Tên biện pháp “Biện pháp giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh lớp 5 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” tại Trường Tiểu học ……. 1. Mục đích yêu cầu( lý do): Thực hiện Chương trình giáo dục năm 2006 đối với lớp 5, khi đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điểu của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, phẩm chất “ đoàn kết, yêu thương” là một trong những nội dung phẩm chất quan trọng cần được giáo dục phát triển cho học sinh. Đối với Chương trình GDPT 2018, Nhân ái là phẩm chất đầu tiên được nhắc đến trong 5 phẩm chất cốt lõi cần được hình thành cho học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể. Mục tiêu của chương trình đã xây dựng rất rõ biểu hiện về phẩm chất Nhân ái đó là sự yêu quý mọi người và tôn trọng sự khác biệt giữa người với người. Như vậy tôi nhận thấy giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh là nhiệm vụ rất cần thiết, bởi nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay, lòng nhân ái sẽ mang lại sự ấm áp cho cả người cho và người nhận, nhân ái giúp con người gần gũi với nhau hơn, xoá tan đi bệnh vô cảm, đây là căn bệnh đã và đang tồn tại khá nhiều trong xã hội ngày nay. Đặc biệt phẩm chất Nhân ái không phải là bản tính mà nó cần được hình thành, cần được giáo dục và cần được luyện tập, sử dụng thường xuyên từ trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. Năm học 2024 – 2025, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A, tổng số có 30 học sinh, trong đó 15 nam; 15 nữ. (1) Tập thể lớp 5A Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi đã chú ý quan sát, theo dõi từng lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, tình cảm của các em đối với thầy cô, với bạn bè, với các em học sinh lớp dưới, tìm hiểu xem trong quá trình ở nhà các em có quan tâm đến hàng xóm, láng giềng, có chia sẻ, giúp đỡ người thân và những người xung quanh hay không? Qua quan sát, tôi nhận thấy lớp tôi chủ nhiệm học sinh có một số biểu hiện như: Các em chưa có sự đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau trong lớp, có dấu hiệu của sự chia bè, kết phái, chơi theo nhóm và hay tụ tập bàn tán về bạn khác; một số em hay trêu đùa nhau quá trớn dẫn đến đánh nhau, xé vở, vứt đồ của bạn, một vài lần tôi còn nhận được phản ánh của các thầy cô, các em học sinh lớp dưới rằng một số học sinh lớp tôi có hành động, lời nói dọa nạt các em học sinh lớp bé hơn; một số phụ huynh chia sẻ khi ở nhà con không biết làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ, rất ít chia sẻ, nói chuyện với bố mẹ, không biết thể hiện sự quan tâm, yêu thương với người thân và những người xung quanh, người bạn duy nhất của con khi ở nhà ngoài giờ học là chiếc tivi hoặc điện thoại, máy tính,.. Một số hình ảnh thể hiện học sinh chưa có biểu hiện tốt về phẩm chất Nhân ái:
Trang 1Nội dung Trang
2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ
huynh trong việc giáo dục phát triển phẩm chất Nhân ái cho
2.2 Biện pháp 2: Xây dựng tinh thần đoàn kết, sự giúp đỡ,
hỗ trợ lẫn nhau trong tập thể lớp:
8
2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng lòng nhân ái thông qua việc tư
vấn, giải quyết thỏa đáng những xung đột của học sinh:
11
2.4 Biện pháp 4: Giáo dục lòng nhân ái thông qua việc nêu
gương:
11
2.5 Biện pháp 5: Giáo dục phẩm chất Nhân ái thông qua
hoạt động giúp đỡ các em học sinh lớp dưới:
12
5 Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp
theo:
17
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 2STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 3Tên biện pháp
“Biện pháp giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh lớp 5
theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”
tại Trường Tiểu học …….
