1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng trường hợp dnnvv Ở khu vực phía bắc

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng: Trường hợp DNNVV ở khu vực phía bắc
Tác giả Đinh Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Khoa Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Các nhân tố Ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng trường hợp dnnvv Ở khu vực phía bắc Các nhân tố Ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng trường hợp dnnvv Ở khu vực phía bắc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP DNNVV Ở KHU VỰC

PHÍA BẮC

Mã số: KT.15.03

Chủ nhiệm đề tài: Đinh Thị Thanh Vân

Đơn vị: Khoa Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội, tháng 2/2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP DNNVV Ở KHU VỰC

PHÍA BẮC

Mã số: KT.15.03

Chủ nhiệm đề tài: Đinh Thị Thanh Vân

Cán bộ phối hợp nghiên cứu:

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Định nghĩa DNNVV theo WB 1

Bảng 1.2 Định nghĩa về SMEs ở một số quốc gia và khu vực 2

Bảng 1.3 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 5

Bảng 1.4 Vai trò của DNNVV ở một số quốc gia 9

Bảng 1.5 Báo cáo thường niên giai đoạn 2012/2013 của Cộng đồng chung Châu Âu (EC) về DNNVV 10

Bảng 1.6 Nguồn vốn đầu tư tài chính theo quy mô 14

Bảng 3.1 Tổng hợp các thang đo được mã hóa và sử dụng trong mô hình 38

Bảng 3.2 Chi tiết về số phiếu phát ra và số phiếu hợp lệ 43

Bảng 4.1 Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập 48

Bảng 4.2 Kết quả phân tích CFA 49

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của thang đo yếu tố gây khó khăn tiếp cận vốn 50

Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo yếu tố gây khó khăn tiếp cận vốn 50

Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa hai khái niệm nghiên cứu 51

Bảng 4.6 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N= 334 51

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 51

Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khó khăn tiếp cận vốn đến mức độ khó khăn tiếp cận vốn 53

Hình 2.1 Tỷ trọng các nguồn vốn tín dụng cho DNNVV ở Anh năm 2013 24

Hình 2.2 Nguồn vốn tín dụng chủ yếu của các doanh nghiệp SMEs của Mỹ 2013 24

Hình 3.1 Các mối quan hệ giữa các nhân tố trong nghiên cứu 40

Hình 3.2 Quy trình thiết kế bảng hỏi khảo sát 42

Biểu đồ 1.1 Đóng góp của DNNVV vào GDP (phi nông nghiệp) 11

Biểu đồ 1.2 Đóng góp của Doanh nghiệp lớn vào GDP (phi nông nghiệp) 11

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn của DNNVV ở Hà Nội, giai đoạn 2010-2013 26

Biểu đồ 2.2 Tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ 27

Trang 5

Biểu đồ 3.1 Những vấn đề khó khăn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa 37

Trang 6

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Một số vấn đề về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tiếng Anh là SMEs (Small and sized Enterprises) Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế đều có những tiêu chuẩn riêng của mình để xem xét một doanh nghiệp như thế nào được coi là DNNVV, do đó, không có một khái niệm chuẩn quốc tế về DNNVV sử dụng chung cho tất cả các quốc gia Tiêu chuẩn để xác định DNNVV thường bao gồm giới hạn về số lao động, doanh thu hàng năm và tổng tài sản trên Bảng Cân đối kế toán Định nghĩa phổ biến về SME là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với chưa tới 250 nhân viên Định nghĩa này chiếm đại đa

Medium-số các công ty trong khu vực kinh tế SME Người ta ước tính rằng SME chiếm ít nhất 95 phần trăm các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên toàn thế giới; ví dụ, ở Châu Âu con

số này là hơn 99% Để thu hẹp hạng mục này, đôi khi SME được phân biệt với các doanh nghiệp vi mô hoạt động dưới dạng doanh nghiệp có số nhân viên tối thiểu, ví dụ như 5 hoặc 10 nhân viên Các SME cũng có thể được chia thành các doanh nghiệp nhỏ (SE) và các doanh nghiệp vừa (ME), mặc dù sự đồng thuận về hạng mục phân chia các doanh nghiệp này còn ít Các tiêu chí khác để định nghĩa phân khúc thị trường này là doanh thu hàng năm, tài sản và qui mô vay hoặc đầu tư (IFC, 2009)

Theo tiêu chí của WB, DNNVV được chia thành ba loại hình là Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nghiệp vừa Các tiêu chí được WB dựa trên chủ yếu là

số lượng nhân viên, quy mô tổng tài sản, doanh thu hằng năm của doanh nghiệp (OECD, 2004b)

Bảng 1.1 Định nghĩa DNNVV theo WB

Loại hình doanh

nghiệp

Số lượng nhân viên

Quy mô tổng tài

sản

Doanh thu hằng năm

Doanh nghiệp siêu

Nhỏ hơn 100.000USD

Nhỏ hơn 100.000USD

Doanh nghiệp nhỏ 11-50 Từ 100.000USD đến

Trang 7

2

Việc đưa ra khái niệm cho DNNVV có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đối tượng được hỗ trợ Vì vậy, hầu hết các nước đều nghiên cứu và đưa ra một khái niệm về DNNVV dựa theo các tiêu chí phân loại cho phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù riêng của mỗi nước

Bảng 1.2 Định nghĩa về SMEs ở một số quốc gia và khu vực

Cụ thể:

Doanh nghiệp vừa: số lao động nhỏ hơn 250 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 50 triệu euro và/hoặc tổng tài sản trên Bảng Cân đối kế toán không vượt quá 43 triệu euro

Doanh nghiệp nhỏ: số lao động nhỏ hơn 50 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 10 triệu euro và/hoặc tổng tài sản không vượt quá 10 triệu euro

Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lao động nhỏ hơn 10 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 2 triệu euro và/hoặc tổng tài sản không vượt quá 2 triệu euro

Department for Business Innovation & Skills (2012)

Trang 8

3

Quốc gia và

US

Doanh nghiệp sản xuất và dịch

vụ không xuất khẩu

Doanh nghiệp dịch vụ xuất

USITC (2010) SME là doanh nghiệp có số lao

động nhỏ hơn 500 người

SME là doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 500 người doanh thu hàng năm không vượt quá 7 triệu dollar đối với các ngành thông thường

và không vượt quá 25 triệu dollar đối với ngành dịch vụ công nghệ cao

SME có số lao động nhỏ hơn 500 người

và doanh thu hàng năm nhỏ hơn 250.000 dollar

Nhật Bản

Ministry of Economy, Trade and Industry (2013)

DN sản xuất DN Bán

buôn

Công nghiệp dịch vụ

DN bán lẻ

Vốn điều lệ không quá 100 triệu yen

Vốn điều lệ không quá 300 triệu yen, số lao động không quá 300 người

Vốn điều lệ không quá

100 triệu yen, số lao động không quá 100 người

Vốn điều

lệ không quá 50 triệu yen,

số lao động không quá

100 người

Vốn điều lệ không quá 50 triệu yen, số lao động không quá

50 người

Trang 10

5

Có thể thấy rằng, rất khó để tìm ra một khái niệm chung nhất cho DNNVV Mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn riêng phù hợp với quốc gia mình để xác định xem một doanh nghiệp như thế nào được coi là một SME Tại Việt Nam, định nghĩa DNNVV được quy định tại Khoản 1 Điều 3 NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy

mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).”

