DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngạch nhập khẩu sầu riêng tươi của một số thị Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu sầu riêng tươi của TQ từ thế giới Biểu đồ 2.3: Khối lượng nhập khẩu sầu r
Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến năm 2023, trái cây VN đã đặt chân đến 60 nước trên thế giới, từng bước chinh phục những thị trường khó tính nhất và chiếm gần 1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trên thị trường toàn cầu Dự báo nhu cầu về trái cây tươi trên thế giới sẽ tăng trung bình 8,2% mỗi năm từ 2019 đến 2025, và có thể đạt mức 585,25 tỷ USD vào năm 2025
Hoạt động xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ không ngừng và được đánh giá là có sự “bứt phá” Xuất khẩu ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế VN phát triển Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau củ quả nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cần được quan tâm
Trong suốt nhiều năm qua, TQ được biết đến là thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất của VN, chủ yếu thông qua xuất khẩu tiểu ngạch Tuy nhiên, trong nửa đầu năm
2022, xuất khẩu trái cây của VN sang TQ đã bị gián đoạn, đình trệ khi quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì chiến lược ZeroCOVID Do còn nhiều hạn chế trong quy trình bảo quản và chế biến của các DN VN, trong khi trái cây là sản phẩm dễ hư hỏng, nên bất kể hành động trì hoãn nào cũng có thể gây tổn thất lớn cho DN và nông dân VN Trước thực trạng đó, hoạt động xuất khẩu trái cây tươi đã và đang được ngành nông nghiệp VN tích cực đẩy mạnh theo hình thức chính ngạch
Tại VN, sầu riêng là một trong 14 trái cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Miền Trung và một số tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều chủng loại khác nhau Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), định hướng đến 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000 ha sầu riêng, với sản lượng ước tính đạt 830.000 - 950.000 tấn Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2022, VN có khoảng 110.000 ha diện tích trồng sầu riêng, tăng khoảng 25.000 ha so với năm 2021, vượt khoảng 35.000 ha so với quy hoạch đề ra Riêng khu vực Tây Nguyên, diện tích sầu riêng tăng nhanh, lên tới 40.000 ha Nguyên nhân chính là do sầu riêng mang lại lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng truyền thống như: cà phê, điều, hồ tiêu…
Với Nghị định thư được ký kết ngày 11/7/2022, sầu riêng chính thức được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào TQ, mở ra nhiều cơ hội mới cho loại quả có giá trị tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu này Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2023, diện tích trồng sầu riêng của VN đạt khoảng 131.000 ha, tăng gần 20% so với năm trước Vượt lên trên những loại cây ăn quả khác, sầu riêng trở thành “vua trái cây tỷ USD” với trị giá ước đạt 2,3 tỷ USD
TQ là thị trường xuất khẩu sầu riêng tươi tiềm năng và lớn nhất trên toàn cầu, đây cũng là điểm đến chính của hầu hết sầu riêng tươi của VN Theo thống kê của Hải Quan TQ, trong giai đoạn 2019 - 2023, tổng lượng nhập khẩu sầu riêng của TQ tăng trưởng bình quân 27,8% Tính riêng trong năm 2023, quốc gia này đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng với trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và 65,6% về trị giá so với năm 2022 Trong đó, nguồn cung cấp chính đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia và VN Đáng chú ý, trong năm 2023, lượng sầu riêng nhập khẩu từ VN của
TQ tăng mạnh, đạt 493 nghìn tấn, với trị giá đạt 2,1 tỷ USD, tăng 1.107,0% về lượng và 1.035,8% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2022
Với nhiều lợi thế như vị trí địa lý tiếp giáp cùng với nhu cầu tiêu thụ, thói quen tiêu dùng có nhiều nét tương đồng với TQ, sầu riêng tươi VN vẫn là điểm sáng đầy tiềm năng khi dư địa và tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này còn rất lớn Song bên cạnh sự thay đổi, phát triển không ngừng, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức đòi hỏi cần có những giải pháp kịp thời để xây dựng sầu riêng trở thành chuỗi ngành hàng thật sự bền vững Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ Thực trạng và giải pháp” nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu sầu riêng của VN vào TQ, đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sầu riêng tươi trên toàn cầu, từ đó đề xuất các giải pháp cho Chính phủ, các Bộ ban ngành và DN VN nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN vào thị trường tiềm năng này.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới
Theo Saowanit N., Noodaeng (2017), khi nghiên cứu riêng về năng lực cạnh tranh của Thái Lan trong việc xuất khẩu sầu riêng vào TQ đã cho thấy Thái Lan là nhà xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đặc biệt là đối với thị trường TQ, chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng tiêu thụ, tiếp đến là Malaysia và Indonesia
Theo Safari và cộng sự (2022), khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của trái cây nhiệt đới Malaysia ở thị trường TQ đã chỉ ra rằng TQ là một trong những thị trường truyền thống và quan trọng đối với trái cây của Malaysia Tại thị trường tiềm năng này, Malaysia phải cạnh tranh với các nước sản xuất khác như Thái Lan, VN, Philippines và Myanmar Nhìn chung trái cây của Malaysia có tính cạnh tranh và được người tiêu dùng chấp nhận một cách tích cực Malaysia xuất khẩu trái cây đáp ứng được sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Người tiêu dùng cũng thích trái cây từ Malaysia vì hương vị và chất lượng tốt hơn Chính vì vậy, để duy trì vị thế tại thị trường TQ, Malaysia cần xuất khẩu nhiều trái cây hơn và duy trì chất lượng sản phẩm Đây là một chiến lược quan trọng vì các nước khác cũng coi TQ là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm
Nghiên cứu của Bill Pritchard (2021) về việc xuất khẩu trái cây tươi từ các nước Đông Nam Á lục địa sang TQ đã chỉ ra rằng TQ là quốc gia nhập khẩu trái cây tươi nhiệt đới lớn trên toàn cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong việc nhập khẩu này được ghi nhận đã chững lại từ năm 2016
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại VN đã tiến hành nhiều nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu các sản phẩm chính của VN vào TQ, bao gồm cả trái cây tươi Kim ngạch xuất khẩu nông sản của VN đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và GDP của VN Ngày nay, nông sản VN đang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế Đặc biệt, khi VN tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của đất nước Tuy nhiên, song song với điều đó, vẫn còn tồn tại không ít những thách thức (Trọng Khương và Thu Trang, 2017)
Nghiên cứu của Thanh Hà (2021) về “Thực trạng xuất khẩu nông sản VN vào thị trường TQ và giải pháp phát triển” đã chỉ ra rằng việc VN xuất khẩu nông sản sang TQ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho DN và nền kinh tế
Nghiên cứu của Mạnh Hùng, Việt Nga, Nguyên Minh (2021) về “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản của VN sang thị trường TQ trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP” đã có những kết luận tương tự Đề tài đã chỉ ra thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như TBT, SPS của TQ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của VN Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của VN sang thị trường TQ trong bối cảnh thực thi Hiệp định RCEP
Trong một nghiên cứu về tình hình và giải pháp phát triển xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thị trường quốc tế, Nguyễn Hoàng Nam (2020) đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018 xuất khẩu rau quả đã có sự tăng trưởng đáng kể với kim ngạch từ 1,1 tỷ USD lên 3,8 tỷ USD Mặc dù có những cơ hội từ điều kiện tự nhiên thuận lợi và các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP, ngành rau quả của Việt Nam vẫn gặp phải nhiều thách thức
Từ tổng quan các bài nghiên cứu trước, có thể thấy các nghiên cứu trong nước cũng như thế giới chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng và ngành hàng cụ thể, có rất ít bài nghiên cứu phân tích và đánh giá chi tiết thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN trong hoàn cảnh hiện nay, cũng như đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường quốc tế Do đó, để thu hẹp khoảng trống nghiên cứu, cần có thêm nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sầu riêng tươi của
Vượt lên những loại cây ăn quả khác, sầu riêng trở thành một đề tài nghiên cứu quan trọng cần được nghiên cứu và phân tích sâu rộng, điều này xuất phát từ nhiều lý do Là một trong những trái cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao, sầu riêng đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của VN Theo số liệu của Hải quan TQ, trong giai đoạn 2019 - 2023, tổng lượng nhập khẩu sầu riêng của TQ tăng trưởng bình quân 27,8% Tính riêng trong năm 2023, quốc gia này đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng với trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và 65,6% về trị giá so với năm 2022 Trong đó, nguồn cung cấp chính đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia và VN
Trong những năm gần đây, thị phần sầu riêng Thái Lan tại TQ đang có xu hướng sụt giảm, gần như mất thế độc tôn vì chỉ trong thời gian rất ngắn, sầu riêng
VN đã chiếm 1/3 thị phần sầu riêng TQ Điều này cho thấy VN vẫn còn nhiều cơ hội để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường TQ khi dư địa thị trường vẫn còn rất lớn, có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 Tuy nhiên, TQ cũng đã và đang nỗ lực trong việc nội địa hóa loại quả này Vì vậy, để sầu riêng tươi của VN có thể đi xa, trở thành một ngành hàng bền vững trên thị trường quốc tế, việc thực hiện các đề tài, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng này là hoàn toàn cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Chính phủ, các Bộ ban ngành và DN nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ
Thứ nhất, hệ thống lý luận chung về hoạt động xuất khẩu trái cây tươi
Thứ hai, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quy trình sản xuất và xuất khẩu sầu riêng tươi
Thứ ba, phân tích, tìm hiểu thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ, những thành tựu đạt được, một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế này
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi
Phạm vi về thời gian: số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu trong giai đoạn từ 2018 đến năm 2023
Phạm vi về không gian: VN, TQ, Thái Lan, Philippines
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng thông tin, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp được tổng hợp từ các trang web chính thức của các Bộ, ban ngành, Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)… Bên cạnh đó, khóa luận cũng tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trước đây
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Số liệu được thống kê nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh… từ đó để xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ.