1 Mục đích yêu cầu( lý do):
Thực hiện Chương trình giáo dục năm 2006 đối với lớp 5, khi đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điểu của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo,
phẩm chất “ đoàn kết, yêu thương” là một trong những nội dung phẩm chất quan
trọng cần được giáo dục phát triển cho học sinh Đối với Chương trình GDPT
2018, Nhân ái là phẩm chất đầu tiên được nhắc đến trong 5 phẩm chất cốt lõi cần được hình thành cho học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể Mục tiêu của chương trình đã xây dựng rất rõ biểu hiện về phẩm chất Nhân ái đó là
sự yêu quý mọi người và tôn trọng sự khác biệt giữa người với người Như vậy tôi nhận thấy giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh là nhiệm vụ rất cần thiết, bởi nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay, lòng nhân
ái sẽ mang lại sự ấm áp cho cả người cho và người nhận, nhân ái giúp con người gần gũi với nhau hơn, xoá tan đi bệnh vô cảm, đây là căn bệnh đã và đang tồn tại khá nhiều trong xã hội ngày nay Đặc biệt phẩm chất Nhân ái không phải là bản tính mà nó cần được hình thành, cần được giáo dục và cần được luyện tập,
sử dụng thường xuyên từ trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội
Năm học 2024 – 2025, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A, tổng số có
30 học sinh, trong đó 15 nam; 15 nữ
(1) Tập thể lớp 5A
Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi đã chú ý quan sát, theo dõi từng lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, tình cảm của các em đối với thầy cô, với bạn bè, với các em học sinh lớp dưới, tìm hiểu xem trong quá trình ở nhà các em có quan tâm đến hàng xóm, láng giềng, có chia sẻ, giúp đỡ người thân và những người xung quanh hay không?
Trang 4Qua quan sát, tôi nhận thấy lớp tôi chủ nhiệm học sinh có một số biểu hiện như: Các em chưa có sự đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau trong lớp, có dấu hiệu của sự chia bè, kết phái, chơi theo nhóm và hay tụ tập bàn tán về bạn khác; một số em hay trêu đùa nhau quá trớn dẫn đến đánh nhau, xé vở, vứt đồ của bạn, một vài lần tôi còn nhận được phản ánh của các thầy cô, các em học sinh lớp dưới rằng một số học sinh lớp tôi có hành động, lời nói dọa nạt các em học sinh lớp bé hơn; một số phụ huynh chia sẻ khi ở nhà con không biết làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ, rất ít chia sẻ, nói chuyện với bố mẹ, không biết thể hiện sự quan tâm, yêu thương với người thân và những người xung quanh, người bạn duy nhất của con khi ở nhà ngoài giờ học là chiếc tivi hoặc điện thoại, máy tính,
Một số hình ảnh thể hiện học sinh chưa có biểu hiện tốt về phẩm chất Nhân ái:
(2) HS kết nhóm tùm tụm bình luận, chê bai, cười nhạo bạn
(3) Học sinh có hành động dọa nạt các em học sinh lớp bé
(4) Học sinh đi học về là xem điện thoại (ảnh phụ huynh cung cấp)
Qua tìm hiểu, điều tra kết quả thống kê thực trạng số học sinh có biểu hiện
về phẩm chất Nhân ái của lớp tôi như sau:
Bảng 1: Kết quả thống kê thực trạng biểu hiện của học sinh về phẩm
chất Nhân ái trước khi áp dụng biện pháp.
TSH
S
Số HS có biểu hiện của
phẩm chất Nhân ái
Số HS có biểu hiện của phẩm chất Nhân ái nhưng chưa thường xuyên thực hiện
Số học sinh chưa
có biểu hiện của phẩm chất Nhân ái
Căn cứ kết quả thống kê, tôi luôn băn khoăn phải xây dựng được một tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc
Trang 5sống nên tôi đã thực hiện một số biện pháp trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình, biện pháp được thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2024, qua quá trình thực hiện, biện pháp đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ Đây cũng là lý do tôi mạnh
dạn lựa chọn “Biện pháp giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh lớp 5 theo
Chương trình GDPT 2018 tại Trường Tiểu học …
2 Nội dung biện pháp thực hiện:
2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục phát triển phẩm chất Nhân ái cho học sinh.
