1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nội dung chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa Ở việt nam

127 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

NỘI DUNG CHỦ YẾU HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật,ngày càng phát

Trang 1

NỘI DUNG CHỦ YẾU HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật,ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế nhà nước từngbước giữ vai trò chủ đạo; các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành vàphát triển; sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực vàhiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý; đời sống Nhân dân được cảithiện rõ rệt; nước ta bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình; hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng…

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyểnsang phát triển theo chiều sâu; luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh; doanhnghiệp tư nhân phổ biến là quy mô nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; kinh tế vĩ mô

ổn định chưa vững chắc; tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế chưa cao, còn lệ thuộc vàomột vài thị trường bên ngoài; quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; sảnxuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sứccạnh tranh của nền kinh tế thấp; mức độ tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trịtoàn cầu còn rất hạn chế; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổimới; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;…

Vì vậy, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó cần phải hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Có thể khái quát, thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quytắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạtđộng giao dịch, trao đổi trên thị trường

Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam nhằm mục tiêu cơ bản đó là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơbản của kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bềnvững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính

để quyền tài sản được giao dịch thông suốt Nâng cao năng lực của các thiết chế vàhoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp,không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế Mọi doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lànhmạnh theo pháp luật Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanhnhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tính độc lâp, tự chủ củanền kinh tế

Thứ hai, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

Trang 2

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí Đẩymạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về phá sảndoanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư.

Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộthị trường tài chính, đẩy mạnh hợp tác công - tư, điều hành lãi suất phù hợp; đổi mớiphát triển mạnh mẽ thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường bảo hộ và thực thiquyền sở hữu trí tuệ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hànhthông suốt thị trường bất động sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ,liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề

Thứ ba, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bềnvững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hộitham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển Phát triển

hệ thống an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng xãhội thực hiện chính sách an sinh xã hội

Hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, anninh, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp quốcphòng, an ninh với công nghiệp dân sinh trong tổng thể chính sách công nghiệp quốcgia Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốcgia và nâng cao đời sống Nhân dân vùng biển

Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế -

xã hội

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội Nâng caonăng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; đổimới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầulãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chínhtrị

Nhà nước tập trung thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng và tổ chức thựchiện pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế Nâng cao hiệu lực,hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và thực thi pháp luật; tạo môitrường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng trong tiếp cậncác cơ hội, điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển Thểchế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền vànghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghềnghiệp

Thứ năm, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quanđáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế Đổi mới công tác xúc tiến thương mại,đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trườngxuất khẩu Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế

Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh

tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường Xây dựng và thực hiện các cơ chế

Trang 3

phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trênthị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Tóm lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội là

một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh

và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ,thông suốt nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần huy động và phân bổ, sử dụng cóhiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững,

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./

Trang 4

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA

“Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong nhữngcụm từ được sử dụng nhiều nhất trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng Nghị quyết Đạihội xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủnghĩa (XHCN) là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực đểđưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

Sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta

Thực tế 35 năm đổi mới đã khẳng định việc xây dựng và phát triển KTTT định hướngXHCN là lựa chọn đúng đắn của Đảng ta Phát triển KTTT định hướng XHCN đã đápứng được với yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế Hiệu quả và sứccạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng caohiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổimới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng; đội ngũ doanh nhân không ngừng lớnmạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức,nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịchCovid-19 nhưng nhờ phát triển KTTT định hướng XHCN một cách sáng tạo, kinh tế vĩ

mô của chúng ta vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mứckhá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Các yếu tốthị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trườngkhu vực và thế giới Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện và thông thoáng hơn;quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế được bảo đảm hơn Các cơ chế, chính sách được ban hành trong nhiệm kỳqua đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội, tạo cơ hội cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triểnkinh tế Phương thức lãnh đạo của Ðảng, hoạt động của Nhà nước cũng từng bước đượcđổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhậpquốc tế

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ trước Quốc hội mới đây, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định “Đột phá quan trọng, mở đường là đột phá vềhoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN Điểm mới trong triển khai xây dựng,hoàn thiện pháp luật phải quy định ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện gắn với tổ chức thihành hiệu quả”

Chính nhờ thực hiện hiệu quả khâu đột phá nói trên và phát huy tinh thần, khát vọngcủa con người Việt Nam mà trong năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19bùng phát, thiên tai diễn ra liên tiếp mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của chúng tavẫn tăng 2,91% Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tếlớn tại Đông Nam Á

Nhận thức mới về KTTT định hướng XHCN

Theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong Báo cáo chính trị

Trang 5

trình Đại hội XIII thì bên cạnh những thành tựu đạt được, việc hoàn thiện thể chế, đổimới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 5qua vẫn còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả

và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao Một số quy định pháp luật, cơ chế, chínhsách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục

bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực phát triển Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanhnghiệp trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưabình đẳng giữa các chủ thể kinh tế Cải cách hành chính còn chậm Môi trường đầu tư,kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao Một sốloại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệuquả Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật sự theo cơ chế thịtrường

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quantrọng là do nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về nền KTTT định hướng XHCNchưa đầy đủ Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề Năng lực xây dựng và thực thithể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền KTTT Vai trò, chứcnăng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mớiphù hợp với yêu cầu phát triển KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề hoàn thiện thể chế KTTT định hướngXHCN đã được nhiều đại biểu đề cập trong tham luận, khái niệm KTTT định hướngXHCN cũng đã được bổ sung, phát triển mới

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII nêurõ: “KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy

đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyềnXHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu

"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tậpthể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một độnglực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích pháttriển”

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã có bước phát triển mới trong nhận thức về KTTTđịnh hướng XHCN Trong đó xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước, thị trường

và xã hội Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinhdoanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuậnlợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạtđộng; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế vớiphát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh Nhà nướcquản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu

và quy luật của KTTT Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hànghóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu

Trang 6

thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém.Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn

đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trongquan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phảnánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phảnbiện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán

bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để hoàn thiện đồng bộ thể chế

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổchức cuối tuần qua, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướngChính phủ khi giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển KT-XH hội 10năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025) đã nhấn mạnh đếnviệc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Thủ tướng lưu ý các cấp, cácngành từ Trung ương tới địa phương phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

cụ thể Chính phủ sẽ ban hành chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ Từngcấp, từng ngành, từng địa phương phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụthể theo quy định trong phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ được giao Đồng thờiphải tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, động bộ hiệu quả Chútrọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt, điểm nghẽn để hoàn thiện đồng bộ thể chếKTTT định hướng XHCN Bên cạnh đó, có kế hoạch cụ thể về kiểm tra, giám sát, đánhgiá thực hiện

Để đẩy nhanh việc hoàn thiện đồng bộ thể chế KTTT định hướng XHCN, theo Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc, trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốcgia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Xây dựng khungkhổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo,chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động củanhững lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới Tập trung sửa đổi những quy định mâuthuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cánhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thịtrường Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ Phát triểncác yếu tố sản xuất để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sửdụng các nguồn lực Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổchức, giao dịch văn minh, hiện đại, thương mại điện tử Phát triển đồng bộ, nâng caohiệu quả hoạt động của các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán, thịtrường bảo hiểm trên nền tảng công nghệ số với kết cấu hạ tầng, công nghệ vàphương thức giao dịch hiện đại Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ Pháttriển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; thị trường quyền sử dụng đất Pháttriển thị trường lao động, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội Phát huy vaitrò của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan

hệ kinh tế thị trường Xử lý tốt những bất cập của cơ chế thị trường, bảo đảm phúc lợi

và an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 7

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhànước; thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng chế độ quản trị doanhnghiệp hiện đại để nâng cao hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt độngcủa doanh nghiệp, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước Nhà nước cóchính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, các hợp tác xã,doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp Khuyến khích doanhnghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mởrộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động và tham giacác hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp Nâng cao hiệu quả các dự án đối tác công-tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạtầng Ưu tiên những dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, thân thiện vớimôi trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, tham gia có hiệu quảvào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nội dung chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật, ngàycàng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế nhà nước từng bướcgiữ vai trò chủ đạo; các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành và pháttriển; sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quảhơn; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý; đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt;nước ta bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình; hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng…

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyểnsang phát triển theo chiều sâu; luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh; doanhnghiệp tư nhân phổ biến là quy mô nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; kinh tế vĩ mô

ổn định chưa vững chắc; tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế chưa cao, còn lệ thuộc vàomột vài thị trường bên ngoài; quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; sảnxuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sứccạnh tranh của nền kinh tế thấp; mức độ tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trịtoàn cầu còn rất hạn chế; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổimới; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;…

Vì vậy, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó cần phải hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Có thể khái quát, thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quytắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạtđộng giao dịch, trao đổi trên thị trường

Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam nhằm mục tiêu cơ bản đó là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơbản của kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bềnvững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Namcần chú trọng một số nội dung sau:

Trang 8

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính

để quyền tài sản được giao dịch thông suốt Nâng cao năng lực của các thiết chế vàhoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp,không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế Mọi doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lànhmạnh theo pháp luật Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanhnhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tính độc lâp, tự chủ củanền kinh tế

Thứ hai, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí Đẩymạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về phá sảndoanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư

Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộthị trường tài chính, đẩy mạnh hợp tác công - tư, điều hành lãi suất phù hợp; đổi mớiphát triển mạnh mẽ thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường bảo hộ và thực thiquyền sở hữu trí tuệ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hànhthông suốt thị trường bất động sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ,liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề

Thứ ba, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bềnvững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hộitham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển Phát triển

hệ thống an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng xãhội thực hiện chính sách an sinh xã hội

Hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, anninh, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp quốcphòng, an ninh với công nghiệp dân sinh trong tổng thể chính sách công nghiệp quốcgia Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốcgia và nâng cao đời sống Nhân dân vùng biển

Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế -

xã hội

Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội Nâng caonăng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; đổimới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầulãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chínhtrị

Nhà nước tập trung thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng và tổ chức thựchiện pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế Nâng cao hiệu lực,hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và thực thi pháp luật; tạo môitrường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh

Trang 9

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng trong tiếp cậncác cơ hội, điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển Thểchế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền vànghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghềnghiệp.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quanđáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế Đổi mới công tác xúc tiến thương mại,đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trườngxuất khẩu Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế

Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh

tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường Xây dựng và thực hiện các cơ chếphù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trênthị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội

Tóm lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội là

một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh

và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ,thông suốt nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần huy động và phân bổ, sử dụng cóhiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững,

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./

Trang 10

NHỮNG NỘI DUNG MỚI VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI

ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

Đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một nội dung quan trọng trong Văn kiện các đại hội gần đây của Đảng Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII là làm rõ hơn vai trò, định hướng phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xác định rõ hơn mối quan

hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đề ra nhiều nhiệm vụ mới, nội dung mới để tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong những năm tới.