Kết cấu khóa luận
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, danh mục hình, khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu trái cây tươi
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm của hoạt động xuất khẩu
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của kinh tế toàn cầu và sự hội nhập của nền kinh tế quốc tế, việc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường trở thành một yêu cầu khách quan của mọi quốc gia Lịch sử thế giới đã chứng minh thương mại được coi là động lực của sự tăng trưởng kinh tế, là chìa khóa mở ra con đường đi đến sự giàu có và thịnh vượng cho mỗi quốc gia
Trong lý thuyết thương mại quốc tế, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia khác Theo IMF, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài
Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ VN hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Như vậy có thể hiểu rằng: “Xuất khẩu hàng hóa là quá trình bán các sản phẩm và dịch vụ cho một quốc gia khác, thông qua việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục đích chính là thu được lợi nhuận”
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Thứ nhất, khách hàng là người nước ngoài Vì vậy, để phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể sử dụng các biện pháp phục vụ tương tự khách hàng trong nước Bởi vì giữa hai kiểu khách hàng này tồn tại nhiều khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa…Điều này dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu Do đó, nhà xuất khẩu cần phải thực hiện những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng nước ngoài và đưa ra những sản phẩm phù hợp
Thứ hai, thị trường xuất khẩu thường khó tiếp cận và phức tạp hơn thị trường kinh doanh trong nước, do phạm vi vượt ngoài biên giới quốc gia và có nhiều yếu tố ràng buộc khác
Thứ ba, trong hoạt động xuất khẩu, hình thức mua bán thường được thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua hàng lớn để đạt được hiệu quả
Thứ tư, xuất khẩu liên quan đến nhiều giao dịch phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như vận chuyển, ký kết hợp đồng, thanh toán…
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chính
Xuất khẩu trực tiếp là việc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ do chính họ sản xuất hoặc mua lại từ các nhà sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài dưới danh nghĩa của mình Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu thường thu được lợi nhuận cao hơn so với các phương thức khác bởi không phải chia sẻ lợi nhuận với các bên trung gian Bằng cách trở thành người bán trực tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tăng cường vị thế của mình Tuy nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư trước một lượng vốn đáng kể để sản xuất, mua hàng và có thể đối mặt với nhiều rủi ro
1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)
Xuất khẩu ủy thác là quá trình trong đó các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng để xuất khẩu hàng hóa cho một đơn vị khác (bên ủy thác)
Trong hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian xuất khẩu thay mặt cho đơn vị sản xuất Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm và doanh nghiệp xuất khẩu không phải chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần phải có vốn để mua hàng, chi phí thấp và quy trình đơn giản
Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu và nhập khẩu được liên kết chặt chẽ, người bán đồng thời là người mua, hàng hóa được trao đổi có giá trị tương đương Mục đích của xuất khẩu là thu về một lô hàng hóa có giá trị xấp xỉ giá trị của lượng hàng xuất khẩu
1.1.3.4 Xuất khẩu hàng hóa theo Nghị định thư Đây là hình thức hàng hóa được xuất khẩu thông qua việc ký kết các thỏa thuận (thường là trả nợ) giữa hai Chính phủ Xuất khẩu hàng hóa theo Nghị định thư có một số ưu điểm như khả năng thanh toán được đảm bảo (do Nhà nước trả cho doanh nghiệp xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao… Tuy nhiên, hình thức này ngày nay ít được áp dụng, chủ yếu ở các nước XHCN trước đây
1.1.3.5 Các hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động thương mại, trong đó một bên (bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ một bên (bên đặt gia công), để chế biến chúng thành sản phẩm hoàn thiện giao lại cho bên đặt gia công và nhận về thù lao (phí gia công) Trong hình thức này, xuất khẩu gắn liền với sản xuất
Gia công quốc tế là một phần phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế ngày nay Về phía đặt gia công, hình thức này giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của quốc gia nhận gia công Về phía nhận gia công, hình thức này giúp họ giải quyết các vấn đề về việc làm, tiếp cận được những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển nền công nghiệp trong nước.
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu trái cây tươi
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của trái cây tươi
Trái cây tươi là một loại nông sản, được thu hoạch trực tiếp được cây trồng mà không cần qua các quy trình chế biến hoặc bảo quản hóa học, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, hương vị và màu sắc Đây là một mặt hàng quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người
Về đặc điểm của trái cây tươi
Thứ nhất, trái cây VN thuộc loại nhiệt đới, mang tính mùa vụ Nguyên nhân là bởi VN nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa nắng mưa rõ rệt, thích hợp cho sản xuất nông sản nói chung và trái cây tươi nói riêng Trái cây của VN tuy thu hoạch rải mùa, nhưng vẫn tập trung vào tháng 5,6,7 nên khá thích ứng với các thị trường xuất khẩu
Thứ hai, trái cây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, nguồn nước… Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng dinh dưỡng, hương vị, về sau là giá cả và khả năng cung ứng hàng hóa Trái cây sẽ có những đặc điểm, tích chất khác nhau tùy thuộc vào khu vực trồng Cụ thể: Trái cây ở xứ nóng như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, vị đậm và màu sắc bắt mắt Trái cây ở xứ lạnh như Đà Lạt, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang,… có chất lượng tương đương (riêng quýt, cam hương vị đậm đà hơn) Vùng đặc trưng Sơn La, với ngày nắng, đêm lạnh,… thường sản xuât ra trái cây ngon và có hương thơm đặc biệt như chanh leo, xoài, nhãn,…
Thứ ba, trái cây có đặc tính tươi sống, thời gian bảo quản sẽ rất ngắn, trung bình từ 4 – 5 ngày Trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, trái cây thường dễ bị hư hỏng, dập nát, giảm chất lượng.Vì vậy, trong quá trình thu hoạch và phân phối, việc phân loại trái cây để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh phù hợp với từng loại trái cây là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro
Thứ tư, trái cây có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người Trong trái cây, nước chiếm từ 70% - 90% trọng lượng, đây là nguồn nước dồi dào, tươi mát và tinh khiết, không bị nhiễm trùng hay vẩn đục Ngoài ra, trái cây cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người Bởi vì được ăn trực tiếp mà không phải qua quá trình nấu nướng, trái cây giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất Hơn nữa, nó cũng chứa nguồn chất xơ dồi dào, có ích cho sức khỏe và giúp duy trì vóc dáng, thúc đẩy quá trình giảm cân Chính vì có những tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người như vậy, các quốc gia phát triển ngày càng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, xuất xứ, kiểm dịch…
1.2.2 Khái niệm xuất khẩu trái cây tươi
Trên cơ sở khái niệm về trái cây tươi và xuất khẩu, xuất khẩu trái cây tươi có thể được hiểu như sau: “Xuất khẩu trái cây tươi là việc bán trái cây tươi từ Việt Nam cho các quốc gia khác, thông qua việc sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán, với mục đích chính là thu được lợi nhuận”
1.2.3 Các hình thức xuất khẩu trái cây tươi
Hiện nay, trái cây tươi của VN được xuất khẩu chủ yếu theo hai hình thức: xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch
Xuất khẩu chính ngạch là hình thức mua bán, giao thương bằng hợp đồng ngoại thương giữa các DN, cá nhân, tổ chức trong nước với các đối tác nước ngoài Việc mua bán này tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế Hình thức này yêu cầu hàng hóa xuất khẩu phải tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu, trong đó có các quy định về thuế, phí cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác… Ưu điểm:
