TÓM TẮT Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Cần Thơ Tóm tắt: Lý do chọn đề tài: Hiện nay D
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Tác giả
Đặng Mỹ Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS,TS Trần Thị Thùy Linh, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra các gợi ý, sửa các nội dung chưa hợp lý trong luận văn đề tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô Khoa Sau Đại học của Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm tôi theo học tại trường và đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo, các Anh Chị Phòng Ban tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện
và hỗ trợ hết lòng để tôi có thể hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân thiết, đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Trân trọng!
Trang 5TÓM TẮT
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Cần Thơ
Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài: Hiện nay DNNVV đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh
tế, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội Hơn nữa, các doanh nghiệp này còn có vai trò lấp đầy những khoảng trống của thị trường, nơi mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng Nói cách khác, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đóng vai trò là phụ trợ bôi trơn cho nền kinh tế Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo,… Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Đề tài nghiên cứu của tác giả với mong muốn tìm ra những giải pháp để thúc đ y quan hệ tín dụng giữa NHTM với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV cụ thể là tại Vietcombank Chi nhánh Cần Thơ
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Vietcombank Cần Thơ Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại Vietcombank Cần Thơ
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này của tác giả đã hệ thống hóa lại các khái niệm về tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV Nghiên cứu đã xây dựng mô hình ban đầu với
Trang 608 nhân tố (biến) ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Vietcombank Cần Thơ
Theo kết quả của phương pháp phân tích hồi quy bội, có 6 nhân tố đạt giá trị phân biệt có ý nghĩa thống kê, thang đo “khả năng tiếp cận vốn tín dụng” cũng được khẳng định, đạt giá trị khác biệt Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 6 biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc
Kết luận và hàm ý: 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng bao gồm các nhân tố sau; Không minh bạch tài chính của doanh nghiệp, Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, Mối quan hệ của doanh nghiệp, Tài sản đảm bảo, Năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp sau cùng Chi phí vay vốn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan ban ngành, hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank Cần Thơ nói riêng nhằm tăng trưởng hơn nữa đối với đối tượng cho vay DNNVV trong thời gian tới
Từ khóa: điều kiện, vay vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCB Cần Thơ
Trang 7ABSTRACT
Title: Factors affecting SMEs' ability to access bank credit at Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade - Can Tho Branch
Summary:
The reasons for choosing the topic: Currently, SMEs contribute
significantly to economic growth, creating jobs, contributing to increasing income for the population and stabilizing society Furthermore, these firms also have a role
to fill in market gaps that large firms do not respond to In other words, small and medium-sized enterprises act as auxiliary lubricants for the economy This type of enterprise plays an important role, especially creating jobs, increasing income for workers, helping to mobilize social resources for development investment, poverty reduction, However, at present Small and medium enterprises are facing many difficulties in accessing credit sources The author's research project with the desire
to find out solutions to promote credit relations between commercial banks and SMEs, thoroughly solve difficulties and obstacles in the process of accessing bank credit of SMEs maybe at Vietcombank Can Tho Branch
Research objective: The research objective of the thesis is to evaluate
factors affecting SMEs' ability to access credit at Vietcombank Can Tho From there, give solutions and recommendations to improve SMEs' access to credit capital at Vietcombank Can Tho
Research methodology: The thesis uses a combination of qualitative
research methods and quantitative research methods
Research results: This study of the author systematized the concepts of access to bank credit, the factors that directly affect the ability of SMEs to access credit
Trang 8capital The research has built an initial model with 08 factors (variables) affecting SMEs' access to credit at Vietcombank Can Tho
According to the results of multiple regression analysis, there are 6 factors achieving discriminant value with statistical significance, the scale of “accessibility
to credit capital” is also confirmed, reaching different values The results of testing hypotheses of the research model have shown that only 6 independent variables have a linear correlation with the dependent variable
Conclusion and implications: 6 factors influencing access to credit include the following factors; Financial transparency of the business, Solvency of the business, The relationship of the business, Collateral, Leadership of the business ultimately Cost of borrowing
On the basis of the research results achieved, the author proposes some recommendations for agencies and agencies, the system of Vietcombank in general and Vietcombank Can Tho in particular in order to further grow SME loans next time
Keywords: conditions, loans, SMEs, VCB Can Tho