Vai trò, định hướng phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phầnkinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theopháp luật nhưng mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau, có yêu cầu về định hướngphát triển khác nhau Những quan điểm này đã được khẳng định trong các Văn kiện Đạihội Đảng nhiều nhiệm kỳ Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII là xác định rõ hơn vaitrò và định hướng phát triển của các thành phần kinh tế, một nội dung rất quan trọng đểhoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN(1)

- Văn kiện Đại hội XIII làm rõ hơn vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: kinh tế nhà

nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, địnhhướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục khuyết tật của

cơ chế thị trường Nhà nước, cùng với công cụ luật pháp, chính sách, phải có lực lượngvật chất để khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường để giữ ổn địnhkinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đấtnước nhanh, bền vững cả về kinh tế - xã hội - môi trường Hai lực lượng, hai bộ phậncủa kinh tế nhà nước được sử dụng để thực hiện vai trò này là các nguồn lực kinh tế củaNhà nước (đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước) và doanhnghiệp nhà nước (DNNN) Cả hai bộ phận này, hai lực lượng này, khi được sử dụng,đều vừa phải theo cơ chế vận hành chung của nền kinh tế là cơ chế thị trường, vừa phảiphù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Việc phân bổ các nguồn lực kinh tế của Nhà nước phải thực hiện qua đấu thầu côngkhai, minh bạch, có sự tham gia, cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế, nhưng việc sử dụng các nguồn lực này cũng phải phù hợp, góp phần vào thựchiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Doanhnghiệp nhà nước được đầu tư, phát triển tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt,địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh, cần thiết, quan trọng đối với đất nước, khi cácdoanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được làm, khôngmuốn làm, không làm được; hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng vớidoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nướcvới những nội dung như vậy, không phải là chiếm tỷ trọng lớn, chèn ép, lấn lướt cácthành phần kinh tế khác

- Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các hợp tác xã, trong Văn kiện Đại hội XIII,

được xác định là có phạm vi hoạt động rộng lớn ở các ngành, lĩnh vực, địa bàn, đượchình thành trên cơ sở liên kết tự nguyện của những người sản xuất nhỏ, các hộ gia đình,người sản xuất, kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ Hợp tác xã không

Trang 11

làm mất đi tính tự chủ của các thành viên; vai trò của hợp tác xã là cung ứng các dịchvụ; phối hợp, liên kết hoạt động của các thành viên, bảo vệ lợi ích của các thành viênkhi tham gia thị trường, nhất là khi phải cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác, tạođiều kiện cho các thành viên giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sảnxuất, kinh doanh, phát triển bền vững Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển cáchợp tác xã để các hợp tác xã mở rộng, tăng thêm thành viên, mở rộng và nâng cao chấtlượng các dịch vụ, tăng thêm tài sản, vốn quỹ thuộc sở hữu tập thể và liên kết với cáchợp tác xã khác, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã Đây là cách thức phù hợp

để giúp đỡ, hỗ trợ những người sản xuất nhỏ trong nền kinh tế thị trường, là con đườngphù hợp để đưa những người sản xuất nhỏ phát triển theo định hướng XHCN

- Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng

của nền kinh tế và xác định: cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuậnlợi để phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở tất cả cácngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiệnđại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển những tập đoànkinh tế tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; phấnđấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp khoảng 55% GDP vàđến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp vào GDP đất nước đạt 60% -65% Đồng thời, Văn kiện Đại hội XIII chủ trương định hướng phát triển kinh tế tưnhân theo hình thức công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội,nhất là người lao động và hợp tác, liên kết với DNNN, các hợp tác xã, kinh tế hộ Kinh

tế tư nhân phát triển theo định hướng đó sẽ không mâu thuẫn mà đóng góp tích cực vàophát triển theo định hướng XHCN của đất nước

- Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ

phận quan trọng của nền kinh tế đất nước, có vai trò quan trọng trong việc huy độngvốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu,đồng thời chủ trương chuyển trọng tâm thu hút đầu tư từ lượng sang chất, có trọng tâm,trọng điểm, có chọn lọc những dự án có công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, có giá trị giatăng cao, thân thiện với môi trường, kết nối chặt chẽ, hữu cơ với khu vực kinh tế trongnước, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp trongnước tham gia vào mạng lưới sản xuất, kinh doanh, chuỗi giá trị toàn cầu

Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộphận quan trọng của nền kinh tế đất nước, có vai trò quan trọng trong việc huy độngvốn đầu tư, công nghệ

Quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong cơ chế vận hành của nền kinh tế hiện đại có vai trò của điều tiết thị trường, đồngthời có vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội Quan hệ giữaNhà nước, thị trường và xã hội là những quan hệ cơ bản tạo nên cơ chế vận hành củanền kinh tế thị trường hiện đại Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định nền kinh tếthị trường định hướng XHCN của nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhậpquốc tế vừa vận hành đồng bộ, đầy đủ theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa có

sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của đất nước; do đó, yêu cầu trong lãnh đạo quản lý nền kinh

tế phải xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường Nghị quyết Hội nghị Trungương 5, khóa XII đã bổ sung yếu tố xã hội vào mối quan hệ này, yêu cầu phải quán triệt

Trang 12

và xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý nền kinh tếthị trường định hướng XHCN.

Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khẳng định trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tiếp tục yêucầu phải nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trongquản lý nền kinh tế; đồng thời, có nhiều nhận thức mới, quan điểm mới làm rõ hơn mốiquan hệ này Văn kiện Đại hội XIII xác định(2):

- Nhà nước ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,các tiêu chuẩn, định mức, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo ra khung khổ pháp luậtcho sự hình thành, hoạt động và định hướng cho hoạt động của các thị trường, các tổchức xã hội Đồng thời, Nhà nước sử dụng các lực lượng kinh tế của mình tham gia vàothị trường và bằng công tác tuyên truyền, vận động, thanh tra, kiểm tra việc tuân thủpháp luật của các chủ thể kinh tế, các tổ chức xã hội để tác động, định hướng, điềuchỉnh hoạt động của thị trường và các tổ chức xã hội Mặt khác, Nhà nước theo dõi tìnhhình thị trường, những biến động của giá cả, cung - cầu, đầu tư, hoạt động của doanhnghiệp trên thị trường và lắng nghe ý kiến góp ý, phản ánh, phản biện của nhân dân, các

tổ chức xã hội đối với luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch để nắm bắt đúng nhucầu của xã hội, đúng thực trạng của nền kinh tế, nhất là những khó khăn, vướng mắccần tháo gỡ Đây là những cơ sở để Nhà nước điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thể chếluật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Đồng thời, việc phân

bổ các nguồn lực kinh tế của Nhà nước (đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, tài sản của Nhànước) và hoạt động của DNNN phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự giámsát của nhân dân, các tổ chức xã hội, phải thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai,minh bạch, DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác

- Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ Đối vớituyệt đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng xã hội, giá cả là do cácquan hệ cung - cầu, cạnh tranh, chi phí sản xuất, các quan hệ kinh tế trên thị trườngquyết định hết sức linh hoạt (trừ một số hàng hóa đặc biệt thuộc lĩnh vực độc quyền nhànước, giá cả do Nhà nước quyết định) Thị trường tạo ra động lực huy động, phân bổ,

sử dụng hiệu quả các nguồn lực Những biến động của quan hệ cung - cầu, giá cả trênthị trường là tín hiệu để những người nắm giữ các nguồn lực quyết định đầu tư, đưa cácnguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nào, sản phẩm nào, địa bàn nào hay rút các nguồn lựckhỏi đầu tư, chuyển đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ sản phẩm này sangsản phẩm khác để có hiệu quả cao nhất Thị trường là yếu tố trực tiếp điều tiết sản xuất,lưu thông và hoạt động của doanh nghiệp một cách linh hoạt Doanh nghiệp sẽ điềuchỉnh sản xuất, thu hẹp hoặc đình chỉ sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung đã vượt cầu,chuyển sang sản xuất những hàng hóa, dịch vụ cung nhỏ hơn cầu để có hiệu quả cao.Những doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh nào thích ứng được với những biếnđộng của thị trường, tận dụng được cơ hội sẽ phát triển, ngược lại, doanh nghiệp, ngườisản xuất, kinh doanh nào không theo kịp sự biến động, phát triển của thị trường sẽ thua

lỗ, phá sản Thị trường tạo cơ chế thanh lọc những doanh nghiệp, người sản xuất, kinhdoanh yếu kém, thúc đẩy kinh tế phát triển

- Các tổ chức xã hội có vai trò liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đềphát sinh giữa các thành viên, hội viên; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của cácthành viên, hội viên, bảo vệ lợi ích của các thành viên, hội viên Bằng những hoạt độngnày, các tổ chức xã hội có tác động tới sản xuất, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ, tác động tới tình hình thị trường Các tổ chức xã hội có vai trò phát hiện, đấu

Trang 13

tranh với các hoạt động gian lận, tình trạng độc quyền, đầu cơ, thao túng thị trường,cạnh tranh không lành mạnh, làm méo mó thị trường Đồng thời, các tổ chức xã hộiđại diện cho các thành viên, hội viên phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các thành viên,hội viên, của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân với Nhà nước;tham gia đóng góp ý kiến, phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước để luậtpháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước được điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêucầu phát triển của đất nước, lợi ích của nhân dân, không bị “lợi ích nhóm” chi phối;tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức trong thựcthi chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước đượcthực thi nghiêm túc, đúng đắn, có hiệu quả, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng,lãng phí.

