1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thực trạng nợ công ở việt nam và đánh giá tính bền vững của nợ công ở nước ta hiện nay

27 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Nợ Công Ở Việt Nam Và Đánh Giá Tính Bền Vững Của Nợ Công Ở Nước Ta Hiện Nay
Người hướng dẫn Giảng Viên Vũ Xuân Thủy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 20
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Các yếu tố rủi ro ngày càng tăng cùngvới sự hiện hữu nguy cơ suy thoái kép được cảnh áp dẫn đến sự cần thiết phải tái cơ cấu lại nềnkinh tế toàn cầu và cải cách hệ thống tài chính với vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN

VỮNG CỦA NỢ CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nhóm: 2

Lớp học phần: 2252EFIN3021

Người hướng dẫn: Giảng viên Vũ Xuân Thủy

Hà Nội, tháng 10 năm 20

Trang 2

MỤC LỤC

2.1.1 Tình hình nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây 8 2.1.2 Nguyên nhân dẫn tới nợ công của Việt Nam 112.1.3 Những rủi ro và khả năng kiểm soát nợ công của Việt Nam 122.1.4 Giải pháp quản lý nợ công của Việt Nam 14

2.2 Đánh giá tính bền vững của nợ công của Việt Nam 15

2.2.1 Đánh giá hiện trạng của nợ công tại Việt Nam 162.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công 172.2.3 Đánh giá tính bền vững của nợ công 18 2.2.4 Dự báo xu hướng nợ công của Việt Nam 20

2.3 Kết luận và các chính sách khuyến nghị cơ bản tăng cường tính bền vững của nợ

2.3.1 Kết luận về tính bền vững của nợ công 212.3.2 Những chính sách khuyến nghị cơ bản để tránh sự đổ vỡ đồng thời tăng cường tính bền

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng nợ côngđang xảy ra tại châu Âu và điển hình nhất là Hi Lạp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ và ảnhhưởng liên đới đến khu vực đồng tiền chung Eurozone Các yếu tố rủi ro ngày càng tăng cùngvới sự hiện hữu nguy cơ suy thoái kép được cảnh áp dẫn đến sự cần thiết phải tái cơ cấu lại nềnkinh tế toàn cầu và cải cách hệ thống tài chính với việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vốn.Việc đảm bảo tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu là thách thức chung đối với nhiềunước trên thế giới Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài chưa có điểm dừng, trong đó cónguyên nhân quan trọng là một số nước EU đang thâm hụt ngân sách trầm trọng Cuộc khủnghoảng nợ công châu Âu bùng nổ tiếp ngay sau khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ(năm 2008) đã và đang gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới Có thể nói nợ công đang

là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở các nước mà còn là vấn đề của Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước thì “Nợ công” vượt quá cao

so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, và đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi

đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta

lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm Nợ công là mộtphần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia Từ những nước nghèo nhất ởchâu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốcgiàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho cácnhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau Nợ công cần phảiđược sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ravới bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng Đây lànguồn tài trợ hàng đầu cho đầu tư phát triển của nền kinh tế thông qua NSNN và là nguồn cungcấp vốn lớn đứng thứ hai của nền kinh tế với tỷ trọng 16-17%/tổng vốn đầu tư của toàn xã hội

Vì vậy, việc sử dụng nợ công hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội Tuy nhiên,quy mô nợ công hiện nay đang tiến gần ngưỡng kiểm soát do Quốc hội đề ra và đặt thách thứctrong việc đảm bảo an toàn nợ công nói riêng và nền kinh tế nói chung

Trong bài thảo luận này, chúng em sẽ tập trung nghiên cứu về tình trạng nợ công của ViệtNam và đưa ra một số giải pháp cho hướng đi đối với nợ công

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về nợ công

Nợ công là các khoản vay của nhà Nhà nước, tổng các khoản vay từ trung ương đến địaphương nhằm sử dụng vào các khoản thâm hụt ngân sách hay nói cách khác thì nợ chính phủ làthâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công tại Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phủ,

nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương

- là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được kýkết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tàichính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ khôngbao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ

- là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụngvay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh

- là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành

1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ công

Thứ nhất, áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế -xã hội lớn trong bối cảnh tăngtrưởng kinh tế Việt Nam chậm lại

Thứ hai, bội chi Ngân sách Nhà nước gia tăng trong thời gian dài khiến vay nợ trở thànhnguồn lực để bù đắp

Thứ ba, đầu tư công cao, hiệu quả đầu tư còn thấp trong bối cảnh tiết kiệm của Việt Namgiảm

Thứ tư, việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay của Việt Nam còn dàn trải

Trang 5

1.3 Bản chất kinh tế của nợ công

Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách Các khoảnvay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp

Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai,thế hệ này hay thế hệ khác Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chínhphủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách Tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phảnánh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công Mức độ an toàn hay nguy hiểmcủa nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tìnhtrạng phát triển của nền kinh tế

Khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả

mà phải quan tâm nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ Vấn đề quan trọng phải tính là khả năng trả nợ

và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP

Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánhgiá phổ biến nhất cho cách nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia Mức an toàncủa nợ công được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giaiđoạn nào đó không

Theo nguyên tắc, khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vàcác khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ công phátsinh Điều này cho thấy nợ công là hệ quả của bội chi ngân sách của chính phủ và chính phủ cóphải có trách nhiệm hoàn trả

Trong lĩnh vực tài chính công, các nhà kinh tế học cổ điển luôn nêu bật một nguyên tắcquan trọng và nhất quán về quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng Theo đó, ngânsách cân bằng là ngân sách mà thu và chi bằng nhau Điều này giúp chính phủ chi tiêu hợp lý,tránh sự hoang phí và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế

và tăng thuế

1.4 Phân loại nợ công

Nợ nước ngoài: Là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảolãnh, nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trảtheo quy định của pháp luật Việt Nam

Nợ trong nước: Là khoản nợ mà Chính phủ nợ dân chúng, được tính bằng nội tệ

Trang 6

Nợ huy động bằng phát hành trái phiếu Chính phủ: Bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếucông trình, trái phiếu ngoại tệ.

Nợ do Chính phủ bảo lãnh: Là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vaytrong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Nợ ODA: Là nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài gọi là vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức”

Các khoản vay thương mại: Là khoản vay theo điều kiện thị trường

Các khoản vay ưu đãi: Là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhữngthành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA

độ tăng trưởng sẽ giảm

Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnhhưởng tới tính bền vững của nợ công Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệcung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế Là một nền kinh tế thâmdụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mứcthấp

Bên cạnh tốc độ tăng GDP, lạm phát và lãi suất, mức độ rủi ro của nợ công cũng phụ thuộcvào một số biến số vĩ mô khác, chẳng hạn như mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoạihối của quốc gia Trên những phương diện này, Việt Nam cũng đang có những bất lợi đáng kể

so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

2.1 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

2.1.1 Tình hình nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 8

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam năm 2001 là 11,5 tỷ USD, tươngđương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD Nhưng tính đến hếtnăm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP Như vậy, trong vòng 10năm từ 2001 đến 2010, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần Đến cuối năm 2015, tổng nợcông của Việt Nam là 125 tỷ USD, tương đương 61% GDP, bình quân mỗi người dân nợ cônggánh số nợ công là 1.384 USD, tương đương 30 triệu, ngang với Trung Quốc, Philippin vàMalaysia Tốc độ tăng trưởng nợ công so với GDP là 12,2%/năm cho giai đoạn từ 2010 - 2015.Tham khảo bảng 1

Bảng 1 Nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015 ( )

2001

Nợ công trên đầu người

(USD/người)

144 282 635 1384

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công ở Việt Nam có xu hướngtăng lên rất nhanh Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếmkhoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010chiếm 52,6% GDP và năm 2011 chiếm 58,7% GDP Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005, đạt 52,7%GDP năm 2010 Tính trong giai đoạn 2007-2011, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạtmức tăng trung bình 5%/năm

Quy mô nợ công tính theo GDP sau nhiều năm tăng đã có xu hướng giảm (năm 2016 là63,7%, năm 2017 là 61,4%, năm 2018 khoảng 61%, dự toán năm 2019 là 61,3%) Quy mô nợcông Việt Nam bắt đầu giảm từ năm 2019, năm 2020 bất chấp dịch covid - 19 khiến tăngtrưởng kinh tế giảm mạnh (từ 7% xuống còn 2.9%) thì nợ công chỉ giảm nhẹ 0,1% so với năm2019

6

tài-chính-1

Giáo-trình-quản-trị-Tài chínhtiền tệ 94% (33)

182

Thực trạng hoạt động thanh toán…Tài chính

tiền tệ 100% (7)

34

123doc phan tich mo hinh kinh doanh cu…Tài chính

tiền tệ 93% (14)

27

Thực trạng thị trường tài chính hiệ…Tài chính

tiền tệ 100% (5)

31

Nhập môn tài chính tiền tệ

Tài chínhtiền tệ 100% (3)

5

Bộ đề thi trắc nghiệm lý thuyết…Tài chính

tiền tệ 100% (3)

74

Trang 9

Nợ công của Việt Nam hiện nay gồm có nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và

nợ của chính quyền địa phương Ở Việt Nam, cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm nợChính phủ chiếm 80,8%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địaphương chiếm 1,4%

Trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39% năm

2011 lên 57% năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuốngcòn 43% năm 2015 Tỷ trọng nợ trong nước trên tổng nợ công tăng từ 42,6% năm 2010 lên đến56,9% năm 2015 và tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng nợ công có xu hướng giảm từ 57,4% vàonăm 2010 xuống còn 43,1% trong năm 2015(Tham khảo bảng 2)

Bảng 2: Cơ cấu nợ công tại Việt Nam (2010 - 2015) (đơn vị: tỷ đồng)

2010 2011 2012 2013 2014 2015Tổng nợ công 1.115.342 1.405.314 1.661.439 1.984.469 2.318.930 2.593.396

Nợ của Chính phủ 889.389

(79.7%)

1.092.761(77.8%)

1.279.484(77.0%)

1.528.066(77.0%)

1.826.051(78.7%)

2.064.633(79.6%)

Nợ được Chính phủ

bảo lãnh

225.953(20.3%)

288.375(20.5%)

343.099(20.6%)

396.062(19.9%)

422.640(18.2%)

455.122(17.5%)

Nợ của Chính quyền

địa phương

24.177(1.7%)

38.855(2.4%)

60.341(3.1%)

70.239(3.1%)

73.642(2.9%)

Nợ trong nước 475.484

(42.6%)

622.207(44.2%)

783.376(47.1%)

1.032.759(52.1%)

1.298.003(55.9%)

1.477.917(56.9%)

Nợ nước ngoài 639.858

(57.4%)

783.107(55.8%)

878.063(52.9%)

951.710(47.9%)

1.020.927(44.1%)

1.115.479(43.1%)

Trang 10

Theo bản tin nợ công số 14 được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP Nợ Chính phủ cũnggiảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP Nợ Chính phủ bảo lãnh

từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP Nợ chính quyền địa phương năm 2021vào khoảng 0,6% GDP trong khi năm 2017 bằng 1,1% GDP Nợ nước ngoài của quốc gia tínhđến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP

Tính đến năm 2021, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tính trên tổng kim ngạchxuất khẩu năm 2021 là 6,2 %, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nướcvào khoảng 21,8% Đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài giảm còn khoảng 1,075 triệu tỷđồng, trong khi nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ Chínhphủ

2.1.2 Nguyên nhân dẫn tới nợ công ở Việt Nam

, mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ công tăngmạnh Theo thống kê, xây dựng đường xá mất khoảng 20 triệu USD/km Trong khi theo tínhtoán, đường xá sau khi được xây dựng xong và đi vào sử dụng trong 2 năm đã phải tu sửa.Tương tự, mới đây Việt Nam bỏ chi phí xây dựng tượng đài một cách phung phí với chi phílớn Với những chi phí bất hợp lý như vậy, tỷ lệ nợ công của Việt Nam sẽ ngày càng tăngnhanh Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư cho

cơ sở hạ tầng, trong khi đó vốn huy động được hàng năm từ các nguồn của Nhà nước cũng nhưcủa tư nhân chưa đến 16 tỷ USD, phần còn lại là phải vay nợ nước ngoài Chi tiêu và đầu tư nợcông kém hiệu quả đang đem lại những rủi ro đáng báo động cho nền kinh tế Nó khiến mứcthâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức rất cao trong khu vực, đồng thời khiến hiệu quảđầu tư trên một đồng vốn luôn ở mức thấp

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên Nhà nước cònphải gánh thêm khoản nợ Thực tế hiện nay, có 12 dự án đầu tư không hiệu quả và cần xử lýcủa Bộ Công Thương Bộ Tài chính báo cáo có 72 dự án đầu tư khác của doanh nghiệp nhànước không khả thi và có nhiều khả năng thua lỗ Điều này đã làm tăng thêm áp lực về gánhnặng nợ công cho Chính phủ

Bên cạnh đó là các dự án phát sinh tăng vốn Ví dụ: Năm 2008, dự án đường sắt trên caoCát Linh - Hà Đông được triển khai với tổng vốn đầu tư là 552 triệu USD Nhưng đến năm

2016 thì tổng số vốn điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (tăng lên hơn 1,5 lần so với mức vốn

Trang 11

ban đầu Trong số đó có bao gồm vay của Trung Quốc 669 triệu USD trả lãi cho khoản này mỗingày là 1,2 tỷ đồng/ngày.

, chính sách kích cầu của Chính phủ trong những năm qua đã khiến bội chi ngânsách của Việt Nam tăng cao và Chính phủ buộc phải vay nợ để bù đắp ngân sách, dẫn đến nợcông tăng cao Năm 2008, Chính phủ chi 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đến năm

2009, Chính phủ lại tung hai gói kích cầu với tổng trị giá 9 tỷ USD Nhờ các gói kích cầu này,nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong khủng hoảng, nhưng đó cũng là mộttrong những nguyên nhân khiến nợ công gia tăng Ngân sách nhà nước vốn đã rất căng thẳng vìnguồn thu từ thuế giảm trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với giá dầu thếgiới giảm khiến doanh thu của Chính phủ bị ảnh hưởng, cho nên việc tung ra các gói kích cầutrên đã ảnh hưởng mạnh đến tài chính công

, có hiện tượng tham nhũng, thất thoát Lãi phải trả cho cho các khoản đi vay quálớn, trong khi phần lớn số vốn vay lại không được sử dụng hiệu quả do nhiều lý do như thamnhũng, thất thoát, chậm tiến độ Điều đó dẫn đến các khoản lãi ngày càng trầm trọng Trongchi tiêu Chính phủ, chi thường xuyên chiếm 71%, chi trả nợ chiếm 24,5%, còn lại 4,5% tổngngân sách cho đầu tư

Bên cạnh đó, chưa có sự minh bạch trong sử dụng vốn vay Việt Nam có rất nhiều dự ánchậm tiến độ so với dự kiến Càng kéo dài, trì trệ thì càng lỗ, trong khi đó thì gánh nặng trả lãicủa các khoản vay lại ngày càng tăng Đặt ra câu hỏi là liệu nguồn vốn đã thực sự được đầu tưđúng hướng và các nhà lãnh đạo đã thực sự đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu khi mà có quánhiều dự án thua lỗ, chậm trễ, phải thay đổi nhiều nhà thầu mới có thể hoàn thành

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên thì nợ công còn đến từ nguyên nhân kháchquan khác, cụ thể là đại dịch COVID-19 Kể từ ngày 11/3/2020, khi tổ chức y tế thế giới xácđịnh COVID-19 là đại dịch thì nó đã đã khiến các nền kinh tế thế giới tê liệt Thế giới trải quađợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2

Tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt đô „ng sảnxuất, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng của xã hô „i, khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệpgiảm Điều này làm nguồn thu từ thuế giảm mạnh Thêm vào đó là các chính sách ưu đãi vềmiễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,

hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch khiến thu ngân sách càng thêm khó khăn

Trang 12

Việc liên tục chỉ ra các gói hỗ trợ và kích thích kinh tế để khắc phục ảnh hưởng của dịchCOVID-19 cùng với khắc phục tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá ở đồng bằng sôngCửu Long và lũ lụt ở miền Trung càng tăng áp lực lên ngân sách Nhà nước Điều này đã tácđộng tiêu cực đến tình trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay

2.1.3 Những rủi ro và khả năng kiểm soát nợ công của Việt Nam

Theo TS Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch, Ủy ban Giám sát Tài chính, nợ công ở Việt Namtiềm ẩn một số rủi ro như:

, nợ nước ngoài cao (chiếm 58,8% trong nợ Chính phủ) trong đó phần lớn cáckhoản nợ nước ngoài là vay ODA (85%) ngoài việc làm tăng chi phí đầu vào của khoản vay thìlàm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ, chưa kể các khoản vay ODA này sẽ giảm dần trong tươnglai

, áp lực chi phí ngân sách lớn dẫn đến thâm hụt ngân sách cả trong và ngoài dựtoán ngày càng gia tăng (từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9% GDP năm 2009) vượt qua mức 5%theo thông lệ quốc tế cũng gây áp lực lên chính sách tài khóa và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai

, chỉ số ICOR – đo lường hiệu quả đầu tư càng cao thì hiệu quả đầu tư của nềnkinh tế càng thấp Hệ số ICOR năm 1991 là 3,2 đã tăng lên 8 vào năm 2009 cho thấy hiệu quảthấp trong việc sử dụng nguồn lực, sự lãng phí và quản lý chưa chặt chẽ trong đầu tư cũng nhưkhả năng cạnh tranh thấp của nền kinh tế

, nợ công có thể gia tăng nhanh chóng và đột biến trong thời gian ngắn nếu một sốcác tập đoàn kinh tế đổ bể, mất khả năng thanh toán và chính phủ phải vay nợ để tài trợ cho cáctập đoàn này nhằm tái cơ cấu tài chính

, tình trạng bong bóng bất động sản, nợ xấu, rủi ro lãi suất và hối đoái cũng ảnhhưởng đến nền tảng tài chính và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Trong trường hợp cácngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản cần được tài trợ từ ngân sách cũng có thểlàm bội chi và nợ công tăng đột ngột

Hiện tại, tình hình nợ công của Việt Nam vẫn đang ở mức an toàn Tuy nhiên, việc quản

lý nợ công tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, chưa thống nhất Trong giai đoạn trước năm

2018 thì Bộ tài chính sẽ hỗ trợ Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nợ công nhưng hiệnnay Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được giao đảm nhận việc huy động vốn ODA và vốn USD

Trang 13

Thêm vào đó, việc huy động vốn lại không gắn với mục đích sử dụng, không gắn với nguồn trả

nợ, Bộ tài chính là đơn vị xây dựng hạn mức vay nước ngoài nhưng điều hành cụ thể lại doNgân hàng nhà nước Do đó, để việc quản lý và kiểm soát nợ công đạt hiệu quả hơn thì Quốchội khóa XIV đã thông qua Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ 01/07/2018 Theo Luậtquản lý nợ công này thì việc quản lý nợ công sẽ theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý

và giao một cơ quan là Bộ tài chính chịu trách nhiệm chính

Dưới con số dự báo cho thấy mức nợ công tăng khá nhanh, đến năm 2015 đã là 64%,năm 2016 là 64,9% gần bằng với ngưỡng 65% (giới hạn an toàn của nợ công) Điều đó cónghĩa là khả năng chi trả nợ của Việt Nam rất hạn chế Nếu cứ tiếp tục như vậy mà chính phủkhông có giải pháp thích hợp để quản lý nợ công, không tiến hành cải cách đúng mức, khôngkiểm soát chặt các khoản chi tiêu ngân sách thì khả năng Việt Nam vỡ nợ công là điều hoàntoàn có thể xảy ra

2.1.4 Giải pháp quản lý nợ công của Việt Nam

, việc theo dõi và thống kê số liệu về tình hình sử dụng các khoản nợ công cầnphải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời Báo cáo về các khoản nợ công cần phải được thựchiện chi tiết hơn và bao gồm đầy đủ thông tin hữu ích cần thiết để có thể quản lý tốt: số liệu về

nợ công phải được cập nhật thường xuyên, phải đầy đủ số liệu về tổng quy mô nợ công, trong

đó nợ chính phủ là bao nhiêu, nợ chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương là bao nhiêu

và phải có thông tin về chủ nợ và địa chỉ vay nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, đồng tiền vay

và kế hoạch trả nợ

, cần có quy định cụ thể về thời điểm công bố thông tin về số liệu nợ công, thờigian cập nhật và mức độ cập nhật thông tin Bên cạnh đó, cần phải có các quy định về biểu mẫubáo cáo thống kê nợ công Các quy định về việc công bố thông tin và biểu mẫu báo cáo cần đưa

ra cụ thể, chi tiết trong các văn bản dưới luật

, quản lý và kiểm soát chặt việc vay vốn: chỉ thực hiện cho vay đối với những dự

án khả thi, có khả năng trả nợ; phải gắn trách nhiệm chi trả nợ cho đối tượng đầu tư và sử dụngnguồn vốn vay; thẩm định kỹ các khoản đầu tư, dự án cần vay vốn, tránh cho vay nhằm mụcđích tiêu dùng Các công trình, dự án đang sử dụng nguồn vốn vay cần phải được kiểm soát tốt

và thường xuyên tiến độ thực hiện, tránh để kéo dài, trì trệ gây thất thoát và lãng phí vốn Bêncạnh đó, cần có cơ chế tăng cường theo dõi, giám sát, quản lý, đánh giá và kiểm soát rủi ro tiềm

ẩn của các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả để hạn chế tối đa ngân sách nhà nướcphải trả nợ thay khi doanh nghiệp nhà nước phá sản

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN