1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - thực phẩm chức năng - đề tài - Các luật liên quan đến thực phẩm chức năng ở Việt Nam

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các luật liên quan đến thực phẩm chức năng ở Việt Nam
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Thể loại Báo cáo môn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 579,02 KB

Nội dung

• Theo Điều 2.23 Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 của Việt Nam, thực phẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Báo cáo môn: Thực phẩm chức năng

Đề tài: Các luật liên quan đến thực phẩm chức năng ở

Việt Nam

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

I KHÁI QUÁT CHUNG

II CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

III KẾT LUẬN

Trang 3

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Thực phẩm chức năng là gì?

• Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng có tên gọi khác nhau nhưng cùng có tính chất chung là các sản phẩm bổ sung hoặc thay thế các chất dinh dưỡng và những chất có lợi cho sức khoẻ, giúp duy trì, tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt các sản phẩm này không phải là thực phẩm đơn

thuần nhưng cũng không phải là thuốc chữa bệnh

Trang 4

• Theo Điều 2.23 Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 của Việt Nam, thực phẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm dùng để

hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Trang 5

Nâng cao dinh dưỡng đầu vào, giảm nguy cơ mắc

một số bệnh

Tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện

ăn uống bình thường

Mua và dùng dễ dàng không cần khám và kê toa

Tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản

Nguồn cung cấp dồi dào, mạng lưới rộng khắp

Thực phẩm

chức năng

2 Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chức năng

Trang 6

• Tuy phần lớn các sản phẩm này là an toàn và có lợi cho sức khoẻ nhưng chúng không phải là không có những mối nguy cơ đối với sức khoẻ của người tiêu dùng

• Thực tế cho thấy là một số hoặc thậm chí là nhiều thành phần trong các sản phẩm này có chứa những chất nguy hại cho sức khoẻ nhưng lại

không được đưa thông tin trong nhãn bao bì sản phẩm

• Trong khi đó, các sản phẩm này thường được người tiêu dùng tự lựa chọn mà không cần phải theo chỉ dẫn hay đơn thuốc của bác sĩ và không

ít người tiêu dùng coi các sản phẩm này như các sản phẩm có thể thay thế thuốc chữa bệnh

Trang 7

Bên cạnh đó:

• Cách cung cấp kiểu bán hàng đa cấp với mục đích lôi kéo người mua

bằng mọi giá để kiếm lợi dễ mang đến những thông tin thiếu chính xác

và ngộ nhận

• Quá mê tín thực phẩm chức năng mà coi nhẹ việc thay đổi thói quen ăn uống, cải thiện điều kiện sống và lối sống thì không những không ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể duy trì được tình trạng sức khoẻ cần thiết cho một cuộc sống bình thường

• Dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn mang lại nhiều tác hại không nhỏ: làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng

Trang 8

Các sản phẩm này nên được kiểm soát và quản lý theo các quy định pháp luật rõ ràng để tránh thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến sức khoẻ và quyền lợi người tiêu

dùng.

Trang 9

3 Tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm chức năng ở Việt Nam

• Việt Nam hiện có gần 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng với gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

• Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 40% tổng sản lượng thực phẩm chức năng tiêu thụ trên cả nước

• Các sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng bá và sử dụng ngày càng rộng rãi tại Việt Nam Trên các phương tiện thông tin truyền

thông (truyền hình, internet, tờ rơi…vv), nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo như thần dược, phòng tránh và thậm chí là chữa được bách bệnh

Trang 10

II CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, thực phẩm chức năng được quy định cùng với thực phẩm nói chung trong :

• Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17 tháng

6 năm 2010 của Quốc hội Việt Nam

• Nghị định 38/2012/ND-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật An toàn thực phẩm

Trang 11

• Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế

• Luật quảng cáo ngày 21/6/2012

• Pháp lệnh quảng cáo 39/ 2001/ PL- UBTVQH10

• Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

• Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

• Luật dược phẩm 34/ 2005/QH11

• Luật thương mại 36/ 2005/QH11

Trang 12

2 Các điều khoản quy định cụ thể đối với thực phẩm chức năng

• Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng

• Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng;

• Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

• Tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

• Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Trang 13

Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng

- Được quy định tại Thông tư 08/ 2004/ TT- BYT ngày 23/ 8/ 2004:

Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng

- Nội dung:

1 Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của

các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh

2 Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác sau:

a) Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;

b) Thực phẩm bổ sung;

c) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;

d) Thực phẩm dinh dưỡng y học

Trang 14

• Đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất đưa

vào cơ thể hàng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản

phẩm có ít nhất 1 vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền

• Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: có báo cáo

thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm có chức năng đó hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn

Trang 15

• Nội dung ghi nhãn

- Nội dụng hướng dẫn sử dụng: tên, đối tượng sử dụng, công dụng, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý và tác dụng phụ

- Với thực phẩm chứa hoạt tính sinh học, trên nhãn bắt buộc phải có

“ Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”

- Trên nhãn thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ 1 bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Trang 16

• Đối với những sản phẩm có chứa vitamin và muối khoáng chưa được đề cập trong Bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng, sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng chưa rõ là thực phẩm hay thuốc, sản phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học chưa đủ tài liệu chứng minh tính an toàn và tác dụng của hoạt chất đó, Cục An

toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Cục quản lý Dược Việt Nam và Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế xem xét

để phân loại và thống nhất quản lý

Trang 17

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

- Được quy định tại Điều 14 Luật 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm

Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh

về tác dụng thành phần tạo nên chức năng đã công bố

Phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm khi lần đầu lưu thông trên thị trường

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về thực phẩm chức năng

Trang 18

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

- Được quy định tại Điều 38.2 Luật 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6

tế theo quy định của Chính phủ

Phải được cấp

“Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng

lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định của Bộ quản lý ngành

Trang 19

Tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an

Trang 20

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

- Được quy định tại Điều 6.3 và 6.4 Nghị định 38/2012/ND-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012

- Nội dung:

• Điều 6.3: Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

• Điều 6.4: Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Trang 22

7

8

6

Giấy chứng nhận cơ

sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thông tin tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần

đã công bố

11

Trang 23

Mẫu nhãn sản phẩm

và mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ

Kết quả kiểm nghiệm

Trang 24

Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra thị trường

kế hoạch kiểm tra định kỳ

Thông tin tài liệu

Trang 26

Ghi nhãn thực phẩm

• Các thực phẩm được bao gói sẵn phải bắt

buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật

về ghi nhãn thực phẩm

• Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể

hiện trên nhãn thì tùy loại sản phẩm được

ghi là “ hạn sử dụng” “ sử dụng đến ngày”

“ sử dụng tốt nhất đến ngày”

• Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công

thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn

thực phẩm

Trang 27

Ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm

Tên sản phẩm kích cỡ chữ gấp 3 lần chữ khác

Khi chuyển dịch nhãn dảm bảo nội dung không sai lệch

Đối với thực phẩm chức năng cần ghi rõ:

Nhãn phải thể hiện nội dung: Công bố thành phần dinh dưỡng ,

hoạt chất tác dụng sinh học, tác dụng đối với sức khỏe, chỉ rõ đối

tượng sử dụng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có

Trang 28

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

đối với thực phẩm chức năng

- Được quy định tại: Điều 23.1(a) Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013.

- Nội dung:

• Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng thuộc diện phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm mà không có báo cáo theo quy định

• Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm đối với hành vi trên

Trang 29

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu.

- Được quy định tại :Điều 25.2(b) Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013.

- Nội dung:

• Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thực phẩm chức năng mà không có giấy chứng nhaanjlwu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định

• Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi

Trang 30

01

02

Quảng cáo thực phẩm chức năng

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo

Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;

chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường

- Được quy định tại :Điều 7 Thông tư số 43/ 2014/ TT- BYT:

Quy định về quản lý thực phẩm chức năng

Trang 31

Điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng:

- Được quy định tại :Điều 14 Thông tư số 43/ 2014/ TT- BYT: Quy

định về quản lý thưc phẩm chức năng

hiện theo quy định

tại Điều 3 Thông tư

Thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Phân tích mối nguy

và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trang 32

Bộ trưởng Bộ Y tế

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác

Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng

Trang 33

Thu hồi, xử lý thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn

- Được quy định tại Chương VII, Thông tư số 43/ 2014/ TT- BYT : Quy định về quản lý thực phẩm chức năng

- Nội dung:

• Điều 16: Thu hồi thực phẩm chức năng

• Điều 17: xử lý thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn

• Điều 18: truy nguyên nguồn goocd sản phẩm vi phạm

Trang 34

KẾT LUẬN

• Các quy định pháp luật của Việt Nam về thực phẩm chức năng cho phép ngành công nghiệp sản xuất có những thông tin hợp pháp về những lợi ích sức khoẻ của việc sử dụng những sản phẩm này, có thể đem lại cho người tiêu dùng sự đảm bảo về tính an toàn và chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, giúp người tiêu dùng tin tưởng rằng các loại thực phẩm chức năng mà họ sử dụng là an toàn

và có đúng những thành phần như mô tả trên nhãn bao bì

• Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định có liên quan về quản lý thực

phẩm chức năng của Việt Nam chưa được chặt chẽ và rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm

• Do vậy, để quyền lợi người tiêu dùng thực sự được bảo vệ, các quy định trên trước mắt cần phải được quy định rõ ràng hơn và sau đó tiến tới xây dựng một khung pháp lý riêng cho thực phẩm chức năng ở nước ta Mục đích để đảm bảo rằng mọi sản phẩm là thực phẩm chức năng đều thực sự an toàn đối với sức khoẻ con người và được quản lý nghiêm ngặt bởi các cơ quan chức năng

Trang 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12

• Nghị định 38/2012/ND-CP

• Nghị định 178/2013/NĐ-CP

• Thông tư số 26/2012/TT-BYT

• Luật quảng cáo ngày 21/6/2012

• Thông tư số 43/ 2014/ TT- BYT

• http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1664&CateID=1

Ngày đăng: 05/11/2024, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w