1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Kinh Tế Lượng Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Làm Phát Ở Việt Nam Giai Đoạn 2000-2020.Pdf

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Làm Phát Ở Việt Nam Giai Đoạn 2000-2020
Tác giả Nguyễn Thanh Việt, Quách Gia Linh, Võ Thị Minh Giang, Huỳnh Khiết Hồng, Nguyễn Võ Trọng Hoàng
Người hướng dẫn Ngô Thị Tường Nam
Trường học Đại Học UEH
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Untitled jn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LÀM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2020 MÃ LỚP HỌC PHẦN 22D1MAT50800404[.]

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LÀM PHÁT

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22D1MAT50800404

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ngô Thị Tường Nam

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thanh Việt 31201026014

Quách Gia Linh 31201022387

Võ Thị Minh Giang 31201022178 Huỳnh Khiết Hồng 31201027221 Nguyễn Võ Trọng Hoàng 31201022240

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Kết cấu bài tiểu luận

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT - CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1 Các khái niệm

1.1 Lạm phát

1.2 Tốc độ tăng trường GDP

1.3 Cung tiền M2

1.4 Tỷ giá hối đoái

1.5 Giá dầu thế giới

2 Các lý thuyết

3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

4 Mô hình nghiên cứu

4.1 Mô hình nghiên cứu

4.2 Lý thuyết đưa các biến vào mô hình

4.2.1 Biến phụ thuộc

4.2.2 Biễn độc lập

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Xác định mô hình hồi quy và ý nghĩa các hệ số

2 Kiểm định giả thuyết và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

2.1 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

2.2 Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp lý thuyết kinh tế không

3 Kiểm định và khắc phục các hệ số trong mô hình hồi quy

3.1 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến

3.1.1 Kiểm định

3.1.2 Khắc phục đa cộng tuyến

3.2 Kiểm định phương sai

3.3 Mô hình hồi quy cuối cùng

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

1 Kết luận

2 Kiến nghị

3 Hạn chế của bài

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài

Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp là những nhân tố kinh tế vĩ mô mang tầm ảnh hưởng cân đối vĩ mô của nền kinh

tế Trong đó lạm phát luôn thu hút một sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, không chỉ

ở Việt Nam mà rất nhiều những quốc gia khác trên thế giới đều phải đối mặt Trong đầu

tư cũng vậy, nó là một yếu tố rất nhiều người quan tâm bởi lẽ nó ảnh hương lớn đến dự doán của nhà đầu tư đó trong tương lai Nhiều người vẫn thường cho rằng việc đầu tư vào cổ phiếu hay chứng khoán sẽ là cách tốt nhất để né tránh những ảnh hưởng từ lạm phát.Trong thời gian gần đây, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục, giá trị của đồng tiền ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng, ảnh hưởng cả đến lao động sản xuất, việc kinh doanh và tâm lý người người dân.

Kể từ năm 2020, toàn thế giới bùng phát đại dịch Covid-19, một cú sốc ảnh hướng lớn đến nền kinh tế của toàn cầu và tại thời điểm đó hiện tượng lạm phát xuất hiện, liên tục gia tăng Lạm phát cao diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi (EM) Việt Nam là thị trường có

độ mở cao Trong khi, xu hướng lạm phát toàn cầu vẫn đang diễn ra mỗi ngày và gây tác động trực tiếp lên giá thị trường Vì vây, lạm phát tại Việt Nam là một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi

Thuật ngữ lạm phát từ thuở sơ khai nhằm để định nghĩa, giải thích cho hiện tượng gia tăng số lượng tiền trong lưu thông và tới thời điểm hiện tại vẫn còn những nhà kinh tế học sử dụng với mục đích này Tuy nhiên để hiểu sâu hơn, dưới góc nhìn của nhà kinh

tế học hiện đại, lạm phát để chỉ một sự gia tăng trong mức giá Nhìn chung ở Việt Nam, tốc độ lạm phát vào thời điểm cuối năm cũ hoặc đầu năm mới thường sẽ biến động lớn Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát sẽ quay trở lợi trong thời gian tới, giá cả dự kiến sẽ tăng mặc dù đại dịch Covid-19 đã gần như qua đi Có thể thấy, mối quan tâm hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô là kiểm soát lạm phát, tiểu luận “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ

lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020” của nhóm tác giả mong sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về lạm phát, cũng như làm rõ các vẫn đề liên quan thông qua việc xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào sự cấp thiết của đề tài, nhóm tác giả cần xác định 4 mục tiêu chính sau đây:

Trang 4

- Đưa ra những luận cứ và dựa trên những thông tin thu thập được để chỉ ra được các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam

- Xác định mức độ tác động của các nhân tố đó đến lạm phát thông qua việc xây dựng

mô hình hồi quy đa bội

- Dựa trên mô hình đã dựng, đề xuất các kiến nghị có ích cho việc kìm chế lạm phát

- Sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ mục đích kinh tế và là cơ sở tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng lạm phát tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu lấy mẫu số liệu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

+ Về thời gian: Dữ liệu và số liệu trong nghiên cứu được thu thập trong 20 năm thuộc giai đoạn từ 2000 - 2020 Nguồn cấp dữ liệu mà nhóm tác giả tiếp cận là dữ liệu thứ cấp

từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)

thông qua phương pháp định lượng

4.Kết cấu bài tiểu luận

- Chương 1: Tổng quan đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 3: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận - Kiến nghị và Hạn chế của đề tài

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT – CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1 Các khái niệm

1.1 Lạm phát

Lạm phát (tiếng Anh: Inflation) có thể hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Ý nghĩa bao hàm của lạm phát được chia thành 2 phần

Trang 5

+ Đầu tiên, lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế của một quốc gia Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây Yếu tố này phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ

+ Thứ hai, lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Khi lạm phát xảy ra, mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn đến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng

Lạm phát tác động đến nền kinh tế thông qua rất nhiều mặt mà trong đó có cả tích cực lẫn tiêu cực Thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm, lạm phát biểu thị sức mua của một đồng tiền của một quốc gia.

1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP

GDP (Gross domestic product) hay tổng sản phẩm quốc nội là thước đo tiêu chuẩn của giá trị gia tăng được tạo ra thông qua việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Như vậy, GDP cũng là một trong những chỉ số cơ bản mà thông qua đó ta có thể đánh giá sự phát triển của nền kinh tế của một lãnh thổ nào đó

Các chỉ số GDP thường được xét dưới 3 góc độ chính gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất, giá trị của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời điểm hiện tại

1.4 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một

Trang 6

đồng tiền khác Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này được biểu thị thông qua đồng tiền của một quốc gia khác Tỷ giá này được hình thành dựa trên cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết c ủa Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

Căn cứ vào giá trị tỷ giá, có thể chia thành 2 loại:

+ Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó

+ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát

1.5 Giá dầu thế giới

Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu (xăng động cơ, dầu diezen, dầu hỏa, nhiên liệu bay, ) Trong quá trình sản xuất, xăng dầu được lọc, chuyển hóa dầu thô và sản xuất ra thành phẩm Giá xăng dầu thế giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế được Liên Bộ Công Thương – Tài chính xác định và công bố

2 Các lý thuyết

- Milton Friedman và các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ phát biểu rằng lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ Ta sẽ dùng cách phân tích tổng cung và tổng cầu để chỉ ra rằng những chuyển động tăng lên kéo dài của mức giá cả chỉ có thể xảy ra nếu cung tiền tệ tăng lên kéo dài Theo các giả định, động lực chính của sự thay đổi mức giá chung là thay đổi trong lượng tiền

- Theo kinh tế học Keynes, những thay đổi trong cung tiền không trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả Keynes chỉ ra rằng mức cung tiền tệ tăng kéo dài sẽ có ảnh hưởng như nhau đối với đường tổng cầu và tổng cung giống như kết luận của phái tiền tệ Trường phái Keynes cũng cho rằng mức tăng trưởng tiền tệ liên tục là nguyên nhân gây ra lạm phát Các yếu tố khác như chi tiêu chính phủ (chính sách chi tiêu, thuế) hay bản thân tổng cung chỉ có tác động nhất thời tới giá cả chứ không thể làm cho giá cả tăng lên liên tục Trong học thuyết này, lạm phát được chia thành 3 loại chính (hay còn gọi là “Mô hình lạm phát” – Robert J.Gordon):

Trang 7

+ Lạm phát cầu kéo (Demand-pull inflation) là lạm phát xảy ra do cầu tăng, đặc biệt

là khi sản phẩm và dịch vụ vượt quá tổng cung do các yếu tố tiền tệ hoặc các yếu tố thực tế

+ Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation) là lạm phát xảy ra do chi phí sản xuất tăng Khi lạm phát do chi phí đẩy xảy ra, sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đề tăng

+ Lạm phát vốn có là lạm phát xảy ra do kỳ vọng thích nghi và thường được liên kết với “vòng xoáy giá/lương” Lạm phát vốn có phản ánh các sự kiện trong quá khứ (lạm phát nôn nao)

- Các phương pháp tính lạm phát:

+ Tính theo CPI:

Nếu là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và � là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

Có một số công thức khác nữa, ví dụ như:

Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:

● Căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian

● Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa: Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa

+ Tính theo chỉ số giảm phát GDP:

Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:

3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Tỉ lệ lạm phát luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới

và nhằm kiểm soát chỉ số này, xác định các yếu tố tác động đến nó là hết sức cần thiết Chính

vì vậy, thực tế đã có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng đến nó Tuy nhiên, do sức khỏe của nền kinh tế luôn biến động và sự thay đổi của các chính sách nên kết quả nghiên cứu tại mỗi mốc thời gian sẽ có sự khác biệt Nhiều

sự tranh cãi cũng xuất phát từ đây

Bảng 1: Các nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và những nhân tố tác động đến tỉ lệ lạm phát

Mức độ phù hợp và thực tiễn của bài nghiên cứu này đối với thời điểm hiện tại không

Trang 8

mối quan hệ này mờ nhạt đối với các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển nhưng tỉ lệ lạm phát thấp Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy cung tiền luôn là nhân tố gây ra lạm phát ở cả hai nhóm quốc gia dù có vay nợ hay không vay nợ

cao do dữ liệu phân tích từ cuối thập niên 90 Đồng thời, bài nghiên cứu của nhóm tác giả chưa phủ rộng toàn bộ những yếu tố tác động đến lạm phát; nguyên nhân là do

sự hạn chế về dữ liệu không cho phép mở rộng đánh giá.Byung Yeon-

kim (2001)

1990 - 1999

Ba Lan Kết quả nghiên cứu cho thấy trong

khi từ năm 1994, tỉ giá hối đoái thực tăng cao đã giúp hạn chế lạmphát ở Ba Lan, việc tăng tiền lương lại dẫn đến mức độ lạm phát cao hơn Thêm vào đó, tác giả cũng khẳng định cung tiền và sản lượng không giải thích được

sự biến động của lạm phát ở Ba Lan

Mức độ phù hợp và thực tiễn của bài nghiên cứu này đối với thời điểm hiện tại không cao do dữ liệu phân tích từ cuối thập niên 90 Hơn nữa, mẫu đánh giá của tác giả là tỉ

lệ lạm phát của Ba Lan, một quốc gia phát triển ở châu Âu,

vì thế ít nhiều sẽ có sự khác biệt với dữ liệu mẫu ở Việt Nam

2010 Việt Nam Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa lạm phát và

những thay đổi trong môi trường kinh tế cũng như trong các chính sách kinh tế vĩ mô Kết quả hồi quy cho thấy biến động trong tỉ lệ lạm phát chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân nội địa, các yếu tố quốc tế như giá cả hàng hóa thế giới có độ ảnh hưởng rất thấp Không những thế, cung tiền

và lãi suất cũng có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ nhất định (khoảng 6 tháng) Đặc biệt, nhóm tác giả còn khẳng định việc phá giá đồng nội tệ cũng là

nguyên nhân gây sức ép lên lạm phát,

Bài nghiên cứu này đã được thực hiện từ khá lâu nên các

dữ liệu đã phần nào bị lỗi thời

Phạm Thị Thu

Trang (2009)

Tháng1/2000 –Tháng10/2008

Việt Nam Kết quả ước lượng cho thấy cung

tiền và tổng cầu làm tác động mạnh nhất đến sự biến động của lạm phát Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát biến động cùng chiều với biến động giá gạo xuất khẩu và bị ảnh hưởng bởi giá dầu thếgiới

Bài nghiên cứu này đã được thực hiện từ khá lâu nên các

dữ liệu đã phần nào bị lỗi thời

Vương Thị

Thảo Bình

(2009)

1995 –

2008 Việt Nam Tác giả đã sử dụng mô hình OLS để phân tích động thái giá cả - lạm

phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 -

Trang 9

phát bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát kỳ vọng cũng như khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lương tiềm năng Trong giai đoạn này, tác động của tăng thu nhập danh nghĩa hay tác động của tốc

độ tăng cung tiền cũng có tương quan dương

đến lạm phát Tuy nhiên, theo tác giả, giá dầu tăng và lạm phát có tác động cùng chiều

với nhau

Phạm Thế

Anh (2009) 2006 - 2010 Việt Nam Sau khi nghiên cứu bốn nhóm nhân tố có khả năng tác động đến

lạm phát gồm: nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu như là thặng

dư cung tiền, thâm hụt tài khóa, các cú sốc về tổng cung như sự mất giá của nội tệ, gia tăng tiền lương, thuế và các yếu tố đầu vào,

sự cứng nhắc của giá cả như kỳ vọng lạm phát và nhóm cuối cùng

là yếu tố thể chế, tác giả cho rằng yếu tố mức kỳ vọng lạm phát có tác động đáng kể đến lạm phát nhất, nghĩa là lạm phát các quý trước ảnh hưởng đến lạm phát quýsau Ở bài nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra rằng lượng cung tiền tác động rất mạnh đến lạm phát và

sự mất giá của đồng nội tệ cũng góp phần làm gia tăng lạm phát

Tuy nhiên, biến động giá dầu thế giới không ảnh hưởng gì đến vấn

đề lạm phát tại Việt Nam vì chính sách trợ giá xăng dầu của Nhà nước - trái với nhận định của Vương Thị Thảo Bình (2009) và Phạm Thị Thu Trang (2009)

Bài nghiên cứu này đã được thực hiện từ khá lâu nên các

dữ liệu đã phần nào bị lỗi thời

Việt Nam Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận

rằng yếu tố tâm lý kỳ vọng, tiền

tệ, khoảng chênh sản lượng, tỷ giáhối đoái và giá dầu thế giới là những nhân tố tác động chính đến lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua nhưng cơ chế tác động sẽ

có một khoảng trễ nhất định

Trang 10

4 Mô hình nghiên cứu

4.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề nghị

4.2 Lý thuyết đưa các biến vào mô hình

Sau quá trình tìm hiểu và chọn lọc về các vai trò nhất định của các tác nhân cũng như sự thiếu hụt về số liệu, nhóm đã quyết định thực hiện nghiên cứu dựa trên 4 yếu tố chính tạo ra lạm phát như sau:

● Tỷ giá hối đoái (E)

Trang 11

● Giá dầu thế giới (COP)

● Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GROWTH)

4 yếu tố trên được đưa ra dựa trên các cơ sở lý luận vững chắc như:

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái là nhân tố có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế

và tiềm lực tài chính trong quan hệ đối ngoại

Tỷ giá hối đoái là giá trị đồng tiền nước này được tính theo đồng tiền nước khác và là giá trị thường xuyên biến động, khó dự báo Nó tác động đến nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân vì khi giá trị đồng nội tệ tăng lên sẽ khiến giá hàng trong nước đắt một cách tương đối so với hàng nước ngoài (Mankiw 2012, Mishkin, Matthews, Giuliodori 2013) Bên cạnh đó, hiện nay chính sách về tỷ giá có thể được coi là một trong những chính sách tiền tệ quan trọng nhất của một nền kinh tế mở

Việc đồng tiền Việt Nam hạ giá (tỷ giá hối đoái USD/VND tăng cao) gây ra lợi và hại nhất định Về mặt thuận lợi, tỷ giá tăng cao sẽ kích thích xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế Tuy nhiên, điều đó làm cho giá trị Việt Nam đồng suy yếu Khi ấy, người dân trong nước sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn cho một món đồ nhập khẩu kéo theo việc tăng giá cả của hàng hóa trong nước vì đầu vào nhập khẩu tăng Khi cầu Việt Nam đồng giảm, người dân sẽ có xu hướng tìm đến các nơi dự trữ tiền an toàn hơn như vàng, nhà đất, ngoại hối,… thay vì tiền mặt.

Ngoài ra, khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra: NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu

và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên.

Do vậy, việc xác định để đánh giá các yếu tố kinh tế vỹ mô về lạm phát thông qua tỷ giá

là hoàn toàn cần thiết

Trang 12

Mishkin (2013) và Andrew B Abel, Ben S.Bernanke, and Dean Croushore (2007) cũng phân tích tỷ giá bằng việc sử dụng mô hình cung cầu ngoại tệ Frenkel và Mussa cho rằng điều kiện để đạt được cân bằng trên thị trường giao dịch quốc tế gồm xuất, nhập khẩu và dòng vốn thường được coi là yếu tố xác định tỷ giá.

Thông qua hai kênh truyền dẫn tỷ giá quan trọng đó là truyền dẫn tỷ giá trực tiếp và gián tiếp, Goldberg và Knetter (1997) đã khẳng định và đặt nền móng cho nghiên cứu

về ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát Trong đó, kênh truyền dẫn trực tiếp đề cập đến yếu tố thị trường nước xuất khẩu, kênh truyền dẫn gián tiếp đề cập đến tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, cung tiền M2 là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dự báo các vấn

đề như lạm phát Cũng có thể xem đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ đối ngoại Nếu có sự tăng trưởng trong cung tiền M2, đó là dấu hiệu cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng trong thời gian gần

Trong lý thuyết nhu cầu tiền tệ của mình, Milton Friedman có đề cập đến mối quan hệ của lạm phát và cung tiền “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng của tiền

tệ Lạm phát xuất hiện khi và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn so với sản lượng tiền được sản xuất.” Do vậy, có thể thấy rằng khi cung tiền tăng nhanh và vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm dẫn đến hiện tượng lạm phát Hiện tượng này đã từng được chứng kiến trong quá khứ:

“Trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17% trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng) tăng tới 73% Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36% Tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi.” (Theo số liệu thống kê báo tài chính)

Trang 13

Ngoài ra, theo lý thuyết của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình định lượng:

MV = PY

Hay được viết dưới dạng phần trăm là:

% thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y

Trong loạt báo cáo cuối năm 2012, chính phủ đã đề ra hàng loạt các yếu tố tác động đến lạm phát Trong đó:

“Việc nhóm hàng dầu thô và nhiên liệu trên thế giới tăng vào cuối quý III đã tác động mạnh làm tăng giá mặt hàng xăng dầu trong nước Cụ thể chỉ trong quý 3, trước biến động tăng giá mạnh của giá dầu thế giới, giá dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng tới 12,62% (từ mức 21.000 lên mức 23.650 đ/lít) Giá xăng dầu trong nước tăng đã tác động tới giá nhóm hàng giao thông tăng 3,83% trong tháng 9 Bên cạnh đó, giá mặt hàng nhiên liệu, năng lượng thế giới tăng cũng làm tăng giá gas, điện trong nước.” (gbv.gov.vn)

Do vậy, giá xăng dầu thế giới luôn là một thước đo quan trọng về lạm phát trong nền kinh tế

Thứ tư, về tốc độ tăng trưởng GDP Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ dài hạn Mundell (1965) và Tobin (1965) mô tả tỷ lệ thuận giữa lạm phát

và tăng trưởng Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn Trong nền kinh tế ổn định và dài hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức vừa phải sẽ kìm hãm sự gia tăng của lạm phát.

Về mặt thuận lợi, lạm phát dẫn đến các thay đổi tích cực trong tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lý

sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w