1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố Ảnh hưởng Đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại Điện tử tại Địa bàn thành phố hà nội”

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Kinh Doanh Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Tại Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Mến
Trường học Học viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế là cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại địa bàn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP

THUẾ LÀ CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Anh Lớp : K23TCC

Khóa học : 2020-2024

Mã sinh viên : 23A4010048 Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Mến

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP

THUẾ LÀ CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Anh Lớp : K23TCC

Khóa học : 2020-2024

Mã sinh viên : 23A4010048 Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Mến

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế là cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại địa bàn Hà Nội” là đề tài nghiên cứu do riêng em thực hiện

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong bài được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và mang tính trung thực, các thông tin trong khóa luận tốt nghiệp được trích dẫn đầy đủ và đúng theo quy định

Hà Nội, tháng 05, năm 2024

Sinh viên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy

cô, ban lãnh đạo nhà trường Học viện Ngân Hàng, các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính,

các thầy cô giáo bộ môn giảng dạy, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt

những năm học vừa qua, thời gian 4 năm học tại ngôi trường Học viện Ngân Hàng không

quá dài cũng không ngắn nhưng đã giúp em tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết

Với tình cảm chân thành nhất, đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Bùi

Thị Mến, giảng viên hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài, cô là người đôn đốc,

hướng dẫn, gợi mở ý tưởng và giải đáp, hướng dẫn em nhiệt tình trong thời gian thực hiện

báo cáo tốt nghiệp hai tháng vừa qua May mắn được học cô ở cả học phần chuyên sâu

Thuế và có duyên khi được cô trực tiếp hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp, cá nhân em luôn

cảm nhận được năng lượng tích cực và kiến thức kinh nghiệm mà cô truyền đạt cho thế hệ

sinh viên chúng em Cuối cùng, em chúc cô có thật nhiều sức khỏe, luôn vui tươi, nhiệt

huyết với nghề và gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống

Đề tài được thực hiện bằng sự cố gắng hết sức của em, nhưng chắc chắn đề tài không

tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được lời góp ý của thầy cô để em

rút kinh nghiệm và có thể hoàn thiện bài của mình một cách tốt nhất

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05, năm 2024 Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 6

1.1 Các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam 6

1.1.1 Nghiên cứu định tính: 6

1.1.2 Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng: 8

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 11

1.3 Đánh giá các kết quả đạt được từ các bài nghiên cứu 13

1.3.1 Kết quả đạt được: 13

1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 18

2.1.Tổng quan về thương mại điện tử: 18

2.1.1 Khái niệm TMĐT 18

2.1.2 Đặc điểm TMĐT 20

2.1 Tổng quan về thuế: 21

2.1.1 Khái niệm về thuế 21

2.1.2 Bản chất của thuế 23

2.3 Cá nhân kinh doanh và quy định về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 24

Trang 6

2.3.1 Cá nhân kinh doanh 24

2.3.2 Thuế đối với cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại điện tử 25

2.4 Tổng quan về tuân thủ thuế: 28

2.4.1 Khái niệm tuân thủ và không tuân thủ thuế: 28

2.4.2 Phân loại tuân thủ thuế 29

2.4.3 Một số mô hình nền sử dụng trong nghiên cứu về tuân thủ thuế: 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI 38

3.1.Phương pháp nghiên cứu: 38

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu sử dụng: 38

3.1.2 Thiết kê nghiên cứu: 39

3.1.3 Quy trình nghiên cứu: 40

3.2 Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu: 42

3.2.1 Mô hình nghiên cứu: 42

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 43

3.3 Xây dựng thang đo và mã hóa thang đo: 46

3.4 Thiết kế bảng hỏi khảo sát: 49

3.5 Chọn mẫu khảo sát: 50

3.6 Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu: 51

3.6.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu: 51

3.6.2 Kết quả thống kê trung bình các biến quan sát: 56

Trang 7

3.6.3 Kết quả nghiên cứu định lương: 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 85

4.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu: 85

4.1.1 Kết quả nghiên cứu: 85

4.1.2 Đóng góp của đề tài: 93

4.1.3 Hạn chế của đề tài: 94

4.2 Dự báo xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm tới: 95

4.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT: 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 102

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 106

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQT Cơ quan thuế

CNKD Cá nhân kinh doanh TMĐT Thương mại điện tử

NNT Người nộp thuế

CBT Cán bộ thuế

EFA Phân tích nhân tố khám phá

SEM Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

DN Doanh nghiệp

GTGT Giá trị gia tăng

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNCN Thu nhập cá nhân

HH-DV Hàng hóa- Dịch vụ

SXKD Sản xuất kinh doanh

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về hành vi tuân thủ thuế 11

Bảng 2.1 So sánh hình thức thương mại điện tử và thương mại truyền

thống

18

Bảng 2.2 Mức nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh 24

Bảng 2.3 Quy định tỷ lệ thuế suất đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo

TT40/2021

26

Bảng 2.4 Hành vi tuân thủ và không tuân thủ thuế 28

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giả thuyết mô hình 45 Bảng 3.2 Thang đo mã hóa mô hình nghiên cứu 45

Bảng 3.3 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 50

Bảng 3.4 Bảng giá trị đánh giá thống kê trung bình 55

Bảng 3.5 Kết quả thống kê trung bình biến độc lập KT 56

Bảng 3.6 Kết quả thống kê trung bình biến độc lập XP 56

Bảng 3.7 Kết quả thống kê trung bình biến độc lập HB 57

Bảng 3.8 Kết quả thống kê trung bình biến độc lập NTK 57

Bảng 3.9 Kết quả thống kê trung bình biến độc lập YT 58

Trang 10

Bảng 3.10 Kết quả thống kê trung bình biến phụ thuộc QDTT 60

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của

Doanh nghiệp (Phan Thị Mỹ Dung, Lê Quốc Hiếu)

7

Hình 1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên

địa bàn Hà Nội (Nguyễn Quỳnh Trang,2021)

9

Hình 1.3 Tổng kết nhóm nhân tố tác động lên hành vi tuân thủ thuế 13

Hình 2.1 Phân loại tuân thủ thuế theo quan điểm của Akhan(2012) 29

Hình 2.2 Mô hình tuân thủ thuế Fisher (1) 32

Hình 2.3 Mô hình tuân thủ thuế Fisher (2) 33

Hình 2.4 Mô hình tuân thủ thuế tâm lý học tài chính 33

Hình 2.5 Mô hình tuân thủ thuế ATO 34

Hình 3.1 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp 37

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu đề tài 39

Hình 3.3 Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu đề tài 40

Hình 3.4 Mô hình nghiên cứu đề tài 48

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ giới tính và độ tuổi tham gia khảo sát 51