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC BẢNG xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung: 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
1.4.3 Thời gian nghiên cứu: 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu: 4
1.5.1 Phương pháp định tính: 4
1.5.2 Phương pháp định lượng: 4
1.6 Đóng góp của đề tài: 5
1.7 Bố cục của luận văn: 5
Tóm tắt chương 1 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV 7
2.1.1 Khái niệm và tiêu chu n về doanh nghiệp nhỏ và vừa: 7
Trang 102.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa: 10
2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế: 12
2.1.4 Khái niệm vốn tín dụng ngân hàng: 14
2.1.5 Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: 15
2.1.6 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV: 16
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng DNNVV: 17
2.1.7.1 Nhóm các nhân tố thuộc về DNNVV: 17
2.1.7.2 Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại 21
2.1.7.3 Nhóm các nhân tố khác 24
2.2 Các mô hình lý thuyết 26
2.2.1 Lý thuyết phân bổ tín dụng 26
2.2.2 Lý thuyết kinh tế học thể chế 27
2.2.3 Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội 28
2.2.4 Lý thuyết kinh tế có điều tiết 28
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV: 29
2.3.1 Nghiên cứu tại Việt Nam: 29
2.3.2 Các nghiên cứu tại nước ngoài: 31
2.4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 33
2.5 Khoảng trống nghiên cứu 35
Tóm tắt chương 2 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 38
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 38
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 39
3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu: 40
3.3 Phương pháp nghiên cứu: 42
3.3.1 Nghiên cứu định tính: 42
Trang 113.3.1.1 Nghiên cứu tại bàn 42
3.3.1.2 Phỏng vấn sâu 43
3.3.2 Thang đo nghiên cứu 46
3.3.3 Nghiên cứu định lượng: 48
3.3.3.1 Nghiên cứu chính thức 48
3.3.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu 49
3.2.2.3 Kích thước mẫu 49
3.3.2.4 Thiết kế bản câu hỏi 50
3.4 Kỹ thuật và phương pháp phân tích dữ liệu 50
3.4.1 Sàng lọc dữ liệu 50
3.4.2 Kiểm định thang đo 51
Tóm tắt chương 3 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
4.1 Thực trạng cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2017-2019: 57
4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ: 57
4.1.2 Tình hình cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 59
4.1.2.1 Các hình thức cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 59
4.1.2.2 Các phương pháp cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 60
4.1.2.3 Các sản ph m dịch vụ đang triển khai đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ: 61
4.1.2.4 Quy trình cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ: 63
4.1.2.5 Doanh số dư nợ cho vay 65
Trang 124.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách
hàng nhỏ và vừa 67
4.2.1 Phân tích thống kê mẫu khảo sát thể điều tra 67
4.2.2 Kiểm định các thang đo 69
4.2.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập 69
4.2.2.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.“Khả năng tiếp cận tín dụng”, của biến phụ thuộc 76
4.2.3 Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 77
4.2.3.1 Đánh giá thang đo các thành phần của biến độc lập 77
4.2.3.2 Đánh giá thang đo các thành phần của biến phụ thuộc 78
4.2.4 Đặt tên và giải thích nhân tố 79
4.2.5 Mô hình hiệu chỉnh 81
4.2.6 Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh 81
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính 82
4.3.1 Kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến 82
4.3.2 Phân tích mô hình hồi quy 83
4.3.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 84
4.4 Thảo luận kết quả hồi quy 87
4.4.1 Hệ số hồi quy chưa chu n hóa 87
4.4.2 Hệ số hồi quy chu n hóa 89
Tóm tắt chương 4: 90
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị và kế hoạch thực hiện 91
5.2.1 Kiến nghị với các cấp có th m quyền 91
5.2.1.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô 91
5.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý 91
5.2.1.3 Hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực 92
5.2.1.4 Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật 92
Trang 135.2.1.5 Hỗ trợ về thông tin và tư vấn 93
5.2.2 Đối với các DNNVV 93
5.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp 93
5.2.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 95
5.2.2.3 Nâng cao Năng lực tài chính 95
5.2.2.4 Minh bạch báo cáo tài chính 96
5.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ 96
5.2.3.1 Về tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng 96
5.2.3.2 Về quy trình, thủ tục vay vốn 97
5.2.3.3 Về chính sách đối với DNNVV 98
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 99
5.3.1 Hạn chế của đề tài 99
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 99
Tóm tắt chương 5 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC iii
PHỤ LỤC 1: THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA CHO PHẦN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH iii
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ix
PHỤ LỤC 3 xiii
PHỤ LỤC 4 xxix
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia 7
Bảng 2.2: Tiêu chí xác định các DNNVV tại Việt Nam 9
Bảng 2.4 Kết quả nghiên cứu về các yếu tố của các tác giả 34
Bảng 3.3: Chi tiết nội dung các thang đo 46
Bảng 4.1 Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 64
Chi nhánh Cần Thơ 64
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 65
Bảng 4.3 Mô tả đặc điểm khách hàng doanh nghiệp theo độ tuổi 67
Bảng 4.4 Mô tả đặc điểm khách hàng doanh nghiện theo giới tính 68
Bảng 4.5 Mô tả đặc điểm khách hàng doanh nghiệp theo trình độ học vấn 68
Bảng 4.6 Mô tả đặc điểm khách hàng doanh nghiệp về mức độ tiếp cận vốn tín dụng trong năm 69
