1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp toán lớp 2 (chuẩn)

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2
Tác giả Nguyễn Thị Thu
Trường học Trường PTDTBTTH Yên Phú
Chuyên ngành Toán
Thể loại Biện pháp
Thành phố Bắc Mê
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 10,39 MB

Nội dung

I. Mục đích, yêu cầu (Lý do chọn biện pháp) Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Chương trình toán lớp 2 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu toán tiểu học. Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học. Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em. Trong thực tế hiện nay dạy học môn toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở dạy môn toán lớp 2 ở trường PTDTBT Tiểu học Yên Phú nói riêng tôi nhận thấy các em đều có ý thức học tập tốt, tính toán nhanh ở tất cả các dạng toán, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Song bên cạnh đó vẫn còn một số ít các em còn tính toán chậm một số dạng toán như tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có lời văn, so sánh các số có hai chữ số với nhau. Hơn nữa ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy 100% các em đều là học sinh dân tộc thiểu số nên còn một số ít các em còn nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập. Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn. Khiến cho các tiết học toán trở lên căng thẳng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao... Để tạo hứng thú học toán và tình yêu toán cho học sinh lớp 2 tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán để có những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2.”

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu

Chức vụ: Giáo viên giảng dạy lớp 2

Đơn vị công tác: Trường PTDTBTTH Yên Phú – Bắc Mê – Hà Giang

I Mục đích, yêu cầu (Lý do chọn biện pháp)

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện Chương trình toán lớp 2 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu toán tiểu học

Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học

Ảnh học sinh lớp 2

Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em

Trong thực tế hiện nay dạy học môn toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở dạy môn toán lớp 2 ở trường PTDTBT Tiểu học Yên Phú nói riêng tôi nhận thấy

Trang 2

các em đều có ý thức học tập tốt, tính toán nhanh ở tất cả các dạng toán, tích cực tham gia các hoạt động học tập

Ảnh học sinh tham gia các hoạt động học tập

Song bên cạnh đó vẫn còn một số ít các em còn tính toán chậm một số dạng toán như tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có lời văn,

so sánh các số có hai chữ số với nhau Hơn nữa ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy 100% các em đều là học sinh dân tộc thiểu số nên còn một số ít các em còn nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn Khiến cho các tiết học toán trở lên căng thẳng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao Để tạo hứng thú học toán và tình yêu toán cho học sinh lớp 2 tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán để có những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em

Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2.”

II Nội dung biện pháp thực hiện

Biện pháp 1: Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh

Động cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh Học sinh có động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích, thúc đẩy tính tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 2 thì động cơ học tập không có sẵn Đa số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên là người dẫn dắt hình thành động cơ học toán cho các em

Theo quan sát của mình, tôi thấy có 2 nguyên nhân khiến các em chưa có động cơ học tập môn Toán: Một là các em thực sự không thấy môn Toán thú vị với mình hoặc không thấy ý nghĩa thực sự của việc học toán ngoại trừ việc vượt

Trang 3

giá tri, thấy được ý nghĩa của việc học toán nhưng do mất gốc, không theo được chương trình nên các em tự ti, thiếu kiên trì Đặc điểm chung của học sinh không có động cơ học toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán

Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp 2 Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp 2 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em

Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập , tình huống liên quan đến thực tế Ví dụ: Khi học “bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị” (SGK Toán 2 - Kết nối tri thức và cuộc sống, trang 50) ở phần khám phá thay vì cho học sinh thảo luận nhóm hay quan sát tranh để trả lời câu hỏi tôi tạo động cơ học tập bằng 1tình huống thực tế về số học sinh nam và nữ của lớp tôi

Ảnh học sinh nam và học sinh nữ lớp 2

Tôi đưa ra bài toán: Lớp 2A có 16 học sinh nữ và 18 học sinh nam Hỏi số học sinh nữ thế nào so với số học sinh nam? Sau đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: thế nào là nhiều hơn? Thế nào là ít hơn? Để giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị chúng ta sẽ làm như thế nào? Cô mời các em cùng tìm hiểu bài “Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị”

Trang 4

Ngoài ra, tôi luôn luôn tìm ra cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các em mỗi khi bắt đầu 1 bài học mới

Chẳng hạn như: Khi dạy bài “Lít”( SGK Toán trang 62) tôi cho học sinh khởi động thông qua hoạt động rót nước vào bình và cốc để học sinh so sánh xem đồ vật nào đựng được nhiều nước hơn, đồ vật nào đựng ít nước hơn Từ đó, tôi giới thiệu về ứng dụng thực tế của đơn vị lít là dùng để đo sức chứa của 1 cái chai, 1 cái ca, 1 cái can hay 1 cái thùng ,

Ảnh học sinh thực hành

Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các

em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tập được giao Tạo cơ hội để các em được hợp tác, chia sẻ cùng nhau, giúp đỡ nhau học tập theo nhóm, cặp khi ở nhà (Chia các nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em

dễ dàng giải quyết)

Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức Đây không chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán

mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học

Bên cạnh việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh thì nội dung thứ hai tôi hướng tới đó là:

Biện pháp 2: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập môn toán

Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi

và để học Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình

Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập Đặc biệt,

Trang 5

đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh

Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng

cố kiến thức, kỹ năng toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới

Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 bước lên lớp

Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế chu đáo theo quy trình sau:

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Ở bước này giáo viên cần làm những việc sau:

+ Chia đội chơi, quy định số thành viên mỗi đội chơi, cử trọng tài, thư kí, + Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, thẻ từ, quân bài, cờ, ) + Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơi không được làm, cách tính điểm,

+ Chơi thử ( nếu cần)

Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi

Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học toán cần lưu ý:

- Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

- Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 3 – 5 phút

- Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi

- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập (SGK Toán 2 – trang 55) tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho mỗi con vật” như sau:

Tên trò chơi: Tìm thức ăn cho mỗi con vật Mục đích

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ ( qua 10 ) trong

phạm vi 20

- Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tranh gồm có hình 5 con vật có ghi kèm

theo phép tính cộng hoặc trừ và 5 loại thức ăn tương ứng với các con vật có ghi các con số Các con vật có chứa đề bài như sau:

Con mèo: 14 – 6 = ? Con khỉ: 5 + 6 = ?

Con chó: 17 – 8 = ? Con voi: 7 + 7 = ?

Con sâu: 16 – 9 = ?

Cách chơi

Trang 6

- Trò chơi này, tôi tổ chức cho hai đội tham gia Đội nào tính đúng và

nhanh sẽ là đội chiến thắng

- Giới thiệu trò chơi như sau: Các em ạ! Cô có các con vật trên bảng gồm mèo, khỉ, chó, voi và sâu Mỗi con vật đều có một thức ăn yêu thích Nhiệm vụ của các em là tìm thức ăn yêu thích cho các con vật Để giúp các con vật tìm được đúng thức ăn yêu thích cô sẽ chia lớp mình thành hai đội chơi mỗi đội có 5 thành viên Hai đội có nhiệm vụ đi tìm thức ăn yêu thích của các con vật có trong hình bằng cách thực hiện đúng phép tính mà con vật đó có, sau đó nối với thức ăn có chứa kết quả Đội nào tính đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng, các bạn dưới lớp sẽ là trọng tài và cổ vũ cho hai đội chơi trên bảng Các em có muốn giúp các con vật tìm được thức ăn yêu thích của mình không nào?

Ảnh trò chơi “ Tìm thức ăn cho mỗi con vật”

Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một

kĩ năng nào đó trong chương trình môn học Đây là một phương pháp có tác dụng hòa đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có phương pháp nào sánh kịp

Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy toán

Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo

án điện tử Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thực

Trang 7

sự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức cho mỗi bài soạn, sử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng

Đặc biệt sách giáo khoa toán lớp 2 – Kết nối tri thức và cuộc sống có rất nhiều kênh hình nên việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn Hoặc khi tóm tắt bài toán có thể dùng hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài Những bài toán về đếm hình được đưa lên màn hình lớn và tạo hiệu ứng tách, ghép hình sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay,…để thu hút sự chú ý của học sinh

Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20 Khi dạy học sinh phần khám phá tôi sẽ hướng dẫn như sau: Các em ạ trong giờ mĩ thuật hai bạn Việt và bạn Mai đã cắt được những bông hoa rất đẹp, những bông hoa màu

đỏ là của bạn Việt và những bông hoa màu vàng là của bạn Mai Hỏi bạn Việt cắt được mấy bông hoa? Bạn Mai cắt được mấy bông hoa? Vậy để biết được cả hai bạn cắt được mấy bông hoa chúng ta làm phép tính nào? Từ đó tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính cộng qua hai cách là đếm tiếp và tách số, giúp học sinh hình thành được cách tính các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20

Việc ứng dụng CNTT không chỉ góp phần tạo được hứng thú cho học sinh

mà còn làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết Không chỉ những thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự trở thành người

mẹ thứ hai của các em

Biện pháp 4: Động viên, khích lệ học sinh kịp thời

Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học Lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập Hiện nay, cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của thông tư 27 Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được phát triển toàn diện, hành vi tích cực sẽ được phát huy Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương

Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi trân thành khi các em có sự tiến bộ Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo

Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa,

Trang 8

sticker hay thư khen cuối tuần Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc

Thư khen học sinh

Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em

III Kết quả đạt được

Kết quả khảo sát trước khi chưa thực hiện biện pháp

Bảng tổng hợp kết quả tham dò mức độ hứng thú học Toán

Tổng số

Học sinh

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp

Nguyễn Thị Anh Thư

Nguyễn Thị Thu 2A

Có nhiều tiến bộ trong học tập môn Toán

Trang 9

Tổng số

Học sinh

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Nhìn vào bảng số liệu và thực trạng học toán của học sinh lớp, tôi nghĩ mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn toán cho học sinh

Các em có ý thức tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thành bài tập với

độ chính xác cao Đa số các em đều rất tự tin, lớp học sôi nổi

- Chất lượng học tập môn toán giữa học kì I được nâng lên rõ rệt: Xếp loại T: 9 em, H: 25 em, C: 0 em

IV Đánh giá chung

a) Đối với giáo viên:

Trong suốt quá trình giảng dạy trên lớp, Tôi đã áp dụng “Biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2” và nhận thấy học sinh đã có hứng thú

học các tiết toán, các tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, hấp dẫn góp phần xây dựng lên những giờ học hiệu quả, các em tự tin hơn trước đám đông, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài Đặc biệt là những em học sinh nhận thức nhanh các em làm toán rất đúng và nhanh trình bày bài sạch sẽ khoa học Điều đó đã giúp tôi: Nắm được trình độ tiếp thu về chất lượng của từng học sinh trong lớp mình phụ trách

Tôi thấy những cách làm mà tôi nêu ra trên đây là đã tìm được hướng đi đúng cho việc dạy Toán lớp 2, dạy đúng đặc trưng môn học, tôi rất thoải mái, tự tin khi dạy tiết Toán, hứng thú khi rèn làm toán cho học sinh theo hướng đổi

mới này Các tiết dạy Toán đã trở lên sinh động hiệu quả hơn rất nhiều.

b) Đối với học sinh:

Với hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới này đã đưa chất lượng học toán của học sinh lớp tôi đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trở lên Các em học sinh đều tham gia học các tiết toán rất tích cực và sôi nổi không còn uể oải hay mệt mỏi như trước, các em có kỹ năng tính toán nhanh và chính xác

V Phương phướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo

Để chất lượng học sinh ngày một hiệu quả cao đề nghị các tổ chuyên môn

tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi giao lưu, dự giờ tiết dạy hay nhiều sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy

Nhà trường tăng cường hơn nữa các buổi hội thảo chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề đưa ra nhiều bài giảng sinh động hấp dẫn để giáo viên được dự giờ chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường

Trang 10

Mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề do nhà trường và ngành giáo dục tổ chức

Giáo viên phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hường phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 do phòng GD và nhà trường tập huấn chỉ đạo Làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân về chương trình thay SGK để học sinh được học tập và nâng cao chất lượng vận dụng bài học vào thực tiễn

Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức tổ chức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học đạt hiệu quả cao nhất

Các em học sinh cần thực hiện tốt những nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện

Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh duy trì công tác thông tin 2 chiều nhằm phối hợp tốt việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả cao Chỉ có học tập tốt mới giúp học sinh thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ Trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội

Trên đây là " Biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2" nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học có hiệu quả Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Yên Phú, ngày 19 tháng 10 năm 2024

Xác nhận của Hiệu trưởng Người Viết

Nguyễn Thị Thu

Ngày đăng: 02/11/2024, 20:05

w