1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Đánh giá khả năng cố Định dioxin trong Đất của cỏ vetiver tại khu vực phía tây nam (pacer ivy) sân bay biên hòa, tỉnh Đồng nai

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khả năng cố Định dioxin trong Đất của cỏ vetiver
Tác giả Nguyễn Thị Lợi
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thúy Hường, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Địa chất môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Nghiên cứu Đánh giá khả năng cố Định dioxin trong Đất của cỏ vetiver tại khu vực phía tây nam (pacer ivy) sân bay biên hòa, tỉnh Đồng nai

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

*******

Nguyễn Thị Lợi

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH DIOXIN TRONG ĐẤT CỦA CỎ VETIVER TẠI KHU VỰC PHÍA TÂY NAM (PACER IVY)

SÂN BAY BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

*******

Nguyễn Thị Lợi

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH DIOXIN TRONG ĐẤT CỦA CỎ VETIVER TẠI KHU VỰC PHÍA TÂY NAM (PACER IVY)

SÂN BAY BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Địa chất môi trường

Mã số: 8440201.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ THỊ THÚY HƯỜNG

PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ

Hà Nội – Năm 2022

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Thị Thúy Hường và PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà, nội dung không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, và đúng qui cách

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Lợi

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm Luận văn Thạc sỹ, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS Ngô Thị Thúy Hường – Trường Đại học Phenikaa và PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà – Khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các cô đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – là những người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong quá trình làm nghiên cứu khoa học

Em xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Phòng Địa chất Kinh tế và Địa Tin học đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thực địa lấy mẫu và thu thập số liệu cho luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn an chủ nhiệm Dự án “Ứng dụng cỏ Vetiver ở quy

mô thực tế nhằm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất tại sân bay Biên Hòa” thuộc

chương trình PEER Cycle 6, của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) (AID-OAA-A-11-00012; 2018-2020) do TS Ngô Thị Thúy Hường làm chủ nhiệm

đã cho phép em sử dụng nguồn số liệu của Dự án để hoàn thành nghiên cứu này

Qua đây em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân em đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong quá trình học hỏi và nghiên cứu song luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định nên

em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lợi

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.1 Các vấn đề tổng quan về dioxin 4

1.1.1 Dioxin và nguồn gốc hình thành của chúng 4

1.1.2 Đặc điểm tính chất của dioxin và sự lan tỏa của dioxin trong môi trường 4

1.1.3 Hiện trạng, mức độ ô nhiễm dioxin trên thế giới và ở Việt Nam 7

1.2 Các biện pháp xử lý, cố định và chống lan tỏa dioxin trong đất 13

1.2.1 Trên thế giới 13

1.2.2 Tại Việt Nam 14

1.3 Tổng quan về cỏ Vetiver 15

1.3.1 Đặc điểm cây cỏ Vetiver 15

1.3.2 Tình hình nghiên cứu việc ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý môi trường và chống lan tỏa chất ô nhiễm 17

1.4 Giới thiệu về sân bay Biên Hòa 19

1.4.1 Vị trí địa lý 19

1.4.2 Đặc điểm tự nhiên 20

1.4.2.1 Đặc điểm khí hậu 20

1.4.2.2 Đặc điểm địa hình, chế độ thủy văn 21

1.4.2.3 Đặc điểm thổ nhưỡng và trầm tích 22

1.4.3 Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực thành phố Biên Hòa 22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Khu vực nghiên cứu 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 6

iv

2.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 26

2.2.2 Phương pháp thực nghiệm 27

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu 31

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 36

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Đánh giá sự thay đổi của thành phần cơ giới và hóa lý của đất theo thời gian trong lô thí nghiệm và lô đối chứng tại khu vực nghiên cứu 37

3.1.1 Thành phần cơ giới đất 37

3.1.2 Độ bền kết cấu đất ướt 41

3.1.3 Thành phần lý hóa của đất 42

3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của vỏ Vetiver trên đất nhiễm dioxin 45

3.2.1 Sự tăng trưởng về chiều cao của cỏ Vetiver tại khu vực nghiên cứu 45

3.2.2 Sự tăng trưởng về số nhánh và chu vi khóm của cỏ Vetiver trong các lô thí nghiệm 47

3.3 Khả năng chống rửa trôi và lan tỏa dioxin của cỏ Vetiver 50

3.3.1 Khối lượng bùn chảy thu được từ các lô thí nghiệm theo thời gian 50

3.3.2 Biến động hàm lượng Dioxin trong mẫu bùn 53

3.3.3 Biến động hàm lượng Dioxin trong đất, mẫu rễ và chồi của cỏ Vetiver 56

3.4 Hiệu quả chống lan tỏa và cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver tại khu vực nghiên cứu 57

3.5 Đánh giá khả năng cố định và chống lan toả dioxin trong đất nhiễm của cỏ Vetiver 59

3.5.1 Vai trò của sự thay đổi thành phần cơ lý và độ bền kết cấu đất ướt 59

3.5.2 Vai trò của thảm phủ 62

3.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 74

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG

ảng 2-1 Tọa độ các điểm mốc khu vực thí nghiệm 24 ảng 3-1: Kết quả sự tăng trưởng về chiều cao của cỏ Vetiver theo thời gian 45 ảng 3-2: Khối lượng bùn chảy (kg) thu được từ các lô thí nghiệm theo thời gian 50 ảng 3-3: Hàm lượng dioxin (ppt TEQ) trong mẫu bùn thu được ở các lô trồng cỏ 53 ảng 3-4: Hàm lượng dioxin (ppt TEQ) trong mẫu bùn thu được ở các lô không trồng cỏ 54 ảng 3-5: Tính toán tổng lượng dioxin trong đất, trong bùn bị rửa trôi (ppt TEQ) và hiệu quả chống lan tỏa dioxin của cỏ Vetiver 58

Trang 8

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Hình ảnh cỏ Vetiver 16

Hình 1-2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu 20

Hình 2-1 Khu vực nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm được lựa chọn 25

Hình 2-2: Mô hình thí nghiệm và vị trí lấy mẫu đất và mẫu bùn 28

Hình 2-3: San gạt các lô thí nghiệm 28

Hình 2-4: Quy trình phân tích dioxin và furan (PCDD/Fs) trong mẫu rắn 32

Hình 3-1: Tỷ lệ thành phần cấp hạt sạn sỏi trong đất 37

Hình 3-2: iểu đồ biểu diễn tỷ lệ thành phần cấp hạt cát trong đất 38

Hình 3-3: Tỷ lệ thành phần cấp hạt mịn trong đất 39

Hình 3-4: iến động độ bền kết cấu đất ướt của các lô thí nghiệm theo thời gian 41

Hình 3-5: iểu đồ chất hữu cơ trong đất 43

Hình 3-6: iểu đồ Các bon hữu cơ tổng số trong đất 44

Hình 3-7: iểu đồ sinh trưởng của cỏ Vetiver theo thời gian 47

Hình 3-8: Sự gia tăng về số lượng nhánh cỏ/khóm cỏ theo thời gian 48

Hình 3-9: Sự tăng trưởng về kích thước chu vi khóm cỏ theo thời gian 49

Hình 3-10: iểu đồ khối lượng bùn chảy thu được từ các lô thí nghiệm theo thời gian 51

Hình 3-11: iểu đồ biến động nồng độ dioxin trong các mẫu bùn 56

Trang 9

OM Organic matter: Chất hữu cơ trong đất

OCDD Octa-Chlorinated Dibenzo-p-Dioxin

PCBs Polychlorinated biphenyls

PCDD/Fs Polychlorinated dibenzo-p-dioxins/dibenzofurans

TEQ Toxic Equivalent: chỉ số độ độc tương đương

TOC Total organic cacbon: Cacbon hữu cơ tổng số

USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States

Agency for International Development)

US EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (United States

Environmental Protection Agency)

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations

Environment Programme) WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organiztion)

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc màu da cam do chiến tranh để lại (Westing, 1984; Cecil, 1986; Gough, 1986) Từ năm 1961 đến năm

1971, trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã phun rải xuống miền Nam Việt Nam gần 80 triệu lít chất diệt cỏ gồm các chất: da cam, trắng, xanh mạ, tím, hồng, xanh lá cây (Alvin L Young, 2012) Trong đó, chất nguy hiểm nhất là chất da cam

do có lẫn các chất thuộc nhóm dioxin Chất da cam ở nồng độ cao là các chất độc đối với thực vật, gây rụng lá cây và chết cây, còn dioxin thì không gây ảnh hưởng tới thực vật ở nồng đồ thấp và trung bình, nhưng lại là một tác nhân siêu độc đối với động vật và con người (Văn phòng an chỉ đạo 33, 2013) Dioxin tồn dư trong môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe con người Dioxin không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người nhiễm, có thể gây nên các bệnh như: ung thư, suy giảm miễn dịch, các bệnh nội tiết, biến chứng sinh sản,… và còn ảnh hưởng đến thế

hệ sau khi là tác nhân gây quái thai, dị dạng bẩm sinh ở thai nhi Vì vậy, việc xử lý dioxin tồn lưu trong môi trường, cũng như cố định chúng trong đất, hạn chế sự lan tỏa của chúng ra môi trường xung quanh là hết sức quan trọng và có tính cấp thiết

Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của chính phủ Mỹ, đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý dioxin bằng các phương pháp hiện đại như chôn lấp tích cực, nghiền bi, công nghệ xử lý vi sinh và công nghệ giải hấp nhiệt tại các mố Các biện pháp xử lý này rất phức tạp, đòi hỏi chi phí lớn và yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ phù hợp trong xử lý các điểm nóng với hàm lượng dioxin cao ở quy mô vừa và nhỏ Vì vậy, song song với việc phát triển các công nghệ xử lý thân thiện với môi trường và hiệu quả, việc nghiên cứu, tìm ra các biện pháp, công nghệ cố định và chống lan tỏa

ô nhiễm dioxin trong đất ra môi trường xung quanh, hạn chế sự lan truyền của dioxin vào các chuỗi thức ăn và gây tác động xấu đến sức khỏe người dân là rất cần thiết

Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường bằng sử dụng thực vật là một phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, có giá trị về mặt sinh thái và thân thiện với môi

Trang 11

2

trường (Campanella và nnk, 2002; Nwoko, 2010) Tuy nhiên, công nghệ cố định và chống lan tỏa dioxin hiện chưa được quan tâm đúng mức Trong các loài thực vật,

cỏ Vetiver là một loại cây được biết đến với tính ưu việt trong việc xử lý các vấn đề

về ô nhiễm môi trường nước và đất như ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng, thuốc diệt

cỏ, thuốc trừ sâu… Cỏ Vetiver đã được thử nghiệm nghiên cứu lần đầu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất và cho thấy cỏ này có khả năng giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất (Ngô Thị Thúy Hường, 2016) Vậy, cỏ Vetiver có khả năng

cố định dioxin trong đất, hạn chế lan tỏa ô nhiễm dioxin ra môi trường xung quanh hay không? Đó là câu hỏi mà học viên mong muốn tìm ra câu trả lời thông qua nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá khả năng cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver tại khu vực phía Tây Nam (Pacer Ivy) sân bay iên Hòa, tỉnh Đồng Nai”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được khả năng cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver tại khu vực phía Tây Nam sân bay Biên Hòa;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver

3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định và đánh giá sự thay đổi của thành phần cơ giới và hoá lý của đất trong lô thí nghiệm có trồng cỏ so với lô đối chứng;

- Đánh giá khả năng cố định và chống lan tỏa dioxin của cỏ Vetiver;

- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

- Về thời gian: Nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu giai đoạn từ tháng 10 năm 2018 – đến tháng 4 năm 2021

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành ba chương chính:

Chương 1: Tổng quan về nội dung nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 13

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 Các vấn đề tổng quan về dioxin

1.1.1 Dioxin và nguồn gốc hình thành của chúng

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất có chung cấu trúc hóa học nhất định, tùy thuộc vào số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên

tử này, dioxin có 75 đồng phân PCDDs (polychlorinated dibenzo para dioxin) và

135 đồng phân PCDFs (polychlorinated dibenzofurans) Các hợp chất nhóm polychlorinated biphenyls (PCBs) cũng có đặc tính độc tương tự dioxin, với khoảng

419 hợp chất hóa học nhưng chỉ có khoảng 30 hợp chất có tính độc cao, đặc biệt nguy hiểm Trong các đồng phân thì 2,3,7,8-tetraclorodibenzo-p-dioxin (gọi tắt là 2,3,7,8-TCDD), được coi là chất độc nhất

Nguồn gốc hình thành của các chất dioxin: Dioxin không tự nhiên sinh ra mà

nó được hình thành từ các hoạt động nhân sinh như: Quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa Clo như chất diệt cỏ 2,4,5-T hay các chất bảo quản gỗ Pentaclophenol; Quá trình đốt cháy các chất, các vật liệu hữu cơ chứa Clo ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra dioxin như đốt cháy các loại rác thải; quá trình tẩy trắng bột giấy bằng các chất oxy hóa chứa Clo

Riêng ở Việt Nam ngoài nguồn dioxin từ công nghiệp và đốt rác thải thì một lượng lớn dioxin tồn lưu trong môi trường hiện nay là do hậu quả từ chiến tranh để lại Trong chiến tranh ở Việt Nam, chất da cam/dioxin được quân đội Mỹ sử dụng

và gây ô nhiễm môi trường qua 2 chiến dịch lớn là chiến dịch “Ranch Hand” và chiến dịch thu hồi (Pacer Ivy) Có thể phân loại các khu vực bị nhiễm dioxin ở Việt Nam thành hai loại: các khu vực bị phun rải; những nơi lưu trữ để nạp lên máy bay

đi phun rải và tẩy rửa sau phun rải (chủ yếu là các sân bay quân sự)

1.1.2 Đặc điểm tính chất của dioxin và sự lan tỏa của dioxin trong môi trường

Dioxin có 75 đồng phân PCDDs, trong đó có 7 chất đồng loại độc và 135 đồng phân PCDFs với 10 chất đồng loại độc Tính độc của các hợp chất dioxin là

Trang 14

 Khả năng hòa tan tốt trong các chất hữu cơ và chất béo

 Có ái lực liên kết với các chất hữu cơ trong đất và bùn đáy rất cao (log

KOC = 6,4 - 7,6 đối với 2,3,7,8-Cl4DD) (Mackay và nnk, 1992)

ên cạnh đó, các hợp chất này còn bền về mặt vật lý và hóa học, có nhiệt độ nóng chảy cao Các hợp chất PCB duy trì sự ổn định ở nhiệt độ 700°C, nhưng khi nhiệt độ tăng lên 750°C thì hàm lượng PC giảm xuống và sự hình thành PCDFs (Cl4DF) đạt cực đại (Rubey và nnk, 1985) Theo Võ Quý và Võ Thanh Sơn (2013) trong quá trình đốt rác và sản xuất các chất hữu cơ chứa clo ở nhiệt độ 750–900°C, dioxin vẫn được hình thành và nó chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ lớn hơn 1.200–1.400°C

Khi ở trong môi trường thì các hợp chất dioxin dễ dàng luân chuyển giữa nước, không khí và đất Chúng có thể được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới do dioxin phát tán vào không khí, tuy nhiên trong không khí nồng độ dioxin thường thấp, nó bám vào các hạt bụi lơ lửng và di chuyển theo chiều gió, phát tán đi các nơi rất xa nguồn thải

Dioxin với đặc tính là các chất hữu cơ bền vững, khó phân hủy và hầu như không tan trong nước nên nồng độ dioxin trong nước rất thấp, trong môi trường nước, dioxin bám vào các hạt đất, bùn lơ lửng, tích tụ lâu dài trong đất và trầm tích Đặc biệt dioxin tích tụ, lan truyền trong chuỗi thức ăn như bám trên bề mặt các bộ phận thực vật như rễ bèo, rễ rau muống nước, củ sen,… và đặc biệt tích tụ nhiều vào cơ thể các loài động vật sống dưới nước, nhất là cá và một số mắt xích thức ăn

Trang 15

6

khác, cuối cùng là con người (WHO, 2007) Dioxin là một loại chất cực độc, với liều lượng rất thấp cỡ 14 - 37 phần tỷ miligam trên 1 kg thể trọng trong 1 ngày (24 giờ) đã gây tác hại đối với con người (Văn phòng an chỉ đạo 33, 2013) Khi dioxin xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường tiêu hóa và hô hấp do đặc tính dễ tan trong các mô mỡ, dioxin dễ dàng thấm qua màng ruột và phổi để vào hệ tuần hoàn Khi tiếp xúc với dioxin ở hàm lượng cao trong thời gian ngắn sẽ gây tổn thương da, ví dụ chứng đen da loang lổ, làm thay đổi chức năng gan Các phơi nhiễm lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, thần kinh, hệ thống nội tiết và chức năng sinh sản, có thể dẫn đến các bệnh ung thư, khiếm khuyết về sinh sản Dioxin không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người nhiễm, gây mắc các bệnh như trên

mà nó còn ảnh hưởng đến thế hệ sau như gây quái thai và dị dạng bẩm sinh ở thai nhi

PCDDs/PCDFs và PCBs đã được nghiên cứu trên cơ thể động vật và được chứng minh rằng có liên quan đến gây đột biến gen và các bệnh ung thư Một trong những thông số quan trọng để đánh giá độ bền vững của dioxin trong các đối tượng khác nhau là thời gian bán hủy Thời gian bán hủy (T/2) của dioxin cao hơn nhiều

so với các hợp chất hữu cơ khác, thời gian bán hủy của chúng có thể biến động khác nhau tùy theo môi trường và điều kiện cụ thể Trong cơ thể sinh vật, thời gian bán phân hủy là từ 7-12 năm, cụ thể thời gian bán phân hủy của 2,3,7,8-TCDD là 8,5 năm trong cơ thể con người (Michalek và nnk, 1996) Trong cặn đáy dioxin có thể tồn tại hàng trăm năm (Gough và nnk, 1986)