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực lãnh đạo 70
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo mối quan hệ của doanh nghiệp 71
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo khả năng trả nợ của doanh nghiệp 71 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo minh bạch tài chính 72
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tài sản đãm bảo 73
Bảng4.12 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chính sách tín dụng của NHTM 74
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lịch sử vay vốn của doanh nghiệp 74 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chi phí vay vốn của doanh nghiệp 75
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo khả năng tiếp cận tín dụng 76
Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng 77
Trang 16Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố thang đo của biến phụ thuộc 78
Bảng 4.18 Phân tích hồi quy 83
Bảng 4.19 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 84
Bảng 4.20 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 85
Bảng 4.21 Vị trí quan trọng của các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 89
Trang 17DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.: Mô hình nghiên cứu đề xuất 38 Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 41 Hình 4.1 Sơ đồ tồ chức 59
Trang 18CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng rất lớn Những doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội Hơn nữa, các doanh nghiệp này có vai trò lấp đầy những khoảng trống của thị trường, nơi mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng Nói cách khác, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa đóng vai trò là phụ trợ bôi trơn cho nền kinh tế Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo,… Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Tính đến 31/12/2018, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 16 so với cuối năm 2017, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế Đến cuối tháng 5/2019, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018 Mặc dù đã có kết quả khá tích cực trong thời gian qua, nhưng vốn tín dụng cho vay DNNVV của các TCTD mới chỉ chiếm hơn 18 tổng tín dụng nền kinh tế so với đóng góp của DNNVV chiếm khoảng 45% GDP Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với định hướng trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam về tín dụng bán lẻ, trong
đó phát triển cho vay đối tượng khách hàng SME được Ban lãnh đạo đặt biệt quan tâm Hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã triển khai nhiều sản ph m
Trang 19dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của nhóm khách hàng DNNVV, tìm cách quản lý rủi ro hiệu quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏ hơn với mức chi phí thấp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với nỗ lực và kỳ vọng đề ra
Tại Vietcombank Cần Thơ, Tính đến cuối năm 2019 dư nợ DNNVV của VCB Cần Thơ là 889 tỷ đồng, chiếm 8,69% tổng dư nợ toàn chi nhánh (10.228 tỷ đồng) Số liệu trên cho thấy dư nợ DNNVV rất thấp và chưa tương xứng với tiềm năng
Mặt khác, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, nhận thấy vẫn còn các khoảng trống nghiên cứu về nội dung, về không gian, về thời gian Bên cạnh đó, đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) đã có luận án Tiến sĩ kinh tế của Tiến sĩ Trần Long Giang về
đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng cá nhân chọn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ” (2019) và một số luận văn thạc sỹ khác nghiên cứu ở góc độ nghiệp vụ ngân hàng Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bố trùng lắp với đề tài mà học viên nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó tác giả chọn nghiên cứu: “ Các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ”
làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra những giải pháp để thúc đ y quan hệ tín dụng giữa NHTM với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietcombank Cần Thơ
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả
Trang 20năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại
Vietcombank Cần Thơ
Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ hiện nay như thế nào?
Các nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ?
Những giải pháp nào và kiến nghị nào cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng dễ
dàng, tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của để tài là khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 211.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Các DNNVV đang giao dịch tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
1.4.3 Thời gian nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu số liệu giai đoạn từ năm 2017- 2019
+ Thời gian khảo sát trong thời gian 03 tháng
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
1.5.1 Phương pháp định tính:
Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng làm tiền đề cho việc thiết kế phiếu khảo sát trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm
định chính thức mô hình
1.5.2 Phương pháp định lượng:
Tìm hiểu tài liệu, bài báo học thuật trước đây nhằm hoàn chỉnh cơ sở lí luận, từ đó
xây dựng mô hình nghiên cứu; đưa ra các giả thiết Sau khi đã điều chỉnh bộ thang đo
sơ bộ từ nghiên cứu định tính, thang đo chính thức được hình thành, xây dựng thành bảng câu hỏi chính thức
Bảng câu hỏi dùng làm công cụ để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng công cụ SPSS để kiểm định thang
đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV, đồng thời đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố
Trang 221.6 Đóng góp của đề tài:
Nghiên cứu này sẽ cũng cấp nhiều thông tin quan trọng và có ý nghĩa về thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ … Điều này rất cần thiết đối với Ngân hàng và cả các DNNVV Theo đó:
+ Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ có thể nắm bắt được thực trạng cho vay và tình hình tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại chi nhánh từ đó làm căn cứ trong việc xây dựng, ra quyết định cũng như
đề xuất ý kiến về các chính sách tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đ y mạnh tăng trưởng tín dụng, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũng giúp các DNNVV có những biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay tại ngân hàng
+ Các kiến nghị, đề xuất trong đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chương trình và dự án hỗ trợ các DNNVV
1.7 Bố cục của luận văn:
Kết cấu của luận án gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 23Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu tổng quát
Những nội dung này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cở sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo
Trang 24CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV
2.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn về doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Căn cứ theo quy mô của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp được phân thành các nhóm: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, và doanh nghiệp lớn Tiêu chí để xác định ranh giới giữa các nhóm doanh nghiệp này ở các quốc gia, các tổ chức, các ngành kinh tế lại khác nhau, và trong mỗi quốc gia thì tùy từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định lại phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau Theo nghiên cứu của học viên, thì các quốc gia sử dụng phổ biến nhất hiện nay 3 tiêu chí là số lao động, doanh thu và tổng tài sản để phân loại DNNVV
Bảng 2.1.Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia
và/hoặc tài sản dưới 43 triệu EUR
Trang 25và/hoặc tài sản dưới 5 triệu EUR
Nguồn: OECD (2015), Financing SMEs and Entrepreneurs 2015: An OECD
Scoreboard, OECD Publishing, Paris
Trang 26Tại Việt Nam, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về
hỗ trợ giúp phát triển DNNVV định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp lệnh hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/08/2009 và thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 30 tháng 6 năm 2009 Theo nghị định này, các DNNVV được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa Tiêu chí xác định các DNNVV được phân loại theo lĩnh vực hoạt động, cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tiêu chí xác định các DNNVV tại Việt Nam
Lĩnh vực
hoạt động
Tổng nguồn vốn
Tổng doanh thu
Số lao động
Tổng nguồ
n vốn
Tổng doan
h thu
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Tổng doanh thu
Số lao độn
Trang 272.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Những đặc điểm cơ bản của DNNVV bao gồm:
Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn hạn chế, đa phần là vốn tự có và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thấp
Để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV chỉ cần một lượng vốn đầu
tư ban đầu không lớn, diện tích mặt bằng nhỏ hoặc có thể tận dụng chính nhà cửa của chủ sở hữu,… Điều này tạo cho DNNVV lợi thế hơn so với doanh nghiệp lớn như thành lập và gia nhập thị trường dễ dàng, vốn đầu tư được thu hồi nhanh do lĩnh vực DNNVV tham gia có chu kỳ sản xuất ngắn, không đỏi hỏi đầu tư trang thiết bị công nghệ nhiều,…
Nhưng do hạn chế về quy mô vốn nên DNNVV có những bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Với số vốn đầu tư ban đầu hạn chế, trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, yêu cầu đổi mới nâng cấp thiết bị, đầu tư công nghệ mới ngày càng tăng dẫn đến việc DNNVV dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn, trong khi đó việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thường gặp phải rất nhiều khó khăn do DNNVV không đủ tài sản thế chấp khi vay vốn, trong khi
đó khả năng lập hồ sơ vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh của DNNVV lại hạn chế,…
Thứ hai, DNNVV có lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh đa dạng
Những lợi thế của DNNVV như quy mô, tiềm lực tài chính nhỏ, linh hoạt trong kinh doanh, dễ thành lập, dễ ra nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh,… đã tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Nhờ quy mô vốn đầu tư nhỏ, khai thác tốt nguồn lao động và nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng được những thay đổi của thị trường nên DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
ổn định đời sống xã hội, thúc đ y và phát triển kinh tế của địa phương và đất nước
Trang 28Thứ ba, DNNVV có số lượng lao động hạn chế, lao động có trình độ và tay nghề cao không nhiều
DNNVV sử dụng số lao động hạn chế, lao động thường có trình độ tay nghề không cao, chủ yếu là lao động phổ thông Do hạn chế về nguồn tài chính, môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ nên DNNVV khó tuyển dụng được lao động có trình độ và tay nghề cao Người lao động được đào tạo ở DNNVV chiếm một tỷ lệ không lớn Ngoài ra, cơ hội thăng tiến cũng như tín ổn định và chế độ phúc lợi thấp khi làm việc ở DNNVV đã không đủ sức thu hút đối với những lao động có trình độ chuyên môn, năng lực và tay nghề cao Thực tế này dẫn đến tình trạng DNNVV gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quản trị tài chính và xây dựng, quản lý, thực hiện các
dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh
Thứ tư, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp năng động nhưng năng lực quản trị chưa cao Bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp khá tinh gọn
