1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3..

8 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3
Tác giả …………
Trường học Trường TH ………. – …………. – ………………
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Biện pháp
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 38,05 KB

Nội dung

BIỆN PHÁP Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 I. Mục đích, yêu cầu ( Lý do chọn biện pháp) Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các cấp cao hơn. Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,…. Trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Bởi moị hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải được thực hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp và hợp tác là năng lực quan trọng đối với mỗi công dân trong thế kỉ 21. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Việt Nam, giao tiếp và hợp tác là một trong các năng lực chung cần trang bị cho học sinh. Giúp hoc sinh Lớp 3 tiếp cận với CTGDPT 2018 đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. Trường Tiểu học .......... là trường học thuộc địa phận của Thị trấn ......., với đa số các em học sinh là dân tộc ...... Bên cạnh việc trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập và lao động chúng ta cần rèn cho các em năng lực giao tiếp. Đối với học sinh Lớp 3A nói riêng và các khối lớp tiểu học nói chung, năng lực giao tiếp là rất cần thiết và quan trọng để các em hòa nhập và phát triển trong môi trường học tập và đây cũng là yêu cầu cần đạt được trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học. Thực trạng thường gặp ở lớp tôi là đa phần các em sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp, vậy nên khi các em giao tiếp bằng tiếng phổ thông gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều bạn còn e ngại, xấu hổ không mạnh dạn trình bày trước đám đông. Trong giao tiếp cũng chỉ nói ngắn gọn, không đủ thành phần câu. Ở trường các em được nghe thầy, cô giáo giảng bài, được luyện đọc nhưng chưa nắm được nội dung bài, được luyện viết nhưng không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được. Khi ra chơi các em giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Khi về với gia đình các em sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn Tiếng Việt tạm thời chìm vào dạng tiềm năng. Môi trường giao tiếp bị hạn hẹp chính là nguyên nhân lớn nhất của sự hình thành tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số, làm cho kỹ năng giao tiếp của các em gặp nhiều khó khăn. Hình ảnh GV chụp ảnh cùng HS tại lớp Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3A tại trường Tiểu học ………..”.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆN PHÁP Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3

Họ và tên: …………

Chức vụ: Giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3A

Đơn vị công tác: Trường TH ……… – ………… – ………

I Mục đích, yêu cầu ( Lý do chọn biện pháp)

Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu làm cơ

sở để học sinh tiếp tục học ở các cấp cao hơn Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,… Trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học Bởi moị hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải được thực hiện thông qua giao tiếp

Giao tiếp và hợp tác là năng lực quan trọng đối với mỗi công dân trong thế kỉ

21 Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Việt Nam, giao tiếp

và hợp tác là một trong các năng lực chung cần trang bị cho học sinh Giúp hoc sinh Lớp 3 tiếp cận với CTGDPT 2018 đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác

Trường Tiểu học là trường học thuộc địa phận của Thị trấn , với

đa số các em học sinh là dân tộc Bên cạnh việc trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập và lao động chúng ta cần rèn cho các em năng lực giao tiếp Đối với học sinh Lớp 3A nói riêng và các khối lớp tiểu học nói chung, năng lực giao tiếp là rất cần thiết và quan trọng để các em hòa nhập và phát triển trong môi trường học tập và đây cũng là yêu cầu cần đạt được trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học

Thực trạng thường gặp ở lớp tôi là đa phần các em sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp, vậy nên khi các em giao tiếp bằng tiếng phổ thông gặp rất nhiều khó khăn Nhiều bạn còn e ngại, xấu hổ không mạnh dạn trình bày trước đám đông Trong giao tiếp cũng chỉ nói ngắn gọn, không đủ thành phần câu Ở trường các em được nghe thầy, cô giáo giảng bài, được luyện đọc nhưng chưa nắm được nội dung bài, được luyện viết nhưng không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được Khi ra

Trang 2

chơi các em giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Khi về với gia đình các em sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn Tiếng Việt tạm thời chìm vào dạng tiềm năng Môi trường giao tiếp bị hạn hẹp chính là nguyên nhân lớn nhất của sự hình thành tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số, làm cho kỹ năng giao tiếp của các em gặp nhiều khó khăn

Hình ảnh GV chụp ảnh cùng HS tại lớp

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3A tại trường Tiểu học ……… ”.

II Nội dung các biện pháp thực hiện.

1 Biện pháp 1: Hướng dẫn một số kỹ năng giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò.

- Để học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử với từng tình huống cụ thể, tôi quan sát học sinh và nhận thấy rằng trong giao tiếp hằng ngày của các em được phân chia thành hai nhóm:

+ Nhóm có kỹ năng giao tiếp tương đối tốt

+ Nhóm có kỹ năng giao tiếp chưa tốt

- Trong khi giảng dạy, đặc biệt là khi tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống, tôi lựa chọn tình huống phù hợp với hai nhóm đối tượng Nhóm giao tiếp tương đối tốt có cơ hội tiếp tục phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn nữa,còn nhóm đối tượng có kỹ năng giao tiếp chưa tốt được rèn luyện và phát triển thêm kỹ năng của bản thân Ngoài ra trong quá trình giao tiếp hằng ngày tôi tiến hành sửa câu nói cho các em học sinh trong mọi lúc, mọi nơi

- Từ trước đến nay, các em học sinh gặp thầy cô giáo các em sẽ chào thầy cô như: “Thầy ạ!”, “Cô ạ!” Khi gặp tình huống như vậy, tôi sẽ giải thích cho HS: Các

em chào như vậy là chưa đầy đủ thành phần câu, chưa thể hiện được sự tôn trọng đối với thầy cô GV sẽ sửa cho HS chào như: (Chúng em chào thầy (cô) ạ! ) và giải thích cho các em hiểu, đó mới là câu chào đầy đủ, thể hiện được sự lễ phép của học trò đối với thầy cô giáo

- Ban đầu tôi hướng dẫn cho các em nói theo lời thầy, cô giáo Tiếp theo tôi

tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế bằng cách đóng vai vào các trò chơi dân gian Qua việc trải nghiệm các em sẽ tự mình học được các lời nói đúng, lời nói sai

- Từ những việc làm trên, các em trong lớp đã biết nói đầy đủ câu, biết ứng

xử với những tình huống cụ thể, không còn hiện tượng nói trống không Bên cạnh

Trang 3

đó thông qua việc đóng vai, tạo thêm cho các em thói quen giao tiếp mạnh dạn hơn khi đứng trước đám động

2 Biện pháp 2: Rèn kỹ năng giao tiếp đúng chuẩn mực.

- Qua quá trình trải nghiệm, tôi tiếp tục tiến hành cho học sinh đóng vai, với mức độ khó hơn Đưa ra các tình huống cho học sinh, yêu cầu các em tự bàn bạc trong nhóm và tìm ra cách xử lý phù hợp cho từng nhân vật

- Khi được trải nghiệm và được bộc lộ cảm xúc, tôi nhận thấy quá trình nhận thức của học sinh có tiến bộ vượt bậc, để các em có kỹ năng thuần thục thì quá trình trải nghiệm phải được lặp lại nhiều lần Bên cạnh đó tôi tiến hành sử dụng phương pháp nêu gương Thường xuyên tuyên dương những em biết lễ phép, thân thiện với bạn bè trước lớp, trước nhà trường để khích lệ tinh thần học tập của các

em học sinh

- Từ những phương pháp nêu trên, các em có thể tự hướng dẫn cho nhau các

kỹ năng giao tiếp đúng chuẩn mực

- Ví dụ: Thấy hai bạn nói chuyện với nhau xưng hô (Mày - Tao) các em biết khuyên bạn:

+ Bạn không nên xưng (Mày - Tao) khi nói chuyện

+ Bạn nên nói: (Mình - Bạn) hoặc ( Cậu - Tớ)

- Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các em được rèn luyện và hoàn thiện thêm các kỹ năng ứng xử, thể hiện cảm xúc và cử chỉ khi giao tiếp

Hình ảnh HS vui chơi, tham gia trò chơi tại sân trường

3 Biện pháp 3: Thay đổi thói quen sử dụng ngôn ngữ, nắm bắt tâm lý học sinh, tạo không khí lớp học nhẹ nhàng sôi nổi.

- Thay đổi thói quen sử dụng tiếng dân tộc bằng tiếng phổ thông ở trường mọi lúc mọi nơi, để học sinh nắm được vốn từ Tiếng Việt, để rèn thói quen trong giao tiếp hằng ngày khuyến khích học sinh sử dung tiếng phổ thông

- Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng hấp dẫn, để tiết dạy đạt hiệu quả cao Đây cũng là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy, đối với học sinh dân tộc

thiểu số, ở tất cả các bậc học đặc biệt là ở tiểu học

- Nắm bắt tâm lí học sinh dân tộc thiểu số, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tùy theo các môn học nên chú trọng đến các yếu tố, vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường Tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học và hoạt động tập thể

Hình ảnh HS tham gia tổ chức trò chơi hoặc tổ chức sinh nhật

Trang 4

Hình ảnh HS tham gia tổ chức tặng thiệp cho cô giáo

4 Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên

Trong các tiết học, tôi đã vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù

hợp tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình

- Phương pháp thảo luận nhóm:

Tổ chức nhóm là nhằm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được trình bày miệng trước tổ, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề trược tập thể Từ đó, giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày, mạnh dạn, tự tin hơn khi nói trước đông người Vì vậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi thường vận dụng hình thức này như đối với phân môn Tập làm văn, sinh hoạt lớp tôi sẽ cho các em được

tự giới thiệu như: Chào hỏi Tự giới thiệu; Cảm ơn, xin lỗi; Kể về người thân; … Tôi thường cho học sinh tự suy nghĩ cá nhân sau khi xác định yêu cầu của bài tập, thảo luận nhóm đôi, thống nhất kết quả để thực hiện bài tập, sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, sau đó mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Hình ảnh HS giới thiệu về bản thân trong giờ SHL

Trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần quan sát, theo dõi và hướng dẫn, hỗ trợ khi các em gặp khó khăn trong quá trình thảo luận bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn trả lời, cung cấp thêm thông tin cho các em

Hình ảnh HS thảo luận nhóm 4, nhóm 6 Khi các nhóm trình bày, giáo viên yêu cầu nhóm khác phải lắng nghe nhóm bạn trình bày, nhận xét, bổ sung và so sánh cách làm, kết quả với nhóm mình Đồng thời, giáo viên cần động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đưa ra các câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm để học sinh trả lời

Hình ảnh GV hướng dẫn HS Tôi luôn sử dụng phương pháp này vào giảng dạy nhằm làm cho tất cả học sinh được hoạt động, tạo không khí lớp học sôi động, hấp dẫn, các em tiếp thu bài

Trang 5

cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ sung vốn Tiếng Việt một cách hiệu quả

- Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt

là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc

cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp tác Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình

Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh khởi động trước khi vào tiết học mới hoặc giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học Qua các trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày

Hình ảnh HS tổ chức trò chơi hoặc khởi động vào tiết học

- Phương pháp thuyết trình – kể chuyện – đóng vai

Đây là hình thức học tập được áp dụng nhiều ở phân môn Nói và nghe qua bài tập “Phân vai dựng lại câu chuyện” Để học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, giáo viên cần chú ý cho học sinh có giọng kể thích hợp kết hợp cùng cử chỉ, điệu bộ trong khi đóng vai Đặc biệt nắm vững nội dung câu chuyện định kể

+ Thuyết trình:

Hình ảnh HS thuyết trình

+ Kể chuyện, đóng vai

Hình ảnh HS đóng vai câu chuyện

Sau khi thực hiện giải pháp này, học sinh mạnh dạn trao đổi ý kiến với các bạn trong thảo luận nhóm Các em mạnh dạn trình bày kết quả học tập của nhóm

to, rõ ràng, lưu loát, tự tin; mạnh dạn đặt câu hỏi giao lưu với bạn dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng Các em nhút nhát tự tin hơn khi trình bày ý kiến Tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú hơn trong học tập

III K t qu đ t đ ết quả đạt được ả đạt được ạt được ược : c

Qua quá trình nghiên cứu và không ngừng học hỏi của bản thân, tôi đã áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp vào lớp 3A do tôi chủ nhiệm từ đầu năm học đến tháng 12/2024 và đạt kết quả như sau:

Trang 6

Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp:

Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ giao tiếp của HS lớp tôi đầu năm học 202 – 202

Tổng số

HS

Học sinh nói mạch lạc

Học sinh nói

đủ ý

Học sinh nói chưa đủ ý

Học sinh nhút nhát

35

Qua kết quả trên tôi nhận thấy một số năng lực và kĩ năng giao tiếp thường ngày của các em còn hạn chế, các em chưa tự tin giao tiếp trong hoạt động học tập cũng như tham gia các hoạt động tập thể còn chưa cao

Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp

Tổng số

Hs

Học sinh nói mạch lạc

Học sinh nói

đủ ý

Học sinh nói chưa đủ ý

Học sinh nhút nhát

35

IV Đánh giá chung:

1 Đối với giáo viên:

Qua một thời gian áp dụng thử nghiệm từ đầu năm học đến tháng 12/2024 Với sự kiên trì, lòng nhiệt tình vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục, kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp tôi hiện nay đã được nâng lên vượt bậc Các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin trước đám đông, sôi nổi trong giờ học, tôi nhận thấy một số biện pháp của tôi đưa ra mang lại kết quả khá khả quan, kĩ năng giao tiếp của các em có sự thay đổi rõ rệt: Các em có kĩ năng giao tiếp chuẩn mực và lễ phép hơn, các em có ý thức tự giác trong trong lao động, vệ sinh; tỉ lệ chuyên cần của lớp đạt 100%, không còn hiện tượng học sinh nghỉ học tự do hay ngại đến trường nữa; các em có tình cảm và tình yêu trường yêu lớp hơn,…

2 Đối với học sinh:

Đầu năm các em còn e ngại rụt rè, xấu hổ trước đám đông, đến nay các em

đã rất tự tin giao tiếp Trong lớp học các em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học hỏi Giờ học luôn diễn ra trong không khí sôi nổi vui tươi Các môn

Trang 7

học và các hoạt động giáo dục đều có tiến bộ Các em hăng hái tham gia các phong trào thi đua của trường, lớp Giờ sinh hoạt các em tham gia đầy đủ, đóng góp ý kiến nhiệt tình, sôi nổi Ngoài ra, các em đã biết tự tổ chức các HĐ ngoại khóa, biết vẽ tranh, viết thiệp, tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo nhân dịp ngày 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Hình ảnh HS tặng hoa BGH, GV nhân dịp 20/10, 20/11

V Phương phướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo

Để chất lượng giao tiếp của học sinh ngày một hiệu quả cao bản thân tôi kiến nghị các tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội tham mưu cho nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các sân chơi, các Câu lạc bộ, các cuộc thi năng khiếu, chương trình giáo dục kĩ năng sống để học sinh có dịp được học hỏi, giao lưu với bạn bè và thầy cô

Về phía nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, khu vực sân chơi cho học sinh tham gia

Về phía giáo viên: Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh là một quá trình mà bản thân người giáo viên phải kiên nhẫn, gần gũi với học sinh Bởi lẽ, chỉ khi học sinh cảm thấy thoải mái, thân thiết các em mới cởi mở giao tiếp với giáo viên, bạn

bè, người thân Từ đó, chúng ta mới dễ dàng khuyến khích, động viên giúp các

em tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người Bên cạnh đó, cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cách ứng xử, giao tiếp của học sinh Giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình ứng xử nhẹ nhàng, đúng mực, gần gũi, động viên, khuyến khích và tuyên dương những em tiến bộ

Công tác chủ nhiệm lớp quả thật rất khó khăn và vất vả cho Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, người trọng tài phân minh Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó Muốn đạt được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em để các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy bảo của thầy cô Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh của trường, của lớp, vận động cha mẹ học sinh có những hành động thiết thực hỗ

Trang 8

trợ cho hoạt động học tập của học sinh, từ đó sẽ giúp cho hoạt động của lớp có

hiệu quả hơn

Trên đây là bi n pháp ện pháp “Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3” c aủa

b n thân tôi V i m c đích nh m không ng ng nâng cao ch t lới mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ừng nâng cao chất lượng dạy và ất lượng dạy và ượng dạy vàng d y vàạy và

h c, đáp ng yêu c u đ i m i giáo d c c a Đ ng và Nhà nứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời ầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời ổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời ới mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ủa ưới mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy vàc Trong th iời gian có h n và s h n ch c a cá nhân, n i dung trình bày trên không tránhạy và ự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh ạy và ế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh ủa ội dung trình bày trên không tránh

kh i có nhi u thi u sót R t mong nh n đều thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Ban ế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh ất lượng dạy và ận được ý kiến đóng góp của quý Ban ượng dạy vàc ý ki n đóng góp c a quý Banế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh ủa giám kh o, quý th y cô giáo, đ b n thân tôi đầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời ể bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần ượng dạy vàc h c h i thêm, góp ph nầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời hoàn thi n và nâng cao ch t lện pháp ất lượng dạy và ượng dạy vàng giao ti p c a h c sinh, x ng đáng v i ýế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh ủa ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Trong thời ới mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và nghĩa câu t c ng :ục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và ữ:

“L thay n t nói n t c ạ thay nết nói nết cười, ết nói nết cười, ết nói nết cười, ười, i,

N t sao l i khi n cho ng ết nói nết cười, ạ thay nết nói nết cười, ết nói nết cười, ười, i mu n th ốn thương” ương” ng”

……… , ngày tháng 12 năm 2024

Xác nhận của Hiệu trưởng Người Viết

Ngày đăng: 02/11/2024, 20:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ giao tiếp của HS lớp tôi đầu năm học 202  – 202   . - Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3..
Bảng t ổng hợp kết quả thăm dò mức độ giao tiếp của HS lớp tôi đầu năm học 202 – 202 (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w