Dioxin từ các điểm nóng có thể lan truyền ra các khu vực lân cận Dioxin có thể lan truyền trong không khí do gió cuốn bụi nhiễm dioxin từ vùng ô nhiễm, tuy nhiên lượng này rất thấp Sự lan truyền dioxin chủ yếu theo đường nước mưa bào mòn và cuốn trôi đất nhiễm dioxin ra ao hồ, sông suối và xa hơn nữa là ra biển Do

đó, việc tìm ra biện pháp cố định dioxin trong đất, ngăn ngừa sự lan tỏa dioxin ra môi trường xung quanh là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

Trang 16

7

1.1.3 i trạ ức đ i di i tr t i i v i t

1.1.3.1 Trên thế giới

Ở nhiều quốc gia trên Thế giới, dioxin đã từng được phát hiện có lẫn trong

một số chất diệt cỏ với hàm lượng thấp, ở nguồn thức ăn chăn nuôi làm tăng hàm

lượng dioxin trong sữa hoặc thức ăn,…Việc này đã gây ra những hậu quả vô cùng lớn Cuối năm 2008, Ireland đã thu hồi nhiều tấn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn

khi phát hiện tới 200 lần mức giới hạn an toàn của dioxin trong mẫu thịt lợn Điều

này đã dẫn đến một trong những vụ thu hồi thực phẩm lớn nhất liên quan đến ô

nhiễm hóa chất Đánh giá rủi ro Ireland cho thấy không có mối nguy hay rủi ro nào

về sức khỏe cộng đồng Sự ô nhiễm được bắt nguồn từ thức ăn chăn nuôi bị ô

nhiễm

Ở ỉ: Năm 1999 hàm lượng dioxin cao đã được tìm thấy trong một số loại

thịt gia cầm, trứng ở ỉ Nguyên nhân được xác định là do thức ăn chăn nuôi bị

nhiễm dầu thải công nghiệp có PC thải bỏ trái phép

Ở Seveso, Ý: Vào năm 1976, một lượng lớn dioxin đã được thải ra trong một

vụ tai nạn nghiêm trọng tại một nhà máy hóa chất tại đây Một đám mây hóa chất

độc hại, bao gồm TCDD được phát tán vào không khí và làm ô nhiễm khu vực rộng

khoảng 15 km2, nơi có 37.000 người sinh sống

Khu vực vịnh Jackfish ở bờ phía ắc của hồ Thượng: Tại khu vực này đã thu

thập được những chất lắng bề mặt có chứa hàm lượng trung bình của TCDF

(khoảng 2,4 – 6,223 pg/g) và các chất cùng loại OCDD (12-250 pg/g) và hàm lượng

vết (<60 ppt) của các chất cùng loại khác (Sherman và nnk, 1990) Nguyên nhân có

thể do phát sinh từ nhà máy sản xuất bột giấy ở khu vực này Những nhóm chất

cùng loại này chiếm ưu thế trong tất cả những trầm tích ở độ sâu khác nhau - là

những nơi có các hàm lượng có thể phát hiện được trong hiện tại Những nhóm chất

HpCDD, PeCDF và HpCDF phát hiện ở hàm lượng thấp Nhóm chất HpCDF cho

thấy rằng hàm lượng ở mức tương đối cao và giảm một cách đột ngột xuống dưới

Trang 17

có các OCDF được phát hiện (nồng độ trung bình là 43 ppt) OCDD được phát hiện trong các mẫu đất trồng trọt ở nông thôn với nồng độ trung bình là 30 ppt Các mẫu đất lấy từ vùng đất công viên ngoại ô có tăng các hàm lượng từ HpCDD đến OCDD

và PeCDF đến OCDF Hàm lượng TCDF cao nhất trong số tất cả các nhóm chất cùng loại CDF phát hiện trong mẫu đất với giá trị trung bình khoảng 29 ppt

Ở bang Missouri: Sự ô nhiễm 2,3,7,8-TCDD cũng đã được nghiên cứu trong các mẫu đất ở bang Missouri Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong các mẫu đất trên toàn bộ lãnh thổ Missouri đều bị ô nhiễm 2,3,7,8-TCDD với hàm lượng khoảng

từ 30 đến 1750 ppb và nơi bị ô nhiễm nặng là tại Times Beach, MO với hàm lượng 2,3,7,8-TCDD từ 4,4 đến 317 ppb (Tiernan và nnk, 1985) Hàm lượng 2,3,7,8-TCDD trong những mẫu đất lấy từ bên lề đường ở Times Beach, MO trong một nghiên cứu khác cho thấy khu vực này bị nhiễm 2,3,7,8-TCDD với hàm lượng trong khoảng 0,8-274 ppb, do khu vực này bị phun dầu thải có chứa CDD

1.1.3.2 Tại Việt Nam

Dioxin được sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu trong công nghiệp như: Sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa clo; quá trình đốt cháy (đốt rác thải thành phố, rác thải công nghiệp, đốt than,…) Riêng ở Việt Nam, ô nhiễm dioxin chủ yếu do hậu quả của chiến tranh để lại Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã

Trang 18

9

tiến hành cuộc chiến tranh hóa học kéo dài từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã

sử dụng gần 80 triệu lít chất diệt cỏ để phun rải xuống miền Nam Việt Nam trong chiến dịch Ranch Hand Các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất độc hóa học

là Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam ộ và Tây Nam Bộ; trong đó miền Đông Nam ộ là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chiếm 56% diện tích tự nhiên bị phun rải chất độc hóa học Những nơi bị phun rải chất da cam nhiều nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn đi qua các huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Sa Thầy và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum);

và khu vực miền Đông Nam ộ có chiến khu C, Bời Lời (tỉnh Tây Ninh); chiến khu

Đ, Tam Giác Sắt (tỉnh ình Dương); Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)

Mức độ ô nhiễm dioxin trong đất rừng Việt Nam được đánh giá thông qua các nghiên cứu được tiến hành tại khu vực bị phun rải chất độc hóa học điển hình ở miền Trung là huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế từ những năm 1996 đến 1999 Mức

độ ô nhiễm dioxin trong đất tại A Lưới trong những năm 1990, tức là khoảng 2 thập

kỉ sau khi cuộc chiến tranh hóa học kết thúc, vẫn còn tương đối nghiêm trọng Các điểm ô nhiễm nặng nhất là Sơn Thủy, A So, Tà Bạt, Phú Vinh nằm trong thung lũng

A Lưới, đây là các xã đã từng có sân bay quân sự của Mỹ hoặc có các khu vực bị phun rải chất độc da cam Tỉ lệ rất cao của các PCDDs trên tổng PCDD/Fs, cũng như tỉ lệ 2,3,7,8TCDD đóng góp vào TEQ trên 80 đến 99% đã chỉ ra nguồn phát thải các dioxin vào môi trường tại khu vực này là do hoạt động phun rải chất khai quang

Các nghiên cứu của Bộ Quốc phòng từ năm 1993 đến 2003 cho thấy: đã phát hiện đuợc 3 điểm nóng dioxin là các vùng đất nằm trong các sân bay quân sự: sân bay Ðà Nẵng thuộc thành phố Ðà Nẵng, sân bay Biên Hòa thuộc tỉnh Ðồng Nai và sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Ðịnh Ðây là các khu vực truớc đây quân đội Mỹ

sử dụng làm nơi tàng trữ các chất diệt cỏ, nạp chất diệt cỏ lên máy bay để di phun rải, rửa máy bay sau khi đi phun rải về và chứa vỏ thùng các chất diệt cỏ Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu trong những năm gần đây đã bổ sung thêm số liệu cho các

Trang 19

Ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng có tọa độ vị trí là 160 vĩ độ Bắc và 108015’ kinh độ Đông, thuộc địa phận phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Sân bay

có chiều dài gần 4,12 km chỗ rộng nhất là 1,5 km Trong thời gian từ tháng 5/1964 đến 7/1/1971, Quân đội Mỹ đã sử dụng sân bay Đà Nẵng làm bãi tồn trữ chất độc hóa học cho chiến dịch “Ranch Hand” Tại đây, quân đội Mỹ đã chứa và sử dụng một lượng lớn các chất diệt cỏ, bao gồm: 52.700 thùng chất da cam, 29.000 thùng chất trắng và 5.000 thùng chất xanh Trong chiến dịch thu hồi, xóa hết dấu vết của chất độc hóa học/dioxin (Pacer Ivy) từ ngày 17/4/1970 đến 31/3/1972, sân bay Đà Nẵng còn được sử dụng thu hồi được 8.200 thùng chất da cam và vỏ thùng đưa về

Mỹ (Số liệu do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp)

