1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nội dung chủ yếu trong tác phẩm “một số vấn Đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con Đường Đi lên chủ nghĩa xã hội Ở việt nam của tổng bí thư nguyễn phú trọng

123 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phú Trọng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 920 KB

Nội dung

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng qua lý giải của Tổng Bí thư đã cho ta thấy rõ nhận thức tổng quát: “ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân V

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” - BÀI VIẾT CÓ GIÁ TRỊ ĐỊNH HƯỚNG SÂU SẮC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026,Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết với tiêu đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Đây là một bài viết rất hoàn chỉnh, toàn diện, vô cùng súc tích, sâu sắc về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các vấn đề quan trọng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong nước và bạn

bè, các chính đảng, chính khách, các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận và dư luận quốc tế Các ý kiến, bình luận đều bày tỏ sự đồng thuận với nội dung và đón nhận bài viết với niềm tin tưởng, sự hưởng ứng tích cực.

Bài viết của Tổng Bí thư tập trung vào trả lời 04 câu hỏi, cắt nghĩa, lý giải rất sâu sắc,

đầy sức thuyết phục 4 vấn đề: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì trong bước đường tiếp theo? Đây là 4 vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa như nền tảng, cơ sở lý luận để

Đảng ta dựa vào đó mà hoạch định đường lối, đề ra các nhiệm vụ chính trị cần giải quyết trongmỗi giai đoạn của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dựa vào đó mà vận động, thuyếtphục nhân dân, tập hợp lực lượng, huy động các nguồn lực, khơi dậy ý thức dân tộc, lòng yêunước, khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh của mỗi người dân, của cả cộng đồng dân tộcnhằm xây dựng thành công CNXH, mang lại sự phát triển toàn diện cho mỗi con người, manglại tự do, hòa bình, giàu mạnh cho đất nước ta

Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung cơ bản, cốt lõi và ý nghĩa đặc biệt quan trọng củaBài viết

1 Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Trong Bài viết của mình, Tổng Bí thư nêu rõ: “ Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với

ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa

xã hội là một chế độ Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mắc- Lê nin trong thời đại ngày nay”.

Từ luận điểm này, Bài viết đã phân tích và so sánh, làm rõ bản chất của chế độ xã hội chủnghĩa và tư bản chủ nghĩa Theo Tổng Bí thư “thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tựdo” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lựcthực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổichính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; “đằng sau hệ thống đa đảngtrên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản” Tuy nhiên, Tổng Bí thư không phủnhận những thành tựu to lớn mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, nhất là trong lĩnh vực giảiphóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ Nhiều nước tư bản pháttriển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân vàNhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ

Trang 2

phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước Bên cạnh những thành tựu đó, thì Tổng Bí thư cũng

đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản dù vẫn còn tiềm năng phát triển nhưng vẫn không thểkhắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó, những bất công xã hội và đời sốngcủa đa số dân cư lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa bị giảm sút nghiêm trọng, thấtnghiệp gia tăng; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâuthuẫn, xung đột giữa các sắc tộc Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấylợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tănglàm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội Đó cũng chính là những đặctrưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa Các cuộc khủng hoảngđang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trườngsinh thái của nó Tổng Bí thư đã phân tích thực tiễn của xã hội hiện đại ở các quốc gia tư bảnphát triển, qua đó khẳng định mặc dù chủ nghĩa tư bản có những bước tiến, đóng góp to lớncho lịch sử nhân loại nhưng đó không phải là mục tiêu mà nhân loại hướng tới bởi chínhCNTB đã chứa trong đó những khuyết tật mà bản thân nó, dù có điều chỉnh, tìm cách hạn chếcũng không thể nào khắc phục được Đó là do bản chất của chế độ TBCN dựa trên sự bóc lột,

sự tước đoạt tự nhiên, sự duy trì bất bình đẳng xã hội với khoảng cách ngày càng rộng

Tổng Bí thư đã phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vai trò, vị trí,những giá trị mà CNTB đã đóng góp cho nhân loại mà chúng ta có thể kế thừa, tiếp thu mộtcách có chọn lọc, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nhược điểm, thuộc tích tiêu cực, cố hữu củaCNTB và chúng ta phải “bỏ qua” Bài viết cũng đã chỉ ra những kết quả, thành tựu to lớn màViệt Nam đã đạt được trong quá trình đổi mới, những khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, tháchthức mới mà chúng ta phải bình tĩnh đối mặt trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH Bài viết chỉ

rõ, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên CNXH ở Việt Nam là bỏ qua những thói hư,tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ XHCN chứ không phải bỏqua những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đạt được trong thời kỳ phát triển

Với sự dẫn dắt thuyết phục, Tổng Bí thư nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên: Độc lập dân tộcgắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng VIệt Nam và cũng là điểmcốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bằng sự trải nghiệm thực tiễn phongphú và sáng tạo, với tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cókết luận hết sức quan trọng: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóngđược các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”

Tổng Bí thư nhấn mạnh đến mong muốn, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và

khẳng định chắc chắn rằng: Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng

ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết,

tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giái trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bấtcông, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm Chúng ta cần

sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để đảm bảo môi trường sống trong lành cho cácthế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vậtchất vô hạn độ và hủy hoại môi trường Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lựcthực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉcho một thiểu số giàu có ” Đây chính là những mong ước tốt đẹp, những giá trị đích thực củaCNXH và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhândân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi

Trang 3

Trong suốt hành trình lịch sử hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì chủnghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH làyêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam Vì thế, nhân dân ViệtNam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh đểchống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc vàchủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “ Không

có gì quý hơn độc lập tự do” Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyênsuốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: “ Đilên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản ViệtNam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”

Chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên CNXH bằng cách nào? Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một

số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng qua lý giải của Tổng Bí thư đã cho ta thấy rõ

nhận thức tổng quát: “ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới ” Đây chính là nhận thức sang tỏ

8 đặc trưng, mục tiêu của CNXH mà nhân dân ta xây dựng và xác định được 8 phương hướng

cơ bản để thực hiện, thể hiện được quyết tâm chính trị của Đảng ta trong Cương lĩnh 1991 và2011

2 Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nhân thức con đường đi lên CNXH là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phứctạp, Bài viết của Tổng Bí thư đã trình bày hệ thống các luận điểm cơ bản về con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như sau:

2.1 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta.

Bài viết của Tổng Bí thư đã chỉ ra được những khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế thịtrường XHCN với kinh tế thị trường nói chung và nhất là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Tổng Bí thư nhận định, kinh tế thị trường không phải là của riêng của CNTB, không phải làsản phẩm riêng của CNTB bởi nó là thành quả phát triển lâu dài của nhân loại Vì vậy, Đảng tahoàn toàn có quyền sử dụng thể chế kinh tế ấy phục vụ cho mục tiêu của CNXH, từ đó sángtạo ra được mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây là nền kinh tế thị trường hiệnđại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường dựatrên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên

cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối Đây không phải là nền kinh tế thị trường tưbản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN đầy đủ, vì nước ta còn đangtrong thời kỳ quá độ

Tổng Bí thư khẳng định đó là “sự sáng tạo của Đảng ta”, vì kinh tế thị trường là giá trịchung của nhân loại, chứ không phải là giá trị riêng của giai cấp tư sản; và CNXH kế thừa giátrị nhân loại để phát triển hơn là hợp quy luật khách quan Đây là thành quả lý luận quan trọng

Trang 4

qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn VIệt Nam và tiếp thu có chọnlọc kinh nghiệm của thế giới.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng XHCN trong kinh tế thịtrường ở nước ta là “phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách

xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từngbước, từng chính sách và trong suốt qua trình phát triển” Vì thế, Tổng Bí thư đã nhấn mạnhđiểm đặc sắc này ở VIệt Nam “ mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển

xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyếnkhích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người

có công, những người có hoàn cảnh khó khăn” Tổng Bí thư khẳng định “Đây là yêu cầu cótính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng XHCN” Vìthế, những luận điểm của Tổng Bí thư nêu ra trong bài viết là khoa học, thuyết phục không duy

ý chí; là minh chứng sắc bén bác bỏ sự xuyên tạc, xảo trá của các đối tượng cơ hội, phản động,thù địch Có một số người cố tình xuyên tạc, nói lấy được rằng kinh tế thị trường là kinh tế thịtrường và không thể có định hướng XHCN ở đây Trên thực tế, nền kinh tế thị trường ở thếgiới tư bản chủ nghĩa cũng không đồng nhất Mỗi nước có một mô hình, định hướng khác nhau

và từ những mô hình đó dẫn tới những kết quả có sự khác biệt nhất định về xã hội Mô hìnhnền kinh tế thị trường của các nước Bắc Âu khác với mô hình nền kinh tế thị trường của Mỹ,kinh tế thị trường của Đức, Pháp hay Thụy Sỹ cũng không hoàn toàn giống như kinh tế thịtrường ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan , điều đó phụ thuộc, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,

từ bối cảnh kinh tế-xã hội đến đặc điểm văn hóa, lối sống của con người Nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN của nước ta đã và đang phát triển, là một thực tế sống động, khôngthể phủ nhận Điều quan trọng nhất của nền kinh tế ấy chính là định hướng để bảo vệ lợi ích,

sự tiến bộ, sự phát triển của con người, vì hạnh phúc của nhân dân và hạn chế, rồi dần dầnkhắc phục, xóa bỏ sự bóc lột lẫn nhau giữa người với người

2.2 Bài viết đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.

Con người đứng ở vị trí chủ thể, trung tâm của phát triển văn hóa với tư cách là động lực,mục tiêu của sự phát triển Trong 35 năm đổi mới, Việt nam xác định nền văn hóa mà chúng

ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong

đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ ChíMinh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trịtruyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa vănhóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh , lành mạnh vì lợi ích chân chính vàphẩm giá con người Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển vănhóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triểngiáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường và mộttrong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc,tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí củatiến bộ, văn minh

2.3 Tổng Bí thư nhấn mạnh: Cần xây dựng và triển khai thành công mô hình chính trị và cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” là điều kiện và sức mạnh để đảm bảo thực hiện thằng lợi con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân

là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng,

Trang 5

chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúccủa nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý vànhân dân làm chủ Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cáchmạng Việt Nam Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liênminh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới vàbảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế chúng ta đặcbiệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩasống còn đối với Đảng và chế độ XHCN

Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiệnđường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đạidiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội Chúng ta nhận thức rằng,nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ởchỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cholợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện vàthực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân

Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thểcủa quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổquốc và nhân dân

2.4 Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã thực sự đem lại những thay đổi to

lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua

Chứng minh quan điểm lựa chọn mục tiêu xây dựng CNXH là đúng đắn, Tổng Bí thưkhẳng định, quá trình xây dựng CNXH của nước ta, nhất là trong 35 năm đổi mới mặc dù cònnhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết nhưng thành tựu là to lớn, có ý nghĩa lịch sử khá toàn diện.Thành tựu đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị chođến các lĩnh vực khác Điều này phản ánh niềm tin của người dân vào Đảng, vào chế độ, vàocon đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn

Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phárất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái.Chỉ nêu ví dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trămngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sửdụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 nămnữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh Sau chiến tranh,

Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm Tình hìnhkhu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta Lương thực, hànghoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân sốsống dưới mức nghèo khổ

Trang 6

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục vớitốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗinăm Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trởthành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần,lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.

Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảmđược an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khácđứng hàng đầu thế giới Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liêntục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh,năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD Dự trữngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng kýđạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020 Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sởhữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước,4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn60% số dân sống ở nông thôn Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủnghoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân Tỉ lệ hộnghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm

2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêuchí cao hơn trước) Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nôngthôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ

sở, trạm y tế và điện thoại

Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả cáccấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 vàphổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lầntrong 35 năm qua Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết Trong khi chưathực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trungvào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàncảnh khó khăn Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công Ngườinghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí Tỉ lệ suy dinhdưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần Tuổi thọ trung bình của dân cưtăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020

Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơnnhững người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ củacác liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạtvăn hoá phát triển phong phú, đa dạng Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụngInternet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới Liênhợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá cácMục tiêu Thiên niên kỷ Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ pháttriển

Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõrệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăngcường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội

Trang 7

được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hộinhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệpđổi mới đã giành được "những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử" Trên thực tế, xét trên nhiềuphương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứthời kỳ nào trước đây Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới doĐảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởngứng và tích cực phấn đấu thực hiện Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minhrằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế

mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa cócùng mức phát triển kinh tế

Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch

Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghinhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Mới đây, Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: "Qua

35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiệnthực hoá Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới”

Mục tiêu trên không chỉ thể hiện trong lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng HồChí Minh mà còn được Đảng và Nhân dân ta minh chứng bằng thực tiễn cách mạng, thực tiễn

sự nghiệp đổi mới với những thành tựu to lớn mà Tổng Bí thư khẳng định: “Với tất cả sựkhiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vịthế và uy tín quốc tế như ngày nay” Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, làkết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toànĐảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng

ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triểncủa thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng lànhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Không có một lực lựngchính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.5 Nhận định khó khăn, thách thức và nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư đã chỉ rõ:

Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyếtđiểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đấtnước

Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạtầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệpnhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thịtrường còn nhiều bất cập Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trongquá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Trang 8

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiềudịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tộiphạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suythoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảngviên Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá,gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam.

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư nêu rõ: Đảng ta nhận thứcrằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trongthời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen,cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một

số lĩnh vực Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thịtrường và mở cửa, hội nhập quốc tế Do đó nhiệm vụ trong thời gian tới cần phải:

Một là: luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa

Mác Lê nin Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán vàsáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết củachúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại,không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống

Hai là: bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ

và tham gia tích cực của nhân dân Đồng thời phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thựctiễn của thế giới và thời đại

Ba là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lựcchất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội

Bốn là: Về xã hội, tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng

y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá cho nhân dân

Năm là: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự

chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ

sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau, bình đẳng, cùng có lợi

Sáu là: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làmcho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chấtcách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Kết thúc bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò của Nhân dân, sức mạnh dời non lấpbiển của quần chúng nhân dân khi được tổ chức thành lực lượng thống nhất nhận thức, ý chí vàhành động Tổng Bí thư kết luận: “ Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa

xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng Đây là

cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục,hướng đích lâu dài, không thể nóng vội Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối

Trang 9

đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ

và tham gia tích cực của nhân dân Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiệnđường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình Sứcmạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển” Đây chính là kết quả nhậnthức lý luận của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, những kinh nghiệm quốc tế vào tình hình, bối cảnh thực tế, tổng kết thực tiễn để tìm ranhững bài học kinh nghiệm phục vụ công cuộc xây dựng đất nước Tất cả đều gặp nhau ở mộtđiểm hội tụ duy nhất, đó là vì nhân dân, vì con người

Tóm lại, với những nội dung, giá trị về lý luận và thực tiễn, Bài viết có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, như một luận cương mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam,không chỉ thể hiện tầm nhìn xa, tư duy sắc sảo mà còn cho thấy bản lĩnh chính trị của ngườiđứng đầu Đảng trước những đổi thay của tình hình trong nước và quốc tế Nghiên cứu và quántriệt sâu sắc Bài viết sẽ góp phần giúp mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và ngườidân nhận thức sâu sắc hơn con đường đi lên CNXH, rèn luyện thêm bản lĩnh, làm tròn tráchnhiệm cao nhất, luôn giữ vững niềm tin và tuyệt đối không dao động, ngả nghiêng trước nhữngluận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch Bài viết còn là thông điệp truyền cảm hứng đếnđội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước,quê hương, khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh

Trang 10

06 NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ngày 04/4/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 47-HD/BTGTW về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung vào 06 nội dung chủ yếu sau:

(1) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về CNXH, bản chất, mục tiêu, quy luật khách

quan của con đường đi lên CNXH, vì sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xãhội và đi lên CNXH bằng cách nào?

- Khẳng định bản chất, giá trị cốt lõi của CNXH trên các bình diện chính trị, kinh tế, xây dựngĐảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… Nhấn mạnh bảnchất nhân văn của xã hội xã hội chủ nghĩa - đó là một xã hội mà trong đó sự phát triển thực sự

vì con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; một xãhội nhân ái, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhânvăn; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lànhcho các thế hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thật sự thuộc về Nhândân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân

- CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và Nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêucầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam Đi lên CNXH là khát vọng củaNhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh,phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

(2) Khẳng định và làm rõ mô hình CNXH ở Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

- Mô hình tổng quát về CNXH ở Việt Nam với 08 đặc trưng, đó là: “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới”.

- Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcgắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng caođời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đaphương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hộinhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vữngmạnh toàn diện

- Vận dụng, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, Đảng ta

đã từng bước hoàn thiện lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là: độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội; quá độ đi lên CNXH là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn

và phức tạp; Việt Nam đi lên CNXH tất yếu trải qua thời kỳ quá độ với nhiều bước đi, nhiềuhình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, songkiên định đi lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóclột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không

Trang 11

phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa Chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị vănminh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản.

(3) Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng

Việt Nam Suốt hơn 90 năm qua, Đảng đã xác lập, củng cố, ngày càng nâng cao vai trò lãnhđạo, sức mạnh, uy tín của Đảng Thực tế từ ngày có Đảng, Nhân dân ta đã có người lãnh đạosáng suốt, nhờ vậy chúng ta giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Đặc biệt trongthời kỳ đổi mới, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịchsử

(4) Làm rõ những thành tựu trên con đường xây dựng CNXH, đặc biệt hơn 35 năm thực hiện

công cuộc đổi mới của Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đãgiành được những thắng lợi to lớn, từng bước xây dựng CNXH hiện thực ở Việt Nam vớinhững thành tựu to lớn: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; tỉ lệ hộ nghèogiảm nhanh, liên tục; đời sống Nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết;chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tếngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của Nhân dân vào

sự lãnh đạo của Đảng được củng cố Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế

và uy tín quốc tế như ngày nay

(5) Làm rõ những vấn đề đặt ra từ thực tiễn quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam và những

chủ trương, giải pháp để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam, tập trung vào những nộidung cốt lõi sau:

(i) Về phát triển kinh tế - xã hội: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam, gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởngkinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

(ii) Về phát triển văn hóa, con người: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội

sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; Đảng ta nhấn mạnh, văn hóa phải đượcđặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa vớităng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa làxây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh dựa trên các hệgiá trị chuẩn mực sau:

- Hệ giá trị chuẩn mực về con người Việt Nam: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình,trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo

- Hệ giá trị văn hóa Việt Nam: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học

- Hệ giá trị gia đình Việt Nam: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh

- Hệ giá trị Quốc gia: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, hạnh phúc

(iii) Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, anninh, an toàn để phát triển đất nước

(iv) Về lĩnh vực đối ngoại: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng trên cơ

sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, cân bằngtrong mối quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng và các đối tác quan trọng để bảo vệ

lợi ích quốc gia - dân tộc Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao “cây tre Việt Nam”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “kiên quyết, kiên trì xử lý các thách thức đối ngoại một cách mềm mại, hiệu quả”; khai thác, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(v) Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách

mạng; phải hết sức coi trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, kiên định, vững vàngtrên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới, hoàn thiện tổ chức, nângcao hiệu quả các phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng đảng về đạo đức, giáo dục, rèn luyện,

Trang 12

nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược; tăngcường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý, thi hành kỷ luật đảng; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệuquả, phân cấp, phần quyền trong quản lý nhà nước, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chuẩnmực đạo đức công vụ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy hiệu quả

cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội giữ vai trò đặc biệt trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của Nhândân

(6) Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái về CNXH, con đường đi lên CNXH,

vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời vạch trần âm mưu, thủ đoạn của cácthế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suygiảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Trang 13

GIÁ TRỊ TỔNG KẾT THỰC TIỄN, PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM QUA CÔNG TRÌNH CỦA

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa được phát hành đã có đóng góp to lớn, nhiều mặt vào kho tàng lý luận của Đảng, như lý luận về đường lối đổi mới; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…, qua đó, có tác dụng định hướng quan trọng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Hội đồng Lý luận Trungương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp xuất bản đã thu hút sự quan tâm đặcbiệt của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế Công trình tậphợp 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựngcác dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay

Nội dung công trình đã thể hiện những đóng góp to lớn, nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng trong việc tổng kết toàn diện và sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn của cáchmạng Việt Nam; khẳng định mạnh mẽ về mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đilên CNXH mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn; khẳng định chủ nghĩa Mác

- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng vànhân dân ta; khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng

và lãnh đạo

Có thể nhận thấy những nội dung tư tưởng, lý luận và thực tiễn nổi bật của công trình trên cácmặt sau đây:

Một là, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được đồng chí Tổng Bí thư viết nhân dịp kỷ niệm 131 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa

XV, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã định hình (xác định

mô hình) CNXH Việt Nam và định hướng rõ hơn về con đường đi lên CNXH của Việt Nam,phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể của Việt Nam và xu thế của thời đại

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, CNXH Việt Nam là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộngsản và nhân dân Việt Nam; là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng ViệtNam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trìtheo đuổi Chủ nghĩa xã hội Việt Nam gắn liền với độc lập dân tộc, quyền tự quyết của dân tộc,gắn liền với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Và, chỉ có CNXH mới bảo đảmđộc lập cho dân tộc, quyền tự quyết của dân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc củanhân dân, của mọi người, mọi dân tộc trên đất nước ta

Bài viết chỉ rõ, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng thực tiễnxây dựng CNXH ở nước ta đã cho phép xác định được mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa(XHCN) mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là: Xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các

Trang 14

dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng pháttriển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu, mô hình đó, cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: Đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,xây dựng con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị,hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ XHCN,phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệthống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng xã hội XHCN Việt Nam là xây dựngmột xã hội mới về chất, đó là một sự nghiệp cách mạng vô cùng khó khăn và phức tạp, nhấtthiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh

tế, xã hội đan xen nhau, cạnh tranh với nhau Đi lên CNXH là quá trình không ngừng củng cố,tăng cường, phát huy các nhân tố XHCN để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo vàchiến thắng những nhân tố, thiết chế, thể chế phi XHCN, không phù hợp với chế độ XHCN.Thực hiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một sự nghiệp cách mạng mới

mẻ, khó khăn, lâu dài; vì thế, phải kiên trì, không chủ quan, nóng vội; phải xuất phát từ thựctiễn của đất nước, tôn trọng quy luật khách quan, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc Thànhcông hay thất bại của sự nghiệp xây dựng CNXH phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn củađường lối, của bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Vìvậy, sự nghiệp xây dựng CNXH phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mộtđảng cách mạng chân chính, không có lợi ích nào khác, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam

Để lãnh đạo, cầm quyền xây dựng thành công CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam cần thườngxuyên đặt ra yêu cầu tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao tầm trí tuệ, đạo đức, văn minh; phảiphát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân; phải luônxuất phát từ thực tiễn và lợi ích của quốc gia - dân tộc và phải nghiên cứu, tham khảo kinhnghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại; phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,… đểchủ nghĩa, học thuyết của chúng ta, mô hình và con đường đi lên CNXH luôn tươi mới, luônđược tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu

so với cuộc sống và thời đại

Hai là, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh

Công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam đã phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, “Chủ tịch Hồ Chí Minh làbiểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thờiđại”(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người cộng sản Việt Nam mẫu mực, mà còn

là một chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, là biểu tượng vĩ đại, sáng ngời và lỗilạc của phong trào giải phóng dân tộc, của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, của hòa bình

và hữu nghị giữa các dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn lớn lao, mộtnhãn quan văn hóa rất mực nhân văn, sâu sắc và tinh tế; đó là tầm vóc của một danh nhân văn

Trang 15

hóa thế giới Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta, cho các thế hệ hiện nay và mai sau một disản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách và lối sống.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đãhun đúc nên sự nghiệp Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất, vinh quangnhất trong lịch sử dân tộc ta”(2); “Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là hiện thâncủa những khát vọng lớn lao của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của dân tộc mình

và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”(3) trên thế giới

Phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức Hồ Chí Minh và Phongcách Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một

hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam; là kết quả của quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điềukiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu của Đảng và dântộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi nàyđến thắng lợi khác; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là cống hiến

to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc thành lập, giáo dục và rèn luyện một đảng cáchmạng chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường cách mạng phù hợp với đặc thù, thực tiễn ViệtNam Đó là: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phónggiai cấp, giải phóng con người; tiến hành cách mạng XHCN, quá độ tiến lên CNXH để đấtnước độc lập, tự do, nhân dân ấm no, hạnh phúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là tài sản vô giá, luôn đồnghành cùng dân tộc; dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi tới thành công trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là đóng góp quý báu vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị

áp bức trên thế giới, vào sự phát triển những tinh hoa tư tưởng và văn hóa nhân loại

Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tưtưởng, đạo đức, phong cách của Người, nên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhữngnhận xét khái quát, sâu sắc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời, là biểu tượng mẫumực về đạo đức cách mạng cao đẹp Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là nhữngphẩm chất cao quý của người cách mạng Đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…Phong cách Hồ Chí Minh là lối sống, tác phong khiêm tốn, giản dị, cầu thị, gần dân, trọng dân,tin dân, học dân, làm việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân, là đầy tớ của nhân dân chứ khôngphải “làm quan nhân dân” Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tư tưởng

và hành động, giữa lời nói và việc làm một cách tự nhiên Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân

ta tìm thấy trong những lời dạy của Người và từ tấm gương đạo đức cao đẹp, từ phong cáchcủa Người những chuẩn mực cần noi theo trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện để mỗi ngày càngtrở nên hoàn thiện hơn, vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ Từ đó, đồng chí yêu cầu đưaviệc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành sinhhoạt chính trị thường xuyên, trở thành một nhu cầu văn hóa trong toàn Đảng, toàn dân; chútrọng quán triệt, tập trung làm tốt ba vấn đề là: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán

bộ, đảng viên

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, học tập Bác là học tập tư tưởng, thế giới quan và nhânsinh quan cách mạng, đạo đức và phong cách của người chiến sĩ cộng sản chân chính; cần thúcđẩy việc học theo Bác trở thành lối sống, nếp sống, cách làm của từng cán bộ, đảng viên vàngười dân Làm theo Bác là thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ “học tập” sang “làm theo”,bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao về

Trang 16

chuyên môn, nghiệp vụ và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Nêu gương là thực hiện đồngthời, gắn kết việc học tập với làm theo Bác và nêu gương; trong đó, đề cao vai trò tiền phong,gương mẫu với nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với người lãnh đạo, người đứngđầu Điều quan trọng là: “Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm nêugương; người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn càng phải gương mẫu trong tu dưỡng,rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác để quần chúng,nhân dân noi theo”(4) Xây dựng các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tựđiều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng,làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàngtrước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng tầm thường.Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng Tăng cường đấu tranhchống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức Cổ vũ, biểu dương các gương sángđạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội Thực hiện những giải pháp độtphá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội vàcác tệ nạn xã hội.

Trong quá trình thực hiện ba nhiệm vụ Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảngviên, cần kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, chiến lược,

“chống” là quan trọng, cấp bách; đề cao tinh thần “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”,thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”,… làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; phát huytinh thần cống hiến vì đất nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnhphúc của nhân dân, tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,dân thụ hưởng”

Ba là, về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Việt Nam

Trong các vấn đề trọng tâm được đề cập trong công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềchủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề xây dựng Đảng và

hệ thống chính trị ở nước ta được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm: Từ cơ sở

lý luận về xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền XHCN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức chính trị - xã hội đến những vấn đề cụ thể về công tác tổ chức, cán bộ, kiểm tra, nộichính, thi đua khen thưởng, văn hóa, đối ngoại, về công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên,phụ nữ, về xây dựng lực lượng quân đội, công an,…

Ở lĩnh vực nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có sự am hiểu sâu sắc, sự sẻ chia, đồngcảm, sự gợi mở, định hướng thuyết phục Đồng chí nhấn mạnh: “Nhận thức sâu sắc sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm chođất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối vớiĐảng và chế độ xã hội chủ nghĩa”(5) Phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ củaĐảng, để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”; phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị ở nước ta ngày càng trong sạch,vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nướcnhanh và bền vững hơn, trong đó có việc phát huy những tác động tích cực, khắc phục nhữngtác động tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường, của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giaicấp công nhân Việt Nam Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàndân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo mình; do đó, Đảng là đội tiên phong của giai cấpcông nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Giai cấp côngnhân Việt Nam có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc Đảnglấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho

Trang 17

hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản Đảng lãnh đạobằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công táctuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫucủa đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ,…

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị cần được đặc biệt chú trọng, tiếnhành toàn diện, đồng bộ, hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức vàcán bộ… Cần thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổchức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cáchmạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, thường xuyên đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng; đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán

bộ - nội dung then chốt trong công tác xây dựng Đảng; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cáccấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ Siết chặt kỷ luật đảng, kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng cơ chếkiểm soát quyền lực nhằm “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”, nâng cao đạo đức, văn hóa, tínhchuyên nghiệp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Kiên trì, kiên quyết đấu tranhngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạođức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngnhiều lần tâm sự, nhấn mạnh: “Điều rất cơ bản, rất then chốt có ý nghĩa quyết định cho mọicông việc, đó là phải làm sao giữ cho được, làm cho đúng theo tư cách, đạo đức, danh dự củangười đảng viên, người cán bộ cách mạng, đặc biệt là những người lãnh đạo… Cái quý nhấtcủa con người là cuộc sống và danh dự sống”(6); “Đời người chỉ sống có một lần, phải sốngsao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ;tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quýnhất!”(7)

Công trình đã làm rõ hơn mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chínhtrị ở nước ta gồm có 3 bộ phận: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Đảnglãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng xây dựng, phát triển và bảo vệ đấtnước, mở rộng các quan hệ đối ngoại Nhà nước quản lý là tổ chức, triển khai thực hiện có hiệuquả đường lối, chủ trương của Đảng, biến nó thành hiện thực Nhân dân làm chủ (thông quaMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên…) là chủ thể thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và được thụ hưởng các thành quả domình làm ra

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong chế độ chính trị của chúng ta: “Mối quan hệ giữaĐảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợiích; mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nướcđều vì lợi ích của nhân dân”(8) Vì vậy, xây dựng chế độ XHCN là xây dựng một chế độ

“hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội, kháchẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phenhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng

xã hội”(9) Đây là những chỉ dẫn rất quan trọng của Tổng Bí thư trong quá trình xây dựng chế

độ chính trị và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, đồng thời lưu ý: Xâydựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, điều “Đặc biệt là cần phảiđổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp, gắn vớităng cường kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, chính quyền các địaphương… với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, hệ thốngcác cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm cả

hệ thống tổ chức bộ máy luôn luôn vận hành một cách đồng bộ, thống nhất; tránh tình trạng

“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây””(10)

Trang 18

Bốn là, về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộTheo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trướcđổi mới Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngàynay Điều đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng; sự đồng tình, hưởng ứng vàtích cực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; sự ủng

hộ, giúp đỡ của các đối tác và bạn bè quốc tế Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đãđược lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt được nhiềukết quả cụ thể rõ rệt rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏamạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự đã trở thành phong trào, xu thế, được cán bộ, đảng viên

và nhân dân ta đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực đã đạt được là cơ bản, chúng ta cũng cònkhông ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trìnhphát triển đất nước Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững, khoảngcách giàu nghèo gia tăng, sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt của lĩnh vực văn hóa, đạođức, lối sống… gây bức xúc xã hội Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống, “các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, “bệnh thành tích”, “tưduy nhiệm kỳ”, “lạm quyền”, “lộng quyền”, vi phạm nguyên tắc tổ chức đảng đang cònnghiêm trọng” “Sự bảo thủ, trì trệ; tư duy cục bộ, lợi ích nhóm; sự tha hóa quyền lực, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, lãng phí, xuống cấp về mặt đạo đức và tráchnhiệm xã hội, v.v cũng là những thứ giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm, đe dọa vai trò lãnh đạo

và sứ mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ, vận mệnh của đất nước, dân tộc”(11) chưa đượcngăn chặn, đẩy lùi Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vongcủa Đảng và chế độ ta Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sựnghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước

ta, phá hoại hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộĐảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bêntrong, hết sức thâm độc và nguy hiểm

Là một người mẫu mực nêu gương đạo đức thanh liêm, kiên quyết đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực, đồng chí khẳng định, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm

vụ đặc biệt quan trọng của Đảng và hệ thống chính trị Cần kiên trì, kiên quyết đấu tranh ngănchặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt

để hơn, hiệu quả hơn; đồng thời, gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnhđốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là cơ sở để tạo ra sựđồng thuận xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, qua đó tăng cường khốiđại đoàn kết toàn dân tộc Cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để

“không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng” và kiên quyết đấu tranh phòng,chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với tinh thần “không có vùngcấm, không có ngoại lệ, không bị tác động không trong sáng bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào…Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịpthời những hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử

lý bằng pháp luật hình sự đối với những người vi phạm, bất kể đó là ai”(12) Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Phòng, chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”, là nhiệm vụquan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải tiến hành kiênquyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnhvực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựngcho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”, một cơ chế răn đe,

Trang 19

trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng” và một cơ chế bảo đảm để “không cầntham nhũng”(13).

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chống tham nhũng, tiêu cực và các biểu hiện suy thoái

tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộkhông làm giảm sự đổi mới, sáng tạo, làm “chùn bước” những người dám nghĩ dám làm, dámchịu trách nhiệm vì lợi ích chung và làm “chậm” sự phát triển đất nước, không phải là “đấu đánội bộ”, “phe cánh”, mà ngược lại chính việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng,tiêu cực đã góp phần quan trọng đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnhđốn Đảng chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm”

và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinhnghiệm và bản lĩnh”(14)

Năm là, về chủ nghĩa tư bản hiện đại

Trong công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu phân tích, nêu bật bảnchất của chủ nghĩa tư bản (CNTB) hiện nay Với nhãn quan duy vật biện chứng, khách quan,khoa học, đồng chí cho rằng, chúng ta cần nhận thấy rằng CNTB chưa bao giờ mang tính toàncầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng

và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học và công nghệ Nhiều nước tư bản phát triển, trên

cơ sở các điều kiện kinh tế ở mức cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhândân lao động, đã có những điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến

bộ hơn so với trước Để thích ứng với điều kiện mới, CNTB thế giới đã ra sức tự điều chỉnh,thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên phạm vi toàn cầu, nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năngphát triển

Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, CNTB vẫn không thể khắc phục đượcnhững mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó Các cuộc khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng chu kỳ ởcác nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) vẫn tiếp tục diễn ra; khoảng cách giàu nghèo và bất bìnhđẳng xã hội ngày càng tăng, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc,tôn giáo Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạtkinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội Đồng chíTổng Bí thư chỉ rõ: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng,

vì lợi nhuận mà bóc lột tàn tệ và chà đạp lên phẩm giá con người, coi chiếm hữu của cải và tiêudùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội

và cạnh tranh khốc liệt để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, là đặc trưngcốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng TBCN

Đi sâu vào bản chất của chế độ TBCN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, đây vẫn là chế

độ của thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn Một bộ phận rấtnhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểmsoát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đóchi phối toàn xã hội Trên thực tế, các thiết chế dân chủ tư sản theo công thức “dân chủ tự do”vẫn chỉ dành cho những ông chủ tư bản, những tập đoàn tư bản Các quyền tự do dân chủ cho

số đông người dân vẫn chỉ là hình thức, rất ít thực chất Trong đời sống chính trị, khi quyền lựccủa đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át Ở các nước tư bản, các cuộc bầu

cử gọi là tự do, dân chủ, dù có thể thay đổi được chính phủ, thay đổi được phe nhóm nhưngkhông thay thế được thế lực thống trị, giai cấp cầm quyền; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực

tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản, của giai cấp tư sản “Pháp quyền dưới chế độ

Trang 20

tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tưsản”(15) Mâu thuẫn giữa lao động và tư bản là không thể điều hòa được, các cuộc khủnghoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độTBCN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận diện và phân tích thuyết phục về bản chất của CNTBhiện đại, về sự phát triển không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó

để từ đó chỉ rõ: Con đường đi lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN là sự lựa chọn đúng đắn củaĐảng và nhân dân ta Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là

bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, nhữngthiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua

cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủnghĩa tư bản”(16) Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướngchính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộcmình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới, tiếp thu cóchọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại “Trong thế giới toàn cầu hóa như hiệnnay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tácđộng của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó Chính vì vậy, chúng ta phảichủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độclập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,cùng có lợi”(17) Đó là cái nhìn toàn diện, biện chứng, lịch sử, khách quan về CNTB, là cơ sở

để chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh, “hội nhập” mà không “hòa tan” trên con đường đi lênCNXH

Công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tầm quốc gia, dân tộc

và quốc tế với tư duy lý luận sâu sắc, biện chứng, khách quan, mang tính lịch sử - cụ thể, đượcdiễn đạt khúc chiết, rành mạch, dung dị, dễ hiểu Và trên hết, chúng ta nhận thấy ở công trìnhthể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ, danh dự, đạo đức, nhân cách trong sáng và trái tim sục sôi bầunhiệt huyết cách mạng, luôn đau đáu vì Đảng, vì nước, vì dân của vị lãnh đạo cao nhất củaĐảng, Nhà nước ta

Đây là tài liệu hết sức quý báu phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giáo dục chính trị, tư tưởng

và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ta và bạn bè yêu chuộng hòa bình, tiến

bộ trên thế giới về CNXH và con đường đi lên CNXH, về công cuộc đổi mới ở Việt Nam; khơidậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nướcphát triển, thu nhập cao, theo định hướng XHCN như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đềra./

Trang 21

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG CUỐN SÁCH “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM”

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử Đây là chân lý đã được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam hơn 90 năm qua, nhất là qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nỗ lực tìmtòi, đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp ở mỗi thời kỳ; qua đó, góp phần vàothắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Đại hội XIII của Đảng đề ra đường lối xây dựngchủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới với 12 định hướng lớn phát triển toàn diện, bền vững đấtnước Những định hướng đó, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập khá toàn diện, sâu

sắc trong cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, được dư luận rất quan tâm và đánh giá cao.

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, với sự kiên định,vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nhấtquán khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, là khát vọng của dân tộc vànhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu củacách mạng Việt Nam vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Đảng ta đã từng bướcđổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và đề ra đường lối đổi mới, đánh dấu bước chuyển

to lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Sự nghiệp đổi mới là sự lựa chọn mang tính lịch sử, là quá trình thay đổi sâu sắc, toàn diện vềnhận thức, tư duy lý luận, về chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ

quốc; thật sự trở thành sản phẩm sáng tạo vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân

Việt Nam Nhờ sự kiên trì và nỗ lực của toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất

nước đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1 Thành tựu đó đã, đang củng cốvững chắc niềm tin; khơi dậy khát vọng mạnh mẽ và quyết tâm cao vươn lên của mọi người vì

sự phát triển bền vững và phồn vinh của Tổ quốc và cũng vì hạnh phúc của nhân dân Đó làđiều kiện và tiền đề quan trọng để chúng ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thầnNghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vàđược Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục bổ sung, phát triển, với những định hướng cơbản sau

Định hướng đầu tiên hết sức quan trọng là phải “xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế

phát triển bền vững về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường”2 ViệcVăn kiện của Đại hội XIII đặt yêu cầu phát triển bền vững về văn hóa ngang hàng với các lĩnhvực khác là nét nổi bật và là sự bổ sung quan trọng rất cần được làm sâu sắc thêm Điều đó

cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh

Trang 22

thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là

một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”3

Định hướng thứ 2 là “hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa”4 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đưa ra quan

niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối

đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”5

Để thực hiện tốt chủ trương này, điều quan trọng là phải tạo được môi trường thuận lợi để huyđộng, phân bổ và nhất là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hiện có nhằm thúc đẩy đầu

tư, sản xuất, kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học và côngnghệ hiện đại; từ đó đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, xây dựng quốc gia số, xã hội số; đẩymạnh đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điềukiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Định hướng thứ 3 nhằm “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”6 Định hướngnày xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng người tài: “Kiến thiết cần có nhân tài”

và việc phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụcho công cuộc phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉrõ: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lựccho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt, trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyểnbiến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng,

sử dụng đãi ngộ người tài”7

Định hướng thứ 4 về phát triển con người và xây dựng nền văn hóa Việt Nam được Tổng

Bí thư quan tâm và luôn coi đó là một trong những trọng tâm, nội dung nổi bật trong Văn kiệnĐại hội XIII của Đảng Nghị quyết Đại hội XIII chỉ rõ: “phát triển con người toàn diện và xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc để văn hóa và con người Việt Nam thực

sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”8 Việc coi con người

và văn hóa vừa là động lực, vừa là sức mạnh nội sinh để thúc đẩy phát triển đất nước nhằm mục tiêu “đến năm 2030,… là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” và “đến năm 2045: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”9 là sự phát triển nhậnthức lý luận rất quan trọng về sự phát triển bền vững của Đảng ta

Định hướng thứ 5 là bảo đảm an ninh con người Phát triển toàn diện con người phải “trở

thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”; con người phải được coi là mụcđích cao nhất của sự phát triển, mọi người phải “được chia sẻ những thành quả của quá trìnhphát triển kinh tế”10 Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phải: “… quản lý phát triển xã hội

có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người”11

Trọng tâm của định hướng thứ 6 là khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,

thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, do “khai thác tài nguyên thiếu bền vững,hiệu quả quản lý, sử dụng chưa cao”12 Định hướng này đòi hỏi chúng ta tuyệt đối không thể vìtăng trưởng kinh tế đơn thuần mà đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế Bởi vậy,phải: “… chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, phòng,

Trang 23

chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tàinguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững”13.

Định hướng thứ 7 phải “giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an

ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương Chủ độngngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thờinhững yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thấtbại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chínhtrị”14 Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cần: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiếntranh, xung đột từ sớm, từ xa; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”15

Định hướng thứ 8, “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương

hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môitrường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”16 Việcchủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả sẽ giúp chúng ta tranh thủ được sứcmạnh và cơ hội nhiều mặt do thời đại tạo ra, nhất là về khoa học, công nghệ, thương mại nhằmrút ngắn khoảng cách và trình độ phát triển của nước ta với thế giới Do vậy, cần: “… thựchiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hộinhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả”17

Định hướng thứ 9, thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân

chủ thực chất trong xã hội là tiền đề quan trọng tạo nên sự đồng thuận và đoàn kết xã hội vì sựphát triển của đất nước Do vậy, cần “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ

nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân

dân, tăng cường đồng thuận xã hội”18

Định hướng thứ 10 chỉ rõ, “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì

sự phát triển của đất nước”19 Khi Nhà nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả phương châm “dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” thì sức mạnh của đất nước sẽ tăng lên gấpbội, Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ được toàn dân triệt để ủng hộ và ngày càng trở nên vữngbền Do đó, phải “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng

hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiếp tục đẩymạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực”20

Định hướng thứ 11 về sự trong sạch, vững mạnh của hệ thống chính trị và năng lực cầm

quyền hiệu quả của Đảng là một đảm bảo vững chắc cho chế độ xã hội chủ nghĩa Bởi vậy,Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “… xây dựng độingũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có

đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”21

Định hướng thứ 12, “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa

ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo quyluật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất vàxây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường

và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập,

Trang 24

tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”22.Định hướng này bổ sung mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, đảmbảo kỷ cương xã hội Nhấn mạnh mối quan hệ này nhằm: chống lại sự đòi hỏi dân chủ quátrớn, bất chấp kỷ cương, pháp luật; nhấn mạnh mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm; giữaquyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân đối với đất nước.

Như vậy, có thể thấy, cuốn sách của Tổng Bí thư góp phần quan trọng tổng kết, khẳng

định: từ thực tiễn hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam

đã hình thành, từng bước hoàn thiện và hiện thực hóa lý luận về đường lối đổi mới Việt Nam Đồng thời, thể hiện tầm nhìn, mục tiêu và các định hướng phát triển đất nước, đúc kết

những bài học kinh nghiệm, những quan điểm chỉ đạo, những mối quan hệ lớn phù hợp vớiquy luật khách quan, để tiếp tục bổ sung, phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới

Trang 25

SÁNG TẠO LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đại hội XIII của Đảng khẳng định, sau 35 năm đổi mới, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa” (1) Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua hơn 35 năm đổi mới cho thấy sự sáng tạo lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có vị trí thenchốt, vai trò bao trùm trong hệ thống lý luận chính trị, phản ánh mô hình tổng thể, đặc trưngbản chất của chế độ chính trị gắn với mục tiêu, phương thức, con đường phát triển đất nước.Đóng vị trí then chốt, vì lý luận này chế định đến các phân hệ - lĩnh vực khác của lý luận chínhtrị; đóng vai trò bao trùm vì nó thiết kế nên mô hình CNXH ở Việt Nam và vạch ra con đườnghiện thực hóa từng bước mô hình đó trong từng chặng đường, từng bước phát triển

Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Xác định mô hình CNXH với những đặc trưng cấu trúc phản ánh chất lượng phát triển của môhình ở dạng hoàn chỉnh trong tương lai là một trong những vấn đề lý luận cơ bản đầy khókhăn, phức tạp, luôn được Đảng ta bổ sung, phát triển gắn với những bước tiến của tư duy,nhận thức Trước đây, các nhà sáng lập CNXH khoa học chỉ mới đưa ra một số phác thảo cơbản có tính dự báo về đặc trưng của CNXH dựa trên sự phân tích của các ông về các hình tháikinh tế - xã hội mà loài người đã trải qua trong lịch sử, đặc biệt là những giới hạn cần phải “bỏqua” chế độ tư bản chủ nghĩa Thực tiễn phát triển của CNXH cho thấy, CNXH về bản chất vàmục tiêu là thống nhất, nhưng mô hình phát triển ở thời kỳ quá độ rất đa dạng, phong phú, dochế định bởi trình độ phát triển, đặc thù về lịch sử, văn hóa của từng quốc gia - dân tộc Trênnền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cận CNXH từ nhiềuphương diện khác nhau: Từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phươngdiện đạo đức, từ góc độ văn hóa, từ chủ nghĩa nhân văn Người kiến tạo đặc trưng CNXH làmột chế độ phản ánh chất lượng phát triển mới, trình độ phát triển mới thực sự ưu việt, đầytính nhân văn cao cả “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi ngườikhông phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quảđất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”(2) Người khẳngđịnh: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúngđắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”(3).Đối với Việt Nam, CNXH là con đường phát triển tất yếu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việclàm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”(4) Những thành quả to lớn của cách mạng ViệtNam trong gần thế kỷ qua càng chứng minh giá trị và sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ ChíMinh, nhất là tư tưởng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định dứt khoát, đổi mới khôngphải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện cóhiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện phápthích hợp Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã thành lập Tiểu ban nghiên

cứu, xây dựng “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, mà

cốt lõi chính là xác định rõ mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong điềukiện mô hình CNXH hiện thực ở các nước Đông Âu, Liên Xô rơi vào khủng hoảng, rồi sụp đổ;công cuộc đổi mới ở nước ta mới bắt đầu khởi động; môi trường chiến lược toàn cầu thay đổi

Trang 26

nhanh chóng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm

1991) được công bố vào lúc mà CNXH hiện thực ở các nước Đông Âu, Liên Xô sụp đổ dâychuyền đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời đặt ra cho Đảng ta yêu cầu phảiphát huy cao độ sức sáng tạo lý luận để tìm tòi mô hình CNXH và con đường đi lên CNXHphù hợp thực tiễn đất nước và đặc điểm thời đại, khắc phục chủ nghĩa giáo điều dưới mọi hìnhthức và phòng ngừa chủ nghĩa cơ hội, nguy cơ chệch hướng XHCN

Sáng tạo lý luận của Đảng thể hiện ở xác định mô hình CNXH Việt Nam với 6 đặc trưng Đólà: 1- Donhân dân lao động làm chủ; 2- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượngsản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3- Có nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làmtheo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện cá nhân; 5- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ; 6- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.Đây là những đặc trưng cấu trúc phản ánh bản chất hay mục tiêu cơ bản, chất lượng phát triểncủa CNXH ở Việt Nam mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng và hướng tới dưới sự lãnh đạo củaĐảng

Chính thực tiễn công cuộc đổi mới giúp Đảng ta có những hiểu biết, nhận thức mới về CNXH

Vì vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển thành 8 đặc trưng của CNXH Việt Nam: “Xã hội

xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuấthiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(5)

So với Cương lĩnh năm 1991 thì Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung 2 đặc trưng mới, đó là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” Với 8 đặc trưng này, CNXH mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”(6) Đây cũng là mô hình CNXH “hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm”(7) Cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, bên cạnh việc xác định rõ những đặctrưng bản chất, cốt lõi của CNXH, Đảng ta ngày càng có những nhận thức đầy đủ hơn về thời

kỳ quá độ lên CNXH, nhất là phương thức hiện thực hóa mục tiêu XHCN trong từng chặngđường phát triển đất nước phù hợp quy luật khách quan

Các đặc trưng mô hình CNXH phản ánh mục tiêu mang tính bản chất của chế độ XHCN nêutrong Cương lĩnh đã trở thành ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng toàn dân tộc và đoàn kết quốc

tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là đích hướng tới chứa đựng lý tưởng khoa học, động

cơ đạo đức, vì dân tộc trường tồn, đất nước phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do,

hạnh phúc, vì tiến bộ xã hội và lương tri, phẩm giá con người, vì một thế giới tốt đẹp

hơn Mang lý tưởng khoa học nên đích hướng tới được luận chứng bằng căn cứ khoa học, khắc phục những quan niệm chủ quan, giáo điều trước đó; mang động cơ đạo đức nên CNXH hướng tới giá trị cao đẹp, khác với động cơ vụ lợi, hành động xu thời, cơ hội chủ nghĩa Đặc

trưng CNXH nêu trên không chỉ thể hiện ở dạng cấu trúc hoàn chỉnh phải định hướng cho

Trang 27

tương lai, mà còn phải từng bước được hiện thực hóa, định hình trong quá trình đổi mới đấtnước mà người dân được chứng thực bằng chất lượng sống cải thiện hằng ngày, bằng sứcmạnh, tiềm lực, uy tín và vị thế đất nước được nâng lên.

Tính đan xen phức tạp và đấu tranh gian khổ, lâu dài giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái thoái bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Muốn đạt tới mục tiêu chủ nghĩa cộng sản, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với tưcách là những nấc thang trung gian - như chỉ dẫn của C Mác và Ph Ăng-ghen: “Giữa xã hội tưbản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọsang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời

kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”(8) Trên

cơ sở lý luận về sự phát triển “rút ngắn”, “không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”với tư cách là hình thức quá độ “gián tiếp” đi lên CNXH được các nhà sáng lập CNXH khoahọc khởi phát, V.I Lê-nin cho rằng, “cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội”(9) gắn với những điều kiện và biện pháp để thực hiện bước quá độấy

Trước đổi mới, Đảng ta chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trìnhlịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường với những bước đi trung gian; vì vậy, đãvấp phải tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, bắt hiện thực khuôn theo các đặc trưngCNXH ở dạng cấu trúc hoàn chỉnh của tương lai Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986), trongkhi khởi xướng đường lối đổi mới, đã khắc phục tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” nêu trên bằngviệc “chặng đường hóa”, “lộ trình hóa” cho cả thời kỳ quá độ với khẳng định: “Thời kỳ quá độ

ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn pháttriển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn Đó là một thời kỳ cải biếncách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng”(10) Trong đó, “chặng đường đầutiên” là bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn với mục tiêu đưa nước ta ra khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu

dài, trải qua nhiều chặng đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàndiện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”

Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001), trên cơ sở tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mới, đã lượng hóa những cái phải “bỏ qua”, lượng giá những cái cần “kế thừa” chủ nghĩa tư bản để thực hiện

quá độ lên CNXH: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất

và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhânloại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triểnnhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(11); đồng thời, khẳng định “xây dựngchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất

cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”(12).Tính đan xen, khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉrõ: “Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triểnđan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩatrên một số lĩnh vực Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơchế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế”(13)

Trang 28

Với những thành tựu lý luận hiện nay, phân kỳ thời kỳ quá độ được xác định gồm: “Chặngđường đầu tiên” có nhiệm vụ tạo trạng thái ổn định vững chắc để chuẩn bị tiền đề thực hiệnđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - “Chặng đường thứ hai” của thời kỳ quá độ

- nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước côngnghiệp Trù liệu ban đầu của Đảng là hoàn thành cơ bản mục tiêu của “Chặng đường thứ hai”vào năm 2020, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta đã phải điều chỉnh lộ trình Đại hộiXIII của Đảng xác định mục tiêu đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có côngnghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nướcđang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thànhnước phát triển, thu nhập cao, là một cách diễn đạt về điều chỉnh lộ trình tiến hành đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và xác định nội dung cho chặng đường “hậu công nghiệp hóa”

là phấn đấu trở thành nước phát triển

Cương lĩnh năm 2011 của Đảng xác định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân

ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợpvới xu thế phát triển của lịch sử Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranhphức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiềuhình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”(14) Như vậy, nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ lênCNXH ở Việt Nam từng bước được bổ sung, phát triển, ngày càng hoàn thiện Đó là cơ sở đểĐảng ta tiếp tục khẳng định, thực hiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa làmột sự nghiệp cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp; vì thế, phải kiên trì, không chủ quan,nóng vội; phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, tôn trọng quy luật khách quan, tránh giáođiều, rập khuôn, máy móc Thành công hay thất bại của sự nghiệp xây dựng CNXH phụ thuộctrước hết vào sự đúng đắn của đường lối, của bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “quá độ lên chủ nghĩa xãhội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc

về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”(15)

Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Phương hướng xây dựng CNXH Việt Nam là một nội dung quan trọng, luôn được Đảng nhậnthức, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn Đại hội VI (năm 1986) nêu tư tưởng chỉ đạo của kếhoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọitiềm năng, thế mạnh của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triểnmạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN Để thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN, điều quan trọng nhất là phải cảibiến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển, vượt qua mọi rào cản đối với công cuộcxây dựng CNXH

Cương lĩnh năm 1991 của Đảng xác định phương hướng cơ bản là: 1- Xây dựng nhà nước

XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện đầy đủ quyền dân chủ củanhân dân; 2- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại;không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; thiết lập từngbước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu; 3- Pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN; 4- Tiến hành cách mạngXHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; 5- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng

cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dângiàu, nước mạnh Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả cácnước; 6- Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ViệtNam; nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,

Trang 29

bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng; 7- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnhđạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.

Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung, phát triển

thành 8 phương hướng: 1- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triểnkinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; 2- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN; 3- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nângcao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; 4- Bảo đảm vững chắc quốcphòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; 5- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; 6- Xâydựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặttrận dân tộc thống nhất; 7- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân; 8- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Trong các phương hướng xây dựng CNXH Việt Nam, sáng tạo lý luận quan trọng thể hiện ở

việc Đảng ta xác định 3 trụ cột: Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho phát triển đất nước; Kinh tế thị trường định hướng XHCN là công cụ, phương tiện giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN là hình thức tối ưu bảo đảm quyền lực nhà nước của nhân dân và thực thi, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân.

Nhận thức về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được bắt đầu từ khi đất nướcbước vào đổi mới và tiếp tục được bổ sung qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng Đại hội XIIIcủa Đảng yêu cầu thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, đó là “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng

bộ theo quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước” Theo đó, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một trong ba khâuđột phá chiến lược, được Đảng ta xác định từ Đại hội XI Điểm mới lần này là nội hàm được

xác định rộng và cụ thể hơn, đó là “hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”(16)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là

thành quả lý luận quan trọng”(17) của Đảng Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN là phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sốngcủa nhân dân Kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước pháp quyềnXHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” Đây chính là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá

độ đi lên CNXH Mô hình kinh tế này bảo đảm tính thống nhất giữa chính sách kinh tế vớichính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngaytrong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển Chính thực tiễn phát triển

mô hình kinh tế này đã “đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 nămqua”(18)

Tổng kết việc xây dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam, có thể thấy, trong quá trình đổi mới,Đảng ta đã kế thừa các giá trị phổ quát của nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại, đồngthời sáng tạo nên những giá trị riêng có của Việt Nam Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam được Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Trang 30

để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đi lên CNXH ở nướcta.

Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(19)

Đại hội XIII của Đảng xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn củacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở cácnguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rànhmạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước Sự vận hành của Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc “nguyên tắc pháp quyền”, giảiquyết tốt mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”, từ đó Nhà nước tạo lập, dẫn dắt,kiến tạo môi trường chính trị, pháp lý, xã hội để các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động thuậnlợi, cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo và nguồn lực, lợi thế củamình Để thực hiện được định hướng này, Đại hội XIII của Đảng xác định rõ mục tiêu “xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động”, “lấy quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mớisáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”(20) Xây dựng hệ thống pháp luật đầy

đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định

Thực tiễn đổi mới của Việt Nam đã chứng tỏ Nhà nước pháp quyền XHCN là hình thức tối ưuthực hiện quyền lực của nhân dân, “là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhândân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nướcbảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chínhvới mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”(21), như Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã khẳng định

Những phương hướng này là kết quả tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tham chiếu kinhnghiệm quốc tế, khẳng định Đảng ta ngày càng làm sáng rõ hơn kiểu quá độ “gián tiếp” từ chủnghĩa tư bản lên CNXH phù hợp trình độ, điều kiện của Việt Nam và thích ứng với xu hướngmới của thế giới

Các mối quan hệ lớn cần nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng ta đã tổng kết, hệ thống hóa và xác định các mối quan

hệ lớn và đề cập lần đầu tiên trong Cương lĩnh năm 2011 Đại hội XI của Đảng nhận thức, khi

thực hiện 8 phương hướng xây dựng CNXH phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt

8 quan hệ lớn là: 1- Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; 2- Giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới chính trị; 3- Giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; 4- Giữa phát triển lựclượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; 5- Giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; 6- Giữa xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; 7- Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; 8- Giữa Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Tổng kết 5 năm giải quyết các mối quan hệ lớn này, Đại hội XII hoàn chỉnh mối quan hệ “giữakinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa”, thành mối quan hệ “giữa tuân theo các quyluật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhằm làm rõ hơn nhận thức rằngtrong CNXH vẫn tồn tại nền kinh tế thị trường; và bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị

Trang 31

trường” Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã hoàn thiện mối quan hệ “giữa Nhà nước và thịtrường”, thành mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”.

Tại Đại hội XIII, Đảng tiếp tục có những nhận thức, bổ sung mới về các mối quan hệ lớn Đó

là điều chỉnh, bổ sung mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, thành “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”; điều chỉnh mối quan hệ “giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thành “giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”; điều chỉnh mối quan hệ “giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” Đặc biệt, xuất phát

từ thực tiễn, Đảng bổ sung mối quan hệ “giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”(22)

Như vậy, Đảng đã có những điều chỉnh, bổ sung từng mối quan hệ một cách chặt chẽ, đầy đủ,thành 10 mối quan hệ lớn cần giải quyết Đây là những vấn đề mang tính quy luật khách quan,tồn tại, vận động trong điều kiện quá độ “gián tiếp”, phải được nhận thức sâu sắc và giải quyếtthường xuyên ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực Mười mối quan hệ lớn là sự khái quát cao nhận thức

lý luận của Đảng trên con đường thực hiện quá độ lên CNXH

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH có nhiều nội dung, mỗi nội dung có quy luật pháttriển riêng, gắn với diễn trình lịch sử từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng Trên đây lànhững nội dung cốt lõi thể hiện sáng tạo lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở ViệtNam của Đảng ta Thành tựu công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua khẳng định tính đúng đắn,sáng tạo của mô hình CNXH và quá độ lên CNXH mà Đảng ta đã tìm tòi, khẳng định, kháiquát thành mô hình đặc trưng, phương thức thực hiện và phương hướng chỉ đạo Tuy nhiên, bổsung, phát triển, hoàn thiện lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là mộtquá trình, phải dựa trên tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận Tinh thần sáng tạo và kinhnghiệm thực tiễn dày dặn là cơ sở cho Đảng ta nâng tầm trí tuệ, tiếp tục bổ sung, phát triển lýluận về CNXH và con đường đi lên CNXH, nhất là những vấn đề lý luận về các chặng đường

“hậu công nghiệp hóa” và sau khi hoàn thành mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập caovào giữa thế kỷ XXI./

Trang 32

ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – SỰ VẬN ĐỘNG TẤT

YẾU CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

(ĐCSVN) - Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, mỗi dân

tộc đều phải lựa chọn cho mình một mục tiêu, con đường phát triển, đó là quyền tự quyết thiêng liêng của mỗi dân tộc, không thể áp đặt Tuy nhiên, việc lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển của mỗi nước không thể nằm ngoài quy luật vận động, phát triển của nhân loại Nếu đi ngược lại xu thế phát triển, bất chấp quy luật thì sẽ mang lại hậu họa cho dân tộc, cho nhân dân.

Song thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, sự lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển của dântộc cũng không hề đơn giản Sự lựa chọn đúng hoặc sai con đường phát triển của dân tộc phụthuộc vào tầm trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, thế giới quan của giai cấp, nhà nước cầm quyền và điềukiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Trong thời đại ngày nay - thời đại loài người quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội trên phạm vi toàn thế giới, được đánh dấu bằng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩaTháng Mười Nga vĩ đại thì việc đấu tranh lật đổ ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đếquốc, giành độc lập cho dân tộc là mục tiêu trước mắt của mọi quốc gia dân tộc bị áp bức, củacác dân tộc thuộc địa Song việc xác định mục tiêu lâu dài, con đường phát triển tiếp theo củamỗi nước, của mỗi dân tộc không hoàn toàn thống nhất, tùy thuộc vào quan điểm, lập trườngcủa giai cấp, nhà nước cầm quyền Trên thực tế, nhiều nước sau khi kiên trì đấu tranh giànhđược độc lập dân tộc lại tiếp tục đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đồng thờinhiều dân tộc quyết định tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủnghĩa, trong số đó có Việt Nam

Sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước và nhândân ta đó hoàn toàn đúng đắn, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy, phù hợp với ướcnguyện, khát vọng của nhân dân ta

Ngay trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,dưới ánh sáng của cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1] ; “Chỉ

có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[2] Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,trong Chánh cương vắn tắt do Người soạn thảo đã chỉ rõ: “làm tư sản dân quyền cách mạng vàthổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[3]

Thấm nhuần tư tưởng ấy, Đảng ta đã khẳng định “cách mạng Việt Nam là một quá trìnhcách mạng không ngừng từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

Và trong quá trình cách mạng, khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm

vụ chiến lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội Đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạngnước ta.”[4]

Đường lối cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được hiện thựchóa một cách sinh động trên đất nước ta Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miềnBắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân Với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đã lãnh đạo

cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng đến nay đã chứng minh sự đúng đắn củamục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đó là con đường duy nhấtđúng, là một tất yếu lịch sử của đất nước ta, không thể có con đường khác, càng không thể làcon đường tư bản chủ nghĩa

Trang 33

Bởi lẽ, để đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, giải phóng nhândân khỏi áp bức bóc lột, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ đất nước làước mơ, là khát vọng cháy bỏng của nhân dân ta bao đời nay, suốt mấy chục năm trời, đã cóbiết bao đảng viên trung kiên, quần chúng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang hysinh xương máu mới thực hiện được Vì vậy, sau khi giành được độc lập dân tộc, Đảng takhông thể đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, không thể lại đưa giai cấp bóc lộtquay trở lại địa vị thống trị, đưa dân ta trở lại con đường lầm than, cơ cực, tiếp tục chịu thânphận ngựa trâu, không thể tự tước đoạt, tự hủy hoại thành quả cách mạng với bao sự hy sinhxương máu Chính vì thế sau khi giành được độc lập dân tộc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với nước ta là sự lựa chọn hợp quy luật pháttriển của nhân loại, đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm của dân tộc ta, nguyện vọng, ý chícủa nhân dân ta

Việc lựa chọn mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội củaĐảng ta, nhân dân ta dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, được tổng kết từ thựctiễn cách mạng thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam, hội đủ các nhân tố khách quan và chủquan, dân tộc và thời đại, hoàn toàn không phải dựa vào cảm tính, thuần túy dựa trên nguyệnvọng mong muốn chủ quan của Đảng và nhân dân ta

Từ thực tiễn tình hình cách mạng thế giới và thành quả cách mạng Việt Nam trong 80năm qua càng khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọnđúng đắn của Bác Hồ, của Đảng và nhân dân ta

Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội IV, Đảng ta đã khẳng định: Trong thời đại ngày naykhi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, và ở nước ta khi giai cấp côngnhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dâncũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủnghĩa xã hội, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản Nhưvậy, độc lập thống nhất không những gắn liền với nhau mà còn tạo tiền đề cho chủ nghĩa xãhội

Chủ nghĩa xã hội là mục đích trước mắt của cách mạng Việt Nam đồng thời là con đườngtiến hóa tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài ngườiđang ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.Ngày nay, Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một Chỉ cóchủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoátkhỏi ách áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhândân lao động quyền làm chủ đầy đủ, mới trả lại giá trị chân chính cho con người Có chủ nghĩa

xã hội Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh,

do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh Chỉ

có chủ nghĩa xã hội mới làm cho Tổ quốc ta thống nhất ở trình độ cao nhất và đầy đủ nhất,thống nhất về lãnh thổ, chính trị và tinh thần, về kinh tế, văn hóa xã hội, thống nhất về quyềnlợi và nghĩa vụ, mọi người đoàn kết, thương yêu nhau một cách chân thành và thắm thiết[5].Trong các kỳ Đại hội, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội và nhất quán thực hiện mục tiêu đó “Trước sau như một, nhân dân ta vẫn kiên trì conđường xã hội chủ nghĩa Đó là mục tiêu chiến đấu 60 năm qua của Đảng và nhân dân ta Conđường chúng ta lựa chọn phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của thời đại.”[6]

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, trước sự tác động từ khủng hoảng của cácnước xã hội chủ nghĩa, Đảng ta tiếp tục khẳng định dứt khoát mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI trình bày tại Đại hội VII củaĐảng đã làm rõ cơ sở khoa học của sự kiên định đó: “Đối với nước ta không còn con đườngnào khác để có độc lập dân tộc thực sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân Cần nhấn mạnh rằngđây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời củaĐảng ta trong lúc các phong tào yêu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu

Trang 34

tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại Nhân dân ta dưới ngọn cờ của Đảng, pháthuy cao độ truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc đã chiến đấu, hy sinh ròng rã mấychục năm trời, hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân,

đã chuyển sang thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không có

lý do gì lại rẽ sang con đường khác ngược với mục tiêu đã chọn Chẳng lẽ bao nhiêu thành quảcách mạng giành được bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vàotay những lực lượng đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắnkhông thể bảo đảm độc lập thực sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thực sự cho tuyệt đại đa sốnhân dân

Cũng không có lý do gì chúng ta “lùi lại” giai đoạn dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượtqua Nếu có những việc của giai đoạn trước chưa làm xong, hoặc chưa làm tốt thì chúng ta tiếptục giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy nhân dân ta quyết khôngchấp nhận con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa ”[7]

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011), tiếp tục khẳng định: Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, Đảng ta đã rút ra

những bài học kinh nghiệm lớn: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn

cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ

sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.[8]

Tuy nhiên, trong những năm qua đã có không ít quan điểm phê phán đường lối cáchmạng Việt Nam, phủ nhận, xuyên tạc mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà và Chủtịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn Nhất là từ khi môhình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sự sụp đổ càng có nhiều quan điểm phủ nhận conđường cách mạng Việt Nam, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Họ đòiphán xét lại lịch sử, cho rằng Đảng ta đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là vội vàng Một

số người cho rằng, không thể đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, rằng “đưa dân tộc đi theocon đường xã hội chủ nghĩa là đưa dân tộc vào chỗ chết”, nên chọn con đường tư bản chủnghĩa…

Có những quan điểm cho rằng sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc chưa vội tiến lênchủ nghĩa xã hội mà cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân Và hiện nay, không nên kiên địnhcon đường chủ nghĩa xã hội mà hãy quay lại thực hiện chế độ dân chủ nhân dân Một số ngườicho rằng đổi mới đất nước theo kinh tế thị trường là đưa đất nước phát triển theo con đường tưbản chủ nghĩa

Thực chất các quan điểm trên đều nhằm mục đích phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Toàn Đảng, toàn dân

và toàn quân ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạnchống phá của các thế lực phản động, cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc, đồng thời phê phán,khắc phục những biểu hiện nhận thức không đúng, dao động về con đường, mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội trong một bộ phận nhân dân ta

Cần khẳng định rằng, công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làđòi hỏi tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để tạo những điều kiện, tiền đề chochủ nghĩa xã hội Thực hiện đường lối đổi mới nhưng vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không tạo ra một thời kỳ

“trung gian”, “thời kỳ quá độ từ độc lập dân tộc lên chủ nghĩa xã hội”…

Những gì mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phấn đấu, thực hiện côngcuộc đổi mới đất nước là đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo những đặc trưng của chủnghĩa xã hội mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991

đã xác định, đồng thời tiếp tục được cụ thể hóa, bổ sung, phát triển trong Cương lĩnh đượcthông qua tai Đại hội XI của Đảng (2011) Chúng ta thực hiện đường lối đổi mới không phải

Trang 35

để xa rời chủ nghĩa xã hội, mà để chúng ta càng vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đó chính là quá trình hiện thực hóa mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Hiện nay và trong những năm tới, thời cuộc có thể có nhiều đổi thay, nhưng độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mãi mãi là mục tiêu, con đường duy nhất đúng đắn, là tất yếulịch sử của dân tộc ta trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh

Trang 36

ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI -

NIỀM TIN TẤT THẮNG CỦA VIỆT NAM

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ

hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó thểhiện sự lựa chọn sáng suốt của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam,phù hợp với xu hướng của thời đại

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc diễn ratheo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng đều đi đến thất bại, cách mạng Việt Nam rơi vàotình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành - HồChí Minh đã xuất hiện và tìm ra lời giải đáp cho cách mạng Việt Nam Qua nghiên cứu, khảonghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới nhưng Người đi đến kết luận là cáccuộc cách mạng đó đều “không đến nơi” và đó không phải là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ ChíMinh Bởi vì, đối với Người, giải phóng dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no và hạnh phúcthật sự cho nhân dân, giải phóng con người một cách triệt để

Tư tưởng nhân văn ấy, Người đã tìm thấy trong Cách mạng Tháng Mười Nga năm

1917, vì Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng triệt để con người, là một cuộc cách mạng

“đến nơi” một cách thật sự, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể loài người Từ đó, Người đãlựa chọn cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga - conđường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo hệ tư tưởng Mác-Lênin Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đượccác dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[1] và “cách mạnggiải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắnglợi hoàn toàn”[2]

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làmục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu củacách mạng Việt Nam Trong Cương lĩnh thành lập Đảng năm 1930, Đảng ta đã xác định conđường của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng

để đi tới xã hội cộng sản”, tức là thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ để thực hiện mục tiêuđộc lập dân tộc và người cày có ruộng và từng bước đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa

xã hội Hai giai đoạn cách mạng này có quan hệ biện chứng với nhau Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội trước hết phải giành được độc lập dân tộc và có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữvững được độc lập dân tộc và xây dựng được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta tiếp tục bổsung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo của mình Trong Báo cáo Hoàn thành giải phóngdân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội của Đại hội lần thứ II của Đảng(1951) khẳng định, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam sẽ tiến triển thành cáchmạng xã hội chủ nghĩa Và, nước Việt Nam sẽ thành một nước xã hội chủ nghĩa Đó là tưtưởng cách mạng không ngừng, luôn nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội, tư tưởng chiến lược cách mạng của Đảng ta

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) diễn ra trong bối cảnh đất nước tạm thời bị chiacắt làm 2 miền, với 2 chế độ khác nhau, vì vậy, Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ của cáchmạng Việt Nam là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩymạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ, xây dựngmột nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Trang 37

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại hội lần IV của Đảng (1976) chỉ rõ, cáchmạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới - “giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất làmnhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Xuất phát từ thực tiễn, Đại hội lần thứ V của Đảng (1982) nêu lên hai nhiệm vụ chiếnlược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; sẵnsàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời, xác định hainhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ mật thiết với nhau

Tuy nhiên, vì mắc phải những sai lầm do bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội trong chỉđạo chiến lược và tổ chức thực hiện đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng vềkinh tế - xã hội kéo dài

Để khắc phục những sai lầm đó, Đại hội lần VI (1986) của Đảng với tinh thần nhìnthẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện,sâu sắc và triệt để, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội

Năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cáchmạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thànhtâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt Các thế lực chống cộng, cơ hộichính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá Trong hàng ngũ cáchmạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xãhội

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng ta khẳng định,tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa Đại hội tiếp tụckhẳng định kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn và thông quaCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đã nêulên 6 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng và 7 phương hướng

cơ bản trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Đại hội XI của Đảng khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân

ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợpvới xu thế phát triển của lịch sử Đại hội đã tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, bổsung phát triển thành Cương lĩnh năm 2011, rút ra năm bài học cơ bản và tiếp tục nhấn mạnhbài học hàng đầu là: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đã nêulên những nội dung cơ bản của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời bổsung, phát triển những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng với 8đặc trưng cơ bản, vạch ra các phương hướng cơ bản và những mối quan hệ lớn cần phải nắmvững và giải quyết tốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Đại hội XIII nêu rõ: “Kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đườnglối đổi mới của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[3]

Như vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhưthế nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đócũng là sự nhất quán giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với Đảng ta về con đường của cách mạngViệt Nam Thực tiễn đã khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn của cáchmạng Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Trang 38

Nhờ đường lối đúng đắn ấy, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợikhác Sau 35 năm đổi mới, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội của nước ta ngày càng hoàn thiện Đất nước đạt được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới Đờisống nhân dân được nâng lên rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần Từ đó, Văn kiện Đại hội XIII

đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay”[4] Đây là niềm tự hào, là nguồn lực và là động lực to lớn, là niềm tin lớn lao đểtoàn Đảng, toàn dân ta vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên conđường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn

Để chống phá con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địchđiên cuồng ra sức chống phá từ việc phủ nhận lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội đến việc thành lập các tổ chức, mua chuộc, xúi dục, kích động, gây bạo loạn lật đổ, cổ súycho con đường tư bản chủ nghĩa, nhằm tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng tađang xây dựng

Mặc dù chủ nghĩa tư bản đang đạt nhiều thành tựu, đặc biệt về khoa học công nghệ,giải phóng sức lao động, nhưng những khuyết tật trong lòng xã hội tư bản vẫn bộc lộ mạnh mẽ

và không thể khắc phục Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra, xung đột sắc tộc, tôngiáo có chiều hướng gia tăng, bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt… Từ

đó, xuất hiện ngày càng nhiều các phong trào phản kháng xã hội, biểu tình, bạo loạn xảy ra ởnhiều quốc gia tư bản

Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua những năm tháng đau thương do chiến tranhgây ra Giờ đây, hơn bao giờ hết, cần một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước,xây dựng một xã hội thân ái, đoàn kết, tiến bộ, nhân văn, phát triển bền vững, xây dựng hệthống chính trị mà quyền lực thuộc về nhân dân, đời sống nhân dân không ngừng nâng lên…Tất cả những điều đó chỉ có được trong chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng

Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và từthực tiễn thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam đã chứng minh, độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng của Việt Nam Điều đó một lần nữa được khẳngđịnh trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 131 nămngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hộiđồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 Đây là cơ sở lý luận và khoa học để xây dựng,củng cố niềm tin tất thắng của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 39

KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt và chủ đạo trongquá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp nghiệp cáchmạng của dân tộc và mãi là sợi chỉ đỏ chỉ dẫn cho sự nghiệp đẩy mạng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng ngày nay Vănkiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục coi đây là quan điểm chỉ đạo để thực hiện đường lối đổimới: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới củaĐảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa”[1]

1 Từ khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, những quan điểm phủnhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện càng nhiều Họ đòi xétlại lịch sử, cho rằng Đảng ta đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là vội vàng Một số ngườicòn cho rằng, Việt Nam không thể đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì đi theo con đường

đó là đưa dân tộc vào chỗ chết (!) Họ “khuyên” Việt Nam nên quay lại con đường phát triển tưbản chủ nghĩa,… Điều đó là không thể, bởi các lý do sau:

Một là, dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường lối cách mạng vô sản Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta (năm 1858)

đến trước năm 1930, đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩphu, nhà yêu nước nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại Nguyên nhânchính là do không có đường lối cách mạng đúng theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học vàcách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử

Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường duy nhất đúng để cứu nước,

giải phóng dân tộc, là con đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp; giai cấp

vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với với chủ nghĩa xã hội thì cách mạng nước ta mới thành công Người chỉ rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân

tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”[2] Thực tiễn cách mạngViệt Nam đã chứng minh sự đúng đắn đó bằng những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong sựnghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước trước đây, cũng như trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay Vì vậy, cần khẳng định, độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của toàn dân tộc Việt Nam, là sự phù hợp quyluật của tiến trình lịch sử nước ta Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã rút ra bài học cơ bản: “Đi lên chủ nghĩa xã hội

là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủtịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[3]

Hai là, giành được độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì chẳng những không giữ được độc lập dân tộc mà còn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,

thì việc đấu tranh lật đổ ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dântộc là mục tiêu trước mắt của mọi quốc gia, dân tộc bị áp bức, của các dân tộc thuộc địa Song,việc xác định mục tiêu lâu dài, con đường phát triển tiếp theo của mỗi nước, mỗi dân tộc lạitùy thuộc vào quan điểm, lập trường của giai cấp cầm quyền Một số nước sau khi kiên trì đấutranh giành được độc lập dân tộc quyết định đưa đất nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ

Trang 40

qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam Độc lập dân tộc là mục tiêu, làtiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cáchmạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không đượchưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[4] Chỉ có cách mạng xã hội chủnghĩa mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, bất công,mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thànhngười làm chủ xã hội; “độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”[5] Chủ nghĩa xã hội bảo đảmquyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mô hình phát triển đất nước; bảo đảm quyền

và phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xóa bỏ triệt để tình trạng áp bức, bóc lột Chủ nghĩa

xã hội tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độclập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoànhhành của tội ác, của tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống

ấm no, tự do, hạnh phúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liềnvới yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày một no ấm thêm,

Tổ quốc mới ngày một giàu mạnh thêm”[6]

Ba là, giành độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ chủ nghĩa là đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “nhân

dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hysinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc vàchủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân”[7] Vì vậy, sau khi giànhđược độc lập dân tộc, không có lý do gì để “lùi lại” giai đoạn dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượtqua Đảng ta “ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản vànhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cáchmạng Việt Nam”[8] Do đó, không thể đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, khôngthể đưa giai cấp bóc lột quay trở lại địa vị thống trị, đưa dân ta trở lại con đường lầm than, cơ cực,tiếp tục chịu thân phận trâu ngựa Không thể tự tước đoạt, tự hủy hoại thành quả cách mạng vớibao sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam mới có được Giành được độc lậpdân tộc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với nước

ta là sự lựa chọn hợp quy luật phát triển của nhân loại, đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm củadân tộc ta, nguyện vọng, ý chí của nhân dân ta Thực tiễn một số nước châu Phi sau khi giànhđược độc lập những năm 60 của thế kỷ 20 đã không phát huy thành quả giành được, lựa chọn conđường phát triển không phù hợp cho đến nay vẫn chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh vàxung đột sắc tộc triền miên, đất nước rơi vào các cuộc khủng hoảng nhân đạo phải nhờ đến cứu trợcủa Liên Hợp Quốc…

Bốn là, độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ không được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định Dân chủ tư sản phục vụ cho lợi

ích của thiểu số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành trong tay chi phối toàn xãhội Đó là một nền dân chủ cho số ít, chuyên chính cho số đông và là căn nguyên mọi tầng lớpnhân dân trong xã hội tư bản không được hưởng một nền dân chủ thực sự Thực tiễn đã chứngminh chủ nghĩa tư bản hiện nay đang “khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị,kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xãhội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệpgia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn,xung đột giữa các sắc tộc”[9], các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiềunước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể

Ngày đăng: 06/11/2024, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w