Các yếu tố bên ngoài Ảnh hưởng tới chuyển Đổi số trong hoạt Động du lịch tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THANH NGA
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THANH NGA
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ
Luận văn Thạc sĩ Du lịch
Mã số: 8810101 Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Lê AnhXÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂNChủ tịch hội đồng chấm luận văn
PGS.TS Trần Đức Thanh
Người hướng dẫn khoa học
TS Trịnh Lê Anh
Hà Nội - 2024
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 9
2.1 Mục đích: 9
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
2.3 Câu hỏi nghiên cứu 9
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9
3.1 Đối tượng nghiên cứu 9
3.2 Khách thể nghiên cứu 10
4 Phạm vi nghiên cứu 10
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10
5.1 Ý nghĩa khoa học 10
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
6 Quy trình và kế hoạch thực hiện 11
7 Cấu trúc luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1 Tổng quan nghiên cứu 12
1.1.1 Những nghiên cứu về số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số 12
1.1.2 Những nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 18
1.1.3 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 21
1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu 23
1.2 Cơ sở lý luận 24
1.2.1 Những khái niệm liên quan 24
Trang 41.2.2 Lý thuyết về chuyển đổi số và các yếu tố ảnh hưởng 26
1.2.2.1 Lý thuyết Công nghệ Tổ chức Môi trường (Technology Organization -Environment - TOE, Tornatzky và cs, 1990) 27
1.2.2.2 Mô hình các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch Dredge, D., & cs (2019) 28
1.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 29
1.3.1 Mô hình nghiên cứu 29
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 31
1.3.2.1 Kinh tế 31
1.3.2.2 Sự cạnh tranh 31
1.3.2.3 Công nghệ 32
1.3.2.4 Môi trường 33
1.3.2.5 Khách hàng 34
1.3.2.6 Các yếu tố về Xã hội và nhân khẩu học 34
1.3.2.7 Chính sách và pháp luật 35
CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Thực tiễn về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 37
2.1.1 Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch trên thế giới 37
2.1.2 Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch ở Việt Nam 40
2.1.3 Tổng quan về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 43
2.1.3.1 Hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì 43
2.1.3.2 Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu 50
2.2.1 Quy trình nghiên cứu 50
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 53
2.2.3 Thang đo trong nghiên cứu 53
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng 56
2.2.4.1 Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu 56
Trang 52.2.4.2 Phân tích dữ liệu 58
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1 Kết quả nghiên cứu định tính 61
3.1.1 Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia 61
3.1.2 Kết quả nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn các đối tượng liên quan 63
3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 65
3.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 65
3.2.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát 65
3.2.1.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 66
3.2.1.3 Đánh giá của đối tượng khảo sát về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch68 3.2.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 69
Biến Công nghệ 70
3.2.3 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA 73
3.2.4 Phân tích tương quan Pearson 77
3.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính 79
3.2.5.1 Cơ sở phân tích 79
3.2.5.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 81
3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 86
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
4.1 Bàn luận 89
4.2 Khuyến nghị 95
4.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp về du lịch 96
4.2.2 Đối với doanh nghiệp 97
4.2.3 Đối với nhà cung cấp công nghệ, phần mềm 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ từ năm 2018 đến năm 2022 45
Bảng 2.2 Thang đo các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ 54
Bảng 3.1 Điều chỉnh thang đo biến Môi trường và biến Khách hàng 62
Bảng 3.2 .65
Thống kê đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia 65
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát đánh giá về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 66
Bảng 3.4 69
Kết quả khảo sát đánh giá về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch 69
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Kinh tế 69
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Cạnh tranh 70
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Công nghệ 70
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Môi trường 71
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Khách hàng 71
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Xã hội 72
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Chính sách, pháp luật (lần 1) 72
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Chính sách, pháp luật (lần 2) 73
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến Chuyển đổi số (biến phụ thuộc) 73
Bảng 3.14 Kiểm định KMO và Bartlett các yếu tố độc lập 74
Bảng 3.15 Tổng phương sai trích các biến độc lập 74
Bảng 3.16 Bảng ma trận xoay yếu tố độc lập 75
Bảng 3.17 Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc 76
Bảng 3.18 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc 77
Bảng 3.19 Bảng mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 77
Bảng 3.20 Phân tích hệ số hồi quy tuyến tính đa biến 81
Bảng 3.21 Kiểm định phương sai ANOVA 82
Bảng 3.22 Hệ số hồi quy 83
Trang 7Bảng 3.23 Kết luận kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 86Bảng 4.1 Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới chuyển đổi số trong hoạtđộng du lịch tại thành phố Việt Trì 89
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình đến chuyển đổi số 17Hình 1.2 Các giai đoạn chuyển đổi số của các doanh nghiệp du lịch 20Hình 1.3 Lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới 27Hình 1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch29Hình 1.5 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịchtại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 30Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 50
Trang 8Lý thuyết Công nghệ - Tổchức - Môi trường
SPSS Statistical Package for the Social
Sciences
Bộ công cụ phân tích dữliệu cho khoa học xã hội
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay
đổi mọi cục diện của đời sống xã hội Hoạt động du lịch trên thế giới nói chung và ởViệt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó
1.2 Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch - một khái niệm xuất hiện trong lĩnh
vực du lịch đã được rất nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học, chuyên gia trênthế giới tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá về đặc điểm, bản chất, nội dungcủa nó Trên cơ sở đó, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn, nhận thức đầy đủ hơn, đúngđắn và chính xác hơn về bản chất của vấn đề một cách đa chiều và sâu sắc Từ đó,giúp cho chúng ta vận dụng hiệu quả vào trong thực tiễn nhằm đổi mới, nâng caochất lượng hoạt động lịch trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệplần thứ Tư đang diễn ra một cách mạnh mẽ, trên quy mô rộng
Thực tiễn cho thấy, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đã xuất hiện trên thế
giới và trở thành một xu thế phát triển tất yếu của ngành du lịch nói chung trước
những ảnh hưởng của tiến bộ của khoa học, công nghệ thông tin và yêu cầu pháttriển của đời sống xã hội
1.3 Nhận thức được xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đề ra
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển sự nghiệp du lịch, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến giải pháp trọng tâm là “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh” như đã nêu rõ trong Quyết
định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030
1.4 Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ luôn tự hào là vùng đất cội nguồn của
dân tộc Việt Nam với nền văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo; đặc biệt làtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cùng với làn điệu hát Xoan đã trở thành di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại Bên cạnh đó, với lợi thế về nguồn tài
Trang 10nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú đã tạo nên một miền đất hứa, một điểm đến
du lịch hấp dẫn cho du khách ở mọi nơi trên thế giới và là nơi khát khao được trở vềcho mỗi người con đất Việt
Đứng trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và quátrình toàn cầu hóa, trong điều kiện nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinhthần của con người được nâng cao Vì thế, để hoạt động du lịch tại thành phố ViệtTrì phát triển bền vững đòi hỏi phải có biện pháp, lộ trình, kế hoạch thực hiệnchuyển đổi số phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ Đây là nhiệm vụ trọng tâm,
trọng điểm nhằm hiện thực hóa “Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030” và
Kế hoạch số 4971/KH-UBND - Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2021 -2025 mà Đảng, Nhà nước đã ban hành và đáp ứng với xu thế phát triển tất
yếu của thời đại
1.5 Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại Thành phố Việt
Trì là một quá trình lâu dài và phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố tác động
từ bên trong và bên ngoài Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá cácyếu tố này một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn diện, đa chiều sẽ là căn cứ quan trọng đểcác nhà quản lý, các nhà khoa học và mọi đối tượng tham gia vào quá trình pháttriển du lịch của thành phố Việt Trì có được cái nhìn biện chứng, khách quan từ đóđưa ra được các giải pháp, quyết sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp nhằm đưa hoạtđộng du lịch tại Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ phát triển, đáp ứng với yêu cầucủa thực tiễn đặt ra
1.6 Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu mong muốn của cá nhân được đóng góp
một phần công sức, trí tuệ của mình đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh
Phú Thọ, tôi đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số
trong hoạt động du lịch tại Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ” làm đề tại luận văn
thạc sĩ của mình
Trang 112 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch và cácyếu tố ảnh hưởng
- Xác định và phân tíchcác yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển đổi số tronghoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Đo lường và đánh giámức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến chuyểnđổi số trong hoạt động du lịch theo mô hình nghiên cứu đề xuất
- Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tronghoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Có những yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động
du lịch?
- Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới chuyển đổi
số trong hoạt động du lịch hay không?
- Làm thế nào để thúc đẩy những tác động tích cực của các yếu tố bên ngoài tớichuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch vàmối quan hệ giữa các yếu tố đó
Trang 12- Đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi
số trong hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì phù hợp với bối cảnh
số trong hoạt động du lịch
+ Bài báo khoa học với tiêu đề “tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi
số trong hoạt động du lịch và đề xuất hướng nghiên cứu” công bố trên tạp chí Thiết
Trang 13bị giáo dục tháng 6 năm 2023.
6 Quy trình và kế hoạch thực hiện
7 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luậnChương 2 Bối cảnh và phương pháp nghiên cứuChương 3 Kết quả nghiên cứu
Chương 4 Bàn luận và khuyến nghị
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số
Do sự phát triển và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
Tư đã tạo nên sự chuyển dịch căn bản trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Kể từ
đó, trong khoa học cũng như đời sống, xuất hiện các thuật ngữ mới mang tên: số
hóa dữ liệu, số hóa quy trình, chuyển đổi số Khi nghiên cứu về các nội dung này đã
có nhiều quan điểm và cách và cách thức tiếp cận khác nhau, trên những khía cạnh,góc độ, phương diện khác nhau Điều đó đã giúp cho chúng ta có thêm những căn
cứ, luận điểm, minh chứng để nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và toàn diệnhơn về vấn đề đã và đang tác động mạnh mẽ trên mọi phương diện của đời sống và
là xu thế phát triển tất yếu của thời đại
* Số hóa dữ liệu:
Số hóa dữ liệu là một quá trình xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Ba (đỉnh cao là vào năm 1960) Đây còn đượcxem là Cách mạng máy tính (hay cách mạng số) Cuộc cách mạng này đã cho ra đờicác dây chuyền sản xuất tự động hóa dựa trên máy tính, thiết bị điện tử và Internet.Cho đến nay, số hóa là một khái niệm phức tạp, được các nhà khoa học tiếp cận,nghiên cứu và đã có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến vấn đề này:
- Poter & Heppelmann, (2014) cho rằng: số hóa cũng bao gồm cách mà mộtngười nắm bắt các đặc điểm vật lý và chuyển đổi chúng thành các thuộc tính ảo Sốhóa tạo ra các sản phẩm/thiết bị có khả năng lưu trữ, định vị, truyền tải thông tin/dữliệu bao gồm như: vị trí, vận tốc, nhiệt độ, độ trung bình, độ rung động và các phép
đo khác dưới dạng dữ liệu số hóa Những dữ liệu này khi được kết hợp với các thuậttoán nâng cao sẽ là nền tảng quan trọng để tạo lập ra các sản phẩm/thiết bị (máymóc) thông minh hoạt động tự động như chúng ta đang có hiện nay
- Số hóa còn được hiểu là một quá trình mà các công nghệ số, dịch vụ, sản phẩm,
kĩ thuật và kỹ năng số đang được phổ biến rộng khắp trong nền kinh tế và các doanh
Trang 15nghiệp sử dụng các yếu tố này (Brennen and Kreiss, 2014).
Ở Việt Nam, các tổ chức và cá nhân cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhaukhi tiếp cận về nội hàm và bản chất của số hóa dữ liệu:
- Theo FSI (doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam) cho rằng: số hóa
là một thuật ngữ dùng để mô tả việc chuyển đổi các tài liệu dạng vật lý (giấy) sangđịnh dạng số Bằng cách đó, doanh nghiệp cho phép đưa nội dung số vào quy trìnhlàm việc của tổ chức Chẳng hạn như để tự động hóa các quy trình hoặc cung cấpcho mọi người quyền truy cập thông tin
Số hóa dữ liệu là vấn đề luôn gắn liền với sự phát triển cuộc cách mạng máytính, công nghệ thông tin và Internet Các tác giả đã phân tích nội dung, bản chấtcủa nội hàm số hóa dữ liệu thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở các góc độ,phương diện khác nhau Điều đó giúp cho chúng ta hiểu đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàndiện về số hóa dữ liệu Cũng thông qua đó, giúp cho chúng ta có thể giải mã mộtcách chân thực về số hóa dữ liệu - một vấn đề đã và đang tác động lớn đến sự pháttriển của lĩnh vực du lịch nói chung và toàn xã hội hiện nay
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các quan điểm, cách tiếp cận về số hóa dữliệu, chúng ta có thể hiểu về bản chất của vấn đề này ở một số khía cạnh căn bảnsau:
Một là, số hóa dữ liệu là giai đoạn đầu tiên của chuyển đổi số, nhưng lại có ý
nghĩa rất to lớn; đó là tiền đề, nền móng, là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiệncác bước tiếp theo đó là số hóa quy trình và tiến tới là thực hiện chuyển đổi số
Hai là, số hóa dữ liệu đã giúp con người lưu trữ thông tin với khối lượng khổng
lồ, không giới hạn Bên cạnh đó, nó còn giúp con người quản lý thông tin/dữ liệumột cách hiệu quả (con người dễ dàng sắp xếp, tổ chức, tìm kiếm thông tin mộtcách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện)
Ba là, mặc dù số hóa dữ liệu là quá trình phức tạp đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật,
nhưng nó có thể được thuê ngoài hoặc quản lý bởi một nhóm tương đối nhỏ cácchuyên gia và do đó nó tương đối độc lập với các khía cạnh khác của tổ chức
Trang 16* Số hóa quy trình (digitalization)
Trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, sốhóa quy trình đã và đang đóng vai trò quan trọng, tạo nên nhiều giá trị và làm thayđổi căn bản mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh vàtiêu dùng theo chiều hướng tích cực
- Theo Dredge và cs, (2019) cho rằng: Đối với doanh nghiệp số hóa quy trình đãtạo nên sự chuyển đổi trong hệ sinh thái doanh nghiệp, cung cấp các mô hình kinhdoanh mới, các kênh thông tin mới về người tiêu dùng và cuối cùng là tăng trưởngkinh tế Còn đối với người tiêu dùng, ta thấy có sự gia tăng trong việc sử dụng cácnền tảng kỹ thuật số vào việc tạo lập kế hoạch, đăng ký sử dụng các dịch vụ và tácđộng tới những người tiêu dùng khác
- Harry Bouwman & cs (2018) cũng có cùng quan điểm nêu trên của Dredge &
cs, tác giả nhấn mạnh đến việc số hóa quy trình có tác động tới việc làm đổi mới môhình kinh doanh của doanh nghiệp Từ việc đổi mới mô hình kinh doanh sẽ tác độngtích cực đến hiệu quả kinh doanh vì nó tạo cơ hội để các công ty/doanh nghiệp pháttriển lợi thế cạnh tranh của mình
- Còn theo Loo (2017) tiếp cận vấn đề số hóa quy trình trên cả hai phương diện(tích cực và tiêu cực) đối với doanh nghiệp:
+ Số hóa quy trình tác động tới mô hình kinh doanh của các công ty bằng cách
tạo ra các hình thức hợp tác mới khác nhau giữa các công ty, dẫn đến sự ra đời củacác sản phẩm - dịch vụ mới và các mối quan hệ mới được tạo lập giữa công ty vớikhách hàng và nhân viên
+ Số hóa quy trình cũng gây nên áp lực cho các công ty khi đặt ra yêu cầu phải
thay đổi về chiến lược hiện tại của doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội kinh doanhmới một cách có hệ thống dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
- Brynjolfsson & McAfee, (2014) có cách tiếp cận mang tính chất tổng quan về
số hóa quy trình Tác giả cho rằng số hóa quy trình là quá trình công nghệ xã hội,tận dụng các sản phẩm hoặc hệ thống được số hóa để phát triển các quy trình tổchức, mô hình kinh doanh hoặc dịch vụ thương mại
Trang 17Như vậy, số hóa quy trình (số hóa tổ chức hay số hóa doanh nghiệp) được xemnhư là một bước tiến của số hóa; là cấp độ dùng các công nghệ số và dữ liệu đãđược số hóa trước đó và sử dụng nó để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh Từ đó, đạtđược các mục tiêu như tăng doanh thu của doanh nghiệp hoặc nâng cao hiệu quảcủa các quy trình.
Trên thực tế, các thuật ngữ “số hóa” và “số hóa quy trình” thường được sử
dụng thay thế cho nhau; tuy nhiên, có những điểm khác biệt quan trọng về kháiniệm Trong khi số hóa mô tả một công nghệ hoặc hệ thống công nghệ liên quanđến những khả năng của nó, số hóa quy trình trả lời tại sao công nghệ này có liênquan đến một quy trình hoặc tổ chức cụ thể
* Chuyển đổi số (Digital Transformation)
Rogers (1962) đã đề xuất Lý thuyết khuếch tán đổi mới, cho đến nay đã được ápdụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch Lý thuyết này phác họa việclàm thế nào để công nghệ mới và tiến bộ mới lan rộng khắp xã hội (từ việc giới giớithiệu đến chấp nhận sử dụng công nghệ)
Vial (2021) đã chỉ ra bản chất của chuyển đổi số là quá trình văn hóa xã hội củacác công ty với các hình thức tổ chức mới và kỹ năng cần thiết để duy trì và pháttriển trong bối cảnh kỹ thuật số Vì thế, chuyển đổi số có thể được mô tả là một quátrình nhằm cải thiện một thực tế bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối vớicác thuộc tính của tổ chức thông qua sự kết hợp của các công nghệ thông tin, máytính, giao tiếp và kết nối
Theo Fitzgerald & cs (2013) và Westerman & cs (2011), chuyển đổi số là việc
sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như: phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị diđộng hoặc thiết bị nhúng, để cho phép cải tiến kinh doanh như: nâng cao trảinghiệm của khách hàng, hợp lý hóa hoạt động hoặc tạo lập mô hình kinh doanh mới
Như vậy, “chuyển đổi số vượt ra ngoài việc chỉ số hóa tài nguyên nhằm mục đích
tạo ra giá trị và doanh thu nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số” (McDonald and Rowsell,
2012) Điều đặc biệt, (Solis & cs, 2014) còn cho rằng chuyển đổi số thu hút kháchhàng kỹ thuật số hiệu quả hơn mọi điểm tiếp xúc trong vòng đời trải nghiệm của
Trang 18khách hàng.
Sommarberg & Makinen (2019) khẳng định, chuyển đổi số trong doanh nghiệp
là một quá trình lần lượt với các bước số hóa thông tin (chuyển tất cả thông tin
sang dạng số),số hóa tổ chức (sử dụng công nghệ số dựa trên thông tin đã được số
hóa vào các khâu trong chuỗi giá trị doanh nghiệp) vàchuyển đổi số (thay đổi toàn
diện từ tư duy lãnh đạo, văn hóa, mô hình hoạt động, mô hình kinh doanh, ) nhằmhướng đến gia tăng giá trị cho doanh nghiệp Cách mạng công nghiệp 4.0 là nhân tốquan trọng thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh
tế nói chung nhằm hướng đến nền kinh tế số (Schwab & Davis, 2018) Tuy nhiên,việc sử dụng công nghệ số không nên hiểu một phần tách biệt mà phải được hiểu làmột hệ thống công nghệ này nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vàđịnh hình xã hội trong tương lai (Ustundag & Cervikcan, 2017)
Vial, G (2021) đã đưa ra định nghĩa “chuyển đổi số là một quá trình nhằm mục
đích cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các cơ quan, đặc biệt là
các doanh nghiệp với bất kể quy mô và ngành nghề nào
Theo Matzler và cộng sự (2016), các tổ chức có thể sẽ cần phải trải qua số hóa
dữ liệu và số hóa quy trình đáng kể để chuyển đổi số thành công Mối quan hệ cấpbậc của số hóa dữ liệu đến chuyển đổi số được thể hiện như sau:
Trang 19Hình 1.1 Từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình đến chuyển đổi số
Nguồn: Matzler và cộng sự (2016)
Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018
và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia vàongày 03/6/2020
Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến
bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.Theo quan điểm và cách tiếp cận về chuyển đổi số ở Việt Nam có thể thấy:
“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức
về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”
(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021)
Theo TS Đoàn Hải Yến (2022): Chuyển đổi số là khái niệm ra đời trong thời đạiInternet bùng nổ và đang phổ biến trong thời đại ngày nay Chuyển đổi số mô tảviệc ứng dụng công nghệ (Digitalize) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (Transformation) cách thức
mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làmviệc và mang lại giá trị cho khách hàng
Bên cạnh đó, tác giả còn phân biệt sự khác nhau về bản chất của số hóa vàchuyển đổi số như sau:
+ Số hóa là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số
+ Chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi thì phải sử dụng các công
Trang 20nghệ như AI (Trí tuệ nhân tạo), Big Data (Dữ liệu lớn), để phân tích dữ liệu, biếnđổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Theo Chử Bá Quyết (2021), chuyển đổi số diễn ra ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.+ Ở cấp độ vi mô, chuyển đổi số diễn ra trong từng tổ chức, thậm chí ở bộ phậncủa tổ chức Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp dành được khách hàng, nhânviên và nhà đầu tư của mình Chuyển đổi số cũng tạo ra những cơ hội và giá trị mớicho doanh nghiệp
+ Ở cấp độ vĩ mô, chuyển đổi số diễn ra ở ngành, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực,thậm chí cả quốc gia Chuyển đổi số cấp vĩ mô là quá trình xây dựng các thành phốthông minh, Chính phủ số
Như vậy, dựa trên cơ sở quan điểm, nhận thức và các khái niệm về chuyển đổi
số được nêu trên, chúng ta có thể hiểu Chuyển đổi số là sự áp dụng công nghệ kỹ
thuật số vào hoạt động quản lý, tổ chức, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, dẫn đến
sự đổi mới mang tính chất đột phá của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và
xã hội nói chung nhằm tạo nên các giá trị phục vụ cho sự phát triển của đời sống.
1.1.2 Những nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và kháchsạn chịu tác động mạnh của chuyển đổi số Cho đến nay, chuyển đổi số đã và đangđược các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch rất quan tâm, thể hiện bằng nhữngkết quả nghiên cứu của các tác giả với những nội dung căn bản sau:
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, công nghệ thông tin và du lịch đã trải quahai kỷ nguyên lớn, đó là:
- Giai đoạn Digitalisation (1997-2006): Trong giai đoạn này, Internet được phát
triển như một công cụ chuyển giao thông tin Trong kỉ nguyên này, một loạt cáccông nghệ đã xuất hiện như WWW (World Wide Web), trang web, email, thươngmại điện tử, Các nghiên cứu chính về du lịch được thực hiện trong thời kì này tậptrung vào tiếp thị du lịch và các cơ hội kinh doanh nhằm tìm hiểu hành vi của ngườitiêu dùng Kỷ nguyên số hóa cũng là lúc du lịch điện tử phát triển như một ngànhhọc (Xiang, 2018)
Trang 21- Giai đoạn Age of Accelerations (2007-2016): Kỉ nguyên này được đặc trưng
bởi sự xuất hiện của Wi-fi, Web 2.0, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, Với sự giatăng về mặt nội dung do người dùng tạo và sự gia tăng của các công cụ tương tácnhư Facebook, Instagram cùng với đó là dịch vụ kinh tế chia sẻ như AirBnB vàUber, ngành du lịch đã bị chuyên biệt hóa từ cả hai phía, người tiêu dùng và nhàcung cấp
Như vậy, theo sự phân định nêu trên, ngành du lịch đã trải qua hai sự thay đổilớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch nói chung và đặc biệt là đối với cácdoanh nghiệp du lịch Kỉ nguyên đầu tiên có thể coi là cơ hội cho các doanh nghiệp
du lịch tận dụng lợi ích của số hóa để nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thông quacác công cụ thông tin khác nhau (Xiang, 2018) Kỉ nguyên thứ hai có thể coi là quátrình phân định giữa sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới và sự thay đổitrong hành vi người tiêu dùng (Dredge và cộng sự 2018)
Theo Xiang, Z, & Fesenmaier, D (2017), sự phát triển du lịch bởi những thúcđẩy của công nghệ đã trải qua ba giai đoạn, cụ thể là:
- Giai đoạn 1: (Bán hàng và Marketing) diễn ra vào những năm cuối thế kỷ 20
(1990-2000) Sự ra đời của Internet đã cho phép các tổ chức và doanh nghiệp điểmđến du lịch khai thác công nghệ như một công cụ tiếp thị Điểm bán hàng kỹ thuật
số và phần mềm hỗ trợ đã giúp các doanh nghiệp cải tiến hoạt động Trang web bắtđầu thay thế các tài liệu tiếp thị trên giấy, các nhà tổ chức quản lý điểm đến trởthành nhà môi giới thông tin; hệ thống dịch vụ trên web bắt đầu tạo điều kiện thuậnlợi cho các giao dịch kinh doanh và hệ thống phân phối tạo điều kiện tăng cườngphối hợp trong toàn ngành
- Giai đoạn 2: (Hệ sinh thái kinh doanh số) (từ năm 2000 đến năm 2010).
Internet trở thành kênh cung cấp thông tin quan trọng cho khách du lịch Những tiến
bộ về công nghệ và Internet tạo nên một thị trường ảo nơi mà các sản phẩm và dịch
vụ có thể được tìm kiếm, so sánh và giao dịch (mua, chia sẻ, trao đổi, ) trên nềntảng trực tuyến Các doanh nghiệp du lịch và khách hàng giao dịch thông qua kênhkết nối trung gian là trang web đã phá vỡ mô hình kinh doanh truyền thống Các
Trang 22trung tâm thông tin du khách đã chứng kiến sự suy giảm vai trò là đầu mối kết nối;
xu hướng khách du lịch đặt và hoàn thành các giao dịch điện tử trực tuyến ngàycàng nhiều và do đó đã tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường toàn cầu
- Giai đoạn 3: (Tích hợp hệ thống) Từ năm 2010, sự phát triển của điện toán
đám mây, công nghệ di động, thiết bị Del, thực tế ảo, GPS cùng với sự tăng cườngkhả năng tích hợp và tương tác của các thiết bị kỹ thuật số đã tạo điều kiện thuận lợicho việc kết nối giữa thế giới kỹ thuật số với thế giới vật lý Sự kết hợp giữa truyềnthông xã hội và Web 2.0 đã mở ra cơ hội phát triển sản phẩm mới, giúp đẩy nhanhphạm vi tiếp cận toàn cầu của các doanh nghiệp du lịch
Lê Hữu Nghĩa & cs (2021) cho rằng: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp dịch vụ dulịch đã đi vào giai đoạn thứ 3 của tiến trình chuyển đổi số và hướng tới du lịchthông minh (được phác họa theo hình dưới đây):
Hình 1.2 Các giai đoạn chuyển đổi số của các doanh nghiệp du lịch
Nguồn: Cập nhật và điều chỉnh từ Dredge và cs (2019)
Theo Pumaleque, A & cs (2021) đã đưa ra chuyển đổi số trong các côngty/doanh nghiệp du lịch từ truyền thống sang hiện đại thông qua những kết quả sau:
Trước hết, xuất phát từ thực trạng của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh theo
phương thức truyền thống, tác giả chỉ ra những hạn chế căn bản: (1) Thiếu thông tin
về khách hàng, (2) Không xây dựng mô hình kinh doanh mang tính chiến lược về sựđổi mới, (3) Không sử dụng các công nghệ để hỗ trợ quản lý sự thay đổi
Trang 23Tiếp theo, từ nghiên kết quả nghiên cứu thực trạng, chuyển đổi số trong các
doanh nghiệp du lịch cần đổi mới bằng một loạt các hoạt động về: (1) Đổi mới vềquản lý/quản trị doanh nghiệp du lịch, (2) Tạo lập và phát triển văn hóa trong tổchức, (3) Với mục tiêu nhằm hướng tới đối tượng chính là lợi ích của khách hàng
Cuối cùng, là lựa chọn và đưa công nghệ áp dụng vào toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp để đạt được các giá trị: (1) Quản lý cơ sở dữ liệu, trong đó có cập nhậtthông tin khách hàng, (2) Đầu tư mọi nguồn lực để tạo nên các giá trị doanh nghiệpvới sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến (3) Nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng côngnghệ để quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả
Như vậy, rõ ràng là chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là một quá trình đã vàđang diễn ra trong thực tiễn dưới sự tác động của khoa học, công nghệ thông tin vàtruyền thông Những thành tựu mà ngành du lịch đạt được nhờ chuyển đổi số đượccác nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh đã cho ta thấy một bức tranh sinh động
về một quá trình thay đổi, phát triển của ngành du lịch Đây cũng là minh chứng chomột quá trình thay đổi từ nhận thức đến hành động, thể hiện ở sự nỗ lực, bền bỉ,sáng tạo, năng động và nhạy bén tiếp thu và áp dụng những tiến bộ của khoa học,công nghệ thông tin và truyền thông, của mọi đối tượng tham gia vào hoạt động
du lịch nhằm tạo ra các giá trị căn bản, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tếnói riêng và của xã hội nói chung
1.1.3 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Asta Tarute’ và cs (2018) đã xác định được nhóm yếu tố bên ngoài tác động đếnchuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp: (1) khả năng phù hợp, (2) nguồn lựcphù hợp, (3) quy định của chính phủ và các yếu tố liên quan đến ngành
Bên cạnh đó, Lý thuyết Môi trường - Tổ chức - Công nghệ của Tomatzky và cs(1990) là một trong những nghiên cứu quan trọng về quyết định chấp nhận côngnghệ mới của tổ chức Vậy nên, để thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp nóichung trong đó có doanh nghiệp du lịch cần phải nhận thức rõ và xác định các yếu
tố ảnh hưởng Theo đó, quyết định chuyển đổi số của tổ chức/doanh nghiệp chịu tác
Trang 24động bởi 3 yếu tố: Môi trường - Tổ chức - Công nghệ Nội dung lý thuyết này sẽđược làm rõ tại phần 1.2.2 Lý thuyết về chuyển đổi số và các yếu tố ảnh hưởng.
Theo Luật Du lịch 2017 “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư
có liên quan đến du lịch” Từ đó cho thấy, chuyển đổi số là một trong những nội
dung quan trọng trong hoạt động du lịch Vì thế, mọi yếu tố tác động tới hoạt động
du lịch thì cũng tác động tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Đức Thanh & cs (2022) đãđưa ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến du lịch nói chung Chuyển đổi số trong hoạtđộng du lịch là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực du lịch nên cũng chịu sự tácđộng của các nhóm yếu tố đó Các nhóm yếu tố đó gồm có nhóm yếu tố bên trong
và nhóm yếu tố bên ngoài Cụ thể: Nhóm yếu tố bên ngoài gồm: (1) Chính trị xã hội,(2) Ảnh hưởng kinh tế, (3) Xu thế xã hội, (4), Đổi mới khoa học công nghệ, (5)Thiên tai, dịch bệnh, thảm họa xã hội và biến đổi khí hậu, (6) Cầu du lịch (yếu tốbên ngoài đặc biệt); Nhóm yếu tố bên trong gồm: (1) Nguồn lực tài nguyên du lịch,(2) Nguồn lực tài chính, (3) Nguồn nhân lực, (4) Nguồn lực tổ chức, (5) Nguồn lựcchính sách
Bên cạnh đó, Dredge, D., & cs (2019), cũng đã chỉ ra 8 yếu tố bên ngoài ảnhhưởng tới chuyển đổi số trong du lịch trên quy mô toàn cầu cũng như ở từng địaphương, cụ thể là: (1) Kinh tế toàn cầu và địa phương, (2) Sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp, (3), Sự đa dạng về công nghệ sẵn có cùng với khả năng tiếp cận dễdàng (4) Môi trường, (5) Cơ sở pháp lý, (6) Bối cảnh về chính trị, (7) Các yếu tố về
xã hội và nhân khẩu, (8) Nhu cầu, sở thích của khách hàng
Tác giả Phạm Thị Thanh Huyền (2021) đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến chuyển đổi số trong du lịch tại Việt Nam Tác giả đã khẳng định chuyểnđổi số bị tác động bởi 3 nhóm nhân tố lớn gồm: (1) thương mại điện tử và nền tảng
kỹ thuật số, (2) dữ liệu lớn và hệ thống thông minh, (3) trí tuệ nhân tạo và internetvạn vật
Cũng liên quan đến nội dung này, có một cách tiếp cận khác của tác giả Lê Hữu
Trang 25Nghĩa & cs (2021), đã đưa ra 3 nhóm yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong dulịch Việt Nam, đó là:
- Yếu tố phụ thuộc (Số hóa để phát triển du lịch bền vững)
- Yếu tố trung gian (Môi trường số hóa)
- Yếu tố độc lập (Tiếp thị số, Điền giã số, Kinh doanh đổi mới, Bản đồ tài
nguyên du lịch)
Việc xác định 3 nhóm yếu tố nêu trên của tác giả chưa phân định rõ các yếu tốbên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch Trongnghiên cứu đó, tác giả chỉ ra các yếu tố để căn cứ vào đó đề xuất các giải phápchuyển đổi số trong hoạt động du lịch ở Việt Nam tập trên cơ sở trung vào 3 đốitượng: chính quyền, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục
Có thể thấy, có nhiều quan điểm khác nhau khi xác định và chứng minh các yếu
tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch Các nghiên cứu công bố đãphần nào chỉ ra những kết quả, đóng góp nhất định để làm sáng tỏ bản chất của vấn
đề, giúp cho chúng ta có căn cứ để nhận ra những cơ hội và thuận lợi, khó khăn vàthách thức khi thực hiện quá trình này Trên cơ sở đó, chúng ta đề ra những biệnpháp, cách thức, mục tiêu chiến lược để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dulịch được hanh thông và hiệu quả
1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về chuyển đổi
số nói chung và chuyển đổi số trong hoạt động du lịch nói riêng Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch vẫncòn hạn chế Mặc dù, các nghiên cứu đã công bố chỉ ra, phân định và phần nàochứng minh được sự tác động của các yếu tố đến hoạt động du lịch, nhưng mới chỉdừng lại ở mức độ chung chung mà chưa chứng minh được biểu hiện của từng yếu
tố đến chuyển đổi số một cách rõ ràng, cụ thể
Thứ hai, trong khi chúng ta thừa nhận rằng chuyển đổi số trong hoạt động du
lịch chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài Tuy nhiên, các nghiêncứu đã công bố chưa chỉ ra được mức độ tác động của từng yếu tố đến chuyển đổi
Trang 26số Sự tác động đó có như nhau ở tất cả các nước, các vùng, các điểm du lịch, các tổchức/doanh nghiệp du lịch cụ thể hay không? Ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đâu?Cường độ ra sao? Những vấn đề trên là khoảng trống còn bỏ ngỏ, cần được các tổchức, cá nhân các nhà khoa học tiếp tục triển khai nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
Thứ ba, với thông tin, dữ liệu mà tác giả tiếp cận và tìm hiểu được, hiện nay
chưa có nghiên cứu nào đã công bố đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi
số trong hoạt động du lịch tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để chứng minh đượcmức độ và biểu hiện của các yếu tố này tác động đến chuyển đổi số trong hoạt động
du lịch ở cấp độ địa phương/ vi mô Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được lấpđầy bởi chuyển đổi số tại một địa phương hay ở các tổ chức/doanh nghiệp du lịchđang diễn ra mạnh nên việc xác định, phân tích, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởngtới chuyển đổi số ở cấp độ vi mô này là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Những khái niệm liên quan
* Chuyển đổi số
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiêu biểu
là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã tác động sâu sắc đến mọi hoạt độngcủa đời sống xã hội, tạo nên các giá trị trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau
Vì thế, trong xã hội hiện nay chúng ta đã và đang tìm mọi cách thức phù hợp để
thực hiện cuộc cách mạng đó là “chuyển đổi số”.
Vậy, “chuyển đổi số là gì” là nội dung cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu để thống nhất Sau đây là một số khái niệm “chuyển đổi số” tiêu biểu:
- Theo Demirkan & cs (2016): “Chuyển đổi số là sự chuyển đổi sâu sắc và
nhanh chóng của các hoạt động kinh doanh, quy trình, năng lực và mô hình để tận dụng đầy đủ những thay đổi và cơ hội do công nghệ kỹ thuật số mang lại và tác động của chúng trên toàn xã hội một cách chiến lược và ưu tiên”.
- Ở một phương diện khác, Nambisan & cs (2017) cho rằng “chuyển đổi số là
sự thay đổi trong việc tạo ra kết quả là sự thay đổi trong các dịch vụ thị trường, quy trình kinh doanh hoặc mô hình do sự dụng công nghệ kỹ thuật số” Chuyển đổi số
Trang 27đang buộc các công ty phải suy nghĩ lại về vai trò và giá trị của dữ liệu đang cótrong mô hình kinh doanh của họ Trong hầu hết các trường hợp, chuyển đổi số đòihỏi một sự thay đổi cơ bản trong tư duy, hệ thống và công cụ cơ bản của tổ chức đểđịnh vị lại các bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức.
Theo Vial,G (2019): “chuyển đổi số như là một quá trình mà các công nghệ kỹ
thuật số tạo ra một động lực cho các tổ chức thực hiện các phản ứng để đạt được hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh của họ”.
- Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến chuyển đổi số được Bộ Thông tin và
Truyền Thông biên tập trong cuốn “Cẩm nang Chuyển đổi số, (2021)” Theo đó,
chuyển đổi số được hiểu là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ
sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ
số “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức
về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chuyển đổi số đã đượcđưa ra, điều đó thể hiện cho tính đa dạng, phong phú trong cách tiếp cận cũng nhưtính phức tạp về mặt nội hàm của chuyển đổi số Tuy nhiên, dựa trên những kháiniệm mà các tổ chức, cá nhân các nhà khoa học đưa ra, ta có thể hiểu một cách tổng
quát về chuyển đổi số như sau: Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ
số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.
* Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp phần quan trọng vào quá trìnhxây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Trong thực tế, ngành du lịch cũng
đã và đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, trên nhiềuphương diện của quá trình hoạt động Khi nghiên cứu vấn đề chuyển đổi số tronghoạt động du lịch cũng đã có một số tổ chức, cá nhân đưa ra quan điểm, khái niệmthể hiện cho những cách tiếp cận khác nhau về nội dung này, cụ thể là:
Theo Nguyễn Thị Thanh Nga (2018) cho rằng: “Du lịch 4.0 được hiểu là du lịch
trong thời đại công nghiệp 4.0 Du lịch 4.0 là phát triển du lịch một cách thông
Trang 28minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng”.
Nguyễn Thị Yến (2022) “Chuyển đổi số trong ngành du lịch có thể hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu”.
Đỗ Hiền Hòa, Phan Thanh Huyền (2019), “du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm phục vụ khách du lịch”
Như vậy, dưới các góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu về du lịch, khái niệm
về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch được hiểu và mô tả dưới các thuật ngữ cơ
bản đó là “Du lịch 4.0”; “Du lịch thông minh”, “Du lịch ảo”,
1.2.2 Lý thuyết về chuyển đổi số và các yếu tố ảnh hưởng
Có một số mô hình lý thuyết thường được dùng để dự đoán và giải thích việcchấp nhận công nghệ, cụ thể là: Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Lý thuyết vềhành vi dự định (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ TAM; Lý thuyết chấp nhận
và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Nhìn chung các lý thuyết nêu trên đều hướng đến mục tiêu là cung cấp mộtkhung mẫu lý thuyết cho người dùng sử dụng để kiểm chứng cho một mô hình côngnghệ mới trước khi đưa vào áp dụng thực tế Qua đó có thể thấy được các yếu tố tácđộng hay không tác động, tác động nhiều hay ít đến sự thành công hay thất bại của
mô hình để từ đó có các giải pháp tác động nhằm nâng cao khả năng thành công của
mô hình trong thực tế
Trong một nghiên cứu tổng thể các mô hình áp dụng công nghệ ở cấp độ tổ chức,Oliveira và Martins (2011) lưu ý rằng Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường(TOE) của Tomatzky & cs (1990) mạnh mẽ hơn trong việc giải thích việc áp dụngcông nghệ của tổ chức Vậy nên, luận văn sẽ kế thừa nội dung Lý thuyết Công nghệ
- Tổ chức - Môi trường nêu trên và quan điểm của Dredge, D., & cs (2019) về 8yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch làm cơ sở để
Trang 29xây dựng mô hình các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạtđộng du lịch tại thành phố Việt Trì.
1.2.2.1 Lý thuyết Công nghệ Tổ chức Môi trường (Technology Organization - Environment - TOE, Tornatzky và cs, 1990)
-Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) là một trong những khungphổ biến để nghiên cứu hành vi chấp nhận công nghệ của tổ chức nói chung
Nội dung của lý thuyết này lý giải sự chấp nhận công nghệ mới của tổ chức chịu
sự chi phối bởi 3 nhóm yếu tố chính: (1) yếu tố công nghệ (sự có sẵn của công nghệ,đặc tính của công nghệ đó); (2) yếu tố tổ chức (cấu trúc của tổ chức, quy mô tổ chức,đặc điểm của tổ chức, các quá trình truyền thông trong tổ chức đó); (3) yếu tố môitrường (đặc tính của ngành, mức độ cạnh tranh của ngành, sự hỗ trợ của chính phủ,các quy định của chính phủ, ) - là những yếu tố bên ngoài tác động tới quyết định
- Đặc tính (an toàn, bảo mật)
Ra quyết định đổi mới công nghệ
Trang 30Lý thuyết TOE đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên phương diện từ lý luậnđến thực tiễn, trong nhiều lĩnh vực hơn hẳn so với các lý thuyết nền khác (Yoon
từ chính phủ, áp lực từ đối tác, áp lực từ khách hàng, là những yếu tố đã đượckiểm chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau từ việc áp dụng TOE đểđánh giá và dự báo sự chấp nhận công nghệ của tổ chức/doanh nghiệp
1.2.2.2 Mô hình các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạtđộng du lịch Dredge, D., & cs (2019)
Dredge, D., & cs (2019), cũng đã chỉ ra 8 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tớichuyển đổi số trong du lịch trên quy mô toàn cầu cũng như ở từng địa phương, cụthể là: (1) Kinh tế toàn cầu và địa phương, (2) Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,(3), Sự đa dạng về công nghệ sẵn có cùng với khả năng tiếp cận dễ dàng (4) Môitrường, (5) Cơ sở pháp lý, (6) Bối cảnh về chính trị, (7) Các yếu tố về xã hội vànhân khẩu, (8) Nhu cầu, sở thích của khách hàng
Trang 31Hình 1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số
trong hoạt động du lịch
Nguồn: Dredge, D., & cộng sự (2019)
Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ rõ các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tớichuyển đổi số trong du lịch trên quy mô toàn cầu và địa phương Bên cạnh đó, tácgiả cũng khẳng định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác nhau ở từng địaphương, điểm đến du lịch cũng như khác nhau trong từng quy trình của hoạt động
du lịch của từng địa phương, doanh nghiệp du lịch, đó là nguyên nhân dẫn đếnphát sinh chuyển đổi số đa tốc độ Tác giả cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng chínhsách chuyển đổi số phải dựa vào các yếu tố nêu trên và không nên áp dụng mộtchính sách cho tất cả các mô hình, điểm đến, doanh nghiệp, địa phương
1.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở Tổng quan nghiên cứu, lý thuyết về chuyển đổi số và các yếu tốảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, tác giả đề xuất mô hìnhnghiên cứu gồm 07 yếu tố độc lập và 01 yếu tố phụ thuộc dựa trên mô hình lýthuyết TOE và quan điểm của Dredge, D., & cs (2019) dưới đây Các khái niệmxuất hiện trong mô hình được kế thừa từ Khung lý thuyết và mô hình của các tác giảnêu trên
Trang 32Hình 1.5 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt
động du lịch tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Nguồn: tác giả tổng hợp và phân tích
Kinh tế toàn cầu và địa
Trang 331.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1 Kinh tế
Dredge, D., & cs (2019) cho rằng, kinh tế toàn cầu và địa phương có ảnh hưởngmạnh đến (1) tốc độ; (2) quy mô chuyển đổi số ở các tổ chức/doanh nghiệp Thực tếcho thấy, ngành du lịch là một bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, cóđóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Đặc biệt, trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì sự tồn tại và phát triển của mỗi doanhnghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế toàn cầu Kinh tế phát triển, doanh thucủa các doanh nghiệp tốt hơn thì đồng nghĩa với điều đó là nâng cao khả năng chitrả để thực hiện chuyển đổi số với tốc độ nhanh, mạnh, quy mô sâu và rộng hơn.Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con ngườiđược nâng lên; nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch có giá trị gia tăngngày càng trở nên đa dạng và phong phú Vậy nên, trước bối cảnh đó, để đáp ứngnhu cầu của khách hàng, buộc các doanh nghiệp du lịch phải thực hiện chuyển đổi
số nhằm tạo lập và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình
Giả thuyết 1 (H1) Kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ và quy mô chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
1.3.2.2 Sự cạnh tranh
J Boone (2000) cho rằng, áp lực cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng tới động cơkhuyến khích một tổ chức thực hiện đổi mới sản phẩm và quy trình Kết quả củaviệc đổi mới là đưa sản phẩm mới vào thị trường Do đó, động cơ đổi mới sản phẩmđược xác định bởi mức lợi nhuận liên quan đến sản phẩm mới này Kết quả của đổimới quy trình là giảm mức chi phí của tổ chức/doanh nghiệp Vậy nên, áp lực cạnhtranh là một trong những lý do dẫn đến chuyển đổi số thành công của các tổchức/doanh nghiệp
Thực tiễn cho thấy, áp lực cạnh tranh càng gia tăng thì vấn đề thích nghi và thayđổi là biện pháp duy nhất để tổ chức/doanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh của nềnkinh tế 4.0 Việc chuyển đổi số giúp cho tổ chức/doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh
Trang 34tranh, phát triển kịp thời với xu hướng của ngành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
đa dạng, phức tạp của khách hàng
Các nghiên cứu của Yachmeneva và cs (2014), Dyk và Belle (2019) đều chorằng áp lực cạnh tranh thuộc nhóm nhân tố môi trường bên ngoài tác động tích cựcđến chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nóiriêng Các tổ chức/doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh vớimột loạt các đối thủ và áp lực cạnh tranh trong ngành (Berghaus & Back, 2017).Hơn nữa, các tổ chức/doanh nghiệp phải chịu áp lực chuyển đổi số thông qua việcchứng minh cho đối thủ cạnh tranh về sự đột phá và tiến bộ công nghệ nói chung,điều đó đòi hỏi các tổ chức phải thực hiện chuyển đổi số (Haffke & cs)
Giả thuyết 2 (H2): Sự cạnh tranh đến từ đối thủ và áp lực cạnh tranh trong ngành ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
1.3.2.3 Công nghệ
Các yếu tố công nghệ gồm: (1) sự sẵn có của công nghệ; (2) Dữ liệu sẵn có; (3)thị trường dữ liệu số cạnh tranh được khẳng định có ảnh hưởng đáng kể đến chuyểnđổi số trong nhiều nghiên cứu Từ Khung Lý thuyết TOE (Công nghệ - Tổ chức -Môi trường), cùng với nghiên cứu của Dredge, D., & cs (2019), Chử Bá Quyết & cs(2020), Yoon &George (2013); Low, Chen & Wu (2011); Tiago Oliveira & MariaF.O Martins (2009); Zhu, Kraemer & Xu (2006) đều khẳng định các yếu tố nêutrên thuộc về công nghệ đều có ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi số của doanhnghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp du lịch
Ngày nay, thế giới phát triển mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ Tư đã tạo đà cho sự phát triển mạnh của các nền tảng công nghệ,phần mềm, các trang thiết bị hiện đại Vì thế, để thúc đẩy tổ chức/doanh nghiệp pháttriển đáp ứng với yêu cầu của xu hướng thời đại, các nhà nghiên cứu đã tạo lập rasản phẩm công nghệ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổchức/doanh nghiệp lựa chọn công nghệ phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể nhằm thực hiện chuyển đổi số một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả tíchcực trong quá trình hoạt động
Trang 35Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Chử Bá Quyết (2020) đã khẳng định, vấn đề
an toàn và bảo mật thông tin; đảm bảo bí mật của tổ chức có mối tương quan tíchcực đến chuyển đổi số của doanh nghiệp Việc chế tạo, thiết lập các phần mềm, ứngdụng để thực hiện chuyển đổi số đòi hỏi phải đảm bảo và cam kết về tính bảo mậtthông tin và an toàn dữ liệu; đảm bảo bí mật của tổ chức Đây là điều kiện tiênquyết để các tổ chức/doanh nghiệp cân nhắc và quyết định áp dụng công nghệ nhằmthực hiện chuyển đổi số với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.Ngoài ra, theo Dredge, D., & cs (2019) cho rằng sự phát triển của công nghệcòn tác động mạnh đến trình độ và kĩ năng của nhân lực thực hiện chuyển đổi số.Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, để thích nghi và bắt kịpvới xu hướng chung, nhân lực du lịch buộc phải học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹnăng nhằm phát triển trình độ, chuyên môn của mình
Trên cơ sở các nghiên cứu nêu trên là căn cứ để khẳng định: Công nghệ có ảnhhưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Giả thuyết 3 (H3): Công nghệ có ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
1.3.2.4 Môi trường
Yếu tố môi trường bao gồm (1) Tài nguyên du lịch, (2) Đặc điểm của điểm đến;(3) Độ tin cậy của cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố tác động đến chuyển đổi số tronghoạt động du lịch (Dredge, D., & cs, 2019) Cũng liên quan đến yếu tố này Đào MỹChi, Lê Thanh Tiệp (2022) còn chứng minh được tác động của đại dịch COVID 19
có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi số trong các tổ chức/doanh nghiệp du lịch.Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa cùng
với những đặc điểm của điểm đến (vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, giao
thông, ) là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện số hóa dữ liệu,
lựa chọn phần mềm, công nghệ và áp dụng trang thiết bị tiên tiến vào quá trình hoạtđộng Đồng thời, căn cứ vào độ tin cậy về cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để triểnkhai và thực hiện chuyển đổi số cho phù hợp với bối cảnh Vậy nên giả thuyết đượcđưa ra là:
Trang 36Giả thuyết 4 (H4) Các yếu tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
1.3.2.5 Khách hàng
Áp lực từ khách hàng là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi số, đặc biệt
là trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu của khách hàng nàycàng đa dạng và thay đổi nhanh chóng Vì vậy, việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầucủa khách hàng là vấn đề cấp thiết và mang tính sống còn đối với các doanh nghiệpnói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng Theo nghiên cứu của Thuy & cs(2020), áp lực từ khách hàng có tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi số trong các tổchức/doanh nghiệp du lịch
Bên cạnh đó, các công nghệ, đặc biệt là các nền tảng tương tác, phương tiệntruyền thông xã hội và GIS, đang thúc đẩy những thay đổi mang tính biến đổi trong(1) nhu cầu và (2) sở thích của khách hàng (Dredge, D., & cs 2019) Ngoài ra,chuyển đổi số còn được kích hoạt bởi hành vi và kỳ vọng của khách hàng (Haffke &
cs, 2017, Schmidt, Drews & Schirmer, 2017)
Nhu cầu của khách hàng tạo nên áp lực cho tổ chức/doanh nghiệp về giá cả, chấtlượng sản phẩm, dịch vụ Hành vi mua sắm/sử dụng và trải nghiệm trước, trong vàsau khi mua sắm của khách hàng đang thay đổi Các doanh nghiệp du lịch cần phảithích ứng và áp dụng công nghệ (chuyển đổi số) để đáp ứng nhu cầu bằng cách làmphong phú trải nghiệm của khách hàng Chuyển đổi số sẽ giúp tối ưu hóa chuỗi hoạtđộng của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, hợp lý nhất
Giả thuyết 5 (H5) Áp lực từ khách hàng ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
1.3.2.6 Các yếu tố về Xã hội và nhân khẩu học
Dredge, D., & cs (2019) chỉ ra rằng các yếu tố về xã hội và nhân khẩu học tác độngđến năng lực và sự sẵn sàng của tổ chức/doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.Đặc điểm về dân cư như: mật độ dân số, nếp sống sinh hoạt, phong tục tậpquán, cùng với các yếu tố về nhân khẩu học: trình độ, lứa tuổi, giới tính, nghềnghiệp, có ảnh hưởng đến khả năng/năng lực nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Trang 37trong thực hiện chuyển đổi số; ảnh hưởng đến nhu cầu, sở thích, khả năng tiếp nhận
và sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch của khách hàng; ảnh hưởng đến sự phốihợp, tham gia của cư dân địa phương trong quá trình phát triển của các doanhnghiệp, trong đó có chuyển đổi số
Giả thuyết 6 (H6) Các yếu tố về xã hội và nhân khẩu học ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
1.3.2.7 Chính sách và pháp luật
Chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động du lịch nói chung vàtrong từng doanh nghiệp nói riêng Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình đó phụ thuộcrất lớn vào các chính sách, pháp luật của nhà nước và của địa phương (Asta Tarute’
và cs, 2018) (Dredge, D., & cs, 2019); (Chử Bá Quyết, 2020) Đây là căn cứ quantrọng để giúp cho các tổ chức/doanh nghiệp du lịch có cơ sở để xây dựng phươnghướng, chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp, đúng đắn và đáp ứng với yêucầu thực tiễn
Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch cònphải đối diện với không ít những thách thức và khó khăn Peillon và Dubruc (2019)
đã chỉ ra rằng các tổ chức/doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để tiếp cận đến các
cơ hội nhằm phát triển số hóa và dịch vụ số hóa Bởi các doanh nghiệp hiện đangphải vật lộn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn và để vượt quacác rào cản lớn không cách nào khác là họ phải thực hiện chiến lược chuyển đổi số.Vậy nên, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy chuyển đổi sốtrong các tổ chức/doanh nghiệp nói chung và du lịch nói riêng
Giả thuyết 7 (H7): Chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
Trang 38TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Với nội dung ở chương 1, tác giả đã tập trung tổng quan nghiên cứu để làm rõcác vấn đề liên quan đến đề tài, cụ thể: số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyểnđổi số; phân tích những nghiên cứu đã công bố về chuyển đổi số trong hoạt động dulịch và các yếu tố ảnh hưởng, đó là căn cứ giúp tác giả nhận định và tìm ra khoảngtrống nghiên cứu, là cơ sở để triển khai nội dung của luận văn nhằm tìm câu trả lời,lấp đầy khoảng trống còn bỏ ngỏ
Cũng trong nội dung chương 1, tác giả tổng hợp kiến thức liên quan đến cơ sở
lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm: chuyển đổi số, chuyển đổi số trong hoạtđộng du lịch, du lịch 4.0, và các lý thuyết về chuyển đổi số và các yếu tố ảnhhưởng đến chuyển đổi số trong hoạt động du lịch (Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức -Môi trường), mô hình các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chuyển đối số Trên cơ sở
kế thừa từ các nghiên cứu công bố trước đó và dựa trên lý thuyết liên quan, tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Trang 39CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thực tiễn về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
2.1.1 Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch trên thế giới
Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là một khái niệm tương đối mới, nhưnglịch sử chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đã có từ lâu đời Nó bắt nguồn từ cuốinhững năm 1970 khi thiết kế và sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính lần đầu tiênđược sử dụng trong các doanh nghiệp Sau đó là sự ra đời của hoạch định nguồn lựcdoanh nghiệp vào những năm 1980 và quản lý quan hệ khách hàng vào đầu nhữngnăm 1990
Sự ra đời của các công nghệ này đã góp phần tăng năng suất lao động bằng cách
số hóa các quy trình thủ công Đặc biệt sự gia tăng của Thương mại điện tử và ngânhàng trực tuyến vào cuối những năm 1990, tiếp theo là sự ra đời của phương tiệntruyền thông xã hội vào giữa những năm 2000, đã tạo nên cánh tay vươn dài để cácdoanh nghiệp du lịch thực hiện kết nối các thao tác thành các quy trình tự động hóa
và kết nối với khách hàng trên toàn thế giới
Cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư ra đời (kế thừa các phátminh vượt trội của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước) chính thức vào năm 2016
đã thực hiện sứ mệnh chuyển hóa thế giới thật thành thế giới số, với các phát minh
vĩ đại thời đại số: Internet of thing; AI (Trí tuệ nhân tạo); Blockchain (Chuỗi khối);Cloud (Điện toán đám mây); Big Data (Dữ liệu lớn); Robot,
Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đã và đang trở thành mối quan tâm củarất nhiều tổ chức/doanh nghiệp du lịch trước yêu cầu thực tiễn đặt ra Bởi xu thếchung tất yếu đối với ngành du lịch trên thế giới đó là sự tác động của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ Tư Sự tác động đó đã làm thay đổi hành vi của khách dulịch, buộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch cũng như các cơ quan quản lý
du lịch cần có giải pháp cụ thể nhằm thích ứng một cách nhanh chóng; đồng thờitận dụng được những lợi thế mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại để thực hiệnchuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi về mô hình và phương thức hoạt động trongtình hình mới
Trang 40Bên cạnh đó, nhân loại vừa trải qua sự hoành hành của đại dịch COVID 19 Đạidịch đã gây ra những thiệt hại to lớn trên mọi lĩnh vực, và ngành du lịch cũng khôngnằm ngoài những tác động tiêu cực đó; Đối diện và trải qua thách thức của đại dịchđòi hỏi chúng ta phải có giải pháp ứng phó linh hoạt với những sự cố, khủng hoảngtương tự trong tương lai Trong bối cảnh đó, giải pháp chuyển đổi số có thể coi làmột trong những sự lựa chọn tối ưu để các tổ chức, doanh nghiệp du lịch thích nghi,duy trì và ứng phó một cách linh hoạt trước bối cảnh của thực tiễn.
Theo tác giả Lê Nguyễn Trường Giang (2023), trong bài viết “Chuyển đổi mô
hình phát triển du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số” cho rằng thế giới đang thay
đổi và ngành du lịch cũng phải thay đổi một cách căn bản và toàn diện trên mọiphương diện, cụ thể như sau:
- Từ cách tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ du lịch mang tính trực tiếp trướcđây chuyển sang các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội, các giao dịch trực tuyến vàtiến dần đến giao dịch số
- Thay đổi cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch (với những dịch vụthanh toán, đánh giá xếp hạng, bảo hiểm, hỗ trợ đảm bảo an toàn, )
- Cải cách các sản phẩm - dịch vụ du lịch được thiết kế bao hàm cả sự tích hợpcác trải nghiệm trực tiếp với các trải nghiệm số (selfie/checkin và chia sẻ trên cácmạng xã hội, các dịch vụ bản đồ số, các dịch vụ multimedia, các dịch vụ hỗ trợ tìmkiếm, )
- Cải cách ngành du lịch tích hợp các sản phẩm và dịch vụ vào với các ngànhnghề kinh tế, dịch vụ của địa phương (kinh doanh trực tuyến, kết nối giao dịch).Theo thông tin trên website https://ats.vietnamtourism.gov.vn/ cho thấy xuhướng chuyển đổi số trong du lịch trên thế giới như sau:
- Ứng dụng Mobile vào các hành vi du lịch: du khách có thể lên kế hoạch chochuyến đi từ đặt vé, đặt các dịch vụ tìm kiếm thông tin về điểm tham quan, chọnhướng dẫn viên, đặt các dịch vụ, mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ ai
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Chatbot