Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1 Thống nhất tính đảng và tính khoa học 2.2 Thống nhất lí luận và thực tiễn 2.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể 2.4 Quan điểm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI Phân tích phương pháp nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Trương Thị Phượng Nhung_2110908
2 Lương Minh Phú_212925
3 Lâm Thị Bích Phượng_211866
4 Ngô Thị Như Quỳnh_213148
5 Phạm Thị Diễm Quỳnh_214342
Nhóm: 07
Lớp: DH21QTN01
Giảng viên giảng dạy: Huỳnh Văn Long
Cần Thơ, tháng năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nam Cần Thơ vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy: Huỳnh Văn Long đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Trang 4MỤC LỤC
I Đặt vấn đề nghiên cứu
1 Lí do chọn đề tài
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Ý nghĩa lí luận
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
3 Phương pháp nghiên cứu
II Nội dung
1 Phương pháp và tầm quan trọng của phương pháp
1.1 Khái niệm phương pháp
1.2 Tầm quan trọng của phương pháp
2 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1 Thống nhất tính đảng và tính khoa học
2.2 Thống nhất lí luận và thực tiễn
2.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể
2.4 Quan điểm toàn diện và hệ thống
2.5 Quan diểm kế thừa và phát triển
3 Một số phương pháp cụ thể
III Kết luận
IV Tài liệu tham khảo
3.1
Trang 5I Đặt vấn đề nghiên cứu:
1 Lí do chọn đề tài:
Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng Hồ Chí Minh không những là người sáng lập, mà còn là người rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam, thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối,chủ trương của Đảng cũng như thể hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của Đảng qua các thời giai đoạn, thời kỳ Toàn bộ lịch sử ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong
đó có tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ Chính trị chỉ rõ: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo” Điều này, khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đưa các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi đảng viên, cán bộ giáo viên
và các em học sinh ở các trường trung học phổ thông, hướng trọng tâm tới thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo những con người có nhân cách, vừa có đức vừa
có tài để dựng xây đất nước
Hiện nay, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiện thực hóa con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Do đó việc tìm hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề hết sức cần thiết để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống, đối với mọi người, với đất nước
Trang 6Vì lý những lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài cho bài tiểu luận là: “ Phân tích phương pháp nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh”
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
2.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài giải quyết chung, làm rõ về mặt lý luận của vấn đề về phương pháp nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc phân tích phương pháp nghiên cứu môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, đề tài cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp phát triển toàn diện về cả kinh tế và xã hội của đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có tác động tích cực đối với tiến trình lịch sử mà còn soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam Đặc biệt, trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn, bởi đó là giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam và cũng
là một phần giá trị của văn hóa nhân loại Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn làm rõ được ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên Bồi dưỡng củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, biết vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao lòng tự hào
về người, về Đảng Cộng sản về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện “sống chiến đấu, lao động và hoạt động theo gương Bác Hồ vĩ đại”
3 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 7Tiểu luận chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng nhóm phương pháp này trong việc phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu: sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu khác có liên quan
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp tổng hợp khác như: phân tích, so sánh, liệt kê
II Nội dung
1 Phương pháp và tầm quan trọng của phương pháp.
1.1 Khái niệm phương pháp:
Phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể để thực hiện mục đích đã định
1.2 Tầm quan trọng của phương pháp:
- Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường đại học đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học Hơn nữa, ở đại học sinh viên phải phát huy cao nhất phương pháp tự học, trau đổi phương pháp nghiên cứu khoa học, bởi vì theo một nhà giáo dục học Ba Lan: Trường Đại học là trường cao cấp dạy người ta tự học
- Rane Descartes, nhà triết học Pháp, thế kỷ XVII, đã khẳng định: “Thiếu phương pháp thì người tài năng cũng có thể không đạt kết quả Có phương pháp thì người tầm thường cùng làm được việc phi thường” - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
2 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trang 8Phương pháp luận Hồ Chí Minh lấy phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin làm cơ sở, được hình thành
và phát triển qua quá trình hoạt động cách mạng của Người Dưới đây là một
số nguyên tắc và quan điểm phương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Thống nhất tính đảng và tính khoa học: (3 ý)
- Nội dung chủ yếu của phương pháp luận này là: phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhận thức và phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh Đồng thời, phải bảo đảm tính khách quan, khoa học của các luận đề nêu ra
- Sự thống nhất chặt chẽ giữa tính đảng và tính khoa học là một nguyên tắc rất cơ bản trong phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh Chỉ trên cơ sở thống nhất tính đảng và tính khoa học, người nghiên cứu mới hiểu rõ
và hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vấn đề phương pháp luận Hồ Chí Minh là ở chỗ, mọi suy nghĩ và hành động, mọi lúc, mọi nơi, người cách mạng đều phải hướng tới mục tiêu giải phóng con người Mọi công cuộc giải phóng trước đó đều chỉ là mục tiêu của từng chặng đường Chỉ có con người được giải phóng toàn diện thì mới thực sự
là mục tiêu cuối cùng và cao cả nhất
2.2 Thống nhất lý luận và thực liễn: (5 ý)
- Hồ Chí Minh vừa coi trọng lý luận vừa coi trọng thực tiễn vì thực tiễn khái quát nên lý luận và chính lý luận lại chỉ đạo thực tiễn Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn Thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận thức,
là cơ sở và là tiêu chuẩn của chân lý
Trang 9- “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” Hồ Chí Minh phê bình sự chủ quan, kém lý luận, “mắc phải cái bệnh khinh lý luận", “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”, “vi kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại"
- Hồ Chí Minh chỉ rõ con người sẽ mắc phải căn bệnh “lý luận suông” nếu không áp dụng vào thực tế Phải ra sức thực hành mới thành người biết lý luận Phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằm theo lý luận
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn cách mạng dân tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn như là biện pháp không chỉ nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận
- Ở Hồ Chí Minh, chúng ta thấy không có sự tuyệt đối hóa mặt nào giữa lý luận và thực tiễn Thậm chí, nhìn xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh thi trong lý luận của Người đã có thực tiễn, trong thực tiễn của Người đã có lý luận, về bản chất của nội dung phương pháp luận này là sự thống nhất biện chứng
2.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể: (2 ý)
- Trong nghiên cứu khoa học cần phải nắm vững quan điểm lịch sử - cụ thể, đây là một quan điểm cơ bản, quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi phải xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong điều kiện, môi trường cụ thể, hoàn cảnh lịch
sử - cụ thể Trong vấn đề phương pháp luận này, cần vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về mối quan hệ biện chứng khi xem xét sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ lịch sử căn bản, xem sự vật, hiện tượng đó đã xuất hiện trong lịch
Trang 10sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào; đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào
- Chân lý là cụ thể, không có chân lý trừu tượng Chân lý là cụ thể, cách mạng phải sáng tạo Không có lĩnh vực nào đòi hỏi phải sáng tạo như làm cách mạng Cái khó ló cái khôn Nắm vững quan điểm này, người nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ nhận thức được bản chất tư tưởng đó mang đậm dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi mới
2.4 Quan điểm toàn diện và hệ thống: (3 ý)
- Quan điểm toàn diện và hệ thống đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối liên hệ của chúng V.I.Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó, phải tính đến “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn điện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập,
tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nếu tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ thống sẽ hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh nhìn sự vật và hiện tượng trong một tổng thể vận động với những cái chung và cả những cái riêng, trong sự vận động cụ thể của điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó và xem xét chúng trong xu thế chung Vì coi tính bao quát là một nguyên tắc tư duy và hành động, cho nên Hồ Chí Minh xem xét cách mạng Việt Nam trong quan hệ tổng thể với cách mạng thế giới
Trang 11Trong khi nhìn bao quát, phương pháp luận này còn chỉ rõ điểm nhấn, bộ phận nào có tính trọng điểm để hướng hành động một cách tập trung ưu tiên vào đó
2.5 Quan điểm kế thừa và phát triển: (3 ý)
Hồ Chí Minh là một mẫu mực về sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi không chỉ biết kế thừa, vận dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế
- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những học thuyết
mở, mang bản chất cách mạng và khoa học, mà sức sống chính là ở chỗ lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi phải luôn được vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh của đất nước và quốc tế Hồ Chí Minh đã
bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều lĩnh vực quan trọng và hình thành nên một hệ thống các quan điểm lý luận mới hết sức sáng tạo
- Hồ Chí Minh nhìn sự vật và hiện tượng trong một trạng thái luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng Đó là một quá trình giải phóng mọi trở lực,trở lực bên ngoài, trở lực bên trong, thậm chí trở lực nằm ngay trong mỗi con người để phát triển bền vững Phương pháp luận Hồ Chí Minh cho thấy ràng, con người phải luôn luôn thích nghi với mọi hoàn cảnh Muốn thích nghi, phải luôn luôn tự đổi mới để phát triển
4 Một số phương pháp cụ thể: (7 ý)
- Phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử và sự kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử
Trang 12- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình diễn biến đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả (phương pháp này có ưu điểm, có hạn chế)
- Phương pháp lôgic: Nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận Hai phương pháp trên rất cần thiết phải kết hợp sử dụng trong nghiên cứu, học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh: Nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải dựa vào những tác phẩm của Người Thực tiễn chỉ đạo của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam là một bộ phận vô cùng quan trọng làm nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh không những thể hiện vai trò quan trọng ở thời kỳ Hồ Chí Minh sống, mà kể cả khi Người đã qua đời, tư tưởng đó còn có vai trò làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu của cách mạng Việt Nam
- Phương pháp chuyên ngành, liên ngành: Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng của mình thông qua nhiều lĩnh vực như chính trị, triết học, kinh tế, quân
sự, tư tưởng văn hóa Vì vậy, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành cần được sử dụng để nghiên cứu toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như mỗi tác phẩm lý luận riêng biệt của Người
- Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành là phương pháp đưa cách thức, mô hình, lược đồ của ngành mình vận dụng vào nghiên cứu ngành khác và ngược lại Nó là sự kết hợp, đan xen và bổ sung các phương pháp cho nhau giữa các ngành độc lập nhằm phát huy cái mạnh, hạn chế cái nhược điểm của mỗi phương pháp