốc tế
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp logic-lịch sử và phương pháp phân tổng hợp
Trang 12tích-Phương pháp logic - lịch sử, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu lịch sử truyền giáo từ năm 1911 cho đến trước năm 1990, đồng thời nghiên cứu quá trình xây dựng hội thánh trong các thời điểm lịch sử khác nhau
Phương pháp phân tích - tổng hợp được đề tài sử dụng để phân tích các
dữ kiện lịch sử từ đó cho thấy ảnh hưởng, tác động của đạo tin lành đến tình
hình chính trị-xã hội ở Việt Nam trước 1990
6 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn chỉ ra những ảnh hưởng, tác động đến tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam của đạo Tin Lành trong quá trình truyền bá và xây dựng Hội Thánh Đồng thời chỉ ra những đặc sắc của một tôn giáo cải cách, để từ đó có thể chắt lọc áp dụng những mặt tốt vào đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, cung cấp tri thức nghiên cứu ảnh hưởng tôn giáo lên chính trị xã hội dưới góc nhìn chính trị học nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp tri thức cho nghiên cứu tôn giáo dưới góc nhìn chỉnh trị và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các vấn đề chính trị xã hội
-Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu góp phần vào công cuộc xây dựng chính sách tôn giáo nhằm phát huy nguồn lực của đạo Tin Lành trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương và tám tiết
Chương 1 Sự truyền bá của đạo Tin Lành từ tiên khởi đến năm 1975 Chương 2 Sự phát triển của đạo Tin Lành việt nam từ sau năm 1975 Chương 3 Đạo Tin Lành ở Việt Nam trước 1990: nhìn từ góc độ văn
hoá và chính trị xã hội.
Trang 13Chương 1 SỰ TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠO TIN LÀNH TỪ TIÊN KHỞI
ĐẾN NĂM 1975
1.1 Từ tiên khởi đến 1954
Năm 1911, theo lời kêu gọi và tuyên thệ của Hội truyền giáo Phúc Âm liên hiệp (CM&A)-một tổ chức truyền giáo được mục sư A.B Simpson thành lập , các mục sư và giáo sĩ Tin Lành người Mỹ, trong đó có nhiều vị gốc Đức
và Pháp đã có mặt ở Việt Nam để rao giảng Phúc Âm Như vậy, đạo Tin Lành được truyền vào Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt đó là khi Việt Nam đang
bị thực dân Pháp cai trị và có những thay đổi về văn hoá và xã hội Vì thế để hiểu rõ hơn quá trình truyền đạo tiên khởi của những giáo sĩ Tin Lành người
Mỹ đầu thế kỷ XX, cần có nhận thức về bối cảnh chính trị cũng như văn hoá
và xã hội của Việt Nam thời thuộc địa
Về mặt chính trị, từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam là thuộc địa của Pháp Năm 1897, thực dân Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương bao gồm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia để cai trị; trong đó lãnh thổ Việt Nam bị chia là ba kỳ riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ theo những chế độ khác nhau Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Trung Kỳ là xứ bảo hộ và Nam Kỳ thì hoàn toàn là thuộc địa Pháp Triều đình Huế vẫn được tồn tại nhưng chỉ là công cụ giúp cho sự cai trị của người Pháp trên lãnh thổ Bắc và Trung Kỳ1
Về mặt văn hoá và xã hôi, sự cai trị của người Pháp dẫn đến những biến đổi lớn đối với xã hội Việt Nam Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp tạo nên những giai cấp mới là công nhân, trí thức, tiểu tư sản, tư sản và một tầng lớp thương nhân trung lưu Chính thương nhân và học sinh sinh viên sau này là những người dễ dàng tiếp nhận sứ điệp Phúc
Âm khi đạo Tin Lành được truyền bá Nền giáo dục thuộc địa hướng học sinh đến việc sử dụng tiếng Pháp qua trung gian là chữ Quốc Ngữ, chữ viết
1 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 42
Trang 14Latinh ghi âm tiếng nói của người Việt Nhờ sự giản tiện và dễ học, chữ Quốc Ngữ nhanh chóng được phổ biến Chính nhờ sự lan truyền của chữ Quốc Ngữ và báo chí viết bằng chữ Quốc Ngữ mà sau này, các giáo sĩ đã dễ dàng dịch trọn vẹn Kinh Thánh sang tiếng Việt, giúp cho quá trình truyền đạo được thuận lợi hơn
Tuy có những thuận lợi nhất định, nhưng những chính sách của chính quyền thực dân cũng có những điểm bất lợi gây khó khăn cho các nhà truyền giáo Tin Lành lúc ban đầu Khi xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy cớ là để bảo vệ giáo dân Công Giáo lúc đó bị nhà Nguyễn đàn áp và bách hại Vì vậy, nên trong hai hiệp ước Quý Mùi 1883 và Giáp Tuất 1884, là các hiệp ước quy định về chủ quyền Pháp tại Đông Dương, đều công nhận sự
tự do và đặc quyền duy nhất được truyền đạo của các thừa sai và giáo sĩ Công Giáo Về sau, khi đạo Tin Lành được truyền vào Việt Nam, giới chức Pháp đã viện điều khoản này để ngăn cản sự truyền đạo của những giáo sĩ Tin Lành và cũng chính vì lý do này, trong thời Pháp thuộc, Hội thánh Tin Lành không được hưởng trọn vẹn quyền của một tổ chức tôn giáo như Giáo hội Công Giáo Việt Nam được hưởng từ năm 1884
Mặc dầu vậy, vào thời điểm đầu thế kỷ XX khi đạo Tin Lành đến Việt Nam, Công Giáo dù có cộng đồng đông giáo dân và thế lực mạnh nhưng do quá trình truyền giáo lại gắn với chủ nghĩa thực dân nên dù có thế lực mạnh, nhưng vai trò trong đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam vẫn còn mờ nhạt2
2 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 45
Trang 15Bên cạnh cộng đồng Công giáo, một nhánh khác của Kitô Giáo, các giáo sĩ Tin Lành khi đến Việt Nam còn phải đối diện với cộng đồng tôn giáo bản địa có truyền thống lâu đời đó là cộng đồng tín đồ của đạo Nho, đạo Phật
và đạo Lão
Phật giáo thời kỳ Pháp thuộc tương đối suy tàn nếu so với các thời đại cực thịnh vào thời Lý-Trần Tuy nhiên, đầu thế kỷ XX, các phong trào chấn hưng đạo Phật phát triển mạnh, nổi bật với việc in ấn các kinh sách Phật giáo Đạo Nho, học thuyết nền tảng gắn liền với chế độ quân chủ vẫn có sức ảnh hưởng trong dân chúng, dù rằng kể từ năm 1919, khoa cử chữ Hán kết thúc với khoa thi Nho học cuối cùng và với sự lan truyền của chữ Quốc Ngữ, chữ Hán mất dần ảnh hưởng Dù vậy, trong cộng đồng xã hội Việt Nam, đặc biệt
là làng xã các giá trị văn hoá và đạo đức của Nho giáo vấn tiếp tục bám rễ sâu sắc vào đời sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ XX Đạo Lão với những nghi lễ ma chay, thờ cúng, vào thời điểm này đè nặng lên người dân những khía cạnh bảo thủ, phản tiến bộ3
Bên cạnh những tôn giáo đã tồn tại từ trước, đạo Tin Lành khi truyền vào Việt Nam còn tiếp xúc với một xã hội làng xã mang các đặc điểm nông thôn châu Á Một nền văn hoá có truyền thống hàng ngàn năm và có những quan điểm về tâm linh văn hoá, xã hội khác biệt với những giá trị mà các giáo
sĩ rao giảng
Mặc dù vậy, nhưng nếu xét đến các công trường truyền giáo khác tại châu Á thì Việt Nam là địa điểm tương đối lý tưởng cho các nhà truyền giáo Tin Lành Khu vực các nước ảnh hưởng Phật giáo như Miến Điện, Thái Lan
và Lào cùng với quần đảo Indonesia theo Islam khó tiếp cận hơn nhiều so với Việt Nam Việt Nam là nơi có đường bờ biển dài và mở rộng, và là trung tâm giao thương của Đông Dương thời điểm bấy giờ Thông qua các hải cảng, đặc biệt là hải cảng Đà Nẵng, đạo Tin Lành dễ dàng truyền vào Việt Nam Người
3 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 45
Trang 16Việt lại dễ tiếp thu những tư tưởng mới bởi trong suốt chiều dài lịch sử, với vị trí lan can hướng ra biển Đông, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều luồng văn hoá,
