Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi về những hạn chế của quản lý chuỗi cung ứng xanh trong ngành sản xuất quần áo Giang Tô, mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh, khả năng cạnh tranh
Trang 1KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh Doanh Quốc Tế, các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng đã dạy bảo, quan tâm và giúp
đỡ em trong quá trình 4 năm học tại Học viện
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thanh Tân – giảng viên khoa Kinh Doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo, hết lòng hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, sự cổ vũ của cô trong suốt thời gian qua đã giúp em đạt được kết quả như ngày hôm nay
Dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức
và kinh nghiệm nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến góp ý từ phía các thầy, các cô để đề tài được hoàn thiện
và có ý nghĩa thực tiễn hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em và được
sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thanh Tân Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập có tính kế thừa, phát triển từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Xuân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu 2
3 Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài 6
4 Mục tiêu nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Kết cấu đề tài 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH DỆT MAY 9
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh 9
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 9
1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh 11
1.1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng xanh 13
1.2 Tổng quan về ngành dệt may 15
1.2.1 Khái niệm ngành dệt may 15
1.2.2 Một số nét đặc thù của ngành dệt may 16
1.2.3 Vai trò của ngành dệt may 18
1.3 Chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may 19
1.3.1 Các hoạt động của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may 19
Trang 61.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may 24
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may 25
1.4 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại một số quốc gia trên thế giới 27
1.4.1 Kinh nghiệm từ Bangladesh 28
1.4.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc 31
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 35
2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 35
2.1.1 Tình hình phát triển của ngành dệt may Việt Nam 35
2.1.2 Đóng góp của ngành dệt may đối với Việt Nam 39
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam 41
2.2.1 Thực trạng quản lý nguyên vật liệu xanh trong ngành dệt may Việt Nam 41
2.2.2 Thực trạng sản xuất xanh trong ngành dệt may Việt Nam 44
2.2.3 Thực trạng marketing xanh và phân phối xanh trong ngành dệt may Việt Nam 47
2.2.4 Thực trạng logistics ngược trong ngành dệt may Việt Nam 50
2.3 Đánh giá chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Việt Nam 52
2.3.1 Thành công 52
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 53
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 59
Trang 73.1 Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may trên thế giới 59
3.2 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may ở Việt Nam giai đoạn 2024 - 2030 61
3.2.1 Quan điểm phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may ở Việt Nam 61 3.2.2 Định hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may ở Việt Nam giai đoạn 2024 - 2030 63
3.3 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may đối với các doanh nghiệp dệt may 64
3.3.1 Giải pháp phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu xanh cho dệt may 64 3.3.2 Giải pháp tối ưu hóa năng lượng và xử lý phát thải 67
3.3.3 Giải pháp ứng dụng công nghệ để phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may 74
3.3.4 Giải pháp phát triển hoạt động logistics ngược trong ngành dệt may 75
3.3.5 Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội 75
3.3.6 Giải pháp phát triển hoạt động dệt may 76
3.3.7 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng minh bạch và tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng 76
3.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và các bên liên quan 77
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương
CSC9000T Hệ thống quản lý trách nhiệm xã
hội
Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội
ECGS Export Credit Guarantee
F&B Food and Beverage Service Dịch vụ thực phẩm FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
Trang 9GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GOTS Global Organic Textile Standard Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ
toàn cầu GRS Global Recycled Standard Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu
GSCM Green supply chain
xanh Hoa Kỳ MFA Multi-Fiber Arrangement Thỏa thuận đa sợi PLM Product Lifecycle Management Quản lý vòng đời sản phẩm PPA Power Purchase Agreement Hợp đồng mua bán điện
R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển RCS Recycled Claim Standard Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế
RFID Radio Frequency Identification Công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến SDGs Sustainable Development Goals Các mục tiêu phát triển
bền vững
Trang 10SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TBL Triple Bottom Line Ba trụ cột phát triển bền
vững TNHH Trách nhiệm hữu hạn Trách nhiệm hữu hạn UCS Urban Circular Space Urban Circular Space
VITAS Vietnam Textile and Apparel
Association Hiệp hội Dệt may Việt Nam
System Hệ thống quản lý kho hàng
WWF World Wide Fund For Nature Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên
nhiên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu Quần áo và hàng may mặc
phụ trợ, dệt kim hoặc móc năm 2022 36
Bảng 2.2 Số liệu nhập khẩu các mặt hàng dệt may
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Ba hình ảnh đại diện của tính bền vững 12
Hình 1.2 Khung hoạt động của chuỗi cung ứng xanh 19
Hình 1.3 Quy trình Logistics ngược ngành dệt may 23
Hình 1.4 Tỷ lệ thuế được miễn khi thành lập nhà máy
xơ, sợi nhân tạo mới tại Bangladesh 29
Hình 1.5 Tỷ lệ hỗ trợ cho xuất khẩu dệt may của
Bangladesh giai đoạn 2003-2019 30
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm 37
Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của
Hình 2.3 Tổng tiểu dùng về hàng may mặc trong nước 39
Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng tập trung sản xuất
nguyên liệu phục vụ ngành dệt may 68
Hình 3.2 Nguyên lý hoạt động của biến tần 70
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí kho hàng phục vụ ngành
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, xu hướng phát triển bền vững đã và đang trở thành điểm sáng trong đề tài nghiên cứu của toàn thế giới khi hàng loạt thách thức được đặt ra như nguy cơ từ biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng, sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều dẫn đến bất bình đẳng xã hội, mức độ nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường
và phát triển bền vững ngày càng được nâng cao Trong đó, chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển bền vững thông qua nhiều khía cạnh Cụ thể, chuỗi cung ứng xanh giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và góp phần vào phát triển kinh tế bền vững Xanh hóa chuỗi cung ứng đang dần trở thành xu hướng cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành dệt may
Báo cáo tại Diễn đàn Khu Công Nghiệp lần thứ nhất “Thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp dệt may và da giày - Thách thức và Cơ hội” đã nhấn mạnh, ngành dệt may đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ nông nghiệp sang công nghiệp; giải quyết vấn đề việc làm; là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; đóng góp cho chuỗi giá trị toàn cầu và đứng thứ 2 thế giới về quy mô xuất khẩu ngành dệt may năm 2022
Với vai trò to lớn như thế nhưng ngành dệt may lại là một trong những ngành tác động tiêu cực tới môi trường nhiều nhất Khánh Ly (2023) đã tổng hợp và kết luận rằng, chỉ riêng ngành công nghiệp thời trang đã thải ra khoảng 6-10% lượng khí thải carbon (CO2) toàn cầu, tương ứng với khoảng 1,7 tỷ tấn CO2, trong đó dệt may Việt Nam chiếm tới 5 triệu tấn CO2 mỗi năm Từ sau đại dịch COVID - 19, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm tới các vấn đề về môi trường và sức khỏe Đại dịch COVID-
19 đã và đang mang đến nhiều thay đổi cho cuộc sống con người, trong đó có cả nhận thức về thời trang Xanh hóa đã trở thành điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam khi nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng các tiêu chí về thời trang xanh đối với hàng dệt may nhập khẩu Nếu Việt Nam không đẩy mạnh xu thế xanh hóa ngành dệt may thì không chỉ tác động tiêu cực tới môi
Trang 13trường mà còn giảm khả năng cạnh tranh đối với các nước đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu xanh hóa ngành dệt may như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ , ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam Tuy nhiên, trong khi tại các quốc gia phát triển, thời trang xanh đã trở xu hướng chính thì dệt may Việt Nam vẫn đang theo đuổi thời trang nhanh, gây tác động tiêu cực tới môi trường và gặp nhiều thách thức trong vấn đề xuất khẩu Có thể nói, chuỗi cung ứng xanh vẫn là một xu hướng khá mới mẻ đối với ngành dệt may Việt Nam
Đứng trước mục tiêu xanh hóa chuỗi cung ứng, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phải đối diện với rất nhiều khó khăn Hà Trang (2023) đã chỉ ra rằng, Việt Nam hiện nay vẫn phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên liệu dệt may, phần lớn từ Trung Quốc (khoảng 60% vải, hơn 55% xơ sợi và khoảng 45% phụ liệu), điều này đã đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với ngành dệt may Việt Nam Không chỉ dừng lại ở đó, việc tối ưu hóa năng lượng và hạn chế phát thải ra môi trường cũng như các yếu tố đảm bảo xanh hóa chuỗi cung ứng vẫn còn là một bài toán khó đối với ngành dệt may Việt Nam
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu về chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may hiện nay cả trong và ngoài nước, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phù hợp đối với các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả của ngành dệt may
Việt Nam, em quyết định chọn đề tài “Chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và thực hiện khóa luận của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may đã và đang trở thành điểm sáng trong các bài nghiên cứu gần đây bởi tính cấp thiết và quan trọng của nó Có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung, các nghiên cứu này có thể được phân thành hai trường phái chính sau: (1) Trường phái nghiên cứu định lượng, (2) Trường phái nghiên cứu định tính
Trang 142.1.1 Trường phái nghiên cứu định lượng
Theo nghiên cứu của Jian Lia & Yong-Seok Seob (2019), việc mua sắm xanh
- sản xuất xanh - tái chế xanh có tác động tích cực đáng kể đến năng lực cạnh tranh xanh và lợi ích môi trường của doanh nghiệp khi phân tích tình hình sản xuất may mặc tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) và các vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi về những hạn chế của quản lý chuỗi cung ứng xanh trong ngành sản xuất quần áo Giang Tô, mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh, khả năng cạnh tranh xanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất hàng may mặc ở khu vực ven biển Giang Tô được nghiên cứu, kiểm định bằng các công cụ thống kê SPSS21.0 và AMOS21.0 Nghiên cứu chỉ ra rằng có những tác động tích cực đáng kể giữa mua sắm xanh, sản xuất xanh, tái chế xanh và khả năng cạnh tranh xanh cũng như lợi ích môi trường của doanh nghiệp
Mohammad Ahsan Habib và cộng sự (2022) đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến
từ 403 công ty sản xuất may mặc tại Bangladesh thông qua bảng câu hỏi khảo sát với thang Likert 5 điểm và dùng số liệu từ khảo sát này để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu bằng kỹ thuật PLS-SEM Nghiên cứu kết luận rằng, việc thực hiện các hoạt động chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực trực tiếp đến hiệu suất hoạt động, kinh tế
và môi trường và tác động tích cực gián tiếp đến hiệu suất của các doanh nghiệp may mặc tại Bangladesh
Supamit Srisawat & Nongsom Srisawat (2020) đã thu thập dữ liệu từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dệt may thông qua phân tích hỏi đáp và sử dụng
mô hình phương trình cấu trúc để chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa sản xuất xanh và tính hiệu quả bền vững Tương tự, nghiên cứu cũng phát hiện thiết kế xanh, phân phối xanh, thiết kế sinh thái và sản xuất xanh đều có mối quan hệ tích cực và đáng kể với hiệu quả bền vững trong ngành dệt may Indonesia
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng xanh, bao gồm mua sắm xanh, sản xuất xanh, tái chế xanh, thiết kế xanh, phân phối xanh và thiết kế sinh thái nhằm đánh giá tác động của GSCM đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Cả ba nghiên cứu đều cung cấp bằng chứng thực tế cho
Trang 15thấy tầm quan trọng của GSCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2 Trường phái nghiên cứu định tính
Ya-Jun Cai & Tsan-Ming Choi (2020) đã sử dụng phương pháp đánh giá tài liệu có hệ thống để khám phá các tài liệu hiện đại về tính bền vững và quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may Nghiên cứu nhấn mạnh đặc điểm của chuỗi cung ứng chuyên ngành dệt may là sản xuất sử dụng nhiều lao động, chuỗi giá trị dài và mức độ ô nhiễm môi trường tương đối cao so với chuỗi cung ứng trong các ngành khác Nhóm tác giả đã tập trung vào 3 yếu tố chính là kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc Mặc dù việc bền vững hoá chuỗi cung ứng là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng việc đạt được các mục tiêu mới về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường thực sự là một thách thức lớn đối với ngành dệt may
Deniz Köksal và cộng sự (2017) đã tập trung nghiên cứu tính bền vững xã hội trong quản lý chuỗi cung ứng của ngành dệt may bằng phương pháp phân tích nội dung của các bài báo, tích hợp các phát hiện và phác thảo các khuôn khổ dựa trên các danh mục và danh mục con quy nạp Nghiên cứu đi sâu vào các khía cạnh khác nhau như vai trò của các bên liên quan, công ty đầu mối và nhà cung cấp, động lực, người
hỗ trợ và rào cản trong việc thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro xã hội trong ngành Những phát hiện chính bao gồm nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề xã hội và những thách thức phải đối mặt trong việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro xã hội
Các nghiên cứu trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về tính bền vững trong chuỗi cung ứng dệt may và xác định được những thách thức trong việc đạt được tính bền vững trong chuỗi cung ứng dệt may Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều đang đánh giá một cách tổng thể về cả 3 phương diện trong phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường hoặc chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề xã hội Vấn đề môi trường chưa thực sự là mối quan tâm chính của các nghiên cứu trên
