1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử văn minh thế giới trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời giáo lý cơ bản quá trình truyền bá và những ảnh hưởng của đạo phật đến đời sống xã hộ

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Ra Đời, Giáo Lý Cơ Bản, Quá Trình Truyền Bá Và Những Ảnh Hưởng Của Đạo Phật Đến Đời Sống Xã Hội
Tác giả Đoàn Thị Thu Hiền, Bùi Phương Liên, Nguyễn Thị Hương Trà, Trần Thị Thảo Nguyên, Phạm Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn T.S Đinh Tiến Hiếu
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO PHẬTĐạo Phật là đạo Bồ đề, đạo Giác Ngộ, là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống củatriết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT



TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI TRÌNH BÀY NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI, GIÁO LÝ CƠ BẢN, QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT

ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

Giảng viên: T.S Đinh Tiến Hiếu Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Đoàn Thị Thu Hiền: 22031480 Bùi Phương Liên: 22031494 Nguyễn Thị Hương Trà: 22031524 Trần Thị Thảo Nguyên: 22031100 Phạm Thị Thanh Huyền: 22031488

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I Khái quát về đạo Phật 3

Chương II Nguồn gốc và nguyên nhân ra đời của đạo Phật 4

1 Nguồn gốc 4

2 Nguyên nhân ra đời 6

2.1 Tiền đề kinh tế xã hội 6

2.2 Tiền đề tư tưởng và người sáng lập 7

Chương III Giáo lý 8

1 Thế giới quan 8

2 Quan điểm xã hội 8

3 Giới luật 9

4 Hệ thống kinh điểm 9

Chương IV Quá trình truyền bá 10

1 Đối với thế giới 10

2 Đối với Việt Nam 10

Chương V Những ảnh hưởng của đạo Phật đến đời sống xã hội 12

1 Tích cực 12

2 Tiêu cực 12

Chương VI Liên hệ với Việt Nam 13

1 Ảnh hưởng tích cực 13

2 Ảnh hưởng tiêu cực 14

Chương VII Tổng kết 16

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO PHẬT

Đạo Phật là đạo Bồ đề, đạo Giác Ngộ, là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc Bên cạnh đấy, trong bộ sưu tập “Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông” cùng với bộ “Nghiên cứu Tôn giáo số 9-2009” có hai tiêu đề nói riêng về đạo Phật, từ đấy ta có thể hiểu được thêm đôi chút phần nào đặc điểm, khái quát của tôn giáo này: “Đạo Phật – Đạo con người” và “Đạo Phật một tôn giáo của nụ cười”

Dù Phật giáo được giải thích bằng những góc nhìn khác nhau tùy vào quan điểm của mỗi con người nhưng tất cả đều chung một mục đích: Giáo dục các chuẩn mực đạo đức của con người với mục tiêu là hạnh phúc, giải thoát ngay tại đời này

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng Cũng theo như Phật giáo, khi thiện tâm phát sinh, hình thành ông Phật vị lai nơi mình và thánh phàm cũng tự đất này sinh ra Theo quan niệm của đạo Phật cái phân biệt

rõ về thiện –ác đó chính là: “Thấy điều thiện không làm là ác, thấy điều ác không làm là thiện” Khi mình làm việc tốt mình sẽ có được Phước, Phước chính là cái hồn tạo nên vật chất có được, tức là xác Ngoài ra, Phật giáo còn dạy rằng một người nếu bỏ được những ô nhiễm như

“Tham, sân, si” thì người đó được coi là một người tốt lành và siêu việt

Không những tư tưởng giáo dục đạo đức con người hướng thiện, bỏ được những thói hư tật xấu mà đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn” Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết

và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật

Bên cạnh đó, trong suốt 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến, ta có thể thấy rằng đây là một tôn giáo hòa bình, hữu nghị và hợp tác Điều đó được chứng minh qua các thông số: Theo thống kê số lượng “Phật tử thuần hành” vào năm 2011 thì có khoảng 360 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo Từ đấy, ta đã hiểu được đôi chút phần nào về đạo Phật, để biết rõ hơn về các đặc điểm của tôn giáo này, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu Phật giáo qua các chương tiếp theo dưới đây