Phân loại DNNVV của Việt Nam chủ yếu dựa vào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng kí Điều này có thể lí giải là do tất cả các doanh nghiệp khi đăng kí kinh doanh đều có số liệu về hai tiêu chí này, hơn thế nữa có thể xác định ở tất cả cấp độ của nền kinh tế Trong điều kiện hệ thống tài chính Việt Nam chưa phát triển và tính minh bạch trong số liệu của DNNVV còn chưa rõ ràng và không đáng tin cậy thì hai tiêu chí này có thể xác định được và có tính chính xác cao

Bảng 1.3 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I Nông, lâm

nghiệp và thủy

sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người

II Công nghiệp

và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người III Thương mại

và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 người

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

Nhìn chung, các tiêu chí phân loại này tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay nhất là xác định theo nhóm ngành nghề Việc sử dụng tiêu chí ngành nghề theo các nhóm ngành nghề với nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xâydựng; thương mại và dịch vụ trong phân định DNNVV là cần thiết,

Trang 11

a) Những điểm mạnh của DNNVV

DNNVV có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường DNNVV có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn DNNVV là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:

- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động Vòng quay sản phẩm nhanh nên có thể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng

Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định Một trong những phẩm chất dẫn đầu của DNNVV chính là sự liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu Đó là mối liên hệ không thể tách rời trong bất kỳ trường hợp nào Hình ảnh của một cá nhân trong việc đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động sẽ mang tính ưu việt hơn, đặc biệt là trong việc ra quyết định (Ahmed, 2015);

- Do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, tiếp cận với công nghệ mới, bắt kịp thị hiếu của khách hàng nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế và có nhiều lợi thế trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt (Peter và Gary, 1999);

- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm Trong trường hợp thất bại thì cũng không bị

Trang 12

7

thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa

và nhỏ có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm;

- Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế

Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta hiện nay, các DNNVV Việt Nam cũng có một số lợi thế nhất định, đó là: tận dụng được các nguồn lực tại chỗ DNNVV Việt Nam được hình thành và hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế trên mỗi địa bàn, do đó có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,… với giá thành rẻ, chi phí thấp Thêm vào đó, các DNNVV có một sức sống rất mãnh liệt, thể hiện ở khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện, có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn, sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống vừa và nhỏ của thị trường Ngoài

ra, DNNVV ra đời xuất phát từ chính nhu cầu thiết yếu của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sức sống của chúng mãnh liệt hơn (Vũ Thị Thanh Phương, 2008)

b) Những hạn chế của DNNVV

Bên cạnh những lợi thế, DNNVV cũng gặp một số hạn chế như sau:

- Khả năng tiếp cận và huy động vốn của các DNNVV kém hơn so với các doanh nghiệp lớn Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV có thể được trông đợi từ nhiều con đường khác nhau như nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tín dụng hay thị trường chứng khoán,… Tuy nhiên, thông thường, các DNNVV chưa đủ mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể được vay vốn ở các ngân hàng thương mại hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán (Vũ Thị Thanh Phương, 2008);

- So sánh với các doanh nghiệp lớn hơn, DNNVV gặp nhiều hạn chế về nguồn lực quản lý, đội ngũ nhân viên và như năng lực tổng thể Hơn nữa, DNNVV thường được điều hành bởi chính người sáng lập, trong khi các công ty lớn được điều

Trang 13

sự yếu kém về năng lực quản trị cho phù hợp với thị trường quốc tế và các DNNVV cũng gặp giới hạn về khả năng thu thập thông tin toàn cầu so với những công ty lớn (Rowden, 2001);

- DNNVV thường không có nguồn lực nội tại đủ lớn mạnh để nhận diện cơ hội và tiến thẳng tới thị trường thế giới Ở khía cạnh này, có rất nhiều DNNVV chỉ tập trung vào thị phần nội địa của họ và hoàn toàn bỏ qua những cơ hội tốt trên thị trường quốc tế (Fatma và Kemal, 2009)

Tại Việt Nam, các DNNVV, ngoài những hạn chế nói chung, còn tồn tại một số điểm yếu cố hữu như: DNNVV Việt Nam thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công; Hiệu quả của các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều bất cập; tiềm lực và năng lực cạnh tranh yếu (Nguyễn Thị Hải Ninh, 2012)

Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh (2009) cũng chỉ ra điểm yếu lớn của các DNNVV của Việt Nam chính là trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp khu vực tư nhân thấp hơn nhiều so với trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp khu vực nhà nước, công ty cổ phần Năng lực quản trị yếu kém tất yếu sẽ dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp trở nên không hiệu quả Các DNNVV Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế như hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn; chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp Ngoài ra, các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong trong các mối quan hệ (với Nhà nước, với thị trường, ngân hàng, các trung tâm khoa học, với giới báo chí ) Dù được công nhận là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển song DNNVV rất khó

tự tập hợp hoặc được tập hợp thành lực lượng thống nhất và đủ mạnh để có vị thế chi phối về kinh tế, xã hội và chính trị

1.1.3 Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế

Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế, vai trò của DNNVV là vô cùng quan trọng không chỉ bởi vì chúng được coi như động cơ của sự tăng trưởng kinh tế mà còn bởi chúng chiếm một tỉ lệ phần trăm rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Sự năng động, linh hoạt của các DNNVV có thể ví như những chiếc "rễ con" của nền kinh tế tỏa đi mọi ngóc ngách thị trường mà những doanh nghiệp lớn bỏ qua hoặc khó tiếp cận Những chiếc rễ nhỏ bé này đã giúp cho nhiều nền kinh tế vượt qua

Trang 14

9

thời điểm khó khăn, vươn cao hơn trong trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt Theo nhận định của (Steensma, Marino và Weaver, 2000), các DNNVV giữ một trọng trách rất lớn trong sự tăng trưởng và cải tiến của nền kinh tế thế giới nói chung Chúng đẩy mạnh quan hệ sở hữu tư nhân và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, kích thích sự đổi mới, tạo ra nguồn việc làm dồi dào, hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững, đóng góp lớn cho xuất khẩu và thương mại Nghiên cứu của Kalpande và cộng sự (2010) cũng đưa ra các dẫn chứng về tầm quan trọng của các DNNVV đối với tổng thể nền kinh

tế thế giới: Sự tăng trưởng kinh tế được tăng tốc bởi các DNNVV vì chúng đóng góp rất mạnh mẽ và dồi dào sản phẩm cho thị trường Số lượng sản phẩm tạo ra bởi các DNNVV tăng với tốc độ cao hơn các khu vực kinh tế còn lại Việc làm cho người lao động hàng năm cung cấp bởi các DNNVV rất nhanh chóng và ổn định với con số 0.5 triệu việc làm, nhiều hơn 33% so với khu vực còn lại của nền kinh tế Vai trò của DNNVV trong xuất khẩu dao động nhanh và đóng góp trên 42% vào kim ngạch xuất khẩu chung Các DNNVV chính là chất xúc tác trong toàn bộ quá trình phát triển của hầu hết các nền kinh

tế quốc gia Bảng dưới đây minh họa cho vai trò của DNNVV ở một số quốc gia:

Bảng 1.4 Vai trò của DNNVV ở một số quốc gia

Trang 15

và xây dựng Trong giai đoạn 1992 – 2009, số lượng việc làm mới cung cấp bởi các DNNVV chiếm đến 64.1% tổng số việc làm mới được tạo ra (không tính đến việc làm tạo

ra bởi khu vực nông nghiệp) (USITC, 2010)

Trang 16

11

Biểu đồ 1.1 Đóng góp của DNNVV vào GDP (phi nông nghiệp)

Biểu đồ 1.2 Đóng góp của Doanh nghiệp lớn vào GDP (phi nông nghiệp)

Nguồn: Đánh giá số 332 – 508, USITC (2010)

Trung Quốc cũng là một nền kinh tế mang ảnh hưởng lớn từ các DNNVV Theo Jiantuo, Minquan, Wang (2007), tính đến năm 2004, số lượng DNNVV tại Trung Quốc đạt con số 22 triệu, chiếm 99,3% tổng số doanh nghiệp cả nước Các DNNVV Trung Quốc có ý nghĩa đáng kể đối với nền kinh tế quốc gia, đồng thời cũng là yếu tố then chốt trong việc cung cấp việc làm, tăng trưởng và phát triển kinh tế Các DNNVV đã đóng góp 55,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra 74.7% giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, 62.3% cho xuất khẩu và 40% doanh thu tài chính Các DNNVV cũng cung cấp 75% số lượng việc làm cho nền kinh tế Trung Quốc ở cả khu vực thành thị và nông thôn Tại Việt Nam, vai trò lớn của DNNVV là không thể phủ nhận DNNVV là nguồn cung cấp việc làm dồi dào cho nền kinh tế Với số lượng chiếm 97% trên tổng số 600.000

Trang 17

và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Họ cũng trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn, bên cạnh đó, họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ tiềm năng mà các công ty lớn bỏ qua Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn vị kinh

tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn Các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ

Trang 18

13

thích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí

bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế cũng như gây

ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận được, xứng đáng với nguồn lợi thu lại

Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địa phương Các DNNVV đã thực hiện đúng chức năng là những chiếc “rễ con” của nền kinh tế tỏa đi khắp các ngóc ngách của thị trường Trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đối với các sản phẩm truyền thống Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nói là rất thích hợp cho sản xuất thủ công Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào

đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này và đó cũng là điều cần thiết xảy ra trong thời đại công nghiệp Như vậy, các DNNVV cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc

1.2 Tín dụng ngân hàng cho DNNVV

1.2.1 Định nghĩa tín dụng ngân hàng

Trong các hoạt động ngân hàng, cấp tín dụng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng với bên đi vay (tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế), trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán Tài sản giao dịch trong hình thức cấp tín dụng chủ yếu dưới dạng tiền tệ Trong một số hình thức tín dụng như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch có thể là tài sản khác như tài sản cố định

Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định Tín dụng là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, đồng thời

đó cũng là nghiệp vụ có qui trình kỹ thuật rất phong phú, phức tạp đòi hỏi nhà quản trị

Trang 19

1.2.2 Tầm quan trọng của vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV

Thiếu vốn là điểm hạn chế lớn nhất của các DNNVV Việt Nam, do đó vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành động lực trong quá trình phát triển không chỉ của các DNNVV mà còn của cả nền kinh tế TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển các DNNVV Trong nền kinh tế thị tường, ai cũng muốn đồng vốn của mình phải sinh lời Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó để lấy lãi còn những nhà doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua nguyên vật liệu mà không có tiền rất cần vay để thực hiện các mục đích trên và cũng vì mục đích sinh lợi của vốn Để giải quyết mâu thuẫn đó, ngân hàng thông qua quan hệ tín dụng thu hút những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và mang cho các nhà doanh nghiệp đang cần vốn vay Do đó, TDNH đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất có thể vay vốn để thực hiện

Bảng 1.6 Nguồn vốn đầu tư tài chính theo quy mô

Vốn tự có Vay ngân hàng Vay từ nguồn khác

Nguồn:Tác giả tính toán

Từ bảng trên ta thấy đối với quy mô DNNVV thì tỷ lệ vốn đầu tư tự có giảm dần theo quy mô doanh nghiệp nhưng tỷ lệ vốn đầu tư từ vay ngân hàng tăng dần theo quy

mô doanh nghiệp và ở mức cao 65.7% đối với các doanh nghiệp vừa Điều đó cho thấy

Trang 20

15

tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng trong việc đảm bảo các khoản đầu tư cũng như sự phát triển theo quy mô của các DNNVV Đối với loại hình doanh nghiệp hộ gia đình nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có chiếm 52.2% sau đó là vốn vay từ các nguồn khác chiếm 38.1%, vốn vay từ ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ 9.7% Với các loại hình doanh nghiệp phi hộ gia đình như HTX, công ty tư nhân một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì quy mô cũng như nhu cầu sử dụng vốn vào các khoản đầu tư sẽ lớn hơn do đó nguồn vốn đầu tư tự có không thể đáp ứng đủ vì vậy nó không còn chiếm một tỷ trọng cao dẫn đến các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các nguồn khác được chú trọng

TDNH tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh của các DNNVV theo chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chiến lược CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân Hiện nay nhà nước ta đang đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp và dịch vụ Vì vậy, để mở rộng các ngành nghề này và thu hẹp một số ngành khác tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, nhà nước cần sử dụng một số công cụ điều tiết vĩ mô trong đó phải kể đến tín dụng ngân hàng Những doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, những vùng mà Chính phủ khuyến khích phát triển thì các NHTM sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp như nới lỏng hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác, đơn giản thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn cũng được nới lỏng hơn Các doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi

sẽ đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề đó góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với tư cách là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, TDNH trở thành động lực kích thích các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ Mặt khác TDNH còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C Như vậy nguồn vốn trong nước và nước ngoài đầu tư cho doanh nghiệp chủ yếu đợc thu hút qua kênh TDNH Hay

có thể nói TDNH trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các DNNVV thực hiện tái sản xuất mở rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trờng trong nước và quốc tế

TDNH góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng vốn của DNNVV Ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là vay để cho vay, vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn lẫn lãi nên một doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng phải tính đến khả năng trả nợ ngân hàng, nếu quá hạn doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao hơn Muốn thế doanh nghiệp phải sử dụng đồng vốn vay một cách có hiệu quả tức là phải tạo ra một lợng lớn hơn khoản tiền vay ban đầu Tất nhiên, nếu doanh nghiệp không trả đợc nợ, ngân hàng buộc phải khoanh nợ và có thể là bỏ qua Song làm như thế các doanh nghiệp sẽ bị giảm uy tín

Trang 21

TDNH góp phần quan trọng thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển kinh

tế của toàn bộ nền KTQD, của từng địa phơng, từng vùng, từng ngành kinh tế Các chương trình này không nằm ngoài mục đích giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, khơi dậy các tiềm năng kinh tế địa phơng, phát huy

và làm sống lại nhiều ngành nghề truyền thống Công cụ chủ yếu để thực hiện các mục đích trên là lãi suất Hiện nay ở nước ta có một ngân hàng chính sách duy nhất là ngân hàng phục vụ người nghèo Tại đây người nghèo được vay vốn làm ăn với lãi suất ưu đãi

và thời hạn dài hơn tạo cơ hội tăng thu nhập cải thiện đời sống cho ngời dân, giảm bớt sự cách biệt giữa người giầu, người nghèo TDNH còn làm sống lại các làng nghề truyền thống qua việc xoá bỏ sự phân biệt lãi suất cho vay giữa doanh nghiệp quốc doanh

và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay ưu đãi đối với các làng nghề truyền thống

Do vậy, TDNH là công cụ hữu ích để phát triển kinh tế

1.3 Yếu tố ảnh hưởng tới khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV Việt Nam

1.3.1 Thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV

Bất chấp tầm quan trọng được thừa nhận của khu vực kinh tế SME, thực tế cho thấy thị trường SME vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ và sản phẩm tài chính đối với sự phát triển của họ, trong đó, vốn vay ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, nổi bật là quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM; vì vậy, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay, khiến cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân từ trước vốn đã rất khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, nay càng khó khăn hơn (Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Thanh Phúc, 2012)

Tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp, nợ xấu tăng nhanh, tài sản đảm bảo vay khó khăn Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn kéo dài, sản xuất kinh

Trang 22

17

doanh bị đình đốn, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn tài sản thế chấp (do doanh nghiệp đã thế chấp để vay vốn ngân hàng từ các năm trước, đến nay chưa tất toán được nợ cũ) Theo nhận định của một số đại biểu tại Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015”, hiện mới chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao Các doanh nghiệp còn lại phản ánh, họ hầu như không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn huy động vốn khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động, do không

đủ năng lực và uy tín Đây là khó khăn chung, hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNNVV hiện nay Con số 30% là một con số quá ít đối với các DNNVV của Việt Nam có mong muốn tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng Trên thực tế không ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có dự án khả thi hoặc đã ký được hợp đồng thương mại có giá trị tốt, cần vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện hợp đồng thương mại nhưng không đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp (hoặc có tài sản thế chấp, nhưng do ngân hàng định giá quá thấp, dẫn đến vốn tín dụng cấp không đủ để doanh nghiệp triển khai dự án) Vì thế các doanh nghiệp này phải hoạt động cầm chừng, mất đi cơ hội phát triển; khá nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số dự án sản xuất mới, nâng công suất dự kiến đầu tư của doanh nghiệp Do khó khăn về vốn đã bị tạm ngừng hoặc không triển khai nên năng lực sản xuất tăng thêm

từ các dự án mới còn ít, không phát huy được tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội (Nguyễn Văn Lý, 2014) Những bất ổn của nền kinh tế khiến cho các thị trường bị thu hẹp, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, tồn kho tăng lên dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm lại, vì vậy nhiều doanh nghiệp trở nên thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất kinh doanh Mặt khác, việc ứ đọng vốn cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn Do đó, số lượng doanh nghiệp muốn vay thêm vốn để trả nợ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ

Theo Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2013 do VCCI phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 08/04/2014, về chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: 65,2% doanh nghiệp trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ này năm 2012 là 57,3% Như vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp có xu hướng tăng cao so với năm 2012 Có 34,8% doanh nghiệp không

có nhu cầu vay vốn Trong những doanh nghiệp không vay vốn, 40,5% lượt doanh nghiệp nêu lý do vì lãi suất vẫn rất cao, kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi; 21,1%

do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; 18,6% do đã tìm được kênh huy động vốn

Trang 23

số họ (khoảng 75% số doanh nghiệp) có thể chịu đựng được là 15% và mức lãi suất vay

mà họ cho là hợp lý là khoảng 13%-14%( Nguyễn Văn Lê, 2014)

Tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo lãnh cao Tỷ lệ DNNVV được bảo lãnh cho vay rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo lãnh cao, tỷ lệ từ chối trả thay cũng ở mức cao Ví dụ theo Phạm Ngọc Long (2015), cụ thể trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), tỷ lệ DNNVV được bảo lãnh vay vốn thấp cả về số lượng cũng như giá trị bảo lãnh Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro bảo lãnh chiếm 26,9% và tỷ lệ từ chối trả thay từ ngân hàng này chiếm hơn 18,6% Đây là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng của các ngân hàng thương mại thông qua bảo lãnh của VDB ngày càng hạn chế Việc sử dụng bất động sản làm tài sản thế chấp trong điều kiện thị trường bất động sản đóng băng đã đẩy cả doanh nghiệp và ngân hàng vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan Một nguyên nhân khác dẫn đến khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng là tái cơ cấu

nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn chậm Theo Báo cáo của Thống đốc NHNN tại cuộc gặp Thủ tướng đối thoại doanh nghiệp ngày 28/04/2014, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm tới 70% so tháng 11/2012, khi đó mức lãi suất cho vay từ 13% trở lên chỉ chiếm khoảng 16,5%; tương ứng trên 15% chiếm khoảng 5%, gần 80% đã giảm còn 9-12% (tùy kỳ hạn) Đến đầu tháng 10/2014, dư nợ các DNNVV có lãi suất trên 15% chiếm 4,5% tổng

dư nợ của nền kinh tế (chiếm 18% tổng dư nợ khu vực các DNNVV); lãi suất từ 13% trở lên chiếm 12,9% Các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, các DNNVV, công nghiệp hỗ trợ được vay lãi suất 7- 8%, sản xuất kinh doanh thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm (trung, dài hạn); đối tượng VIP chỉ 6-7%

1.3.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng của các

DNNVV

Theo Phạm Ngọc Long (2014), có một số nguyên nhân chung chủ yếu sâu xa dẫn đến những khó khăn về tín dụng của các DNNVV Đầu tiên có thể kể đến là sự lúng túng, chậm trễ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cải cách thể chế (trong đó cải cách thủ tục hành chính được coi là then chốt) Một nguyên nhân khác là khu vực các DNNVV nhìn chung trong vòng 05 năm gần đây (kể từ năm 2010) so với một số loại hình DN khác, dần yếu kém về chất lượng và thua kém về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Điều này thể hiện ở việc trong 4 tháng đầu năm

Trang 24

19

2012, có trên 17.700 doanh nghiệp làm các thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ (Nguyễn Văn Lê, 2014) Doanh thu và lợi nhuận xu hướng bị thu hẹp, chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều DNNVV dù có tăng doanh thu nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể Ba là việc chậm trễ tháo gỡ các khó khăn chủ yếu của các DNNVV về thị trường, đất đai, vốn hoạt động, công nghệ, đào tạo và quản lý là trở ngại có tính chất dây truyền cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Nghiên cứu độc lập của Viện Khoa học Quản trị DNNN với giả định tạm loại trừ các yếu tố “đầu vào” và

cơ chế, chính sách liên quan khu vực DNNVV (như giá điện, nước, xăng dầu, thuế, chính sách, pháp lý ) thì chính 05 nhóm nhân tố trên là 5 nhân tố chủ chốt tác động trực diện tới tổng “cầu” tín dụng của khu vực các DNNVV

Ngoài ra, còn có thể kể đến các nguyên nhân trực tiếp khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng như sau:

- Các NHTM quá thận trọng, co cụm, có phần bảo thủ và thụ động trong việc cấp vốn tín dụng cho các DNNVV

- Thủ tục, điều kiện tín dụng trên nền tảng quản trị rủi ro tín dụng mới “siết chặt” trở nên phức tạp và quá sức đối với các DNNVV

- Chính sách tín dụng của hầu hết các NHTM hiện nay quá bó hẹp với số khách hàng “truyền thống”, khách hàng VIP, nên thường xem nhẹ và “làm ngơ” doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trách nhiệm xã hội

- Chính sách mới về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV mặc dù được Chính phủ ban hành nhưng triển khai còn rất chậm

- Mặt bằng lãi suất chung có giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng sinh lời của

DN, cơ cấu lãi suất chưa thực sự khuyến khích các DNNVV mạnh dạn đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật; Lãi suất nợ cũ cao chưa được miễn/giảm phù hợp gắn liền với cơ cấu lại nợ xấu và xử lý rốt ráo, hợp lý

- Sự phối hợp về chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV giữa các bộ, ngành còn chưa ăn khớp, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực

Hoạt động trợ giúp phát triển khu vực DNNVV từ phía NHNN, các cơ quan quản lý

và các cấp hiệp hội DN thời gian qua có nhiều đổi mới, tích cực và hiệu quả nhất định Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế Ngoài ra, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến sự khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV Trong thời gian qua, chính phủ và các bộ, ngành đã có những chương trình, chính sách để hỗ trợ các DNNVV như: đổi mới cơ chế đảm bảo tiền vay theo hướng mở rộng cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn

Trang 25

20

vay, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, chương trình hỗ trợ thông tin, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV …Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nó còn gặp phải nhiều khó khăn Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, thông tin, xúc tiến thương mại đã được triển khai nhưng số DNNVV tiếp nhận được nó quá ít so với tổng số DNNVV ở Việt Nam hiện nay Các chính sách và biện pháp trợ giúp DNNVV tại các địa phương không được thống nhất, đồng bộ, mang tính tự phát Các thông tin về ưu đãi của nhà nước cũng như địa phương chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch để cho các DNNVV biết Tình hình kiểm tra thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV còn yếu nên chưa mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ DNNVV Công tác quản lý DNNVV của nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến sự phát triển một cách tràn lan không hiệu quả của một số DNNVV

1.4 Sự cần thiết nghiên cứu về tiếp cận vốn ngân hàng

Đối tượng DNNVV có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 40% GDP và luôn nhận được sự chú ý của cộng đồng các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu Hiện tại, trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại tới 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (Vũ Tiến Lộc, 2015) Trong giai đoạn khủng hoảng, các DNNVV là mắt xích cuối cùng để giải quyết việc làm trong nền kinh tế

Như đã tổng quát nguồn lực tài chính cho DNNVV, thị trường tài chính Việt Nam chưa đa dạng so với các nước trên thế giới cùng với các gói hỗ trợ DNNVV của Chính phủ chưa đạt hiệu quả như mong đợi, hầu hết các DNNVV đều tìm đến ngân hàng để nhận hỗ trợ về tài chính khi gặp khó khăn Theo khảo sát VCCI (2015), 46% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 50% doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012 đến nay Vai trò của nguồn tín dụng ngân hàng cực kì quan trọng trong quá trình mở rộng sản xuất của doanh nghiệp bởi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào tín dụng1 Nguồn vốn tín dụng tại các NHTM rất dồi dào nhưng ngân hàng chưa mạnh dạn cho các DNNVV vay với nguồn vốn trung và dài hạn

Từ năm 2008, bắt nguồn từ những bất ổn của tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, môi trường kinh doanh của các DNNVV Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực Theo các nghiên cứu mới nhất năm 2014, chỉ có khoảng 32,38% số DNNVV có khả năng tiếp cận

và vay vốn ngân hàng, dư nợ tín dụng tăng trưởng giảm sút còn 2%, giải thể hơn 9.000 doanh nghiệp, dẫn tới vấn đề này vẫn nhức nhối trong xã hội hiện nay Theo Đinh Mạnh