Trang 162.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất Do đó, việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may là một vấn đề cấp thiết để đảm bảo
sự phát triển bền vững của ngành Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu
về chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may được thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam
Theo nghiên cứu của tác giả Hàn Thị Mỹ Hạnh (2022), ngành dệt may được đánh giá là ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên, sự tác động từ môi trường, tiêu biểu như đại dịch Covid-19 vừa qua, cùng xu hướng tiêu dùng chuyển dịch sang định hướng bền vững đã khiến cho việc xanh hóa dệt may trở thành nhu cầu tất yếu của toàn ngành Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa GSCM và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp may xuất khẩu tại Việt Nam GSCM giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định
về môi trường và giảm thiểu rủi ro môi trường
Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2022) đã chỉ ra rằng vấn đề phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài của Việt Nam khiến nguy cơ xảy ra gián đoạn mạng lưới
hạ nguồn trong chuỗi cung ứng ngành dệt may ngày càng tăng cao Hiện tại Việt Nam mới chỉ tham gia vào khâu mang lại ít giá trị nhất trên toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may là may mặc trong khi Trung Quốc và Ấn Độ đã có mặt ở các quốc gia có khả năng sản xuất nguyên liệu và phụ liệu
Cả hai nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng xanh đối với ngành dệt may tại Việt Nam cũng như đề cập tới một số hạn chế và biện pháp khắc phục hạn chế để góp phần hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam theo đuổi xu hướng xanh hóa chuỗi cung ứng, tuy nhiên các biện pháp đưa ra vẫn còn khá sơ sài Các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may nói chung thay vì phân tích các hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may
Trang 173 Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài
Từ tổng quan công trình nghiên cứu phạm vi trong và ngoài nước, có thể thấy đặc điểm nổi bật của hầu hết các nghiên cứu là mô tả, đánh giá về tác động của chuỗi cung ứng xanh và tác động của nó tới ngành dệt may Tuy nhiên nội dung về chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may của Việt Nam không phải là trọng tâm của các nghiên cứu Liên quan đến chủ đề chuỗi cung ứng xanh và phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may ở Việt Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ các khía cạnh của sự phát triển và tập trung vào các giải pháp cụ thể
Việc phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam là bài toán lớn cần được chú trọng, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực
và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó trên cả lý thuyết và thực tiễn Điều đó cho thấy cần thiết phải có một nghiên cứu ở giác độ vĩ mô một cách đầy đủ, toàn diện về phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may
4 Mục tiêu nghiên cứu
4.1 Mục tiêu tổng quan
Mục tiêu tổng quan của bài nghiên cứu này là phân tích thực trạng của chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam và cập nhật các xu hướng cũng như bài học kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may trên thế giới, từ đó đưa
ra một số giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam
4.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quan trên, tác giả đặt ra 3 mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may; Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng về tác động của chuỗi cung ứng xanh với ngành dệt may Việt Nam;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
Trang 184.3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu, bài nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Thực trạng chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Việt Nam học được gì từ kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may của Trung Quốc và Bangladesh?
Câu hỏi 3: Các giải pháp, kiến nghị nào có thể được đề xuất cho doanh nghiệp
và Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ nội dung của khóa luận, gồm nghiên cứu lý luận, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được thực hiện để nghiên cứu, so sánh sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam qua các năm
Trang 19Chương 2 Thực trạng chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Việt Nam Chương 3 Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Việt Nam
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
TRONG NGÀNH DỆT MAY 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và xã hội Khái niệm chuỗi cung ứng được đề xuất bởi nhiều nhà nghiên cứu, thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, nổi bật là một
số khái niệm được đề cập dưới đây
Bridgefield Group (2006) định nghĩa “Chuỗi cung ứng là một tập hợp các
nguồn lực và quy trình được kết nối bắt đầu bằng việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô và mở rộng thông qua việc phân phối hàng hóa thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng” Định nghĩa này đã bao hàm các hoạt động chính trong chuỗi cung
ứng như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến các mắt xích cụ thể trong chuỗi cung ứng
Douglas M Lambert, James R Stock, Lisa M Ellram (1998) cũng đã đưa ra
quan điểm của mình rằng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản
phẩm hay dịch vụ ra thị trường” Nhóm tác giả đã cung cấp một góc nhìn đơn giản
về chuỗi cung ứng, tập trung vào mục tiêu chính của chuỗi cung ứng là đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến các hoạt động cụ thể trong chuỗi cung ứng và chưa bao hàm đầy đủ các khía cạnh phức tạp của chuỗi cung ứng hiện đại
Theo định nghĩa của Chow, D và Heaver, T (1999), “Chuỗi cung ứng là một
mạng lưới rộng lớn bao gồm các tổ chức tham gia vào việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng, gồm có nhóm các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, thông tin và quản lý hậu cần khác” Định nghĩa này khá toàn diện, bao hàm đầy đủ các mắt xích trong chuỗi cung
ứng và thể hiện được bản chất kết nối, tương tác giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng
Trang 21Alam & Supriana (2018) cũng đã khái niệm hóa chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm ba doanh nghiệp trở lên, được liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua một hoặc nhiều luồng sản phẩm, thông tin và tài chính trong quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhìn chung, định nghĩa của Alam & Supriana (2018) cung cấp một góc nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng, nhấn mạnh bản chất mạng lưới của chuỗi cung ứng và xác định rõ các luồng quan trọng trong chuỗi cung ứng, từ đó chỉ ra mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn chưa đề cập đến các mắt xích cụ thể trong chuỗi cung ứng
Khóa luận tiếp cận khái niệm chuỗi cung ứng kế thừa và phát triển từ quản điểm của Chow, D và Heaver, T (1999), chuỗi cung ứng bao gồm một chuỗi các hoạt động liên kết chặt chẽ, trải dài từ việc thu thập nguyên liệu thô đến khi sản phẩm được tiêu thụ bởi khách hàng Nó đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất và phân phối, bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Chuỗi cung ứng cũng là một hệ thống không ngừng phát triển, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như công nghệ mới, nhu cầu thị trường thay đổi và các quy định mới