tư tưởng khác nhau từ nước ngoài truyền vào Chinh vì vậy, Việt Nam sẽ là nơi lý tưởng cho Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp thực hiện sứ mạng rao truyền “Nước Chúa” của mình
Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CMA) từ khi thành lập luôn quan tâm đến việc truyền đạo Tin Lành đến các khu vực trên thế giới, đặc biệt
là châu Á, trong đó có khu vực Đông Dương thuộc Pháp Theo nhận định của mục sư Simpson, người sáng lập CMA thì Việt Nam là một trong những mục tiêu đầu tiên trong phong trào truyền giáo do ông khởi xướng Tháng 2 năm
1887, trong tạp chí Word, Work and World, mục sư Simpson đã lưu ý “Bán đảo Đông Nam Á bị lãng quên” và “Vương Quốc An Nam” là công trường truyền giáo tương lai của hội liên hiệp4
Mùa Xuân năm 1911, mục sư Jaffray, người đại diện của Hội Truyền Giáo tại Hoa Nam dẫn hai tân giáo sĩ là Hosler và Hughes đến thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn nhất Trung Kỳ5 Phái đoàn được ông Bonnet, đại diện Thánh Thư Công Hội tiếp đón Mục sư Jaffray đã khôn khéo thuyết phục ông Bonnet nhượng lại cơ sở tại Đà Nẵng cho Hội truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp Ông Bonnet đã nhã nhặn đồng ý lời đề nghị của phái đoàn truyền giáo Vui mừng vì thành công lập được cơ sở tại Việt Nam, mục sư Jaffray cùng hai cộng sự lập tức quay về HongKong để chuẩn bị cho một công tác lâu dài tại Việt Nam Sự kiện này đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình truyền bá đạo Tin Lành vào Đông Dương
Nhận được tin từ mục sư Jaffray, mục sư Simpson quyết định kêu gọi
sự tham gia từ cộng đồng Tin Lành Bắc Mỹ Trong những người hưởng ứng đầu tiên có 2 người Mỹ, 2 người Canada đặc biệt ông kêu gọi được một người Anh và 1 người Na Uy Lần lượt trong các năm 1912, 1913 và 1914,
4 Lê Hoàng Phu (2010),Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 95
5 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 97
Trang 17những tín hữu do mục sư Simpson kêu gọi đến Đà Nẵng cộng tác với Hosler Những giáo sĩ này không những duy trì được cơ sở Đà Nẵng mà còn
mở thêm một cơ sở mới tại Hội An
Trong thời kỳ đầu truyền giáo, các giáo sĩ Mỹ vẫn coi Việt Nam là một chi nhánh của địa hạt truyền giáo Hoa Nam, được thành lập từ năm 18886 Sau diễn biến chuyến viếng thăm Đà Nẵng của mục sư Jaffray, Hội Truyền Giáo đã đi đến quyết định tách Việt Nam thành một địa hạt riêng và cử Issac Hess là chủ nhiệm địa hạt
Để mở rộng công tác truyền giáo, trước hết các giáo sĩ phải học tiếng Việt Đây là điều khó khăn đối với các giáo sĩ người Mỹ vì tiếng Việt là ngôn ngữ đa âm, đa dấu Tuy nhiên, nhiệt tình truyền giáo đã thúc đẩy chín vị giáo
sĩ đầu tiên hoàn thành công việc khó khăn này Sau thời gian ổn định và chuẩn bị tại Đà Nẵng, bốn giáo sĩ được phân công ở lại truyền giáo trong khu vực Đà Nẵng và Hội An, số còn lại được cử ra Hà Nội và Hải Phòng7
Trong những năm tiếp theo, công cuộc truyền đạo Tin Lành của Hội Truyền Giáo tương đối thuận lợi Tuy nhiên vào năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, căng thẳng giữa Pháp và Đức dẫn đến việc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương hạn chế việc đi lại của các nhà truyền giáo gốc Đức Nhờ vào tài năng ngoại giao của mục sư Jaffray, tình thế được cải thiện Các mục sư người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ gốc Đức tiếp tục được truyền đạo nhưng không được ra khỏi thành phố mình sinh sống Chính quyền Pháp ở Đông Dương chỉ cho phép cáo giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo được hoạt động trong ba nhượng địa là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Nghị định tháng 12 năm 1915 do đích thân Toàn Quyền Đông Dương ký xác định cấm các giáo sĩ Tin Lành mở rộng công cuộc truyền giáo giữa những
6 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 50
7 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 50
Trang 18người bản xứ, đóng cửa các cơ sở trừ một cơ sở tại Đà Nẵng, trục xuất những giáo sĩ gốc Đức hoặc có tên tiếng Đức ra khỏi lãnh thổ Đông Dương8
Sự cấm đoán của chính quyền Pháp lúc ấy là do Pháp và Đức đang cùng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ở hai phe khác nhau, Pháp thuộc phe Liên Minh còn Đức thuộc phe Hiệp Ước Và sự lo lắng của các nhà cai trị người Pháp không hoàn toàn vô lý, tại Trung Hoa và Thái Lan, gián điệp Đức đã kích động và chủ trương các cuộc ám sát quan chức người Pháp Vì thế tại Đông Dương nơi mà ngọn lửa đáu tranh luôn trực chờ bùng cháy, người Pháp có cái cớ chính đáng để lo sợ gián điệp Đức sẽ kích động một cuộc khởi nghĩa chống Pháp Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám mới chỉ bị đàn áp từ năm 1913, và các nhóm nghĩa sĩ yêu nước vẫn còn rải rác ở khắp nơi chỉ chờ cơ hội là nổi lên đánh Pháp Hơn nữa, chính quyền thuộc địa Pháp tỏ ra nghi ngờ thái độ của
Mỹ đối với vấn đề thuộc địa, vì vậy việc các giáo sĩ Mỹ xuất hiện là điều người Pháp không hề mong muốn Đạo mới mà những người Mỹ này truyền giảng hoàn toàn có thể trở thành lý do quy tụ và khởi phát một thứ phong trào bài Pháp ở Đông Dương
Trong tình hình ngặt nghèo đó, Hội Truyền Giáo điều động mục sư Jaffray, một nhà ngoại giao tài năng từ Hoa Nam đến Hà Nội để gặp Toàn Quyền Đông Dương nhằm tháo gỡ thế bế tắc cho các giáo sĩ Tin Lành Với tài ngoại giao, mục sư Jaffray vừa cam kết vừa khéo léo lấy lòng viên chức cao nhất hệ thống thuộc địa ở Đông Dương, đảm bảo với ông ta rằng sự hoạt động của Hội Truyền Giáo hoàn toàn là phi chính trị và các giáo sĩ Mỹ sẽ không làm gì tổn hại đến nền cai trị của người Pháp tại Đông Dương
Sau chuyến viếng thăm của mục sư Jaffray, các lệnh hạn chế được nới lỏng và các giáo sĩ có thể hoạt động, tuy nhiên chỉ trong khu vực mình sinh
8 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 50
Trang 19sống Phải đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất vào tháng 11 năm
1918, chính quyền thuộc địa mới dỡ bỏ hoàn toàn các quy định hạn chế đối với các giáo sĩ Tin Lành và số giáo sĩ phục hồi lại chín người như ban đầu9
Trong các năm sau chiến tranh tình hình truyền giáo của đạo Tin Lành dần khôi phục và số lượng giáo sĩ tăng lên đáng kể Nếu năm 1918 chỉ có 9 giáo sĩ hoạt động ở Đông Dương thì đến năm 1921 con số này tăng lên 18 và đến năm 1927 là 27 người Đặc biệt ngoài địa bàn ba nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, các giáo sĩ Tin Lành được chính quyền Pháp cho phép được đến hoạt động và xây dựng cơ sở truyền giáo tại Nam Kỳ, xứ thuộc địa Pháp
Trong thời gian kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới cho đến năm
1927, tình hình truyền giáo tương đối tốt đẹp, số mục sư tăng lên và các cơ sở đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được thiết lập ở cả Hà Nội, Hải Phòng và
Đà Nẵng và Nam Kỳ Công việc dịch và in Kinh Thánh cũng tiến triển thuận lợi Mục sư William Cadman, sau khi tốt nghiệp đã cùng vợ sang Đông Dương và thành lập nhà in Tin Lành Hà Nội năm 1920 Đến năm 1925, nhóm dịch Kinh Thánh do nhà văn Phan Khôi và ông bà Cadman tham gia đã tiến hành dịch trọn vẹn Kinh Thánh và in tại nhà in Tin Lành Hà Nội năm 1926 nhằm phục vụ công tác truyền giáo sâu rộng10
Trong khoảng thởi gian từ 1911 cho đến 1927, các giáo sĩ người Mỹ cùng với các thầy truyền đạo người Việt đã gây dựng nên các cơ sở truyền giáo từ Nam ra Bắc Năm 1924, có 24 cơ sở truyền giáo tại Việt Nam, con số tăng lên 37 vào năm 1925 và cho đến năm 1927 tổng số lượng các cơ sở truyền giáo tại Việt Nam đã lên đến con số 8711
9
Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 51
10 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội tr 112
11 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của dạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 51
Trang 20Cùng với sự gia tăng của các cơ sở truyền giáo là sự tăng trưởng của số lượng tín đồ Năm 1921 toàn Việt Nam chỉ có 180 tín đồ Tin Lành, đến năm
1924, con số tín đồ tăng lên 1571 người, năm 1924 là 2939 người và đến năm
1927 số tín đồ Tin Lành tại Việt Nam là 4236 người Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một thành tựu to lớn của các giáo sĩ Tin Lành, dù so với các tôn giáo khác ở Việt Nam vẫn là con số khiêm tốn nhưng với lực lượng hạn chế, các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo đã gây dựng lên cộng đồng Tin Lành từ con số 0 đến một cộng đồng hơn 4000 tín hữu Điều này thể hiện nỗ lực lớn lao và nhiệt thành truyền giáo của các giáo sĩ Tin Lành trong giai đoạn tiên khởi của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
Bên cạnh nỗ lực truyền giáo, các giáo sĩ Mỹ đã nỗ lực cùng với nhà văn Phan Khôi biên dịch trọn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt Đây là một thành tựu quan trọng hỗ trợ cho công tác truyền giáo vì chỉ khi người tín hữu đọc Kinh Thánh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì đức tin mới có thể bám rễ sâu vào trong tâm hồn của họ
Song song với việc dịch và in Kinh Thánh, việc thành lập các cơ sở đào tạo tại địa phương cũng đươc chú trọng Từ năm 1918, lớp học Kinh Thánh đầu tiên khai giảng tại Đà Nẵng Đến tháng 9 năm 1921, Trường Kinh Thánh
Đà Nẵng chinh thức được thành lập theo mô hình trường đào tạo giáo sĩ12
Xét về tổng thể, từ năm 1911 cho đến khi thành lập Hội thánh Quốc gia vào năm 1927, Hội Truyền Giáo đã thực hiện được bốn điều quan trọng trong công tác truyền giáo ở Việt Nam:
- Giới thiệu đạo Tin Lành cho người Việt và các dân tộc thiểu số
- Dịch và truyền bá Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ bản xứ mà ở đây cụ thể là tiếng Việt
- Thành lập dược cơ sở đào tạo, huấn luyện các giáo sĩ bản địa, cụ thể là Trường Kinh Thánh Đà Nẵng
12 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội tr 114
Trang 21- Tổ chức các giáo sĩ bản xứ, thành lập một cộng đồng tín hữu để từ đó thành lập Hội Thánh Quốc Gia theo hình mẫu của Hội Truyền Giáo và tuân thủ các nguyên tắc Tân Ước
Như vậy, về cơ bản các mục tiêu của Hội Truyền giáo cho đến năm
1927 đều được thực hiện Tuy nhiên, hoạt động truyền giáo ở một quốc gia
Á Đông có nền văn hoá lâu đời và đã đạt đến trình độ tổ chức cao như ở Việt Nam vốn là điều không dễ dàng nếu so với việc truyền giáo cho các cộng đồng ở Châu Phi hay miền duyên hải phía Nam Ấn Độ nơi mà trình độ của người dân tương đối thấp Vì thế để thực hiện các mục tiêu truyền giáo của mình, các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo cần có những phương pháp cụ thể Khác với các giáo sĩ Công Giáo hay sử dụng suy tư triết học, suy niệm tâm linh trong quá trình truyền giáo, các giáo sĩ Tin Lành luôn chỉ viện dẫn Kinh Thánh theo đúng nguyên tắc duy kinh (Sola Scriptura) Phương pháp này được thực hiện dựa vào các lời viện dẫn Kinh Thánh để chứng minh tính đúng đắn của các lẽ đạo mà giáo sĩ muốn rao giảng, từ đó thuyết phục và cải đạo cho người dân ở nơi mà các giáo sĩ đến Các cặp vợ chồng giáo sĩ được
cử đi truyền đạo, thường ở một địa bàn nhất định với mục tiêu thành lập cộng đồng tín hữu và sau đó gây dựng Hội Thánh địa phương13 Sau đó các chi hội địa phương này sẽ được giao lại cho mục sư hoặc truyền đạo người bản xứ coi sóc
Không chỉ trực tiếp đến truyển giảng, các giáo sĩ Tin Lành còn sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua các lĩnh vực văn hoá, xã hội thông qua các hoạt động cứu tế, xây dựng bệnh viện Trong thời kỳ tiên khởi của việc xây dựng Hội thánh tại Việt Nam do nguồn tài chính còn hạn chế nên chủ yếu nguồn lực được dồn vào để in Kinh Thánh, các hoạt động xã hội phải đến mãi sau năm 1954 mới có cơ hội thực hiện
13 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 53
Trang 22Bên cạnh công tác truyền giáo ở đồng bằng, Hội Truyền Giáo còn tiến hành xây dựng hội thánh ở khu vực Tây Nguyên Năm 1926, ông bà mục sư A.H Jackson, là những giáo sĩ Mỹ đầu tiên lên khảo sát truyền giáo tại Tây Nguyên Sau ba năm đến năm 1929, ông bà mục sư lên Đà lạt để học tiếng của các dân tộc thiểu số, chuẩn bị cho công tác truyền giáo lâu dài sau này Đến năm 1931, Hasol sau này lấy tên Việt là Hà San trở thành người dân tộc Kaho đầu tiên theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên Ông nhanh chóng trở thành yếu nhân trong quá trình mở rộng đạo Tin Lành ở cao nguyên miền Trung trong vòng các dân tộc thiểu số Từ năm 1911 đến 1927, đạo Tin Lành được truyền bá và lan rộng trên 4/5 xứ Đông Dương Cuối năm 1927, số hội thánh trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là 82 với hơn 4000 tín hữu
Với sự phát triển về số lượng tín hữu tăng cao, Hội Truyền Giáo quyết định thành lập Hội Thánh Bản Xứ Từ ngày 5-13/3/1927, kỳ Đại Hội Đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được triệu tập tại thành phố Đà Nẵng Tại đây các đại biểu đã biểu quyết thành lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam14
Một năm sau, Đại Hội Đồng thông qua bản điều lệ đầu tiên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, được gọi là Điều lệ 1928 Đây là bản điều lệ dài và chi tiết nhất trong lịch sử Hội Thánh, trong đó quy định về cô cấu tổ chức, cách thức vận hành, các tiêu chí để thành lập hội thánh tự trị và chính sách truyền giáo của Hội Thánh tại Việt Nam15 Nói chung với bản điền lệ này, Hội Thánh Tin Lành chính thức trở thành một tổ chức tôn giáo với đầy đủ cơ cấu của nó
Sau khi được thành lập, Hội thánh Tin Lành Việt Nam gặp phải sự chống đối của chính quyền thuộc địa Pháp và triều đình nhà Nguyễn Về phía người Pháp, chính quyền bảo hộ viện dẫn Hiệp Ước 1884, trong đó quy định chỉ có các tu sĩ, linh mục Công Giáo được truyền đạo trên lãnh thổ
14 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội tr 148
15 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội tr 149
Trang 23Đông Dương Còn về phía nhà Nguyễn, lo sợ tôn giáo mới sẽ kích động dân chúng nổ dậy nên triều đình ra chiếu chỉ tháng 1 năm 1928, cấm hai tôn giáo mới là Cao Đài và Tin Lành16 Trong chiếu chỉ của triều đình do Cơ Mật Viện soạn thảo, cấm các giáo sĩ Tin Lành giảng đạo ở lãnh thổ Trung và Bắc
Kỳ Tuy gặp những sự chống đối như vậy, nhưng thực tế các mục sư và thầy truyền đạo của Hội Thánh chỉ chịu một sự bắt bở rất nhẹ Chẳng hạn như cuộc băt mục sư William Cadman và mục sư Lê Văn Thái tại làng Gia Thượng, tỉnh Bắc Ninh Lính Pháp và hương dũng trong làng được bố trí bao vây nơi giảng nhưng khi viên sĩ quan Pháp đến thì ông chỉ tuyên bố
“muốn chắc rằng những người nghe giảng đều là Cơ Đốc Nhân”, sau đó lệnh cho lính giải tán và không bắt hai vị mục sư17 Ngoài những sự kiểm tra như vậy hầu như các mục sư vẫn được tự do đi lại và truyền đạo ở cả Bắc và Trung Kỳ với rất ít hạn chế Tuy nhiên, chính quyền Pháp chưa bao giờ công nhận Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là một tổ chức tôn giáo như là Giáo Hội Công Giáo Mãi đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, toàn quyền Jean Decoux mới công nhận Hội Thánh như một Ban Quản Trị tài sản với quyền