1 Bank-based Market

Trang 26

21

Hùng (2014), chính các rào cản về thủ tục và các điều kiện được vay vốn đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của DN Bởi lẽ, DN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đòi hỏi, dẫn đến thời gian xem xét lâu hơn so với trước đây Ngoài ra, bản thân các

tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn trước khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nhưng nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của các DNNVV là rất lớn… Hơn thế nữa, sự chú ý đến DNNVV còn bắt nguồn từ hai yếu tố (WB, 2007a) Thứ nhất, các DNNVV chiếm một tỉ lệ quan trọng trong việc tạo ra việc làm của toàn bộ nền kinh tế Thứ hai, DNNVV đang có xu hướng bị ràng buộc về mặt tài chính và khả năng tiếp cận tài chính

là một sự cản trợ lớn đến tăng trưởng của chúng Vì vậy, tiếp cận vốn ngân hàng được chỉ

ra là yếu tố quan trọng nhất trong các rào cản về sự phát triển của DNNVV (Eddie và Conor, 2013)

Trong khi đó, về vấn đề hội nhập với quốc tế và khu vực, Việt Nam chuẩn bị gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015, đòi hỏi tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nói chung, và DNNVV để đối phó với sự gia nhập của hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài Theo Narjoko (2012) sẽ có một chiến lược nhằm hợp nhất các DNNVV ở khu vực ASEAN với mạng lưới sản xuất có tầm cỡ quốc tế (IPNs) Chính vì vậy, trước khi hội nhập với các DNNVV khác trong khu vực để tạo thành chuỗi cung ứng bền vững, các DNNVV ở VN cần có những chuẩn bị thật tốt về mặt tài chính, nhân sự, cũng như khả năng quản lý

Từ các vấn đề đang diễn ra bên trong nền kinh tế cùng các biến động và xu hướng trong khu vực, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn trong DNNVV, bởi bất kì doanh nghiệp nào khi thành lập đều bắt đầu từ doanh nghiệp nhỏ sau đó nhận được sự hỗ trợ tài chính bên ngoài để phát triển dần lên Trong quá trình đó, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, điều đó dễ làm doanh nghiệp gặp các tổn thương lớn và không bền vững, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy thoái vừa qua

Từ đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hoạt động doanh nghiệp, khó khăn tiếp cận vốn doanh nghiệp và quyết định vay vốn ngân hàng: Trường hợp DNNVV ở miền Bắc VN” nhằm giúp các doanh nghiệp tìm

ra các yếu khó khăn đang tác động lớn đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp Nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận, là căn cứ khoa học giúp các DNNVV có thể tập trung vào các điểm yếu còn gặp phải để khắc phục kịp thời và các ngân hàng sẽ có những điều chỉnh thích hợp nhất để hỗ trợ các DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn Thời điểm mà Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập đang rất gần, vì vậy đề tài này sẽ giải quyết một số thách thức cấp bách không chỉ các DNNVV mà còn là vấn đề mà ngân hàng đang quan tâm

Trang 27

22

Chương 1 bước đầu đã giới thiệu về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đưa ra các đặc điểm nổi bật và vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận vốn từ đâu Từ đó, nhận thấy được sự cần thiết của nghiên cứu tiếp cận vốn ngân hàng trên góc độ doanh nghiệp

Trang 28

23

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn lực tài chính cho DNNVV

Trên thế giới, mức độ phát triển các sản phẩm tài chính cho các doanh nghiệp của mỗi đất nước tùy thuộc vào sự phát triển của hệ thống tài chính ở đất nước đó Ở Trung Quốc, Jiang và cộng sự (2014) sau khi nghiên cứu về các DNNVV theo các tiêu chuẩn khác nhau đã chia các nguồn lực tài chính cho các DNNVV thành hai loại là nguồn tài chính bên trong và nguồn tài chính bên ngoài Nguồn tài chính bên trong thường là nguồn được lựa chọn đầu tiên và quan trọng để tiếp cận vốn, thông thường chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và khấu hao Nguồn tài chính bên ngoài được tiếp cận từ các đối tượng kinh tế độc lập, có thể hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng trái phiếu, cổ phiếu và công quỹ và tài chính gián tiếp từ các khoản vay ngân hàng hoặc các quỹ từ tổ chức tài chính phi ngân hàng Tiếp cận tài chính bên ngoài có thể cung cấp vốn đúng thời điểm cần thiết nhưng lại mất chi phí huy động vốn cao

Theo Nguyễn Hà Phương (2012), Nhật Bản là quốc gia thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tài chính với 99% DNNVV trong tổng số doanh nghiệp Nhật Bản thành lập các hệ thống tài chính bao gồm tổ chức tài chính quốc doanh phục vụ chính sách và các tổ chức bảo lãnh tín dụng hỗ trợ DNNVV trong các khoản vay mua sắm trang thiết bị và phụ vụ đầu tư phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu với lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại và bảo lãnh cho các khoản nợ của DNNVV với các tổ chức phi chính phủ Ngoài ra, Nhật Bản còn có các kênh tài trợ trực tiếp và đưa ra các chính sách trợ cấp kinh tế để khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghệ mới

Với nền tài chính phát triển hiện đại như ở Anh, nguồn vốn chủ yếu của DNNVV là

từ vay ngân hàng, từ bạn bè và người thân, thẻ tín dụng, chương trình của chính phủ, các quỹ đầu tư mạo hiểm Trong đó vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ trọng 22% mặc dù nhu cầu lên tới 79%, còn vốn từ gia đình và bạn bè chiếm 26% trong khi thực tế mong muốn vay là 30% (Xem Hình 2.1) Raymond (2013) ngoài các nguồn tín dụng truyền thống nói trên, một nguồn tiếp cận tài chính bên ngoài mới được hướng đến với 22% DNNVV quan tâm là kêu gọi vốn cộng đồng Phương thức này được đánh giá là ưu việt hơn phương thức truyền thống và thu hút sự chú ý của các quỹ cứu trợ, tài trợ vốn cho công ty khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và các dự án công dân

Trang 29

24

Hình 2.1 Tỷ trọng các nguồn vốn tín dụng cho DNNVV ở Anh năm 2013

Nguồn: Raymond (2013)

Tương tự, tại Mỹ, bên cạnh các nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, nhà đầu tư mạo hiểm

và hỗ trợ của các DNNVV khác, nhiều chính phủ và chính quyền địa phương có các chương trình xúc tiến hỗ trợ các DNNVV bằng cách bảo lãnh các khoản vay từ các tổ chức tư nhân cho những người bình thường không đủ tài sản thế chấp cho khoản vay thương mại (ECB, 2008)

Hình 2.2 Nguồn vốn tín dụng chủ yếu của các doanh nghiệp SMEs của Mỹ 2013

Nguồn: FRBNY Small Business Credit Survey (2013)

Trang 30

25

Ở các nước châu Phi đã hỗ trợ tín dụng cho DNNVV bằng cách áp dụng mô hình cho vay của Root Capital, E+Co và GroFin Các mô hình này đã kết hợp hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để dịch vụ hỗ trợ tư vấn quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp các DNNVV sử dụng vốn vay thành công và đảm bảo khả năng trả nợ (Phan Quốc Đông, 2015) Nghiên cứu Amissah và Gbandi (2014) cho thấy DNNVV tiếp cận vốn từ nguồn tài chính thông thường và nguồn tài chính không thông thường Nguồn tài chính thông thường có thể kể đến như các ngân hàng thương mại, ngân hàng tài chính vi mô và các cơ quan phát triển quốc tế Nguồn tài chính không thông thường có thể từ bạn bè, gia đình, người thân, tín dụng tư nhân Môi trường kinh tế khó khăn, DNNVV thiếu vắng các kĩ năng quản lý và tiếp cận công nghệ kém đã làm giảm sự thu hút vốn từ các NHTM của Nigeria từ 48,79% (1992) xuống còn 0,15% (2010), thay vào đó DNNVV tiếp cận vốn từ các chương trình

hỗ trợ vay xã hội của chính phủ

Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu phát triển bằng vốn tự phát của các doanh nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất hạn chế, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động và bước đầu có hiệu quả họ đều mong muốn gia tăng vốn và mở rộng đầu tư sản xuất Các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn Theo Nguyễn Thị Hải Ninh (2012), thị trường vốn ở Việt Nam chưa hoàn thiện nên các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ thị trường chính thức còn rất hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ không thể thực hiện cổ phần hóa để tham gia thị trường chứng khoán và thu hút vốn qua thị trường này mà chủ yếu là phụ thuộc vào vay vốn ngân hàng