Từ đó có thể thấy rằng, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam gồm các thành viên chính tham gia và phối hợp với nhau vì lợi ích chung của chuỗi cung ứng Các thành viên cốt lõi trong chuỗi cung ứng này được xác định theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nghĩa (2023) như sau:
- Nhà cung cấp: các đơn vị cung cấp nguyên liệu thô như bông, len, lụa, đay,
và các loại dầu hóa thạch, khí đốt, ; các công ty dệt may cung cấp các nguyên phụ liệu như xơ nhân tạo, xơ tổng hợp, sợi, vải,
- Nhà sản xuất: các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
- Đơn vị trung gian: các cá nhân và tổ chức làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, tham gia vào các hoạt động bán buôn, bán lẻ, môi giới, phân phối, ;
- Người tiêu dùng: động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, là yếu tố cốt lõi cuối cùng của chuỗi cung ứng
Trang 221.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh
Nền công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của các nhà máy, khu công nghiệp đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với nền kinh tế xanh, nơi mà các hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách bền vững, thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tác động môi trường của sản phẩm mà họ sử dụng Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm xanh, được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo sự phát triển bền vững, việc xây dựng chuỗi cung ứng xanh không chỉ còn là sự lựa chọn mà đã trở thành tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp
Theo Green, Morton & New (1996), chuỗi cung ứng xanh là một cách tiếp cận đổi mới trong quản lý chuỗi cung ứng, tập trung vào các yếu tố môi trường Chuỗi cung ứng xanh có thể được hiểu như sự kết hợp của ba yếu tố chính: (i) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của hoạt động mua hàng; (ii) Tập trung vào mối quan hệ hợp tác giữa người mua và người bán; (iii) Nhận thức về mối liên hệ giữa quyết định mua và hiệu quả môi trường Khái niệm này đã nắm bắt được yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng xanh là môi trường, tuy nhiên vẫn chưa đề cập rõ ràng về các hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh
Andrea Larson (2010) đã khái niệm hóa chuỗi cung ứng xanh là chuỗi cung ứng được phát triển dựa trên tính bền vững ở nhiều công đoạn, từ thiết kế đến sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng cho đến thải bỏ hoặc tái chế cuối cùng Điều này
sẽ giảm lãng phí, giảm thiểu rủi ro pháp lý và môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe trong suốt quá trình tạo ra giá trị gia tăng, cải thiện sản phẩm cũng như danh tiếng của các công ty để đáp ứng được các quy định ngày càng nghiêm ngặt và kỳ vọng của xã hội Do đó, chuỗi cung ứng xanh mang lại cơ hội nâng cao hiệu quả, giá trị và khả năng tiếp cận thị trường thông qua việc cải thiện hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường của công ty Khái niệm của Andrea Larson (2010) khá toàn diện, đề cập tới các công đoạn và vai trò của chuỗi cung ứng xanh
Trang 23Nhìn chung, khái niệm chuỗi cung ứng xanh rất rộng và không có một định nghĩa toàn diện, rõ ràng nào để mô tả nó Tuy nhiên, quan điểm về khái niệm chuỗi cung ứng xanh vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng "ba trụ cột phát triển bền vững" (Triple Bottom Line - TBL) được đề xuất bởi John Elkington vào năm 1997 TBL là một mô hình kinh doanh chú trọng vào sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Hình 1.1: Ba hình ảnh đại diện của tính bền vững
(Nguồn: Report of the IUCN Renowned Thinkers Meeting, 2006)
Từ đó, chuỗi cung ứng bền vững đã ra đời và đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng GSCM được xem
là một khía cạnh thu hẹp hơn so với quản lý chuỗi cung ứng bền vững GSCM tập trung chủ yếu vào yếu tố môi trường trong tính bền vững, trong khi quản lý chuỗi cung ứng bền vững bao hàm cả khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế Trong khóa luận này, tác giả sử dụng định nghĩa về chuỗi ứng xanh được đưa ra bởi Srivastava (2007), mô tả chuỗi cung ứng xanh là việc tích hợp các yếu tố môi trường vào tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, quy trình sản xuất, giao sản phẩm cũng như quản lý cuối đời sản phẩm Nhìn chung, chuỗi cung ứng xanh là việc kết hợp các ý tưởng bảo vệ môi trường vào tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng truyền thống, từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu quản lý sau sử dụng Có thể nói chuỗi cung ứng xanh được xây dựng theo công thức:
Trang 24Chuỗi cung ứng xanh = Thiết kế sản phẩm xanh + Quản lý vật liệu xanh + Sản xuất xanh + Phân phối và Marketing xanh + Logistics ngược
(Nguồn: M.Ghobakhloo, S.H.Tang, N.Zulkifli, M, K.A.Ariffin, 2013)
1.1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng xanh
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên hiện nay, chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, môi trường và xã hội Cụ thể:
1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp
Việc sử dụng chuỗi cung ứng xanh cho doanh nghiệp giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí tài nguyên và năng lượng, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Áp dụng chuỗi cung ứng xanh cũng giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư vì các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường Việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường sự hài lòng của họ, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đặc biệt là những thị trường có tiêu chuẩn cao về môi trường Bên cạnh đó, quản lý chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và thay đổi luật pháp về môi trường Doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng xanh tốt sẽ được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội và uy tín thương hiệu được cải thiện
Đặc biệt, việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh giúp môi trường làm việc an toàn
và lành mạnh hơn nhờ giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm như bụi bẩn, hóa chất độc hại
và tiếng ồn Việc này giúp giảm tỷ lệ tai nạn lao động, tiết kiệm chi phí điều trị và bồi thường cho doanh nghiệp cũng như nâng cao năng suất lao động của nhân viên Khi doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh, điều này thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội, từ đó thu hút khách hàng và đối tác tiềm năng Nhìn chung, chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp xanh, uy tín và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trang 251.1.3.2 Đối với môi trường
Chuỗi cung ứng xanh chú trọng sử dụng nguyên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất thải nguy hại Các doanh nghiệp
áp dụng chuỗi cung ứng xanh tích cực tìm kiếm và lựa chọn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình sản xuất và vận hành, đồng thời tăng cường tái chế và tái sử dụng vật liệu Không chỉ vậy, chuỗi cung ứng xanh cũng đặc biệt hướng đến tối ưu hóa hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu lãng phí tài nguyên và năng lượng Việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và tối ưu hóa logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này
Đặc biệt, việc sử dụng chuỗi cung ứng xanh đang trở thành xu hướng chung nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường như giảm thiểu khí thải nhà kính, chất thải nguy hại và ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái tạo và tái sử dụng tài nguyên, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường và thúc đẩy hành động vì môi trường