Để tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Để tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong những năm tới, Văn kiện Đại hội XIII đề ranhiều nhiệm vụ mới, nội dung mới(3)

Đổi mới các chính sách quản lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đấtnông nghiệp, bãi bỏ các giới hạn về đối tượng nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp,tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để phát triển sản xuất

- Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chiến lược, quyhoạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia Sửa đổi những quy định mâuthuẫn, chồng chéo, tháo gỡ những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển Xây dựng khungkhổ luật pháp, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo,chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động củanhững lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ Hoànthiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.Nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhànước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương phù hợp với trình

độ phát triển của nền kinh tế Sửa đổi hệ thống luật pháp và chính sách thuế, phí, lệ phítheo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế Đổi mới các chính sách quản

lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, bãi bỏ các giới hạn

về đối tượng nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đấtnông nghiệp Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền gắn với tăngcường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữacác cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách,pháp luật đối với việc xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số

- Hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thịtrường Bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa,dịch vụ, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ, kể cả cácdịch vụ công cơ bản, thu hẹp những loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước quyết định giá.Phát triển đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường theo chuẩn mực của nềnkinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế Phát triển thị trường các yếu tố sảnxuất để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồnlực phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường đất đai, bất động sản Phát triển đồng bộ,nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểmtrên nền tảng ứng dụng công nghệ số Phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học - côngnghệ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Phát

Trang 14

triển thị trường lao động linh hoạt gắn với cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội Pháttriển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổ chức, giao dịch văn minh,hiện đại Phát triển thị trường dịch vụ pháp lý hỗ trợ cho hoạt động và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp

Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích doanhnghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mởrộng thị trường, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động _Ảnh: Tưliệu

- Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổphần hóa, cơ cấu lại DNNN; tạo điều kiện thúc đẩy DNNN đổi mới, nâng cao trình độcông nghệ, quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạtđộng trong cơ chế thị trường; đồng thời, quản lý chặt chẽ không để thất thoát, lãng phívốn, tài sản nhà nước Sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách để hỗ trợ, khuyến khíchphát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp,các ngành, lĩnh vực Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân,khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triểnnguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập của ngườilao động và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng,

hỗ trợ tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, đẩy mạnh thanh toánkhông dùng tiền mặt, chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số Khuyến khích phát triển

và nâng cao hiệu quả các dự án đối tác công - tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng Ưutiên thu hút những dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, thân thiện vớimôi trường, đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, có liên kết, chuyểngiao công nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi giátrị toàn cầu

- Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách liên quan đáp ứngyêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế đã ký; gắn chặt chủ động, hội nhập quốc tế vớinâng cao nội lực, độc lập, tự chủ của đất nước Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác Thực hiện nhiềuhình thức hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung và lộ trình linh hoạt, phù hợp với đặcđiểm, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, với điều kiện và mục tiêu pháttriển của đất nước trong từng giai đoạn Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập để mởrộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý phải gắnkết, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, có vị trícao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm chủ thị trường trong nước./

Trang 15

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA : QUAN NIỆM

VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

I - Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

1- Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình

độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triểnchủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủnghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường đểphục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cáchkhách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ Ngày nay,kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnhtrong các nước tư bản phát triển

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng Bên cạnh mặttích cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa chi phối Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càngngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được cácvấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăncách giữa người giàu và người nghèo Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiệnnay, nó còn ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lộttheo quan hệ "trung tâm - ngoại vi" Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩatoàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyênquốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu vàcác nước nghèo

Chính vì thế mà, như C Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phảinhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn.Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằngcách phát triển "nền kinh tế thị trường hiện đại", "nền kinh tế thị trường xã hội", tạo ra

"chủ nghĩa tư bản xã hội", "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "nhà nước phúc lợi chung" ,tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hộinhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tựgiải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi.Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tựphủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xuhướng xã hội hóa Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội Nhânloại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa

2 - Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tếmuốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xâydựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơnchủ nghĩa tư bản Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 năm tồn tại,chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổihẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô Nhưng có lẽ do nôn nóng,làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phithị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đãkhông thành công

Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Ngasau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin cũng đã từng chủ trương không áp dụng mô

Trang 16

hình kinh tế thị trường mà thực hiện "chính sách cộng sản thời chiến" Nhưng chỉ saumột thời gian ngắn, Người đã phát hiện ra sai lầm, khắc phục sự nóng vội bằng cáchđưa ra thực hiện "chính sách kinh tế mới" (NEP) mà nội dung cơ bản của nó là khuyếnkhích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chế thị trường.Theo V.I.Lê-nin, để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn tương đối lạc hậu vềkinh tế như nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ và phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triểnlực lượng sản xuất Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đã đem lạinhững kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranhtàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn Tiếc rằng, tưtưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng chủ nghĩa xã hội với chính sách NEP đã không đượctiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời Sự thành công và sự phát triển mạnh mẽ suốtmột thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước bằng môhình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tập trung caođộ; phân phối thu nhập mang tính bình quân; kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường bị loại

bỏ đã có sức hấp dẫn lớn đối với nhân loại và làm cho giới lý luận kinh tế các nước xãhội chủ nghĩa và các nước đang phát triển tuyệt đối hóa, biến thành công thức để ápdụng cho tất cả các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giới lý luận ở một

số nước cũng cảm thấy có cái gì "chưa ổn", cũng đã đưa ra những kiến nghị, những đềxuất, đại loại như quan điểm "chủ nghĩa xã hội thị trường", nhưng không được chấpnhận

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tếXô-viết bộc lộ ra rất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấygiờ đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âurơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Một số người lãnh đạo chủ chốt của Đảng vàNhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình hình bằng công cuộc cải cách, cải tổ,nhưng với một "tư duy chính trị mới", họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan,phiến diện (ở đây chưa nói tới sự phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa của họ và sự pháhoại thâm hiểm của các thế lực thù địch), dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của

hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩakhác ở Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã làm lộ

rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế cứng nhắc phi thị trường, mặc dù nhữngkhuyết tật đó không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự sụp đổ

3 - Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại

bị chiến tranh tàn phá nặng nề Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của nhữngngười cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dântộc Việt Nam Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực

kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũngnhư nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh

tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu được những kết quả quantrọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh Nhưng về sau

mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một

số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan,duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luậtkhách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-

Trang 17

1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơncông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội đưa ra những quan niệm mới về conđường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại kháchquan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêubao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh Đại hội chủ trương pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; coi trọngviệc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tốcon người, có nhận thức mới về chính sách xã hội Đại hội VI là một cột mốc đánh dấubước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đó là kết quả của cả một quátrình tìm tòi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và côngsức của toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm.

Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quanđiểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ

nghĩa xã hội, coi "chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có

tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội".

Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủtrương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ

nghĩa xã hội của Đảng khẳng định: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước" Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quantrọng: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triểncủa nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng" Nhưng lúc đó cũng mới nóinền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường" Phải

đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổngquát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đây là kết quả saunhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lýluận của Đảng Cộng sản Việt Nam

II - Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán

ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận

dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay ĐảngCộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự kháiquát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thựctiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thịtrường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã

hội Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị

trường Cũng có thể nói kinh tế thị trường là "cái phổ biến", còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là "cái đặc thù" của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm

cụ thể của Việt Nam

Trang 18

Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tếthị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lýtheo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có

chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị

trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật

- công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho

xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệunhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần,cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết

các vấn đề xã hội Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển

trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật củakinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc vàbản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phânphối Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sảnxuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nângcao đời sống nhân dân Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựngquan hệ sản xuất mới, tiên tiến

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng vớikinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước

xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sửdụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh

tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạnchế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân laođộng, của toàn thể nhân dân

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kếtquả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và cácnguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội Tăng trưởngkinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước pháttriển Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạocon người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chứckinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độthấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới - xã hội xã hộichủ nghĩa Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn

Trang 19

chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi íchcủa đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩathể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệsản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam

Có ý kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rằngchủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem

"ghép" định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường thì chẳng khác nào trộn dầu

vào nước, tạo ra một cơ thể "đầu Ngô mình Sở" Theo chúng tôi, ý kiến này khôngđúng Không đúng là vì, hoặc ý kiến này muốn trì kéo Việt Nam trong quỹ đạo pháttriển của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa, không muốn ViệtNam đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là điều trái với quy luật khách quan, không thể chấpnhận Hoặc ý kiến này không thoát ra được khỏi tư duy cũ, đồng nhất kinh tế thị trườngvới chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, từ đó

"dị ứng" với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới củakinh tế thị trường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trướcđây

Cũng có ý kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến củakinh tế thị trường, chưa thấy hết hoặc còn phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng,những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó chưa tin làkinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độ công hữu là nền tảng, kinh tế quốcdoanh là chủ đạo; rằng trong kinh tế thị trường không thể có kế hoạch, không thể thựchiện được công bằng xã hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơchế thị trường, v.v Lại có ý kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định

ngữ "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì cũng chỉ là để cho yên lòng, cho có vẻ "giữ vững

lập trường" mà thôi, trước sau gì thì cũng trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa

Chúng tôi cho rằng, những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi vì đây là những điều còn rấtmới mẻ, chưa có tiền lệ, nếu không xác định rõ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa

và kiên trì vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trườngthì những điều đó rất dễ xảy ra Chúng tôi còn phải vừa làm vừa tổng kết, rút kinhnghiệm Nhưng có điều cần khẳng định là: trong điều kiện mới của thời đại ngày nay,nhất định không thể duy trì mãi mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, không thểđồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản Chính C.Mác đã phê phán sự lầm lẫngiữa kinh tế hàng hóa với kinh tế tư bản chủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường

C.Mác khẳng định rằng : " sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những hiện

tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau Chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì

về những phương thức ấy, nếu như chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy"(1) Phảichăng việc nhận thức cho đúng và nói cho được những đặc điểm riêng của nhữngphương thức sản xuất đặc thù ấy là trách nhiệm mà C.Mác giao cho và gửi gắm các thế

hệ ngày nay?

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn giản

là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế côngnghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện

Trang 20

đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là sự lựa chọn phùhợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của nhữngnước đi sau, cho phép các nước này giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn đượccon đường đi của mình tới chủ nghĩa xã hội trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như

hạn chế được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạch và thị trường Nói cách

khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt,vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảođảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối

và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mụctiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước

xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa

và hội nhập nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rútngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa ViệtNam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

III - Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ?

Đây là một câu hỏi lớn mà muốn trả lời được đầy đủ và chính xác phải qua từng bướcthử nghiệm, tổ chức thực hiện trong thực tế rồi đúc rút, bổ sung, hoàn chỉnh dần

Hơn 10 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thànhtựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước Kinh tế ra khỏi tình trạng khủnghoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả Của cải xã hội ngày càng nhiều,hàng hóa ngày càng phong phú Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Đất nướcchẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới

mà còn có bước phát triển đi lên Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân7% /năm Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng

và khai thác thủy sản Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm Hệ thống kết cấu

hạ tầng được tăng cường Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển Quan

hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng, Tuy nhiên, cũng

có nhiều vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết

Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gianqua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định những phươnghướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam như sau:

1 - Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu

thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Không nên có thái độ định kiến và kỳ thịđối với bất cứ thành phần kinh tế nào

Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là

nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công

cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Doanh nghiệp nhà nước giữnhững vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương vềnăng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật

Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước;đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển và nâng caohiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bao cấp; doanh

Trang 21

nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất,kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

Kinh tế tập thể gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt Các

hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi nhữngngười lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giớihạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệpnhà nước và kinh tế hộ nông thôn Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụngkhoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ pháttriển hợp tác xã

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài Nhà

nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức tổ chức hợp tác tựnguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn

Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề

sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi vềchính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiêncủa Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổphần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tếnhà nước Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động

Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào các

sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệhiện đại, tạo thêm nhiều việc làm Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hútmạnh vốn đầu tư nước ngoài

Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các hình thức liên doanh, liên kết

giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợiích thiết thực cho các bên đầu tư kinh tế Chú trọng các hình thức tổ chức kinh doanhđan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữatrong nước và ngoài nước Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huyđộng và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội

2 - Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ còn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnhtranh chưa cao Nhiều thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ Vì vậy, phải đổi mới mạnh

mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường Đặc biệt quan tâmcác thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường laođộng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và côngnghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ởthành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn Chủ động hộinhập thị trường quốc tế Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh

Mặt khác, phải đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cựccủa cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản

lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi thamnhũng, lãng phí, gây phiền hà Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳngcho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảmcân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, thanh tra mọi hoạt động kinhdoanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại

Trang 22

Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đóđặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, luậtpháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiếnlược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác thông tinkinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê; ứng dụng rộng rãi cácthành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở

cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp

3 - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực

hiện công bằng xã hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng xã hộichủ nghĩa, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới Điều đó chẳng những tạo độnglực mạnh mẽ nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động mà còn thực hiện bìnhđẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợppháp, điều tiết các quan hệ xã hội

Trong tình hình cụ thể hiện nay ở Việt Nam, phải bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việclàm mới Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động,phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động Từng bước mở rộng hệthống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảohiểm cho người lao động thất nghiệp Cải cách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ,công chức, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục tình trạng lương

và trợ cấp bất hợp lý; tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh

Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có côngvới nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đình chính sách - một yêucầu rất lớn đối với một đất nước phải chịu nhiều hậu quả sau 30 năm chiến tranh Đồngthời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội,ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm, lối sống khônglành mạnh, những hành vi trái pháp luật và đạo lý Kiên quyết đấu tranh với tệ thamnhũng, hối lộ, làm giàu bất chính, kinh doanh không hợp pháp, gian lận thương mại cùng với những tiêu cực khác do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra Kết quả cụ thểcủa cuộc đấu tranh này là thước đo bản lĩnh, trình độ và năng lực quản lý của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

4 - Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đây là vấn đề có tính

nguyên tắc và là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh

tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước Đây cũng là mộttrong những bài học lớn nhất được rút ra trong những năm đổi mới

Càng đi vào kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hóa xã hội, mở rộng hợp tác quốc tếcàng phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Thực tế ở một sốnước cho thấy, chỉ cần một chút mơ hồ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng là lập tức tạođiều kiện cho các thế lực thù địch dấn tới phá rã sự lãnh đạo của Đảng, cướp chínhquyền, đưa đất nước đi con đường khác

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, đã chuyển sang kinh tế thị trường - tức là nền kinh tế vậnđộng theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh thì không cần phải

có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Sự lãnh đạo của Đảng nhiều khi cản trở, làm

"vướng chân" sự vận hành của kinh tế (?) Ý kiến này không đúng và thậm chí rất sailầm Bởi vì như trên đã nói, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhưngkhông phải để cho nó vận động một cách tự phát, mù quáng mà phải có lãnh đạo, hướngdẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, vì lợi ích của đại đa số nhândân, vì một xã hội công bằng và văn minh Người có khả năng và điều kiện làm đượcviệc đó không thể ai khác ngoài Đảng Cộng sản - là đảng phấn đấu cho mục tiêu lý

Trang 23

tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, thật sự đại diện và bảo vệ lợi ích của giaicấp công nhân và nhân dân lao động.

Đảng lãnh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước nóichung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính chính trị, tính định hướng đúng đắntrong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế chẳng những có tốc độ tăng trưởng và năngsuất lao động cao, có lực lượng sản xuất không ngừng lớn mạnh mà còn đi đúng địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tức là hạn chế được bất công, bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi íchcủa đại đa số nhân dân lao động Trên cơ sở đường lối, chiến lược đó, Đảng lãnh đạotoàn bộ hệ thống chính trị và guồng máy xã hội, trước hết là Nhà nước, tổ chức thựchiện bằng được phương hướng và nhiệm vụ đã đề ra

Đương nhiên, để có đủ trình độ, năng lực lãnh đạo, Đảng phải thực sự trong sạch, vữngmạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dântin cậy và ủng hộ Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên củaĐảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, có trí tuệ, cókiến thức, giữ gìn đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, đấu tranh khắc phục cóhiệu quả tệ tham nhũng và các hiện tượng thoái hóa, hư hỏng trong Đảng và trong bộmáy của Nhà nước

Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ

đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sựlựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cáchmạng và sáng tạo của Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứngyêu cầu phát triển của đất nước

Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ,chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm Riêng về mặt lý luận cũng cònkhông ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ Chẳng hạn như:các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản

lý doanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thựchiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản chất giaicấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giảipháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu,tham nhũng, v.v

Với phương châm "Hãy bắt tay vào hành động, thực tiễn sẽ cho câu trả lời", hy vọng

rằng từng bước, từng bước, thực tiễn sẽ làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên, góp phầnlàm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiphù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời đại ngày nay

Trang 24

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - SỰ ĐỘT PHÁ VỀ LÝ LUẬN VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá về lý luận

và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự đột phá đó được tạo nên bởi sự đổi mới và sáng tạo liên tục trong tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở kiên định, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu mới nhất về lý luận của thế giới và không ngừng tổng kết thực tiễn.

“Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắncủa Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triểncủa lịch sử” (1) Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là sau hơn 35năm thực hiện đường lối đổi mới (từ năm 1986) khẳng định tính đúng đắn của sự lựachọn này Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang pháttriển có thu nhập trung bình (từ năm 2008) với định hướng xã hội chủ nghĩa được giữvững Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân được cải thiện rõ rệt Vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của quốc gia từng bướcđược nâng cao Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công kể trên là việc chuyểnđổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đây chính là kết quả của việc từng bước hiện thực hóa lýluận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự đột phá về lý luận và xâydựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự đột phá về lý luận nêu trên dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thể hiện trong các văn kiện củaĐảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam”.

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng

chưa từng có tiền lệ trong lịch sử “Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử

phát triển của kinh tế thị trường”(2); là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; tiếp thu có chọnlọc kinh nghiệm của thế giới

Lịch sử kinh tế thế giới chỉ ra rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường trong mấy trămnăm qua, nhất là kinh tế thị trường hiện đại, luôn gắn liền với chủ nghĩa tư bản Tuynhiên, “kinh tế thị trường không phải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản mà là sản phẩmcủa văn minh nhân loại và không đối lập với chủ nghĩa xã hội”(3) Kinh tế thị trườngkhông phát triển theo một mô hình duy nhất mà được thực hiện dưới nhiều mô hìnhkhác nhau: Kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc… Nói cách khác, thực tiễn đã xác nhận những mô hìnhphát triển kinh tế thị trường mang tính đặc thù, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh pháttriển cụ thể của từng quốc gia - dân tộc Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam là một dạng thức của kinh tế thị trường trên thế giới

Kinh tế thị trường là phương thức huy động và phân bổ nguồn lực tối ưu nhất hiện nay;giúp giải phóng sức sản xuất; phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ; thúc đẩyđổi mới sáng tạo, qua đó giúp tăng năng suất lao động Chính vì vậy, “Kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời

Trang 25

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(4); là một trong những phương thức để đạt được mụctiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điềukiện một nền kinh tế kém phát triển, lại bị tác động nặng nề do hậu quả của chiến tranh

để lại Trong điều kiện đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Namđang xây dựng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, xét trên cảhai khía cạnh, tính thị trường và tính xã hội chủ nghĩa, như mức độ hoàn thiện và hiệnđại của các thể chế cho phát triển thị trường; khả năng kiến tạo của Nhà nước; trình độphát triển của thị trường các nhân tố sản xuất; năng suất lao động; hiệu quả hoạt động

và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là của doanh nghiệp nhà nước; mức

độ hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế; thu nhập của nhân dân, sự bìnhđẳng trong phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị với nông thôn; sự phát triểnhài hòa với tự nhiên và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu Chính vì vậy, ĐảngCộng sản Việt Nam xác định đây là một quá trình lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp,đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, linh hoạt và sáng tạo

Thứ hai, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới, lý luận về kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhất là về nội hàm của kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và phát triển Đó chính là sự gắn kếthữu cơ và biện chứng giữa tính thị trường với tính xã hội chủ nghĩa; giữa tính nhân loại,hiện đại với đặc thù phát triển riêng có của Việt Nam trong nền kinh tế, thông qua:1- Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và không để ai bị

bỏ lại phía sau

2- Phương thức lãnh đạo và quản lý, theo đó có sự kết hợp hữu cơ giữa cơ chế thịtrường với quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam; sự tham gia và giám sát của nhân dân và xã hội Trong đó,

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định, bảo đảm tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

3- Cơ chế phân bổ nguồn lực và phân phối kết quả được tạo ra, theo đó nền kinh tế vậnhành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường với đa dạngcác hình thức sở hữu, đa dạng hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh, đa dạng cácloại thị trường; gắn kết với thị trường quốc tế Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợptác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo,kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển, kinh tế tư nhân làmột động lực quan trọng và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích pháttriển

Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừngđược củng cố, phát triển, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng và kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển _Nguồn: vapa.org.vn

4- Phương thức phát triển của nền kinh tế, theo đó những tác động tiêu cực của thịtrường và can thiệp quá mức, sự buông lỏng trong quản lý nhà nước đối với thị trườnghay sự câu kết giữa Nhà nước với thị trường dưới hình thức “chủ nghĩa tư bản thânhữu” được hạn chế ở mức thấp nhất, đồng thời những tác động tích cực của thị trường

và vai trò kiến tạo của Nhà nước được phát huy ở mức cao nhất, phù hợp với từng giaiđoạn phát triển; nền kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảmtiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trìnhphát triển; là nền kinh tế phát triển hài hòa với tự nhiên và coi bảo vệ môi trường, thích

ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ mang tính sống còn “Không chờ

Trang 26

đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần" (5), cũng như không đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế với môi trường.

Thứ ba, những thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới đã và đang cho thấy lý luận về kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hiện thực hóa

1- Kể từ khi đổi mới, nền kinh tế liên tục tăng trưởng, theo số liệu năm 2021 của Ngânhàng Thế giới, trong giai đoạn từ năm 1986 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của ViệtNam đạt bình quân 6,44%, cao hơn mức trung bình của thế giới (2,92%) và của khu vựckinh tế năng động là Đông Á và Thái Bình Dương (4,82%); quy mô nền kinh tế được

mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 271,1 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1986; chấtlượng tăng trưởng được cải thiện với năng suất lao động tăng gấp 5 lần so với năm

2006 Lạm phát được duy trì ở mức có thể kiểm soát được và thấp trong những năm gầnđây; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại Từ nền kinh tế với tỷ trọng chủyếu là nông nghiệp vào những năm 1990, nền kinh tế hiện nay đã dựa nhiều hơn vàocông nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng của các khu vực này trong GDP chiếmtrên 75%; cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tương ứng Xuất khẩu, đầu tư nướcngoài và dự trữ ngoại hối tăng mạnh Các khu vực kinh tế phát triển nhanh và ngàycàng đa dạng

2- Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hoàn thiện Môi trường đầu tư và kinhdoanh ngày càng được cải thiện Theo số liệu thống kê năm 2021 của Ngân hàng Thếgiới, năm 2020, Việt Nam xếp hạng 70/190 quốc gia trên thế giới, xếp thứ 7/47 nước cóthu nhập trung bình thấp và xếp thứ 8/25 nước Đông Á và Thái Bình Dương; năng lựccạnh tranh quốc gia từng bước được nâng lên; chỉ số sáng tạo liên tục tăng đã giúp chonền kinh tế vươn lên nhóm nửa trên bảng xếp hạng toàn cầu Xếp hạng về phát triển bềnvững cũng tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020, cao hơn nhiều so với cácnước có cùng trình độ phát triển kinh tế

3- Các chỉ tiêu về xã hội liên tục được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, tiến

bộ và công bằng xã hội được bảo đảm với việc thực hiện thành công sớm các mục tiêuphát triển thiên niên kỷ (từ năm 2015) Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thếgiới, năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quânđầu người đạt trên 1.000 USD Đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD Chỉ trong haithập kỷ, đã có khoảng 30 triệu người Việt Nam thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo trung bìnhmỗi năm giảm khoảng 1,5% Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm được giữ ở mức thấp

và có xu hướng giảm dần Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên73,7 tuổi năm 2020 Mức độ bất bình đẳng có xu hướng giảm, ở mức thấp hơn so vớimột số nước trong khu vực Đông Nam Á; bình đẳng giới ngày càng tiến bộ với tỷ lệphụ nữ tham gia Quốc hội, các cấp chính quyền và kinh doanh cao Tỷ lệ tốt nghiệptrung học phổ thông và chỉ số phát triển con người có nhiều cải thiện

4- Hệ thống các thị trường, đặc biệt là thị trường các nhân tố sản xuất được hình thành

và từng bước phát triển theo hướng đồng bộ hơn và gắn kết hơn với thị trường quốc tế.Hầu hết các loại giá hàng hóa, dịch vụ được xác lập theo nguyên tắc thị trường; giá một

số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (điện, than, nước sạch, xăng, dầu…) từng bước đượcđiều chỉnh phù hợp hơn theo cơ chế thị trường

5- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu; đã kýkết 15 hiệp định thương mại tự do (tính đến tháng 12-2021), kết nối nền kinh tế vớiphần lớn các thị trường trọng điểm trên thế giới, trong đó có những hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn chất lượng rất cao

Trang 27

Thứ tư, lý luận về xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng và

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung từng bước được hoàn thiện cùng vớinhững thành công trong hiện thực hóa lý luận này trong hơn 35 năm đổi mới đã tạo nềntảng cho việc đưa ra chiến lược phát triển của đất nước trong 10 năm tới, mở ra một giaiđoạn mới cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Đây là giai đoạn phát triển vớithế và lực mới, với tầm nhìn và mục tiêu đặt ra cụ thể hơn và khát vọng hơn về pháttriển đất nước phồn vinh và hạnh phúc; là giai đoạn phát triển mang tính bền vững hơn,bao trùm hơn, dựa nhiều hơn vào nâng cao hiệu quả các nguồn lực và đổi mới sáng tạotrong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi nhanh, mạnh và khó lường./

Bài 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề đặt ra hiện nay

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúngđắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc

độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới Từ nước nghèo, thu nhập thấp, ViệtNam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơnvới kinh tế thế giới

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong đó, vai trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia Nhận diện và chấn chỉnh các biểu hiện chệnh hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể xem nhẹ.

Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao: Thứnhất, sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho

sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô-viết.Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàncầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của môhình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ

Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thịtrường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể vàđặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗinước

Một định hướng phát triển phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII về

mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng nhưmối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi, trảinghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn

Đến Đại hội XII, mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc họa rõ nét

và đầy đủ hơn Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạcĐại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức nền KTTTđịnh hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luậtcủa kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;

có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sảnxuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức

Trang 28

sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế

tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phầnkinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếutrong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu đểgiải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường Nhà nước đóng vai trò định hướng, xâydựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch vàlành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để địnhhướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vaitrò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội…”

KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại nhữngquốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau Quan hệ Nhà nước với thị trườngtrong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ xung khắc, loạitrừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận động và bổ sungcho nhau trong một chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một ViệtNam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh Theo đó, một mặt, cần tôntrọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo môitrường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các nguồn lực và khôngngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội Mặt khác, không tuyệt đối hóa vai trò của thịtrường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kiểm soát antoàn vĩ mô của Nhà nước Một thị trường hoàn hảo, đồng bộ không chỉ giúp phát huytính năng động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân và sự phân bổ các nguồn lực công bằng,hiệu quả, mà còn góp phần tạo áp lực hoàn thiện nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả,

sự minh bạch của các thể chế nhà nước Hơn nữa, hệ thống thị trường hoàn hảo khôngthể hình thành đồng bộ và vận hành đầy đủ, lành mạnh trong điều kiện một Nhà nướcyếu kém, thiếu trong sạch Đến lượt mình, một Nhà nước vững mạnh là điều kiện vàluôn có tác động tích cực cho sự phát triển đồng bộ, làm lành mạnh hóa các yếu tố thịtrường và các loại thị trường, giúp khắc phục các thất bại, khuyết tật của thị trường

và bảo đảm công bằng xã hội; giảm tác động mặt trái của tính tự phát, sớm nhận diện,ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng, bảo đảm tăng trưởng bao trùm và hài hòa lợi íchtheo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…

Cần nhấn mạnh rằng, nếu như tính KTTT của nền kinh tế Việt Nam được thống nhấtkhẳng định là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theocác quy luật và tuân thủ đúng quy trình của KTTT, thì tính định hướng XHCN phù hợpvới từng giai đoạn phát triển của đất nước lại được thể hiện ở mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và được bảo đảm bởi sự quản lý của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Sự kết hợp hiệu quả giữa tính KTTT và tính định hướng XHCN cũng chính là đáp ứng

xu hướng mới mang tầm vóc thời đại, đòi hỏi có sự kết hợp tất yếu của bàn tay thịtrường với bàn tay nhà nước trong một mô hình quản lý xã hội mới đang dần định hìnhtrên thế giới, nhất là từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội liên tiếp xảy ratrong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên quy mô toàn thế giới vàtrong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn Sự kết hợp bàntay thị trường với bàn tay nhà nước là việc lựa chọn và kết hợp để tạo hiệu ứng tổnghợp tích cực những điểm tốt của mỗi cách thức quản lý kinh tế, đồng thời góp phầngiảm những tác động mặt trái của chúng, tạo động lực mạnh mẽ, kiểm soát chặt chẽ các

Trang 29

rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hài hòa các mục tiêu, củng cố địnhhướng và yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường

Vai trò quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế

Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở pháthuy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tếcủa Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo Nhà nước ngày càng tăng dần vaitrò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế Theo đó, Nhà nước thựchiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hộibằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vậtchất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của KTTT, tương thíchvới thông lệ của các nước; kiến tạo được môi trường vĩ mô; xây dựng kết cấu hạ tầng cơ

sở và bảo đảm an sinh xã hội; ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phânphối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và côngbằng xã hội; bảo vệ môi trường Đồng thời, Nhà nước phải bảo đảm được vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷluật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trìnhđầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địaphương và các thành phần kinh tế

Quản lý nhà nước đúng đắn không phải là bất chấp cơ chế thị trường, mà sử dụng cơchế thị trường để điều tiết sự vận động của hàng, tiền, của các yếu tố thị trường, pháthuy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực Các chủ trương, chính sách kinh tế và tổ chứcthực hiện chính sách của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi ích

và công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, ngăn ngừa tìnhtrạng độc quyền, lạm dụng và nhân danh KTTT hay bàn tay nhà nước để can thiệp làmméo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng đồng, hạn chế cáchoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mà những bất cập trong quản lý đầu tư công và

cả những dự án BOT giao thông đang minh chứng cho những điều đó…

Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền KTTT định hướngXHCN là một sự nghiệp chưa có tiền lệ trong lịch sử và là một quá trình mở, đòi hỏi sựsáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vậndụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điềukiện phát triển của Việt Nam

Những vấn đề lớn đang đặt ra

Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, về cơ bản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếptục chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền KTTTđịnh hướng XHCN với những thành tựu KT-XH ngày càng to lớn Thể chế KTTT, đặcbiệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theohướng tiến bộ, phù hợp Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng

và hiệu quả Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng Chính trị-xã hội ổn định; quốcphòng, an ninh được giữ vững

Tuy nhiên, do phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sựnghiệp, một quá trình chưa có tiền lệ nên có những vấn đề đặt ra trong điều kiện hiệnnay cần phải được tiếp tục xem xét, hoàn thiện:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây

dựng là một nền kinh tế mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, vănhóa của đất nước và những giá trị XHCN mà chúng ta đang phấn đấu Thế nhưng, vấn

đề cần xem xét là liệu chúng ta có thể nghiên cứu để áp dụng nhiều hơn, đầy đủ hơnnhững quy luật, những giá trị chung của thể chế kinh tế thị trường-một thành tựu của

Trang 30

nhân loại vào nền kinh tế của chúng ta, nhằm tạo thuận lợi sự phát triển vừa nhanh hơn,vừa bền vững hơn hay không? Nếu thế thì cần phải có những điều kiện nào kèm theo?

Thứ hai, định hướng của Đảng và Nhà nước và thực tiễn vừa qua đã chứng minh rằng,

để phát triển nền kinh tế Việt Nam không thể chỉ dựa vào một thành phần kinh tế nào,

mà cần phải khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của đất nước, với một khátvọng chung là xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường Để hiện thực hóa điều đó, cảnước đang phát động một tinh thần khởi nghiệp với mục tiêu là tới năm 2020, Việt Nam

sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp Như vậy, nòng cốt để phát triển kinh tế Việt Nam, làchỗ dựa bền vững cho kinh tế đất nước, phải chăng là mọi thành phần kinh tế trongnước, bao gồm cả: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân? Như vậy, vềđịnh hướng vĩ mô, liệu chúng ta cần có sự thay đổi nào không để khơi dậy được mọitiềm lực kinh tế của đất nước, tạo ra một sân chơi thực sự công bằng, bình đẳng, trongthụ hưởng chính sách, được tiếp cận các nguồn lực và việc tuân thủ luật pháp?

Thứ ba, với những biểu hiện lợi ích nhóm, biểu hiện của chủ nghĩa tư bản thân hữu

đang diễn ra trong nền kinh tế, cần phải có giải pháp gì để ngăn chặn, để bảo đảm rằngnhững lợi ích từ phát triển kinh tế đất nước sẽ không bị một bộ phận thiểu số trong xãhội chiếm dụng, mà sẽ được chia sẻ công bằng; bảo đảm rằng sự phát triển của đất nước

là sự phát triển có tính bao trùm chứ không quá thiên lệch, tạo ra sự phân biệt về giàunghèo quá lớn giữa các vùng miền, giữa các thành phần, đối tượng trong xã hội

Thứ tư, cần có chiến lược, cùng những giải pháp hữu hiệu như thế nào để việc phát triển

kinh tế của đất nước bảo đảm hài hòa hai yếu tố đó là: Phát triển “nhanh” và “bềnvững” Đây là hai yêu cầu song hành Bởi với một nền kinh tế đang phát triển như ViệtNam nếu không có giải pháp để đạt một tốc độ phát triển ở mức cao thì rất dễ bị tụt hậu,rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Thế nhưng, việc phát triển nhanh về kinh tế phải bảođảm yếu tố bền vững, đó không phải là sự phát triển bằng mọi giá, đặc biệt không phải

là việc hy sinh môi trường sống để phát triển kinh tế Phát triển kinh tế đất nước khôngngoài mục đích nào khác là để bảo đảm cho mọi người dân có một cuộc sống sung túc,hạnh phúc

Động lực và triển vọng hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục phụthuộc vào những nhận thức và hành động thực tiễn mới, đầy đủ, sâu sắc hơn về pháttriển KTTT định hướng XHCN tại Việt Nam

Trang 31

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN LÀ GÌ? TÍNH ƯU VIỆT CỦA

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN?

Tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăngtrưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến lược trong 10 năm tới củanước ta là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là,đồng thời thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ổnđịnh kinh tế vĩ mô

1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chính thức sử dụng

trong các văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng; theo đó, “Đảng và Nhà nước tachủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa”.

Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộtheo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa” Đây là bước đột phá dũng cảm nhưng hết sức khoa học về tư duy lý luận củaĐảng ta

Từ góc độ lịch sử chúng ta thấy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, suốt mộtthời gian dài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, người ta đã đem đối lập một cách tuyệt đối

và siêu hình chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; coi những gì có trong chủ nghĩa tư

bản thì chủ nghĩa xã hội phải xóa đi hết và ngược lại, trong đó có kinh tế thị trường vốn

là thành quả phát triển của lịch sử loài người Cần nhận thức rõ rằng, xã hội cộng sản với tính cách một hình thái kinh tế – xã hội không thể có sẵn mọi thứ trong lòng xã hội

tư bản nhưng cũng đã có những tiền đề về nhiều mặt quan trọng cho sự ra đời của một hình thái kinh tế – xã hội mới Một trong những tiền đề ấy là nền kinh tế thị trường đã

rất phát triển nhờ sự phát triển hết sức cao và mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Chính V.I Lê-nin cũng đã sớm nhận ra sai lầm nóng vội khi đề ra và thực hiện Chính

sách cộng sản thời chiến nên đã kịp thời sửa chữa sai lầm ấy bằng cách đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) để nước Nga chấp nhận phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều

thành phần và bước đầu đi vào nền kinh tế thị trường Về điều này, V.I Lê-nin đãkhẳng định mạnh mẽ rằng, “chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nàokhác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớncủa chủ nghĩa tư bản đã thu được”

Việc dứt khoát từ bỏ chế độ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để chính thức đi vào

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn khách quan, sáng

tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới hiện đại.

Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng

một đất nước tất cả đều vì con người và do con người Một nền kinh tế như vậy, một

mặt, tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường; nghĩa là sản

xuất và kinh doanh phải thu được lợi nhuận, phải chấp nhận cạnh tranh theo pháp luật

để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; mặt khác, quan trọng hơn là nền kinh tế ấy

Trang 32

phải tạo được một lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trong đó con người vừa

phải là động lực, vừa phải là mục tiêu của sự phát triển

Đồng thời, nền kinh tế thị trường mà chúng ta chủ trương xây dựng phải được hướngdẫn bởi các nguyên tắc thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội về quyền sở hữu, về cáchthức tổ chức sản xuất và về phương thức phân phối thành quả lao động

Đảng và Nhà nước ta chủ trương và nhất quán vận hành nền kinh tế thị trường chủ yếu

bằng cơ chế thị trường và thông qua cơ chế thị trường nhưng coi trọng sự quản lý và sự

điều tiết của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, nhưng không cào bằng thành

quả thu được cho mọi thành viên để không ai, kể cả những người yếu thế, bị bỏ lại phíasau Đó chính là định hướng cực kỳ quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

2 Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường,vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam có một số đặc trưng cơ bảnsau:

a) Vị trí đặc thù của kinh tế thị trường trong công cuộc xây dựng CNXH

Nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ tiến lên CNXH ở VN Đặc

trưng này hàm ý không có một nền kinh tế nào khác ngoài kinh tế thị trường có thể đảmnhiệm vai trò là cơ sở kinh tế để xây dựng CNXH ở nước ta Đây là sự khẳng định trênthực tế VN nguyên lý kinh điển của C.Mác về vai trò của kinh tế thị trường trong tiếntrình phát triển của loài người

b) Mục tiêu phát triển của nền kinh tế

Tính định hướng XHCN trong phát triển kinh tế – xã hội quy định phát triển kinh tế thịtrường ở nước ta nhằm “xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượngsản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”

Không thể làm cho “dân giàu, nước mạnh” nếu không có tăng trưởng kinh tế trên cơ sởđẩy mạnh CNH, HĐH Không thể có tăng trưởng kinh tế nếu không phát triển và quản

lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường Chỉ có sức mạnh của nền kinh tế thị trường hỗnhợp nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần mới là cơ sở kinh tế của sự phát triểntheo định hướng XHCN chứ không phải chỉ duy nhất kinh tế quốc doanh như có thờilầm tưởng

c) Lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Xem thêm: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Trong điều kiện hiện đại, nền kinh tế XHCN phải có LLSX đạt trình độ cao hơn về chất

so với tiêu chuẩn đặt ra trong quan niệm truyền thống về CNXH Trình độ đó không chỉ

đo bằng chuẩn “đại CN cơ khí” mà còn được đo bằng chuẩn công nghệ cao Trong nềnkinh tế này, yếu tố ngày càng có vai trò quyết định là khoa học – kỹ thuật và trí tuệ conngười

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

Điều này đúng với dự đoán của C Mác trước đây: sau giai đoạn đại công nghiệp cơ khí,tức là sau CNTB, khoa học kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Do có sự thay đổi như vậy, quan niệm truyền thống về công nghiệp hoá XHCN, vốngắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bị nguyên lý tự cấp – tự túc chi phối, đãkhông còn thích hợp Cần phải có một cách thức, một mô hình CNH mới phù hợp có

Trang 33

khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển mới này Trong thời đại ngày nay, CNH không chỉgắn với các mục tiêu, giải pháp truyền thống mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại, đượcthực hiện dựa trên các công cụ và giải pháp hiện đại Theo nghĩa đó, CNH cũng chính

là và phải là quá trình HĐH Khái niệm CNH, HĐH, vì vậy, được hiểu là quá trìnhCNH với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiệnđại Đây là một trong những nội dung – đặc điểm quan trọng bậc nhất của nền kinh tếthị trường định hướng XHCN ở nước ta

d) Đa dạng hình thức sở hữu

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, bao gồmnhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể thống nhất,trong đó, chế độ công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc Không thể có nềnkinh tế định hướng XHCN nếu trong nó, chế độ công hữu không đóng vai trò nền tảng.Đây là một cấu trúc đặc thù của nền kinh tế thị trường theo nghĩa:

– Không loại trừ các quan hệ sở hữu tư nhân và sở hữu TBCN, thừa nhận tính chất “hỗnhợp” sở hữu như bất cứ nền kinh tế thị trường nào;

– Khu vực kinh tế nhà nước chứ không phải bất cứ lực lượng kinh tế nào khác đóng vaitrò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

Xem thêm: Kinh tế thị trường là gì? Mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị

trường?