* Mục đích:
Để mỗi giáo viên và các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trong của việc giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh, đồng thời thấy được sự thấu hiểu
sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công trong giáo dục
* Giải pháp đã thực hiện:
* Đối với giáo viên
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, tôi đặc biệt ấn tượng khi được BGH nhà trường và các đồng nghiệp thường xuyên trao đổi về Chương trình truyển hình đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người hiện
nay, đó là Chương trình “Thầy cô đã thay đổi” Tôi đã xem một vài số của
chương trình và thực sự tôi rất xúc động, tự hào, thán phục các đồng nghiệp của mình vì đã dám mạnh dạn chia sẻ những điểm chưa làm tốt trong quá trình dạy học để nhận được sự đánh giá, góp ý và đã thành công hơn trong sự nghiệp trồng người của mình Tôi bắt đầu muốn làm một điều gì đó cho chính bản thân mình
và điều đầu tiên tôi muốn làm đó là tìm hiểu xem học trò của mình mong muốn điều gì ở thầy cô (điều mà trước đây tôi không mấy quan tâm) Sau tuần đầu làm quen, trong tiết sinh hoạt lớp đầu tiên tôi đã tổ chức cho các học trò của mình viết
ra điều em mong muốn ở cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong trường là gì?
(5) Học sinh chia sẻ mong muốn với GVCN
Khá thú vị khi nhận được những chia sẻ rất thật, có phần ngộ nghĩnh, thơ ngây của các con: Mong cô tươi cười một chút khi giảng bài, mong cô đừng mặc lại chiếc áo màu xanh vì em thấy nó không hợp với cô lắm, khi em không làm bài mong cô chỉ bảo nhẹ nhàng vì em rất sợ nói to, mong cô tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi cho chúng em, mong cô lắng nghe chúng
em nói nhiều hơn, em thích cô cho xem các vi deo vào thời gian đầu mỗi buổi học…
Trang 6Với cách làm đó, tôi đã hiểu hơn về học trò của mình để tự điều chỉnh thái
độ, việc làm, cách ứng xử, sự quan tâm, chú ý lắng nghe học sinh nhiều hơn, đặc biệt là việc chú trọng xác định mục tiêu, phương pháp hình thức tổ chức dạy học
để giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh có hiệu quả hơn
* Đối với phụ huynh học sinh:
Việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh nói riêng cần phải có sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội Thực trạng chung hiện nay, do tác động của nhiều yếu tố một số các gia đình ít
có sự kết nối, chia sẻ giữa cha mẹ và con cái, ngoài thời gian bố mẹ đi làm, con cái đi học, khi trở về nhà thường mỗi người sẽ có một thế giới riêng đó là những căn phòng riêng, những chiếc ti vi, máy tính, điện thoại, Vậy làm thể nào để bố
mẹ hiểu hơn về các con của mình?
Trước kỳ họp phụ huynh, tôi tổ chức cho học sinh viết thư gửi bố mẹ với
chủ đề “Hãy nói về tình cảm của em đối với bố mẹ? Em mong muốn điều gì ở bố
mẹ của mình? Các lá thư của học sinh sẽ được gửi cho bố mẹ trong buổi họp phụ
huynh đầu năm Các bậc phụ huynh, mỗi người có những cảm xúc rất khác nhau
khi nhận được thư của con mình “tự hào có, không hài lòng cũng có” song một
số phụ huynh cũng sẵn sàng muốn chia sẻ cho các phụ huynh khác cùng nghe về tình cảm, mong muốn của con mình
(6) Chia sẻ mong muốn của các con gửi bố mẹ
Từ những chia sẻ của các con, cha mẹ sẽ viết lại cảm nhận của mình về suy nghĩ của con sau đó gửi lại cho con để cha mẹ và các con sẽ hiểu nhau hơn
và đây là một số lời chia sẻ của bố mẹ:
Hình ảnh Qua hoạt động trên tôi nhận thấy khoảng cách của bố mẹ và các con đã được rút ngắn lại, khi đến lớp các con hay kể cho cô nghe về gia đình mình, đặc biệt tôi nhận thấy các em vui vẻ, hạnh phúc hơn, đó là một trong những yếu tố tác động tích cực để giáo dục phát triển phẩm chất nhân ái cho các em
2.2 Biện pháp 2: Xây dựng tinh thần đoàn kết, sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn
nhau trong tập thể lớp
* Mục đích:
Xây dựng một tập thể lớp có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất Nhân ái cho học sinh
* Giải pháp đã thực hiện
Trang 7Lòng nhân ái phải được hình thành 1 cách rất tự nhiên thông qua những hoạt động nhân ái, những hành vi ứng xử nhân văn hàng ngày Với học sinh thì thông qua các hoạt động giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hàng ngày trên lớp, trong
lao động , học tập, vui chơi, Giáo viên cần có sự phân công một cách có dụng
ý để vừa đạt được hiệu quả công việc, vừa kết hợp giáo dục bồi dưỡng lòng
nhân ái cho học sinh
Cụ thể:
- Trong học tập, tôi xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Cùng giúp
bạn tiến bộ”…và tổ chức cho học sinh tự nguyện xung phong nhận giúp đỡ các
bạn chậm tiến hỗ trợ bạn làm tính, hướng dẫn giải các bài toán…trong các giờ truy bài đầu giờ, trong các hoạt động học trên lớp,…
(7) Đôi bạn cùng tiến thảo luận trong giờ học
(8) Đôi bạn cùng vui chơi
- Trong lao động, vệ sinh: Tôi chia nhiệm vụ thành các công việc nhỏ như: quét lớp, lau bảng, quét sân, chăm sóc cây,… và nêu ra những khó khăn trong từng nội dung công việc để kêu gọi sự chia sẻ, giúp đỡ của học sinh Lấy tinh thần tự nguyện, xung phong đảm nhận phần việc phù hợp với khả năng, sức khỏe của mình, tự nguyện giúp đỡ những bạn yếu hơn hoàn thành nhiệm vụ Trong quá trình theo dõi học sinh lao động, khi cần đảm bảo thời gian hoặc phát sinh khối lượng công việc lớn hơn, tôi kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhóm học sinh có công việc nhẹ hơn và đã hoàn thành công việc của nhóm mình Sau mỗi buổi lao động, tôi đều chú trọng vào việc biểu dương, khen ngợi tinh thần đoàn kết, giúp đỡ của học sinh để các em thấy được ý nghĩa của việc mình đã làm mà thêm hứng khởi,
tích cực tham gia vào các hoạt động tương trợ lẫn nhau
(9) Học sinh cùng nhau tham gia vệ sinh lớp học
- Tôi luôn chú ý biểu hiện về tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động có thể dù là nhỏ nhất và biểu dương, khen ngợi những hành
vi đẹp thường diễn ra trong lớp học như: cho bạn mượn bút, thước kẻ, bút chì, cho bạn học chung sách, che chung ô, chung áo mưa, động viên an ủi khi bạn buồn, chúc mừng chia vui với bạn khi bạn có chuyện vui, chăm sóc bạn khi ốm
Trang 8đau ở lớp,… Đó chính là cách bồi đắp lòng nhân ái đơn giản mà rất hiệu quả giúp hình thành nên nhân cách cho học sinh mỗi ngày
- Hàng tuần tôi tổ chức cho các con tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và cuối cùng cô giáo sẽ biểu dương sự tiến bộ của các bạn được giúp đỡ, khen ngợi các bạn có tinh thần đoàn kết hỗ trợ, tặng phần thưởng nhỏ để khích lệ phong trào và cũng để học sinh cả lớp nhận thức được ý nghĩa của việc làm tốt và khi làm việc tốt sẽ luôn được mọi người yêu quý, khen ngợi
Với biện pháp thực hiện nêu trên tôi đã giải quyết dứt điểm việc chia bè kết phái nói xấu bạn trong lớp của các em học sinh
(10) Học sinh vui chơi đoàn kết với nhau
2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng lòng nhân ái thông qua việc tư vấn, giải quyết thỏa đáng những xung đột của học sinh.
* Mục đích: Khi giáo viên có những cách giải quyết công bằng, công tâm
và thỏa đáng sẽ giúp học sinh có niềm tin tuyệt đối với giáo viên, khi đó giáo viên sẽ rất thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh
* Giải pháp đã thực hiện:
- Với những học sinh có biểu hiện chia bè kết nhóm hay dùng lời lẽ làm tổn thương bạn như: “Bạn ấy dốt nhất lớp đấy ạ!”, “Bạn ấy viết xấu, bẩn nhất lớp ạ!”,
“Bạn ấy hay ăn cắp lắm ạ!”, “Nhà bạn ấy nghèo lắm ạ!”, “Bố bạn ấy đi tù”, “Bạn
ấy không có mẹ”; “bố mẹ bạn ấy bỏ nhau nên không ai chơi cùng” Trước hết tôi phải tìm hiểu, nắm rõ về điều kiện, hoàn cảnh của những học sinh bị các bạn nhắc đến để chia sẻ, động viên các em, sau đó tôi sẽ gặp riêng nhóm học sinh để tìm hiểu xem các bạn có khúc mắc mâu thuẫn gì với bạn không và tôi sẽ đưa ra những tình huống để học sinh đặt mình vào vị trí của người bạn bị chê bai, nói xấu để xem các em có cảm nhận như thế nào khi bị người khác nói về mình như thế? Khi các em đã thấu hiểu, đã cảm nhận, đã chia sẻ được với bạn tôi giáo dục các em
cần phải biết cảm thông và tôn trọng sự khác biệt (đây là một trong những điểm mới về giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh theo Chương trình GDPT 2018)
- Với những học sinh hay có hành vi bạo lực như: hay cãi nhau, đánh bạn, vẩy mực, xé sách, vứt đồ của bạn…, tôi không nóng vội trong cách giải quyết
mà luôn lắng nghe các em trình bày nguyên nhân, đồng cảm và chia sẻ với cảm xúc với mỗi em Từ đó, tôi phân tích để các em hiểu cái sai của mỗi người, giúp các em nhận lỗi, hòa giải với bạn, bỏ qua và chơi với nhau một cách thoải mái nhất Trẻ con thường dễ giận nhưng cũng dễ quên, với những học sinh như thế sau khi phân tích, giải thích, tôi cho các bạn lên trước lớp nếu cùng là nam hoặc cùng là nữ thì sẽ ôm nhau (nếu là nam - nữ sẽ nắm tay nhau) đến khi cả hai cùng
Trang 9loại bỏ ấm ức, cười với nhau thật thoải mái và hứa sẽ không tái phạm thì về chỗ Việc phân tích và có hình thức phạt như đã làm tôi vừa giúp các em nhìn nhận được cái sai vừa giúp các em giải tỏa được những bức xúc, ấm ức trong lòng đồng thời định hướng cho các em cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả nhất là không bao giờ được dùng bạo lực
2.4 Biện pháp 4: Giáo dục lòng nhân ái thông qua việc nêu gương
* Mục đích: Thông qua việc nêu gương học sinh thường xuyên được tiếp
cận với những tấm gương tốt, những hành động đẹp thì chắc chắn sẽ khơi gợi trong tâm hồn các em những hành vi ứng xử đẹp
* Giải pháp đã thực hiện:
Với các em học sinh tiểu học nêu gương là một trong những phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao, bởi lứa tuổi các em luôn thích bắt chước, thích làm theo,… nên:
+ Tôi đã tận dụng hiệu quả thời gian giờ truy bài trong các buổi học Ứng dụng CNTT tôi và các em sẽ cùng nhau xem các chương trình như: "Quà tặng cuộc sống, “Suối nguồn yêu thương"; “Việc tử tế"; "Cặp lá yêu thương”;
“Chương trình gương người tốt, việc tốt”,…Sau khi học sinh xem, tôi và các em
sẽ cùng nhau chia sẻ về nội dung ý nghĩa câu chuyện, nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình: Em thấy câu chuyện có gì hay, thú vị? Em xúc động về điều gì vậy?
Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện ? Tôi đặc biệt chú trọng nhấn mạnh những bài học các con cần rút ra từ mỗi câu chuyện, ví dụ: chăm chỉ, trung thực, sống và học tập tuân theo quy định của pháp luật, sống hòa đồng, nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ người khác sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mình
(11) Học sinh tích cực chia sẻ về video đã xem
2.5 Biện pháp 5: Giáo dục phẩm chất Nhân ái thông qua hoạt động giúp đỡ các em học sinh lớp dưới:
* Mục đích:
Thông qua hoạt động giúp đỡ các em lớp dưới sẽ giúp học sinh thấy được trách nhiệm của mình khi được giáo viên giao nhiệm vụ
* Giải pháp đã thực hiện:
Để các em yêu thương, thân thiết với các em học sinh lớp dưới, tôi đã phối với giáo viên TPT Đội gắn trách nhiệm cho từng nhóm học sinh bằng cách phân công các em phụ trách các em học sinh lớp dưới Mỗi nhóm phụ trách sẽ
có trách nhiệm phân công nhau hướng dẫn các em thực hiện các nhiệm vụ như:
Trang 10- Hướng dẫn các em lớp 1 đi thăm quan trường mới, giúp các em nhận biết vị trí các khu vực trong khuôn viên trường; hướng dẫn các em vui chơi an toàn, những nơi cần chú ý để giữ an toàn khi vui chơi; dạy các em làm theo những quy định chung của trường như: bảo vệ bồn hoa, cây cảnh, vườn rau, vườn cây ăn quả,
giữ gìn vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp,…
- Hướng dẫn cách sử dụng nhà khu vệ sinh, biết giữ vệ sinh sau khi đi vệ sinh, thực hiện quy định của học sinh bán trú
- Hướng dẫn, tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian, tập các bài múa hát tập thể,…
- Hướng dẫn các em thực hiện các nội quy về Luật ATGT: Như đội mũ bảo hiểm, đi lề đường bên phải,…
Sau mỗi tuần GVCN lớp, Cô TPT Đội và nhóm trưởng các nhóm sẽ họp
để đánh giá kết quả công việc đã làm được và chưa làm được của từng nhóm để biểu dương rút kinh nghiệm
(12) Các chị giúp em qua đường
(13) Các chị dạy các em múa hát
(14) Các chị hướng dẫn các em chơi trò chơi
3 Kết quả:
Sau thời gian áp dụng “Biện pháp chủ nhiệm giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh lớp 5 theo Chương trình GDPT 2018” tại lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em thường xuyên có những biểu hiện của lòng nhân ái rất đáng khích
lệ Tập thể lớp rất đoàn kết, lúc nào cũng vui vẻ, hòa đồng, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau nỗ lực để đạt thành tích cao trong học tập, không còn hiện tượng chia bè kết phái hay có lời nói, việc làm xúc phạm đến bạn nữa, chấm dứt hẳn hiện tượng bắt nạt các em lớp dưới, đặc biệt qua thông tin phản hồi của bố mẹ khi ở nhà các con giảm hẳn việc xem ti vi, điện thoại, biết chia sẻ cùng bố mẹ làm việc nhà, hay kể chuyện ở lớp cho bố mẹ nghe hơn Biện pháp giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
và chất lượng giáo dục mũi nhọn của lớp được nâng lên:
(15) Tập thể lớp luôn đoàn kết, vui vẻ