1.1.3.3 Đối với xã hội
Chuỗi cung ứng xanh không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn đóng góp to lớn cho sự phát triển xã hội Vai trò nổi bật của chuỗi cung ứng xanh thể hiện qua các khía cạnh như nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển bền vững
và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
Chuỗi cung ứng xanh góp phần tạo dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn cho con người thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí và đất đai Nhờ đó, sức khỏe cộng đồng được cải thiện, đặc biệt là những người sống gần khu vực hoạt động sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng xanh cũng hướng đến sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu lãng phí, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai Đặc biệt, chuỗi cung ứng xanh góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp Đồng thời, chuỗi cung ứng xanh cũng đảm bảo
Trang 26điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, mức lương hợp lý và các chế độ phúc lợi cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống cho họ
1.2 Tổng quan về ngành dệt may
1.2.1 Khái niệm ngành dệt may
Ngành dệt may xuất hiện từ khá sớm, tuy nhiên vẫn theo hình thức sản xuất tự tiêu dùng hoặc kinh doanh quy mô nhỏ Đến năm 1733, việc phát minh ra tàu con thoi bay đánh dấu sự khởi đầu của ngành dệt may hiện đại Kế tiếp đó là máy kéo sợi Jenny (1764) và công nghệ máy dệt điện (1784) xuất hiện, tạo bước tiến lớn trong tự động hóa quy trình dệt may Đóng góp chính cho sự thành công của ngành dệt may không thể không nhắc tới James Watt, người đã cải tiến động cơ hơi nước năm 1775, máy tách hạt bông của Eli Whitney năm 1792 và máy khâu được phát minh bởi Elias Howe năm 1846 Mô hình sản xuất thủ công, nhỏ lẻ dần được thay thế bởi mô hình sản xuất công nghiệp hiện đại
Theo J Bio & Env Sci (2015), ngành dệt may là ngành đa dạng về nguyên liệu, quy trình, sản phẩm, thiết bị và có dây chuyền công nghiệp rất phức tạp, tạo ra một lượng nước thải đáng kể, có thể gây ra nhiều vấn đề môi trường khác nhau nếu không được xử lý phù hợp Định nghĩa này đã chỉ ra được một số đặc điểm của ngành dệt may và nêu bật được vấn đề quan trọng nhất là tác động tới môi trường của ngành dệt may
Ali Hasanbeigi (2010) khái niệm hóa ngành dệt may là một trong những ngành sản xuất phức tạp nhất vì đây là ngành phân tán và không đồng nhất do các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thống trị Quá trình sản xuất vô cùng phức tạp do có nhiều loại chất nền, quy trình, máy móc và linh kiện được sử dụng cũng như các bước hoàn thiện được thực hiện Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh về sự đa dạng và phức tạp của ngành dệt may, tuy nhiên vẫn chưa thể hiện rõ các hoạt động chính trong ngành dệt may
Trong khóa luận này, tác giả kế thừa và phát triển định nghĩa về ngành dệt may theo nghiên cứu của Nguyệt A Vũ (2014), ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất
Trang 27sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua
hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm bảo về sản lượng sản xuất Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội
1.2.2 Một số nét đặc thù của ngành dệt may
Ngành dệt may là ngành sản xuất thâm dụng lao động, đặc biệt là lao động nữ Nhiều công đoạn sản xuất đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo mà máy móc khó có thể thay thế hoàn toàn Đặc biệt, sự linh hoạt của lao động thủ công cũng dễ dàng thích ứng hơn với những thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Bên cạnh đó, chi phí nhân công tại một số quốc gia như Việt Nam, Campuchia, vẫn còn ở mức thấp, khiến việc sử dụng lao động thủ công trở nên hợp lý về mặt kinh tế Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đòi hỏi ngành dệt may phải nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất thông qua việc tự động hóa và áp dụng nhiều công nghệ hiện đại Việc ứng dụng công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất
Một đặc điểm nổi bật khác của ngành dệt may là sự đa dạng về nguyên liệu, quy trình, sản phẩm và thiết bị Hệ thống sản xuất trong ngành dệt may rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều công đoạn và kỹ thuật Cụ thể, ngành dệt may có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như sợi tự nhiên (bông, len, lụa), sợi nhân tạo (polyester, nylon) và sợi tổng hợp (viscose, rayon); mỗi loại nguyên liệu đều có đặc tính riêng, đòi hỏi quy trình sản xuất khác nhau Quy trình sản xuất dệt may cũng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như khẩu chuẩn bị nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, cắt may, hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm dệt may vô cùng
đa dạng, được chia theo công dụng (nhóm trang phục đặc biệt, nhóm trang phục thể thao, nhóm trang phục hằng ngày, ), theo giới tính và lứa tuổi (nam, nữ, trẻ em, ), theo mùa và khí hậu (xuân, hạ, thu, đông, nhiệt đới,…), theo chức năng xã hội (đồng phục, thường phục, trang phục lễ hội, trang phục biểu diễn, trang phục lao động sản
Trang 28xuất, ), Về thiết bị, ngành dệt may sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau trong từng công đoạn như máy kéo sợi, máy dệt, máy nhuộm, máy in, máy may, Bên cạnh đó, các sản phẩm ngành dệt may là một phần quan trọng của văn hóa, thể hiện đặc trưng
về thẩm mỹ, tín ngưỡng, quan niệm của mỗi dân tộc Các sản phẩm dệt may như quần
áo, váy vóc, khăn choàng, mũ nón được sử dụng để thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc qua kiểu dáng, màu sắc và hoa văn trang trí
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dệt may Một thương hiệu uy tín giúp khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá trị mà thương hiệu mang lại Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm có thương hiệu vì họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đó Có thể kể tới một số dẫn chứng nổi bật như Thương hiệu Uniqlo nổi tiếng với các sản phẩm may mặc chất lượng cao, giá cả phải chăng và thiết kế đơn giản; mặt khác, Gucci lại là thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm thời trang cao cấp, sang trọng và đẳng cấp
Ngành dệt may là ngành có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế vì ngành này thu hút nhiều quốc gia tham gia sản xuất và xuất khẩu, là một trong những ngành
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng và dịch vụ Nhu cầu về sản phẩm dệt may ngày càng tăng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành Do đó, các doanh nghiệp trong ngành cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả để có thể cạnh tranh hiệu quả
Ngành dệt may, tuy đóng góp to lớn cho nền kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường, đặc biệt là do sự tiêu thụ lớn nước, nhiên liệu và hóa chất Nước thải là vấn đề môi trường chủ yếu của ngành, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái Các quy trình dệt nhuộm cũng sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau, bao gồm thuốc nhuộm, chất hoàn thiện, chất phụ gia và chất tẩy trắng, dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực về môi trường và sức khỏe Chất lượng của nước thải dệt may thải ra khác nhau tùy theo ngành công nghiệp, máy móc, đơn vị xử lý cũng như tính chất của vải và thuốc nhuộm cần thiết cho quá trình sản xuất vải mong muốn Tuy nhiên, hầu hết các ngành công nghiệp dệt may bao gồm một loạt các quy
Trang 29trình ướt như khử hồ, cọ rửa, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm và giặt, ảnh hưởng nặng nề tới môi trường