Trang 4

CHƯƠNG II NGUỒN GỐC VÀ NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO

1 Nguồn gốc

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, cách đây 2.600 năm Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gootama (Siddharta Gautama)- Tất Đạt Đa, sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích Ca Mâuni ) Ngài là Thái Tử nước Capilavaxtu ở chân núi Hymalaya, miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Neepan và một phần của Ấn Độ ngày nay Cha mẹ ngài là vua Sutdôdana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Maya (Mada)

Là vị thái tử được vua yêu chiều, Tất Đạt Đa có cuộc sống vương giả, đủ đầy từ bé Ông cũng là người được vua cha định sẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước Tuy nhiên, đã

có lời tiên tri rằng Thái tử có thể là một bậc Chuyển lân Thánh vương, nhưng nếu Ngài xuất gia sẽ thành đạo giải thoát và làm Thầy của tất cả chúng sinh Đức vua Tịnh Phạn lo sợ việc Ngài xuất gia sẽ khiến cho ngai vàng sau này không có người kế vị, nên vua cho xây lâu đài, cung điện, tuyển chọn mỹ nữ, và cưới công chúa Da Du Đà La cho Thái tử, để mong ràng buộc chàng bằng hạnh phúc ngũ dục của thế gian Và năm 27 tuổi, Thái tử đã có hoàng nam

La Hầu La Trong khi cuộc sống hoàng cung lúc nào cũng rộn ra tiếng cười thì riêng Thái tử niềm vui lại không trọn vẹn Sau một hôm Ngài đi dạo chơi bốn cửa thành thì thấy được cảnh sinh, lão, bệnh, tử thì đã ý thức được đời người toàn là khổ đau, trải qua sinh, trụ, dị, diệt, cũng là thành, trụ, hoại, không Nhận thấy rằng sinh, lão, bệnh, tử quả thật là đầy dẫy phiền não, đời người chẳng có ý nghĩa gì nên sau nhiều đếm ưu tư suy nghĩ nhiều đêm, Thái tử đã quyết định ra đi mắt không nhìn lại, bỏ hết sau lưng mọi lạc thú của trần gian, cùng người hầu Xa- nặc và chú ngựa Kiền Trắc Lúc này, Thái tử 29 tuổi, dừng lại bên dòng sông A- nô- ma

đã tự cắt tóc xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người, khám phá triết lý sống của cuộc đời

Từ một Thái tử giàu sang vinh hiển tột bậc Ngài trở thành một đạo sĩ nghèo nàn, không tiền của, không cửa nhà, sống nhờ lòng từ thiện của bá tánh thập phương Ngài không có một nơi chốn nào nhất định Hôm nay, ngủ dưới gốc cây cao bóng mát, ngày mai tạm trú trong một hang đá vắng vẻ hoang vu Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, đày đọa thân thể bởi tu khổ hạnh, thân của Ngài càng lúc càng tiều tuỵ, hai mắt như hai hố thẳm, da nhăn nheo, tóc lông đụng tới đâu thì rụng tới đó, Ngài gầy ốm đến nỗi da bọc xương, đi đứng không vững nhưng Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cuộc sống đau khổ của con người

Sau cùng, Ngài đi dọc theo bờ sông Ni-Liên-Thiền hướng về khu rừng cây rậm rạp khác cách xa làng mạc, ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng Tại nơi đây vắng vẻ, không bóng người qua lại, Ngài chọn một gốc cây Pipphala to lớn, sau này người ta gọi cây đó là cây Bồ Đề Ngài trải cỏ Kusha làm toạ cụ, quyết chí tham thiền và thề rằng “Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” Sau 49 ngày đêm thiền định,

Trang 5

Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích

Ca Mâu Ni và bắt đầu cuộc đời truyền đạo Năm đó Đức Phật 35 tuổi Lịch sử đương thời gọi ông là Đức Phật (Buddha), ta quen gọi là Phật hoặc Bụt, nghĩa là “ người đã giác ngộ”, “người

đã hiểu được chân lý”

Phật Thích Ca Mâu Ni phản đối Bà la môn giáo và chế độ đẳng cấp, đề ra khẩu hiệu

“Chúng sinh bình đẳng” Siddhartha truyền giáo với lời lẽ phổ thông nên rất dễ hiểu, mọi người tiếp thu nhanh Nghe tin Siddhartha thuyết giảng về đạo, nhiều vị phú thương thành Vương Xá (thuộc bang Bihar) hiến đất xây cho ông một tịnh xá làm nơi truyền đạo Quốc vương nước Mocheto cũng đến đây để nghe thuyết giảng Các nhà buôn, quý tộc các nước xung quanh đã xây chùa, mở tịnh xá để mời ông về rao giảng Dấu chân Siddhartha đi giảng đạo đã in kín 2 bên bờ sông Hằng, tín đồ theo ngày một đông Những năm cuối đời, Siddhartha chủ yếu đi lại giữa 2 thành Vương Xá và Xá Vệ Ông đưa ra mục tiêu cơ bản cho mọi người khi đạt được độ “hạnh phúc nhất của đời người là thoát khỏi mọi dục vọng Khi đó, con người sẽ đạt được sự viên mãn về tinh thần và linh hồn” Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp xã hội Riêng bản thân Siddhartha rất được nhân dân Ấn Độ ngưỡng mộ Cùng với sự phát triển, mâu thuẫn trong nội bộ cũng không ngừng xuất hiện Để hạn chế những rạn nứt, Phật giáo đã ban hành hàng loạt điều cấm kỵ Để phổ độ chúng sinh, lúc này Siddhartha 80 tuổi đã triệu các đệ tử đến để nghe ông nói chuyện lần cuối cùng Sau

đó, ông nằm nghiêng dưới 2 gốc cây lấy tay phải gối đầu, đầu nằm hướng bắc, chân hướng nam, lưng hướng đông và mặt hướng tây lặng lẽ rời khỏi thế gian Sau 7 ngày, thi thể của ông được hỏa táng, quốc vương 8 nước trong vùng yêu cầu chia xá lợi (tro cốt) thành 9 phần và xây tháp để cúng

Về nguồn gốc ra đời của Phật giáo theo góc nhìn của xã hội học thì thời điểm mà đạo Phật ra đời cũng là thời điểm xuất hiện của phong trào tôn giáo tại Ấn Độ thế kỷ V và thứ VI trước công nguyên, trong một bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị phức tạp Nhìn từ góc độ xã hội học, một số học giả xem vai trò của Đức Phật như là một nhà cải cách xã hội bởi Đức Phật

là người đầu tiên chống lại đặc quyền của đặc cấp Bà-la-môn (Brahmana), đẳng cấp cao nhất trong hệ thống đẳng cấp mà đạo Bà-la-môn xây dựng

Sau 100 năm kể từ ngày ở Bắc ấn Độ có ngài Mã Minh ra đời, làm luận Đại thừa khởi tín; ngài Long Thọ nối tiếp ra đời, làm luận Trung quán, luận Thập nhị, luận Trí độ, làm Khai tố

về Đại thừa Không tôn và cả Chơn ngôn tôn nữa Đại thừa Phật giáo nhơn đó càng được phát dương lên mãi Nối nghiệp ngài Long Thọ, có hai vị đệ tử là Long Trí và Đề Bà, cả hai ngài cùng làm luận giảng đạo phá dẹp ngoại đạo và Phật giáo cũng truyền vào ta lúc này (từ thế kỷ