sở hữu đất đai và các tài sản khác thuộc Hội Thánh18
Quan hệ giữa Hội thánh và Nhà nước trong thời kỳ thuộc địa là quan hệ của đạo Tin Lành với chính quyền bảo hộ Pháp và triều đình nhà Nguyễn ở Huế Kể từ sau hiệp ước 1884, nhà Nguyễn bị mất chủ quyền cho Pháp tuy nhiên vẫn còn giữ một số quyền biểu tượng ở Trung và Bắc kỳ với hệ thống quan lại khoa cử (khoa thi cuối cùng vào năm 1919) từ triều đình đến phủ huyện Vì thế khi Hội Truyền Giáo đến Đông Dương và sau này khi Hội Thánh Tin Lành được thành lập thì mối quan hệ giữa Hội thánh và nhà nước bao gồm cả chính phủ bảo hộ lẫn triều nhà Nguyễn tại Huế
16 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 171
17 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr.168
18 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 177
Trang 24Về Phía chính phủ Pháp, ưu tiên lớn nhất của họ là dập tắt mọi sự phản kháng của nhân dân Việt Nam nhằm giữ vững nền thống trị Đông Dương Do vậy trong suốt thời gian từ thập niên 1920 cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ bảo hộ không giành cho các giáo sĩ và mục
sư Tin Lành địa vị hoàn toàn hợp pháp như một đoàn thể tôn giáo độc lập, điều mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được hưởng từ năm 1884, thay vào
đó là thái độ nghi kị các giáo sĩ Mỹ và các mục sư Việt Nam sẽ xúi giục dân chúng nổi dậy Thời kỳ sau khi Hội Thánh quốc gia được thành lập tức là giai đoạn những năm 30 lại là những năm tháng sôi sục về chính trị và các phong trào kháng Pháp Đây là giai đoạn của những cuộc khởi nghĩa Yên Bái, phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh, khởi nghĩa ở Thái Nguyên, đặc biệt là
sự thành lập của các nhóm Cộng Sản đầu tiên rồi dẫn đến sự thống nhất ba
tổ chức Cộng Sản thành Đảng Cộng Sản Đông Dương vào năm 1930 Vì thế tính nhạy cảm và thời sự của giai đoạn này khiến người Pháp cảm thấy bất
an với những phong trào tôn giáo mới vì lo sợ chúng sẽ được các lãnh tụ chính trị sử dụng hoặc kích động như ngoi nổ cho một cuộc khởi nghĩa toàn quốc nhằm lật đổ ách cai trị Pháp Tuy thái độ chung của người Pháp vẫn cho phép các hoạt dộng của Hội Thánh Tin Lành, nhưng dưới sự giám sát của hệ thống cảnh sát ở Đông Dương Đạo Tin Lành lúc này được các quan chức thuộc địa cảnh giác cao độ, tránh mọi sự nguy hại cho nền cai trị Pháp
có thể xảy ra Các tài liệu lịch sử thuộc thời kỳ này cho chúng ta biết được
dù không trực tiếp cấm hoàn toàn nhưng thái độ của nhà cai trị Pháp đối với đạo Tin Lành là thi hành một chính sách ngăn ngừa, hạn chế,triệt tiêu sự ảnh hưởng và bành trướng của tôn giáo này19
Về phía nhà Nguyễn, một triều đình đã mất chủ quyền sống phụ thuộc
và chính phủ bảo hộ, mối quan tâm của các đại thần nhà Nguyễn là giữ cho mối quan hệ Pháp-Nam tốt đẹp, đồng thời lo sợ một phong trào cách mạng
19 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 59
Trang 25dân chủ nổ ra sẽ lật đổ nền quân chủ Vì thế thái độ của các quan lại nói chung là chống sự truyền bá của Hội thánh Tin Lành Mối lo của nhà Nguyễn không phải là không có cơ sở, trong khởi nghĩa Trần Cao Vân, ông này đã ẩn náu trong một ngôi chùa trước khi bị bắt, như thế nhà Nguyễn lo sợ một tôn giáo mới như đạo Tin Lành rất có thể làm hậu thuẫn cho một cuộc khởi nghĩa
vũ trang chưa kể những giáo sĩ truyền giáo tiên khởi ở Việt Nam lại đến từ
Mỹ Vì thế, sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đế Duy Tân và Trần Cao Vân, các đại thần trong Hội Đồng Cơ Mật lo sợ các phong trào quần chúng nổi lên
sẽ khiến cho Nam triều bị phiền toái với người Pháp, bởi vậy trong thập năm
1920 khi đạo Tin Lành được truyền bá ở Trung và Bắc Kỳ, các Cơ Mật Đại Thần lo sợ các giáo sĩ Mỹ sẽ kích động dân chúng nổi dậy Chính vì lý do đó, vào năm 1925, Hội Đồng Cơ Mật đã ra một thông tri nói về địa vị của đạo Tin Lành Trong tờ thông tri do chính Hoàng Đế ký, Hội Đồng Cơ Mật nếu lý do việc các giáo sĩ Tin Lành truyền giáo là vi phạm khoản 13 hiệp ước 1884 trong đó quy định chỉ có các giáo sĩ, linh mục của Giáo hội Công giáo La Mã được truyền bá đức tin Kitô tại Đông Dương Chính vì thế, sự xuất hiện của đạo Tin Lành là bất hợp pháp, hơn nữa triều đình lo ngại sự truyền giảng sẽ
đi quá giới hạn tôn giáo và các mục sư người Việt có thể xúi giục một cuộc khởi nghĩ vũ trang chống Pháp và chống cả triều đình nhà Nguyễn, vì vậy tờ thông tri đi đến kết luận rằng đạo Tin Lành phải bị cấm và không được truyền bá trong lãnh thổ Trung Kỳ
Nhìn chung thái độ của chính quyền Pháp ở Bắc Kỳ với đạo Tin Lành tương đối nhẹ nhàng, ngoại trừ sự cấm đạo hồi năm 1915, các viên chức Pháp dù không hoan nghênh nhưng cũng không gây cản trở gì lớn lao cho Hội Thánh
Tình hình tại Trung Kỳ, xứ bảo hộ nơi triều đình nhà Nguyễn còn có quyền hành tương đối khác Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài là một tín
đồ Công Giáo nên ủng hộ sự cấm đạo đối với Hội thánh Tin Lành Chính bản
Trang 26thân Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người đến yết kết Giáo Hoàng trong chuyến thăm Pháp của Hoàng Đế Khải Định và đề nghị đặt Toà Khâm Sứ ở Đông Dương Vì thế, trên quan điểm xung đột thần học giữa Tin Lành và Công Giáo, Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài không mong muốn sự phát triển của đạo Tin Lành Nghị định cấm đạo không chỉ được lưu truyền giữa vòng quan lại mà còn được niêm yết ở các chợ và nơi công cộng, trước các nhà thờ
và giảng đường Tin Lành Mục Sư Phan Đình Liệu, một thầy giảng và nhà truyền giáo tận tụy bị bắt đến sáu lần, nhưng sau đó được thả ra rồi lại bị bắt lại vì cớ đi giảng giữa vòng dân chúng Năm 1928, mục sư Liệu bị bắt và đưa đến trước vị công sứ Pháp khi cố gắng đi Phan Rang giảng đạo Vị công sứ khuyên ông nên đi đến Nam Kỳ nơi ông có thể tự do thực hiện đức tin và truyền giáo giữa vòng dân chúng, vì nam kỳ là xứ thuộc địa, không bị ràng buộc bởi nghị định cấm đạo của Hội Đồng Cơ Mật ở Huế
Tiếp theo tờ thông tri ra năm 1925, ngày 26 tháng 1 năm 1928, Hội Đồng Cơ Mật ra thông cáo cấm lan truyền đạo Tin Lành ở Bắc Kỳ và Trung
Kỳ Thông cáo của Hội Đồng Cơ Mật đã làm dấy lên làn sóng phản đối của cộng đồng Tin Lành Pháp tại Đông Dương và thậm chí ở Pháp lúc đó Mục sư Calas chủ tọa Hội Thánh Pháp tại Hà Nội và đại diện các Thánh Kinh Hội tại Đông Dương đã lên tiếng phản đối đến tận Toàn Quyền Đông Dương Tháng
1 năm 1929, nhân Toàn Quyền mới là Pasquier mới nhậm chức, các lãnh đạo Tin Lành ở Đông Dương đã đệ một bức thư lên vị tân Toàn quyền xin được tự
do truyền đạo Vào lúc này tại Pháp, nhân có sự phân liệt giữa tôn giáo và chính trị20, Liên Bang Tin Lành Pháp đã đưa tình hình cấm đạo Tin Lành tại Đông Dương ra trước Hạ Viện với hi vọng Đông Dương sẽ được hưởng phần nào quyền tự do tôn giáo
20
Năm 1905 Quốc Hội Pháp thông qua Luật Phân Ly, phân tách chính trị và tôn giáo theo đó mọi tôn giáo bình đẳng trước chính phủ Pháp và chính phủ đóng vai trò trọng tài trong giải quyết các xung đột tôn giáo; các tôn giáo đều được hưởng quyền tự do trước chính phủ và chính phủ Pháp không tuyên xưng bất kỳ một đạo nào lên hàng Quốc Giáo Xem Đỗ Quang Hưng (2020), Nhà Nước Thế Tục, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr 138
Trang 27Để giảm bớt căng thẳng dư luận, nhà cầm quyền Pháp đã tác động lên Hội Đồng Cơ Mật, bỏ chữ Tin Lành ra khỏi tờ thông tri cấm hoạt động của các tôn giáo mới (Tin Lành và Cao Đài); tuy nhiên thực thế là việc bỏ chữ Tin Lành đi không làm thay đổi nội dung của tờ thông tri Cuối năm 1929, chính phủ Bảo Hộ và Nam Triều cùng nhau ra một nghị định về vấn đề Tin Lành Ngày 4 tháng 12 năm 1929, Phụ Chính Đại Thần Tôn Thất Hân và Khâm Sứ Trung Kỳ Jabouille đồng ký ban hành nghị định quy định về người Tin Lành bản xứ tại Đông Dương Theo văn bản được hai phía Pháp-Việt đồng thuận, các mục sư Tin Lành Pháp không bị hạn chế trong thờ phượng và truyền giáo Các Hội Truyền Giáo ngoại quốc của mọi tín ngưỡng cũng như hàng giáo phẩm ngoại quốc của mọi tín ngưỡng được hưởng quyền tự do ở Đông Dương Các đơn xin phép hoạt động sẽ được chuyển đến tòa Khâm sứ rồi được xét duyệt trong các cuộc họp của Hội Đồng Cơ Mật sau đó trình lên Hoàng Đế hoặc phụ chính đại thần hay thượng thư bộ lễ chấp thuận Quyết định cuối cùng về việc cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động hay không sẽ
do Khâm Sứ Trung Kỳ quyết định
Nhìn vào tờ nghị định chung này dễ dàng nhận ra thái độ của cả người Pháp lẫn Nam triều không thực sự muốn cho phép các mục sư Tin Lành bản
xứ và các hội thánh bản xứ được hoạt động Nghị định tạo nên một bộ mặt tự
do tôn giáo giả hình, nhưng chỉ áp dụng với người ngoại quốc ở Đông Dương, còn các mục sư giáo sĩ người Việt thì vẫn không được áp dụng quyền tự do dựa trên căn bản tờ nghị định Tuy nhiên các giáo sĩ Tin Lành Mỹ và Canada
dù gặp khó khăn trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng ít nhiều tự
do hơn các mục sư người Việt được tiếp tục hoạt động và truyền bá đạo Tin Lành trong ít nhất bốn tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cùng với ba nhượng địa Pháp là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Hai văn bản ra ngày 26 tháng 1 năm
1928 và 4 tháng 12 năm 1929 đều nhắm vào mục tiêu là hạn chế cộng đồng Tin Lành bản xứ, những người theo “tôn giáo mới”, tức là các mục sư và tín
Trang 28hữu người Việt Văn bản tháng 12 năm 1929 quy định một cách mập mờ về quyền sở hữu của các Hội Thánh Tin Lành ở Đông Dương Chỉ có các Hội Truyền Giáo của người Pháp được hưởng quyền tư hữu trọn vẹn với các cơ sở của mình, còn các cơ sở bản xứ không hề được nghị định nhắc đến Những người Tin Lành Việt Nam không được nói đến “những cơ sở hiện có”, xét theo văn cảnh của nghị định thì “những cơ sở hiện có” là nói đến sở hữu của Hội truyền giáo Pháp và Hải ngoại Để cho dân chúng được hưởng môt phần
tự do tôn giáo trước sức ép dư luận, triều đình và chính phủ Bảo hộ Pháp cho phép sự tự do hoạt động của các Hội truyền giáo nước ngoài ở Đông Dương
để qua đó người dân được hưởng tự do tôn giáo, dù là rất hạn chế Người Pháp sợ sự phát triển của một Hội Thánh Quốc Gia sẽ liên hệ đến các phong trào bạo động bản xứ Vì vậy dù đã được trở nên chính thức, các quan lại và chức sắc Việt-Pháp vẫn coi tín nhân Tin Lành là những phần tử có khả năng gây rối cho trật tự trị an ở Đông Dương Trong ít nhất một thập niên, theo quy định của chính quyền Pháp, các Mục sư phải có giấy phép của chính quyền để được phép hoạt động, kể cả khi rời nhiệm sở đến một hội thánh khác thì vẫn cần phải có giấy phép mới được nhập vào cơ sở mới Trong thập niên 1930, dần dần các mục sư Tin Lành được công nhận bởi chính quyền Pháp Việc xin giấp phép để giảng Tin Lành hoặc tổ chức một buổi thờ phượng trong nhà thờ hoặc trong các dịp lễ lớn được dễ dàng hơn Tuy nhiên, điều mà hàng giáo phẩm Tin Lành tìm kiếm ở chính quyền thuộc địa không chỉ là sự công nhận
cá nhân hay việc cho phép hoạt động mà mà sự công nhận trên bình diện quốc gia Hội Thánh Tin Lành như một đoàn thể tôn giáo độc lập có thể chế và hiến chương riêng, là điều mà Giáo hội Công Giáo được hưởng kể từ năm 1884 Trên bình diện quốc gia, ít nhất ba lần các mục sư và giáo sĩ Tin Lành bản xứ
đã nỗ lực để chính quyền thuộc địa công nhận Hội Thánh Tin Lành Việt Nam như một tổ chức tôn giáo có đầy đủ tư cách pháp nhân như Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, song đều không đạt hiệu quả Chỉ đến khi quân đội Nhật
Trang 29vào chiếm đóng Đông Dương thì chính quyền Pháp mới thay đổi thái độ đối với người Tin Lành Năm 1941, toàn quyền Jean Decoux gửi thư cho mục sư hội trưởng Lê Đình Tươi công nhận tổ chức của Hội Thánh như một ban quản trị tài sản gồm các mục sư Lê Đình Tươi, Kiều Công Thảo, Bùi Tự Do, Lê Văn Quế , Lê Văn Thái và Lê Văn Long Những giao dịch của Ban Quản Trị được quy định bởi nghị định của quan toàn quyền kí ngày 16 tháng 1 và 6 tháng 12 năm 1939 vằ sắc lệnh ngày 21 tháng 12 quy định về các vấn đề khác bao gồm mua bán, trước bạ và san nhượng tài sản Riêng về mục vụ truyền giáo thì phải được cấp giấy phép trước sự hiện diện của Toàn quyền Đông Dương Cụ tể, các điều kiện để đoàn truyền giáo có tư cách pháp nhân là:
- Có một Hội đồng quản trị bao gồm ít nhất ba người và phải được sự chập nhận của Toàn Quyền Đông Dương
- Hội đồng quản trị này có một tư cách tinh thần đặc biệt và có đủ tư cách đại diện cho tổ chức của mình
- Với tư cách pháp nhân đại diện này, Hội đồng quản trị có quyền tạo mãi sở hữu, chuyển nhượng và đóng thuế21
Với sắc lệnh này, Hôi Truyền Giáo và đặc biệt là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được công nhận tư cách pháp nhân, dù rằng chỉ với tư cách quản trị tài sản Mặc dù vậy phải đến khi sắp mất quyền lực vào tay người Nhật, Toàn Quyền Decoux mới công nhận tư cách của Hội thánh như là Ban Quản Trị tài sản
Thái độ của chính quyền không làm cản trở sức lan toàn của Hội Thánh, với nhiệt thành truyền giáo các mục sư, giáo sĩ Tin Lành đã nỗ lực làm việc để mở rộng Hội Thánh Đồng thời trong giai đoạn từ 1930 đến
1935, tỉ lệ giáo sĩ người Việt so với giáo sĩ ngoại quốc ngày càng tăng Năm
1928 cứ hai giáo sĩ có một người ngoại quốc thì đến năm 1937, 8 giáo sĩ mới
có một người ngoại quốc và đến năm 1941 trung bình 12 giáo sĩ mới có một
21 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quán trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 63
Trang 30người ngoại quốc22
Sự Việt hoá nhanh chóng này thể hiện tính độc lập tự chủ của Hội Thánh Quốc Gia trong công cuộc xây dựng và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam
Trong những năm 1927-1942, từ kỳ Đại Hội Đồng đầu tiên cho đến Đại Hội Đồng năm 1942, về cơ bản Hội Thánh được tự do phát triển với số tín hữu tăng trong mỗi năm Với các bản điều lệ được thông qua vào các năm
1928 và 1936, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam dần gây dựng được khung tổ chức và xây dựng được chương trình hoạt động độc lập
Dù rằng nếu so với số lượng tín hữu của Giáo Hội Công Giáo hay số người được công nhận là Phật tử thì số tín hữu của Hội Thánh còn rất khiêm tốn, nhưng sự tăng trưởng đều đặn hằng năm về số lượng tín hữu cho thấy một nỗ lực truyền giáo nhiệt huyết và không mệt mỏi của các mục sư, giáo sĩ Việt và Mỹ
Tại khu vực Tây Nguyên, một xứ truyền giáo được thiết lập từ thập niên 1930, cho đến đầu năm 1940, về cơ bản, Hội Truyền Giáo đã thiết lập được hội thánh tiên khởi trên đất Tây Nguyên, từ con số không, mở đầu một thời kỳ truyền giáo mới Bên cạnh vai trò các giáo sĩ Mỹ, các giáo sĩ Việt Nam tham gia vào quá trình truyền đạo vào mở rộng hội thánh ở Tây Nguyên Đại hội đồng năm 1942, đã quyết định tách khu vực thượng du (tức Tây Nguyên) thành một địa hạt độc lập là khu vực truyền giáo thượng du Cả Hội Truyền Gíáo và Hội thánh Tin Lành Việt Nam đều liên tục gửi các mục sư, truyền đạo để phục vụ công tác truyền giáo tại Tây Nguyên các giáo sĩ Việt Nam đã tranh thủ tìm hiểu tiếng nói cùng phong tục tập quán của các dân tộc tại địa phương hầu phục vụ công tác truyền giáo Từ năm 1932, các nỗ lục của giáo sĩ Việt-Mỹ dịch Kinh Thánh đặc biệt là kinh Tân Ước ra ngôn ngữ của các dân tộc Tây Nguyên cho đến trước năm 1945, đã có 11 dân tộc ở Tây Nguyên tiếp nhận đức tin Kitô giáo
22 Nguyễn Xuân Hùng (2017), Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm
1975, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội, tr 64
Trang 31Về mặt tổ chức của Hội Thánh Tin Lành được thành lập, quyền điều hành được dành cho Hội đồng tổng liên hội Trên bình diện quốc gia, Hội đồng Tổng Liên Hội được triệu tập hàng năm dần dần nắm quyền quản trị Hội Thánh và đòi độc lập từ Hội Truyền giáo
Như một đoàn thể lập pháp và tư pháp, Tổng Liên Hội quy định chức năng đúng đắn của Hội Đồng địa hạt, làm trung gian hòa giải tranh chấp quyền lợi, định đường hướng cho Ban Trị Sự cai quản các Hội thánh độc lập
và đặt ra điều lệ để gây quỹ cho các hội thánh địa phương
Công việc quan trọng nhất của Tổng Liên Hội là đề xuất một chuỗi tu chính cho điều lệ Hội Thánh và kiểm tra, sửa lại những sai lầm của Hội đồng địa hạt bằng cách phủ quyết những biện pháp mà địa hạt đã áp dụng nhưng không phù hợp với điều lệ
Trong ba năm 1933, 1934, 1935, Hội đồng Tổng Liên Hội đã thông qua
11 điểm tu chính trong điều lệ hầu hết là các điều lên quan đến Hội Thánh Địa Phương và Hội Đồng Địa Hạt Có hai tu chính xác định sự hạn chế đại biểu tín hữu của các Hội Thánh địa phương tại Hội Đồng Tổng Liên Hội và Hội Đồng Địa Hạt, cùng hạn chế số đại biếu của các hội thánh tối đa là hai người (một mục sư hay một thầy truyền đạo) bất luận Hội Thánh đó lớn như thế nào Một mẫu mực mới được đặt cho sự đại diện của các Hội Thánh địa phương tại cơ quan lập pháp và hành pháp của Hội Thánh Quốc Gia cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đó là hạn chế đại biểu tín hữu đến mức tối thiểu Đây
là nguyên tắc dân chủ mà chỉ có đạo Tin Lành mới có thể duy trì và thực hiện
và là một đặc trưng căn bản của đạo Tin Lành, đó là tính dân chủ trong hoạt động và luôn tôn trọng các nhóm thiểu số (các Hội Thánh nhỏ) Cũng chính đạo Tin Lành thúc đẩy và là căn nguyên cho sự đa nguyên tôn giáo (mọi sự tồn tại đều có giá trị không kể số lượng lớn nhỏ và mọi tôn giáo đều bình đẳng với nhau) Trong bối cảnh Việt Nam vừa là nước bị đô hộ vừa là nước quân chủ Nho Giáo, tính dân chủ trong hoạt động của các Hội Thánh Tin Lành là một tín hiệu tốt của sự tiến bộ xã hội và phát triển ý thức dân chủ
Trang 32Sự hình thành Hội thánh Tin Lành Việt Nam không những là thành quả lớn lao của công cuộc truyền giáo ở Việt Nam mà còn là thành tựu nổi bật trong các công trường truyền giáo ở châu Á của Hội Truyền Giáo Ngay từ những ngày đầu thành lập, cả phía Hội Truyền Giáo và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đều thống nhất với nhau về việc xây dựng Hội Thánh Quốc Gia của người Việt Điều này có nghĩa là sự trợ giúp cả về tài chính lẫn mục vụ của các giáo sĩ Mỹ chỉ có tính chất tương trợ giữa hai tổ chức độc lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam độc lập với Hội truyền giáo và hoàn toàn tự do trong việc hoạch định các chương trình truyền giáo của mình Đây là một điểm đặc biệt quan trọng, bởi đối với một tổ chức, quyền tự do vạch ra đường hướng hoạt động cũng như tổ chức nhân sự là điều sống còn quyết định tính độc lập của
tổ chức ấy Các mục sư và thầy giảng người Việt đã ý thức sâu sắc vấn đề này
và đã thực hiện qua chủ trương Hội thánh quốc gia, xây dựng Hội Thánh của người Việt và cho người Việt, không bị phục thuộc hay điều khiển bởi các tổ chức nước ngoài Mọi công việc giữa hai bên đều được tiến hành dưới hình thức hợp tác truyền giáo một cách bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
Qua hai mươi năm Ban Trị Sự của Hội Đồng Tổng Liên Hôi, Hội đồng địa hạt gần như chỉ gồm các mục sư, chỉ có một hoặc hai ngoại lệ là các địa biểu tín hữu Các đại biểu là tín hữu chỉ được giao một vai trò rất nhỏ trong công tác của Hội Thánh
Chức vụ Hội trưởng của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chính thức được gọi là Hội Trưởng Hội Đồng Tổng Liên hội được giao phần lớn quyền hành và trách nhiệm trong việc quản trị Hội Thánh Chức vụ quan trong này được nội tiếp bởi các mục sư: Hoàng Trọng Thừa, Dương Nhữ Tiếp, Trần Xuân Phan và Lê Đình Tươi
Mặc dù có những thành tựu trong giai đoạn 1930-1940, sự phát triển của Hội Thánh bị ảnh hưởng bởi diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan, ngày 17 tháng 9 Liên
Trang 33Xô thừa cơ Ba Lan bị tấn công ở phía Tây nên đưa quân đánh Ba Lan từ phía Đông Anh, Pháp là đồng minh và bảo hộ quân sự của Ba Lan nên buộc phải tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Tại châu Á, Nhật
là đồng minh của Đức, vì vậy năm 1940, Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, lúc đó đang bị Pháp cai trị Sau đó đến năm 1941, Hải quân Đế Quốc Nhật tấn công Trân Châu Cảng, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ Sự leo thang của chiến tranh, đặc biệt là việc quân đội Mỹ ném bom các căn cứ của quân đội Nhật, cảng Hải Phòng và một số trục đường giao thông khiến tình hình kinh tế chung bị ảnh hưởng, đặc biệt là số ngân quỹ của Hội Thánh đến từ nguồn tiền dâng hiến Bởi chiến tranh khiến nền kinh tế thuộc địa vốn khó khăn nay lại bị đình trệ, người dân không sản xuất được gì nên cũng không đủ tài chính để dâng hiến Chiến tranh cũng làm cho dòng tiền viện trợ của Hội Truyền Giáo cho các giáo sĩ Mỹ bị ngưng trệ Vì vậy giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai là thời kỳ khó khăn cho Hội Thánh về cả mặt tài chính lẫn nhân sự, khi mà nhiều giáo sĩ bị Nhật quản thúc hoặc không cho di chuyển23 Tình hình chỉ dịu xuống khi chiến tranh kết thúc, và nhờ vào sự tích cực dâng hiến trong hoàn cảnh khó khăn của tín nhân, đã giữ cho Hội Thánh đi qua cuộc khủng hoảng
Tháng 3 năm 1945, khi sắp bị bại trận, quân đội Nhật đảo chính chính quyền thực dân Pháp Sự kiện này dẫn đến sự thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, tuy nhiên lúc đó Bắc Kỳ và bắc Trung Kỳ có nạn đói dẫn đến 2 triệu người chết Tất cả những sự kiện này thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng trong quần chúng nhân dân Tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền, cuộc cách mạng thành công từ bắc chí Nam Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Tất cả các diễn biến chính trị ấy đưa lịch sử Hội Thánh vào một trang mới đầy cam go thử thách cùng với vận mệnh chung của dân tộc
23 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 225
Trang 34Chủ trương chung từ Đại hội đồng năm 1927 của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là không trực tiếp tham gia và bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị Vì thế sau ngày nước Việt Nam độc lập, không giống như lãnh đạo của các tôn giáo khác, lãnh đạo Hội Thánh không tham gia vào bất cứ công việc chính trị nào Quốc hội Việt Nam khóa I đã công nhận Hội Thánh là một
tổ chức tôn giáo và dành một ghế đặc biệt cho đại diện Hội Thánh trong quốc hội với tư cách một tôn giáo lớn trong nước Tuy nhiên mục sư tổng hội
trưởng Lê Văn Thái vẫn từ chối thành lập tổ chức Tin Lành Cứu Quốc vì ông
cho rằng người tín hữu tham gia các nghĩa vụ với đất nước trong tư cách công dân hơn là trong tư cách thành viên Hội Thánh Tin Lành
Có được sự công nhận từ phía chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hội Thánh dần củng cố các cơ sở thờ phượng và hoạt động truyền đạo Đây là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của Hội Thánh cũng như cộng đồng Tin Lành Việt Nam bởi trong toàn bộ thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân chưa bao giờ công nhận tư cách pháp nhân như một tổ chức tôn giáo của Hội thánh Tin Lành Việt Nam Mãi đến năm 1942 Toàn Quyền Decoux mới công nhân Hội thánh với tư cách Ban quản trị tài sản Sự công nhận tư cách pháp nhân của Hội Thánh của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thể hiện rõ lập trường và quan điểm tôn trọng sự phát triển của Hội Thánh từ phía chính phủ cách mạng lâm thời non trẻ Với sự công nhận này, Hội thánh bước
và một thời kỳ mới, gian nan thử thách nhưng cũng có nhiều thành tựu
Với thiện chí và mong muốn cứu vãn hoà bình chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ thiện chí nhân nhượng với Pháp, nhưng tình hình căng thẳng giữa Thực Dân Pháp và Chính Phủ Việt Nam khiến diễn biến thời sự dần xấu đi, ảnh hưởng đến nền độc lập của Việt Nam và tác động đến sinh hoạt của Hội Thánh Sau Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ Tịch và chính phủ Việt Nam đã nhân nhượng đến bước cuối cùng để cứu vãn hòa bình, nhưng phía Pháp vẫn cố tình khiêu khích, buộc chính phủ và nhân dân Việt Nam phải
Trang 35tự vệ để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu tại Hà Nội, rồi lan ra khắc toàn quốc Đứng trước tình hình mới, lãnh đạo Hội Thánh phải đương đầu với cuộc chiến, với nhiệm vụ duy trì Hội thánh và bảo vệ sự an toàn của tín nhân
Trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, toàn quốc bị ảnh hưởng chiến tranh, đặc biệt là các thành phố lớn nơi bị quân Pháp tấn công Ngay tại Hà Nôi, mục sư William Cadman phải đứng ra can thiệp bảo vệ cho 37 tín hữu người Việt bị kẹt trong nhà thờ Hà Nội sau đêm 19 tháng 1224
Nhà thờ Tin Lành Hải Phòng bị pháo kích và mãi đến năm 1950 mới được trùng tu lại Do hoàn cảnh chiến tranh leo thang, nên từ năm 1946 đến 1948, dân chúng các tỉnh miền Bắc và miền Trung phải sơ tán và tiêu thổ kháng chiến nhằm tránh các trận càn của lính Pháp Trong số dân chúng đi sơ tán có cả thuộc viên của Hội Thánh Tin Lành Do đó, thời kì này là thời kỳ khó khăn với Hội Thánh khi sinh hoạt kinh tế của tín hữu bị gián đoạn, sự thiếu hụt tài chính và tản lạc
do chiến tranh khiến số tín hữu giảm sút đồng thời hoạt động của nhà thờ bị ngưng trệ Tại nhiều địa phương, nhà thờ bị phá hủy do bom đạn của quân đội Pháp Mặc dù vậy, với nhiệt huyết truyền giáo, các mục sư vẫn cố gắng duy trì hoạt động tại vùng sơ tán và thực hiện việc truyền giáo trong đoàn người tản lạc do chiến tranh Nhiều người đã tin đạo trong thời gian này và mặc dù không có nhà thờ để nhóm lại nhưng sinh hoạt tôn giáo vẫn tiếp tục do đặc tính mềm dẻo của đạo Tin Lành Không cần nhà thờ, không cần biểu trưng tôn giáo (Thánh Giá), chỉ cần có đức tin và Kinh Thánh, các tín hữu Tin Lành
đã có thể hội nhau lại để thờ phượng Chúa Chính đặc tính Đức Tin và Hành Động (chữ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Xuân) đã khiến đạo Tin Lành có thể tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả hoàn cảnh chiến tranh
Năm 1950, quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc phản công trên toàn tuyến biên giới, khai thông liên lạc giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và thế
24 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 240
Trang 36giới bên ngoài Bước ngoặt của cuộc chiến tác động lên hoạt động của Hội Thánh Từ năm 1950, hầu hết các cơ sở thờ phượng tại Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng và Cần Thơ đều được xây dựng lại hoặc tu sửa bằng số tiền dân hiến của tín hữu Trong các vùng tự do do quân đội nhân dân Việt Nam kiểm soát, hoạt động truyền giáo trong dân chúng vẫn được tiếp tục, đưa nhiều người đến với Hội Thánh Tin Lành Tại miền Nam, dù tình hình chiến sự khốc liệt giữa nhiều phe phái, các Hội Thánh khu vực Sài Gòn, Mỹ Tho và Cần Thơ vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng, liên lạc với nhau qua đường sông nước và
tổ chức thành một mạng lưới các nhà thờ quanh sông Cửu Long Bên cạnh đó, Trường Thánh Kinh sau thời gian đóng cửa đã hoạt động trở lại và tổ chức tuyển sinh khóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự của Hội Thánh25
Cuộc tổng tiến công Đông-Xuân 1953-1954 đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đến hồi kết với chiến thắng lẫy lừng tại trận Điện Biên Phủ Tháng 7 năm 1954, Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương được triệu tập Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng hội nghị đi đến quyết định chia đôi lãnh thổ Việt Nam tại vĩ tuyến 17 Phía Bắc vĩ tuyến 17 là vùng tập kết của quân đội nhân dân việt nam, phía nam vĩ tuyến 17 là vùng tập kết của quân đội Liên Hiệp Pháp, dân chúng có thể tự do di chuyển giữa hai vùng trong 300 ngày Tại hội nghị Geneva, Pháp thừa nhận chủ quyền độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh chung của dân tộc đưa lịch sử đến một thời kỳ mới, và cùng với đó, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ phát triển mới, với nhiều sự biến động, thử thách trong thời gian tiếp theo
Như vậy từ năm 1911 khi đạo Tin Lành được truyền đến Việt Nam cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo Tin Lành ở Việt Nam đã hình thành một cộng đồng tín hữu ổn định với một tổ chức mang tính chất quốc gia là Hội thánh Tin Lành Việt Nam cùng với hàng giáo phẩm bản xứ
25 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 262
Trang 37Đây là những bước đi vững chắc ban đầu trên con đường truyền bá phúc âm của đạo Tin Lành ở Việt Nam, là bước đệm để Hội thánh Tin Lành chuẩn bị bước vào một thời kỳ lịch sử mới với đầy biến động và thách thức
1.2 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc): 1954-1975
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thay đổi toàn bộ cục diện lịch sử Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc tiến hành xây dựng chế độ mới, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Trong khi đó tại miền Nam, Ngô Đình Diệm tiến hành trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng Hòa tháng 10 năm 195626 Từ đây, lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chia đôi với hai hội thánh ở hai miền: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam)
Theo điều khoản của Hiệp Định Geneva, dân chúng hai miền Việt Nam được quyền tự do di chuyển giữa hai miền ngăn cách bởi vĩ tuyến 17 và thời gian cho phép là 300 ngày, sau hai năm tức là đến năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử bầu ra chính phủ hợp pháp của nước Việt Nam thống nhất Do nhận thấy sự chênh lệch về dân số hai miền, phía Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm rải truyền đơn, kêu gọi dân chúng, đặc biệt là giáo dân Công Giáo di cư
và Nam Trong cuộc di cư khổng lồ này bên cạnh một triệu giáo dân Công giáo có hơn 1000 tín hữu thuộc Hội Thánh Tin Lành27
Sau 1954, số tín hữu tại miền Nam bị chia cắt với lãnh đạo hội thánh tại miền Bắc Về mặt luật pháp, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhân dân, công nhận các tổ chức tôn giáo trong đó có Hội thánh Tin Lành Hiến pháp nước Việt nam dân Chủ Cộng Hòa năm 1959 quy định: “công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hưởng tự do tín ngưỡng, họ có thể thực hành hoặc không thực hành một tôn
26 Nguyễn Tiến Hưng (2020), Khi Đồng Minh Nhảy Vào, CSXB Hứa Chấn Minh, Hoa Kỳ, trang 120
27 Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr
Trang 38giáo.28” Đến năm 1955, trên báo Nhân Dân số 488, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành Nghị định tự do tôn giáo29
Dựa trên căn bản sự thừa nhận hợp pháp của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về quyền tự do tôn giáo và vào thực tế cộng đồng Tin Lành miền Bắc bị chia cắt với miền Nam nên lãnh đạo Hội Thánh tại miền Bắc tổ chức Đại hội đồng năm 1955 Tuy nhiên vì chưa đến thời gian tổng tuyển cử nên giới lãnh đạo Tin Lành miền Bắc chỉ tổ chức ở cấp địa hạt và vẫn gọi theo chức danh cũ với những chức vụ chủ chốt30 Đến năm 1958, do tình hình hai miền vẫn chia cắt và không có tổng tuyển cử, giới Tin Lành ở miền Bắc tổ chức Đại hội đồng chính thức thành lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và tiến hành soạn thảo một bản điều lệ riêng31 Sau nhiều lần soạn thảo
và tu chính, đến năm 1962, tại kỳ Đại hội đồng thứ VIII họp tại Hà Nội, bản điều lệ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) chính thức được thông qua Từ đây, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) chính thức trở thành một Hội Thánh Quốc Gia độc lập với điều lệ, tổ chức và cơ cấu riêng biệt so với Hội Thánh ở Miền Nam Bản điều lệ năm 1962 của Hội Thánh Miền Bắc
kế thừa hầu hết có đặc điểm truyền thống của Bản điều lệ năm 1928, tu chính năm 1936, tuy nhiên có một số điểm khác biệt Về tổ chức chỉ còn hai cấp Tổng hội và Chi hội, “Truyền đạo” được đổi gọi là “Giảng sư”32 Đặc biệt trong bản điều lệ năm 1962, có tôn chỉ mục đích mang tính chính trị-xã hội
mà các bản điều lệ trước không có, đó là: “Hội thánh có nhiệm vụ giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hội thánh đoàn kết cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh”33
28 Hiến Pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1959), điều 26
29
Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 267
30 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 376
31 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 377
32 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 378
33 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,, tr 378
Trang 39Bên cạnh công tác soạn thảo Bản điều lệ mới Hội thánh tại Miền Bắc còn tiến hành công tác về nhân sự Hội thánh Sau kỳ đại hội lầ thứ VI tổ chức năm 1958, lãnh đạo Hội Thánh phong chức mục sư cho một số Truyền đạo
để bổ sung nhân sự quản lý các chi hội Tổng cộng có 12 mục sư và hai truyền đạo được thụ phong trong năm 1958.34
Về cơ sở đào tạo, trước năm 1954, Hội Thánh chỉ có cơ sở là Trường Kinh Thánh Đà Nẵng Sau ngày đất nước chia cắt Miền Bắc không có cơ sở đào tạo riêng Trước thực tế này, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)
đã đi đến quyết định thành lập Trường Kinh Thánh Hà Nội và tổ chức chiêu sinh khóa đầu tiên vào năm 1962-1964 Khóa 1 Trường Kinh Thánh Hà Nội kết thúc với chỉ 5 người đủ điều kiện phong mục sư và giảng sư Sau khi tổt nghiệp, một số truyền đạo tham gia kháng chiến chống Mỹ và đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Tinh thần ái quốc của họ thể hiện rõ trách nghiệm xã hội mà Bản điều lệ năm 1962 đã đề ra Trong đó người tín nhân không chỉ phục vụ với tư cách là người hầu việc Chúa mà còn đảm đương nghĩa vụ của một công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Do hoàn cảnh chiến tranh leo thang từ năm 1964, nhất là hai đợt Mỹ ném bom miền Bắc vào các năm 1965 và 1972, hoạt động của Trường Kinh Thánh Hà Nội buộc phải tạm ngưng
Một điểm đáng chú ý về hoạt động của đạo Tin Lành ở miền Bắc đó là tính chất chính trị-xã hội của tổ chức Hội Thánh Khác với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) hoàn toàn đứng ngoài chính trị và chỉ tham gia công tác truyền giáo, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tham gia các hoạt động ngoại giao nhân dân, điển hình là mục sư Bùi Hoành Thử đi 28 quốc gia để vận động cho cuộc kháng chiến ở miền Nam Đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai tổ chức Tin Lành ở hai miền Nam-Bắc
Trong suốt hai mươi mốt năm từ 1954 đến 1975, đạo Tin Lành ở miền Bắc phát triển rất chậm so với đạo Tin Lành ở miền Nam sở dĩ có hiện tượng
34 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,, tr 379
Trang 40như vậy một phần do hạn chế của thời kỳ chiến tranh khốc liệt, một phần do vào thời điểm đó nhận thức của chính quyền về tôn giáo trong đó có đạo Tin Lành còn hạn chế Tính đến thời điểm năm 1975, toàn miền Bắc có 4 Hội thánh với 20 chi hội, bao gồm khoảng 2000 tín hữu
1.3 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam): 1954-1975
Trái ngược với sự phát triển chậm chạp tại miền Bắc, giai đoạn
1954-1975 là thời kỳ bùng nổ về truyền giáo của Hội thánh tại miền Nam Các chương trình truyền giáo đã mở rộng và thâm nhập đến mọi tầng lớp xã hội và bằng mọi phương tiện kể cả truyền thanh, in ấn và sau đó là truyền hình Thành công vang dội của giai đoạn này là chương trình truyền giáo lên Tây Nguyên với sự phối hợp của các mục sư Việt và Mỹ
Sau năm 1954, giới Tin Lành miền Nam chỉ hoạt động ở các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào Đặc biệt khi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được thành lập thì Hội Thánh Tin Lành Việt Nam vẫn giữ tên gọi cũ, nhưng trên thực tế thì tên gọi đúng là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)35
Khi đất nước chia đôi, địa phận hoạt động của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) bị thu hẹp Hội Thánh chỉ còn quản lý một phần Trung hạt và Nam hạt Tại Đại hội đồng lần thứ 25 họp tại Vĩnh Long năm 1957, vấn đề phân chia lại địa hạt cho phù hợp với thực tế quản lý đã được đưa ra nhưng chưa thực hiện được Vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là tìm kiếm sự công nhận pháp lý từ chính quyền Ngô Đình Diệm Mục sư Lê Văn Thái, với tư cách là Tổng hội trưởng đã có văn thư chính thức đề nghị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công nhận tư cách pháp nhân của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Ngay sau đó với văn thư số 9574 của Bộ Nội An Việt Nam Cộng Hòa
do Thủ lý Vũ Tiến Huân ký ngày 30 tháng 8 năm 1957 đã công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh, trong đó ban lãnh đạo gồm bốn thành viên36:
- Mục sư Lê Văn Thái: Hội Trưởng
35 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 392
36 Nguyễn Thanh Xuân (2019), Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr 399