1.2.3 Vai trò của ngành dệt may
Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam Ngành này mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm và góp phần phát triển nguồn nhân lực
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế và xã hội
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có tỷ trọng đóng góp cao vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia Ngành này tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định thông qua xuất khẩu sản phẩm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như vận chuyển, sản xuất bao bì, phân phối, dịch vụ, Ngành dệt may không chỉ góp phần thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu mà còn tạo
ra các cơ hội việc làm quan trọng, đặc biệt cho phụ nữ và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển Bằng cách tận dụng thế mạnh của mình trong sản xuất thâm dụng lao động và điều chỉnh theo động lực thị trường, ngành dệt may đóng góp đáng kể vào các nỗ lực phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia này
Hơn nữa, ngành dệt may mang lại bước đệm cho các cá nhân chuyển đổi từ các lĩnh vực như nông nghiệp hoặc dịch vụ nội địa sang các hoạt động sản xuất có giá trị cao hơn Tiền lương trong lĩnh vực dệt may thường cao hơn lương trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng vai trò là con đường để thăng tiến và phát triển kinh tế Ngoài
ra, ngành dệt may ở các nước đang phát triển đã thể hiện khả năng phục hồi và thích ứng, duy trì khả năng cạnh tranh khi đối mặt với những thách thức như việc loại bỏ dần hạn ngạch Thỏa thuận đa sợi (MFA) Bên cạnh đó, ngành dệt may là một ngành
có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài lớn Việc thu hút đầu tư nước ngoài giúp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ và tăng sức cạnh tranh của ngành; góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng
Trang 30Ngành dệt may cung cấp cho người tiêu dùng các loại trang phục đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và giá cả khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về ăn mặc Ngành dệt may góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc cung cấp các sản phẩm may mặc chất lượng cao,
an toàn và thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, với những tiến bộ công nghệ trong ngành, chẳng hạn như in 3D và dệt may thông minh đã giúp ngành dệt may cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm dệt cải tiến và đáp ứng nhu cầu, sở thích ngày càng
đa dạng của người tiêu dùng Nhìn chung, ngành dệt may phục vụ người tiêu dùng bằng cách cung cấp nhiều loại sản phẩm dệt may đáp ứng xu hướng thời trang, kỳ vọng về chất lượng và mối quan tâm về tính bền vững trong thị trường hiện đại
1.3 Chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may
1.3.1 Các hoạt động của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may
Hình 1.2: Khung hoạt động của chuỗi cung ứng xanh
(Nguồn: M Ghobakhloo, S H Tang, N Zulkifli, M K A Ariffin, 2013)
Dựa trên phân tích về GSCM và định nghĩa của Srivastava (2007), việc xây dựng chuỗi cung ứng xanh cần được thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả thông
Trang 31qua việc áp dụng khung chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể trong chuỗi cung ứng, được minh họa theo Hình 1.2
1.3.1.1 Thiết kế sản phẩm xanh
Thiết kế sản phẩm xanh là việc áp dụng các yếu tố môi trường vào quá trình thiết kế sản phẩm, hướng đến giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm Thiết kế sản phẩm xanh chú trọng vào việc sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa tỷ lệ tái chế Việc lựa chọn vật liệu thân thiện môi trường, có nguồn gốc tái tạo, dễ dàng tái chế và phân hủy sinh học giúp giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Việc lựa chọn chất liệu thiết kế trong ngành dệt may cũng quyết định mức độ tái chế có thể được sử dụng, tuổi thọ của nó, mức độ chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất và lựa chọn hóa chất được sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng và nước trong quá trình sử dụng (thông qua việc dễ dàng giặt và sấy khô) cũng như khả năng tái chế khi hết vòng đời
Để thiết kế được sản phẩm xanh, giai đoạn phân tích và đánh giá vòng đời sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng Giai đoạn này tập trung vào việc phân tích và đánh giá tác động của sản phẩm đến môi trường và sức khỏe con người trong suốt vòng đời của sản phẩm Phạm vi của việc đánh giá bao gồm theo dõi tất cả các dòng vật chất và năng lượng liên quan đến sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu, sản xuất,
sử dụng, vận chuyển, đến khi tái chế hoặc tiêu hủy (Srivastava, S., 2007) Để thực hiện thiết kế xanh hiệu quả, cần dựa trên thông tin thu thập được từ quá trình phân tích và đánh giá vòng đời sản phẩm Quá trình này giúp xác định tác động môi trường của sản phẩm trong suốt vòng đời, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khi sản phẩm
bị loại bỏ Dựa trên thông tin thu thập được, các nhà thiết kế có thể áp dụng các nguyên tắc thiết kế xanh vào sản phẩm mới
1.3.1.2 Quản lý vật liệu xanh
Quản lý vật liệu xanh liên quan đến việc mua các vật liệu thân thiện với môi trường như vật liệu có thể tái chế, không độc hại và tiêu tốn ít năng lượng Bên cạnh
đó, quản lý vật liệu xanh cũng nhấn mạnh việc lựa chọn nhà cung cấp dựa trên hiệu quả hoạt động môi trường của họ và hợp tác với các nhà cung cấp để mua vật liệu thân thiện với môi trường nhằm giảm tác động có hại đến môi trường Đối với ngành
Trang 32dệt may, điều này có nghĩa là lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu có nhãn sinh thái như chứng nhận của Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) và Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu (GOTS); đồng thời lựa chọn các nhà cung cấp đã được kiểm tra về mặt môi trường
1.3.1.3 Quy trình sản xuất xanh
Sản xuất xanh bao gồm việc lập kế hoạch, triển khai các quy trình và công nghệ môi trường đổi mới trong sản xuất để giảm thiểu mức tiêu thụ vật liệu, năng lượng và nước, đồng thời hạn chế phát thải và tạo chất thải liên quan Hàng may mặc
có quy trình sản xuất phức tạp bao gồm sản xuất sợi, vải và hàng may mặc; khoảng 47% tác động môi trường của ngành phát sinh ở giai đoạn này (Pulse of the Fashion Industry, 2017) Những tác động này có thể được giảm thiểu bằng quy tắc “ba chữ R”- “reduce, reuse, recycle”, có nghĩa là giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế thông qua việc kiểm soát quy trình tốt hơn Điều này bao gồm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thông qua việc thay thế vật liệu hiện có bằng vật liệu thân thiện với môi trường hơn
và ít nguy hiểm hơn; thay thế và nâng cấp thiết bị sản xuất cũ bằng thiết bị mới tiết kiệm năng lượng hơn; sử dụng các công nghệ xử lý hiện đại và hiệu quả hơn (Toprak
và Anis, 2017) Các nhà sản xuất cần bắt đầu sử dụng hệ thống kiểm soát khí thải tiên tiến để thu giữ lượng khí thải vốn rất khó kiểm soát bằng hệ thống lọc tiêu chuẩn Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần ứng dụng thiết bị/động cơ tiết kiệm năng lượng để kéo sợi; năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời để vận hành máy móc và lắp đặt công nghệ tái chế nước thải (Singh et al., 2019)
1.3.1.4 Marketing và phân phối xanh
Mặc dù marketing xanh được biết đến từ đầu những năm 1970, nhưng mãi đến những năm 1990, nó mới trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trong giới nghiên cứu Marketing xanh không chỉ đơn thuần là quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường,
