Mục tiêu của đề tài Nhằm mục đích đánh giá tác động của mức độ tăng trưởng kinh tế lên biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay, nhóm đã tiến hành nghiên cứu để đưa ra những phân tích, nhận
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞ NG KINH TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ
1.1.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế a Lý thuyết cổ điển:
Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế bao gồm các nhà kinh tế tiêu biểu: Adam Smith, R.Malthus, David Ricardo
Adam Smith cho rằng tích lũy vốn và cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố xã hội, thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một nước Tăng sản lượng thông qua việc tăng số lượng đầu vào tương ứng – gia tăng tư bản theo chiều rộng Tuy nhiên vì đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản lượng đầu ra sẽ tăng chậm dần
R.Malthus: Dân số tăng theo cấp số nhân, còn lương thực tăng theo cấp số cộng (do sự hữu hạn của đất đai) Muốn duy trì tăng sản lượng thì phải giảm mức tăng dân số
Theo Ricardo: tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai Do đó đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng b Lý thuyết trường phái Keynes:
Tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest and Money) của John Maynard Keynes (1883–1946) được xuất bản vào năm 1936 đã nhấn mạnh các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ động để quản lý và duy trì tăng trưởng kinh tế Điều này đi ngược lại quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế tự do không cần sự can thiệp của nhà nước c Lý thuyết tân cổ điển:
Mô hình Solow là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô” Mô hình đã được phát triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956, thay thế mô hình hậu Keynesian.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm
Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Khi biến đổi khí hậu sẽ làm cho gia tăng nhiệt độ toàn cầu, khiến mực nước biển dâng cao Hiểu một cách đơn giản nhất, bạn có thể thấy những sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thời tiết khắc nghiệt hơn, nắng nóng, khô hạn nhiều hay lũ lụt, sóng thần đều là biến đổi khí hậu
Nhắc đến biến đổi khí hậu nghĩa là những biến đổi theo hướng xấu ở những môi trường trên khắp trái đất và điều này ảnh hưởng đến con người, những sinh vật sống và các hệ sinh thái Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân Theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niủo, khụng thể hiện sự thay đổi khớ hậu
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài Theo như các chuyên gia phân tích, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu là do tự nhiên như sự tái phân bố nhiệt trong đại dương, quỹ đạo trái đất thay đổi, quá trình kiến tạo núi, thềm lục địa có sự biến đổi, có sự lưu chuyển trong hệ thống khí quyển
Nguyên nhân chủ quan là do con người có sự tác động dẫn tới biến đổi khí hậu
Và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên những hiện tượng của biến đổi khí hậu Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra điện và nhiệt đã đồng thời tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu
Trong đó, phần lớn điện được tạo ra từ đốt than, đốt dầu hoặc khí đốt rồi cũng tạo ra lượng cacbon dioxit và nitơ oxit Sự phát triển công nghiệp giúp phát triển kinh tế cũng kéo theo đó là lượng chất thải công nghiệp, khí thải ra môi trường lớn Điều này đã dẫn tới hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất ngày một nóng lên Cùng với đó, nạn chặt phá rừng nhiều khiến cho việc hấp thụ cacbon dioxit của cây xanh cũng hạn chế Tài nguyên thiên nhiên bị con người khai thác cạn kiệt dẫn đến thay đổi hệ sinh thái, khiến cho một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
1.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng vô cùng nghiêm trọng và tác động tới trái đất của chúng ta dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau Trong đó có các ví dụ điển hình như:
Nhiệt độ gia tăng: Gần như tất cả khu vực trên đất liền đều gặp hiện tượng nóng lên và song nhiệt gia tăng; với năm 2020 là một trong những năm nóng kỉ lục Nhiệt độ tăng dẫn đến nhiều căn bệnh liên quan đến nhiệt độ cao xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ảnh hưởng tới công việc và di chuyển Ngoài ra, cháy rừng còn có thể xuất hiện dễ dàng hơn và khó ngăn chặn hơn trong điều kiện nhiệt độ tăng lên
Nhiều cơn bão mức độ nghiêm trọng hơn: Thay đổi trong nhiệt độ kéo theo đó là thay đổi trong lượng mưa Kết quả của hiện tượng này là sự gia tăng cường độ và mức độ của các cơn bão hơn, dẫn đến ngập lụt và sụt lở gây tổn hại nhà cửa của người dân và thiệt hại lên đến hàng tỷ
Hạn hán gia tăng: Nhiều khu vực gặp hiện tượng thiếu nước hơn, dẫn đến hạn hán xảy ra, gây nên những cơn bão cát có thể mang hàng tỷ tấn cát đi khắp lục địa Sa mạc mở rộng, giảm đi diện tích đất trồng khiến nhiều người gặp nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong sinh hoạt hàng ngày
Mực nước biển tăng với nhiệt độ cao hơn: Các đại dương hấp thụ nhiệt từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây tan băng và tăng mực nước biển, đe dọa đến các thành phố cận biển cà các quần đảo có người sinh sống Đại dương cũng hấp thụ CO , giữ CO2 2 khỏi bay vào tầng khí quyển, khiến nước biển có tính axit cao dẫn đến nguy hiểm cho nhiều sinh vật biển
Suy giảm giống loài: Biến đổi khí hậu đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài trên đất liền và dưới đại dương Những thiệt hại này gia tăng khi nhiệt độ tăng, cháy rừng cùng những môi trường nghiêm trọng cùng các loài gây hại cũng như dịch bện nằm trong những mối thiệt hại này Một số loài có khả năng chuyển dịch nơi ở nhưng số lượng là vô cùng nhỏ bé
Thiếu lương thực và nhiều đe dọa về sức khỏe: Biến đổi khí hậu và gia tăng trong các môi trường thời tiết cực đoan nằm trong những nguyên nhân gây nên sự gia tăng hiện tượng đói nghèo của thế giới Mùa vụ kém hơn, gia súc khó sinh sản cùng đó là lượng nước tưới tiêu ít hơn Dịch bệnh hoành hành hơn với ví dụ là bệnh sốt xuất huyết, các loại thời tiết cực đoan khiến dịch bệnh xuất hiện dễ dàng hơn, gây khó khăn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe theo kịp Một số điều kiện gây ảnh hưởng sức khỏe là sự gia tăng trong đói nghèo và dinh dưỡng không đầy đủ ở những nơi không thể trồng đủ hoặc kiếm được lương thực.
Hiện tượng nghèo khó và thiếu nơi ở: Biến đổi khí hậu gia tăng các nhân tố khiến con người nghèo đi Lũ lụt cuốn đi các khu ổ chuột, phá hủy nhà ở và nơi sinh sống Nhiệt độ cao khiến việc lao động ngoài trời khó khăn hơn, những căn bệnh liên quan đến thời tiết gây thiệt mạng 23 triệu người mỗi năm, khiến càng nhiều người phải đối mặt với sự nghèo khó.
Nhân tố tác động tới biến đổi khí hậu
1.3.1 Chi tiêu chính phủ của quốc gia
Học thuyết Keynes đã đề cập một trong những công cụ quan trọng nhằm giảm bớt những hậu quả tiêu cực của thất bại thị trường và góp phần gia tăng tính “tăng trưởng bền vững” là vai trò chi tiêu của chính phủ Mặc dù hành động nhằm nâng cao chất lượng môi trường không phải là mục đích chính của chi tiêu chính phủ, nhưng điều quan trọng là phải xem xét các ảnh hưởng của chúng lên các quy định tiêu chuẩn về môi trường cũng như mức độ ô nhiễm
Xem xét ô nhiễm được tạo ra do tiêu dùng, chi tiêu tài khóa trên các lĩnh vực như sức khỏe và giáo dục làm tăng thu nhập hiện tại cũng như tương lai của người tiêu dùng, và có thể dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường (thông qua hiệu ứng thu nhập) Mặt khác, chi tiêu chính phủ cao hơn cùng với đó là tính hiệu quả của các quy định về môi trường có thể dẫn đến sự phát triển của các tổ chức nhằm nâng cao chất lượng môi trường (Fullerton và Kim, 2008), đại diện cho tác động kỹ thuật.
Chi tiêu chính phủ càng tăng thì mức độ ô nhiễm càng giảm hay càng giảm biến đổi khí hậu
Hình 1.1 Tương tác giữa chi tiêu chính phủ và môi trường
Nguồn: Lopez và c ng s , 2010, trang 8 ộ ự 1.3.2 Mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đến năm 1991, đường cong Kuznets trở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhập đầu người theo thời gian Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong chữ U ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt ngưỡng đó Đây được gọi là đường cong Kuznets về môi trường (EKC)
Cho rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến của thu nhập đầu người và mức độ ô nhiễm của quốc gia hay biến đổi khí hậu
Hình 1.2 Đường cong Kuznets về môi trường
Nguồn: Halkos và Paizanos, 2016, trang 19
Nghiên cứu đi trước
Ô nhiễm môi trường có thể được phân ra làm nhiều loại như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất… và theo Iwata và cộng sự (2012) thì CO2 là tác nhân chính dẫn tới tình trạng trái đất nóng lên và tác động đến biến đổi khí hậu nên trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả chỉ tập trung vào chỉ tiêu phát thải CO2 để đo lường cho khái niệm ô nhiễm môi trường và sự biến đổi khí hậu
Khi nghiên cứu về vấn đề kinh tế môi trường thì giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường (EKC) (Kuznets, 1955) được xem như là lý thuyết phổ biến nhất được các nhà nghiên cứu vận dụng để nghiên cứu cho các mẫu quan sát khác nhau Giả thuyết EKC cho rằng mối quan hệ giữa thu nhập và ô nhiễm môi trường (lượng phát thải ô nhiễm) có dạng hình chữ U ngược Trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ có mối quan hệ đồng biến với lượng phát thải ô nhiễm Tuy nhiên, khi vượt qua giá trị ngưỡng thì lượng phát thải ô nhiễm bắt đầu giảm xuống Lý giải cho hiện tượng trên là bởi vì khi thu nhập được cải thiện, tiêu chuẩn sống, tiêu chuẩn về môi trường cũng được nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật cũng phát triển do đó mà các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm cũng trở nên hiệu quả hơn do đó mà lượng phát thải ô nhiễm sẽ giảm xuống
Từ sau giả thuyết đường cong Kuznets, đã có nhiều nghiên cứu đi trước phân tích rõ hơn về tác động của tăng trưởng kinh tế tới lượng phát thải CO2:
Theo Holtz-Eakin và Selden (1995) và Shafik (1994), nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ tích cực giữa thu nhập và phát thải, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tăng dần, tuyến tính giữa thu nhập và lượng phát thải CO2
Theo Martinez-Zarzoso và Bengochea-Morancho (2004), lượng khí thải CO2 có xu hướng giảm khi thu nhập tăng lên đến một mức nhất định, và sau đó lượng khí thải sẽ tăng lên khi thu nhập cao hơn
Theo Omri và cộng sự (2014), các tác giả áp dụng hệ phương trình đồng thời để nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của tăng trưởng kinh tế, FDI và phát thải CO2 Sử dụng dữ liệu bảng của 54 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1990 – 2011 các tác giả đã cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và dòng vốn FDI trên toàn bộ mẫu nghiên cứu, mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn FDI và lượng phát thải CO2 Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ một chiều từ lượng phát thải CO2đến đến tăng trưởng kinh tế.
Theo Mutafoglu (2012), tác giả đã khám phá mối quan hệ giữa dòng vốn FDI, mức phát thải CO2và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ từ quý I năm 1987 đến quý IV năm 2009 Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến nêu trên và kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trên, điều này đã củng cố thêm cho giả thuyết EKC
Theo Tang (2015), mức tiêu thụ năng lượng và thu nhập ảnh hưởng tích cực đến lượng phát thải CO2, nhưng bình phương thu nhập lại có tác động tiêu cực đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam Những kết quả này ủng hộ giả thuyết EKC (Đường cong môi trường Kuznets) giả định mối quan hệ hình chữ U ngược giữa phát thải CO và tăng 2 trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát thải CO và thu nhập, giữa FDI và phát thải CO ở Việt 2 2
Nam Tiêu thụ năng lượng, FDI và thu nhập là những yếu tố chính quyết định lượng phát thải CO ở Việt Nam.2
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đi ngược lại với giả thuyết EKC: Theo Liu (2005), nghiên cứu 24 quốc gia OECD sử dụng dữ liệu bảng Bằng cách phân tích GDP và lượng khí thải CO trong một hệ thống phương trình 2
F(Y,E)=G(C,K,L,T,pop), xem xét mức tiêu thụ năng lượng cũng như thu nhập của mỗi quốc gia, ông kết luận rằng EKC cho CO 2tồn tại Tuy nhiên mang dấu âm, đi ngược với những nghiên cứu trước đó
Theo Soytas et al (2007), kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa thu nhập với lượng khí thải CO , bao gồm cả tiêu thụ năng lượng trong phân 2 tích về EKC ở Mỹ
Theo Iranzo (2009), mặc dù nghiên cứu của tác giả không có bằng chứng về đường cong Kuznets, nhưng tác giả đã nhận thấy sự khác biệt trong hai nền kinh tế, cụ thể là nước có thu nhập thấp thì lượng phát thải tăng nhanh đi đôi với tăng trưởng kinh tế, trong khi lượng phát thải giảm đối với nước có thu nhập trung bình và cao
So sánh các nghiên cứu đi trước, cho thấy những sự khác nhau rõ rệt về mối quan hệ của tổng lượng phát thải CO và phát triển kinh tế quốc gia Một số nghiên cứu đã 2 tìm ra mối quan hệ giữa CO và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ tuyến tính (Shafik, 2
1994; Azomahou & cộng sự, 2006); hoặc là một đường cong tăng đơn điệu (Holtz-Eakin và Selden (1995)); hoặc là đường cong hình chữ N (Friedl và Getzner (2003)); hoặc là mối quan hệ hình chữ U ngược (Lean & Smyth, 2010b; Saboori & cộng sự, 2012). 1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2014), kết quả kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình VECM trong nghiên cứu của tác giả đã cho thấy trong ngắn hạn thì không có tồn tại mối tương quan giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2 Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả từ GDP thực tế bình quân/người và tiêu thụ năng lượng bình quân/người đến lượng phát thải CO bình quân/người; mối 2 quan hệ một chiều từ GDP thực tế bình quân/người đến độ mở thương mại Trong dài hạn, nghiên cứu đã tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa các cặp biến bao gồm giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người và lượng phát thải CO bình quân/người; 2 giữa lượng phát thải CO2 bình quân/người và và độ mở thương mại; giữa độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng bình quân/người Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả một chiều từ GDP thực tế bình quân/người đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người, lượng phát thải CO bình quân/người và độ mở thương mại.2
TĂNG TRƯỞ NG KINH TẾ VÀ BI ẾN ĐỔ I KHÍ HẬU TẠI VIỆT
Tăng trưở ng kinh tế tại Vi ệt Nam giai đoạ n 2012-2019
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP đạt 7% Mức độ tăng trưởng không ngừng được tăng cao qua các giai đoạn Giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng tổng s n phả ẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm
Hình 2.1 GDP c a Viủ ệt Nam giai đoạn 1990-2019
Nguồn: World Bank 2.1.2 Kim ngạch xu t nh p kh u ấ ậ ẩ
Sau công cuộc đổi m i t ớ ừ 1986 đến nay, Việt Nam theo đuổi chiến lượ ấc l y xu t ấ khẩu làm động lực tăng trưởng c a n n kinh t Theo s li u c a t ng c c th ng kê, kim ủ ề ế ố ệ ủ ổ ụ ố ngạch xu t khấ ẩu đã tăng từ 340 triệu USD năm 1986 lên 114,6 tỷ USD năm 2012 Nhập khẩu cũng tăng từ 600 triệu USD năm 1986 đến 114,3 tỷ USD năm 2012 Tổng kim ngạch xu t, nh p khấ ậ ẩu hàng hóa tăng 3,6 lần, t 157,1 t ừ ỷ USD năm 2010 lên 517 tỷ USD năm 2019 Xuất khẩu tăng nhanh, từ 72,2 tỷ USD năm 2010 đến khoảng 267 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân khoảng 14%/năm, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh t Th ế ị trường xu t khấ ẩu được m r ng; nhi u doanh nghi p tham gia sâu r ng vào ở ộ ề ệ ộ chuỗi giá tr khu v c, toàn c u; góp phị ự ầ ần nâng cao năng lực xu t kh u và s c c nh tranh ấ ẩ ứ ạ của nền kinh tế Cán cân thương mại được c i thi n rõ r t, chuyả ệ ệ ển từ thâm hụt 12,6 t ỷ USD năm 2010 sang cơ bản cân bằng và có thặng dư vào những năm 2019 Cán cân thanh toán qu c t thố ế ặng dư; dự ữ tr ngo i hạ ối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 đến 28 t ỷ USD năm 2015
Thành công trong quá trình đổi mới c a n n kinh t ủ ề ế giai đoạn 1991-1995 là bước đầu chặn đượ ạm phát, ch số giá tiêu dùng giảm từ 67,1% năm 1990 xuống 12,7% c l ỉ năm 1995 (năm 1991 tỷ lệ lạm phát là 67,5%, năm 1992 là 17,5%, năm 1993 là 5,2%, năm 1994 là 19,4%, năm 1995 là 12,7%)
Giai đoạn 1996-2000 tỷ l lệ ạm phát được ki m soát, gi m xu ng m c thể ả ố ứ ấp đáng kể và chuy n sang xu th thiể ế ểu phát Điều này được th hi n chể ệ ở ỗ t l lỷ ệ ạm phát năm
1995 là 12,7% thì năm 2000 là một số âm (-0,6%) (năm 1996 tỷ l l m phát là 4,5%, ệ ạ
Giai đoạn 2001-2007, nước ta kiểm soát được lạm phát, lạm phát chỉ dừng lại ở
1 con s T l lố ỷ ệ ạm phát trong các năm trong giai đoạn này cũng tăng dần lên t (-0,6%) ừ năm 2000 lên 9,5% năm 2004 (năm 2001 chỉ số giá ở mức 0,8%, 2002 là 4%, năm 2003 là 3%, 2004 là 9,5%, 2005 là 8.3%, năm 2006 là 7,5% và 2007 là 8,3%)
Năm 2008 tỷ lệ lạm phát đạt tỷ lệ cao nhất từ năm 1991 khi Việt Nam gặp khó khăn về tài chính Tuy nhiên đến các năm tiếp theo tỷ l lệ ạm phát đã được ki m soát ể(năm 2009 là 6,3% và 2010 là 11,8%)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Giai đoạn 2011 2019 kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm - soát ở mức thấp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 2020 Lạm phát cơ bản giảm từ 9,21% - năm 2011 xuống khoảng 2,79% năm 2019
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2000 nhìn chung tăng liên tục với tốc độ cao (Trừ năm 1998 có giảm chút ít so với năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực) Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996 2000 chiếm trong GDP bình quân khoảng - 27,8%/năm, trong đó: năm 1995 chiếm 29,7%; năm 1996 chiếm 29,2%; năm 1997 chiếm 30,9%; năm 1998 chiếm 27,0%; năm 1999 chiếm 25,9%; năm 2000 chiếm 27,2%
Giai đoạn 2001 2010, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn - hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đạt hiệu quả rõ rệt Theo báo cáo tổng cục thống kê, 2001-2010 nước ta đã cấp 10468 giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài, gấp gần 3,3 lần số giấy phép đầu tư cấp trong mười năm 1991 2000 Tổng số vốn đăng ký trong các - giấy phép đầu tư được cấp và số vốn bổ sung cho các giấy phép đã cấp trước đạt trên 168,8 tỷ USD, gấp trên 3,8 lần số vốn đăng ký những năm 1991 2000 Tổng số vốn thực - hiện mười năm 2001 2010 đạt gần 58,5 tỷ USD, gấp 3 lần, mười năm trước đó.-
Giai đoạn 2011-2019, theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm - 2021-2030, vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng (tương - đương 682 tỷ USD), tăng bình quân 10,6%/năm, trong đó vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 3,1 triệu tỷ đồng (144 tỉ USD), chiếm 20,8% tổng đầu tư xã hội Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong nước chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2012 2020 đạt trên 253 tỷ USD tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn - đầu tư toàn xã hội
Hình 2.3 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Nguồn: Tổng cục thống kê 2.1.5 Cơ cấu kinh t ế
Giai đoạn 1991 2000, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy - mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy còn chậm chạp nhưng xu hướng chuyển dịch tương đối rõ ràng Cơ cấu nền kinh tế có chuyển biến tích cực tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đi
Giai đoạn 2001-2010, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực Theo báo cáo Tổng cục thống kê trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%
Giai đoạn 2011 2019, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP - giảm từ 19 7% năm 2012 xuống 14,8% năm 2020; các khu vực công nghiệp, xây dựng , và dịch vụ (bao gồm cả thuế sản phẩm trừ trợ cấp) tăng tương ứng từ 80,3% lên 85,2%, vượt mục tiêu đề ra Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng số lao động cả nước giảm từ 45,7% năm 2012 xuống còn 34% năm 2020 Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 22% lên 30,3%; ngành dịch vụ từ 30,4% lên khoảng 35,7% trong cùng giai đoạn Tỷ lệ lao động khu vực có quan hệ lao động từ 35% năm 2011 tăng lên 44,7% năm 2019 và dự kiến khoảng 45% năm 2020
2.2 Vấn đề biến đổi khí hậu t i Viạ ệt Nam giai đoạn 1990-2019 Đối với Việt Nam, theo Báo cáo “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Tác động và thích ứng”, với kịch bản nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam sẽ có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Cũng theo nghiên cứu này, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC và 2ºC thì thiệt hại trực tiếp đối với GDP của Việt Nam sẽ tương ứng là 4,5% và 6,7% Mực nước biển dâng cũng dẫn tới sự sụt giảm diện tích trồng lúa gạo, như mực nước biển dâng là 60cm có thể dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng lúa lên tới hơn 50% tại một số địa phương của Việt Nam, đe dọa an ninh lương thực của đất nước Biến đổi khí hậu thực sự là một thách thức to lớn, nghiêm trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1990 2019, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn - cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI)
V ấn đề ến đổ bi i khí h u t i Vi ậ ạ ệt Nam giai đoạ n 1990-2019
ĐỐI V I BIỚ ẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2019 3.1 Mô hình và gi thuy t nghiên c u ả ế ứ
Bài nghiên cứu của nhóm sử dụng mô hình được phát triển từ lý thuyết đường cong môi trường Kuznets và một số nghiên cứu đi trước của Mutafoglu (2012), Tang
(2015), Thanh,L.T (2017),… với các biến như sau:
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc được sử dụng là lượng phát thải CO2 bình quân đầu người, là thước đo phổ biến cho mức độ ô nhiễm không khí, tình hình biến đổi khí hậu
Biến độc lập: Nhóm nghiên cứu sử dụng biến GDP bình quân đầu người bậc nhất và bậc hai để phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết của Kuznets Biến kiểm soát: Để kiểm soát đóng góp đáng kể của yếu tố khác đến tình trạng biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đưa vào mô hình biến kiểm soát đại diện cho chi tiêu chính phủ
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng Autoregressive Distributed Lagged (ARDL) để tìm hiểu mối quan hệ dài hạn giữa lượng thải CO2với các biến số tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu chính phủ Phương pháp này được sử dụng vì tính linh hoạt của nó, khi mà nó yêu cầu mẫu có số quan sát nhỏ hơn nhiều so với các kiểm định khác Hơn nữa, nó cũng chỉ ra được mối quan hệ ngắn hạn lẫn dài hạn khi mà các biến có độ trễ tối ưu khác nhau Mô hình định lượng có phương trình cụ thể như sau:
𝐶𝑂 2𝑡 : Lượng phát th i COả 2 bình quân đầu ngườ ại t i Việt Nam vào năm t;
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘ NG C ỦA TĂNG TRƯỞ NG ĐỐ I V I BIỚ ẾN ĐỔ I KHÍ H ẬU TẠI VI ỆT NAM GIAI ĐOẠ N 1990-2019
Mô hình và gi thuy t nghiên c u 24 ả ế ứ 3.2 D li u nghiên c u và mô t th ng kê các bi n 25ữ ệứảốế 3.2.1 D li u nghiên c u 25ữ ệứ 3.2.2 Th ng kê mô t 26ốả 3.3 K t qu nghiên c u và th o lu n 27ếảứảậ 3 Ki ểm đị nh g ốc đơn vị
Bài nghiên cứu của nhóm sử dụng mô hình được phát triển từ lý thuyết đường cong môi trường Kuznets và một số nghiên cứu đi trước của Mutafoglu (2012), Tang
(2015), Thanh,L.T (2017),… với các biến như sau:
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc được sử dụng là lượng phát thải CO2 bình quân đầu người, là thước đo phổ biến cho mức độ ô nhiễm không khí, tình hình biến đổi khí hậu
Biến độc lập: Nhóm nghiên cứu sử dụng biến GDP bình quân đầu người bậc nhất và bậc hai để phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết của Kuznets Biến kiểm soát: Để kiểm soát đóng góp đáng kể của yếu tố khác đến tình trạng biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đưa vào mô hình biến kiểm soát đại diện cho chi tiêu chính phủ
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng Autoregressive Distributed Lagged (ARDL) để tìm hiểu mối quan hệ dài hạn giữa lượng thải CO2với các biến số tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu chính phủ Phương pháp này được sử dụng vì tính linh hoạt của nó, khi mà nó yêu cầu mẫu có số quan sát nhỏ hơn nhiều so với các kiểm định khác Hơn nữa, nó cũng chỉ ra được mối quan hệ ngắn hạn lẫn dài hạn khi mà các biến có độ trễ tối ưu khác nhau Mô hình định lượng có phương trình cụ thể như sau:
𝐶𝑂 2𝑡 : Lượng phát th i COả 2 bình quân đầu ngườ ại t i Việt Nam vào năm t;
𝐺𝐷𝑃𝑡 : Thu nh p ậ bình quân đầu ngườ ại t i Vi t Namệ vào năm t;
𝐺𝑂𝑉𝑡 : Chi tiêu chính ph ủ bình quân đầu ngườ ại t i Việt Nam vào năm t;
𝑙𝑛: Các bi n sế ố được đưa về ạ d ng logarit t ự nhiên để ả gi m b t tính phân tán c a ớ ủ dữ li u ệ
Giả thuyết mà nhóm đưa ra đối với mỗi biến giải thích đến biến độc lập gini dựa trên các nghiên cứu đi trước như sau:
Giả thuyết 1: GDP bình quân đầu người có tác động tích cực đến lượng phát thải
CO2 ở giai đoạn đầu, nhưng đến một mức nào đó, tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần cải thiện môi trường và giảm biến đổi khí hậu Giả thuyết này được đưa ra dựa trên lý thuyết về đường cong môi trường Kuznets
Giả thuyết 2: Chi tiêu chính phủ sẽ có tác động tích cực đến giảm biến đổi khí hậu với kỳ vọng chi tiêu chính phủ tăng đồng nghĩa với các vấn đề môi trường, giảm biến đổi khí hậu được quan tâm và đầu tư khắc phục hơn
3.2 Dữ li u nghiên c u và mô t th ng kê các bi n ệ ứ ả ố ế
3.2.1 Dữ li u nghiên c u ệ ứ Để nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới biến đổi khí hậu của Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng ARDL cho dữ liệu chuỗi thời gian Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 1990 – 2019 (theo tần suất năm) của Việt Nam
Bảng 3.1 D li u các biữ ệ ến được sử ụng trong mô hình d
Ký hi u ệ Ý nghĩa Kỳ v ng ọ dấu Đơn vị Nguồn Biến phụ thuộc
𝐶𝑂 2𝑡 Lượng phát th i khí CO t i Vi t Nam vào ả 2 ạ ệ năm t
𝐺𝐷𝑃 𝑡 GDP bình quân đầu người tại Việt Nam vào năm t (+) USD/ người World Bank
(𝐺𝐷𝑃𝑡) 2 Bình phương của GDP bình quân đầu người tại Việt Nam vào năm t (-) Tính toán của nhóm 𝐺𝑂𝑉𝑡
Chi tiêu chính phủ bình quân đầu người
Việt Nam vào năm t (-) USD/ người
PWT 10.0 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 3.2.2 Thống kê mô t ả
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Giá tr ị trung bình Độ lệch chuẩn Giá tr ị nhỏ nh t ấ
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA Dựa vào bảng thống kê mô tả số liệu (Bảng 2.2) trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Lượng phát thải CO trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là gần 1,24 2 tấn/người/năm Con số này có xu hướng tăng dần qua các năm, thấp nhất chỉ đạt 0,28 tấn/người vào năm 1990 và đã tăng hơn 12 lần trong vòng 30 năm
GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua của Việt Nam cũng tăng đều qua các năm với giá trị trung bình là 4352,4 $/người/năm Trong vòng 30 năm, GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua đã tăng gần 10 lần, từ 1165
Chi tiêu chính phủ bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng về giá trị, với 223
$/người vào năm 1990 và 1008,6 $/người vào năm 2019 Tuy nhiên, tính theo tỉ trọng trong GDP, tỉ lệ chi tiêu chính phủ đã giảm xuống hơn 2 lần
Thông qua một số nhận xét thống kê mô tả, có thể thấy Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh, nhưng đi kèm với phát thải càng nhiều CO2 Chi tiêu chính phủ cũng có một sự tăng nhẹ về mặt giá trị trong 30 năm, tuy nhiên tỉ trọng trong GDP lại giảm xuống Những kết luận trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam có thể đang ở giai đoạn đầu mô hình chữ U ngược về môi trường của Kuznets và tác động của chi tiêu chính phủ đến biến đổi khí hậu cũng phù hợp với giả thuyết đặt ra
3.3 Kết quả nghiên c u và th o lu n ứ ả ậ
3.3.1 Ki ểm định gốc đơn vị
Kiểm định gốc đơn vị là một bước quan trọng trong mô hình ARDL để kiểm tra tính dừng của các biến theo thời gian Nghiên cứu của nhóm sử dụng kiểm định gốc đơn vị ADF để kiểm tra tính dừng các biến với giả thuyết nếu dữ liệu nghiên cứu của biến có gốc đơn vị thì dữ liệu đó không dừng Kết quả kiểm định từ Stata thu được như sau:
Bảng 3.3 K t qu kiế ả ểm định gốc đơn vị
Biến ADF chu i g c ỗ ố ADF chu i sai ỗ phân b c 1 ậ
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Stata
Kiểm định ADF cho thấy các biến đều không dừng ở chuỗi số liệu gốc mà dừng ở chuỗi sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, chuỗi dữ liệu các biến là phù hợp để sử dụng trong mô hình nghiên cứu này
3.3.2 Ki ểm định đường bao
Với số quan sát ít, nghiên cứu sử dụng kiểm định đường bao (Bound test) để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập với giả thuyết H0: các biến không có mối quan hệ dài hạn Dựa trên kết quả kiểm định gốc đơn vị, tất cả các biến đều dừng ở sai phân bậc nhất nên kiểm định đường bao sẽ dựa vào giới hạn trên của các đường bao
Bảng 3.4 K t qu kiế ả ểm định đường bao
Số biến Thống kê t Giới hạn trên 90% Giới hạn trên 95% Kết quả
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Stata
Giá trị tuyệt đối của thống kê t tính toán được nhỏ hơn giá trị tới hạn trên 90% và 95%, như vậy có thể kết luận có quan hệ đồng liên kết giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Các giải pháp sử dụng hợp lý và tăng cường nguồn vốn c ho ho ạt độ ng bảo v ệ môi trườ ng 34 KẾT LU N 36Ậ
Các giải pháp sử dụng hợp lý và tăng cường nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường mà nhóm tác giả đề xuất là:
Thứ nhất là cần tăng tỷ lệ chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường Quốc hội cần phân tích và xem xét để gia tăng tỷ lệ chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước cho hoạt động này, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn kinh phí cho môi trường Đề cao vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giám sát và phân bổ các nguồn chi tiêu ngân sách, cần đảm bảo được mức và cơ cấu đầu tư hợp lý cho bảo vệ môi trường
Thứ hai là tạo cơ chế thuận lợi giúp huy động nguồn vốn từ trong nước, mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển các loại hình giúp đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường Cần sớm hình thành thị trường vốn bảo vệ môi trường, tạo lập những quỹ tài trợ cho các sáng kiến, phong trào và hoạt động xanh Xã hội hóa, tuyên truyền và huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ môi trường Cần có cơ chế và các chính sách phù hợp để tăng cường huy động vốn, đặc biệt các nguồn vốn ngoài ngân sách Thiết lập mức thu tương ứng với mức hưởng lợi hoặc mức gây thiệt hại đến môi trường đối với từng cá thể tham gia kinh tế, từ đó giảm bớt gánh nặng lên ngân sách nhà nước
Thứ ba là cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế từ đó huy động tối đa nguồn lực từ nước ngoài Nhà nước cần thực hiện các chương trình đầu tư huy động nguồn vốn ODA và nguồn lực nước ngoài giúp phục hồi, tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, qua đó nâng cao được khả năng chống chịu trước những tác động của biến đổi khí hậu Ưu tiên các chương trình, dự án cải tạo phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các khu đô thị dân cư, đặc biệt là các dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường Chú trọng đến hợp tác ngoại giao với các nước trong việc tìm kiếm các nguồn lực, công nghệ tiên tiến giúp xử lý ô nhiễm môi trường
Trên đây là k t qu nghiên c u c a nhóm v ế ả ứ ủ ề tác động của tăng trưởng kinh tế lên biến đổi khí hậu tại Việt Nam giai đoạn 1990-2019 Để nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế t i biớ ến đổi khí hậu của Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng ARDL cho dữ liệu chuỗi thời gian Từ kết quả thu được, nhóm đã rút ra kết luận v s ề ự tác động của tăng trưởng kinh t lên biế ến đổi khí h u t i Vi t Nam ậ ạ ệ và đưa ra một s gi i pháp ki n nghố ả ế ị
Kết luận mà nhóm thu được là tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam: GDP bình quân đầu người có tác động tới lượng phát thải CO2 của Việt Nam trong dài hạn và giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường có dạng chữ
U ngược có tồn tại cả trong ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam
Do hạn chế về thời gian, số liệu và phương pháp nghiên cứu cũng như chưa đưa ra được nhiều biến kiểm soát cần thiết nên mô hình của nhóm chưa đánh giá được tốt một số tác động Vì vậy, để có thể đánh giá toàn diện hơn tác động của tăng trưởng kinh tế lên biến đổi khí hậu tại Việt Nam, nhóm mong rằng bài nghiên cứu của nhóm sẽ là nền tảng cho những bài nghiên cứu sau khắc phục những hạn chế này
TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả Tài liệu tiếng Việt:
1 Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu, Nguyên Nhân, Hiện Trạng Và Chính Sách Công Nghệ Quốc Gia Liên Quan Cổng Thông tin Khoa Học và Công Nghệ (n.d.) Retrieved December 3, 2022
2 Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2014 Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm các nước Asean Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP HCM
1 Holtz-Eakin, D and Selden, T M., 1995 Stoking the fires? CO2 emissions and economic growth, Journal of Public Economics
2 Iranzo, S and Aslanidis, N., 2009 Environment and development: is there a Kuznets curve for CO2 emissions?, Applied Economics
3 Kuznets, S., 1955 Economic growth and income inequality The American economic review
4 Jalil, A and Mahmud, S F., 2009 Environment Kuznets curve for CO2 emissions: a cointegration analysis for China, Energy Policy
5 Linh, D H., & Lin, S M ., 2014 CO2 Emissions, Energy Consumption, Economic Growth and FDI in Vietnam Managing Global Transitions
6 Liu, X., 2005 Explaining the relationship between CO2 emissions and national income the role of energy consumption– , Economic Letters
7 Mutafoglu, T H., 2012 Foreign direct investment, pollution, and economic growth evidence from Turkey Journal of Developing Societies
8 Omri, A., Nguyen, D K., & Rault, C , 2014 Causal interactions between CO2 emissions, FDI, and economic growth: Evidence from dynamic simultaneous equation models Economic Modeling
9 Shafik, N., 1994 Economic development and environmental quality: an econometric analysis, Oxford Economic Papers
10 Soytas, U., Sari, R., & Ewing, B T., 2007 Energy consumption, income, and carbon emissions in the United States Ecological Economics
1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
Tapchicongsan.org.vn (n.d.) Retrieved from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-
/2018/825368/anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-den-phat-trien-ben-vung-o-viet- nam-hien-nay.aspx
2 Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Quý IV và Năm 2012 General Statistics Office of Vietnam (2020, December 21) Retrieved from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-thang-muoi-hai-va-nam-2012/
3 Đầu tư cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách TS Lương Thu Thủy (2021, February 9) Tạp chí Quản lý nhà nước Retrieved from https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/02/09/dau-tu-cho-bao-ve-moi-truong-o- viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-sach/
4 Lạm Phát Của Việt Nam trong 10 Năm Gần Nhất Kiến Thức Cho Người lao Động Việt Nam (2022, May 3) Retrieved from https://laodongdongnai.vn/lam- phat-o-viet-nam-qua-cac-nam-1651579476/
5 Một vài đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam Trung Tam Thong Tin Va
Du Bao Kinh Te - Xa Hoi Quoc Gia (n.d.) Retrieved from http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid"378
6 Thông Cáo Báo Chí Về Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Năm 2013- Tổng cục thống kê Việt Nam (2020, November 13) Retrieved from https://www.gso.gov.vn/du- lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa- hoi-nam-2013/
7 Tạp chí Kinh tế và Dự báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (n.d.) - Đẩy Mạnh Thu Hút đầu tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Retrieved from https://kinhtevadubao.vn/day-manh-thu-hut- dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-23315.html
8 Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội 10 năm 1991-2000 Tổng cục Thống kê Việt Nam
(2020, October 13) Retrieved from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu- thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/
9 Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Việt Nam 10 năm 2001- -2010 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011) Retrieved from https://www.gso.gov.vn/wp- content/uploads/2020/10/Sach-KTXH-10-nam-_-2011.pdf
More from: kinh t ế l ượ ng
Tổng hợp đề CK KTL đáp án - đ ề thi t ổ n… kinh tế lượng 100% (8)
17 ĐỀ Kinh Te Luong TEST1 kinh tế lượng 100% (6)
9 Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH… kinh tế lượng 100% (5)
Tiểu luận Kinh tế l ượ ng - nhóm 11-đ… kinh tế lượng 100% (5)
D Ự BÁO DOANH THU THUẦN CỦA… kinh tế lượng 100% (1)
XU Ấ T KH Ẩ U M Ặ T… kinh tế lượng None
How KOLs in uence consumer purchas… kinh tế lượng 100% (1)
T Distribution Critical Values… kinh tế