Thứ nhất, khi xuất khẩu chính ngạch, DN sẽ được Chính phủ hỗ trợ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và pháp lý cho việc xuất khẩu
Thứ hai, không gặp phải các nghi vấn về trốn thuế hoặc gian lận thuế, từ đó tránh được tình trạng tịch thu hoặc mất mát hàng hóa
Thứ ba, trái cây xuất khẩu chính ngạch hạn chế được rủi ro cho DN khi xảy ra tranh chấp do có các điều khoản cụ thể trong hợp đồng thương mại và được quy định trong luật pháp
Thứ tư, việc vận chuyển trái cây theo hình thức chính ngạch giúp giảm thiểu rủi ro của việc hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Thứ nhất, thủ tục nhiều, thường phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác nhau của các quốc gia dẫn tới chi phí đầu vào cao, khiến cho sản phẩm bán ra với giá cao nhưng không thu được nhiều lợi nhuận
Thứ hai, các DN sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng nhận
Thứ ba, thuế suất cao hơn, tiền thuế DN phải nộp rất lớn nếu không nằm trong diện ưu đãi thuế
Xuất khẩu tiểu ngạch là hoạt động thương mại, giao dịch hàng hóa giữa cư dân ở các khu vực gần biên giới giữa các quốc gia liền kề Về bản chất, xuất khẩu tiểu ngạch là hoạt động thương mại hợp pháp Căn cứ theo chỉ thị số 94-CT ngày 25 tháng
03 năm 1992, khi tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới là những người kinh doanh nhỏ có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong nghị định 221-HĐBT ngày
23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng và những người này đồng thời phải là cư dân thường trú tại khu vực biên giới Người kinh doanh thương mại quốc tế qua đường tiểu ngạch phải có giấy phép kinh doanh buôn bán do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo quy định trong nghị định 66-HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng
Bộ trưởng và có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Ưu điểm:
Thứ nhất, quy trình đơn giản, dễ tiếp cận, thường không mất phí làm các tài liệu và không đòi hỏi tuân thủ nhiều tiêu chuẩn phức tạp
Thứ hai, không cần kê khai kê khai hàng hóa khi xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất nhập khẩu
Thứ ba, tiết kiệm được chi phí vận chuyển
Thứ nhất, giá trị giao dịch nhỏ, chỉ mang tính thời vụ
Thứ hai, đây là hình thức được nhiều tiểu thương lợi dụng để tránh thuế Nếu hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch không được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm gia tăng tình trạng buôn bán trái phép và việc đưa hàng hóa không an toàn vào trong nước
Thứ ba, hàng hóa có thể bị tịch thu dẫn đến tình trạng mất trắng
1.2.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trái cây tươi trong quá trình phát triển kinh tế
1.2.4.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Thứ nhất, xuất khẩu trái cây tươi góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế
Xuất khẩu là quá trình thương mại giữa các quốc gia, mỗi quốc gia có điều kiện phát triển khác nhau dẫn đến sự đặc biệt trong ngành sản xuất Vì vậy để tận dụng những ưu điểm này và đạt được sự ổn định trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, các nước cần thực hiện trao đổi dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết này cho rằng trong thương mại quốc tế mỗi quốc gia có thể có lợi nếu họ tập trung sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế so sánh tốt nhất, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả sản xuất Cụ thể như: Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với nguồn khoáng sản dồi dào, phong phú, VN được coi là quốc gia có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây tươi nói riêng Nhờ đó, nông sản từ lâu đã trở thành ngành xuất khẩu chính của VN, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm
Thứ hai, tạo cơ hội hợp tác mới
Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi
1.3.1 Các nhân tố quốc tế
Các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới Do đó, để trái cây tươi có cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính này, DN cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định từ nước nhập khẩu Một số quốc gia có quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm rất nghiêm ngặt như Hoa
Kỳ và Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Theo quy định của Liên minh Châu Âu, các nông sản trong đó có trái cây tươi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định trong các chỉ tiêu như độ ẩm, lượng vi khuẩn và chất độc hại Hoa Kỳ cũng có những quy định nghiêm ngặt tương tự dựa trên các chỉ tiêu về hàm lượng vi khuẩn, chất độc hại và các chất bảo quản Tại Nhật Bản, trái cây xuất khẩu vào quốc gia này cần phải đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng và hàm lượng vi khuẩn Hàn Quốc cũng có các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm các chỉ tiêu về hàm lượng vi khuẩn và chất độc hại Bên cạnh các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của từng quốc gia, còn có các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm Các tiêu chuẩn này được đưa ra bởi các tổ chức như:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), và Liên minh Châu Âu, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm nông sản xuất khẩu nói chung và trái cây tươi xuất khẩu nói riêng đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, để đáp ứng được các quy định khắt khe và thay đổi thường xuyên đó, đòi hỏi các DN cần phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí, đồng thời, DN xuất khẩu phải liên tục cập nhật và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu để đáp ứng nhanh các quy định mới
Việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm là một thách thức lớn đối với các DN xuất khẩu trái cây tươi Song, việc tuân thủ các quy định này là chìa khóa khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng các sản phẩm có chất lượng đảm bảo, đồng thời nâng cao vị thế của trái cây tươi VN, từng bước chinh phục cả những thị trường khó tính nhất
Chính sách thương mại của các nước
Các DN xuất khẩu cần phải liên tục cập nhật thông tin về các chính sách thương mại để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp
Về thuế quan, thuế quan là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu Bằng việc đánh thuế cao, tạo áp lực tăng giá bán hàng nhập khẩu, điều này giúp hàng hóa sản xuất trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu Trong thực tế, mặt hàng trái cây tươi bị đánh thuế khá cao tại một số quốc gia
Về hàng rào phi thuế quan, hạn ngạch là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ một thị trường trong một giai đoạn nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép Bên cạnh đó còn có rào cản kỹ thuật (TBT) cũng tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng hóa Rào cản TBT là các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mà một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của các quốc gia đang phát triển chịu tác động lớn từ TBT so với các quốc gia phát triển do nền nông nghiệp còn lạc hậu
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu mặt hàng trái cây tươi vào một số quốc gia có thể bị ảnh hưởng và điều chỉnh bởi hệ thống các quy định sau: các quy định về hàng cấm, các quy định liên quan đến kiểm dịch, các thủ tục hải quan…
Có thể thấy, bên cạnh những tác động tiêu cực làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm của VN, các chính sách thương mại này cũng là động lực thúc đẩy các
DN VN cần phải thay đổi không ngừng để thích ứng với các yêu cầu của nước nhập khẩu và giành thế chủ động trên thương trường
Tập quán, thói quen tiêu dùng của các quốc gia
Các nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao thường tiêu thụ các loại trái cây có chất lượng cao với giá cao Ngược lại, các nước đang phát triển ưa chuộng trái cây có giá rẻ, đồng nghĩa với chất lượng cũng sẽ thấp hơn Điều này tạo ra áp lực cho các DN xuất khẩu trái cây tươi trong việc giảm giá thành nhằm gia tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng đến từ các quốc gia khác