DNNVV có đặc điểm là số lượng lao động hạn chế, công tác quản lý thường do chủ doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, xử lý công việc hầu như được chuyển thẳng từ chủ doanh nghiệp đến từng nhân viên mà không cần qua nhiều cấp quản lý trung gian Điều này làm hiệu quả quản trị điều hành của DNNVV tăng lên, tiết kiệm được chi phí quản lý, nhanh chóng Tuy nhiên, việc phân công công việc trong DNNVV thường có hiện tượng đa nhiệm, mức độ chuyên môn hóa không cao, người lao động phải đảm nhận nhiều công việc chuyên môn khác nhau
Thứ năm, DNNVV có khả năng tiếp cận thị trường thấp, gặp nhiều khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế
DNNVV thường không dành kinh phí lớn cho hoạt động marketing nên việc xây dựng
và định vị thương hiệu trên thị trường còn nhiều hạn chế, khó vươn ra thị trường quốc
tế Thị phần của DNNVV không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao Thị
Trang 29trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí không có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNNVV
2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế:
Vai trò của DNNVV được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, DNNVV giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu thập cho người lao động, đặc biệt là lao động địa phương
Với số lượng đông đảo, hoạt động trên nhiều địa bàn, sử dụng nhiều lao động nên các DNNVV đã góp phần giải quyết ngay nhu cầu việc làm của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là ở các vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trình
độ dân trí chưa cao Với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, DNNVV luôn được xem là động lực kinh tế quan trọng để thu hẹp khoảng cách về chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, qua đó góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững
Thứ hai, DNNVV có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh, trong tất cả các lĩnh vực và địa phương, do đó DNNVV đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội và các chương trình phát triển kinh tế quốc gia Đồng thời, DNNVV còn là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp lớn dựa trên mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh và phát triển
Thứ ba, DNNVV giúp khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 30DNNVV với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi nghiệp, các DNNVV đã góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế về nhân lực, vật lực và tài lực của địa phương, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giúp phát triển cân bằng giữa các vùng miền, cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa các lĩnh vực khác nhau, tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế
Việc lớn mạnh của các DNNVV sẽ góp phần đ y nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo định hướng quốc gia Việc phát triển của các DNNVV sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh: vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế Trước tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nhờ vào sự phát triển của khu vực nông thôn thông qua phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Các DNNVV được phân bố rộng khắp ở vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng,… sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo Việc phát triển của các DNNVV còn có tác dụng duy trì và thúc đ y sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các sản ph m mang bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước và của từng địa phương Hơn nữa, do tính năng động và linh hoạt, khi các DNNVV phát triển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế mỗi vùng, phát triển các ngành nghề, các khu công nghiệp, tạo điều kiện giảm bớt khoảng cách phát triển kinh kế giữa các vùng trên toàn quốc, xóa bỏ mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng dân cư
Thứ tư, DNNVV góp phần tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Với lực lượng đông đảo, các DNNVV tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp quy mô lớn và đưa thị trường trở lại với xu thế cân bằng thông qua việc tham gia rộng rãi vào cả hai lực lượng cung và cầu của thị trường Các DNNVV đã buộc tất cả các doanh nghiệp phải
Trang 31chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới sản xuất sản ph m, cung ứng dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, phương thức phục vụ văn minh, tiện lợi hơn cho người tiêu dùng Các DNNVV luôn duy trì được một động lực năng động cho nền kinh tế, đồng thời cho phép loại bỏ các doanh nghiệp không còn hiệu quả, góp phần duy trì cân bằng các lực lượng cung và cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường một cách liên tục, bền vững Chính sự phát triển đó của các DNNVV làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt và giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế
2.1.4 Khái niệm vốn tín dụng ngân hàng:
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của DNNVV huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Vốn là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của DNNVV, cấu trúc vốn của DNNVV gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay
Để có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, các DNNVV thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn góp của các cổ đông, vốn tín dụng ngân hàng, vay người thân, bạn
bè, tín dụng thương mại, Tùy theo điều kiện và loại hình mà DNNVV huy động linh hoạt, kết hợp có hiệu quả vốn chủ sở hữu và vốn vay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu và tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp
NHTM là một trung gian tài chính, vừa đóng vai trò là “người đi vay” thông qua việc huy động vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, vừa đóng vai trò là “người cho vay”
để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Do đó, thuật ngữ “tín dụng ngân hàng” một mặt nói tới hoạt động huy động vốn, đồng thời mặt khác nói tới hoạt động cấp tín dụng của NHTM Trong luận văn này, tín dụng ngân hàng được đề cập trên khía cạnh hoạt
động cho vay của NHTM đối với DNNVV Do vậy, tín dụng ngân hàng được hiểu là
việc NHTM chuyển giao cho khách hàng (DNNVV) một khoản tiền để khách hàng (DNNVV) sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn
Trang 32Từ những phân tích trên, luận văn thống nhất khái niệm vốn tín dụng ngân hàng
được hiểu là khoản tiền mà NHTM cho DNNVV vay để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.5 Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Thứ nhất, vốn tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết bài toán thiếu vốn cho DNNVV, giúp doanh nghiệp chớp thời cơ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Khi vốn tự có đầu tư ban đầu không đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV phải bổ sung vốn thông qua việc bán tài sản, huy động vốn góp cổ đông, từ lợi nhuận tích lũy hoặc vay vốn từ bên ngoài Tài sản của DNNVV cũng không hoàn toàn có tính thanh khoản cao, còn lợi nhuận tích lũy thường phải cần một khoảng thời gian nhất định và không đáp ứng được ngay nhu cầu vốn của DNNVV, vì vậy các DNNVV rất cần sự tài trợ vốn từ bên ngoài Các nguồn tín dụng không chính thức thì có số tiền hạn chế và lãi vay cao, cũng như tiềm n nhiều rủi ro,… Do vậy, vốn tín dụng ngân hàng vẫn là một lựa chọn để DNNVV giải quyết bài toán thiếu vốn của mình So với các kênh huy động khác, vốn tín dụng ngân hàng có ưu điểm vượt trội đó là có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của DNNVV trong một thời gian ngắn,
và khoản vay nợ này không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của DNNVV
Thứ hai, vốn tín dụng ngân hàng giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNNVV sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong thời gian nhất định cũng như
để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình NHTM không chỉ giúp DNNVV có được nguồn tài chính lớn, kịp thời để sản xuất kinh doanh mà còn cung cấp các giải pháp tài chính thích hợp, tạo nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp Với cơ chế giám sát tình hình sử dụng vốn của DNNVV, NHTM cũng góp phần tư vấn và thúc
Trang 33đ y DNNVV nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập vững chắc vị thế của DNNVV trên thị trường Đồng thời, cùng với cơ chế giám sát tài chính đối với khoản vay, NHTM cũng phát triển và khai thác các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các DNNVV, giảm các giao dịch bằng tiền mặt, góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế
Thứ ba, vốn tín dụng ngân hàng là động lực thúc đẩy các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xác lập uy tín và định vị thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường
Để tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng trước hết DNNVV phải sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo được tính minh bạch hóa thông tin, phải có dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ Trong quá trình vay vốn, DNNVV chịu áp lực trả nợ gốc và lãi cho NHTM, điều này buộc các DNNVV phải nâng cao công tác quản lý tài chính, bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh cũng phải được nâng cao nhằm đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cần thiết đáp ứng yêu cầu sinh lợi của doanh nghiệp, hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho NHTM đúng hạn Trong quan hệ tín dụng giữa NHTM và DNNVV thì NHTM vừa là người cho vay, vừa là người tư vấn để đảm bảo DNNVV sản xuất kinh doanh hiệu quả, tích lũy nguồn trả nợ cho NHTM Do đó, NHTM luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của DNNVV, NHTM để có thể góp ý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV, từ đó tư vấn giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.6 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV:
Thuật ngữ “khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng” đã được một số nghiên
cứu đề cập tới, tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra khái niệm đầy đủ về thuật ngữ này Căn cứ vào một số đề tài khoa học, các luận văn, luận án bảo
vệ trước đây trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của DNNVV được hiểu như sau: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
Trang 34hàng của DNNVV là việc DNNVV có thể vay được tiền của NHTM khi có nhu cầu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng DNNVV:
Từ kết quả tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại các NHTM thành ba nhóm
2.1.7.1 Nhóm các nhân tố thuộc về DNNVV:
Thứ nhất, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn
Trình độ của người lao động, đặc biệt là của chủ DNNVV là nhân tố khiến NHTM lo ngại khi cấp tín dụng cho DNNVV Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố căn bản quyết định đến sự thành công của DNNVV Những doanh nhân có nền tảng giáo dục cao ít gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
vì họ có khả năng quản lý, khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn, trình bày thông tin tài chính, kế hoạch kinh doanh và duy trì mối quan hệ với NHTM tốt hơn, ngày càng giúp DNNVV hoạt động hiệu quả hơn Khi chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm và trình độ thì khả năng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng sẽ cao hơn
Thứ hai, mối quan hệ của doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp cần duy trì để góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là mối quan hệ với NHTM, chính quyền địa phương, và các doanh nghiệp khác,… Khi các DNNVV có ít mối quan hệ thì dẫn đến các NHTM thiếu tin tưởng DNNVV khi cấp tín dụng và đặt mối quan hệ tín dụng lâu dài
Khi DNNVV có mối quan hệ tốt với NHTM sẽ giúp NHTM có nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp, giúp cho NHTM nắm được tình hình tài chính và kiểm soát dòng tiền của DNNVV, qua đó giám sát và đảm bảo khả năng trả nợ của DNNVV, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM Mối quan hệ này thể hiện việc DNNVV thường
Trang 35xuyên có các giao dịch, sử dụng các dịch vụ của NHTM thì sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với NHTM ngắn thì NHTM sẽ thiếu các thông tin minh bạch về DNNVV, thiếu sự tin tưởng khi NHTM xem xét cấp tín dụng cho DNNVV Mặt khác, các NHTM không chỉ mong muốn các DNNVV vay vốn mà còn quan tâm đến việc DNNVV sử dụng các dịch vụ khác của NHTM như trả lương qua thẻ, chuyển tiền,… do đó, đối với các DNNVV có quan hệ sử dụng nhiều dịch vụ với NHTM sẽ được NHTM tin tưởng hơn, việc tiếp cận vốn cũng sẽ dễ dàng hơn Mối quan hệ lâu dài giữa NHTM và DNNVV
sẽ giảm bớt các vấn đề thông tin bất cân xứng, tạo ra tự tin tưởng giữa hai bên
Mối quan hệ với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp khác,… sẽ giúp DNNVV dễ dàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư, những chính sách ưu đãi của nhà nước,… Đồng thời, thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, gặp gỡ giữa cơ quan quản lý nhà nước và DNNVV sẽ giúp DNNVV chớp được các cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các điều kiện cấp tín dụng của NHTM
Ngoài ra, khi tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp cũng giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn Các hiệp hội doanh nghiệp sẽ là cầu nối giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Hiệp hội doanh nghiệp sẽ liên kết với NHTM để lấy thông tin về các chương trình, khoản vay ưu đãi đến DNNVV, ngoài ra hiệp hội doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về năng lực tài chính, uy tín của doanh nghiệp thành viên cho NHTM trong quá trình th m định và cấp tín dụng, cũng như giới thiệu các thành viên có năng lực tài chính tốt, uy tín trong việc sử dụng vốn để NHTM xem xét cấp tín dụng
Thứ ba, tài sản đảm bảo
Một trong những lý do dẫn đến việc DNNVV khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là do thiếu tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài
Trang 36sản không minh bạch, DNNVV có tài sản thế chấp có giá trị và có tính thanh khoản cao là một lợi thế trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng NHTM thường dựa vào tài sản đảm bảo để cấp tín dụng cho DNNVV nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho NHTM trong trường hợp DNNVV không trả được nợ Mặt khác, giúp DNNVV có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm túc những điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng
Thứ tư, khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp được thể hiện thông qua tính khả thi của dự
án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh vay vốn, quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
(1) Tính khả thi của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh
Khi dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV khả thi thì NHTM
sẽ dựa vào đó để quyết định cấp tín dụng, quy mô tín dụng DNNVV sẽ được mở rộng Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM
Căn cứ vào dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV, cùng với các dữ liệu về mặt hàng kinh doanh, các đối tác của DNNVV, ngành nghề kinh doanh
và thế mạnh của DNNVV, các NHTM sẽ đánh giá tính khả thi, dự đoán được liệu dự
án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV có tạo ra dòng tiền trong tương lai để trả nợ cho NHTM hay không Nếu DNNVV kinh doanh mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp và sản ph m mà DNNVV dự kiến tạo ra đang thu hút sự quan tâm của thị trường thì việc NHTM đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV trở nên dễ dàng hơn
(2) Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của DNNVV được đánh giá qua tiêu chí về vốn, tài sản, số lao động hằng năm Quy mô của DNNVV ảnh hưởng đáng kể đến năng lực tài chính của doanh
Trang 37nghiệp, do đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của NHTM
Vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để NHTM đánh giá tiềm lực tài chính của DNNVV, chỉ tiêu này phản ánh khả năng gánh chịu thua lỗ và uy tín kinh doanh của DNNVV DNNVV muốn sản xuất kinh doanh hiệu quả thì phải cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay Mặt khác, NHTM cũng sẽ chỉ cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu vốn của DNNVV Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh càng cao thì NHTM càng tin tưởng hơn khi cấp tín dụng cho DNNVV
Tổng tài sản của DNNVV bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Khi th m định, các NHTM sẽ quan tâm nhiều hơn đến tài sản lưu động vì tài sản lưu động càng lớn thì càng thể hiện năng lực của DNNVV và khả năng trả nợ sẽ được bảo đảm hơn Giá trị tài sản càng lớn chứng tỏ DNNVV có mức độ đầu tư cao, DNNVV đang có một thực lực về tài chính, khả năng huy động vốn đầu tư tốt, lợi nhuận tích lũy để đầu
tư cao, cơ hội kinh doanh nhiều, nguồn thu tương lai tốt Với quy mô tài sản lớn, DNNVV sẽ dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
(3) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu DNNVV có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, doanh thu, lợi nhuận không tăng, thì rất khó thuyết phục được NHTM đồng ý tài trợ vốn Khi DNNVV hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì DNNVV mới có khả năng thực hiện đúng các cam kết với NHTM
Đối với những DNNVV có lợi nhuận tăng trưởng tốt và ổn định, sẽ được NHTM ưu tiên cấp tín dụng Lợi nhuận DNNVV tăng đồng nghĩa với việc DNNVV làm ăn có hiệu quả hơn năm trước, có khả năng sinh lời cao, đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM đầy đủ, đúng hạn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn Ngoài ra, khi DNNVV đã có thương hiệu, thì ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro từ thị trường sẽ được NHTM ưu tiên cấp tín dụng,
Trang 38được hưởng mức lãi suất thấp hơn Đối với những DNNVV mới thành lập, thương hiệu chưa có thì các NHTM phải th m định chặt chẽ hơn khi cấp tín dụng
Thứ năm, sự minh bạch tài chính của doanh nghiệp
Hệ thống thông tin tài chính kế toán tốt và đáng tin cậy là điều kiện cần thiết
để các nhà đầu tư góp vốn vào DNNVV Khi sự minh bạch tài chính của DNNVV thấp sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng, kết quả là thông tin về tình hình tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng lợi nhuận của DNNVV có thể được phản ánh không đầy đủ hoặc thiếu chính xác Điều này cản trở việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, do thông tin bất cân xứng nên NHTM sẽ tăng lãi suất để bù đắp rủi ro hoặc hạn chế cấp tín dụng DNNVV có báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn
Thứ sáu, lịch sử vay nợ của doanh nghiệp
Một tỷ số nợ hợp lý sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV, qua đó cũng thể hiện được uy tín của DNNVV Các DNNVV có tỷ lệ nợ thấp thì mức độ bảo vệ chủ nợ càng cao, khả năng tự chủ tài chính tốt Nếu DNNVV
có tỷ lệ nợ cao sẽ làm DNNVV chịu áp lực thanh toán từ nhiều phía, từ đó làm giảm khả năng vay vốn NHTM Do đó, khi th m định các NHTM luôn chú trọng đến các khoản nợ của DNNVV để đảm bảo rằng DNNVV có khả năng thanh toán các khoản
nợ hiện hành cũng như khoản vay vốn của NHTM khi đến hạn Ngoài ra, để có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng thì các DNNVV phải đảm bảo không có nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM, trường hợp doanh nghiệp đang có nợ quá hạn, nợ xấu tại NHTM khác, DNNVV có thể sẽ bị NHTM từ chối cấp tín dụng
2.1.7.2 Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
Thứ nhất, chính sách tín dụng đối với DNNVV
Chính sách tín dụng của NHTM đối với DNNVV quy định về trình tự xử lý các bước trong một quy trình cấp tín dụng cho DNNVV, nhằm đảm bảo tính thống nhất
Trang 39thực hiện trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng gồm: (1) Xác định thị trường tín dụng mục tiêu của NHTM; (2) Quy định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tín dụng tham gia trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng; (3) Quy định những thủ tục, hồ sơ, quy trình th m định và ra quyết định cấp tín dụng; (4) Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí, thời hạn vay vốn và kỳ hạn trả nợ; (5) Hạn mức cấp tín dụng đối với từng ngành, từng danh mục đầu tư; (6) Quy định các sản ph m tín dụng cung cấp cho DNNVV;…
Khi chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, hợp lý, hài hòa lợi ích giữa NHTM và DNNVV sẽ giúp cho DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, qua đó giúp NHTM mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho NHTM
Khi mục tiêu hướng tới của các NHTM là các doanh nghiệp lớn thì sẽ bỏ rơi phân khúc dành cho DNNVV, các NHTM cũng chưa thực sự quan tâm đối với DNNVV do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động lớn Điều
đó đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ không mặn mà trong việc cấp tín dụng cho DNNVV, khiến việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV càng trở lên khó khăn
Để giảm bớt rủi ro mất vốn, NHTM thường thắt chặt các chính sách tín dụng đối với nhóm DNNVV Các sản ph m tín dụng của NHTM thường không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của DNNVV về thời gian vay vốn, hình thức đảm bảo tiền vay,… do DNNVV thường hoạt động nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau
sẽ có mức độ rủi ro khác nhau và có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV
Thứ hai, các khoản chi phí DNNVV phải trả để có được quyền sử dụng vốn của NHTM
Trang 40Để có được quyền sử dụng vốn của NHTM, DNNVV phải trả những khoản chi phí như chi phí lãi vay, các khoản phí kèm theo khi vay vốn, chi phí hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các khoản chi phí khác mà DNNVV phải bỏ ra để có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng
Lãi suất cho vay là cái giá mà DNNVV phải trả cho NHTM để có được quyền sử dụng vốn tín dụng ngân hàng trong một thời gian nhất định Với mức lãi suất cho vay hợp lý sẽ giúp DNNVV tiết kiệm được chi phí lãi vay, khuyến khích DNNVV vay vốn
để mở rộng sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng kinh tế Lãi suất cho vay DNNVV ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách điều chỉnh lãi suất của NHNN, khi lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng và ngược lại Khi lãi suất cho vay cao thì DNNVV khó có thể lựa chọn
sử dụng vốn vay ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó làm giảm khả năng hấp thụ vốn vay Khi đó, các DNNVV sẽ chuyển hướng sang các nguồn vốn không chính thức khác như vay người thân, vay doanh nghiệp khác,… Ngoài ra, chính sách lãi suất thả nổi của NHTM cũng có thể gây khó khăn cho DNNVV, khi lãi suất biến động ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của DNNVV, trong một số trường hợp khi lãi suất vay cao hơn khả năng sinh lời của DNNVV, làm DNNVV ngày càng thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi cho NHTM
Để có quyền sử dụng vốn vay của NHTM, ngoài các khoản phí theo quy định của mỗi NHTM như phí hồ sơ, phí th m định tài sản,… DNNVV còn phải mất phí công chứng, phí đăng ký giao dịch bảo đảm,… Hoặc mất chi phí thuê tư vấn của các bên liên quan để thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng của NHTM Nếu thủ tục, điều kiện cấp tín dụng không rõ ràng, cán bộ tín dụng không tư vấn tốt thì DNNVV có thể mất thêm nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc để có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng
Ngoài ra, thủ tục cho vay tại các NHTM là nhân tố quyết định đến thời gian và chi phí của DNNVV để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, nếu thủ tục cho vay rườm rà,