tiểu luận môn học thị trường chứng khoán đề tài phân tích chỉ số tài chính ngành du lịch

30 0 0
tiểu luận môn học thị trường chứng khoán đề tài phân tích chỉ số tài chính ngành du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm của Ngành Du lịch Việt NamMã ICB: 5759 theo Stockbiz.vn 1- Về lịch sử hình thành và phát triển: Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam 09/7/1960

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ

Môn học: Thị trường chứng khoán

Đề tài: Phân tích chỉ số tài chính Ngành Du lịchGiảng viên: ThS Ngô Huỳnh Giang

Nhóm: 4Lớp: QTKD45

Trang 2

5 Bùi Thị Quỳnh Trang 2053401010121 6 Nguyễn Tiến Đông Thọ 2053401010105

Trang 3

4 Hiệu quả quản lý: ROA, ROE, ROIC 21

IV Một số công ty tiêu biểu thuộc Ngành Du lịch 23

1 Công ty Cổ phần du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel 23

2 Công ty du lịch Hà Nội (Hanoi Toserco): 25

3 Công ty TNHH MTV du lịch lữ hành SaiGonTourist: 26

V Kết Luận 29

Trang 4

I Tổng quan về Ngành Du lịch Việt Nam1 Định nghĩa về Ngành Du lịch

Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp bao gồm đa dạng các nhóm ngành, bộ phận khác nhau Các nhóm ngành này chuyên đào tạo, phân bổ nhân sự làm việc trong các cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn,… Qua đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của các du khách

Du lịch là cơ sở quan trọng kích thích phát triển kinh tế vì du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác bởi du lịch mang tính liên ngành Khi một khu vực trở thành địa điểm du lịch thì dịch vụ của khu vực đó tăng lên đáng kể, xuất phát từ đó mà ngành du lịch không ngừng mở rộng các hoạt động của mình

Ngành Du lịch không chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi mà còn tăng cường quảng bá nét đẹp văn hóa của quốc gia, dân tộc tới các quốc gia khác Từ đó, đưa nước ta tới gần quốc gia khác

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội Du lịch giúp con người nâng cao hiểu biết, mở rộng các mối quan hệ xã hội Nhờ vậy, giúp mang lại cuộc sống hạnh phúc hơn

+ Với kinh tế: Du lịch đóng góp một phần đáng kể trong số tổng thu nhập hàng năm Ở Việt Nam được đánh giá là 1 trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước đặc biệt chú trọng

+ Với xã hội: Du lịch tạo cơ hội việc làm lớn cho các lao động Đồng thời, góp phần làm giảm quá quá trình đô thị hóa Ngoài ra, đây cũng là ngành giúp quảng bá văn hóa, phong tục tập quán hiệu quả

2 Đặc điểm của Ngành Du lịch Việt Nam

Mã ICB: 5759 (theo Stockbiz.vn )1

- Về lịch sử hình thành và phát triển: Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960) là một dấu son lịch sử, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ các đoàn khách du lịch ở trong và ngoài nước, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Thời kỳ này, đối tượng phục vụ của du lịch Việt Nam được cụ thể hóa gồm có: (1) Khách du lịch từ nước ngoài vào du lịch trong nước; (2) Khách du lịch ở trong nước đi du lịch nước ngoài; (3) Các đoàn thể cán bộ công nhân viên chức và nhân dân lao động Việt

1 https://www.stockbiz.vn/IndustryOverview.aspx?Code=5759

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Nam đi tham quan nghỉ mát trong nước; (4) Những khách nước ngoài gồm: các đoàn ngoại giao, các nhân viên của các sứ quán, các cơ quan đại diện, chuyên gia, các đoàn thể và nhân dân nước ngoài trong thời gian công tác tại Việt Nam.

Hoạt động của du lịch Việt Nam được kỳ vọng phát triển nguồn thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho Nhà nước phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài góp phần nâng cao địa vị nước ta trên trường quốc tế.

