CÂU CHUYỆN THÚ VỊ Một hôm, vua ra một bài toán “Nếu ai xây dựng được một cột đèn có vùng ánh sáng là một hình tròn, sao cho điểm đặt của cây đèn làm cho đèn có thể chiếu sáng toàn bộ côn
Trang 1Chào mừng các em học sinh
đến với bài giảng ngày
hôm nay!
Trang 2CÂU CHUYỆN THÚ VỊ:
Ngày xưa, một nhà vua sinh được
một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp
Công chúa đến tuổi gả chồng, vị vua
bèn mở cuộc thi để chọn ra một phò
mã có đủ tài, đủ đức Nhà vua có một
công viên nhỏ hình tam giác và vua
thường thích đi dạo trong công viên
vào ban đêm
Trang 3CÂU CHUYỆN THÚ VỊ
Một hôm, vua ra một bài toán “Nếu ai xây dựng được một cột đèn có vùng ánh sáng là một hình tròn, sao cho điểm đặt của cây đèn làm cho đèn có thể chiếu sáng toàn bộ công viên? Và tìm bán kính vùng ánh sáng” thì vua sẽ gả con gái cho người đó
Hãy giúp các chàng trai cưới được công chúa nhé!
Trang 4TOÁN 10-KNTT
BÀI 21: ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG
TOẠ ĐỘ (TIẾT 1)
Trang 5
MỤC TIÊU:
- Lập phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính hoặc biết toạ độ ba điểm thuộc đường tròn
- Xác định tâm và bán kính của đường tròn khi biết phương
trình của nó
Trang 6HOẠT ĐỘNG 1:
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho
đường tròn (C), tâm I(2,1), bán kính 3
cm Khi đó, một điểm M(2; -2) có
thuộc đường tròn (C) hay không?
Trang 7HOẠT ĐỘNG 2:
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường tròn (C), tâm I(a,b), bán kính R (H.7.13) Khi đó, một điểm M(x;y) thuộc đường tròn (C) khi và chỉ khi toạ độ của nó thoả mãn điều kiện đại số nào?
Trang 8ĐỊNH NGHĨA:
Điểm M(x; y) thuộc đường tròn (C), tâm I(a;b), bán kính R khi và chỉ khi (x - a)2 + (y - b)2 = R2 (1)
Ta gọi (1) là phương trình của đường tròn (C)
Trang 9VÍ DỤ:
1 Trong mặt phẳng Oxy, hãy cho biết đâu là phương trình
đường tròn Xác định tâm I, bán kính R của các đường tròn đó
2 Viết phương trình đường tròn (C5) có tâm J(0; 2) và bán kính gấp ba lần bán kính của đường tròn (C3)
a) (C1): (x – 10)2 + (y + 3)2 = 0; b) (C2): x2 + (y – 2)2 = - 5;
c) (C3): (x – 5)2 + (y – 9)2 = 4; d) (C4): (x + 2)2 – (y + 7)2 = 6
Trang 10CÂU HỎI 1:
x2 + y2 - 2x + 4y + 6 = 0
x2 +y2 + 6x - 4y + 2 = 0
x2 + y2 - 4x + 2y + 5 = 0 a)
b)
c)
Xác định hệ số a, b,
c tương ứng và so
sánh a2 + b2 – c với
0 Quan sát trên
Geogebra và cho
biết phương trình
nào dưới đây là
phương trình của
một đường tròn
Trang 11NHẬN XÉT:
Phương trình x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 là phương trình của
một đường tròn (C) khi và chỉ khi a2 + b2 – c > 0 Khi đó, (C) có tâm I(a; b) và bán kính
Trang 12VÍ DỤ:
Hãy cho biết phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn và tìm tâm, bán kính của đường tròn tương ứng
a) x2 + y2 + xy + 4x – 2 = 0;
b) x2 + y2 – 2x - 4y + 5 = 0;
c) x2 + y2 + 6x – 8y + 1 = 0
Trang 13LUYỆN TẬP:
Trong mặt phẳng toạ độ, cho tam giác ABC, với A(6; -2), B(4; 2), C(5; -5) Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác đó
Viết phương trình đường
tròn (C) đi qua ba điểm
M(4; -5), N(2; -1), P(3; -8)
Trang 14ỨNG DỤNG:
• Một trong những ứng dụng quan trọng nhất là trong hệ
thống định vị toàn cầu (GPS), phương trình đường tròn giúp xác định vị trí dựa trên khoảng cách từ một điểm đến
ba hoặc nhiều vệ tinh Điều này cho phép xác định vị trí chính xác trên Trái Đất
Trang 15ỨNG DỤNG:
• Các ứng dụng trong công nghệ y tế, bao gồm sử dụng hình
học đường tròn trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và MRI
Trang 16ỨNG DỤNG:
toán đồ họa
Ví dụ, trong thuật toán vẽ đường tròn Bresenham, phương trình đường tròn được sử dụng để tính toán các điểm trên đường
tròn
Trang 17NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
Xem lại phương trình đường tròn
Làm bài tập 7.15 và 7.16 (SGK KNTT 10
trang 47)
Đọc trước phương trình tiếp tuyến của
đường tròn
Trang 18Thank you for watching