mà còn bao hàm nhiều khía cạnh rộng lớn hơn như sửa đổi sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi bao bì và sửa đổi quảng cáo
Phân phối xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng xanh Phân phối xanh tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực
Trang 33của hoạt động vận tải đến môi trường, bao gồm vận chuyển xanh, quản lý kho bãi xanh, quy hoạch tuyến đường tối ưu, hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ vận tải xanh
Vận tải xanh chú trọng đến việc lựa chọn các phương thức vận tải thân thiện với môi trường và sử dụng các phương tiện tiết kiệm năng lượng Ngành may mặc cần vận chuyển nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm, thường là giữa các quốc gia do tính chất toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng hàng may mặc Do đó, các quyết định liên quan đến phương thức vận tải là rất quan trọng Việc quy hoạch tuyến đường tối ưu cũng cần được quan tâm hơn nữa thông qua nghiên cứu lựa chọn tuyến đường vận chuyển hiệu quả nhất để giảm thiểu chi phí vận tải, thời gian vận chuyển
và tác động môi trường
Quản lý kho bãi xanh là việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động kho bãi Các doanh nghiệp cần sử dụng năng lượng hiệu quả tại các kho bãi bằng cách lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng,
sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tắt thiết bị khi không sử dụng, lắp đặt vòi nước tiết kiệm nước, thu gom nước mưa để tái sử dụng, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường Bên cạnh đó, cần ưu tiên sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường để đóng gói và bảo quản sản phẩm
Hơn nữa, để thúc đẩy phân phối xanh thì việc hợp tác với nhà cung cấp dịch
vụ vận tải xanh cũng là mục tiêu cần được chú trọng Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải xanh sử dụng các phương tiện vận tải thân thiện với môi trường và áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động vận tải Một số tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải xanh có thể cân nhắc như loại phương tiện vận tải, chương trình quản lý môi trường và các chứng nhận môi trường của nhà cung cấp dịch vụ vận tải
1.3.1.5 Logistics ngược
Logistics đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng Tuy nhiên, thu hồi hàng hóa sau khi sử dụng vẫn còn là vấn đề nan giải cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ Logistics Logistics ngược nổi lên như giải pháp hiệu quả để giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao dịch vụ khách hàng, từ
Trang 34đó giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trong bối cảnh Logistics đã trở thành yếu tố tiên quyết cho mọi doanh nghiệp, Logistics ngược sẽ là điểm khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh, nâng tầm uy tín và thu hút khách hàng Việc thu hồi sản phẩm góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, dẫn đến tỷ lệ giữ chân khách hàng cao hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Logistics ngược là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng, bao gồm các hoạt động thu hồi sản phẩm từ khách hàng để tái sử dụng, tái sản xuất hoặc tái chế Tái sử dụng là việc sử dụng sản phẩm nhiều lần, có thể cho cùng chức năng ban đầu (tái sử dụng thông thường) hoặc cho chức năng khác (tái sử dụng sáng tạo) Theo Hazen, Cegielski và Hanna (2011), tái sử dụng còn bao gồm việc sử dụng vật liệu lần thứ hai Tái sử dụng giúp giảm thiểu nhu cầu sản xuất sản phẩm mới, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu rác thải Mặt khác, tái sản xuất là việc sửa chữa, tân trang hoặc thay thế các bộ phận nhằm phục hồi chức năng và kéo dài tuổi thọ sản phẩm, giảm thiểu nhu cầu sản xuất sản phẩm mới và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Tái chế là quá trình biến đổi vật liệu phế thải thành sản phẩm mới
Hình 1.3: Quy trình Logistics ngược ngành dệt may
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trang 35Logistics ngược không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường Việc tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế sản phẩm giúp giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường Doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư vào Logistics ngược để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng Việc áp dụng hiệu quả Logistics ngược sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững và góp phần phát triển kinh tế xanh
1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may
Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng của con người, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh - tiêu dùng bền vững Theo thống kê của Simon-Kucher & Partners (2021), 85% người tiêu dùng thay đổi hành
vi mua hàng theo hướng bền vững hơn trong 5 năm qua, 60% người tiêu dùng đánh giá tính bền vững là tiêu chí mua hàng quan trọng và 34% sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ bền vững
Xu hướng tiêu dùng xanh cũng tác động mạnh mẽ đến ngành dệt may Nhiều thương hiệu thời trang quốc tế đã đưa ra các cam kết giảm phát thải và xanh hóa toàn
bộ chuỗi cung ứng Ví dụ, tập đoàn H&M cam kết giảm lượng khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng xuống 30% vào năm 2030 Xanh hóa chuỗi cung ứng dệt may mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường toàn cầu Cụ thể:
Việc áp dụng các giải pháp năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu bền vững
và tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác, góp phần bảo vệ bầu khí quyển và chống biến đổi khí hậu Xử lý nước thải hiệu quả, tái sử dụng nước trong sản xuất và áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước giúp doanh nghiệp giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, bảo vệ nguồn nước ngầm và hạn chế ô nhiễm môi trường nước Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế và tái
sử dụng phế liệu sản xuất cũng giúp giảm đáng kể lượng rác thải rắn, hạn chế ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường sống Khi các doanh nghiệp thay thế các hóa chất độc hại
Trang 36bằng các hóa chất sinh học, ít độc hại hơn trong quá trình sản xuất nhuộm màu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người lao động và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng xanh yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và nước, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận Mặt khác, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến,
tự động hóa quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thời gian sản xuất và tăng năng suất lao động Xanh hóa chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá nguyên liệu, giá năng lượng và các vấn đề môi trường, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp
Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường Doanh nghiệp áp dụng xanh hóa chuỗi cung ứng sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng lớn, đặc biệt là những khách hàng quan tâm đến môi trường và trách nhiệm xã hội Hình ảnh thương hiệu "xanh" gắn liền với cam kết bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may
Chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may là mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường, hướng đến giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Chuỗi cung ứng xanh ngày càng được quan tâm bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và môi trường Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể tác động tới chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may, cụ thể:
