1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận kinh tế vĩ mô đề tài tác động của covid 19 tới nền kinh tế việt nam

32 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Tuy nhiên, việc đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nêu trên vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI NỀN KINH TẾ

VIỆT NAM

SV thực hiện: Hà Mai Phương

Nguyễn Hồng Phúc Nguyễn Hải Lan Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Phương Hà Trương Thanh Sơn

Giảng viên giảng dạy: Ths Nguyễn Thị Hiền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Chương I GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI DỊCH COVID VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4

1 Giới thiệu chung về Đại dịch COVID-19 4

1.1 Nguồn gốc 4

1.2 Diễn biến dịch bệnh và công tác phòng chống dịch tại Việt Nam 4

2 Những tác động của dịch covid-19 tới nền kinh tế việt nam 6

2.1 Tác động tới các vấn đề vĩ mô 6

2.2 Tác động tới các ngành kinh tế 7

2.3 Tác động tới các khu vực doanh nghiệp 9

2.4 Đánh giá chung về các tác động 10

Chương II CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ 10

1 Chính sách của Đảng và Nhà nước 10

1.1 Chính sách tài khóa 10

1.2 Chính sách tiền tệ - phát triển lợi nhuận - hạn chế nợ xấu 13

2 Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp 13

2.1 Ứng phó của doanh nghiệp trong đại dịch Covid 19 13

2.2 Các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp 14

2.3 Một số các ví dụ điển hình về giải pháp kinh tế trong thời covid của các tập đoàn lớn Việt Nam 16

Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 17

1 Đánh giá hiệu quả các giải pháp tới nền kinh tế 17

1.1 Các giải pháp của Chính phủ 17

1.2 Các giải pháp của doanh nghiệp 20

2 Một số đề xuất giải pháp phục hồi kinh tế 21

2.1 Về phía chính sách của Đảng và Nhà nước 21

2.2 Đối với doanh nghiệp 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

để có những bước tiến mới về việc khắc phục nền kinh tế sau những tổn thất mà đại dịch Covid 19 để lại Tuyệt đối không để nền kinh tế nước nhà rơi vào tình trạng bị suy thoái

và đình trệ

Hiện nay xã hội chúng ta đã và đang tồn tại và phát triển qua các hình thái kinh tế khác nhau Chúng luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất Nếu chúng ta không ngừng lao động sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị hủy diệt và ảnh hưởngrất lớn Hậu quả mà con người hứng chịu sẽ không thể kiểm soát nếu như nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn Thêm nữa việc sản xuất ra của cải vật chất còn là nền tảng để hình thành nên các mối quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của con người Qua đó chúng ta thấy được sự quan trọng to lớn của nền kinh tế trong sự phát triển và hình thành, xây dựng xã hội Thế nên sau khi đại dịch Covid 19 bùng phát, mọi hoạt động kinh doanh đều bị cản trở, đời sống tinh thần của người dân bị bó hẹp trong không gian nhỏ Bởi vậy mà việc cần được phục hồi, đưa ra các chính sách đổi mới về việc cải thiện nền kinh tế là vô cùng cần thiết Đây chính là cơ sở để phục vụ nhu cầu cuộc sống, cải thiện và nâng cao đời sống con người ngày một tốt hơn

Không vượt qua khỏi các quy luật khách quan, nền kinh tế nước ta đã và đang đang gặp nhiều mặt còn hạn chế Đặc biệt ngay sau khi dịch bệnh covid bùng nổ, có vô số các

hệ lụy gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế nước ta Chính vì thế nên vào cuộc họp lớn gần đây, nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề xuất và đưa ra nhiều chính sách vàđường lối về việc đổi mới và khắc phục nền kinh tế Vì muốn được nghiên cứu và hiểu sâu hơn về các yếu tố khách quan, sự tác động của yếu tố không mong muốn như 2 năm đại dịch Covid bùng phát vừa đi qua Chúng em đã quyết định nghiên cứu và chọn đề tài tiểu luận này để gửi đến cô và mọi người

Trang 5

SARS-"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".

1.2 Diễn biến dịch bệnh và công tác phòng chống dịch tại Việt Nam

1.2.1 Diễn biến tình hình dịch bệnh

Tính đến tháng 5 năm 2022, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn bùng phát của đại dịch Covid Cụ thể, giai đoạn 1 diễn ra từ 23/1–24/7/2020 với 415 ca mắc trong đó có

106 ca trong nước và 309 ca nhập cảnh từ nước ngoài Giai đoạn 2

(25/7/2020-27/1/2021) có tổng số 1.136 ca mắc trong đó có 554 ca trong nước và 582 ca nhập cảnh Đợt dịch này có sự xuất hiện cao điểm nhất trong 36 ngày tại Đà Nẵng, cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng khi có 35 ca tử vong trên cả nước Ở giai đoạn 3 (28/01 - 26/04/2021), trên cả nước có 1.301 ca mắc, 910 ca trong nước và 391 ca nhập cảnh nước ngoài Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn 4 của đại dịch COVID-19 (27/4/2021 - nay) với hơn 10.700.000 ca mắc và số lượng người tử vong lên đến hơn 43.000 ca, đợt dịch này có sự xuất hiện của 2 biến chủng mới là Delta và Omicron khiến dịch bùng phát

và lây lan mạnh khắp cả nước

1.2.2 Công tác phòng chống dịch tại Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, căn cứ thực tiễn của đất nước, Chính phủ đã vậndụng nhuần nhuyễn mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại dịch

Trang 6

(i) Huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống đạidịch COVID-19 Ngay từ những ngày đầu khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Chính phủ đã sớm xác định được chiến lược cụ thể để kịp thời ứng phó Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được triển khai.

(ii) Tạo khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế đối phó với dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh bảo vệ quyền con người Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Các văn bản này được xác định là văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người phải tuân theo, áp dụng trên phạm vi cả nước, người nào vi phạm các quy định thì phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật

(iii) Mọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt động phòng, chống dịch củaChính phủ được công bố, cập nhật đầy đủ, nhanh chóng, dễ hiểu đối với mọi người dân Không chỉ thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình dịch bệnh cho người dân và quốc tế trên báo chí, truyền hình, mà các bộ phận khác nhau của Chính phủ Việt Nam, như Bộ Y

tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương đều nhắn tin đến điện thoại di động của người dân trên cả nước về các triệu chứng nhiễm bệnh và biện pháp bảo vệ Chính phủ cũng đã hợp tác với các dịch vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook để cập nhật thông tin Các thành phố treo áp phích nhắc nhở người dân nâng cao ý thức trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus

(iv) Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội

Sự đồng thuận xã hội được hiểu là sự ủng hộ, đồng lòng của toàn thể xã hội đối với các hành động của Chính phủ Đó là sự đồng thuận trong nội bộ các cơ quan, ban ngành;

sự ủng hộ của Nhân dân đối với các hành động của Chính phủ Thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các bộ, ban ngành, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Y tế, thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm các chức năng nhiệm vụ của ngành với tinh thần đồng thuận cao Nhân dân nghiêm túc chấp hành các chỉ thị của Thủ tướng, trong đó có những biện pháp nghiêm khắc như giãn cách xã hội, cách ly khu vực Đồng thời, sự ủng hộ, niềm tin của Nhân dân còn thể hiện rõ nét qua việc quyên góp tiền, hiện vật để chung tay cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh

Trang 7

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (13)

4

Tìm hiểu về Siêu lạm phát ở Zimbabwe

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (13)

22

Giáo trình - Giáo trình kinh tế vĩ mô

Kinh tế Vĩ

120

Trang 8

2 Những tác động của dịch covid-19 tới nền kinh tế việt nam

2.1 Tác động tới các vấn đề vĩ mô

2.1.1 Tác động đến GDP:

Bảng 1: Tăng trưởng GDP quý I giai đoạn 2009-2020

Các diễn biến của COVID-19 đều có ảnh hưởng mạnh đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và trung hạn Với riêng Việt Nam, năm 2020 còn

là một năm phải đối mặt với nhiều thiên tai nghiêm trọng như bão và lũ lụt ở khu vực miền Trung trong nửa cuối năm Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung của khu vực và trên toàn thế giới

Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã có Báo cáo cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (phát hành ngày

10/04/2020), trong đó đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng:

Với kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP VN năm 2020 sẽ giảm khoảng 1,8 đến 2 điểm %, tương đương mức tăng trưởng khoảng từ 4,81-5,01% (trong đó, quý 1 đạt mức tăng trưởng 3,82%; quý 2 dự báo tăng 3,45-3,67%; 6 tháng đầu năm dự báo tăng 3,81-4,05%)

Với kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 giảm khoảng 1,4 điểm % và đạt mức 5,4-5,6%

Với kịch bản tiêu cực, tăng trưởng GDP Việt Nam giảm khoảng 2,58 điểm %,đạt mức 4,07-4,42% năm 2020

Kinh tế Vĩ

Kinh-te-vi-mo de luyen tap rat hay m…

Kinh tế Vĩ

12

Trang 9

2.1.2 Tác động đến nhân lực:

Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sảnxuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của người lao động, khiến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý I/2020 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm từ 1,2 đến 1,3 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I/2020 là 2,22%, tăng 0,07% so với quý trước và 0,05% so với cùng kỳ năm trước

2.2 Tác động tới các ngành kinh tế

Theo các ngành sản xuất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 tăng trưởng 2,68% (đây là thành tích rất tốt so với mức tăng 0,61% năm 2019); ngành công nghiệp vàxây dựng tăng 3,98% (so với 8,9% năm 2019), và ngành dịch vụ tăng 2,34% (so với 8,3% năm 2019)

Theo Tổng cục thống kê (2020), tính trong 9 tháng đầu năm 2020, hầu hết tất cả các ngành sản xuất đều tăng trưởng giảm sâu so với năm ngoái, thậm chí có mức tăng trưởng

âm như ngành lưu trú và ăn uống (giảm 17%), khai khoáng (giảm 5,4%), vận tải kho bãi (giảm 4%), dịch vụ khác (giảm 4%) Tuy vậy, một số ngành không bị ảnh hưởng nhiều,

và cũng là những ngành có cơ hội trong dịch bệnh như ngành y tế (tăng 9,6%), thông tin

và truyền thông (7,4%) và ngành tài chính – ngân hàng – bảo hiểm (tăng 6,7%)

Trang 10

2.2.1 Công nghiệp

Ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đạt mức tăng trưởng thấp

so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoánggiảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại một số quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo

2.2.2 Nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản Sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định; sản xuất thủy sản quý I/2020 tăng thấp hơn

2.2.3 Dịch vụ

Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng Ba giảm mạnh 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Tính chung 3 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 3,7 triệu lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Ba ước tính đạt 449,9 nghìn lượt người, giảm 63,8% so với tháng trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 62,3%; bằng đường bộ giảm 65,9%; bằng đường biển giảm 83,6%

Trang 11

Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

2.3 Tác động tới các khu vực doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 nhìn chung có tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực.” Chỉ 11% doanh nghiệp cho biết “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực” COVID-19 tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam trên nhiều phương diện Đa số doanh nghiệp cho biết dịch Covid-19

đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và ảnh hưởng tới vấn đề nhân công, người lao động của doanh nghiệp Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn Một số doanh nghiệp cho biết còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19

Trang 12

Bảng 4: Lao động thời điểm 1/9/2020 so với trung bình năm 2019, theo ngành sản xuất (%)

Phần lớn các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, nặng nề nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, ăn uống, số lao động thời điểm 1/9/2020 chỉ bằng 53,27% (tức là phải cắt giảm tời 46,73%), tuy nhiên 2 lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và công nghệ thông tin thì số lao động tại thời điểm 1/9/2020 lại tăng so với trung bình năm 2019

2.4 Đánh giá chung về các tác động

Nhìn chung, đại dịch Covid 19 đã để lại những tổn thương không hề nhỏ tới nền kinh

tế Việt Nam Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ sức chống chịu trước khủng hoảng đã phải chịu cảnh đóng cửa, phá sản Các khu vực kinh tế cũng chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn nhất có thể kể đến ngành dịch vụ Bên cạnh

đó, tăng trưởng GDP giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước, tuy nhiên, nhờ có những chính sách hợp lý của Đảng và Nhà nước, mức tăng trưởng GDP nước ta vẫn cao hơn đáng kể mặt bằng chung các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 13

Chương II CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ

1 Chính sách của Đảng và Nhà nước

1.1 Chính sách tài khóa

1.1.1 Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

Gia hạn thời gian, tiền nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Chính phủ ban hành theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày

08/04/2020

Chính phủ đã và đang xem xét hình thức giảm thuế GTGT ( giá trị gia tăng ) cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ khác nhau Đây còn được gọi là loại thuế điều tiết trên diện rộng, chúng phát sinh khi cung cấp dịch vụ hàng hóa Thế nên đây là biện pháp tình thế khá thích hợp cho các đơn vị kinh doanh lưu trú, khách sạn, du lịch, vận chuyển, chuyên chở và buôn bán Đặc biệt chính phủ có đưa ra biện pháp giảm thời gian hoàn thuế từ 40 ngày xuống 20 ngày để phục vụ các đơn vị khôi phục nền kinh tế

Về mức giảm tiền thuê đất, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với người thuê đất nêu trên; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2020 và tiền chậm nộp (nếu có) Còn lại các doanh nghiệp tham gia sản xuất, các đồ bảo hộ lao động và trang biết bị phòng chống dịch, nhà nước trừ toàn bộ chi phí đểgiảm trừ thuế TNDN ( thu nhập doanh nghiệp )

Bên cạnh đó là chính phủ đã ban hành ra những chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Bởi là vì đa phần đa các doanh nghiệp chiếm đến 98% các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản là do gánh nặng chi phí mà hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là không phù hợp với họ Chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi COVID-191 là được hưởng lợi từ chính sách này.1

Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động Trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp và các doanh nghiệp này có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội Kết hợp với sự ảnh hưởng của dịch bệnh

Trang 14

Covid 19, với những suy thoái và tổn hạn nhất định về nền kinh tế, Đảng và chính phủ nhà nước đã ban hành nghị định này

Theo nghị quyết Quốc hội Nghị về việc giảm thuế TNDN năm 2020 đối với doanh nghiệp Các hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác thì thực hiện giải pháp giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng dự kiến sẽ giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng Tuy nhiên, việc đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nêu trên vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đềgiúp các doanh nghiệp phát triển, chuyển đổi thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để đóng góp lại cho NSNN trong thời gian tiếp theo.2

1.1.2 Chính sách tăng cường vốn và đầu tư công

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp quan

trọng của Chính phủ nhằm hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế năm 2020 Tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn giải ngân trong năm 2019 (312 nghìn tỷ đồng) Trong đó có bao gồm 470,6 nghìn tỷ đồng trong dự toán NSNN năm 2020 và 225,2 tỷ đồng vốn năm 2019chuyển sang

Nhờ các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chủ động, nỗ lựccủa các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm

2020 đã có sự chuyển biến tích cực so với năm 2019 Ước tính đến ngày 31/12/2020, chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán (cùng kỳ đạt 62,9%) Đặc biệt trong các tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư đã rất nỗ lực, cố gắng tập trung cho công tác giải ngân, phấn đấu đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2020 (31/1/2021)

cơ bản giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN đã được giao 3

1.1.3 Chính sách hỗ trợ an sinh xã hội

Đảng và nhà nước đã và đưa ra một số chính sách như chi trả bảo hiểm thất nghiệp,

hỗ trợ người bị tạm thời ngừng việc Bên cạnh đó là các chính sách trợ cấp cho người

2 Nguồn: https://baochinhphu.vn/giam-30-thue-tndn-doi-voi-mot-so-doanh-nghiep-102275250.htm

Trang 15

nghèo, người không còn khả năng lao động cần được nhà nước đặc biệt quan tâm và hỗ trợ Ngoài các đối tượng trên còn có cả nhóm đối tượng người dễ bị tổn thương - người

59 lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ làm suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thoái

Theo thông tư, nghị quyết 42, đã có trên 14 triệu đối tượng thụ hưởng; với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 thì sau quá trình 4 tháng triển khai, toàn quốc đã phê duyệt 25,9 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho 26,71 triệu đối tượng thụ hưởng Đối với gói hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội, đã rà soát, hỗ trợ 363.000 người sử dụng lao động, hỗ trợ tiền từ kết dư quỹ bảo hiểm cho trên 8 triệu người lao động với số lượng hiện nay 85% là lực lượng lao động trong đối tượng thụ hưởng, đạt 20,644 nghìn tỷ đồng

Bên cạnh đó theo báo cáo tại các tỉnh phía nam và qua kiểm tra cho thấy, hiện nay, phục hồi sản xuất trong các khu công nghiệp đang từ 50% đến 80% và số lao động phục hồi hiện nay là 70% đến 75%, cá biệt có địa phương tới 90% 4

1.2 Chính sách tiền tệ - phát triển lợi nhuận - hạn chế nợ xấu

Khi dịch bệnh còn tồn tại thì một số nhu cầu đặc thù sẽ biến mất, theo đó các ngành kinh doanh phục vụ các nhu cầu đó cũng sẽ không trở lại được, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh Đa số doanh nghiệp, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh vào lúc này Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả

Đối với gói tín dụng, cần sớm sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng hỗtrợ và kéo dài thời gian cơ cấu lại nhóm nợ đến cuối năm 2021, khi dịch có thể đã kết thúc, còn tiềm lực của doanh nghiệp, ngân hàng đã vững hơn Nợ xấu của ngành ngân hàng có liên quan chặt với Thông tư 01 Việc Thông tư 01 sửa đổi cho phép giữ nguyên nhóm nợ đến khi nào sẽ quyết định tỷ lệ nợ xấu của ngành Nếu không cho phép giữ nguyên nhóm nợ thì chắc chắn nợ xấu sẽ tăng đột biến và gây cú sốc cho hệ thống Trongquá trình thực thi chính sách, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách Cần giảm thiểu những phiền hà về

Trang 16

thủ 61 tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.

2 Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp

2.1 Ứng phó của doanh nghiệp trong đại dịch Covid 19

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượnglao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính phủ, như tại Việt Nam, được nới lỏng Nơi làm việc bình thường mới" sẽ được phát triển Phần lớn các Giám đốctài chính trả lời trong Khảo sát Giám đốc tài chính (CFO) thời COVID-19 của PwC cho biết họ đang có kế hoạch thực hiện các phương pháp an toàn lao động để bảo vệ nhân viên và các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa

Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trìmột cách bền vững Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện

và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt Đồng thời, PwC cũng khuyến khích doanh nghiệp đánh giá bốn lĩnh vực sau trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: Sức khỏe và An toàn, Loại hình công việc, Tài chính (Chi phí và doanh thu) và Nhu cầu của nhân viên

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w