Trang 12

Hình 3.6 Biểu độ thể hiện trình độ học vấn đối tượng tham gia khảo sát 52

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện hình thức kinh doanh các đối tượng tham gia

Hình 3.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 65

Hình 3.10 Kết quả chạy Tổng phương sai giải thích các yếu tố 66

Hình 3.11 Kết quả ma trận xoay nhân tố khi chưa loại biến 67

Hình 3.12 Kết quả ma trận xoay nhân tố khi đã loại biến 68

Hình 3.13 Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s Test biến phụ thuộc 69

Hình 3.14 Bảng kết quả phân tích tương quan Person 70

Hình 3.15 Biều đồ Histogram và Normal P-Plot phần dư 78

Hình 3.16 Biểu đồ Scartter Plot 79

Hình 3.17 Kết quả kiểm định Independent Samples Test đối với biến giới

tính

80

Hình 3.18 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hình thức kinh doanh và QDTT 80

Hình 3.19 Kết quả kiểm định phân tích OneWay đối với biến Độ tuổi 81

Hình 3.20 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa độ tuổi và QDTT 81

Trang 13

Hình 3.21 Kết quả kiểm định phân tích OneWay đối với biến trình độ học

vấn

82

Hình 3.22 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa trình độ học vấn và QDTT 82

Hình 3.23 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa mức doanh thu hàng năm và

QDTT

83

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu bán hàng thương mại điện tử 95

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, gây ra tác động không nhỏ đến đời sống và hành vi tiêu dùng của con người Từ đó, cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển, dịch chuyển của nền kinh tế Nếu như trước đây, giao dịch giữa người mua và người bán đều được thực hiện theo hình thức truyền thống, hai bên gặp gỡ và trao đổi, thỏa thuận trực tiếp thì hiện nay, các giao dịch đó có thể thực hiện nhanh chóng qua internet, một môi trường số được gọi là “ thương mại điện tử” Thương mại điện tử phát triển một cách nhanh chóng, trước đó, nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) Trong năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid

19, TMĐT Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy

mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT hai con số Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52

tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025 Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số Sự ra đời của các nền tảng số đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản lý, đặc biệt là hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước, rủi ro tiềm ẩn gây thất thu ngân sách nhà nước từ hoạt động thu thuế đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Trang 15

Mang tính chất là một nguồn thu chính nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước, các khoản thu từ thuế giúp duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội Thuế

là một khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc và là một trong những nguồn thu trọng yếu của Nhà nước mà từ đó giúp Nhà nước có nguồn vốn để duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của mình Thuế chính là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều tiết thị trường, điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, bảo hộ nền sản xuất trong nước và phân phối lại thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội Có thể nói, việc quản lý thuế mang tính vô cùng cấp thiết và việc nâng cao tinh thần, hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là quan trọng hơn bao giờ hết

Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh chóng Hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, trong đó công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử là một bài toán khó, bởi các chủ thể tham gia ngày càng đông,

và sự chuyển đổi từ hình thức bán lẻ truyền thống sang kinh doanh trực tuyến là xu hướng không thể tránh khỏi Với một loại hình mới mẻ, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có thị trường TMĐT phát triển rất năng động, mang tính cạnh tranh cao, người nộp thuế có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch, tính chất riêng tư, do đó việc thất thu ngân sách có thể xảy ra rất dễ dàng, nó rất khó để nắm bắt và kiểm soát

Trong thời gian qua, hoạt động quản lý thuế đối với thương mại điện tử được nhiều tác giả trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm Song, các vấn đề và việc thực hiện các giải pháp chưa thực sự được làm rõ và được chủ thể nộp thuế tuân thủ và áp dụng triệt để Tại nước ta, các quy định về luật thuế quản lý đối với hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập,

bộ phận quản lý TMĐT có quy mô còn nhỏ, quy trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ còn hạn chế Hơn nữa, các công cụ quản lý giữa hoạt động truyền thống và hoạt động TMĐT được sử dụng chung, áp dụng thống nhất, chưa có sự tách biệt rõ ràng nên khi thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập Các đối tượng thực hiện giao dịch buôn bán, kinh doanh online qua các nền tảng mạng xã hội nhưng không thực hiện khai báo còn tồn đọng khá nhiều Vấn đề này dẫn đến tình trạng tránh, trốn thuế, người nộp thuế không thực hiện đầy

Trang 16

đủ nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước, gây thất thu nguồn ngân sách và không đảm bảo công bằng giữa các chủ thể

Do đó, dựa trên các công trình đã được thực hiện nghiên cứu từ trước, tham khảo các bài viết về kinh nghiệm quản lý thuế ở nước ngoài, các công trình, các bài báo được công

bố trong nước, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp góp

phần nâng cao tính tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thuế đối với hoạt động TMĐT của người nộp thuế

Bài viết nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Bài viết nhằm phát hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới thực trạng và hành vi tuân thủ thuế của các cá nhân đối với hoạt động này được nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, phân tích các nhân tố để nhằm đề ra một số giải pháp phù hợp trong việc quản lý thuế thương mại điện tử

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và thương mại điện tử, mối

quan hệ giữa hình thức truyền thống và kinh doanh trực tuyến

Thứ hai, phân tích các nhân tố, tâm lý ảnh hưởng đến sự tuân thủ, thực hiện thuế một

cách tự nguyện của chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của cá nhân hoạt động TMĐT và góp phần nâng cao cơ chế quản lý thu thuế

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là cá nhân tham gia hoạt động TMĐT tại Việt Nam, các chủ thể buôn bán, sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và kinh doanh online trên các nền tảng TMĐT như Facebook, Google, Shoppe, Lazada,…

Trang 17

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi thời gian: tìm hiểu thực trạng và công tác quản lý thuế trong hoạt động TMĐT

từ năm 2015 đến nay, đặc biệt giai đoạn từ năm 2019-2022 là giai đoạn TMĐT và các nền tảng mạng xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng

Phạm vi không gian: thực hiện nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế, quyết định chấp

hành pháp luật thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, khảo sát lấy số liệu của hoạt động TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thông tin từ các

nguồn sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho việc thực hiện đề tài Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu nghiên cứu được tìm trên các bài báo cáo thực trạng, bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học, bài đăng tạp chí, Các nguồn số liệu sơ cấp được thực hiện khảo sát các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, thông qua bảng hỏi được thiết kế qua biểu mẫu Google form, phiếu khảo sát được phát đến một số hộ kinh doanh và đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội để thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu thông tin

- Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Sau khi thực hiện thu thập số liệu và xác định cỡ

mẫu, đề tài đi thực hiện nghiên cứu định tính, định lượng nhằm phát hiện, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế trên sàn thương mại điện tử

- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: Căn cứ các đề tài nghiên cứu liên quan

trước đây, đề tài sẽ đưa ra các đánh giá, điểm tương đồng, điểm mới và hạn chế của đề tài

5 Kết cấu đề tài

Đề tài được viết ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng

biểu, bài viết được trình bày dựa trên các phần nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến

hành vi tuân thủ thuế

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trên sàn thương

mại điện tử

Trang 18

Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi tuân thủ thuế của các cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại địa bàn Hà Nội

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ

“Tuân thủ thuế của người nộp thuế” là vấn đề thường xuyên nhận được sự quan tâm

ở cả trong và ngoài nước Tính đến nay, có không ít các công trình, luận án, đề tài, bài báo cáo,…được thực hiện và công bố kết quả dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đưa ra nhiều kết luận, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp nâng cáo tính tuân thủ thuế của người nộp thuế; có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu dưới đây

1.1 Các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam

Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam đa số tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế với đa dạng các chủ thể, đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, dựa trên việc nghiên cứu một sắc thuế cụ thể như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, Mặt khác, cũng có nhiều tác giả chú trọng nghiên cứu đến khía cạnh quản lý thuế đối với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế, nâng cao tính tự nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế

độ phục vụ của CBT, tình trạng thanh tra- kiểm tra, sự phức tạp về thủ tục khai thuế, ; đồng thời, thực hiện nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế dựa trên hai xu hướng là tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế một cách miễn cưỡng Qua bài nghiên cứu, tác giả nhận thấy đa số các doanh nghiệp đều chưa tự giác tuân thủ thuế (tự nguyện tuân thủ thuế) Từ

Trang 20

đó, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của người nộp thuế dựa trên phân loại đối với từng nhóm doanh nghiệp cụ thể

(2) Đặng Thị Bạch Vân (2014), “ Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế”,

Tạp chí Phát triển & Hội nhập Thực hiện nghiên cứu dựa trên hai hướng tiếp cận nhân tố chính “ Nhóm yếu tố mang tính chất kinh tế” và “ Nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý-

xã hội”, tác giả phân tích đưa ra khẳng định rằng: có vô số nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế Với nhóm yếu tố mang tính chất tâm lý xã hội , đó là các tác nhân như: nhận thức của NNT về tính công bằng và ý thức thuế; theo đó “ý thức thuế” càng cao thì NNT càng

tự nguyện tuân thủ thuế, tuy nhiên, biến số nhận thức về tính công bằng “chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nghiên cứu, nhưng rõ ràng nó có tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế hay trốn thuế (Jackson và Milliron 1986; Richardson, 2008)” Một vài nhân tố thuộc

nhóm mang tính chất kinh tế là: thuế suất, xác suất bị kiểm tra thuế, mức thu nhập thực tế

và mức phạt khi phát hiện hành vi vi phạm của NNT

(3) Nguyễn Văn Phụng và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2020), “ Rủi ro tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam”, trong bài nghiên cứu , tác giả đã khắc họa sơ nét các vấn

đề về quản lý rủi ro về hành vi tuân thủ thuế đối với đối tượng là doanh nghiệp Đồng thời, nêu lên thực trạng tuân thủ thuế và đưa ra các giải pháp, đề xuất để nâng cao hiệu quả tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, bao gồm một số biện pháp như: tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thuế, nâng cao áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý rủi ro NNT, đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ của NNT

(4) Ths Nguyễn Hoàng (2013), “ Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo sát và một số khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, cũng cho thấy hoạt

động tuân thủ thuế là một vấn đề phức tạp; việc chấp hành các nghĩa vụ đúng quy định của

cơ quan thuế của người nộp thuế còn chưa được đánh giá cao Bài viết chỉ ra có nhiều nhân

tố ảnh hưởng đến thực trạng trên, có thể kể đến là nhân tố công tác quản lý của CQT, chính sách thuế, từ bản thân ý thức của cá nhân nộp thuế, dựa trên một số tiêu chí như: mức độ điều tiết thuế, mức độ hao phí thời gian, chi phí cho việc kê khai và nộp thuế, mức độ công bằng của các chính sách thuế, Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị nhằm tăng sự tuân thủ thuế của cả hai đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân Theo đó, đối với cá nhân

Trang 21

vô cùng cần thiết Mặt khác, trên khía cạnh của thuế thu nhập cá nhân, tác giả cho rằng, pháp luật về thuế TNCN cần được điều chỉnh để các cá nhân cảm nhận được tính công bằng của chính sách thuế

1.1.2 Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng

(5) Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế dựa trên việc khảo sát 474 doanh nghiệp trên

đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), “Các yếu

tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, tác giả xây dựng

mô hình nghiên cứu các nhân tố độc lập tác động đến tính tuân thủ thuế gồm 7 nhân tố, đồng thời, đề xuất chính sách thuế nhằm tăng cường tuân thủ thuế của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố liên quan đến chính sách và nhà nước như cấu trúc hệ thống thuế, chất lượng quản trị công, chất lượng dịch vụ thuế nâng cao sẽ góp phần nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp

(Phan Thị Mỹ Dung, Lê Quốc Hiếu,2015)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tuân thủ thuế(DN)

Cấu trúc

hệ thống thuế

Đặc điểm doanh nghiệp

Chất lượng quản trị công

Chất lượng dịch

vụ thuế

Ngành nghề kinh doanh

Chuẩn mực xã hội Yếu tố kinh tế

Trang 22

(6) Bùi Ngọc Toản (2017), “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp- Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí

khoa học- Đại học Huế Tác giả sử dụng phương pháp phân tích yếu tố EFA và sử dụng mô hình hồi quy bội với 7 nhân tố nhằm đánh giá mức độ chấp hành chính sách thuế dựa trên

198 mẫu khảo sát là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu tác giả đưa ra nhận định rằng: “đặc điểm của cơ quan thuế” bao gồm công tác kiểm tra, thanh tra, năng lực của CQT,…là nhân tố tác động mạnh nhất đến tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, tất cả các nhân tố còn lại như: pháp luật và chính sách thuế, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đáng kể (7) Với đối tượng nộp thuế là cá nhân, Dương Thị Bình Minh và Vũ Thị Bích Quỳnh