Nguyên nhân sân bay Đà Nẵng bị ô nhiễm nặng chất độc hóa học/dioxin trong suốt thời gian từ 1964 đến 1972 do: lượng hóa chất rất lớn đã được lưu giữ tại đây, chiếm 1/3 tổng số hóa chất mà Mỹ sử dụng tại Đông Dương Các thùng hóa chất được lưu giữ ngoài trời trong suốt thời gian này, dưới sự tác tác động của nắng mưa nên đã xảy ra hiện tượng rò rỉ hóa chất do thùng chứa bị han rỉ và vỡ; cộng với quá trình sử dụng thiếu kinh nghiệm và kém kiểm soát của nhân viên Các thùng hóa chất sau khi sử dụng được đưa vào khu vực loại bỏ hoặc sử dụng làm hàng rào hay các mục đích khác, tuy nhiên trong các thùng rỗng này vẫn còn sót lại một lượng hóa chất (2 - 5 lít) Sau khi thực hiện nhiệm vụ, tất cả những thiết bị phun rải của quân đội Mỹ được rửa và xả một lượng hóa chất còn sót lại tại khu vực cuối đường băng

Khu vực nhiễm chất độc da cam/dioxin cao tại sân bay Đà Nẵng được phát hiện vào năm 1993, ở phía Đông ắc cuối đường băng, cuối hướng gió và ở khu trũng, bao gồm: khu kho chứa, khu rửa và khu nạp Hàm lượng TEQ lớn nhất trong

Trang 20

11

đất được ghi nhận vào năm 2007 là 365.000 ppt trong các mẫu lấy tại khu trộn và nạp cũ, hàm lượng này vượt giá trị giới hạn cao nhất (1.000 ppt TEQ) 365 lần Ba mẫu phân tích có hàm lượng TCDD > 100.000 ppt TEQ và 17 trong số 23 mẫu đất (74%) lấy tại sân bay có hàm lượng > 1.000 ppt TEQ (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, 2013)

Ô nhiễm dioxin ở Sân bay Phù Cát

Sân bay Phù Cát có tọa độ 13o57’48” vĩ độ Bắc, 109o03’57” kinh độ Đông, địa phận thuộc tỉnh ình Định với địa giới hành chính: phía Bắc giáp xã Cáp Tân, phía Nam - xã Nhơn Thành, phía Đông giáp quốc lộ 1A và phía Tây giáp xã An Nhơn, cáchTrung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km về phía Tây Bắc

Sân bay Phù Cát được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Ranch Hand”

từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 5 năm 1970 Tại đây quân đội Mỹ tiến hành các hoạt động tiếp nhiên liệu, chứa chất độc, bơm hóa chất lên phương tiện và là nơi rửa phương tiện sau khi thực hiện nhiệm vụ Lượng hóa chất tập trung và sử dụng tại sân bay Phù Cát gồm: chất da cam: 17000 thùng, chất trắng 9000 thùng và chất xanh 2900 thùng (theo tài liệu do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp trong Hội thảo tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội) Chất diệt cỏ được chuyên chở bằng tàu tới cảng Quy Nhơn sau bằng ô tô vào sân bay Phù Cát Trong quá trình tàng trữ và sử dụng một phần hóa chất bị rò rỉ ra ngoài môi trường Chính vì vậy, trong sân bay Phù Cát đã hình thành khu nhiễm chất độc da cam/dioxin: khu chứa, khu nạp, khu rửa phương tiện sau phun rải Sau một thời gian dài, chất độc da cam/dioxin đã lan tỏa ra xung quanh và thấm sâu vào đất

Tại các khu vực kho chứa của sân bay Phù Cát bị ô nhiễm dioxin với hàm lượng cao Hàm lượng dioxin tại khu vực kho chứa lên tới 236.000 ppt TEQ đối với TCDD và kết quả này tương đương với kết quả tìm thấy tại 2 điểm nóng là sân bay iên Hòa và sân bay Đà Nẵng Vào mùa mưa, đất và trầm tích bị ô nhiễm dioxin có khả năng di chuyển theo dòng chảy qua các rãnh thoát nước ở xung quanh khu vực kho chứa Nồng độ dioxin trong một mẫu đất lấy ở rãnh thoát nước là 30.400 ppt TEQ Trong khi đó nồng độ dioxin trong 2 mẫu lấy tại cuối dòng nước thải của khu

Trang 21

12

vực kho chứa giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao Nồng độ dioxin của các mẫu lấy tại cuối dòng chảy của khu vực kho chứa (ở độ sâu 0 - 10 và 10 - 30 cm) lần lượt là 1.810 ppt và 16.800 ppt TEQ Có thể thấy, nồng độ dioxin trong khu vực kho chứa của sân bay Phù Cát rất cao

Trong khu vực nạp và rửa tại sân bay Phù Cát có hàm lượng dioxin thấp hơn rất nhiều và có lẽ không có nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh Tại các khu vực như bể sa lắng và các hồ nước thải từ sân bay Phù Cát

có hàm lượng dioxin thấp Các mẫu lấy tại các khu vực do Bộ Quốc phòng Mỹ giới thiệu (khu vực góc Đông Nam của sân bay), tuy nhiên các mẫu này đều có hàm lượng dioxin thấp và tỷ lệ TCDD trên tổng TEQ nhỏ khoảng dưới 50% (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, 2013) Kết quả cho thấy khu vực này có lẽ không bị sử dụng nhiều chất độc da cam trong thời gian chiến tranh, mà có thể đã được sử dụng để làm văn phòng, doanh trại quân đội và các mục đích giải trí

Đến hết năm 2018, được sự hỗ trợ hợp tác, giúp đỡ của nhiều các nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là của các tổ chức, các cá nhân, các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ, Nhật ản, Canada, việc khắc phục hậu quả ô nhiễm chất da cam/dioxin tại các điểm nóng đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng

Ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa

Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có tọa độ 10°58 27" vĩ độ ắc, 106°49 15" kinh độ Đông, nằm cách sông Đồng Nai khoảng 700 m về phía Tây Đây là một căn cứ chính trong chiến dịch Ranch Hand của quân đội Mỹ Sân bay iên hòa được coi là một trong những điểm nóng dioxin với nồng độ ô nhiễm rất cao (Dự án Z1, Bộ Quốc Phòng, Công ty Hatfield và Ban 10-80, 2007) Quân đội Mỹ đã lưu trữ và sử dụng khoảng hơn 98.000 thùng phi (loại 205 lít) chất da cam, 45.000 thùng chất trắng và 16.000 thùng chất xanh tại sân bay Biên Hòa (Bộ Quốc phòng Mỹ, 2007) Năm 1970, hơn 11.000 thùng chất diệt

cỏ đã được vận chuyển từ Biên Hòa trong chiến dịch Pacer Ivy

Quanh khu vực sân bay Biên Hòa có hệ thống mương, ao, hồ, nhằm thoát nước cho sân bay khi có mưa to Về phía Nam khu nhiễm Z1 có mương thoát nước

Trang 22

13

mưa từ sân bay đổ vào hồ số 1, hồ số 2 và các ao, ruộng trồng rau xung quanh Hồ

số 1 có diện tích khoảng 6.300 m2, hồ số 2 có diện tích khoảng 21.000 m2 Từ hồ số

2, các chất độc có thể theo nước mưa chảy qua cống vào hồ Biên Hùng 1 và Biên Hùng 2 thuộc phường Trung Dũng, sau đó theo hệ thống cống thoát nước chảy ra sông Đồng Nai, cống này chảy qua một số khu dân cư thuộc phường Bửu Long Về phía Tây Nam khu nhiễm Z1, còn có hồ Cổng 2 Từ hồ Cổng 2 chất độc có thể lan tỏa ra khu ruộng cạnh hồ và khu ruộng tập đoàn 29 Kết quả nghiên cứu cho thấy đất vùng sân bay hơi chua và trung tính, hàm lượng mùn tương đối nghèo (từ 1,0 đến 2,6%) Nitơ tổng số thấp, thành phần cơ giới thuộc loại đất thịt nhẹ, hàm lượng sét thấp Điều này tạo điều kiện cho dioxin ngấm sâu và lan tỏa ra môi trường xung quanh khi có mưa

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Z1 và chương trình 33 do ộ Quốc Phòng thực hiện cho thấy hàm lượng dioxin trong đất và trầm tích của khu vực này rất cao, với hàm lượng dioxin trong đất cao nhất là 410.000 ppt TEQ và trong trầm tích là 5470 ppt TEQ Các khu vực phía Tây Nam sân bay và khu vực vành đai của Z1, hàm lượng dioxin trong nhiều mẫu vượt quá ngưỡng 1000 pg/g TEQ Đặc biệt các mẫu lấy tại vùng đất thấp ở cuối dốc của khu Z1 bao gồm các kênh rạch thoát nước, ao hồ tại đầu phía Nam của sân bay tiếp tục bị ô nhiễm dioxin với hàm lượng cao Hàm lượng dioxin tại khu vực Pacer Ivy (địa điểm do Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị khảo sát, nằm ở phía Tây Nam của sân bay) là tương đối cao – đây là nơi trước kia quân đội Mỹ sử dụng để lưu trữ thuốc diệt cỏ Kết quả các mẫu phân tích lấy tại phía Tây của khu vực bị ô nhiễm ở chân dốc của đường băng, có nồng độ dioxin cao (2000 và 22300 pg/g TCDD) Mẫu trầm tích tại các hồ, ao và rãnh thoát nước xung quanh khu vực này, theo hướng độ dốc của đường băng và dòng chảy đều có hàm lượng dioxin lớn hơn giá trị ngưỡng cho phép của Việt Nam và quốc tế Tỉ lệ phần trăm của chất TCDD trên tổng TEQ trong một số mẫu lớn hơn 90%, chứng tỏ nguồn gốc chính của ô nhiễm dioxin tại khu vực này từ chất da cam (Văn phòng 33)

1.2 Các biện pháp xử lý, cố định và chống lan tỏa dioxin trong đất

1.2.1 Trên th gi i

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp đã và đang được sử dụng để

cố định và chống lan tỏa ô nhiễm dioxin như: cô lập, chôn lấp tích cực, v.v

Trang 23

14

- Phương pháp cô lập triệt để: Sử dụng các vật liệu địa kỹ thuật HDPE, ENVIRONMAT để cô lập triệt để đất bị nhiễm dioxin Phương pháp này cho phép cách ly hoàn toàn chất độc dioxin với môi trường nhưng không xử lý được dioxin trong đất

- Phương pháp cô lập tích cực: Kết hợp cô lập với phương pháp sinh học để

cô lập tích cực đất bị nhiễm dioxin Như vậy, trong quá trình chôn lấp, chất độc vẫn được phân hủy bởi các vi sinh vật Theo thời gian, nồng độ chất độc sẽ giảm dần và

có thể giảm đến nồng độ ngưỡng Dioxin cho phép trong đất

ên cạnh đó, việc sử dụng thực vật trong xử lý, phục hồi môi trường ô nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy cũng được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng thực vật trong xử lý, cố định và chống lan tỏa ô nhiễm là một công nghệ thân thiện với môi trường, có thể sử dụng rộng rãi ở những nơi có nồng độ ô nhiễm vừa và thấp, có thể xử lí ô nhiễm trên diện rộng, thời gian không bắt buộc, kiểm soát được và tiết kiệm chi phí hơn những cách thức khác Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện ra khoảng 400 loài thực vật có khả năng xử lý các chất ô nhiễm Điển hình phải kể đến công trình của Burken và Schnoor (1997) trong việc sử dụng cây bạch dương lai và cây bạch dương để xử lý các vùng đất bị ô nhiễm Atrazin ở Mỹ, kết quả thu được rất khả quan Việc xử lý, cố định và chống lan tỏa ô nhiễm một trong các chất giống dioxin là PCB bằng thực vật cũng đã được thử nghiệm với nhiều loại cây, ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới Ví dụ, trong thí nghiệm của mình, Dzantor và Woolston (2001) đã tìm thấy cây

họ đậu có khả năng làm giảm lượng PCB cao nhất trong nhóm 3 cây làm thí nghiệm (cây Burr medic, cỏ hoàng yến đỏ và cây họ đậu) Năm 2004, Zeeb và nnk, đã chứng minh được cây bí ngô và cỏ đuôi trâu có khả năng cố định và hấp thụ PCB cao tại Canada

1.2.2 ại i t

Ở Việt Nam việc sử dụng thực vật để xử lý dioxin cũng như để cố định và chống lan tỏa dioxin trong đất tại các điểm nóng ra môi trường xung quanh đã và đang được nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, các công trình đem lại rất nhiều ý nghĩa trong bảo vệ môi trường Theo Phùng Tửu ôi và nnk (2005), biện pháp đơn giản nhất là sử dụng cây bồ kết để hạn chế lan tỏa dioxin ra các khu vực khác Hàng rào cây bồ kết đã được Phùng Tửu ôi và nnk (2005) nghiên cứu và thực hiện tại sân bay A Sho (thung lũng A Lưới – Thừa Thiên Huế) – đây là một trong những nơi

Trang 24

15

bị quân đội Mỹ rải chất độc da cam/dioxin nhiều nhất Tuy nhiên, hàng rào này chỉ

có tác dụng ngăn chặn sự lan tỏa của dioxin sang các vùng đất khác, và cũng rất hạn chế và chưa có các nghiên cứu khoa học một cách bài bản về tính hiệu quả của biện pháp này

1.3 Tổng quan về cỏ Vetiver

1.3.1 Đặc điểm cây cỏ Vetiver

1.3.1.1 Nguồn gốc

Cỏ Vetiver có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L, thuộc loại cỏ sống lâu

năm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay đã được gieo trồng ở khắp nơi trong khu vực nhiệt đới, ở nhiều quốc gia như Haiti, Java, Reunion,… và châu Phi nhiệt đới, châu Úc, Trung và Nam Mỹ Cỏ Vetiveria được chia làm 11 loài, trong đó có duy

nhất 2 loài được sử dụng trong hệ thống cỏ Vetiveria là V zizanioides (trồng ở vùng nhiệt đới) và V nemoralis (trồng ở vùng Đông Nam Á)

Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương

lau, có tên khoa học là V zizanioides L Giống cỏ này đã được trồng ở Thái ình để

sản xuất dầu thơm

Giống cỏ Vetiver đã và đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam có nguồn gốc

từ Phillipin hoặc Thái Lan và thuộc dòng Nam Ấn, không ra hoa kết hạt và người ta thường gọi là cỏ Vetiver Tuy nhiên, cỏ Vetiver được sử dụng trong nghiên cứu này thuộc dòng Monto, có nhiều đặc tính ưu việt như sức chống chịu cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt và không lây lan sang môi trường xung quanh, vv

1.3.1.2 Các đặc tính nổi trội

Cỏ Vetiver mọc theo cụm giống như cỏ sả, có thân thẳng đứng, khóm dày đặc xếp vào nhau chắc chắn Chiều cao có thể lên tới 3m nên có khả năng chịu được ngập lụt với mực nước từ 1m đến 1.5m, khó phân biệt được thân và lá, phiến lá tương đối cứng, lá dài từ 40 - 90 cm, rộng 4 - 10 mm, lá nhẵn, mép lá nhám

Khác với các loại cỏ thông thường, cỏ Vetiver có khả năng thích nghi cao kể

cả thời tiết khắc nghiệt, đã tạo nên độ cứng và nhẵn của lá cỏ Cỏ Vetiver có thể ngăn cản sự xói mòn do có bộ rễ như xốp, dày đặc, mọc nhanh và bám chặt, ăn sâu

Trang 25

16

xuống đất từ 2-4 m (Hình 1-1) Hơn nữa, cỏ Vetiver không mọc lan, khi trồng gần nhau rễ sẽ đan xen vào nhau tạo thành bức tường sinh học vô cùng hiệu quả trong việc ngăn cản sự dịch chuyển đất, lan tỏa các chất ô nhiễm môi trường Đây cũng là phần quan trọng nhất cấu tạo nên cỏ Vetiver Cỏ Vetiver chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng và khoảng dao động nhiệt độ rất rộng, từ -

22oC đến 55oC Đặc biệt, cỏ Vetiver có khả năng chống chịu rất cao đối với các kim loại nặng, các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ, vv (Paul Trương và nnk, 2008) Cỏ Vetiver là loài có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau Phát triển được ở những vùng đất tương đối khắc nghiệt tạo điều kiện cho sự phát huy tối đa những đặc tính ưu việt của nó

(Nguồn: www.xulychatthai.com.vn)

Hình 1-1: Hình ảnh cỏ Vetiver

Trang 26

17

1.3.2 Tình hình nghiên cứu vi c ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý môi trường và chống lan tỏa chất ô nhi m

Ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải công nghiệp

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã sử dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải như ở Ôxtrâylia 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò (Smeal et al., 2003) Tại Srilanka, trồng cỏ Vetiver để xử lý các kim loại như MN, Fe, Cu, Zn ở các nhà máy sản xuất pin, bóng đèn, mực in Ở Trung Quốc, Vetiver được trồng trên các bãi rác

và lấy luôn nước thải thấm rỉ để tưới

Trung Quốc là nước nuôi nhiều lợn nhất trên thế giới Năm 1998, chỉ riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000/trại con Lợn thịt mỗi năm Mỗi trại lợn này xả ra 100 – 150 tấn chất thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Xử lý nước thải ở các trại lợn là một trong những vấn đề bức xúc nhất ở những khu vực đông dân cư tại đất nước này Vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng cỏ Vetiver tạo ra các vùng đất ngập nước, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ ngập nước này và chất lượng môi trường đã được cải thiện Ở Việt Nam bước đầu thử nghiệm tại nhà máy chế biến hải sản Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau 72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ (Lưu Thái Danh và nnk, 2006)

Ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Cỏ Vetiver được nghiên cứu trồng ứng dụng rộng rãi trong chống xói mòn, sạt lở đất ở Việt Nam cũng như trên thế giới với hiệu quả kinh tế cao Ngoài ra, với đặc tính sinh học đặt biệt như có bộ rễ khổng lồ, có thể mọc sâu xuống lòng đất và

Trang 27

Năm 2010, Võ Văn Minh đã có nghiên cứu về khả năng xử lý ô nhiễm Đồng của cỏ Vetiver dựa trên đánh giá tỷ lệ Cu tích lũy trong thân, lá/rễ cỏ Vetiver Kết quả cho thấy hiệu quả xử lý Cu của cỏ trong các môi trường đất khác nhau thuộc loại trung bình (0,59-0,82%)

Ở Australia, 5 hàng cỏ Vetiver đã được tưới ngầm bằng nước thải lấy từ hố

ga ở nhà vệ sinh ra Khi cỏ Vetiver được 5 tháng tuổi, lượng Nitơ tổng trong nước thấm ngầm qua 2 hàng cỏ đã giảm 83%, và sau 5 hàng cỏ đã giảm tới 99% Tương

tự như vậy, hàm lượng Phốt pho tổng cũng giảm lần lượt 82% và 85% (Truong và Hart, 2001)

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Cư và các cộng sự thuộc Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) năm 2008, trồng

cỏ Chrysopogon zizanioides trên đất ô nhiễm Pb với hàm lượng Pb từ 1400,50 ppm đến 2530,00 ppm trong đất, cỏ Vetiver vẫn phát triển tốt sau 90 ngày Hàm lượng

Pb tích luỹ trong rễ đạt từ 509,42 ppm đến 2311,53 ppm và có một phần nhỏ Pb được vận chuyển lên thân cỏ (từ 2,73 ppm đến 40,24 ppm)

Trang 28

19

nhánh và cỏ nở hoa đồng loạt Sau đó cỏ Vetiver bước vào giai đoạn thoái trào phát triển, là chu kỳ sinh học bình thường của giống cỏ này trên các môi trường đất bình thường khác Điều này chứng tỏ Vetiver có thể phát triển ổn định và bình thường trên đất ô nhiễm các chất độc hóa học và dioxin ở mức độ vừa và nhẹ

ên cạnh đó, Vetiver có thể hấp thụ dioxin: 2,4-D; 2,4,5-T và As vào trong

bộ rễ khổng lồ của nó Sự di chuyển của chất độc dioxin là từ rễ lên chồi Mức độ hấp thụ phụ thuộc bởi nhiều yếu tố tự nhiên như chu kỳ sinh trưởng, điều kiện chăm sóc, điều kiện khí hậu, thời tiết v.v Lượng dioxin hấp thụ vào bộ rễ sẽ được phân giải hoặc chuyển hóa thành các chất ít độc hơn; các chất độc hóa học như 2,4-D; 2,4,5-T, As và đặc biệt là dioxin có xu hướng giảm theo thời gian Cụ thể là ở lô trồng cỏ có bón chế phẩm DECOM1 giảm tới 38% (tương đương khoảng 702 pg TEQ) và lô 2 không bón chế phẩm giảm 24% (tương đương khoảng 735 pg TEQ) sau một năm trồng

Ngày nay, cỏ Vetiver đã được trồng nhiều tại những nơi tương đối khắc nghiệt, với những mục đích như: chống sạt lở cho các công trình giao thông, xây dựng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng, vv., đặc biệt là cỏ Vetiver được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm đất, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào trong việc sử dụng cỏ Vetiver để cố định dioxin trong đất và chống lan tỏa ra môi trường xung quanh, cả trong Việt Nam và trên thế giới

1.4 Giới thiệu về sân bay Biên Hòa

1.4.1 Vị trí địa lý

Sân bay iên Hòa là sân bay quân sự nằm ở thành phố iên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có tọa độ 10°58 27" vĩ độ ắc, 106°49 15" kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km Khu vực có chung ranh giới với các phường Trung Dũng, Quang Vinh và ửu Long và nằm trên địa bàn phường Tân Phong, có diện tích khoảng

Trang 30

1.4.2.2 Đặc điể địa hình, ch đ thủy vă

Sân bay iên Hòa cách sông Đồng Nai khoảng 700m về phía Tây, là một căn

cứ chính của chiến dịch Ranch Hand Khu vực nghiên cứu có mức chệnh lệch độ cao địa hình thấp, cũng như phần lớn các phường của TP iên Hòa nằm kề sân bay

Ở phía ắc của sân bay, địa hình nhô cao hơn một chút (hướng ắc – Nam); các khu vực xung quanh có độ cao lớn hơn như khu du lịch ửu Long Khu vực sân bay

có dòng chảy mặt chảy về phía Tây, Nam và Đông Nam, sau đó đổ ra sông Đồng Nai Trong một nghiên cứu của Nghiêm và Trịnh (2014) đã tóm tắt các mô hình dẫn lưu tại sân bay iên Hòa như sau:

- Có 32 ao hồ, có cao độ bề mặt và kích thước thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa ở khu vực sân bay

- Phần phía ắc của sân bay có cao độ lớn hơn phần còn lại của sân bay; nước chảy tràn từ phía ắc sân bay thường chảy về phía Đông Nam

- Nước từ phía Tây và Đông ắc của sân bay chảy về hệ thống thoát nước của sân bay, sau đó vào hệ thống cống của phường ửu Long ở về phía Tây Nam sân bay và ra sông Đồng Nai

- Nước từ phía Đông sân bay chảy về hệ thống thoát nước của sân bay, sau

đó vào hệ thống cống của các phường Tân Phong và Tông Nhật ở về phía Đông Nam sân bay và ra sông Đồng Nai

Trang 31

22

- Nước từ phía Nam sân bay thường chảy về phía Nam vào hồ Cổng 2, chảy qua hệ thống cống của TP iên Hòa tại các phường Quang ình và Trung Dũng và cuối cùng đổ ra sông Đồng Nai

Mực nước ngầm của tầng ngậm nước cao nhất ở độ sâu 1-3 m vào cuối mùa mưa và 3-5m vào cuối mùa khô

- Địa tầng trầm tích Thế Pleistocen gồm 3 lớp sau:

+ Lớp thứ nhất: Sét đá ong pha cát đỏ nâu, tương đối cứng Độ dày của lớp này dao động từ 3,8 đến 5,2 m, và có xu hướng tăng dần độ sâu từ phía bắc về phía nam sân bay Cấu trúc của tầng này gồm 44% sét, 25% cát, 17% bùn, phần còn lại

1.4.3 Điều ki n kinh t , xã h i khu vực thành phố Biên Hòa

iên Hòa là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Đồng Nai, cũng như là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Ngoài ra, iên Hòa được biết đến là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, nguồn nước dồi dào đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai) Ngoài ra, với

Trang 32

ro đối với sức khỏe con người và cần được quan tâm hàng đầu

Bản thân sân bay iên Hòa là một căn cứ không quân đang hoạt động, nằm tại khu vực đồng bằng tiếp giáp với sông Đồng Nai về phía đông và đông bắc, khu vực sân bay iên Hòa cũng được sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thả động vật thủy sinh, nhất là ở mạn bắc sân bay Từ năm 2007 đến 2009, Hội Y tế công Việt Nam (VPHA) và năm 2013 là Văn phòng an chỉ đạo Trung ương về Khắc phục hậu quả của các loại hóa chất độc hại Mỹ sử dụng trong chiến tranh (Văn phòng 33) đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và các giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu phơi nhiễm dioxin đối với những người làm việc tại sân bay và các cộng đồng địa phương (Vũ-Anh và nnk, 2010; Hatfield và Văn phòng 33, 2011) Người dân được tuyên truyền về những nguy cơ do phơi nhiễm dioxin gây ra, cùng với hoạt động dựng các biển báo để cảnh báo người dân không đánh bắt cá ở một số ao hồ Năm 2010, an quản lý sân bay đã ra lệnh cấm nuôi trồng, đánh bắt động vật thủy sinh theo khuyến cáo của Văn phòng 33 Hàng rào được xây dựng xung quanh các khu vực có ao hồ chính để hạn chế đánh bắt Dù vậy, các hoạt động ngư nghiệp vẫn tiếp diễn một cách trái phép tại các ao hồ trong khu vực sân bay, và ngay theo quan sát mới đây vào tháng 12/2015 vẫn đang tiếp tục (Thiện-Lê Quân 2015)

Trang 33

Bảng 2-1 Tọa độ các điểm mốc khu vực thí nghiệm

Trang 34

25

Hình 2-1 Khu vực nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm được lựa chọn 2.2 Phương pháp nghiên cứu

Cơ chế dùng thực vật để cố định (Phytostabilization): Sử dụng thực vật để cố định chất ô nhiễm trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ hoặc kết tủa trong vùng

rễ, làm giảm khả năng linh động của chất ô nhiễm, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm

và hạn chế khả năng chất ô nhiễm khuếch tán vào trong các chuỗi thức ăn (Salt và nnk, 1995; Cunningham và nnk, 1997)