Theo quan niệm của C Mác, sở hữu công cộng (chế độ công hữu) là sở hữu được xãhội hoá và mang tính xã hội trực tiếp Công hữu phải từng bước trở thành nền tảngvững chắc là vấn đề có tính nguyên tắc không chỉ đối với nền kinh tế XHCN mà cònđối với nền kinh tế định hướng XHCN Tuy nhiên, vai trò nền tảng của nó trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN chưa thể đậm nét như trong nền kinh tế XHCN.Nhưng sự khác biệt ở đây không phải là về bản chất mà là về quy mô, mức độ và phạm

vi tác động

Chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên hai hình thức

cơ bản là sở hữu công cộng (công hữu) và sở hữu tư nhân (tư hữu) Còn sở hữu hỗn

hợp được hình thành trên cơ sở đan xen, hỗn hợp giữa các hình thức sở hữu và là kếtquả của sự hợp tác, liên doanh giữa các chủ sở hữu khác nhau là nhà nước, tập thể(nhóm) và tư nhân Công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, các hình thức sởhữu khác cùng phát triển mạnh mẽ không hạn chế và đan xen, hỗn hợp với nhau theoluật định cần được xem là chế độ kinh tế cơ bản của giai đoạn phát triển theo địnhhướng XHCN ở nước ta

Trước đây, theo quan niệm truyền thống, các hình thức sở hữu là đơn nhất: nhà nước,tập thể hoặc tư nhân Trong gần 20 năm đổi mới, kinh tế hỗn hợp đang được hình thành

và từng bước phát triển mạnh; chế độ cổ phần đang dần trở thành hình thức tổ chức chủyếu của kinh tế công hữu Vì thế, công hữu không chỉ bao gồm sở hữu nhà nước và sởhữu tập thể đơn nhất mà còn bao gồm cả phần sở hữu của nhà nước và tập thể trongkinh tế hỗn hợp

Cũng như vậy, tư hữu không chỉ bao gồm sở hữu tư nhân đơn nhất mà còn bao gồm cảphần sở hữu của tư nhân trong kinh tế hỗn hợp Trong quá trình phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta, hình thức đơn nhất của công hữu có xu hướnggiảm nhưng ý nghĩa nền tảng của công hữu ngày càng được củng cố vững chắc và đượctăng cường ở những lĩnh vực then chốt, thể hiện ở:

– Vốn của kinh tế công hữu (bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và phần cônghữu trong kinh tế hỗn hợp) vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư XH.– Kinh tế nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế

Trang 34

Một yêu cầu khách quan của thị trường và kinh tế thị trường là phải xác nhận và xácđịnh quyền sở hữu dưới dạng tiền tệ những đóng góp tài sản, tiền vốn, trí tuệ, v.v vàokinh doanh nhằm lượng hoá quyền sở hữu của từng chủ sở hữu Không có quyền sở hữuchung chung, vô chủ, cũng không có quyền sở hữu như nhau cho tất cả mọi người trongnền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

e) Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ởmột số lĩnh vực then chốt Đó là những “đài chỉ huy”, là huyết mạch chính của nền kinh

tế Đây là điều kiện có tính nguyên tắc bảo đảm tính định hướng XHCN Nó thể hiện sựkhác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN so với các môhình kinh tế thị trường khác

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu ở sức mạnhđịnh hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết nền kinh tế chứ không phải ở quy mô và sựhiện diện của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả hoặc hầu hết các ngành,các lĩnh vực

Đồng thời với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò điều tiếtcủa Nhà nước, cần coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế khác Các thành phầnnày gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất, không tách rời kinh tế nhà nước ởtất cả các giai đoạn phát triển và đều là những thực thể của nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Mọi DN đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranhtrong khuôn khổ pháp luật; quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và lợi ích chính đángđược pháp luật bảo vệ

Trang 35

TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một là, tính tất yếu khách quan ở đây như thế nào ?

Hai là, tại sao lại phát triển KTTT định hướng XHCN mà không phải kiểuKTTT khác?

Có 3 lý do để lý giải tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướngXHCN

Thứ nhất, phải nhấn mạnh rằng : Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.

Chúng ta thấy rằng, KTTT bản chất là giai đoạn phát triển cao của Kinh tế hànghóa, hay nói cách khác, KTHH phát triển đến một trình độ nhất định, tất yếu sẽ chuyểnsang KTTT ; nó là quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm ngoài với suy nghĩ chủquan của con người Cũng giống như sâu kén phát triển tới một thời điểm sẽ lột xácthành bướm ngài

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quanNhìn lại lịch sử, Việt nam chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế hàng hóa từ lâu,cuối thời Phong kiến rồi sang thời Pháp thuộc và giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nềnkinh tế hàng hóa từng bước phát triển Do vậy, chúng ta có nền tảng kinh tế hàng hóa.Hơn nữa, chúng ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy, phát triển Kinh tế hàng hóa ( như : thịtrường cung – cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên…)

Rõ ràng, Vừa có nền tảng KTHH, vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển KTHHnên do đó, việc hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu khách quan

Tuy nhiên, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, phát triển KTTT là tất yếu, nhưng tại sao lại là KTTT đ/h XHCN mà không phaỉ là các kiểu KTTT khác ?

Chúng ta lưu ý rằng, KTTT trong mỗi hình thái Kinh tế xã hội cụ thể , phải chịu

sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị Nói một cách đơn giản, nó sẽ phát triểntheo các định hướng của Nhà nước thống trị Trong lịch sử, đã sớm có kiểu mô hìnhKTTT TBCN, nó được coi là công cụ, phương tiện phát triển kinh tế của các nước tưbản, đảm bảo quyền lợi cho bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư sản.Còn, Việt Nam đang theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước củadân, do dân và vì dân; với hệ tiêu chí « dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh », dĩ nhiên, sự lựa chọn mô hình KTTT định hướng XHCN là phù hợp với xu thếcủa thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc

Mặc khác, xét về tiến trình phát triển, loài người sẽ tuần tự phát triển từ : CSNT –CHNL – PK – TBCN – XHCN (giai đoạn đầu của XHCS) Việt Nam quá độ lên CNXH

bỏ qua TBCN, Cho nên việc, bỏ qua giai đoạn phát triển KTTT Tư bản chủ nghĩa làhoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình ở Việt Nam, các bạn nhé

Lý do thứ hai, (về mặt kinh tế), KTTT định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế.

Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sảnxuất và trao đổi sản phẩm Phát triển KTTT có nhiều ưu việt như :

+ Dưới tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh ; sẽ phân bổ nguồn lựchiệu quả

Ví dụ như, sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê nhà trọ Quy luật cung cầu, sẽ thúcđẩy việc hình thành những người sở hữu đất xây nhà trọ cho sinh viên thuê, mà khôngcần nhà nước phải ra chính sách kêu gọi Quy luật cạnh tranh sẽ hình thành giá thuê nhàtrung bình có thể chấp nhận được của xã hội

Trang 36

+ Ưu việt thứ hai của KTTT là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh

và hiệu quả cao kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm

Đơn cử như sản xuất điện thoại chẳng hạn, tác động của cơ chế thị trường, các nhà sảnxuất điện thoại phải luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác

Ngoài ra, nếu so sánh nền Kinh tế Bao cấp trước kia với nền KTTT hiện nay thấy rằng,trong KTTT chất lượng hàng hóa tốt, số lượng hàng hóa rất đa dạng, phong phú hơn rấtnhiều, chính là tác động tích cực từ quy luật cạnh tranh, cung cầu mang lại.Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt và là công cụ, phương tiện để thúc đẩy lực lượngsản xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, KTTT luôn tiềm ẩn những khuyết tật và thất bại của trường (như độc quyền,

ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, hàng nhái…) nên cần có sựcan thiệp của nhà nước

Lý do thứ ba, (về mặt xã hội) của việc phát triển KTTT định hướng XHCN là mô hình

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dânmong muốn một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là nhà nướcchúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản, cuộc cách mạng đó là do nhân dânthực hiện Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Còn cuộc cáchmạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực hiện và Nhà nước TBCN đảmbảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai cấp thống trị

Với đặc điểm bản chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân laođộng về một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Có thể xem phát triển KTTT định hướng XHCN là bước đi quan trọng và tất yếu của sựphát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên CNXH

Tóm lại, Sự tồn tại của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất yếu

khách quan, vì 3 lý do :

1 Một là, về mặt quy luật phát triển, mô hình KTTT phù hợp với quy luậtphát triển khách quan (Kt hàng hóa phát triển tới một trình độ tất yếu sẽ chuyển sảnKTTT)

2 Hai là, về mặt kinh tế, mô hình Kinh tế thị trường có tính ưu việt trongphát triển Kinh tế so với các mô hình kinh tế trước kia

3 Ba là, Về mặt xã hội, mô hình này này phù hợp với nguyện vọng của nhândân mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh (đây là đặc trưng

xã hội XHCN mà chúng ta đang hướng tới)

Trang 37

THỰC TRẠNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG

Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và địnhhướng xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay

Có thể nói, thực chất của tiến trình đổi mới ở nước ta trong 35 năm qua (tính từ Đại hội

VI của Đảng năm 1986) về mặt kinh tế là việc tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế tối

ưu cho đất nước bằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,bao cấp (tồn tại trước năm 1986) sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.[1] Đi kèm với đó là sự chuyển đổi thể chế kinh tế từ thể chế của nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung dựa trên nền tảng công hữu sang thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng đa sở hữu Tiến trình đổi mới tất yếu đượcthực hiện bằng sự dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001), Đảng ta đã chính thức xác định mô hình kinh tế

tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản

lý Tinh thần đó được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp khi Hiến pháp năm 1992được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001 Chủ trương có tính chiến lược này cũng được kếthừa nhất quán trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII và XIIIcủa Đảng cũng như trong Hiến pháp năm 2013

Riêng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kể từ năm

1986 đến nay, Trung ương Đảng đã hai lần ban hành Nghị quyết chuyên đề về chủ đềnày, đó là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 của Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa” và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 củaHội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII về “Hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Theo tinh thần các Nghị quyếtnày, nội dung cốt lõi của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính

là các quy định pháp luật về sở hữu, quyền tài sản, pháp luật về đầu tư, kinh doanh(nhằm phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp), pháp luật về cácloại thị trường (hàng hóa, dịch vụ, lao động, bất động sản, khoa học và công nghệ, tàichính v.v.), pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường (nhằm gắn kếttăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốcphòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu), pháp luật về giảiquyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh tế

Theo đúng định hướng của Đảng, trong suốt 35 năm qua, trên cơ sở vừa tìm tòi từ thựctiễn cải cách, đổi mới, phát triển kinh tế, tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốcgia có nền kinh tế thị trường trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển, Việt Nam đãrất coi trọng công tác xây dựng thể chế phục vụ phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Cho tới nay, đúng như đánh giá của Đại hội XIII của

Đảng, “hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với

yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực

và thế giới Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh

Trang 38

doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh

tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta”.[2] Bản thân

các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng vốn đầu tư nướcngoài được thu hút hàng năm, cùng mỗi năm khoảng trên 100 ngàn doanh nghiệp đượcthành lập mới là những con số biết nói minh chứng cho những thành tựu của việc hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời gian qua.Trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể, có thể thấy, các đạo luật điều chỉnh những quan

hệ kinh tế, dân sự cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

đã được ban hành, trong số đó, phải kể tới các đạo luật sau: (1) Các đạo luật quy định

về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản của người dân, doanh nghiệp, các đạo luật điềuchỉnh quan hệ hợp đồng, bảo đảm quyền tự do hợp đồng của người dân, doanh nghiệpnhư Bộ luật dân sự,[3] Luật Đất đai,[4] Luật Nhà ở[5], Luật Sở hữu trí tuệ[6], LuậtThương mại[7] v.v; (2) Các đạo luật quy định điều chỉnh các hoạt động đầu tư, kinhdoanh trong nền kinh tế như Luật Doanh nghiệp[8], Luật Đầu tư[9] v.v; (3) Các đạoluật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Luật Cạnh tranh[10], Luật Bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng[11], Luật An toàn thực phẩm[12], Luật Chất lượng sảnphẩm, hàng hóa[13]…; (4) Các đạo luật về một số loại thị trường quan trọng như thịtrường lao động, thị trường đất đai, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa, dịch

vụ, thị trường vốn, thị trường tín dụng như Bộ luật lao động, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,Luật Kinh doanh bất động sản[14], Luật Thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, LuậtChứng khoán…; (5) Các đạo luật về an sinh xã hội và bảo vệ môi trường như Luật Bảohiểm xã hội[15], Luật Bảo vệ môi trường[16]…; (6) Các đạo luật về giải quyết tranhchấp và phá sản đã được ban hành, trong đó phải kể tới Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Phá sản năm 2014[17] Bên cạnh đó,các đạo luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh tế cũng được ban hành trong đó phải

kể tới Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Xử lý vi phạmhành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Điều đặc biệt là, tư duy xây dựng pháp luật có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ,trong đó có những thay đổi mang tính đột phá Chẳng hạn, chuyển từ “tự do kinh doanhtheo quy định của pháp luật”[18] (và chỉ dành riêng quyền tự do kinh doanh đó chocông dân) sang “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khôngcấm”[19] (và dành cho tất cả mọi người) Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khônggian hoạt động kinh doanh, đầu tư của người dân, doanh nghiệp từ “trong khuôn khổ dopháp luật quy định” sang không gian rộng lớn hơn nhiều, thỏa sức sáng tạo, chỉ ngoạitrừ những ngành, lĩnh vực pháp luật cấm Đi kèm với đó là việc Nhà nước không cốgắng tìm ra các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để “cho phép” người dân, doanhnghiệp tiến hành đầu tư, kinh doanh, điều vừa bó buộc tiến trình giải phóng lực lượngsản xuất vốn còn non trẻ ở Việt Nam lại vừa không khả thi về mặt lập pháp, không thực

sự phù hợp với bản chất của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân của Nhà nước,không thực sự với quan điểm, tư tưởng, giá trị nền tảng, cốt lõi trong chỉ đạo cách mạngcủa Đảng ta là cội nguồn mọi sức mạnh của Đảng, Nhà nước ta, chính quyền của ta là

từ Nhân dân Chúng ta cũng cần lưu ý tới một thực tế là không một nhà nước nào, dù cótrình độ hiện đại đến đâu có thể giỏi hơn trí tuệ của toàn thể nhân dân - người chủ đíchthực của Nhà nước

Trang 39

Các nỗ lực trong cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh bấthợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua, nhất là kể từ khiChính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giathu được kết quả rất đáng ghi nhận.[20] Theo đó, các bộ, ngành, địa phương và cộngđồng doanh nghiệp đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và ngày càng chủ động, tích cực triển khai các giảipháp trong phạm vi trách nhiệm của mình Nhờ đó, hàng nghìn rào cản đối với hoạtđộng đầu tư, kinh doanh đã được dỡ bỏ; nhiều yếu tố, vấn đề về xã hội, quản lý, quản trịliên quan tới chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đượcchú trọng chỉ đạo giải quyết Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả các bảng xếp hạngquan trọng của quốc tế đều được cải thiện Mặc dù là nước đang phát triển có mức thunhập trung bình thấp (thứ 127), nhưng nước ta vẫn đạt vị trí 70 về môi trường kinhdoanh năm 2019 (tăng 20 bậc so với năm 2015) và thứ 67 về Năng lực cạnh tranh toàncầu 4.0 (tăng 10 bậc so với năm 2018) Trong 5 năm qua, Năng lực cạnh tranh du lịchtăng 12 bậc, xếp thứ 63; Hiệu quả logistics tăng 25 bậc, xếp thứ 39; Đổi mới sáng tạotoàn cầu tăng 17 bậc, xếp thứ 42 Đặc biệt, xếp hạng về phát triển bền vững tăng 34 bậc,

từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 Ngoài ra, không ít chỉ số, tiêu chí cụ thể củanước ta được ghi nhận tiến bộ vượt bậc như: Tiếp cận điện năng tăng 81 bậc, xếp thứ27; Ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc, xếp thứ 41, v.v Năm 2020, cùng với

nỗ lực phòng chống, kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợdoanh nghiệp khắc phục tác động tiêu cực nhiều mặt của dịch bệnh, tạo môi trường đầu

tư kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi

và phát triển kinh tế - xã hội.[21]

Mặc dù vậy, khách quan mà nói, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cần tiếp tục được cải cách và hoàn toàn có thể được

cải cách Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “…Thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập… Chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực phát triển Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hoá bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo… Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ công còn lúng túng Một số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất… việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp

thương mại quốc tế còn bất cập.”[22] Thực tế cho thấy, nhiều quy định về đất đai, đăng

ký tài sản, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảođảm an toàn thực phẩm, bảo vệ dữ liệu cá nhân, các quy định điều chỉnh các mô hìnhkinh doanh mới trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định

về giải quyết tranh chấp thương mại v.v đang rất cần được sửa đổi, bổ sung, ban hànhmới

2 Định hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam tới năm 2030

và tầm nhìn tới năm 2045 Các văn kiện đã đề ra mục tiêu phát triển của đất nước vớitầm nhìn đến năm 2045 cụ thể như sau: “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở

Trang 40

thành nước phát triển, theo định hướng XHCN” (thu nhập cao).[23] Đến năm 2025,

nước ta là “nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mứcthu nhập trung bình thấp”[24] (GDP bình quân đầu người khoảng 4700-5000 USD từmức hiện nay là 2.779 USD) và đến năm 2030 là “nước đang phát triển, có công nghiệp

hiện đại, thu nhập trung bình cao”.[25] Như vậy, có thể thấy, trong 25 năm tới, từ nay

tới 2045, Đảng đã đặt ra mục tiêu mang tính khát vọng cực lớn đó là đưa Việt Nam từ

vị thế của quốc gia thu nhập trung bình thấp hiện nay lên quốc gia phát triển, có thunhập cao Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong giai đoạn 1960 đến 2008, có hàng trămquốc gia có khát vọng vươn lên trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao, nhưngtuyệt đại đa số đều “mắc kẹt”, không vươn lên thành công, bị rơi vào “bẫy thu nhậptrung bình” (middle-income trap) và chỉ có 13 quốc gia/vùng lãnh thổ được xem làthành công[26] (trong đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, người ta thường nhắc tớiNhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) Kinh nghiệm quốc tế ấy gợi ý rằng, trêntiến trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, ViệtNam cũng phải tìm cách để không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” Điều đó chỉ cóthể thực hiện được nếu Việt Nam xây dựng được thể chế phát triển có chất lượng caocùng một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị thực sựhoạt động có hiệu lực, hiệu quả, là nhân tố thúc đẩy phát triển Điểm đáng lưu ý thêm làVăn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhânlực và hạ tầng[27] (như Văn kiện Đại hội XI và XII trước đây) nhưng nội hàm của từng

khâu đột phá đều có sự bổ sung, phát triển Chẳng hạn, với đột phá về nhân lực, Văn

kiện nhấn mạnh yêu cầu “sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài”, “khơi dậy khát vọng phát triển”, “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn

kết, tự hào dân tộc”.[28] Với đột phá về kết cấu hạ tầng, Văn kiện bổ sung “chú trọng

phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng

bước phát triển kinh tế số, xã hội số”[29] Với đột phá về thể chế, thay vì chỉ chú ý tới

đột phá thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, hiện nay Văn kiện mở rộng thêm là

“thể chế phát triển” nói chung, bao gồm thể chế về “quản trị quốc gia”, nhấn mạnh khâu

tổ chức thực hiện thể chế (“tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp”), thúc đẩy “đổimới sáng tạo”, tăng cường “kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp

luật”, “khuyến khích làm giàu theo pháp luật, phát triển mạnh tầng lớp trung lưu gắn

với nâng cao trách nhiệm xã hội”[30] Để phục vụ mục tiêu phát triển đó, Văn kiện Đại

hội XIII đề ra nhiều định hướng cụ thể về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Cụ thể:

Thứ nhất, đối với thể chế về sở hữu và quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, Văn

kiện Đại hội XIII chủ trương: “Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự dokinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của phápluật”[31]… “Cải cách thể chế về quyền tài sản, tập trung vào các khâu đăng ký sở hữu

và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng, thủ tục phá sản”[32]… “Tăngcường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ”[33] “Hoàn thiện pháp luật đểhuy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo đảm công khai, minhbạch và khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí Đổi mới cácchính sách quản lý đất để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, pháttriển mạnh thị trường quyền sử dụng đất Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích

sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn về đối tượng đượcnhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặtchẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà

Ngày đăng: 06/11/2024, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w