(2018), “Nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tại TP Hồ Chí Minh”, tác giả đã tiến hành khảo sát để đưa ra sự ảnh hưởng lên ý thức tuân thủ thuế

của người nộp thuế là cá nhân Mẫu khảo sát gồm 274 người nộp thuế, qua đó cho thấy: các yếu tố của người nộp thuế như chuẩn mực xã hội, chuẩn mực cá nhân có vai trò quan trọng trong ý thức tuân thủ của cá nhân Các chính sách thuế, cảm nhận về tính công bằng của hệ thống thuế ảnh hưởng lớn đến hành vi có tuân thủ thuế đúng, đủ theo quy định của Nhà nước hay không Khi các chính sách thiếu sự công bằng, không khách quan giữa các chủ thể sẽ làm giảm ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Do đó, nhóm tác giả đưa ra đề xuất: cần đẩy mạnh, cải cách hệ thống thuế để người nộp thuế cảm nhận được hệ thống thuế TNCN thực sự công bằng, từ đó, sẽ làm gia tăng tính tự nguyện tuân thủ thuế TNCN (8) Nguyễn Quỳnh Trang (2021), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” Trong bài viết, tác giả đã hệ thống

hóa các cơ sở lý luận về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, dựa trên mô hình nghiên cứu xây dựng với 7 giả thuyết, tác giả đã chỉ ra các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của các hộ kinh doanh Thông qua khảo sát và nghiên cứu định lượng dựa trên 275 khảo sát hợp lệ từ các hộ kinh doanh, kết quả nghiên cứu được thể hiện như hình vẽ dưới đây:

Trang 23

Hình 1.2: Nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Hà

Nội (Nguyễn Quỳnh Trang,2021)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ngoài ra, đến năm 2022, để hoàn thiện hơn, tác giả thực hiện luận án tiến sĩ, tiếp tục

nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam” Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra: (i) chuẩn

mực chủ quan, niềm tin vào CQT, tinh thần thuế, thông tin thuế, nhận thức về tính công bằng, nhận thức về thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện; (ii) khả năng bị kiểm tra, chuẩn mực chủ quan, xử phạt, nhận thức về quyền lực cơ quan thuế,

thông tin thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc (Nguyễn Quỳnh Trang ,2022) Ngoài ra, dựa trên đề tài, tác giả cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị đề xuất

nhằm làm gia tăng xu hướng tuân thủ thuế của các hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý đối với cơ quan thuế

(9) Trong công trình nghiên cứu “ Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế từ quan điểm của cơ quan quản lý thuế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Hồ Hữu Thụy

(2022), tác giả đã chỉ ra bốn nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đối với nhân tố tuân thủ thuế với tác động giảm dần là: (1) Nhân tố kinh tế, (2) Nhân tố xã hội, (3) Nhân tố cá nhân, (4) Nhân tố thể chế, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp Tuy đó, hạn chế của đề tài là việc sử dụng dữ liệu sơ cấp chỉ dừng lại ở việc khảo sát một số công chức tại một số Cục thuế và mang tính chủ đích cao

Bên cạnh đó, còn có một số đề tài tiêu biểu liên quan với nhiều hướng tiếp cận khác nhau xoay quanh vấn đề tuân thủ thuế của người nộp thuế, dựa trên hướng gợi mở từ việc

Yếu tố được ủng hộ

• Nhận thức về khả năng bị kiểm tra, thanh tra

Trang 24

quản lý thuế như: “ Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: góc nhìn từ lý thuyết và bài học kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Trần Trung Kiên (2022), hoặc “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0” của Ths.Bùi Việt Hà (2022); hoặc dựa trên việc nghiên cứu một sắc thuế cụ thể như “ Một số vấn đề về thực trạng thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử có thanh toán quốc tế” của Lê Minh Tâm (2021),…

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Luh Kade Datrini, Cokorda Krisna Yudha, Ni Kadek Putri Wulandari (2024), “The Influence of Understanding Tax Regulations, Tax Socialization, and Fiscus Services on Mandatory Compliance E- Commerce Tax” Một nhóm tác giả nghiên cứu đã đưa ra thực

nghiệm ảnh hưởng của việc hiểu biết các quy định thuế, xã hội hóa thuế và dịch vụ thuế Đối tượng nghiên cứu là những ngườu nộp thuế cá nhân sử dụng phương tiện thương mại điện tử để bán hàng và kinh doanh hàng hóa Bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tích tuyến tính hồi quy và kiểm định tính khả thi của mô hình Ftest, tác giả nhận định rằng: các quy định về thuế, xã hội hóa thuế và các dịch vụ thuế có tác động tích cực đến sự tuân thủ thuế trên sàn thương mại điện tử

Bên cạnh đó, trong bài viết của Sulastri, Ronny Andesto, Lin Oktris, “The Determinant of Tax Compliance in Indonesia (Experience in E- Commerce Environment)”,

được đề cập đến trên một trang tạp chí tại đất nước Indonesia, tác giả khái quát đặc điểm của các giao dịch thương mại điện tử và vấn đề liên quan đến thuế Sự phát triển nhanh chóng, xuyên biên giới quốc gia cùng những đổi mới về mô hình kinh doanh của thương mại điện tử đặt ra thách thức lớn đối với nhà nước trong việc quản lý thuế Mục đích của nghiên cứu này là điều tra ảnh hưởng của hệ thống, cơ chế tự khai - nộp thuế (dịch vụ thuế điện tử), xã hội hóa thuế và hiện đại hóa quản lý thuế đến nhận thức về thuế và ý nghĩa của

nó đối với sự tuân thủ của người nộp thuế Đối tượng trong nghiên cứu này là những NNT tham gia giao dịch trực tuyến Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng, sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên mô hình SEM Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hệ thống

tự khai- nộp thuế, xã hội hóa thuế và hiện đại hóa quản lý thuế ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về thuế Hơn nữa, hệ thống tự đánh giá có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ thuế của

Trang 25

người nộp thuế Bài nghiên cứu kết luận rằng, khi nhận thức về thuế tăng lên, sự tuân thủ thuế của người nộp thuế cũng có xu hướng tăng lên

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu tiêu biểu khác như nghiên cứu của Alm, Jackson

và Mckee (1992) thực hiện tại Hoa Kỳ, Alm và cộng sự (2016) tại Ý và Hoa Kỳ, cho rằng khi xác suất kiểm tra và mức phạt tăng lên, mức độ tuân thủ thuế sẽ cao hơn Năm 2021, nghiên cứu của Hassan và cộng sự kết luận các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ thuế tự nguyện của cá nhân Hơn nữa, hiện nay trên thế giới có rất nhiều ý kiến, quan điểm, các tiếp cận khác nhau được xây dựng để nhằm nghiên cứu về hành vi tuân thủ này, dựa trên một số nền tảng lý thuyết như lý thuyết kinh tế, lý thuyết về tâm lý xã hội, và kết hợp cả giữa lý thuyết kinh tế và lý thuyết hành vi tâm lý xã hội, hay một số yếu tố đặc điểm của cá nhân, của doanh nghiệp (nhân khẩu học, quy mô- đặc điểm của doanh nghiệp)

Bảng 1.1: Các công trình nghiên cứu nước ngoài về hành vi tuân thủ thuế STT

Yếu tố xử phạt, kiểm tra thuế có quan hệ thuận chiều với việc người chịu thuế kê khai đúng mức thu nhập thực tế của họ

2 Alm (2012) NNT tuân thủ thuế nếu khi bị phát hiện trốn

thuế, xảy ra hậu quả kinh tế và mức phạt

Trang 26

Yếu tố kỳ thị, danh tiếng và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng lớn đến việc chấp hành hoặc không chấp hành pháp luật thuế của NNT

6 Torgler (2003b) Chuẩn mực đạo đức về tuân thủ thuế ảnh

hưởng tích cực đến hành vi tuân thủ thuế

Loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy

mô, thời gian hoạt động của DN, thậm chí là giới tính của chủ doanh nghiệp có tác động đến tính tuân thủ đúng theo quy định thuế của người nộp thuế

12

Al-Mamun và cộng sự (2014)

Tác động của yếu tố nhân khẩu học (tuổi, sắc tộc, thu nhập, giới tính,…).Trong đó giáo dục và sắc tộc ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế

Trang 27

cứu được viết dưới nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau, về từng đối tượng, từng sắc thuế,

và trên một phạm vi nhất định Kết quả nghiên cứu đạt được có ý nghĩa rất lớn trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế Nhìn chung, qua các đề tài, có thể được chia ra làm hai nhóm nhân tố chính là: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế có tác động lớn đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế

Hình 1.3: Tổng kết nhóm nhân tố tác động lên hành vi tuân thủ thuế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Như vậy, các đề tài đều nhấn mạnh: việc nghiên cứu tuân thủ thuế của NNT là vấn đề quan trọng và cần thiết phải có để việc quản lý thu thuế của Nhà nước được hiểu quả Qua các nghiên cứu, có thể thấy các nghiên cứu đã phản ánh được nhiều vấn đề liên quan: (i) Làm rõ các nội dung cơ sở liên quan đến người nộp thuế và tuân thủ thuế của người nộp thuế; (ii) Đưa ra được các ảnh hưởng, nhân tố tác động lên hành vi, chỉ ra các yếu tố thuận chiều, các yếu tố tác động ngược chiều; (iii) Giải thích kết quả, đưa ra những điểm mới, hạn chế và đồng thời, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, cải cách hệ thống thuế một cách hợp lý và hiệu quả

1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, chưa có sự đồng nhất cao giữa kết quả của các nghiên cứu trước đây Phần

lớn các nhận định được đưa ra từ các nghiên cứu còn có sự khác biệt, tùy thuộc vào phạm

Hành vi tuân thủ thuế của NNT

Chi phí tuân thủ thuế

Sự phức tạp của chính sách thuế

Nhân tố phi kinh tế

Chuẩn mực xã hội

Kiến thức về thuế

Nhận thức về công bằng thuế

Thái độ với thuế

Đạo đức thuế

Trang 28

vi không gian và thời gian khác nhau Nói cách khác, khả năng và mức độ sẵn sàng chấp hành đúng quy định thuế của các chủ thể nộp thuế còn bị ảnh hưởng nhiều bởi từng địa điểm, vùng miền, môi trường và các yếu tố khác tại một thời điểm cụ thể Ví dụ như giữa hai đề tài của hai tác giả Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) so với đề tài của tác giả Bùi Ngọc Toản (2017) cùng thực hiện đề tài khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh; kết quả Bùi Ngọc Toản cho rằng: cả 7 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều tác động đến hành

vi chấp hành pháp luật thuế của NNT, trong đó đặc điểm của doanh nghiệp là 1 yếu tố, tuy nhiên, với đề tài của nhóm tác giả Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu thì lại cho rằng các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp không bao gồm tác nhân “đặc điểm của doanh nghiệp” Do vậy, sự khác biệt này có thể là kẽ hở trong vấn đề quản lý thuế, để nhà nước có thể đề xuất, xây dựng các chính sách quản lý phù hợp hơn với từng đối tượng, từng chủ thể khác nhau, trên từng phạm vi không gian và thời gian cụ thể, nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế, thực hiện hiệu quả nguồn thu cho Nhà nước

Thứ hai, các nghiên được công bố chỉ tập trung vào nghiên cứu liên quan đến một sắc

thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,…) dựa trên một nhóm nhân tố cụ thể, hoặc, chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế Ví dụ như

“Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể” (2019); “ Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (2019), hoặc, “ Tác động của hệ thống thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam”, Đỗ Thị Hải Hà, Mạc Thị Hải Yến (2021); “Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế”, Đào Thị

Phương Liên (2013),… Nhìn chung, các nghiên cứu đa số đều bị giới hạn phạm vi nghiên cứu, hoặc chỉ nghiên cứu tới một khía cạnh, chưa có nhiều nghiên cứu xem xét trên một phạm vi rộng Mỗi quận huyện, thị xã, tỉnh thành phố đều có những đặc điểm riêng biệt, các yếu tố kinh tế xã hội đều có những đặc trưng nổi bật Hơn nữa, mỗi đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân) cũng có nhiều điểm khác biệt; điều này dẫn đến

cơ chế quản lý giữa các Cục thuế cũng không giống nhau, cần thiết phải có sự linh hoạt và mềm dẻo, nên hành vi tuân thủ thuế của mỗi đối tượng NNT là khác nhau

Thứ ba, Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong tiến trình hội nhập quốc tế,

Trang 29

các giao dịch online đặt ra thách thức lớn trong vấn đề quản lý thuế Nhiều vấn đề liên quan đến nguồn thu từ hình thức này còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài Thực

tế cho thấy, trong nhiều năm vừa rồi, cơ quan thuế đã đưa ra rất nhiều hình thức phạt, truy thu thuế của nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử,

có những hộ bị truy thu với số tiền lên đến hàng tỷ đồng Thực trạng này vẫn đang đặt ra câu hỏi rất lớn cho các bộ ngành quản lý, làm thế nào để kiểm soát được chặt chẽ và hiệu quả đối với vấn đề này Tại Việt Nam, các đề tài phân tích nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh bán hàng giao dịch trực tuyến còn hạn chế, chưa có nhiều bài viết thực hiện tổng thể phân tích hành vi của NNT về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Sự khác biệt trong hình thức kinh doanh truyền thống và kinh doanh trực tuyến,

mô hình kinh doanh mới mẻ này sẽ có thể khiến cho hành vi, suy nghĩ tuân thủ thuế của người nộp thuế là khác nhau Các vấn đề trong hành vi tuân thủ của người nộp thuế đang kinh doanh online còn chưa được nghiên cứu sâu và rộng rãi

Như vậy có thể thấy, khoảng trống chưa được nghiên cứu của đề tài còn khá lớn Dựa trên việc tham khảo, kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu từ các bài luận, bài báo, bài

nghiên cứu khoa học đã từng được công bố, em xin chọn đề tài: “ Phân tích các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế là cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn báo cáo tốt nghiệp của mình

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế Đối với các hướng nghiên cứu trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho rằng hành vi tuân thủ chịu nhiều tác động của nhiều nhân tốc phi kinh tế và kinh tế khác nhau Mặt khác, trong nước, các nghiên cứu về tuân thủ thuế của cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử còn khá hạn chế Do vậy, xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu về tính tuân thủ thuế của các cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại địa bàn thành phố Hà Nội là hướng nghiên cứu phù hợp trong giai đoạn hiện nay

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA

CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1.Tổng quan về thương mại điện tử

2.1.1 Khái niệm TMĐT

Thương mại điện tử hay còn được gọi là e-commerce, e-comm hay EC, được đề cập

đến với nhiều định nghĩa khác nhau

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho rằng: “TMĐT là việc sản xuất, tiếp thị, bán

hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử”[37,tr12]

Mặt khác, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD tiếp cận khái niệm thương mại

điện tử trên hai khía cạnh nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

- Theo nghĩa rộng: giao dịch TMĐT là giao dịch cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ, các cơ quan nhà nước, tư nhân, thông qua việc kết nối các mạng qua trung gian máy tính Do vậy, phương thức thanh toán có thể được thực hiện trực tuyến hoặc theo phương pháp truyền thống

- Theo nghĩa hẹp: giao dịch TMĐT là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ, thông qua internet; bao gồm các đơn hàng được đặt và được nhận qua việc đặt hàng bằng bất kỳ ứng dụng nào trên nền tảng internet, loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hoặc email

Theo quy định tại nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được ban hành vào ngày 16/05/2013, tại nước ta cho rằng: “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn

bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

Như thế, có thể hiểu rằng: TMĐT là việc thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch trao đổi giữa bên mua và bên bán, được thực hiện trên các nền tảng thông qua mạng internet, nhằm cung ứng các hàng hóa, dịch vụ, thậm chí cả các nền tảng công nghệ, dịch vụ số, sản phẩm số

Do đó, so với hình thức bán hàng truyền thống như trước đây- khi mà người bán và người mua phải trực tiếp gặp gỡ, thỏa thuận với nhau để trao đổi hàng hóa, hình thức thương mại điện tử có một số điểm khác biệt nổi bật Nhìn chung, TMĐT có nhiều ưu thế hơn so

Trang 32

với phương thức thương mại truyền thống, loại bỏ được một số trở ngại về không gian và thời gian Điều này giúp cho các hoạt động thương mại được tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ, nâng cao ứng dụng nền kinh tế số, giúp nền kinh tế phát triển vượt bậc

Bảng 2.1: Bảng so sánh hình thức thương mại điện tử và thương mại truyền thống

Thương mại truyền thồng Thương mại điện tử

Phạm vi giao dịch - Bị giới hạn - Được thực hiện trên phạm

vi toàn thế giới, không giới hạn

Hình thức thực hiện - Thông qua chủ kinh

doanh/ nhân viên bán hàng,

- Thông qua mạng internet

Chủ thể tham gia - Hai chủ thể chính: người

bán- người mua

- Ba chủ thể chính: người bán- bên thứ 3- người mua Thông tin giao dịch - Hai bên tiến hành gặp gỡ,

đàm phán, thỏa thuận

- Người mua tự do tìm kiếm

và lựa chọn thông tin Sản phẩm giao dịch - Các sản phẩm hữu hình - Các sản phẩm hữu hình và

sản phẩm “số” (số liệu, hình ảnh, thông tin, )

Phương thức thanh

toán

- Tiền mặt chiếm tỷ trọng cao

- Chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng điện tử

An ninh thương mại - Được bảo mật, bí mật

thông tin giữa người mua và người bán, ít bị rò rỉ, tiết lộ thông tin

- Có thể bị rò rỉ, tin tặc, đánh cắp thông tin của người mua

và người bán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 33

2.1.2 Đặc điểm TMĐT

2.1.2.1 Hình thức TMĐT

Hình thức thực hiện TMĐT khá đa dạng, một số hình thức được thực hiện phổ biến là: Thư điện tử, Website bán hàng, Sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội

Thư điện tử, hay còn được gọi là email: Đây là một hình thức TMĐT có thể coi là

đơn giản nhất Người bán sử dụng email để thông báo, truyền tin đến người tiêu dùng, khách hàng xác nhận yêu cầu và hoàn tất quá trình mua bán thông qua thư điện tử này Phương thức này giúp chủ thể kinh doanh giảm thiểu được chi phí và tiết kiêm thời gian

Website bán hàng: Thông qua hình thức này, người bán có thể trưng bày, giới thiệu

về các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, người mua có thể tiếp cận được đa dạng các loại hàng hóa, từng phân cấp, và lựa chọn các mức giá phù hợp khác nhau Giá cả được bán thường

có ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi hơn so với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng

Một số website nổi tiếng như : www.amazon.com (Mỹ) , https://www.taobao.com (Trung Quốc), https://www.ebay.com (Mỹ),

Sàn giao dịch điện tử: Là một không gian mạng được mở ra nhằm mục đích bày bán

những sản phẩm thuộc nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Đây là một trang web, nơi diễn ra vô số các hoạt động giao dịch trực tuyến giữa người bán và người mua Các bên cùng truy cập với những vai trò và mục đích khác nhau Trong nghị định 85/2021/NĐ-CP,

khái niệm sàn thương mại điện tử được hiểu là: “ Sàn thương mại điện tử là một trang web thương mại điện tử cho phép những cá nhân, tổ chức và thương nhân không thuộc quyền

sỡ hữu website, có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ trên đó Sàn thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến” Có thể thấy sàn thương mại điện tử đã mang đến

vô số những tiện ích cho người tiêu dùng Đồng thời người mua còn được nhận hàng tại nơi yêu cầu Vì thế có thể nói đây là một kênh buôn bán được nhiều chủ shop lựa chọn nhất cho việc kinh doanh Và đây cũng là một hình thức mua sắm được đẩy mạnh trong thời gian qua

Các trang mạng xã hội: Thông qua việc sử dụng các trang mạng xã hội như:

Facebook, Youtube, Tiktok, người dùng tự tạo ra nội dung của trang web và mọi người

Trang 34

quan tậm sẽ xem được thông tin của người dùng tạo nên Đây được coi là một ứng dụng giúp kết nối các chủ thể, cá nhân thông qua mạng internet

Nhìn chung, các hình thức thực hiện TMĐT rất đa dạng và phong phú Việc áp dụng hình thức nào sẽ tùy thuộc vào từng chủ thể tham gia, lựa chọn phù hợp với tính chất giao dịch và điều kiện thực hiện

2.1.2.2 Chủ thể tham gia các giao dịch TMĐT

Trong kinh doanh TMĐT có ba chủ thể chính tham gia: (1) Doanh nghiệp, cửa hàng, người kinh doanh được gọi chung là Business (B) giữ vai trò là động lực phát triển kinh doanh trực tuyến; (2) Người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của kinh doanh trực tuyến và (3) Chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý Sự trao đổi giữa ba chủ thể này với nhau sẽ tạo nên các sáu mô hình TMĐT gồm:

- B2B: TMĐT giữa các công ty với nhau

- B2C: TMĐT giữa các công ty và người tiêu dùng

- B2G: TMĐT giữa các công ty với chính phủ

- C2G: TMĐT giữa cá nhân với chính phủ

- G2G: TMĐT giữa các cơ quan chính phủ

- C2C: TMĐT giữa các khách hàng với nhau

TMĐT đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cùng với thương mại truyền thống, TMĐT đã góp phần làm phong phú thêm và thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra một phương thức kinh doanh mới, môi trường giao dịch mới Ngoài ra, TMĐT cũng giúp các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tiết kiệm chi phí (chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị, truyền thông,…), làm tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh và tạo sự thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch

Mặt khác, đối với người tiêu dùng, TMĐT mang lại cho cá nhân người mua hàng đa dạng các sản phẩm dịch vụ hàng hóa, không bị giới hạn về thời gian và không gian, các cá nhân có thể lựa chọn được các sản phẩm từ rất nhiều nhà cung cấp với giá cả hợp lý, đáp ứng tối ưu thời gian cho người tiêu dùng

2.1 Tổng quan về thuế

Trang 35

Thuế ra đời cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, từ trước đến nay, hệ thống thuế đã và trong quá trình phát triển lâu dài, có rất nhiều khái niệm về thuế khác nhau

Được coi là một khái niệm cổ điển và lâu đời nhất, tác giả Gaston Jeze (1934), “ Tài chính công” đã định nghĩa: “ Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp các khoản chi tiêu của nhà nước”

Hiện nay, khái niệm về thuế cũng đã được bổ sung và hoàn thiện hơn theo thời gian Năm 2009, trong một bài viết của mình, Lymer và Oats coi Thuế là một yếu tố quan trọng trong quản lý thu nhập của đất nước, giữ vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế phát triển; thuế được đánh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm tăng nguồn thu để phục vụ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ, “mà không có bất kỳ kỳ vọng nào về tỷ lệ thuận”, (Parameswaran, 2005), có thể được hiểu là các khoản thu này sẽ không hoàn trả trực tiếp cho NNT, ngược lại, nó sẽ được dùng để trả các chi phí thường xuyên của Nhà nước Tại Việt Nam, thuế được tiếp cận trên nhiều góc độ, phương diện, cách nhìn khác nhau

- Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”

- Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”

- Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước.”

Trong giáo trình Thuế của Đại học Kinh tế Quốc dân (2020) có viết định nghĩa về thuế như sau: “Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc và là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước” Mặt khác, khái niệm về thuế có thể được hiểu là: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn

Trang 36

được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” ( Giáo trình Thuế, Học viện Ngân hàng )

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) số 38/2019/QH13 của Việt Nam quy định: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

Tóm lại, “ Thuế” có thể được hiểu là khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền, là khoản thu không được hoàn trả trực tiếp mà được dùng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ

2.1.2 Bản chất của thuế

- Thứ nhất, thuế là khoản đóng góp bắt buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước

Công dân có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản, giúp phân biệt Thuế với các khoản động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước như phí, lệ phí, hay phạt hành chính Việc đóng góp thuế cho nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi vi phạm pháp luật, mà đó là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận, xã hội ủng hộ, bởi thuế là cần thiết để duy trì quyền lực chính trị

và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

- Thứ hai, thuế gắn liền với quyền lực nhà nước

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, Nhà nước ta đã ban hành quy định pháp luật thuế, điều này là cần thiết để thuế phát huy vai trò của thuế đối với xã hội Nhà nước đã xây dựng, hệ thống hóa thuế thành một hệ thống pháp luật và yêu cầu mọi công dân buộc phải tuân thủ, và chỉ khi gắn với yếu tố pháp luật, thì các nghĩa vụ, yêu cầu thuế mới được đảm bảo thực hiện Thông thường, các luật thuế được quy định thường bao gồm các tiêu thức: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế, thời hạn nộp và các chế tài, hình thức xử phạt khác mang tính cưỡng chế khi phát hiện vi phạm

- Thứ ba, thuế thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu

Đặc điểm này có thể được hiểu là: nhà nước thu thuế nhằm tạo ra một nguồn lực tập trung duy trì quyền lực chính trị, ngoài ra, còn để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, xã hội, an ninh quốc phòng,… Người nộp thuế sẽ nhận được một phần các hàng hóa, dịch vụ công mà nhà nước cung cấp cho toàn thể xã hội và

Trang 37

dịch vụ nhận được không nhất thiết phải tương đương với khoản thuế mà người nộp thuế

đã nộp cho nhà nước Nói cách khác người nộp thuế không được quyền đòi hỏi nhà nước cung cấp HH- DV công cộng trực tiếp cho mình, mức thuế mà các tầng lớp chuyển giao cho nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ thụ hưởng của những HH- DV công được nhà nước cung cấp

2.3 Cá nhân kinh doanh và quy định về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

2.3.1 Cá nhân kinh doanh

Khái niệm: Cá nhân kinh doanh là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động

sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh

doanh theo quy định của pháp luật (Bộ Tài chính, 2015) Đây là một bộ phận quan trọng

góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là mạng lưới phát triển rộng nhất, kinh doanh đa dạng các ngành nghề lĩnh vực

Một số đặc điểm của cá nhân kinh doanh là:

Về sở hữu: Đối với cá nhân kinh doanh, toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận thu được đều

thuộc sỡ hữu cá nhân, cá nhân kinh doanh sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động SXKD của mình mà không phải chịu bất kỳ sự chi phối nào từ các quy định của Nhà nước hoặc cơ quan quản lý Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất so với thành phần kinh tế khác như tư nhân, hoặc nhà nước Tất cả lợi nhuận thu được sau thuế họ sẽ có toàn quyền quyết định

mà không chịu bất cứ sự chi phối nào khác Do vậy, họ luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả trốn lậu thuế

Về số lượng: Số lượng các cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ cao với số lượng tương đối

lớn, ngày càng phát triển hơn, đa dạng về các đối tượng, hình thức ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động Các hộ, cá nhân kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến , xây dựng, vận tải đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ

rộng khắp trên địa bàn cả nước

Về quy mô SXKD, trình độ văn hóa, quản lý: Có thể nói, đa số các hoạt động kinh

doanh của cá cá nhân, nhóm cá nhân đều có mục đích chính là mua đi bán lại nhằm hưởng chênh lệch giá Hầu hết thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ với quy

mô tương đối nhỏ, hiện nay, một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất Tuy nhiên,

Trang 38

trình độ công nghệ còn thấp, trình độ quản lý không cao, phần lớn các cá nhân kinh doanh chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chính quy về các nghiệp vụ quản lý, chuyên môn so với các thành phần kinh tế khác Dó đó, năng suất lao động đạt thấp, chất lượng hàng hóa sản phẩm chưa được thực sự đánh giá cao

Về ý thức chấp hành pháp luật: Nhìn chung, do trình độ nhận thức và được qua đào

tạo còn chưa cao, nên hiểu biết về chính sách pháp luật của đối tượng này còn nhiều hạn chế, phần lớn cá nhân kinh doanh có trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng còn thấp

2.3.2 Thuế đối với cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại điện tử

Hoạt động TMĐT là một hình thức của hoạt động thương mại, điểm mới là sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện Các cá nhân kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, bao gồm một số việc quan trọng như: đăng ký làm thủ tục đăng ký kinh doanh,

kê khai thuế,…

Theo quy định hiện tại của Luật thuế, và căn cứ theo đối tượng đánh thuế thì đối với hoạt động thương mại điện tử, một số sắc thuế chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD là:

Lệ phí môn bài: là khoản tiền mà nhà nước sẽ đánh hàng năm để các chủ thể nộp

thuế được phép sản xuất, kinh doanh Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm

Căn cứ để nộp lệ phí môn bài của các cá nhân kinh doanh được dựa trên mức doanh thu Mức thu lệ phí môn bài của cá nhân kinh doanh được quy định như sau:

Bảng 2.2: Mức nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh

Doanh thu Mức lệ phí môn bài

Từ 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Từ 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm

Trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/ năm

Trang 39

Hiện nay, đối với các hộ kinh doanh, hoặc cá nhân kinh doanh có hoạt động bán hàng hóa trên sàn thương mại thì có hai hình thức để lựa chọn khai thuế và nộp thuế, đó là phương pháp khoán và phương pháp kê khai Cá nhân có doanh thu từ SXKD trong năm dương lịch

từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định, tuy nhiên, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh khai thuế trung thực, chính xác, đầy

đủ và nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn Ngược lại, đối với các cá nhân có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện đầy đủ các bước khai thuế và nộp thuế đầy đủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân(TNCN)

- Đối với phương pháp khoán: Các cá nhân nộp thuế theo phương pháp này không

phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ Tuy vậy, các cá nhân khoán vẫn phải khai thuế ổn định 1 lần/năm và kê khai, nộp thuế riêng đối với doanh thu đề nghị cơ quan thuế cấp hóa đơn từng lần phát sinh Hồ sơ khai thuế là mẫu tờ khai 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC với thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh

- Đối với phương pháp kê khai: Các cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế

theo phương pháp kê khai thường là đối tượng có quy mô kinh doanh lớn, hoặc các đối tượng cá nhân chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng có nhu cầu và lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai Hồ sơ khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và không phải quyết toán thuế Cơ quan thuế cho phép các hộ kinh doanh lựa chọn kê khai theo tháng (hạn chậm nhất là ngày 20 tháng kế tiếp), hoặc theo quý (hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo) Các cá nhân sẽ thực hiện khai thuế theo mẫu tờ khai 01/CNKD kèm với bảng kê hoạt động kinh doanh mẫu 01-2/BK-HĐKD

Thuế giá trị gia tăng (GTGT): đây là một khoản thuế gián thu được tính trên giá trị

tăng thêm của HH- DV phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT

Trong đó: Doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu đã bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ

Trang 40

(Nếu trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của CQT thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn

Ngoài ra, trường hợp các cá nhân kinh doanh không các định được, hoặc xác định chưa phù hợp với thực tế, CQT có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): đây là sắc thuế được tính trên thu nhập của người

nộp thuế, sau khi đã trừ đi các thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN

Trong đó: Doanh thu tính thuế TNCN được tính tương tự như doanh thu tính thuế GTGT

Theo thông tư 40/2021/TT- BTC có quy định tỷ lệ tính thuế đối với 2 loại thuế như sau:

Bảng 2.3: Quy định tỷ lệ thuế suất đối với hộ, cá nhân kinh doanh

STT Ngành nghề Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN

1 Phân phối cung cấp hàng hóa 1% 0,5%

2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w