II sau Công nguyên) Sự truyền bá rộng rãi của Phật giáo không những lan tỏa ở Trung Quốc

mà còn phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản và trở thành một trong 3 tôn giáo lớn của thế giới Về niên đại của Phật hiện nay đang có những ý kiến khác nhau Có một số người cho rằng Phật sinh năm 563 và mất năm 483 TCN; một số người khác thì cho rằng Phật sinh năm 624 và mất năm 544 TCN Tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm

mở đầu kỉ nguyên Phật giáo

Trang 6

2 Nguyên nhân ra đời

2.1 Tiền đề kinh tế - xã hội

Thời đại mà Phật giáo sản sinh ra chính là thời kỳ phát triển rầm rộ của cuộc vận động triết học tôn giáo từ Ấn Độ đến toàn thế giới Vào thời điểm đó, theo các nhà sử học thì có ít nhất mười sáu nước cộng hòa ở phía Bắc Ấn Độ Đó cũng là thời điểm kết thúc của giai đoạn Vê-đà (Vedie), giai đoạn mà sự thiên di của các bộ lạc đã kết thúc và Ấn Độ bước vào một thời đại mới với sự xuất hiện của tiền tệ và sự thay đổi của các công cụ sản xuất bằng sắt cũng như là cuộc Cách mạng đô thị lần thứ hai hay còn được gọi là nền văn minh sông Hằng đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội Ấn Độ Chính việc đó đã tạo ra nhiều ngành nghề khác giúp cho kinh tế thương mại ngày càng phát triển cũng như việc hình thành các trung tâm buôn bán thương mại cùng với sự đẩy mạnh ngoại thương đã hình thành nên một tầng lớp những người buôn bán giàu có và làm thay đổi hệ thống đẳng cấp trong xã hội Bà-la-môn ngày càng khắc nghiệt

Chế độ đẳng cấp xã hội Ấn Độ trước khi đạo Phật sinh ra tức là chế độ chủng họ đã được xác lập Lúc đó chủng họ hoặc Oa Ơ Na có 4 loại:

 Bà-la-môn tức Tế Tư là người chỉ đạo đời sống tinh thần, có đặc quyển xã hội và chính trị, được tôn là “Thần của nhân gian”

 Sát Đế Lợi tức Võ sĩ quý tộc, người chấp hành quyền lực thế tục, được coi là người bảo hộ của nhân dân

 Phệ Xá tức nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ là người sản xuất và lưu thông của xã hội, nhưng phải gánh vác chế độ nộp thuế

 Thủ Đà la tức là nô lệ của tộc phi Arian, là người phục vụ cho ba chủng họ kể trên Khi ấy, Bà-la-môn và Sát Đế Lợi là giai cấp thống trị liên minh với nhau thế nhưng một mâu thuẫn căng thẳng đáng quan tâm đã nảy sinh giữa hai đẳng cấp Bà-la-môn và Sát Đế Lợi trong việc hình thành vị trí cao hơn trong xã hội Phệ Xá là một chủng họ phân hóa vô cùng lợi hại lúc đó, trong đó có một bộ phận nhỏ đã trở thành xá địa (Phú thương) hoặc Già Cáp Bạc Đế (nông dân tự canh) giàu có, ghé thân vào hàng ngũ của giai cấp thống trị Còn Thủ Đà

La là giai cấp bị bóc lột và bị áp bực, họ bị cướp bóc đi tất thảy những quyền lợi trong đời sống xã hội và tôn giáo, chủ nô lệ có thể tùy ý áp bức, bóc lột và nô dịch họ Tất cả các bối cảnh kinh tế chính trị, xã hội đó đã góp phần thúc đẩy phong trào tôn giáo và cũng từ đấy mà Đạo Phật được ra đời

Các nhà xã hội học như Rhys Davids và N.Dutt cho rằng phong trào tôn giáo thế kỷ VI trước công nguyên và sự ra đời của Đạo Phật là thành quả của cuộc đấu tranh của đẳng cấp Sát Đế Lợi nhằm xóa bỏ quyền tối cao của đẳng cấp Bà-la-môn Đồng thời, Đạo Phật còn giúp phản ánh được sự biến hóa của kinh tế xã hội lúc bấy giờ

Trang 7

2.2 Tiền đề tư tưởng và người sáng lập

Vào giữa thế kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Bà-la-môn Đạo Phật là một trong số những dòng tư tưởng ấy Một số học giả xem vai trò của Đức Phật như là một nhà cải cách xã hội Bởi Đức Phật là người đầu tiên chống lại đặc quyền của đẳng cấp Bà-la-môn, đẳng cấp cao nhất trong hệ thống đẳng cấp mà đạo Bà-la-môn xây dựng lên nhằm xác lập quyền thống trị của những người Bà-la-môn Bên cạnh đấy, Đạo Phật không những chỉ chủ trương xóa bỏ chế độ đẳng cấp trong xã hội Bà-la-môn mà còn bác bỏ cả tập tục tế lễ cổ hủ của đạo Bà-la-môn Đức Phật đã đi ngược lại những thực hành tôn giáo của đạo Bà-la-môn, cụ thể hơn là Đức Phật đã từ chối chấp nhận chủ nghĩa tế lễ trong truyền thống Vê

Đà, con đường chân lý về trí tuệ giác ngộ của đạo Phật đã đối lập với học thuyết coi Nghiệp (Karma) như là một định mệnh của đạo Bà-la-môn

Ở đây con người không có quyền làm chủ bản thân mà phải dựa vào thần thánh nếu muốn giải thoát cứu cánh trong tương lai thì phải thực hành và tuân thủ theo những quy định của Bà-la-môn Có thể nói tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-môn do trí tuệ, kỹ năng lãnh đạo quyền lực đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài, một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn Nhưng khi đất nước đã lớn mạnh cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã có dấu hiệu không kham nổi vai trò lãnh đạo của mình Như thế sinh khí của đất nước bấy giờ hầu như đã suy giảm Các tế lễ, nghi thức tôn giáo… sự lệ thuộc về thánh thần sinh hoạt hằng ngày của người dân vào Bà-la-môn giáo quá nhiều, tất cả thành ra

bó buộc, đơn điệu, buồn tẻ Đã đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới, thực tiễn mang tính chất nhân bản nhân văn hơn và vị ấy không ai ngoài đức Phật “Xã hội Ấn Độ cho ra đời các dòng tư tưởng phi Bà-la-môn, bao gồm Phật giáo được xem là động lực chống đối hệ thống triết học Samhità và Bràhma đang thống trị, bảo thủ, lạc hậu như tín ngưỡng cúng tế sinh vật, sự bất công trong xã hội, sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, kỳ thị giới tính” Lúc này phi Bà-la-môn cho ra đời dòng tư tưởng triết học được cho là cởi mở, vượt ra ngoài những gì mà Bà-la-môn đã áp đặc thống trị từ nhiều năm qua, nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu của con người xã hội đương thời duy chỉ có Phật giáo hầu như chiếm vị trí vô cùng to lớn, chiếm ưu thế hơn các dòng tôn giáo này và con người, xã hội Ấn Độ lúc này đều đồng tình ủng hộ, tin tưởng, tu tập thực hành theo giáo lý Phật giáo, họ xem như món ăn tinh thần không thể thiếu nên ông “Max Weber nhà xã hội học người Đức không kìm nổi niềm tự hào và xúc động nói rằng: Phật giáo là sản phẩm của nền văn hóa đô thị” là vậy

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana)

Trang 8

CHƯƠNG III GIÁO LÝ

Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói sau đây của Phật Thích ca: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ” “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”

1 Thế giới quan

Nhiều tôn giáo khác cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, là nơi được Thượng đế ưu

ái nhất Nhưng Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau, thế giới mà chúng ta đang sống chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ

Giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật là cái chân lí về nỗi khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ được thể hiện trong thuyết “tứ thánh đế” hoặc còn gọi “tứ diệu đế”, “tứ chân đế”, “tứ đế”, nghĩa là 4 chân lí thánh Đó là: Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế Tứ Diệu Đế này là nền tảng của giáo lý, là cốt tuỷ của giáo pháp, được Đức Phật chứng ngộ trong đêm thành Đạo tại cội bồ-đề và rồi tuyên thuyết kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) ở Vườn Nai để độ cho năm đạo sĩ Kon ṇd ṇañña, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji

 Khổ: Tuệ tri: Là chân lí về các nỗi khổ Theo Phật, con người có tám nỗi khổ (bát khổ): Sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không yêu, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn (thủ ngũ uẩn) Đối với con người, ngoài khổ đau vô tận không còn cái gì khác

 Tập: Tuệ diệt: Là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi

 Diệt: Tuệ chứng: Là chân lý về diệt trừ khổ đau

 Đạo: Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ

Thuyết duyên khởi là căn bản của hệ thống triết học Phật giáo, là học thuyết cốt tủy của đạo Phật, thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp Tuy nhiên, không được hiểu duyên khởi là một học thuyết thuyết minh về nguồn gốc thế giới Theo các nhà Phật học, nội dung chính của duyên khởi chủ yếu thuyết minh về quá trình sinh khởi của con người Nói đúng hơn, duyên khởi giải thích tại sao chúng ta cứ luân hồi, khổ đau và làm sao chúng ta thoát khỏi luân hồi, khổ đau đó Bên cạnh đó, Đức Phật còn nêu ra

“Thuyết vô ngã, vô thường”, là một phương diện khác của vô thường Vô ngã có nghĩa là không có một cái “ngã” trường tồn, bất biến nằm trong hay phía sau sự vật, hiện tượng Các pháp luôn luôn tồn tại trong trạng thái phụ thuộc, tương quan với nhau Không có pháp nào tồn tại một cách độc lập

2 Quan điểm xã hội

Trang 9

Theo quan điểm của Phật giáo, con người vốn không có giai cấp “Con người không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ” Tất cả mọi người đều được bình đẳng một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật Đạo Phật mong muốn một xã hội cai trị bởi vị vua có đạo đức, nhân dân được an cư lạc nghiệp Theo như quan điểm Phật rất rõ ràng không tham gia chính trị mà chỉ thuần hướng dẫn đệ tử tu tập giải thoát “Giáo pháp ta chỉ thuần có một vị, vị đó chính là vị giải thoát”

3 Giới luật

Đức Phật dạy tín đồ Phật tử hành trì Ngũ giới (5 giới luật của Đức Phật):

 Không được sát sinh: Phải tôn trọng sự sống của muôn loài Phạm tội sát sinh nặng hay nhẹ, tùy theo đối tượng bị sát hại là loài người hay loài vật Nếu là loài người, còn phải xét đến tư cách, địa vị của người bị sát hại

 Không được trộm cắp: Phải tôn trọng tài sản của công và của người khác Người

đệ tử Phật hiểu sâu sắc rằng tài sản, của cải hưởng được, đều là kết quả của phước báo đã tu tạo trong quá khứ, hoặc việc làm trong hiện tại một cách chính đáng

 Không được tà dâm: Phải tôn trọng hạnh phúc gia đình của mọi người Giữ được giới hạnh này, cuộc sống gia đình của chính họ sẽ được hòa thuận, an vui, hạnh phúc, tâm được sáng suốt

 Không được nói dối: Đạo Phật là đạo trí tuệ Người Phật tử cần trang bị hiểu biết sáng suốt, đúng đắn Tất nhiên khi chưa thấy đúng, thì cũng đừng dùng lời nói bóp méo sự thật; phải biết tôn trọng sự thật

 Không được uống rượu: Là nguyên nhân tạo ra 4 tôi trên và nhiều tôi khác Nhất

là rượu làm mất đi hạt giống trí tuệ

4 Hệ thống kinh điển

Kinh điển Phật giáo có số lượng cực kỳ lớn, thậm chí xưa lấy 84000 để ước chừng tượng trưng về số lượng pháp uẩn Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết ở trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận Phật tử theo các tông phái khác nhau đặt các bộ kinh, luận này ở những vị trí khác nhau Họ cho rằng các bộ kinh, luận có tầm quan trọng khác nhau đối với họ và giữ thái độ khác nhau đối với kinh điển: từ tôn kính một loại kinh văn nhất định cho đến bác bỏ, xem thường một vài kinh văn nào đó, cho là ngụy tạo Thế nên, các bộ kinh, luận khó có thể được gọi là Thánh kinh (Sacred scripture) với nghĩa được hiểu như thánh kinh của Kitô giáo hoặc các tôn giáo khác

Kinh văn Phật giáo có thể chia ra hai loại dựa trên nguồn gốc hình thành kinh như loại tiêu chuẩn (hoặc chủ yếu, canonical) và loại ngoài tiêu chuẩn (hoặc thứ yếu, non-canonical) Thuộc về kinh văn tiêu chuẩn là các bài Kinh ( , sa sūtra, pi sutta), nguồn gốc tiếng Phạn,經 được chép lại lời dạy của chính vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni - "Phật lịch sử" ở đây được hiểu một cách chính xác hoặc như một ẩn dụ Thuộc loại ngoài tiêu chuẩn là các bài luận giải những bộ kinh hoặc luận, cũng như những văn bản trích dẫn kinh, lịch sử hình thành kinh, văn phạm, của các Đại sư, Luận sư Tuy nhiên cũng nên hiểu là cách chia loại như thế có

Trang 10

phần tùy tiện và một vài kinh văn có thể được xếp vào một trong hai loại nêu trên, hoặc có thể được xếp vào nhiều hơn một trong những hai loại sau: Kinh điển loại tiêu chuẩn và kinh điển loại ngoài tiêu chuẩn

CHƯƠNG IV QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ

1 Đối với thế giới

Khi sản sinh ở Ấn Độ từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 5 trước công nguyên đã lưu hành rộng rãi ở rất nhiều quốc gia khu vực Á Phi, gần đây lại truyền tới các nước Âu Mỹ Bên cạnh ấy, sau đại hội Phật giáo lần thứ tư, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo; do

đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy yếu dần ở Ấn Độ, nhưng lại được phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào Đạo Phật trong quá trình truyền bá của mình đã kết hợp với tín ngưỡng, văn hóa, tập tục dân gian nơi đó để hình thành rất nhiều tông phái và học phái Đối với đời sống xã hội và văn hóa của rất nhiều quốc gia Đạo Phật đã có những tác dụng vô cùng quan trọng

Các nơi khác mấy năm gần đây ở một số nước như : Italya, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Tiệp, Viện nghiên cứu Đạo Phật cũng rất sôi nổi, đã xây dựng nên không ít cơ sở nghiên cứu Phật giáo và trung tâm nghiên cứ đạo phật Ví dụ sở nghiên cứu Trung Đông, Viễn Đông Italya, dưới sự chủ trì của Đỗ Kỳ đã biên tập và xuất bản “Tư sách la mã với Đông Phương” (đến năm 1977 đã xuất bản đc 51 loại) trong đó bao gồm rất nhiều tác phẩm phật giáo Nhưng

ở trong các quốc gia này số tín đồ không nhiều lắm chỉ chiếm số ít phần trăm trong tổng số dân

2 Đối với Việt Nam

Đạo Phật được phát sinh từ Ấn Độ nhưng do giao lưu ở Châu Á mà đạo Phật dần được truyền bá vào Trung Quốc và truyền bá vào nước ta thế kỉ I sau công nguyên Khi truyền bá vào Việt Nam cũng như nước khác Phật giáo thường dễ pha trộn với tín ngưỡng địa phương làm nên một bản sắc riêng tạo thành Phật giáo Việt Nam Đạo Phật truyền bá vào Việt Nam chia làm 4 giai đoạn:

 Từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X: Theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử thì Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh đô Giao Chỉ nước Việt

đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ Tuy nhiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầu giảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam

Ngày đăng: 14/08/2024, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w