Nhật Bản là một minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng của tập quán, thói quen tiêu dùng đến việc xuất khẩu nông sản, trong đó có trái cây tươi Từ lâu, Nhật Bản đã được biết đến là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới và có những quy định rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và an toàn sản phẩm Người dân Nhật Bản có xu hướng thích tiêu dùng chất lượng hơn tiêu dùng đại trà, bởi vậy chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng Nhật Bản Chính vì vậy, để được phép xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản, các DN cần phải nắm bắt rõ những tập quán, thói quen tiêu dùng, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm mà nước này đặt ra
Các yếu tố về kinh tế và chính trị
Một trong những chính sách kinh tế chính trị có thể tác động đến việc xuất khẩu trái cây tươi là chính sách thuế quan Các nước có thể áp đặt thuế cao đối với trái cây tươi nhập khẩu với mục đích bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước Bên cạnh đó, các nước cũng có thể đặt ra các rào cản về thương mại như các quy định về chất lượng sản phẩm hoặc các yêu cầu đối với quy trình sản xuất
Các thỏa thuận thương mại tự do và các thỏa thuận thương mại quốc tế cũng có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Về mặt tích cực, những thỏa thuận này có thể làm giảm hoặc bãi bỏ các thuế quan và các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Song, đi cùng với những thỏa thuận này có thể là các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp như trái cây tươi
Các chính sách kinh tế chính trị về tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Các quốc gia có thể áp dụng chính sách tiền tệ để tăng giá trị đồng tiền trong nước, làm giảm giá trị đồng tiền nước ngoài Điều này có thể làm giảm giá trị của các sản phẩm xuất khẩu và làm giảm lợi nhuận của các DN xuất khẩu
Ngoài ra, các chính sách kinh tế chính trị về môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Các quốc gia có thể áp dụng các quy định nghiêm ngặt về môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu
Các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu trái cây tươi
Thứ nhất, về kim ngạch xuất khẩu: là tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu từ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Kim ngạch xuất khẩu thường được sử dụng để đo lường mức độ phát triển kinh tế và thương mại của một quốc gia Nếu kim ngạch xuất khẩu tăng thì chứng tỏ hiệu suất của hoạt động xuất khẩu đang ngày càng phát triển
Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu : hoạt động xuất khẩu của một quốc gia là hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó tăng liên tục qua các năm hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các thời kỳ, giai đoạn
Sự tăng giảm không đồng đều và bất thường trong kim ngạch xuất khẩu cho thấy hoạt động xuất khẩu của quốc gia không đạt hiệu quả như mong muốn
Thứ ba, về sản lượng xuất khẩu: là tổng số hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra nước ngoài bởi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Sản lượng xuất khẩu cho biết tổng số lượng hàng hóa được xuất khẩu sang các quốc gia khác, sản lượng xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, nếu sản lượng xuất khẩu tăng liên tục đều đặn, chứng tỏ quốc gia đó có hiệu suất xuất khẩu tốt và có lợi thế về mặt hàng được xuất khẩu đó
Thứ tư, về giá cả xuất khẩu: giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN và cả nền kinh tế trong nước Ngoài ra, giá cả xuất khẩu còn phản ánh được sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế Để nâng cao giá trị xuất khẩu, DN cần phải nâng cao năng suất lao động, cải tiến công nghệ sản xuất, cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, đồng thời khám phá thị trường xuất khẩu mới và đàm phán giá cả hợp lý với đối tác nước ngoài
Thứ năm, về CCƯ xuất khẩu : CCƯ xuất khẩu bao gồm các khâu từ quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển cho đến quản lý chất lượng và phân phối sản phẩm Một CCƯ xuất khẩu hiệu quả giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Do đó, việc đánh giá hoạt động xuất khẩu cần phải xét đến hiệu quả của CCƯ xuất khẩu
Thứ sáu, về hình thức xuất khẩu: hình thức xuất khẩu ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của hoạt động xuất khẩu trái cây tươi, bao gồm chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển, khả năng tiếp cận thị trường và tuân thủ các quy định pháp lý Do đó, DN cần lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp với mặt hàng trái cây để đảm bảo hiệu quả và thành công trong hoạt động xuất khẩu.
Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu quả sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Sầu riêng được trồng ở Đông Nam Á và được hầu hết người dân Châu Á mệnh danh là “vua của trái cây nhiệt đới” bởi hương thơm, hương vị độc đáo và nổi tiếng của nó (Aziz và Jalil, 2019; MK Durian Harvests Sdn.Bhn., 2018) Khi nhắc đến thị trường sầu riêng, không thể không nhắc đến Thái Lan – quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% thị phần toàn cầu, với giá trị xuất khẩu lên tới hơn
3 tỷ USD Thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Thái Lan là TQ Trong nhiều năm nay, sầu riêng Thái Lan đã phủ sóng tại TQ và mang lại vài tỷ USD cho người nông dân xứ Chùa Vàng mỗi năm
Trong năm 2022, Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng chủ yếu cho TQ, chiếm đến 95% thị phần trong tổng lượng nhập khẩu của “quốc gia tỷ dân” Năm
2023, kim ngạch sầu riêng xuất khẩu từ Thái Lan sang TQ đạt 4,57 tỷ USD với tổng sản lượng 929 nghìn tấn, tăng 18% về kim ngạch xuất khẩu và 18,5% về lượng so với năm 2022 Đặc biệt, trong cùng năm, VN đã xuất khẩu 493 nghìn tấn sầu riêng sang thị trường TQ với trị giá đạt 2,1 tỷ USD, tăng lần lượt 1.107% về lượng và 1.035,8% về trị giá so với năm trước Thị phần của sầu riêng VN trong tổng lượng nhập khẩu của TQ đã tăng đáng kể từ 5% năm 2022 lên 34,6% vào năm 2023 Những số liệu này là minh chứng cho sự phát triển tích cực của hoạt động xuất khẩu sầu riêng của
VN Tuy nhiên, nhìn chung từ những số liệu trên có thể thấy được sự vượt trội về giá trị và sản lượng xuất khẩu sầu riêng, đặc biệt là sầu riêng tươi của Thái Lan cao hơn so với VN
Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu sầu riêng tươi, Thái Lan đã tập trung thực hiện các biện pháp sau:
(1) Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng tại thị trường TQ, năm 2023, Thái Lan đã nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu Theo đó, chất khô tối thiểu phải đạt 35% thay vì 32% như năm 2022 Theo chuyên gia ngành bảo vệ thực vật, chất khô trong quả tăng thì lượng nước sẽ ít đi, như vậy quả sầu riêng sẽ chắc và ngon hơn, đồng thời có thể vận chuyển xa hơn Đây là một động thái của Thái Lan nhằm giữ chân người tiêu dùng TQ
(2) Nâng cao các tiêu chuẩn về vận chuyển và xuất bán
Bên cạnh vận chuyển bằng đường biển, Thái Lan cũng đã và đang thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng bằng đường bộ, đường sắt, quá cảnh qua Lào Nhờ đó, vận chuyển sầu riêng sang TQ sẽ nhanh hơn so với đường biển, điều này có thể giúp quốc gia này cạnh tranh với VN về thời gian vận chuyển
(3) Xây dựng và quản lý các vùng trồng sầu riêng trọng điểm Đây chính là yếu tố cơ bản góp phần vào thành công của quốc gia này Thái Lan xây dựng 4 vùng trồng sầu riêng trọng điểm tại phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Trung tâm và vùng Phía Nam
Vùng sản xuất sầu riêng lớn nhất của Thái Lan là Chanthaburi, một tỉnh phía Đông chỉ chiếm 1,2% diện tích nhưng lại đóng góp đến gần một nửa sản lượng sầu riêng cả nước nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi Trong khi đó, Nonthaburi lại là địa phương nổi tiếng với loại sầu riêng có giá trị cao nhất trên toàn cầu và là trung tâm canh tác sầu riêng của Thái Lan suốt hơn 300 năm qua Các đồn điền sầu riêng được liên kết chặt chẽ theo mô hình hợp tác xã, chịu trách nhiệm thu mua, tìm đầu ra cho sản phẩm Phần lớn sầu riêng tại hai địa phương này đều tập trung cho xuất khẩu
(4) Chú trọng trong việc chọn giống cây trồng
Sầu riêng xuất khẩu Thái Lan sang thị trường TQ chủ yếu thuộc giống Monthong Quá trình nghiên cứu, tuyển chọn và nhân rộng giống Monthong phổ biến là một trong những yếu tố thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng tươi của Thái Lan do khắc phục được những nhược điểm về chống chịu bệnh và thời tiết của các giống sầu riêng truyền thống lâu đời của Thái Lan trước đây
Không dừng lại ở đó, Thái Lan hiện đang đầu tư mạnh mẽ vào việc nghiên cứu, phát triển các giống mới, ngon nhưng có ít mùi thơm hơn Monthong, qua đó mở ra cơ hội chào bán, xuất khẩu mặt hàng đến người tiêu dùng ở các quốc gia phương Tây, vốn không ưa chuộng sầu riêng do mùi quá nồng của loại quả này
(5) Chuẩn hóa trong kỹ thuật canh tác, thu hoạch
Về quá trình canh tác, sầu riêng được trồng trên mặt đất cao, và mỗi cây được tách biệt hoàn toàn để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh như xỉ mủ và các bệnh từ đất khác Hàng lối được thiết kế rộng rãi và thoáng đãng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy móc
Về quá trình thu hoạch, Thái Lan khuyến cáo và hướng dẫn người dân thu hoạch sầu riêng đúng thời điểm để trái sầu riêng tươi khi đến tay người tiêu dùng TQ sẽ đạt kết quả tốt nhất: quả chín mềm, dậy mùi thơm
(6) Chú trọng đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu
Các khu vực trồng trọt ở Thái Lan đa phần đang áp dụng hệ thống tưới tự động Một số nhà vườn còn sử dụng thiết bị dự báo thời tiết và máy bay không người lái để tạo bản đồ đất và xác định vị trí của từng cây trồng, cho phép họ thực hiện các hoạt động như khảo sát định kỳ, kiểm tra và điều trị bệnh cho từng cây dựa trên phân tích hình ảnh
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đẩy mạnh phát triển của các nhà máy cấp đông và chế biến sâu để mang lại sự đa dạng trong sản phẩm, gia tăng thời gian bảo quản và đáp ứng được nhu cầu của các thị trường xa hơn
(7) Đầu tư vào khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm sầu riêng tươi cả trong nước và quốc tế
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG TƯƠI CỦA VIỆT
Tổng quan về thị trường sầu riêng tươi của Trung Quốc
2.1.1 Đặc điểm sản xuất sầu riêng tươi của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, sầu riêng là loại quả được người tiêu dùng TQ vô cùng ưa chuộng, đặc biệt là phân khúc khách hàng thuộc nhóm tuổi từ 16 đến 35 Là loại cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Sầu riêng thích hợp với khí hậu nhiệt đới, có độ ẩm cao và nắng quanh năm Vì vậy, TQ không được coi là địa điểm phù hợp để sản xuất loại cây này và phải nhập khẩu từ các quốc gia khác
Với nhu cầu tiêu thụ lớn, từ những năm 1950, TQ đã không ngừng nỗ lực để thử nghiệm trồng sầu riêng nhưng không thành công Lý do chính là kỹ thuật gieo trồng khi đó còn tồn tại nhiều hạn chế Sầu riêng được trồng thử nghiệm lần đầu tại Hải Nam với quy mô lớn do đây là nơi có nhiều ánh nắng mặt trời Tuy nhiên, tại Tam Á nơi trồng sầu riêng lớn nhất của tỉnh Hải Nam, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, điều này đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho người nông dân và DN Đáng chú ý, vào năm 2019, hơn 40 cây trồng sầu riêng tại tỉnh Hải Nam bất ngờ ra trái sau 4 năm trồng thử nghiệm đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động sản xuất sầu riêng tươi của TQ Thế nhưng phải đến năm 2023, TQ mới có vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên
Về diện tích, năng suất, sản lượng
Hiện tại, TQ chưa sản xuất sầu riêng theo mục đích thương mại Tuy nhiên, sầu riêng là loại quả mang lại giá trị cao và đang dần trở nên phổ biến, điều này thúc đẩy nông dân Hải Nam TQ thực hiện các thử nghiệm trồng sầu riêng và đạt được những một số thành tựu ban đầu
Trong năm 2023, diện tích sầu riêng của TQ đạt khoảng 1.400 mẫu (1 mẫu bằng 666,67m2) với sản lượng đạt 50 tấn, được trồng chủ yếu tại tỉnh Hải Nam và Quảng Đông TQ Như vậy có thể thấy sản lượng vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên chiếm khoảng 2% so với ước tính trước đó là 2.450 tấn, chỉ đáp ứng được 0,005% tổng nhu cầu sầu riêng tại quốc gia này Dự tính trong năm 2024, diện tích sầu riêng cho thu hoạch sẽ tăng lên 4.000 mẫu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
Do đây là vụ thu hoạch đầu tiên, đơn vị sản xuất chỉ để lại ít sầu riêng (khoảng 3-4 trái/cây) nên sản lượng còn thấp Số sầu riêng thu hoạch được chủ yếu được sử dụng để phục vụ thị trường Hải Nam và quảng bá đến với khách du lịch địa phương
Không chỉ dừng lại ở thị trường TQ, nhiều DN nước này đã đầu tư, phát triển vùng trồng sầu riêng nói riêng và các loại cây ăn quả khác nói chung tại Lào để xuất khẩu trở lại TQ Lý do là vì Lào là nước có khí hậu thích hợp cho cây trồng sầu riêng với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nắng quanh năm, khá tương đồng với
VN, giá thuê đất và nhân công rẻ Hơn nữa, tuyến đường sắt Vientiane - Côn Minh nối từ thủ đô Lào đến tỉnh Vân Nam - điểm tập kết sầu riêng lớn nhất tại TQ sẽ là cầu nối, mở ra nhiều thuận lợi, giúp sầu riêng dễ dàng đến tay người tiêu dùng Trong năm 2020, có tất cả 239 công ty TQ đã đầu tư 590 triệu USD vào nông lâm nghiệp ở Lào, biến TQ trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này tại Lào Chỉ riêng đầu năm 2023, các DN TQ đã đầu tư vào việc trồng sầu riêng trên diện tích 12 nghìn ha, bằng khoảng 15% diện tích trồng sầu riêng hiện nay của VN
Hiện tại, sầu riêng tại TQ chưa có vụ mùa cụ thể, điều này xuất phát bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, biến động thời tiết: Thời tiết không ổn định có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và cho trái của cây sầu riêng Các biến động này có thể làm thay đổi thời gian thu hoạch
Thứ hai, đa dạng vùng trồng: TQ là một quốc gia rộng lớn với nhiều vùng đất và khí hậu khác nhau Sầu riêng trồng ở các khu vực khác nhau sẽ có thời gian thu hoạch và chất lượng khác nhau
Thứ ba, thời gian trưởng thành của cây: sầu riêng là cây có thời gian trưởng thành khá dài, thường mất từ 5 - 6 năm để cho hoa kết quả, thậm chí từ 9 -10 năm nếu gieo trồng bằng hạt Do đó, thời gian ra hoa và thu hoạch có thể không đồng đều giữa các cây và các vùng trồng
Các giống sầu riêng chính tại TQ
Một số loại sầu riêng được trồng tại TQ bao gồm Musang King và Black Thorn,… Đây đều là những giống quả có nguồn gốc từ Malaysia Musang King đến từ vùng Kelantan, Malaysia Trong khi đó, Black Thorn chủ yếu đến từ Kampung Lima Kongsi, bang Penang thuộc phía Bắc Malaysia
Tính đến thời điểm hiện tại, sầu riêng Musang King được cho là một trong những giống sầu ngon nhất thế giới Sầu riêng Musang King có dạng hình bầu dục hoặc elip, dài từ 20 - 30cm, vỏ ngoài màu xanh nhạt và bên trong được phân thành 5
- 6 múi rất rõ ràng Cây 20 năm tuổi có thể cho 100 quả/ vụ Trọng lượng trung bình của một trái sầu riêng Musang King dao động từ 2 - 2,5 kg/ quả Cơm có màu vàng tươi, dày, mịn, thơm mùi đặc trưng, có vị hơi đắng, tỷ lệ hạt lép trên 90% Đây là giống có khả năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh gây ra bởi nấm Phytophthora và chất lượng không bị ảnh hưởng bởi mưa
Hình 2.1: Sầu riêng Musang King
Sầu riêng Black Thorn có dạng hình tròn, vỏ ngoài màu xanh xám, trọng lượng trung bình từ 1,5 - 2,0 kg/ quả Cơm dày, có màu đỏ cam, ít ngọt và có vị hơi đắng Thông thường, cây từ 5 - 6 năm tuổi cho 10 quả/ vụ, cây từ 20 năm tuổi cho từ 50 -
70 quả và tối đa 100 quả đối với cây trên 20 năm tuổi
Hình 2.2: Sầu riêng Black Thorn
2.1.2 Nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc
Về tình hình tiêu thụ
Về nhu cầu sử dụng: tại TQ, sầu riêng tươi là mặt hàng được người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp trung lưu vô cùng yêu thích, nó trở thành món quà cưới sang trọng bên cạnh những món quà biếu truyền thống như xúc xích, nấm khô, nho và sữa
Tổng quan về thị trường sầu riêng tươi của Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và cung ứng sầu riêng của Việt Nam
Về diện tích và sản lượng:
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), định hướng đến 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000 ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 - 950.000 tấn Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2022, VN có khoảng 110.000 ha diện tích trồng sầu riêng, vượt khoảng 35.000ha so với quy hoạch đề ra Riêng khu vực Tây Nguyên, diện tích sầu riêng tăng nhanh, lên tới 40.000ha
Với Nghị định thư được ký kết ngày 11/7/2022, sầu riêng chính thức được phê duyệt để xuất khẩu chính ngạch vào TQ, mở ra nhiều cơ hội mới cho loại quả có giá trị tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu này Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2023, diện tích trồng sầu riêng của VN đạt khoảng 131.000 ha, tăng xấp xỉ 20% so với năm trước
Biểu đồ 2.4: Diện tích và sản lượng sầu riêng của các nước qua các năm
Nguồn: Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN - PTNT)
Về cơ cấu vùng trồng:
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2023, sản xuất sầu riêng tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở 4 khu vực: Tây Nguyên đứng đầu với diện tích tăng nhanh nhất, chiếm 40,4% tổng diện tích trồng sầu riêng trong cả nước Kế tiếp là ĐBSCL (34,6%), sau đó là Đông Nam Bộ (19,4%) và cuối cùng là duyên hải Nam Trung Bộ (5,6%)
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sầu riêng của một số vùng trồng sầu riêng tập trung ở VN năm 2022
Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ Cục trồng trọt (Bộ NN - PTNT), 2023 Ở ĐBSCL, sầu riêng được trồng chủ yếu trên các khu vực đất phù sa của đồng bằng, không bị ngập lụt Ở Tiền Giang, sầu riêng được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Cai Lậy, nổi tiếng với loại sầu riêng có tên gọi là Khổ qua xanh, được sản xuất tại cù lao Ngũ Hiệp, cũng như một loạt các giống sầu riêng có chất lượng cao như Chuồng bò hạt lép và 6 Hữu
Hiện nay, diện tích trồng sầu riêng đã mở rộng ra khắp huyện và thị xã như Cai Lậy, Châu Thành và Cái Bè ở Tiền Giang Trong khi đó, ở Bến Tre, sầu riêng được trồng phổ biến ở các khu vực như Châu Thành và Chợ Lách Tại Vĩnh Long, diện tích trồng sầu riêng tập trung nhiều ở các cù lao như Bình Hòa Phước, Long Hồ và Thanh Bình thuộc huyện Vũng Liêm Trong thành phố Cần Thơ, sầu riêng được trồng nhiều ở các huyện như Phong Điền và các vùng lân cận ở Thới Lai, quận Ô Môn Còn ở Sóc Trăng, sầu riêng thường được trồng nhiều ở huyện Kế Sách
Trước đây, ở miền Đông Nam bộ, sầu riêng thường được trồng ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, với vùng nổi tiếng như Lái Thiêu Đến nay, sầu riêng đã được trồng mở rộng ra các khu vực như Cẩm Mỹ, Long Khánh, Định Quán, và Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai; cũng như vùng Gò Dầu, Lộc Ninh ở tỉnh Tây Ninh, và huyện Phước Long của tỉnh Bình Phước
Vùng trồng sầu riêng ở miền Đông Nam bộ hiện nay thường là đất có độ dốc nhỏ, dao động từ 3 đến 5 độ, và độ cao trung bình dưới 200m so với mực nước biển Nguồn nước tưới thường phụ thuộc vào sông, suối và đặc biệt là giếng, do đó thường thiếu nước trong mùa khô Có một khu vực trồng sầu riêng lớn nằm ở ranh giới của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, đặc biệt tập trung ở huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng với diện tích gần 5.000ha Vùng trồng sầu riêng ở huyện Đạ Hoai có độ dốc thấp, độ cao dưới 350m, tạo điều kiện trồng tương tự như vùng Tân Phú của Đồng Nai Trong Đồng Nai, sầu riêng thường được trồng xen kẽ với cà phê, tiêu hoặc các loại cây ăn trái khác như bơ Nông dân ở miền Đông Nam bộ thường tập trung vào canh tác theo điều kiện tự nhiên, và rất ít người sử dụng kỹ thuật điều khiển ra hoa theo mùa
Tại Tây Nguyên, trong thời gian ba năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng đã tăng nhanh chóng, đạt tới 2,5 lần so với trước đó, vượt qua khu vực ĐBSCL để trở thành vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước Trong thời gian gần đây, việc trồng sầu riêng ở Tây Nguyên tập trung chủ yếu vào các vườn canh tác đơn giản, không xen kẽ với cây cà phê như trước đây Sự tăng giá của sầu riêng, đồng thời với việc giảm giá của cà phê đã khiến cho việc đầu tư và chăm sóc sầu riêng trở nên hấp dẫn hơn Tuy nhiên, do điều kiện địa lý của Tây Nguyên có đất đai dốc và thiếu nguồn nước tự nhiên, nên nông dân thường canh tác sầu riêng theo phương pháp tự nhiên, ít sử dụng các kỹ thuật canh tác như kiểm soát ra hoa nghịch vụ Ở các địa phương ven biển thuộc miền Trung, việc trồng sầu riêng đang có sự phát triển đáng kể, đặc biệt là tại các huyện giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai…
Hiện nay, sầu riêng ở VN đã hình thành nên bốn vùng sản xuất với các điều kiện tự nhiên, khí hậu khác nhau dẫn đến thời vụ thu hoạch khác nhau Điều này giúp kéo dài thời vụ thu hoạch sầu riêng từ tháng 4 đến tháng 10, tạo cơ hội để sầu riêng của VN cạnh tranh với các nước trong khu vực
Bảng 2.5: Thời vụ ra hoa và thu hoạch sầu riêng trong cả nước
Vùng/ Tỉnh Thời gian ra hoa
Thời gian thu hoạch (tháng)
Rải vụ Quanh năm Quanh năm
Miền Đông Nam Bộ, Đạ Hoai (Lâm Đồng)
Tây Nguyên Độ cao 500 - 600m (Đắk Lắk) 3 - 4 8 - 9 Độ cao 800 - 900m (Krông Năng - Đắk Lắk; Di Linh, Bảo Lộc - Lâm Đồng)
Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp từ Cục trồng trọt (Bộ NN - PTNT)
Vùng ĐBSCL: Vào chính vụ, sầu riêng ra hoa từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và cho thu hoạch vào tháng 4 - 5, trùng với thời điểm thu hoạch của miền Đông Thái Lan Đối với rải vụ, sầu riêng cho ra hoa và thu hoạch quanh năm Đây là một lợi thế của VN so với các đối thủ cạnh tranh khác khi mà họ chỉ thu hoạch theo mùa vụ nhất định
Miền Đông Nam Bộ: sầu riêng thường bắt đầu ra hoa từ tháng 1 - 2, thu hoạch vào tháng 5 - 7 Ngoại trừ vùng Đạ Hoai, nơi có điều kiện khí hậu tương đối nóng giống như vùng Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, sầu riêng ra hoa tháng 1 - 2 và thu hoạch sớm vào tháng 5 – 6 Sầu riêng được trồng ở các khu vực khác có thời gian ra hoa muộn hơn, cụ thể vào tháng 2 – 3 và cho thu hoạch vào tháng 6 - 7
Vùng Tây Nguyên: độ cao của vùng trồng sẽ ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và thu hoạch của trái sầu riêng Ở độ cao 500 - 600m, loại cây này cho ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4, thu hoạch vào tháng 8 – 9 Tại các vùng có độ cao 700 - 800m như Krông Năng - Đắk Lắk; Di Linh, Bảo Lộc - Lâm Đồng, sầu riêng sẽ cho ra hoa vào tháng 4 – 5, thu hoạch vào tháng 9 - 10
Về các loại sầu riêng
Theo kết quả điều tra của Viện cây ăn quả miền Nam năm 2000 thì sầu riêng ở Nam Bộ có 59 giống/dòng, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay có 3 giống sầu riêng được thị trường ưa chuộng là Ri6 và Dona (Monthong) và sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa
2.2.2 Tình hình xuất khẩu sầu riêng tươi của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục hải quan VN tính đến hết tháng 7 năm 2023 xuất khẩu sầu riêng của VN đạt 1,07 tỷ USD, tăng 809% so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường TQ đạt 963 triệu USD Riêng trong tháng
7, đạt 125 triệu USD, giảm 65% so với tháng trước do chưa vào cao điểm thu hoạch sầu riêng ở các tỉnh Tây nguyên trong khi khu vực miền Đông Nam bộ vào cuối vụ Đáng chú ý, trong năm 2023, sầu riêng VN được xuất khẩu sang Papua New Guinea với trị giá 5,478 triệu USD, tăng đến hơn 2.000% so với năm trước Ngoài ra, các thị trường như Mỹ (gần 3,6 triệu USD), Canada (gần 2,5 triệu USD), Pháp (639.000 USD) và Ý (353.000 USD, với tăng trưởng đặc biệt ấn tượng lên tới 851% Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tại các quốc gia này không lớn nhưng có thể thấy sầu riêng của VN đã có thể thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới hơn, điều này giúp đa dạng hóa đầu ra của sầu riêng VN và giảm sự phụ thuộc vào thị trường TQ
Phân tích thực trạng xuất khẩu quả sầu riêng tươi từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu
TQ hiện là điểm đến chính của sầu riêng xuất khẩu VN với kim ngạch ước đạt gần 2,3 tỷ USD trong năm 2023, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của VN
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: Nghìn USD
Nguồn: Tổng hợp từ ITC, 2022
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: Nghìn USD
Nguồn: Tổng hợp từ ITC, 2022
Trong giai đoạn 5 năm kể từ năm 2018 đến năm 2022, xuất khẩu sầu riêng tươi của VN chứng kiến sự biến động trong kim ngạch xuất khẩu
Trong giai đoạn 2018 – 2020, xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ giảm mạnh về trị giá, từ 266.308 nghìn USD vào năm 2018 xuống còn 1.066 nghìn USD vào năm 2020 Đáng chú ý, trị giá sầu riêng xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 1.066 nghìn USD, giảm gần 99% so với năm 2019, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong những loại trái cây xuất khẩu của VN
Năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, TQ liên tục đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tác động của dịch bệnh như đóng cửa các cửa khẩu biên giới và áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt tại các khu vực này Trong khi đó, sầu riêng tươi VN chủ yếu được xuất khẩu sang TQ bằng đường tiểu ngạch Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ, khiến cho trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2020 giảm mạnh
Từ năm 2021, xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang TQ đã dần ổn định trở lại Cụ thể, trị giá xuất khẩu lần lượt đạt 3.570 nghìn USD vào năm 2021 và 160.900 nghìn USD vào năm 2022
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan VN, trong năm 2023, xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ đạt gần 2,3 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này Đáng chú ý, tính đến tháng 2/2024, VN đã xuất khẩu gần 33.000 tấn sầu riêng tươi vào TQ, với trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2023 Đây là sự khởi đầu mới tích cực, hứa hẹn một mùa xuất khẩu bội thu của sầu riêng tươi VN
Bảng 2.9: Sản lượng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị: Tấn
Nguồn: Tổng hợp từ ITC, 2022
Biểu đồ 2.8: Sản lượng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ giai đoạn 2018 – 2022 Đơn vị: Tấn
Nguồn: Tổng hợp từ ITC, 2022
Trong giai đoạn 2018 – 2022, sản lượng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang
TQ có sự biến động Theo số liệu của ITC, từ 2018 đến 2020, tổng sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu sang TQ của VN giảm mạnh từ 101.182 tấn năm 2018 xuống còn 19.745 tấn vào năm 2020
Sản lượng xuất khẩu Năm
Giai đoạn năm 2021 - 2022, khi tình hình dịch bệnh đã trở nên ổn định hơn, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của TQ đã dần tăng trở lại Trong năm 2021, VN đã xuất khẩu 22.384 tấn sầu riêng tươi vào thị trường TQ, tăng 13,4% so với năm 2020 Ngoài ra, Nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng tươi sang TQ được ký kết vào ngày 11/7/2022 đã mở ra nhiều cơ hội mới trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của VN
Cụ thể, trong năm 2022, VN đã xuất khẩu 31.911 tấn sầu riêng tươi sang TQ, tăng 42,6% so với năm 2021 Điều này thể hiện VN đang có những cơ hội rất lớn để chinh phục thị trường tiềm năng này cũng như thể hiện vị thế, uy tín của VN trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng so với các quốc gia khác
Tính đến tháng 10 năm 2023, sản lượng sầu riêng VN xuất khẩu sang TQ đạt hơn 451.600 tấn, tăng hơn 30 lần; trị giá xuất khẩu gần 1,9 tỉ USD, tăng hơn 31 lần so với cùng kỳ năm trước
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của
VN đạt gần 2,3 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu loại trái cây này Thống kê cho thấy, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, VN đã xuất khẩu gần 33.000 tấn sầu riêng tươi vào TQ, với trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2023 Vượt lên trên Thái Lan, VN vươn lên dẫn đầu về số lượng sầu riêng xuất khẩu vào quốc gia tỷ dân này Cụ thể, chỉ trong một thời gian ngắn, sầu riêng tươi VN đã chiếm 57% thị phần trong tổng lượng sầu riêng nhập khẩu của TQ, trong khi năm 2023 chỉ chiếm khoảng 32% Như vậy, có thể thấy mặc dù mới tiếp cận thị trường TQ từ ngày 8/9/2022, xuất khẩu sầu riêng tươi của VN đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc thông qua những con số vô cùng ấn tượng.
Về cửa khẩu nhập khẩu, hiện nay sầu riêng tươi của VN chủ yếu được xuất qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) – Bắc Sơn (Hà Khẩu – TQ) Vào mùa vụ chính, mặt hàng này xuất khẩu ổn định, với khoảng từ 50 – 70 xe sầu riêng xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành trong một ngày.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số
2 Kim Thành, trong 9 tháng đầu năm 2023, VN đã xuất khẩu 138,4 nghìn tấn sầu riêng tươi sang thị trường TQ, với kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD Sầu riêng tươi của VN khi xuất khẩu qua cửa khẩu này sẽ được làm thủ tục nhập khẩu dưới dạng là một mặt hàng mua bán trao đổi giữa các cư dân biên giới và được miễn thuế nhâp khẩu Ngoài ra, sầu riêng tươi VN còn được xuất khẩu qua một số cửa khẩu khác như lối mở Lồ Cố Chin thuộc huyện Mường Khương (Lào Cai, VN) – Lao Kha (TQ), Mường Khương (Lào Cai, VN) – Kiều Đầu (TQ)…
Bảng 2.10: Giá cả xuất khẩu bình quân sầu riêng tươi của VN và một số quốc gia xuất khẩu mặt hàng này vào TQ giai đoạn 2019 – 2023 Đơn vị: USD/tấn
Nguồn: Tổng hợp từ ITC, 2023
Theo ITC, trong giai đoạn 2019 – 2023, giá trung bình xuất khẩu sầu riêng của
VN sang TQ đã biến động theo hướng giảm dần, từ mức 5.878 USD/tấn (năm 2021) giảm xuống còn 4.326 USD/ tấn (năm 2023)
So sánh với Thái Lan - đối thủ lớn trên thị trường xuất khẩu sầu riêng tươi trên thế giới nói chung và sang TQ nói riêng, có thể thấy sầu riêng tươi của VN có mức giá thấp hơn, giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẩu riêng của VN tại thị trường TQ Việc sầu riêng có mức giá cạnh tranh hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác xuất phát từ một số lý do sau:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG TƯƠI TỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Phân tích SWOT hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam sang
Thứ nhất, sầu riêng tươi của VN có chất lượng cao: sầu riêng VN được biết đến với hương vị thơm ngon, đặc trưng, là một sản phẩm nổi tiếng trên thị trường thế giới
Thứ hai, đa dạng giống cây: VN có nhiều giống sầu riêng như sầu riêng Ri 6, sầu riêng khổ qua, sầu riêng Cái Mơn mang lại sự lựa chọn cho các thị trường khác nhau Giống sầu riêng nuôi cấy mô không chỉ cho năng suất, sản lượng cao hơn, mà còn mang lại lợi nhuận gấp 2 đến 3 lần so với giống thông thường, cùng với khả năng thu hoạch nhanh hơn
Thứ ba, điều kiện tự nhiên thuận lợi: VN có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nước và độ cao thuận lợi cho việc trồng và sản xuất sầu riêng Sầu riêng là loại trái ưa ẩm, chịu nhiệt cao, điều này phù hợp với điều kiện khí hậu của nhiều vùng miền trong nước ta Ngoài ra, VN có nhiều loại đất phù hợp cho việc phát triển sầu riêng như đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám, đặc biệt là ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng miền núi phía Bắc
Thứ tư, sầu riêng tươi giúp VN tăng cường thương mại quốc tế cũng như nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh: Xuất khẩu sầu riêng tươi tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế VN thông qua việc mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia trên toàn thế giới Hơn nữa, việc cung cấp sản phẩm sầu riêng tươi chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế giúp tạo ra hình ảnh tích cực về đất nước và ngành nông nghiệp VN
Thứ năm, thuận lợi về vị trí địa lý: VN có vị trí địa lý trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn như TQ, ASEAN và Châu Á Thái Bình Dương… Với lợi thế đó, sầu riêng tươi của VN sẽ được vận chuyển trong thời gian ngắn, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo được hương vị tươi ngon của sản phẩm, điều này giúp sầu riêng tươi của VN có lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của các nước xuất khẩu sầu riêng khác
Thứ sáu, khả năng cung ứng quanh năm: nhờ vào sự đa dạng về vùng trồng và điều kiện khí hậu, VN có khả năng cung cấp sầu riêng quanh năm, không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn đảm bảo tính ổn định cho nguồn cung
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn: hệ thống vận chuyển và bảo quản sản phẩm còn hạn chế, có thể dẫn đến mất mát và tổn thất trong quá trình vận chuyển Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sầu riêng tươi của VN chưa được phát triển theo hướng công nghiệp hóa mặc dù quy mô về diện tích, sản lượng sầu riêng có sự gia tăng nhanh chóng Việc này khiến cho các quy trình trong CCƯ không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng của trái sầu riêng, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế
Thứ hai, phụ thuộc vào thời tiết: sản xuất sầu riêng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện môi trường Một ví dụ thực tế, sầu riêng thích ứng tốt với nhiệt độ cao, nhưng nếu quá nóng có thể gây hại đến cây và làm giảm sản lượng Nhiệt độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và chín trái
Thứ ba, sản lượng và chất lượng không ổn định: do ảnh hưởng của các yếu tố nông nghiệp và kỹ thuật canh tác nhiều người trồng còn thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ít vùng sản xuất tập trung, thiếu tính liên kết sản xuất, đầu ra chưa thật sự ổn định.
Thứ tư, chưa hiểu rõ được các tiêu chuẩn quốc tế và quy định của quốc gia nhập khẩu: người nông dân cũng như DN chưa hiểu rõ được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khắt khe do TQ đặt ra, chưa nắm bắt được kịp thời nhu cầu, thị hiếu của thị trường, dẫn đến việc sầu riêng sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như không đáp ứng được các quy định đặt ra, dẫn đến nguy cơ lượng sầu riêng sản xuất ra có thể bị hủy bỏ
` Thứ năm, quy mô sản xuất sầu riêng của VN còn nhỏ lẻ , nhiều vùng sản xuất, nông dân còn thực hiện quy trình canh tác chưa bền vững; chuỗi liên kết giữa tổ chức sản xuất và DN còn nhiều hạn chế Ngoài ra, chỉ có một phần nhỏ diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng và một số lượng ít các cơ sở đóng gói đủ điều kiện để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch sang TQ so với tổng diện tích trồng và sản lượng sầu riêng hiện nay
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu đa dạng: sầu riêng VN có thể tận dụng thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đặc biệt là các thị trường Châu Á như TQ, Nhật Bản và Hàn Quốc để quảng bá rộng rãi cho mặt hàng này, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN phát triển
Thực tế cho thấy, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, VN đã xuất khẩu gần 33.000 tấn sầu riêng tươi vào TQ, với trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2023 Vượt lên trên Thái Lan, VN vươn lên dẫn đầu về số lượng sầu riêng xuất khẩu vào quốc gia tỷ dân này Chỉ trong một thời gian ngắn, sầu riêng tươi VN đã chiếm 57% thị phần trong tổng lượng sầu riêng nhập khẩu của TQ, trong khi năm 2023 chỉ chiếm khoảng 32% Đây là một tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của VN.
Ngoài ra vào ngày 11/7/2022, VN và TQ đã ký kết “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi xuất khẩu từ VN sang TQ”, việc này tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho VN hơn so với các quốc gia khác trong việc xuất khẩu sầu riêng tươi nếu biết tận dụng những cơ hội mà Nghị định này mang lại
Thứ hai, cải thiện công nghệ: cơ hội để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng thông qua việc sử dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển Qua việc hợp tác với các đối tác trong hoạt động xuất khẩu, các DN VN có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất, đóng gói và bảo quản sầu riêng Bên cạnh đó, VN có thể hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm
Một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách, quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng
Việc điều chỉnh này cần phải được thực hiện thường xuyên, dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và ổn định Điều này giúp đảm bảo kiểm soát hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu sầu riêng
Thứ hai, Chính phủ cần đưa ra những chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu sầu riêng chất lượng cao
Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sầu riêng tập trung theo đuổi chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng những lợi thế hiện có của quốc gia, thay vì sản xuất một cách ồ ạt Ngoài ra, Chính phủ cũng cần kiểm soát quá trình nuôi trồng, chế biến và bảo quản sầu riêng tươi nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe từ thị trường TQ, tránh tình trạng hàng bị hoàn trả về
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất sầu riêng trong nước Điều này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành nhằm giúp cho quá trình sản xuất, lưu thông sầu riêng trong nước cũng như xuất khẩu sang TQ và một số thị trường tiềm năng khác được diễn ra thuận lợi nhất, thông qua việc đầu tư, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước Bên cạnh đó, Chính phủ cần thiết lập các chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội địa nhập khẩu các trang thiết bị công nghệ tiên tiến, để nâng cao chất lượng sầu riêng tươi
Thứ tư, đa dạng hóa các sản phẩm sầu riêng tươi xuất khẩu
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các giống sầu riêng tại Việt Nam khá phong phú và đa dạng Do đó, Chính phủ cần đưa ra những chiến lược bài bản, kế hoạch dài hạn, quy hoạch sản xuất hợp lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sầu riêng tươi VN trên thị trường thế giới, đặc biệt là TQ
3.2.2 Đối với các Bộ ban ngành
Thứ nhất, đẩy mạnh năng lực sản xuất: Tăng cường đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sầu riêng Điều này bao gồm việc áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại và công nghệ chế biến tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế
Thứ hai, nâng cao nhận thức về quy định và tiêu chuẩn: tổ chức các chương trình đào tạo và tư vấn để các nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hiểu rõ hơn về các quy trình và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch của TQ
Thứ ba, hợp tác chặt chẽ với TQ: tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng
TQ để đảm bảo rằng sản phẩm sầu riêng tươi từ VN đáp ứng đủ các yêu cầu và được chấp nhận tại TQ
Thứ tư, tăng cường tiếp cận thị trường: Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng ở TQ thông qua việc tổ chức triển lãm, các hội chợ và các hoạt động xúc tiến thương mại
Thứ năm, hỗ trợ DN: Các Bộ ban ngành có thể cung cấp hỗ trợ pháp lý và tài chính để giảm bớt gánh nặng về chi phí và thủ tục pháp lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng
Thứ sáu, xây dựng thương hiệu: đầu tư vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu sầu riêng VN tại TQ để tạo ra sự tin cậy và niềm tin từ phía người tiêu dùng
Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm: Đảm bảo rằng sầu riêng được chăm sóc và thu hoạch đúng cách để đạt được chất lượng tốt nhất Sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm của Trung Quốc Để làm được điều đó, các DN cần:
(1) Tích cực áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật
(2) Sử dụng các giống sầu riêng chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng TQ
(3) Thu hoạch sầu riêng đúng thời điểm, đảm bảo độ chín và chất lượng tốt nhất
(4) Áp dụng các biện pháp bảo quản sau thu hoạch hiệu quả để giữ cho sầu riêng tươi ngon trong quá trình vận chuyển
Thứ hai, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Không chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc, mà các DN cần tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Hàn quốc, Hoa Kỳ, EU… thông qua các cách sau:
(1) Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để quảng bá sản phẩm sầu riêng tươi VN
(2) Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Chính phủ tổ chức
(3) Xây dựng kênh phân phối hiệu quả tại thị trường TQ, hợp tác với các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ uy tín
(4) Tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng tiềm năng
Thứ ba, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng: Các DN cần phải hiểu rõ về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng TQ về sầu riêng tươi, từ đó điều chỉnh sản phẩm và đưa ra các chiến lược phù hợp Bên cạnh đó, DN cần tìm hiểu kỹ về các quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu sầu riêng của TQ
Thứ tư, tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng: DN cần tăng cường liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan để được hỗ trợ về thông tin thị trường, thủ tục xuất khẩu và các chính sách ưu đãi, tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất khẩu do chính phủ triển khai Đồng thời, hợp tác với các hiệp hội ngành hàng để chia sẻ thông tin kinh nghiệm và xúc tiến thương mại
Thứ năm, xây dựng CCƯ ổn định: Xây dựng một CCƯ mạnh mẽ từ việc sản xuất đến vận chuyển và phân phối, giúp đảm bảo sầu riêng đến tay người tiêu dùng
TQ một cách nhanh chóng và an toàn
Hình 3.1: CCƯ sầu riêng tươi xuất khẩu đề xuất cho Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Chương 3 đã sử dụng mô hình SWOT để đánh giá hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi từ VN sang TQ Bằng việc phân tích một cách chi tiết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, khóa luận đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động này trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ trong chương 2 kết hợp với việc đánh giá SWOT đối với mặt hàng này, khóa luận đã một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sầu riêng tươi của VN sang thị trường TQ Các giải pháp này đều cần sự hỗ trợ và hợp tác của các chủ thể quan trọng như Chính phủ, các