- Nhu cầu người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tác động môi trường của các sản phẩm mà họ sử dụng Họ lo ngại về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Do đó, họ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường, sử dụng ít hóa chất độc hại và tiết kiệm tài nguyên, được sản xuất từ nguyên liệu chất lượng cao và có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi hết hạn sử dụng Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn
Trang 37cho những sản phẩm này, tạo ra áp lực lên các nhà sản xuất dệt may phải áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may
- Quy định của Chính phủ: Đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Các Chính phủ trên thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và ban hành nhiều quy định nhằm hạn chế tác động tiêu cực của ngành dệt may đối với môi trường Quy định của Chính phủ giúp tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm không thân thiện môi trường Các quy định thận trọng của Chính phủ và lực lượng từ các tổ chức liên quan có thể thúc đẩy ngành may mặc áp dụng chuỗi cung ứng xanh nhiều hơn
- Thuế và lợi ích kinh tế: Chính sách thuế ưu đãi cho sản phẩm xanh và thuế cao cho sản phẩm không thân thiện môi trường đóng vai trò như động lực mạnh mẽ, khuyến khích doanh nghiệp thay đổi hành vi, hướng đến sản xuất và kinh doanh bền vững Chính sách thuế hợp lý kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác từ Chính phủ sẽ khuyến khích doanh nghiệp dệt may áp dụng chuỗi cung ứng xanh, góp phần phát triển ngành dệt may bền vững và bảo vệ môi trường
- Giá cả nguyên liệu: Giá nguyên liệu đầu vào như bông, sợi, hóa chất, đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Biến động giá nguyên liệu có thể tạo ra nhiều thách thức nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh hiệu quả Bên cạnh đó, nhu cầu cao về nguyên liệu bền vững có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và tăng giá, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định Điều này đặt ra các hướng giải quyết liên quan đến áp dụng chuỗi cung ứng xanh cho các doanh nghiệp dệt may
- Công nghệ: Đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa việc
sử dụng năng lượng, hạn chế phát thải và quản lý chuỗi cung ứng xanh tốt hơn
Trang 38- Hợp tác giữa các bên liên quan: Chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng Việc chia sẻ thông tin, phối hợp hành động và cùng hướng đến mục tiêu chung bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt
để xanh hóa chuỗi cung ứng thành công
- Đạt được và duy trì các chứng nhận môi trường: thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao uy tín thương hiệu
và thu hút sự tin tưởng của khách hàng, nhà đầu tư và đối tác Việc đạt được chứng nhận môi trường mở ra cơ hội về việc tăng số lượng đơn hàng, thúc đẩy doanh nghiệp dệt may sử dụng chuỗi cung ứng xanh trong các hoạt động của mình
- Lựa chọn nhà cung cấp bền vững: Đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chuỗi cung ứng xanh hiệu quả trong ngành may mặc Việc lựa chọn các nhà cung cấp xanh, có trách nhiệm với môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế và quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường của chuỗi cung ứng Hơn nữa, việc kết hợp các tiêu chí môi trường vào quy trình lựa chọn nhà cung cấp sẽ đảm bảo rằng các nhà cung cấp được lựa chọn đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao nhất
- Nhận thức của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp nâng cao nhận thức về chuỗi cung ứng xanh, họ sẽ chủ động thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận thức cao về chuỗi cung ứng xanh sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin về hoạt động sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu và tác động môi trường với người tiêu dùng và các bên liên quan
1.4 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại một
số quốc gia trên thế giới
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ và xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, ngành dệt may của các quốc gia trên toàn thế giới
đã và đang có những chuyển biến tích cực để đáp ứng xu hướng chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đại, hướng đến sản xuất sạch, bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo trách nhiệm xã hội
Trang 391.4.1 Kinh nghiệm từ Bangladesh
Bangladesh là một trong những quốc gia có ngành dệt may phát triển mạnh
mẽ nhất thế giới và dệt may cũng là ngành sản xuất mũi nhọn so với các ngành công nghiệp khác ở quốc gia này Tuy nhiên, ngành dệt may của Bangladesh đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến an toàn lao động và môi trường làm việc Các nhà máy thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn cần thiết, dẫn đến các tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường, tạo tiếng vang tiêu cực và tổn thất về hình ảnh
Để cải thiện những tồn tại đó, Bangladesh đã và đang nỗ lực tập trung vào mở rộng chuỗi giá trị của ngành dệt may bằng cách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao quản lý kho vận và đảm bảo quy trình đánh dấu sản phẩm may mặc Ngoài ra, Bangladesh còn chú trọng vào công nghệ xanh thông qua việc xem xét sự kết hợp các chiến lược về năng lượng và sản phẩm không chứa chất độc hại Một số điểm nổi bật của quá trình xanh hóa ngành dệt may của Bangladesh phải kể tới:
- Áp dụng công nghệ xanh vào các hoạt động sử dụng năng lượng: Bangladesh
đã đầu tư vào việc sử dụng công nghệ hiệu quả năng lượng và tái sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất may mặc như lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất của mình, giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện truyền thống
- Áp dụng công nghệ thông tin theo hướng đổi mới
- Tăng cường thanh tra lao động và bảo đảm sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Thúc đẩy phương pháp sáng tạo trong thiết kế
- Tập trung phát triển sản xuất xơ sợi nhân tạo thông qua chính sách miễn thuế
10 năm cho nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo mới (Hoàng Xuân Hiệp, 2023) Các loại xơ nhân tạo như Rayon, Tencel, là các loại xơ được sản xuất từ nguyên liệu tái tạo như gỗ, tre, giúp giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ rừng Một
số loại xơ nhân tạo được sản xuất theo quy trình thân thiện môi trường, sử dụng ít nước và hóa chất hơn so với sản xuất bông
Trang 40Hình 1.4: Tỷ lệ thuế được miễn khi thành lập nhà máy xơ, sợi nhân tạo mới tại
Bangladesh
(Nguồn: CAL Securities Ltd, 2023)
- Chính phủ thiết kế nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may như hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu theo tỷ lệ % kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2003-2019 (Hình 1.5) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Bangladesh được sử dụng kho ngoại quan để nhập khẩu nguyên liệu thô mà không phải nộp thuế
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Chính phủ Bangladesh đã triển khai chương trình cho vay vốn lưu động với lãi suất chỉ 4% cho các doanh nghiệp dệt may, mức lãi suất này thấp hơn đáng kể so với lãi suất tiêu chuẩn 9% tại thời điểm đó Ngoài ra, Chính phủ còn cung cấp các khoản vay với mức phí dịch vụ chỉ 2% để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho công nhân trong vòng 3 tháng Đặc biệt, Chính sách đảm bảo tín dụng xuất khẩu (ECGS) cung cấp bảo hiểm cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động trước xuất khẩu và đảm bảo rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp dệt may Chính sách này giúp doanh nghiệp yên tâm tham gia vào các hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Bangladesh