Khảo sát thường niên về SME của CIEM (2013) cho thấy 26% DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng chính thức Số còn lại tìm kiếm vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức (có thể là tín dụng đen, vay mượn bạn bè, gia đình), cùng theo đó là các ngân hàng hạn chế cấp vốn tín dụng cho khu vực này kể từ khi hệ thống ngân hàng gặp nhiều bất ổn Bên cạnh các khoản vay từ ngân hàng, một số doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn từ cho thuê tài chính, đây là hoạt động hỗ trợ tín dụng cho phân khúc khách hàng là DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ, có thể hỗ trợ nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, Châu Đình Linh (2015) cho biết trong cuộc khảo sát 1.000 DNNVV thuộc các ngành nghề khác nhau thì có tới 70% doanh nghiệp trả lời rằng họ biết ít, hoặc chưa từng tìm hiểu về dịch vụ cho thuê tài chính

Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), 1/3 DNNVV có nguồn vốn vay

từ ngân hàng, còn lại chủ yếu tự có và người thân, bạn bè, các nguồn hỗ trợ từ các Quỹ Phát triển DNNVV chưa hiệu quả nên cần được tăng cường vào giai đoạn tiếp theo Theo Phạm Thị Thu Hằng (2012), 70% doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng là

Trang 31

26

nguồn chính để huy động vốn trong thời gian tới Tuy nhiên, số liệu khảo sát của Tổng cục thống kê (2014) cho thấy, tỷ trọng nguồn vốn đi vay của DNNVV ở địa bàn Hà Nội đang giảm sút (Xem biểu đồ 2.1), và đây cũng là xu thế chung cho các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian gần đây do việc tiếp cận vốn vay khó khăn hơn Trong khi đó, những nguồn khác như quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, ít được DNNVV quan tâm đến, cũng như chưa có khả năng tham gia

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn của DNNVV ở Hà Nội, giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014

Có thể kết luận rằng, ở các nước đang phát triển, thị trường tài chính còn kém đa dạng và chưa phát triển các sản phẩm tài chính một cách hoàn thiện như ở Việt Nam, nguồn tín dụng từ các ngân hàng vẫn sẽ là nguồn lực tài chính được ưu tiên hàng đầu và hướng đến của DNNVV khi mới bắt đầu sản xuất cũng như mở rộng sản xuất Câu hỏi đặt ra là những rào cản nào gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn ngân hàng và cần phải

làm gì để tháo gỡ các khó khăn đó cho các DNNVV trong giai đoạn hiện nay

2.2 Tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV

Bất chấp tầm quan trọng được thừa nhận của khu vực kinh tế SME, thực tế cho thấy thị trường SME vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ và sản phẩm tài chính trong thời gian gần đây Theo nhận định của một số đại biểu tại Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015” vào tháng 5/2015, hiện mới chỉ có 30% các DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự

có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao Các doanh nghiệp còn lại phản ánh,

họ hầu như không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn huy động vốn khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động, do không đủ năng lực và uy tín

Trang 32

27

Ngoài ra, trong báo cáo của VCCI năm 2014 đã đưa ra đánh giá của doanh nghiệp đối với một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, như chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chương trình cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, chương trình hỗ trợ thông tin nhằm đổi mới công nghệ cho các DNNVV, chính sách bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tín dụng, và chương trình tín dụng đầu tư của Nhà nước Báo cáo cho thấy, các chính sách và chương trình này chỉ được đánh giá ở mức trung bình từ 40-45% (Xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2 Tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ

Nguồn: VCCI, 2014

Trang 33

28

Trong đó, hai chương trình hỗ trợ thông tin và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV được đánh giá ở mức hiệu quả khá cao với hơn 42% DN đánh giá hiệu quả và khá hiệu quả Trong khi đó, chương trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV chỉ đạt mức trung bình với tỷ lệ DN đánh giá không hiệu quả cao nhất 7,4% Thực tế này cho thấy, các DNNVV rất cần hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, kỹ năng quản lý, quản trị, tài chính, kế toán để nâng cao chất lượng quản trị điều hành, bên cạnh nguồn tài chính, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh mới

Theo World Bank (2013), DNNVV đã tạo ra việc làm và giảm thiểu đáng kể khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị DNNVV là động lực phát triển và sẽ dần dần trở thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nền kinh tế Theo Osotimehin, Jegede, Akinlabi và Olajide (2012), DNNVV là nhân tố cơ bản trong phát triển kinh tế

và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Từ khá lâu, nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng với việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV

sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này và mang lại lợi ích cho cả quốc gia (Kumar, 2005) Chính vì vậy, được tiếp cận vào các nguồn lực quan trọng ví dụ như nguồn tài chính sẽ là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của DNNVV trong bất cứ nền kinh tế nào (Kelley và cộng sự, 2012; Xavier và cộng sự, 2013) Theo Kelley và các cộng sự (2012), tiếp cận vốn đề cập tới sự sẵn có của nguồn vốn tài chính

và các dịch vụ tài chính khác tới các DNNVV Tương tự, Bouri và cộng sự (2011) định nghĩa tiếp cận vốn là sự sẵn có của các nguồn lực tài chính (nội bộ, nợ, vốn chủ sở hữu) cho các DNNVV (Smedan, 2012) Tiếp cận vốn còn đề cập tới sự khác biệt giữa nhu cầu

về các nguồn lực tài chính và cung cấp các nguồn lực tài chính cần thiết cho DNNVV (Mazanai & Fatoki, 2012) Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại vì đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó có đủ điều kiện

để huy động vốn từ các nguồn như thị trường chứng khoán hoặc quy mô huy động vốn nội bộ thường nhỏ

Theo Nguyễn Văn Lê (2012), tiếp cận vốn đối với DNNVV là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho DNNVV theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Việc tiếp cận vốn ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng đều chính là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNNVV phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên cạnh đó còn làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và trình độ tay nghề lao động để có thể giữ vững doanh nghiệp của chính mình trên thị trường (Võ Đức Toàn, 2012) Sự phát triển của các DNNVV phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực tài chính Khả năng tiếp cận tài chính là khả năng của doang nghiệp nghiên cứu,

Trang 34

29

nắm bắt và có thể được cung ứng vốn với các chi phí vốn thấp có thể chấp nhận được bởi

cả hai phía là doanh nghiệp và người cung cấp vốn (Nguyễn Thị Kim Lý, 2013) Tiếp cận tài chính tốt giúp DNNVV giảm chi phí giao dịch, duy trì hoạt động hằng ngày, tạo cơ hội cho đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên tiếp cận tín dụng vẫn đang là thách thức với hầu hết các DNNVV ở các nước đang phát triển (Hạ Thị Thiều Dao, 2015)

2.3 Yếu tố gây khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV

Trên thế giới, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV khá đa dạng Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thường có mối tương quan với quyết định đi vay của doanh nghiệp Fatoki và Odeyemi (2010) đã chỉ ra một số nhân tố quan trọng về đặc tính của doanh nghiệp như trình độ quản lý, kế hoạch kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, bảo hiểm và hợp tác với các doanh nghiệp khác có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của DNNVV ở Nam Phi Baldock và Whittam (2008) cũng chỉ ra cần phân biệt và chia nhóm các DNNVV khi khảo sát và đánh giá những khó khăn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp Ví dụ: nhóm các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thì gặp khó khăn cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vừa trong tiếp cận vốn doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thành thị cũng dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn nhóm doanh nghiệp ở nông thôn Fatoki và Asah (2011) sử dụng mô hình logistic chỉ ra rằng các đặc điểm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới quyết định vay vốn của doanh nghiệp SMEs Các doanh nghiệp khi đã có thể cung cấp tài sản đảm bảo, đã tham dự các buổi giới thiệu sản phẩm của ngân hàng và đã đào tạo cho nhân viên có thể sẵn sàng hơn trong việc đi vay vốn, ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra được kế hoạch kinh doanh tốt, doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên, có từ 50 công nhân trở lên và năng lực quản lý tốt sẽ có mối quan hệ tích cực lớn đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp

Mốt số vấn đề trong khó khăn của doanh nghiệp được đề cập trong một báo cáo khảo sát của Viện nghiên cứu DNNVV của Canada (2007), một số yếu tố được đưa ra để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tiếp cận vốn của DNNVV bao gồm các yếu

tố về chủ doanh nghiệp như tuổi, trình độ chủ doanh nghiệp và nhóm các yếu tố về doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như chiến lược phát triển, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu tài chính của doanh nghiệp Nhìn chung, các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cũng như cách phân loại doanh nghiệp được phân tích rất rõ ràng trong các nghiên cứu quốc tế Zarook, Rahman và Khanam (2013) đặc biệt nhấn mạnh và nghiên cứu các kỹ năng quản

lý doanh nghiệp ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của DNNVV Trong đó, kinh nghiệm và trình độ học vấn của người quản lý có tác động tích cực tới các khả năng tiếp cận vốn, còn hoạch định kinh doanh và quan hệ chính trị không có ảnh hưởng rõ ràng tới khả năng tiếp cận vốn Một số nghiên cứu khác trên thế giới lại tập trung khai thác mối

Trang 35

30

quan hệ giữa yếu tố gây khó khăn trong tiếp cận vốn doanh nghiệp với các nhân tố khác trong đó có yếu tố quyết định vay vốn Nghiên cứu của Carbó-Valverde và cộng sự (2008) tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng với cơ hội đầu tư và các khoản vay vốn của ngân hàng Kết quả cho thấy, các khoản đầu tư rất nhạy cảm với các khoản vay của các doanh nghiệp không có khó khăn tiếp cận vốn, nhưng lại không nhạy cảm với các DNNVV có khó khăn trong tiếp cận vốn vay Các doanh nghiệp có khó khăn trong vay vốn ngân hàng dường như sẽ khó để cung cấp tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp khác

Nguồn vốn doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV Số liệu khảo sát doanh nghiệp của IFC (2009) thuộc WB cho thấy các công ty nhìn nhận tiếp cận tài chính là cản trở chính, và yêu cầu về tài sản thế chấp khi cho vay SME theo tỷ lệ tài sản thế chấp trên số vốn vay bằng 218%, cao hơn so với các nước ở mức tương đồng Sen và Haq (2010) cho rằng có sự tương quan chặt chẽ giữa chỉ số hoạt động tài chính của doanh nghiệp với quyết định và mong muốn vay ngắn hạn của các doanh nghiệp niêm yết Mrkaic và Öztürk (2014) đã tìm ra mối quan hệ giữa sự gia tăng trong tỉ số giữa các khoản nợ của doanh nghiệp trên tổng tài sản sẽ tác động mạnh và ngược chiều đến khả năng tiếp cận tài chính của họ Điều này đúng với tất cả các doanh nghiệp bất chấp các kích cỡ và thương hiệu của doanh nghiệp đó Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra được hai yếu tố là tuổi, kích cỡ của doanh nghiệp và các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh theo hướng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp

Về rào cản tiếp cận vốn của DNNVV, ACCA (2014) đã đưa ra tổng quát một cách ngắn gọn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV là thiếu trình độ giáo dục trong các DNNVV, cơ sở hạ tầng về tài chính bị giới hạn, việc không nắm rõ các quy định và luật về kế toán Ali (2012) lại cho rằng, hành vi tâm lý của người chủ quản lý và nhu cầu đi vay là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định vay các khoản nhỏ tại các tổ chức tín dụng vi mô Như vậy, để nghiên cứu về quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp, người ta có thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu đã lựa chọn một số yếu tố kinh tế vĩ mô, luật pháp, quy chế ngân hàng, năng lực ngân hàng,… để xem xét tại sao các DNNVV khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng Ellis và cộng sự (2010) chỉ ra các cá nhân gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng thường có ít hơn 4% mong muốn tiết kiệm và đầu

tư, và ít hơn 6-8% mong muốn đi vay ngân hàng Butler và Goktan(2013) nhận định rằng với sự thuận tiện khi tiếp cận vốn vay ngân hàng ở địa phương có thể ảnh hưởng tới việc tìm kiếm, quyết định khoản vay vốn Đặc biệt đối với nhóm đối tượng với lịch sử tín dụng kém và với những khoản vay nhỏ thì điều này càng được khẳng định rõ hơn Có thể

Trang 36

tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV Một số nhân tố khác như đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng hay chi phí kinh doanh chưa có nghiên cứu đề cập đến

Một số nghiên cứu có chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn vốn của doanh nghiệp và khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng Theo Đỗ Thị Thanh Vinh và Nguyễn Minh Tâm (2014), một số nguyên nhân về kết quả hoạt động có ảnh hưởng tới tiếp cận vốn của doanh nghiệp có thể kể ra như tài sản của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận và trình độ học vấn có ảnh hưởng tới việc vay vốn của một số doanh nghiệp khảo sát ở Nha Trang Tiếp cận dưới góc độ doanh nghiệp, Hồ Kỳ Minh và cộng sự (2013) cũng chỉ ra rằng khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng trên địa bàn miền Trung tập trung vào ba lý do: DN không đủ tài sản đảm bảo (74,2%), DN có quy mô nhỏ (52,4%), DN đang chịu áp lực từ nhiều khoản

nợ đến hạn/quá hạn (hơn 45,2%) Có thể thấy các yếu tố về bản thân doanh nghiệp, về nhu cầu vay vốn, hay sự biến động của các chỉ tiêu tài chính tới quyết định đi vay của DNNVV là chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu ở Việt Nam

Đặc biệt, mặc dù có nhiều nghiên cứu và các báo cáo của các tổ chức đưa ra các nguyên nhân khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng nhưng lại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp Nghiên cứu của CIEM phân tích các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV theo định kỳ 2 năm một lần trong một khảo sát quy mô lớn trên địa bàn cả nước Theo CIEM (2014), nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại nhà nước và cả ngân hàng tư nhân của DNNVV gặp khó khăn do thủ tục và cán bộ ngân hàng chiếm lần lượt là 38,84%; 38,78%, kế đến là thế chấp 30,61% và 22,31% do quy định phức tạp từ chính phủ Theo Lê Thị Hồng Nhung (2012), đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định, rào cản lớn nhất tiếp cận vốn là thủ tục hành chính (70%), tài sản đảm bảo (50%) và chứng minh khả năng trả nợ (50%) Hầu như ở các địa phương DNNVV đều gặp phải những khó khăn tương tự Vì thế, hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thủ tục pháp lý là hình thức hỗ trợ rất cần thiết và hữu hiệu của Nhà nước dành cho các DNNVV Như vậy, có thể thấy các khó khăn ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của DNNVV tập trung vào các nhóm chính:

Trang 37

32

- Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: tài sản thế chấp yếu, tài sản và

tỷ suất lợi nhuận kém cùng với khả năng kiểm soát chi phí chưa tốt, chứng minh khả năng trả nợ kém, các khoản nợ hiện tại cao, thông tin báo cáo tài chính chưa theo chuẩn mực

- Nhóm các yếu tố thuộc về ngân hàng bao gồm: quy trình thủ tục phức tạp, trình

độ năng lực cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu

- Nhóm các yếu tố vĩ mô: lạm phát và lãi suất cao, yếu tố quy chế ngân hàng về tiêu chuẩn an toàn và lãi suất trần, bản thân ngân hàng chưa có các mô hình cho vay đa dạng, công nghệ kém, mô hình định giá và thẩm định chưa tốt

Như vậy, về mặt lý luận việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố: nguồn vốn doanh nghiệp; các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp; và các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi vay chưa quan sát thấy ở các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam Các nhóm biến này được lựa chọn dựa trên nghiên cứu của World Bank và các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu sẽ đưa ra một mô hình và kiểm định mối quan hệ giữa ba nhóm yếu tố này, góp phần bổ sung lý luận về tiếp cận vốn DNNVV Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm cách đưa ra một số yếu tố mới, chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu tại Việt Nam

là nhu cầu vay vốn, sự biến động các chỉ tiêu tài chính vào đánh giá ảnh hưởng tới khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cũng sẽ có ý nghĩa đối với các đối tượng có liên quan tới chủ đề tiếp cận vốn cho DNNVV Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin có kiểm chứng về các rào cản đối với DNNVV trong việc tiếp cận vốn ngân hàng để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp cho các doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh

tế ASEAN cuối năm 2015 Ngoài ra, với việc chỉ rõ những nhân tố được DNNVV cho rằng gây khó khăn cho tiếp cận vốn ngân hàng và ảnh hưởng tới quyết định đi vay của

họ, các ngân hàng cũng có thêm thông tin để đưa ra các chính sách tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp nhất, mang lại lợi nhuận cao đối với bộ phận khách hàng tiềm năng này Cuối cùng, bản thân các DNNVV có thể sử dụng kết quả để khắc phục các yếu

tố của chính doanh nghiệp sẽ tạo ra rào cản vay vốn ngân hàng, từ đó sẽ có thể tiếp cận

vốn ngân hàng tốt hơn phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình

Chương 2 đã tổng quát các vấn đề về nguồn lực tài chính cho DNNVV, tín dụng

ngân hàng cho DNNVV, yếu tố gây khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng Từ đó, nghiên cứu tìm ra được các nhóm yếu tố mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến là nguồn vốn doanh nghiệp, các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, và các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi vay Ở chương sau, nghiên cứu sẽ đi vào phân tích cụ thể phương pháp được sử dụng cho mô hình và đưa ra mô hình dự kiến

Trang 38

33

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này sẽ đi vào trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu chính:

Q1: Những yếu tố nào của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khó khăn tiếp cận vốn

của DNNVV?

Q2: Các yếu tố khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng ảnh hưởng ra sao tới mức độ tiếp

cận vốn của ngân hàng

3.1.2 Tổng quan về mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ lựa chọn mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và phương pháp tiếp cận CB-SEM để phân tích các Yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tiếp cận vốn ngân hàng và Mức độ tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV

a) Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)

Một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả là mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling) Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học (Anderson & Gerbing,1988; Hansell và White, 1991), xã hội học (Lavee, 1988; Lorence và Mortimer, 1985), nghiên cứu sự phát triển của trẻ em (Anderson, 1987; Biddle và Marlin,1987) và trong lĩnh vực quản lý (Tharenou, Latimer và Conroy,1994) Đặc biệt mô hình này cũng được ứng dụng trong rất nhiều mô hình thỏa mãn khách hàng như: ngành dịch vụ thông tin di động tại Hàn Quốc (M.-K Kim et al / Telecommunications Policy 28 (2004) 145–159), Mô hình nghiên cứu sự trung thành của khách hàng Dịch vụ thông tin di động tại Việt nam (Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007)

Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc

SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non-recursive), đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị

Trang 39

34

Vì vậy, để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu, mô hình SEM là

mô hình phù hợp nhất được đề xuất

b) Phương pháp tiếp cận CB-SEM

Để tiếp cận và phân tích mô hình SEM, có một số phương pháp khác biệt và mỗi phương pháp sử dụng các công cụ phân tích (phần mềm hoặc ứng dụng) khác nhau: Phương pháp đầu tiên là CB-SEM (Covariance-based Structural Equation Modeling) được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học, sử dụng các công cụ phân tích như AMOS, EQS, LISREL và MPLUS Phương pháp thứ hai là PLS-SEM (Partial Least Square), tập trung phân tích phương sai (variance) và sử dụng các công cụ PLS-Graph, VisualPLS, SmartPLS và WrapPLS để phân tích Phương pháp thứ ba là GSCA-SEM (Generalized Structured Component Analysis) với công cụ phân tích thường sử dụng là VisualGSCA hoặc một ứng dụng web gọi là GeSCA Một cách khác để tiếp cận mô hình SEM đó là NEUSREL (Nonlinear Universal Structural Relational Modeling) sử dụng phần mềm NEUSREL’s Causal Analytics

Nghiên cứu này lựa chọn phương pháp đầu tiên CB-SEM để phân tích mô hình SEM CB-SEM là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học suốt nhiều thập kỷ và đến nay, đó vẫn là một phương pháp phân tích dữ liệu được các nhà nghiên cứu ưu tiên áp dụng để khẳng định hay loại trừ các giả thuyết nghiên cứu (Ken Kwong & Kay Wong, 2013) Khi CB-SEM được thực hiện, ta sẽ thu được phần sai số mẫu cho mỗi nhân tố và hệ số tải mỗi nhân tố riêng biệt Điều này cho phép loại bỏ những nhân tố có phần sai số lớn hoặc tải kém, theo đó, cải thiện chất lượng của mô hình được xây dựng với các nhân tố tiềm ẩn Đặc biệt, việc phân tích nhân tố khẳng định (CFA-Confirmatory factor analysis) của CB-SEM còn cho phép xác định xem tất cả các nhân tố tiềm ẩn có tác động qua lại lẫn nhau hay không, bằng cách đó, cho phép lượng hóa được sự hội tụ và giá trị khác biệt của mỗi nhân tố Hơn nữa, mô hình hiệp phương sai các yếu tố cùng loại cũng tối ưu hóa sự tương quan giữa các nhân tố một cách đồng thời (R Bagozzi & Y Yi, 2012)

Như vậy, CB-SEM là phương pháp phù hợp và hiệu quả để phân tích mô hình SEM Trong nghiên này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm AMOS để tiến hành các phân tích định lượng cần thiết, các kết quả thu được sẽ được trình bày trong chương 4 của bài nghiên cứu

Trang 40

35

3.1.3 Xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu

a) Thang đo về chỉ tiêu hoạt động

Báo cáo tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho người sử dụng để ra quyết định kinh doanh Trong tất cả những tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin của Báo cáo tài chính, ngân hàng là định chế thực hiện việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro, do đó, các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp là chìa khóa giúp hạn chế những rủi ro khi các ngân hàng ra các quyết định cho vay Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những chỉ tiêu về hoạt động của Doanh nghiệp trên Báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng trong sự phát triển của nền kinh tế Từ những năm 1970, các ngân hàng tại Mỹ đã xem xét và cân nhắc Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp là một động lực quan trọng nhất trong việc ra quyết định cho vay (Benjamin & Stanga, 1978) Theo nghiên cứu của Danos, Holt và Imhoff (1989), các thông tin về chỉ tiêu hoạt động trên Báo cáo tài chính có tác động đến sự thay đổi quyết định cho vay của ngân hàng thương mại Bài viết của Mai Thị Hoàng Minh (2015) cũng xem xét tác động của thông tin trên Báo cáo tài chính đến việc ra quyết định cho vay của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, những thông tin này bao gồm các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng Cân đối kế toán như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, doanh thu, tổng lợi nhuận, chi phí lãi,… Nghiên cứu tổng hợp và đưa ra thang đo về chỉ tiêu hoạt động được đo lường bằng

6 chỉ tiêu: Lợi nhuận giữ lại, Nợ ngân hàng, Vốn chủ sở hữu, chi phí nhân công, chi phí hoạt động và bán hàng và ROE (được đánh giá theo thang đo Likert 7 mức độ được trình bày trong bảng )

b) Thang đo Nhu cầu của DNNVV khi vay vốn Ngân hàng

Mục đích vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất đa dạng Nghiên cứu của Hasnah Haron và cộng sự ( 2013) đã chỉ ra rằng, yếu tố quản trị của một Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò đáng kể trong khả năng chấp nhận khoản vay của một ngân hàng Do đó, mục đích của nhà quản trị khi tiếp cận một khoản vay vốn ngân hàng cũng

sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng Theo tài liệu về Tiếp cận vốn bên ngoài doanh nghiệp của các DNNVV của Bộ Kinh doanh, Sáng tạo và Kỹ năng (Vương quốc Anh), các lý do để một chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm nguồn vốn thường bao gồm chi tiêu cho chi phí hoạt động, tài sản cố định và công cụ dụng cụ, mua sắm, cải tạo nhà xường, chi phí R&D, chi phí nhân viên, chi phí marketing, các nhu cầu khác… (BIS, 2012)

Nghiên cứu lựa chọn các loại nhu cầu sau để đo lường yếu tố Nhu cầu đi vay: Chi phí hoạt động, Chi phí nguyên vật liệu, chi phí mua sắm TSCĐ, Chi phí nhân viên, Chi phí đầu tư, Các nhu cầu khác, được mã hóa và trình bày trong bảng

Ngày đăng: 08/11/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN