1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phương pháp tác Động tâm lý – Ám thị gián tiếp trong hoạt Động hỏi cung bị can những vấn Đề lý luận và thực tiễn

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp tác động tâm lý – Ám thị gián tiếp trong hoạt động hỏi cung bị can. Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Phạm Thanh Sơn
Trường học Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học tư pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI KHOA TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM --- TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP Đề tài: Phương pháp tác động tâm lý – Ám thị gián tiếp trong hoạt động hỏi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI KHOA TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

-

TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

Đề tài:

Phương pháp tác động tâm lý – Ám thị gián tiếp trong hoạt động hỏi

cung bị can Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Họ và tên sinh viên: Phạm Thanh Sơn

MSSV: 193801010262

Lớp: K7G

SBD: TKS000195

Hà Nội, 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1 TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 4

1.1 Khái niệm tác động 4

1.2 Khái niệm tác động tâm lý 4

1.3 Khái niệm tác động tâm lý trong hỏi cung bị can 5

2 MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 5

2.1 Mục đích tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung 6

2.2 Nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung 6

3 PHƯƠNG PHÁP ÁM THỊ GIÁN TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 7

3.1 Khái quát chung về phương pháp ám thị 7

3.2 Phương pháp ám thị gián tiếp 9

4 THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ÁM THỊ GIÁN TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG 11

4.1 Tóm tắt vụ án 11

4.2 Phân tích việc sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp trong vụ án 13

C KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh hiện nay của xã hội, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp

và tinh vi, do đó công cuộc đấu tranh chống, phòng ngừa, giáo dục và cải tạo người phạm tội là một vấn đề hết sức quan trọng Vì vậy các chủ thể trong hoạt động tư pháp bên cạnh việc nắm vững các quy định của pháp luật, còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý học tội phạm và tâm lý học tư pháp Với tư cách là một công cụ, biện pháp được sử dụng đắc lực trong quá trình điều tra, tâm lý học tư pháp đã dành phần lớn các nghiên cứu của mình vào việc xây dựng các phương pháp, cách thức tác động tâm lý vào các đối tượng: bị can, người làm chứng, trong hoạt động điều tra nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án Các phương pháp tác động tâm lý hiện nay rất đa dạng, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng, tùy vào từng trường hợp của vụ án, thái độ của bị can mà lựa chọn áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất Nhận thấy phương pháp ám thị gián tiếp là một phương pháp rất thú vị mặc dù phương pháp này ít được sử dụng vì những nhược điểm của nó, song khi đã xác định đúng mục tiêu và có đủ những yếu tố cần thiết cho việc

sử dụng thì lại đem đến một hiệu quả không ngờ Vì vậy qua bài tiểu luận này em xin

được lựa chọn đề tài: “Phương pháp tác động tâm lý – Ám thị gián tiếp trong hoạt động

hỏi cung bị can Những vấn đề lý luận và thực tiễn” Do yêu cầu về định lượng số trang,

nên bài tiểu luận sẽ chỉ tập trung về những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn sử dụng của phương pháp này trong hoạt động hỏi cung bị can Sự hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế, cùng với khó khăn trong việc tìm kiếm hồ sơ tài liệu vụ án nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy, cô góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện Em xin cảm ơn

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG

1.1 Khái niệm tác động

Triết học Mác – Lênin cho rằng: “Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, với nhận định này thì bản chất con người không phải là vốn có mà được hình thành, biến đổi trong môi trường xã hội Như vậy mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu không có sự tác động qua lại giữa những các nhân khác và với cộng đồng của mình, và tác động tâm lý là một trong số đó Theo Từ điển tiếng Việt, “Tác động là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định” Trong Từ điển tâm lý học, A.V.Pêtơrôpxki và M.G.Iarôsepxki

đã giải thích rằng “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc thông

tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác ”

Như vậy, có thể thấy rằng vì con người là chủ thể có ý thức nên mọi tác động bên ngoài phải mang ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định Tức là những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp một cách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động [1]

1.2 Khái niệm tác động tâm lý

L V.Petrencô cho rằng: “Tác động tâm lý trước hết là một quá trình, một hoạt động,

chứ không đơn thuần là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau ” [2]

Một số nhà khoa học khác cũng cho rằng tác động tâm lý là hoạt động tích cực và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay của bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thành hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [3]

Trang 5

Trên cơ sở những quan điểm trên, có thể hiểu tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động nhầm làm chuyển biến đời sống tâm lý của họ, dẫn đến thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi, từ đó làm biến đổi phẩm chất tâm lý của người bị tác động

Thực tế cho thấy, tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hay gây sức ép về mặt tâm lý đối với người bị tác động (đe dọa, khiêu khích, ), cũng không giống với những hành vi tác động tâm lý ảnh hưởng tới thể chất như: đánh đập, tra tấn, trong tội bức cung, nhục hình Bởi lẽ tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp

“tự giác” [1]

1.3 Khái niệm tác động tâm lý trong hỏi cung bị can

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự: Bị can là người đã bị khởi tố về hình

sự, còn bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong khi đó, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án… [9]

Dưới góc độ của tâm lý học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên, kiểm sát viên về vụ án thông qua những tài liệu, thông tin mà bị can cung cấp Nói cách khác là quá trình khai thác thông tin và quá trình nhận thức, đánh giá thông tin từ can của cơ quan điều tra

Do đó, có thể định nghĩa tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá trình được thực hiện bởi cơ quan điều tra với việc lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương pháp, chiến thuật hỏi cung để tác động tâm lý tới bị can với mục đích làm chuyển biến và dẫn đến sự thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, từ đó giúp việc khai báo được đầy đủ, chính xác, khách quan về quá trình phạm tội

2 MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG

Trang 6

2.1 Mục đích tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung

Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc tác động tâm lý được sử dụng nhằm đạt được những mục đích sau:

- Xác định sự thật khách quan của về vụ án trong quá trình điều tra, xét xử

- Khắc phục những động cơ tiêu cực, đồng thời khơi dậy những động cơ tích cực ở những người tham gia tố tụng, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông qua lời khai của họ diễn ra nhanh chóng, trung thực và khách quan nhất

- Kích thích tính tích cực hoạt động của bị can cũng như những chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng

- Giáo dục và cảm hóa người phạm tội

2.2 Nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung

Hỏi cung là một trong những hoạt động thuộc hoạt động tư pháp, do đó bản thân hoạt động hỏi cung cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung sau:

- Tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật

- Phải chú ý tới đặc điểm tâm lý của người bị tác động như: nhu cầu, hứng thú, khí chất, tính cách, năng lực, các phẩm chất ý chí cũng như trạng thái tâm lý, xác cảm đang diễn ra ở người bị tác động

- Các cán bộ điều tra phải có sự hiểu biết về: quy luật hình thành và phát triển tâm lý của con người; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lĩnh hội thông tin,quá trình tư duy, ; các đặc điểm của quá trình tri giác thông tin trong giao tiếp;

- Phải chú ý tới những điều kiện và hoàn cảnh khi tiến hành tác động như thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia trong quá trình tác động,

- Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở người bị tác động

Trang 7

- Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải được xây dựng phù hợp với từng người bị tác động trong quá trình hỏi cung

- Chủ thể tác động tâm lý trong quá trình hỏi cung phải nắm vững chuyên môn nghiệp

vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng về xã hội và có kỹ năng giao tiếp

3 PHƯƠNG PHÁP ÁM THỊ GIÁN TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG

3.1 Khái quát chung về phương pháp ám thị

3.1.1 Khái niệm ám thị

Theo định nghĩa của từ điển thuật ngữ tâm lý học: “Ám thị (to hint/to insinuate/to

suggest – tiếng Anh) là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý

con người nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định” [5]

Với định nghĩa trên thì thực sự rất khó có thể hiểu “ám thị/cơ chế ám thị” là gì? Để hiểu được ám thị, trước tiên ta cần hiểu cơ chế xuất hiện ám thị như thế nào?

Như chúng ta đều biết, con người có năm giác quan cơ bản Khi kích thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ,

hành động Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là “Absolute Threshold”, tạm dịch là

"Ngưỡng tuyệt đối" Không phải bất kỳ kích thích nào cũng có thể tạo ra tín hiệu truyền

đến bộ não, kích thích phải đạt được một mức độ nhất định để bộ não có thể nhận ra tín hiệu và phân tích Nói một cách dễ hiểu thì ngưỡng tuyệt đối là giới hạn thấp nhất mà kích thích phải đạt được để não bộ có thể nhận ra, phân tích và quyết định Mỗi người có một ngưỡng tuyệt đối khác nhau và phải thông qua thí nghiệm mới xác định được ngưỡng tuyệt đối của từng người Quá trình phân tích và xếp loại thông tin chính là “suy nghĩ” Thông tin qua các giác quan được truyền đến não bộ, được não bộ “nhận thức” sau đó tiến hành quy trình sàng lọc Như vậy có thể so sánh quá trình suy nghĩ nhận thức của con người như tảng băng trôi Tất cả những kích thích vượt qua khỏi mặt nước và được “nhận thức” tiếp nhận sẽ đưa vào quá trình suy nghĩ và phân loại thông tin Còn lại những kích

Trang 8

thích không vượt qua khỏi ngưỡng tuyệt đối, tức ở dưới mực nước, không hề biến đi mà vẫn tồn tại trong tiềm thức Có thể nói tiềm thức là không giới hạn, nhưng nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ Do đó ám thị chính là tạo ra những kích thích dưới ngưỡng tuyệt đối, đưa thông tin vào não bộ để lưu trữ nhưng do kích thích chưa chạm đến ngưỡng tuyệt đối nên não bộ không kịp phân tích, liệt kê và so sánh Thế nên

ám thị nguy hiểm ở chỗ là não bộ không thể phân loại thông tin xấu, tốt mà cứ lưu trữ nó, liên tục, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, tín hiệu chồng lên tín hiệu, tạo ra hiệu quả khó lý giải [6]

Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Ngoài việc được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý, ám thị còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống đặc biệt là y học với mục đích chữa bệnh dưới dạng kỹ thuật liệu pháp tâm lý

3.1.2 Phân loại ám thị

Dựa theo phương thức tác động lên tâm lý có thể chia thành hai loại:

- Ám thị trực tiếp là quá trình sử dụng những mệnh lệnh, yêu cầu tác động trực tiếp lên tâm lý của đối tượng

- Ám thị gián tiếp là sử dụng thông tin được đưa ra dưới dạng ẩn hoặc che giấu, làm cho đối tượng không ý thức được mục đích, yêu cầu của người ám thị và tiếp nhận nó một cách từ từ, không chủ định

Dựa vào trạng thái của người bị ám thị, có thể chia thành: ám thị khi thức, ám thị trong thôi miên, ám thị sau thôi miên, ám thị trong giấc ngủ sinh lý [6]

3.1.3 Các yếu tố tác động tới hiệu quả của ám thị

- Những phẩm chất của người ám thị, vị thế xã hội, khả năng truyền cảm, những ưu thế về tính cách, ý chí và trí tuệ

Trang 9

- Những đặc điểm cá nhân người bị ám thị, trong đó nổi bật nhất là khả năng ám thị

- Mối quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị: sự phụ thuộc, tự chủ, tin tưởng

- Phương thức thiết kế giao tiếp (các bằng chứng thuyết phục, sự kết hợp giữa thành

tố trí tuệ và cảm xúc, các tác động củng cố) [7]

3.2 Phương pháp ám thị gián tiếp

3.2.1 Khái niệm

Theo giáo trình Tâm lý học tư pháp của Trường Đại học luật Hà Nội (2018) thì ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý bằng cách ám thị thông qua việc cung cấp những thông tin tuy không có quan hệ trực tiếp đến sự kiện phạm tội, nhưng làm cho bị can nghĩ rằng cơ quan điều tra đã hiểu rõ toàn bộ sự kiện phạm tội xảy ra, không thể che dấu được nữa, tốt nhất là phải khai báo sự thật

3.2.2 Trường hợp sử dụng

Trường hợp 1, cơ quan điều tra thiếu thông tin về vụ án nhưng lại có những thông

tin khác liên quan đến đời sống cá nhân bị can như: chuyện đời tư, gia đinh, tình cảm, những mối quan hệ ngoài luồng, bất chính,

Trường hợp 2, có thể được áp dụng và kết hợp với các phương pháp khác khi người

bị tác động trong quá trình hỏi cung có bản chất ngoan cố, ranh ma, lì lợm không chịu hợp tác, luôn luôn chối tội và lựa chọn hình thức “giữ im lặng” trong quá trình hỏi cung

3.2.3 Yêu cầu sử dụng

Để phương pháp ám thị đạt hiệu quả cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, điều tra viên cần bịt kín mọi nguồn tin với bị cáo, đặc biệt là nguồn tin về

kết quả điều tra, thu thập thông tin trong quá trình tạm giữ, tạm giam để tránh đánh động Còn đối với bị cáo thì sẽ không thể sử dụng được phương pháp này vì họ đã được tống đạt cáo trạng

Trang 10

Thứ hai, nên sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp ở thời điểm đầu buổi hỏi cung,

vì tại thời điểm đó, bị can chưa có nhiều thông tin, họ vẫn chưa biết cơ quan công an đã điều tra được những gì về mình Điều này sẽ tạo ra một sự bất ngờ cho bị can, đánh đòn tâm lý cho họ hiểu rằng những bí mật đời tư được giấu kín mà cơ quan điều tra còn phát hiện được, thì không sớm hay muộn hành vi phạm tội cũng sẽ bại lộ Do đó, nên sớm hợp tác để được khoan hồng

Thứ ba, những thông tin về người bị can mà chủ thể tác động đưa ra phải chính xác,

có thực, đúng thực tế cuộc đời của người bị tác động mặc dù không liên quan đến nội dung vụ án Bởi mục đích là nhắc về một vài sự kiện, bí mật đời tư của bị can nhằm cho

họ thấy nghiệp vụ điều tra, phá án của điều tra viên rất giỏi, ngược lại đưa ra thông tin sai chẳng khác nào chứng tỏ công tác điều tra quá yếu kém, dẫn đến bị can có thái độ coi thường và lì lợm hơn

Thứ tư, thông tin đưa ra phải tập trung vào yếu điểm tâm lý của đối tượng, ví dụ như

tính đa nghi, dễ dao động, mềm yếu, của bị can nhằm tạo tâm lý bất ngờ dẫn đến lo lắng, hoang mang, kích thích đầu óc suy diễn của bị can rằng cơ quan điều tra đã biết việc này thì chắc chắn việc kia sẽ sớm bại lộ

Thứ năm, điều tra viên trong quá trình hỏi cung cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về quá

trình hoạt động trước đó của bị can Ngoài ra cần có thái độ nhẹ nhàng nhưng cương quyết,

tỏ ra hiểu biết tường tận về đời tư, các quan hệ, sinh hoạt của người bị tác động [3]

3.2.4 Ưu điểm và nhược điểm

Về ưu điểm khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp:

- Mang lại hiệu quả đối với trường hợp bị can có thái độ không chịu hợp tác, ngoan

cố, lì lợm

- Sử dụng khi cơ quan điều tra chưa có chứng cứ chắc chắn để buộc tội đối tượng

Ngày đăng: 12/11/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w