Nghiên cứu sử dụng cỏ Vetiver trong cố định dioxin với 3 cơ chế chính:

Trang 35

+ Cỏ Vetiver phát triển sẽ tạo thành một hàng rào sinh học ngăn ngừa sự xói mòn, rửa trôi đất Từ đó giúp cố định dioxin trong đất không bị lan tỏa ra môi trường xung quanh

+ Cỏ Vetiver hấp thụ dioxin trong rễ có sự di chuyển của chất độc dioxin từ

rễ lên chồi, cố định lại trong sinh khối của cỏ, làm giảm sự lan tỏa của chất ô nhiễm Lượng dioxin hấp thụ vào bộ rễ có thể sẽ được phân giải hoặc chuyển hóa thành các chất ít độc hơn và một phần được chuyển lên chồi, thân cỏ và cố định lại trong đó Tuy nhiên sự hấp thụ và chuyển hóa dioxin trong cây cỏ Vetiver như thế nào sẽ được tiếp tục được tìm hiển trong các nghiên cứu sau Trong phạm vi của nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu vai trò cố định dioxin của cỏ vetiver trong quá trình làm thay đổi thành phần hóa lý của đất và vai trò tạo thảm phù và hàng rào sinh học ngăn chặn sự rửa trôi xói mòn đất mang theo chất ô nhiễm là dioxin

Hiệu suất cố định dioxin trong đất của cỏ Vetiver sẽ được tính theo công thức:

Hiệu suất cố định dioxin của cỏ Vetiver = Tổng hàm lượng dioxin ban đầu trong các lô thí nghiệm trồng cỏ – (Tổng hàm lượng dioxin sau kết thúc thí nghiệm

ở các lô trồng cỏ + Tổng hàm lượng dioxin bị rửa trôi theo bùn ở các lô trồng cỏ + Tổng hàm lượng dioxin hấp thụ trong chồi và rễ cỏ)

2.2.1 P ươ p áp tổng hợp tài li u

Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn:

Trang 36

- Phân tích, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp

2.2.2 P ươ p áp t ực nghi m

a) Bố trí thí nghi m

Để hàm lượng dioxin đồng đều trên các lô thí nghiệm, sử dụng máy xúc để cày xới khu vực nghiên cứu với diện tích 600 m2 lên khoảng 50 cm và trộn đều Cỏ dại và đá sỏi được nhặt sạch trước khi san gạt Khu vực nghiên cứu được chia thành

6 lô đất, mỗi lô có diện tích 100 m2 Mỗi lô thí nghiệm sẽ được san phẳng bằng máy san gạt kết hợp máy đo độ dốc đảm bảo độ dốc bề mặt 2% hướng về một hố thu bùn được bố trí tại mỗi lô thí nghiệm nhằm thu toàn bộ lượng nước chảy tràn trên bề mặt mỗi lô (Hình 2-2) Hố thu bùn được thiết kế bên ngoài mỗi lô bằng cách đào hố đất hình chữ nhật sau đó đặt bể composit có kích thước DxRxC = 1,5x0,6x0,8m Bể composit được thiết kế gồm có ống thu nước dẫn từ lô thí nghiệm vào bể Nắp bể được sử dụng gồm 2 lớp: lớp thứ nhất là tấm nhựa, lớp thứ 2 là tấm tôn, sau đó được bắt vít vào thành bể để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi nước mưa và đất chảy tràn từ khu vực xung quanh Để ngăn cách giữa các lô thí nghiệm, tiến hành gắn các tấm nhựa sợi thủy tinh bao quanh mỗi lô, cắm sâu xuống đất khoảng 50cm

và nhô trên mặt đất 40cm ngăn cách giữa các lô đảm bảo lượng bùn thu được của các hố là của lô thí nghiệm tương ứng (Hình 2-3) Bùn trong các hố được thu định

kỳ khoảng 5 tháng/lần, cùng với đợt thu mẫu đất và cỏ thí nghiệm

Tại mỗi lô thí nghiệm sẽ lấy tiến hành chia đều thành 30 ô (6x5) Tại tâm của mỗi ô sẽ cắm cọc đánh dấu vị trí lấy mẫu đất và vị trí của các khóm cỏ xung quanh cọc sẽ được đo và đếm nhánh (chấm đỏ, Hình 2-2)

Trang 37

28

Hình 2-2: Mô hình thí nghiệm và vị trí lấy mẫu đất và mẫu bùn

Hình 2-3: San gạt các lô thí nghiệm

Trang 38

29

Trong 6 lô thí nghiệm chọn ra 3 lô có nồng độ dioxin thấp hơn để trồng cỏ nhằm đảm bảo cây cỏ có thể sống được trong môi trường ô nhiễm dioxin ở mức độ trung bình (ký hiệu 3 lô đất trồng cỏ lần lượt là FT1, FT2 và FT3), còn lại 3 lô đất trống không trồng cỏ (lô đối chứng) (ký hiệu 3 lô đất không trồng cỏ lần lượt là FC1, FC2 và FC3)

Cỏ trước khi trồng phải đảm bảo lá còn xanh, gốc rễ còn độ ẩm, không khô héo

Cỏ được trồng thành hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 50 cm, giữa các khóm cỏ trong cùng một hàng cách nhau 30 cm, mỗi khóm cỏ gồm 3 – 5 nhánh

Để trồng cỏ, cuốc đất tạo thành các hố có độ sâu 30 – 35 cm, sau đó tiến hành trồng cỏ theo từng hố

Đặt cỏ xuống các hố đã đào, sau đó lấp đất nhỏ cho kín rễ

Đất được lấp đến khi nào bằng hoặc nhô cao hơn mặt đất khoảng 2 – 3 cm

Cỏ sau khi trồng được tưới nước hàng ngày hoặc 2 lần/ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, để giữ độ ẩm cũng như giúp cho lớp đất vừa được lấp vào các hố

có khả năng dính kết với nhau và giữ ẩm tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng bám rễ vào đất của cỏ Vetiver cũng như đảm bảo cỏ có thể sinh sống và phát triển trong suốt mùa khô Sau khi cỏ đã bén rễ, có thể giảm số lần tưới Khi cây đã phát triển

ổn định, chỉ cần tưới khi quá khô, không mưa Khi cây đủ lớn, cao khoảng 1 m, bộ

rễ đủ dài nên nước chủ yếu được cung cấp từ tự nhiên (mưa, nước ngầm qua thẩm thấu)

Tuy nhiên, với mục đích trồng cỏ để xử lý ô nhiễm dioxin, cây cỏ cần phải được phát triển trong điều kiện tốt nhất để tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa dioxin có trong đất Chính vì vậy, quá trình tưới nước vẫn cần được duy trì nhưng với tần suất thấp hơn giai đoạn đầu Giai đoạn đầu (3 tháng kể từ khi trồng cỏ): Tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều) Giai đoạn sau (từ tháng thứ 4 trở đi): Tưới 1 lần/ngày (vào buổi sáng), trừ những ngày mưa

Trang 39

30

b) Qu trắc si trư v p át triể củ cỏ

Khả năng sinh trưởng và thích nghi của cỏ sẽ được theo dõi định kỳ 1 tháng

1 lần, và ghi lại tốc độ tăng trưởng về chiều cao, số nhánh trong một khóm

Cách đo, đếm: Mỗi lô thí nghiệm 100 m2 đo đếm 30 khóm nằm gần nhất so với 30 điểm lấy mẫu đất Cách đo đếm như sau:

- Chiều cao: đo từ gốc đến đầu lá dài nhất bằng thước dây

- Số nhánh cỏ trên khóm: Đếm tất cả các nhánh trên 1 khóm

- Chu vi của khóm cỏ: Đo chu vi khóm cỏ bằng thước dây

Các số liệu sinh trưởng của cỏ được ghi lại đầy đủ theo định kỳ 1 tháng 1 lần Đây là cơ sở dữ liệu để làm căn cứ điều chỉnh kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho phù hợp với tình hình thực tế

c) K ả sát t ực đị v lấy ẫu

Mẫu đất

Mẫu đất đại diện của mỗi lô được lấy từ 30 mẫu thành phần ở 30 lỗ khoan, tương ứng với vị trí 30 khóm cỏ đo và đếm nhánh trong mỗi lô sau đó hợp lại thành

1 mẫu đồng nhất, tuân theo các bước theo quy trình chuẩn (USAID, 2016) như sau:

- Làm sạch bề mặt đất của vị trí lấy mẫu (nhặt sạch cỏ dại, gạt hết sạn sỏi, đá xung quanh vị trí lấy mẫu)

- Tại các vị trí lấy mẫu, tiến hành khoan tới độ sâu 50 cm

Sau mỗi mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu bao gồm lưỡi khoan, khay và thìa lấy mẫu đều được rửa 3 lần bằng nước cất, tiếp đó rửa 3 lần bằng acetone và cuối cùng rửa 3 lần bằng n-hexane và lau khô trước khi sử dụng cho các mẫu tiếp theo

Thời gian lấy mẫu: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2018 đến tháng

4 năm 2021, tiến hành 06 đợt lấy mẫu vào các thời gian cụ thể như sau: Đợt đầu (mẫu ban đầu): tháng 10 năm 2018; Đợt 1: tháng 4 năm 2019; Đợt 2: tháng 10 năm 2019; Đợt 3: tháng 5 năm 2020; Đợt 4: tháng 10 năm 2020; Đợt 5: tháng 4 năm

2021

Trang 40

31

- Các mẫu đất phục vụ phân tích thành phần cơ lý và hóa lý được lấy đảm bảo trạng thái tự nhiên (tránh làm vỡ), về phơi khô không khí và loại bỏ cành, lá, rễ, sỏi, đá trước khi tiến hành các bước phân tích mẫu

- Các mẫu đất phục vụ phân tích hàm lượng dioxin sẽ được tiến hành gia công mẫu: Các mẫu thành phần được nghiền nhỏ và sàng qua sàng có kích cỡ mắt 2

mm Sau đó, mẫu đất được rải đều trên khay đựng, chia thành 30 ô (6x5), lần lượt dùng thìa xúc đất từng ô cho vào lọ hoặc túi bạc zipper, mỗi mẫu khoảng 0,5-1 kg đất/mẫu Sau khi lấy, mẫu được trữ lạnh trong thùng đựng và vận chuyển về phòng thí nghiệm phục vụ phân tích dioxin

Bảo quản mẫu

Mẫu sau khi lấy phải được đóng gói và bảo quản ở 4oC trong thời gian thực địa và vận chuyển về phòng thí nghiệm Niêm phong bình đựng mẫu bằng băng giấy parafin Xếp đặt vào thùng lưu chứa mẫu lạnh, lắp kín Đánh số thùng, lập danh sách mẫu trong thùng Vận chuyển thùng chứa về phòng thí nghiệm để gia công và phân tích mẫu

2.2.3 P ươ p áp xử lý và phân tích mẫu

Mẫu đất cần sấy khô ở 70°C hoặc để khô tự nhiên trong không khí, nơi râm mát, không có ánh sáng mặt trời Mẫu sau đó được nghiền nhỏ bằng cối và chày sứ, sàng qua lưới 20 và cất vào lọ nhựa sạch

Ngày đăng: 08/10/2024, 21:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Lan (2011), Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhằm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, áo cáo tổng kết đề tài, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhằm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Đỗ Thị Lan
Năm: 2011
2. Hoàng Đình Cầu (2000), “Các hậu quả của chất diệt cỏ và phát quang trên thiên nhiên và con người”, UB 10-80, Kỷ yếu công trình, Quyển II, phần một Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hậu quả của chất diệt cỏ và phát quang trên thiên nhiên và con người”, "UB 10-80, Kỷ yếu công trình
Tác giả: Hoàng Đình Cầu
Năm: 2000
3. Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đông Sơ, Nguyễn Thanh Phong, Đậu Xuân Hoài, Nguyễn Đức Toàn (1998), Nghiên cứu giải pháp xử lý khu vực đất nhiễm chất độc dioxin, ộ tư lệnh Hóa học/ ộ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp xử lý khu vực đất nhiễm chất độc dioxin
Tác giả: Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đông Sơ, Nguyễn Thanh Phong, Đậu Xuân Hoài, Nguyễn Đức Toàn
Năm: 1998
4. Lê Kế Sơn (2013), Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại các đi m nóng ở Việt Nam, áo cáo tổng kết về tình hình ô nhiễm dioxin tại ba điểm nóng: sân bay iên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, Tr 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại các đi m nóng ở Việt Nam
Tác giả: Lê Kế Sơn
Năm: 2013
5. Ngô Thị Thúy Hường (2016), Nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin của cỏ Vetiver – Áp dụng thử nghiệm tại sân bay iên Hòa, Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin của cỏ Vetiver – Áp dụng thử nghiệm tại sân bay iên Hòa
Tác giả: Ngô Thị Thúy Hường
Năm: 2016
6. Ngô Thị Thúy Hường (2017), Ứng dụng cỏ Vetiver ở quy mô thực tế nhằm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất tại sân bay iên Hòa, Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng cỏ Vetiver ở quy mô thực tế nhằm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất tại sân bay iên Hòa
Tác giả: Ngô Thị Thúy Hường
Năm: 2017
7. Nguyễn Tiến Cư, Trần Văn Tựa, Đặng Đình Kim, Đỗ Tuấn Anh, Lê Thu Thủy (2008), “Nghiên cứu khả năng tích lũy chì (Pb) trong đất ô nhiễm của cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tập 46 (6a), tr. 21 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng tích lũy chì (Pb) trong đất ô nhiễm của cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides)”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Tác giả: Nguyễn Tiến Cư, Trần Văn Tựa, Đặng Đình Kim, Đỗ Tuấn Anh, Lê Thu Thủy
Năm: 2008
8. Nguyễn Tiến Dũng (2004), Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ chương trình Quốc Gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, áo cáo tổng kết đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ chương trình Quốc Gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2004
9. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm Dioxin trong đất vùng nhiễm chất độc da cam/Dioxin, cụ th tại khu vực iên Hòa, từng bước xây dựng và đề xuất ngưỡng phục vụ cho giải pháp khắc phục, áo cáo tổng kết đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm Dioxin trong đất vùng nhiễm chất độc da cam/Dioxin, cụ th tại khu vực iên Hòa, từng bước xây dựng và đề xuất ngưỡng phục vụ cho giải pháp khắc phục
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2005
10. Nguyễn Thế Đặng và nnk (2011), Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đất và dinh dưỡng cây trồng
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng và nnk
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2011
11. Nghiêm, X.T. và Trinh, K.S (2014), áo cáo kết quả đo đạc nồng độ các chất PCDDs/PCDFs tại các khu vực lân cận phía bắc, đông và tây nam sân bay iên Hòa, Trình bày tại Hội thảo công bố đánh giá bổ sung về tình trạng nhiễm dioxin tại sân bay iên Hòa; đề xuất Quy hoạch sử dụng đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo cáo kết quả đo đạc nồng độ các chất PCDDs/PCDFs tại các khu vực lân cận phía bắc, đông và tây nam sân bay iên Hòa
Tác giả: Nghiêm, X.T. và Trinh, K.S
Năm: 2014
12. Paul Truong, Trần Tân Văn, Elise Pinners, (2008), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Sách đồng thời được Mạng lưới Cỏ Vetiver Quốc tế dịch sang 10 thứ tiếng Anh, Pháp, Italia, Tây an Nha, ồ Đào Nha, Trung Quốc, Suwalli Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường
Tác giả: Paul Truong, Trần Tân Văn, Elise Pinners
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2008
16. Vũ Anh Tuân (2005), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Kh c bằng phương pháp viễn thám và hệ thống địa lý, Luận văn Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Kh c bằng phương pháp viễn thám và hệ thống địa lý
Tác giả: Vũ Anh Tuân
Năm: 2005
17. Võ Quý và Võ Thanh Sơn (2013), Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng ở Nam Việt Nam và vấn đề môi trường, NX Đại học Quốc gia Hà Nội, 24tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng ở Nam Việt Nam và vấn đề môi trường
Tác giả: Võ Quý và Võ Thanh Sơn
Năm: 2013
18. Võ Văn Minh (2010), “Hiệu quả xử lý đồng của cỏ Vetiver trong các môi trường đất khác nhau”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3 (38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả xử lý đồng của cỏ Vetiver trong các môi trường đất khác nhau”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Võ Văn Minh
Năm: 2010
1. Allison, F.E. (1973), Soil Organic Matter and Its Role in Crop Production. Elsevier, Amsterdam, 637 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soil Organic Matter and Its Role in Crop Production. "Elsevier, Amsterdam
Tác giả: Allison, F.E
Năm: 1973
2. Alvin L. Young (2009), The History, Use, Disposition and Environmental Fate of Agent Orange Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alvin L. Young (2009)
Tác giả: Alvin L. Young
Năm: 2009
3. Burken, J. and J. Schnoor (1996), Phytoremediation: Plant Uptake of Atrazine and Role of Root Exudates, Journal of Environmental Engineering, Vol. 122, No. 11, pp. 958-963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Environmental Engineering
Tác giả: Burken, J. and J. Schnoor
Năm: 1996
4. Buken, J. and J. Schnoor. (1997), Uptake and Metabolism of Atrazine by Poplar Trees, Environmental Science and Technology, Vol. 31, No. 5, pp. 1399-1406 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Science and Technology
Tác giả: Buken, J. and J. Schnoor
Năm: 1997
10. Ding, W.-f., &amp; Zhang, X.-c. (2016), An evaluation on using soil aggregate stability as the indicator of interrill erodibility, Journal of Mountain Science, Volume 13, Issue 5, 831–843 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Mountain Science
Tác giả: Ding, W.-f., &amp; Zhang, X.-c
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN