1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn luật hiến pháp Đề bài chức năng giám sát tối cao của quốc hội – những vấn Đề lý luận và thực tiễn

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Họ Tên
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 493,83 KB

Nội dung

Đồng thời, đề ra các giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, góp phần vào việc chống tha hóa quyền lực, đẩy mạnh thực hành dân chủ trong xã hội, bảo đảm qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Đề bài: “ Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội – Những vấn đề

lý luận và thực tiễn”

Năm 2024 MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUYỀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 7

1.1 Khái niệm Quốc hội – Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN 7

1.2 Quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội 8

Chương 2 CHỨC NĂNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

Chương 3 THỰC TIẾN VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 15

3.1 Thực tiễn việc thực thi quyền giám sát tối cao của Quốc hội 15

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giám sát của Quốc hội 17

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền lực nhà nước (QLNN) là vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng và của quá trình xây dựng, phát triển mỗi nhà nước QLNN được tổ chức, vận hành tốt sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu mang tính chiến lược của chủ nghĩa xã hội Nếu không được tổ chức tốt sẽ dễ dẫn đến bị lợi dụng, lạm quyền, lộng quyền Do đó, ở đâu có quyền lực, ở đó phải có kiểm tra, giám sát quyền lực một cách chặt chẽ, hiệu quả Vì vậy, nhà nước ta cần chú trọng vào việc khắc phục những khuyết điểm, hạn chế đó Việc tăng cường kiểm soát quyền lực cần được tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, để trên cơ

sở đó có căn cứ tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước một cách đầy đủ, hiệu quả Việc hoàn thiện nên theo hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong từng cơ quan nhà nước; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của nhân dân, xã hội, phương tiện truyền thông đối với việc thực thi quyền lực nhà nước

Vì vậy, vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước ở nước ta đã được trở thành yêu cầu cấp bách, đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn Đồng thời, đề ra các giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, góp phần vào việc chống tha hóa quyền lực, đẩy mạnh thực hành dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân lao động, của nhà nước trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa của chúng ta

Chính vì lý do này, em lựa chọn vấn đề đề số 5: “Chức năng giám sát tối

cao của Quốc hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu kết thúc môn học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 4

Liên quan đề tài này, em tìm ra một số tác phẩm của một số đã nghiên cứu đến chức năng của Quốc hội Cụ thể Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thúy Hoa

“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam” năm 2015 Luận văn đã đưa ra cái nhìn cụ thể, khái quát nhất về Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta Đồng thời, khẳng định một trong những chức năng của Quốc hội là kiểm tra giám sát việc thực thi quyền lực của cơ quan hành pháp và lập pháp của nước ta hiện nay

Luận văn của tác giả Bùi Mạnh Khoa “Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa ”, năm 2014 Bài viết đã đánh giá, phân tích cụ thể về hoạt động giám sát của Quốc hội thông qua Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu quốc hội

Từ đó, đánh giá hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội tại địa phương

Luận văn về đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quóc hội, hiểu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội” của tác giả Nguyễn Hữu Lộc là một đề tài viết về hoạt động giám sát của Quốc hội, các

cơ quan của Quốc hội Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua Đưa ra những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội

Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều tác giả nghiên cứu về Quốc hội, về kiểm tra giám sát quyền lực nhà nước nhưng chưa có một tác giả nào nghiên cứu

về chức năng giám sát của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay Chính vì thế, đề tài mang tính mới và cần được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Từ việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn của chức năng giám sát tối cao của Quốc Hội Từ đó, đưa ra được chức năng của Quốc hội trong hoạt động giám sát tối cao ở Việt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của chức năng thực thi quyền giám sát của Quốc hội

- Chức năng của Quốc hội trong việc thực thi quyền giám sát tối cao

- Thực trạng việc thực thi quyền giám sát tối cao của Quốc Hội từ đó đưa

ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Lý luận và thực tiễn thực thi quyền giám sát của Quốc hội

+ Thực trạng và giải pháp về chức năng của Quốc hội trong việc thực thi quyền giám sát

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp;

- Phương pháp logic

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6 Kết cấu đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu

Trang 6

3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội Chương 2 Chức năng của Quốc hội trong thực thi quyền giám sát tối cao Chương 3 Thực tiễn và giải pháp nhằm nâng cao việc giám sát tối cao của Quốc hội của nước ta hiện nay

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUYỀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

1.1 Khái niệm Quốc hội – Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN

Quốc hội nước ta là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Quốc hội Việt Nam luôn được thừa nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là nơi tập trung tất cả quyền lực nhà nước Xuất phát từ vị trí là cơ quan đại diện của nhân dân, Quốc hội Việt Nam không phải là cơ quan lập pháp đơn thuần Có thể nói, tính đại diện nhân dân, bản chất là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước sẽ quyết định phương thức hoạt động của Quốc hội Trong một thời gian dài ở nước ta, chỉ nói đến quyền lực nhà nước của Quốc hội mà không nói đến các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp như nói đến các nhánh quyền lực nhà nước Bởi vì, về mặt lý luận, Quốc hội Việt Nam không chỉ thực hiện hoạt động lập pháp mà còn thực hiện cả những hoạt động thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp

Lý thuyết trên quyết định cách thức hoạt động của Quốc hội trong hệ thống cơ quan nhà nước nhưng đồng thời lại có thể dẫn đến những hình dung không chính xác về vị trí của cơ quan này Quốc hội có thể bị hình dung như một cơ quan vạn năng, nơi giải quyết tất cả các vấn đề, là nơi thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp mà không cần thông qua bất cứ cơ quan, tổ chức nào khác

Trang 7

Một hình dung như vậy sẽ rất nguy hiểm Đã có ý kiến chứng minh rằng, hiện nay, đôi khi chúng ta vẫn quan niệm rằng Chính phủ cũng chỉ là cơ quan hành chính của Quốc hội Tình trạng này dẫn đến hiệu quả không cao của các hoạt động của Quốc hội và có thể làm sai lệch hoàn toàn bản chất của Quốc hội

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Theo Hiến pháp năm 2013 Quy định nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2)

Nhân dân có thể thực hiện quyền lực của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) để thực hiện quyền lực của mình Vì vậy, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thường được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước

1.2 Quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội

1.2.1 Khái niệm giám sát

Khái niệm “giám sát” dưới gốc độ ngôn ngữ thông thường được hiểu là: việc theo dõi, xem xét, kiểm tra của chủ thể có quyền đối với chủ thể khác để qua đó có được nhận định về hoạt động của chủ thể này

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 thì giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,

xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

Giám sát có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, giám sát dùng để chỉ hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra đối

tượng chịu sự giám sát, qua đó đưa ra nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hay sai so với các quy định hiện hành;

Thứ hai, để tiến hành hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra thì giám sát

luôn phải gắn với một hoặc một số đối tượng cụ thể;

Trang 8

Thứ ba, để có thể tiến hành được hoạt động giám sát thì chủ thể hoạt động

giám sát phải có những quyền hạn, nghĩa vụ nhất định đối với đối tượng chịu sự giám sát;

Thứ tư, để có thể đưa ra được nhận định về hoạt động của đối tượng chịu

sự giám sát thì việc giám sát phải được tiến hành dựa trên những quy định do chủ thể có quyền giám sát đặt ra;

Thứ năm, giám sát luôn là hoạt động có mục đích Mục đích của hoạt

động giám sát là đưa ra những nhận định của chủ thể có quyền giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát, qua đó có biện pháp xử lý đối với những việc làm trái quy định của đối tượng chịu sự giám sát, bảo đảm cho những quy định của chủ thể có quyền giám sát được chấp hành

Như vậy, giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó

1.2.2 Khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội

Quyền giám sát tối cao của Quốc hội có một số những đặc trưng cơ bản sau đây:

Giám sát tối cao của Quốc hội là giám sát mang tính quyền lực nhà nước Đặc trưng này được xác định bởi vị trí pháp ý và tính chất của chủ thể giám sát Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao xuất phát từ nguyên tắc tổ chức quyền lực của nhà ước ta Nhà nước ta không tổ chức theo mô hình học thuyết

“tam quyền phân lập” mà được tổ chức đề bảm đảm nhà nước là của dân, do dân

và vì dân Để bảo vệ hiến pháp và bảo đảm hiệu lực thực tế của các đạo luật do Quốc hội ban hành, yêu cầu khách quan đòi hỏi Quốc hội cần thực hiện việc giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước Đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, không tách rời quyền lực nhà nước Đặc trưng này chỉ

rõ sự khác nhau giữa giám sát của Quốc hội với giám sát của các cơ quan nhà

Trang 9

nước khác, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Vì thế, thực hiện quyền giám sát tối cao chính là Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước do chính nhân dân giao cho

Chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền giám sát tối cao, hay nói cách khác, Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền giám sát tối cao Đặc tính này của Quốc hội xuất phát từ địa vị pháp lý của Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước, khi “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83 của Hiến pháp 1992): Đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội; Nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội; Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội; Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát tối cao

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật

và nghị quyết của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thị hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định

1.2.3 Khái niệm quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội

Lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát của mình đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Những quy định pháp luật đó tạo ra trật tự trong giám sát chứ không phải là nhằm phân cấp hoạt động giám sát của Quốc hội Những hoạt động này không phải là hoạt động giám sát tách rời với giám sát tối cao của Quốc hội mà thuộc một quy trình giám sát tối cao Để tiến hành hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội phải tiến hành các hoạt động giám sát

đa dạng trong một quy trình giám sát cụ thể có sự tham gia của các chủ thể khác

Trang 10

nhau thuộc cơ cấu của Quốc hội tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp Bỡi lẽ, với đặc thù của Quốc hội là cơ quan làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa

số thì quy trình giám sát tối cao chỉ được xác định là hoàn chỉnh khi hoạt động

đó được diễn ra tại kỳ họp Quốc hội, kết thúc bằng việc đưa ra Nghị quyết của Quốc hội Do đó, không chỉ kỳ họp Quốc hội mà hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội giữa hai kỳ họp cũng đều thuộc quy trình thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội bởi lẽ về bản chất, Quốc hội là một thể thống nhất, không chia rẽ Điều này tương tự như quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc Quốc hội và để thực hiện quyền này, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền lập pháp theo một quy trình thống nhất

và hoạt động biểu quyết thông qua luật tại kỳ họp Quốc hội là hoạt động lập pháp mang tính quyết định trong quy trình lập pháp Do đó, trong quy trình giám sát tối cao thì hoạt động giám sát trong kỳ họp Quốc hội được coi là công đoạn mang tính quyết định Hơn thế nữa, Điều 4 Luật tổ chức Quốc hội cũng quy định rằng: Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng bằng hiệu quả hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội Vì thế có thể khẳng định không có cơ sở để phân chia, tách rời hoạt động giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, còn hoạt động giám sát của các cấu trúc thuộc Quốc hội (các cơ quan của Quốc hội) không phải là giám sát tối cao Điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay Để hoạt động giám sát của Quốc hội đạt hiệu quả cần nhận thức đầy

đủ và có các giải pháp toàn diện tác động lên toàn bộ quy trình giám sát như một thể thống nhất

Chương II CHỨC NĂNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Quyền giám sát của Quốc hội được hình thành dựa trên cơ sở QLNN tập trung cao nhất tại Quốc hội, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quy định

Ngày đăng: 04/11/2024, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w