Ngày 09/7/1960 đã trở thành dấu son lịch sử đối với những thế hệ người làm du lịch Ngay từ những ngày đầu, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xác định cụ thể nhiệm vụ cụ thể và tầm nhìn cho ngành Du lịch Việt Nam Chính vì vậy, ngày 09/7 hàng năm đã được xác định là ngày truyền thống của ngành Du lịch Việt Nam.2

- Đóng góp hơn 6% vào GDP của Việt Nam hàng năm, du lịch là một trong những nguồn động lực có vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam Thị trường khách du lịch nội địa vẫn đang là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam hiện nay Cho tới nay, trong năm 2020 và 2021, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam vẫn tăng, năm 2021 tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp thứ 52/117; Việt Nam nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện cao nhất thế giới

- Đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến ngành Du lịch thế giới cũng như Việt Nam Năm 2020, cả nước chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, công suất buồng bình quân cả nước chỉ đạt 20%; 52% lao động du lịch mất việc làm; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019 Từ tháng 11/2021, Việt Nam đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế và chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/03/2022 Sau đại dịch, du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lượng khách du lịch quốc tế chưa được như mong muốn và mục tiêu đề ra Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang chuyển đổi, đang phát triển nên chất lượng còn hạn chế, chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ chúng ta có mà chưa chú trọng đáp ứng sản phẩm, dịch vụ mà du khách cần Sự kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để giản tiện cho khách du lịch còn hạn chế Mức chi tiêu của khách du

2 https://vietnamtourism.gov.vn/post/33124

Trang 6

lịch hằng năm tăng chậm; khách du lịch chủ yếu chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản (ăn uống, đi lại, lưu trú) Thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, y tế còn bất cập.3

Trong tháng 3/2023, du lịch Việt Nam đã đón được 895.400 nghìn lượt khách du lịch quốc tế tăng 21,5 lần so với cùng kỳ năm 2022 Như vậy, trong quý I/2023, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 2,7 triệu lượt, tăng gấp 29,7 lần cùng kỳ năm 2022 4

Lượng khách nội địa tháng 3/2023 đạt 7,5 triệu lượt, trong đó có 5,0 triệu lượt khách có lưu trú Tổng số khách nội địa trong quý 1 đạt 27,5 triệu lượt Tổng thu từ khách du lịch trong quý 1 ước đạt 132,7 nghìn tỷ đồng.5

Biểu đồ Khách quốc tế và Khách nội địa trong quý I/2023.

3 https://dangcongsan.vn/thoi-su/du-lich-viet-nam-nam-2023-day-nhanh-phuc-hoi-tang-toc-phat-trien-633590.html

4 https://kinhtedothi.vn/quy-1-2023-du-lich-viet-don-2-7-trieu-luot-khach-quoc-te.html5 https://vietnamtourism.gov.vn/post/48676

Trang 7

Biểu đồ chi tiết về khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2023 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Về tiềm năng du lịch của Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

+ Di tích: Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông7

Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 56% di tích của Việt Nam.

+ Danh thắng: Hiện nay Việt Nam có 34 vườn quốc gia Việt Nam đứng thứ 278

trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.

+ Di sản: Tới năm 2017, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Các di sản thế giới hiện đều là những

Trang 8

điểm du lịch hấp dẫn Có 13 di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu, Đờn ca tài tử, Kéo co, Nghệ thuật Bài Chòi, Thực hành then Tày - Nùng - Thái.

+ Văn hóa: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu

+ Lễ hội: Theo thống kê vào 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%) Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải

Xuất phát điểm về du lịch của Việt Nam thấp hơn nhiều nước Các nước trong khu vực đẩy mạnh đầu tư, phát triển và thu hút khách du lịch, tạo sức cạnh tranh lớn, trong khi nguồn lực đầu tư của Việt Nam còn hạn chế

Phát triển du lịch là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư

Phát triển du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, văn minh, hiện đại, hấp dẫn, đề cao văn hóa du lịch Việt Nam; phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở tận dụng, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, truyền thống, vẻ đẹp đất nước, con người Việt

Trang 9

Nam Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần Toàn ngành cần cơ cấu lại thị trường du lịch; thúc đẩy liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam gắn với phát triển xanh, bền vững.

Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới, đòi hỏi phải có tư duy đổi mới, cách tiếp cận mới, cách làm mới để phát triển ngành du lịch.

Du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với Việt Nam Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới Để thu hút khách du lịch tới từ thị trường quốc tế tới Việt Nam có thể kể đến: Đa dạng về cơ cấu nguồn khách; Du lịch bền vững cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường; Du lịch kết hợp dịch vụ sức khỏe và sắc đẹp phát triển; Đa dạng hóa loại hình du lịch và tạo cơ hội du lịch tự túc thoải mái, tiện lợi.

Trong giai đoạn phát triển mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng phát triển du lịch, Đại hội XIII của Đảng xác định: "Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47-50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP và nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%".9

Tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 năm 2023 đã đưa ra mục tiêu tổng phát trong phát triển du lịch là: Phục hồi và phát triển nhanh, bền vững du lịch thích ứng với bối cảnh mới Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh Việt Nam trở

9 https://dangcongsan.vn/thoi-su/du-lich-viet-nam-nam-2023-day-nhanh-phuc-hoi-tang-toc-phat-trien-633590.html

Trang 10

thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng cơ bản các mục tiêu phát triển bền vững Hình thành các trung tâm du lịch quy mô lớn, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2025, phấn đấu đón 18 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8-9%/năm; đóng góp trực tiếp từ 6-8% GDP; tạo ra 5,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 1,8 triệu việc làm trực tiếp…10

+ Đến năm 2030, phấn đấu đón được khoảng 35 - 45 triệu lượt khách quốc tế và 150 - 160 triệu lượt khách nội địa.11

II SWOT1 Điểm mạnh

- Có các điểm đến du lịch độc đáo: Việt Nam có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Nha Trang, Đà Nẵng, Sapa… đều là những nơi du lịch có những giá trị văn hóa và lịch sử đặc sắc.

- Địa điểm du lịch thân thiện: Việt Nam được du khách quốc tế đánh giá là một điểm đến du lịch thân thiện, có người dân luôn nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ các du khách Điều này làm cho khách du lịch quốc tế thấy thoải mái và an tâm khi thăm quan các địa điểm du lịch ở Việt Nam.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Việt Nam có thời tiết và khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Việt Nam cũng có nhiều bãi biển đẹp, các khu rừng nguyên sinh Tất cả những điều này làm cho ngành du lịch có nhiều điểm đến đa dạng và mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách.

- Giá thành du lịch hợp lý: So với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, giá thành du lịch Việt Nam là khá hợp lý Được các du khách đánh giá cao về mức chi phí khi thăm quan du lịch.

- Khả năng tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam hiện đang có nhiều thỏa thuận hợp tác về du lịch với các nước quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand… Điều này giúp ngành Du lịch Việt Nam dễ dàng nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá thương hiệu cho làn sóng khách du lịch của các nước này lẫn du khách quốc tế đổ về Việt Nam trong thời kỳ mở cửa phục hồi sau đại dịch.

10 https://www.vietnamplus.vn/chinh-phu-se-thao-go-kho-khan-cho-nganh-du-lich-giai-doan-moi/851279.vnp

11 https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=72211

Trang 11

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ: ngành du lịch Việt Nam đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới các sản phẩm du lịch cao cấp đồng thời đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho ngành du lịch.

2 Điểm yếu

- Rủi ro về kinh tế: Du lịch được xếp vào một trong những sản phẩm xa xỉ Nó không phải là nhu cầu thiết yếu của con người Do đó, Du lịch sẽ là một trong những nhu cầu bị cắt giảm đầu tiên khi tình trạng thu nhập giảm sút, và ngược lại nó sẽ tăng khi thu nhập tăng lên Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành Du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu đang diễn ra, làm suy giảm lượng khách quốc tế và ảnh hưởng đến toàn ngành.

- Rủi ro về pháp luật: Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo Luật du lịch và nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh, trong đó còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý, gây nhiêu khê không chỉ cho du khách mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành Du lịch

- Rủi ro khi sử dụng nhân lực du lịch trái phép: trong mùa du lịch cao điểm khi nhân lực khan hiếm, các công ty lữ hành có thể sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ, tài xế không có bằng lái,… thiếu kinh nghiệm thiếu sự chuyên nghiệp cần có trong mắt bạn bè quốc tế Những hành động trên là trái pháp luật, còn có thể gây xấu thêm cho hình ảnh ngành Du lịch.

- Kỹ năng tiếng Anh của người dân còn yếu, gặp khó khăn trong giao tiếp và trao đổi đối với khách du lịch quốc tế.

- Ít sự đa dạng về sản phẩm du lịch mới, sản phẩm thiếu sáng tạo và độc đáo Chưa thống nhất về quy hoạch “hệ thống giá cả”, dẫn đến tình trạng thu phí trái quy định, lừa đảo khách du lịch.

3 Cơ hội

- Mở cửa đối ngoại: Việc Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Những hiệp định này giúp Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với các nước thành viên và thu hút nhiều du khách đến từ các quốc gia trong khu vực Ví dụ, Hiệp định CPTPP tác động đến ngành du lịch ở các khía cạnh như: Thị trường, đầu

Trang 12

tư, lao động và việc làm, nguồn nhân lực, xuất nhập khẩu ngành hàng liên quan đến du lịch…, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch.12

- Tăng trưởng dân số và thu nhập: Dân số Việt Nam đang tiến tới mốc 100 triệu người như vậy, Việt Nam đã trở thành “cường quốc dân số”, xét theo cả quy mô và thứ bậc, bên cạnh đó với mức thu nhập cũng ngày càng tăng do đời sống kinh tế ngày càng một được nâng cao hơn Điều này có thể tạo ra một thị trường du lịch lớn hơn và nhiều khách (nội địa) tiềm năng Đây là một cơ hội cho ngành Du lịch Việt Nam.

- Nhu cầu du lịch của khách nội địa đang gia tăng: Nhu cầu về du lịch trong nước đang tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh du lịch quốc tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến cho chi phí du lịch nhiều nước tăng cao do giá xăng dầu và nhiều chi phí khác biến đổi liên tục Đây chính là một cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam, tận dụng khai thác nhiều yếu tố của ngành du lịch nước nhà để thu hút không chỉ khách nội địa mà còn là khách quốc tế ghé thăm.

- Cơ hội hợp tác du lịch với các nước khác: Việt Nam đang có nhiều cơ hội hợp du lịch với các quốc gia để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch Điều này mang lại nhiều cơ hội cho việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch: Khách du lịch hiện nay đang tìm kiếm những trải nghiệm khác biệt và mới lạ, họ có nhiều nhu cầu đa dạng không chỉ đơn thuần là vui chơi, chụp ảnh Ngành du lịch Việt Nam có nhiều khả năng để đáp ứng các nhu cầu đó Vì thế, để tận dụng và đáp ứng các nhu cầu mới ngành du lịch Việt Nam cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo như du lịch khám phá, du lịch sinh tồn và du lịch mạo hiểm, du lịch xanh, du lịch chữa lành…13

- Cơ hội hình thành phát triển các hình thức du lịch mới: Với tiềm năng của một quốc gia Đông Nam Á, với vị trí địa lý được đánh giá là thuận lợi và giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều cảnh quan phong phú Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển các dịch vụ du lịch mới như thể thao, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… Điều này sẽ mang lại cho du khách có nhiều trải nghiệm mới và đa dạng hơn Giúp thay đổi ngành du lịch Việt Nam một cách toàn diện, thu hút được nhiều du khách hơn nữa.

- Sự phát triển công nghệ: Với sự thay đổi và phát triển vượt bậc của công nghệ thế giới, điều này đang trở thành yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy ngành du lịch không chỉ

12 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM18403813 https://vtv.vn/kinh-te/7-xu-huong-du-lich-trong-nam-2023-20230127115840577.htm

Trang 13

riêng thế giới mà còn là Việt Nam Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các sản phẩm du lịch công nghệ cao đồng thời đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.

4 Thách thức

- Nằm ở việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

- Cơ sở vật chất du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ giữa các vùng, nhiều điểm du lịch bị xuống cấp, các dịch vụ đi kèm như: khu vui chơi giải trí, khu lưu trú,… chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

- Một điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam đó chính là nguồn nhân lực Nhân sự ngành du lịch hiện nay thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nhân sự chưa thật sự được đào tạo bài bản, chưa chuyên sâu về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng văn hóa nước nhà và quốc tế.

- Một số chính sách liên quan đến Ngành Du lịch hiện nay còn nhiều bất cập: việc cấp visa còn chậm, thời gian thị thực ngắn, gây tâm lý e ngại cho du khách Đây là rào cản cho việc du khách đến Việt Nam du lịch.

- Mức chi tiêu cho các hoạt động quảng bá ngành du lịch của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước và chưa có nhiều đột phá.

III Chỉ số tài chính chung1 Định giá: P/E; P/B, P/S a Định giá P/E

- P/E viết tắt của price to earnings ratio, là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) với thu nhập (lãi) trên một cổ phiếu (EPS) P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu Nếu chỉ số này thấp thì có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu.

- Công thức của P/E:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 100000 vnđ và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 10000 vnđ, như vậy P/E của cổ phiếu X sẽ là 10.

Trang 14

- Dựa trên chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu có khả năng tăng trong tương lai.

+ Chỉ số P/E cao: P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

+ Chỉ số P/E thấp: P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.

- Chỉ số P/E còn giúp nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt + Do các cổ phiếu có tính ổn định lại không có khả năng tăng đột biến, khiến cho giá trị P/E cao hơn các loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn

+ Vì thế các cổ phiếu có chỉ số P/E cao cũng sẽ có tính thanh khoản tốt hơn trong cùng ngành.

Tuy nhiên chỉ số P/E thấp còn do nhiều lý do khác như doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (bán, thanh lý tài sản,…) và khoản này sẽ không lặp lại trong tương lai Hoặc tình hình kinh doanh không ổn định nên các cổ đông đã bán cổ phiếu để chốt lời Khi chọn lựa cổ phiếu thì chỉ số P/E cao hay thấp vẫn chưa cho biết được thực tế, vì chỉ số này chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định và chỉ mang tính chất tham khảo.

b Định giá P/B

- P/B là viết tắt của Price to book ratio, là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó Chỉ số này được dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó

- Công thức P/B là:

P/B = Giá cổ phiếu/ giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

+ Giá trị sổ sách = Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ.

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

Trang 15

P/B = 75.000/25.000 = 3

- Tương tự như P/E, đánh giá P/B cũng có một số điểm cần lưu ý:

+ Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại thu nhập ổn định thì tỷ số P/B càng cao càng tốt

+ Ngược lại, nếu doanh nghiệp hướng về chất lượng nhiều hơn thì chỉ số P/B không cần quá cao

+ Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

+ Ngoài ra, P/E cũng không phản ánh được hoàn toàn giá trị thực tế của tài sản công ty như các tài sản vô hình như quyền sử dụng nhãn hiệu, bản quyền phần mềm Cũng như P/E, P/B cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sự thay đổi của thông tin tài chính và biến động của thị trường chung

c Định giá P/S

- P/S là viết tắt của Price to Sales Ratio, được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty dựa trên tỷ lệ giá thị trường của cổ phiếu so với doanh thu trên mỗi cổ phiếu.

- Công thức định giá P/S là:

P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu trên mỗi cổ phiếu - Một số điểm cần lưu ý khi định giá P/S:

+ P/S sẽ phản ánh chính xác mức giá mà thị trường hiện đang sẵn sàng chi trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp.

+ Hệ số P/S dựa trên doanh thu và nhằm xác định xem doanh thu được đánh giá cao như thế nào Hệ số này càng cao thì giá trị được đánh giá từ doanh thu càng lớn.

+ P/S cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai của công ty, năng lực quản trị, lợi nhuận, chi phí trong hoạt động kinh doanh và thị trường chung.

Tóm lại, định giá P/E, P/B, P/S là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong phân tích định giá cổ phiếu, tuy nhiên, nó cần được kết hợp với các chỉ số

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan