Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về văn hóa doanhnghiệp của Vietnam Airlines, tìm hiểu những giá trị cốt lõi mà công ty luôn tôn trọng vàlàm rõ cách thức mà những yế
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA CỦA TỔNG CÔNG TY
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
D
NHÓM: 2 Giảng viên hướng dẫn: Vũ Mạnh Cường
Trang 2DANH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM
công việc
Tỷ lệ % hoàn thành
3 Lương Kim Nguyên Nhi 2036223307 Nội dung 2.1,
2.2.1
100%
6 Đinh Vũ Thị Khánh Vân 2036225799 Nội dung 2.2.2 100%
Trang 3Phần mở đầu
Vietnam Airlines, được thành lập vào năm 1956, không chỉ là hãng hàng khôngquốc gia mà còn là công ty hàng không lớn nhất của Việt Nam Qua hơn sáu thập kỷ hoạtđộng, Vietnam Airlines đã không ngừng khẳng định vị thế hàng đầu của mình trongngành hàng không cả ở khu vực và quốc tế Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọngtạo nên sự khác biệt của Vietnam Airlines chính là chiến lược xây dựng và duy trì vănhóa doanh nghiệp đặc sắc Chiến lược này không chỉ giúp hãng hàng không nổi bật giữacác đối thủ cạnh tranh mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động của công ty
Nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ
và xây dựng thương hiệu, Vietnam Airlines đã vinh dự nhận giải thưởng “Hãng hàngkhông dẫn đầu Châu Á về thương hiệu” tại World Travel Awards 2022 Giải thưởng này
là minh chứng cho sự thành công của hãng trong việc tạo dựng và duy trì một thươnghiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trên thị trường quốc tế
Với lịch sử phát triển lâu dài và sự đổi mới liên tục, Vietnam Airlines đã tạo ramột văn hóa công ty độc đáo và đặc trưng, phản ánh sự hòa quyện giữa truyền thống vàhiện đại Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về văn hóa doanhnghiệp của Vietnam Airlines, tìm hiểu những giá trị cốt lõi mà công ty luôn tôn trọng vàlàm rõ cách thức mà những yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của nhân viêncũng như trải nghiệm của khách hàng
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG
KHÔNG VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES)1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietnam Airlines
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành của Vietnam Airlines gắn liền với sự kiện Thủ tướng PhạmVăn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam vàongày 15/01/1956 Tại thời điểm thành lập, đội bay chỉ có 05 chiếc máy bay cánh quạtIL14, AN2,… thực hiện các đường bay nội địa
Trong giai doạn năm 1976 - 1980, Hàng không Dân dụng Việt Nam đã mở rộng vàkhai thác nhiều chuyến bay quốc tế đến các nước trong khu vực như Campuchia, Lào,Trung Quốc, Singapore, và được công nhận trở thành thành viên của Tổ chức Hàngkhông Dân dụng Quốc tế (TCAO) ngày 12/04/1981
Đến năm 1993, Hàng không Dân dụng Việt Nam bắt đầu hoạt động theo cơ chếmới - phân tách chức năng quản lý nhà nước của Cục HKVN với các hoạt động kinh tếcủa các đơn vị kinh doanh hàng không khác Trước tinh hình đó, Hãng Hàng không Quốcgia Việt Nam (Vietnam Airlines) chinh thức ra đời với tư cách là một đơn vị kinh doanhvận tài hàng không của Nhà nước Đến ngày 27/05/1995, Tông Công ty Hàng không ViệtNam được hình thành trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động trong linh vực dịch
vụ hàng không, trong đó Vietnam Airlines là doanh nghiệp giữ vai trò nóng cốt Với lịch
sử hơn 27 năm hình thành và phát triển, Vietnam Airlines đã có những cột mốc quantrọng trong hành trình thực hiện sứ mệnh của mình:
Năm 1993: Hằng hàng không quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập
Năm 1995: Tổng công ty Hàng không Việt Nam ra đời trên cơ sở liên kết 20doanh nghiệp trong ngành Hàng không Việt Nam
Năm 2002: Ra mắt biểu tượng Bông Sen Vàng - đảnh dấu giai đoạn nâng cao chấtlượng dịch vụ, cải tiến đội bay và mở rộng mạng lưới đường bay
Năm 2003: Thay đổi mô hình kinh doanh theo cơ chế Công ty mẹ - con Bắt đầuchương trình hiện đại hóa đội bay bằng việc lần đầu tiên khai thác tảu bay hiện đạiBoeing 777
Năm 2010: Chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên(TNHH MTV) do Nhà nước làm Chủ sở hữu
Trang 5 Năm 2015: Chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần (CTCP) Ngàynay, VietnamAirlines dã vươn mình phát triển trên khắp thế giới, trở thành hãnghàng không được nhiều khách hàng quốc tế tin tưởng và lưa chọn với mạng lướiđường bay gồm 30 địa điểm vận chuyển trực tiếp xuyên suốt châu Á, châu Úc,châu Âu và châu Mỹ.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy
mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đượcthành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không,lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt
Kể từ khi thành lập đến nay Vietnam Airlines đã đạt được không ít danh hiệu lớn
và nhỏ điển hình như trong năm 2024 hãng đã đạt được các danh hiệu như:
+ Top 10 Hãng hàng không đúng giờ nhất châu á do Cirium – Hãng phân tích dữ liệu hàng không có trụ sở tại Anh bình chọn
+ Top 10 Hãng hàng không có đồng phục cho tiếp viên hàng không đẹp nhất thế giới theo đánh giá của Cabin crew 24 (Vietnam Airlines xếp thứ 3)
+ Top 25 Premium airlines of 2024 do Airlineratings bình chọn (Vietnam Airlines xếp thứ 11/25)
+ Hãng hàng không 5 sao thế giới do APEX trao tặng
+ Top 5 Hãng hàng không đúng giờ nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương + Vietnam Airlines xếp thứ 1 trong Bảng xếp hạng Du lịch năm 2024 của
Decision Lab (đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam) đánh giá khả năng một thương hiệu sẽ được người tiêu dùng lựa chọn vào lần tiếp theo khi có nhu cầu du lịch và giải trí
+ Hãng hàng không đúng giờ nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 theo đánh giá của Cục hàng không Việt Nam
+ Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2024
Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắcvăn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng
ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam
Trang 6- một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãnghàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêngbiệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5sao dẫn đầu khu vực châu Á
1.1.2 Thông tin chi tiết
Tên công ty: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC
Tên viết tắt: Vietnam Airlines
Logo chính thức:
Trang 7Nguồn: Internet Hình 1.1.1 Logo chính thức của Vietnam Airlines
Trụ sở chính: số 200, Phố Nguyễn Sơn, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) là Công ty mẹ trong chuỗi
cơ chế công ty mẹ - công ty con, thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh trênmột số lĩnh vực, bao gồm:
- Vận tải hành khách hàng không, vận tải hàng hóa hàng không (hành lý, hànghóa, bưu kiện, thư, bưu phẩm )
- Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động vận tải hàng không:
o Hoạt động hàng không chung (khảo sát địa chất, tim kiểm cứu nạn, cấp cứu
y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, )
o Cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch
o Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất
- Sửa chữa và thực hiện bảo dưỡng phương tiện vận tải: bảo dưỡng động cơ, tàubay, thiết bị hàng không, và các thiết bị kỹ thuật liên quan khác
- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiến để cung ứng chocác hãng hàng không trong khu vực và quốc tế
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Trang 8Hình 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) là công ty cổ phần có cơcấu tổ chức, quản trị và kiểm soát phân bậc, bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằngvăn bản
Trang 9Ban Kiểm soát: cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để
kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines
và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao
Hội đồng Quản trị: cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh
Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlineskhông thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc: người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines và là người
điều hành hoạt động hàng ngày của Vietnam Airlines
Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 16 ban chuyên môn; 33 chi nhánh, văn phòng đạidiện nước ngoài; 14 đơn vị trực thuộc trong nước Ngoài ra, Vietnam Airlines góp vốnđầu tư vào các Công ty con và Công ty liên kết
1.4 Tình hình hoạt động của công ty
1.4.1 Quy mô tài sản:
Thu nhập hợp nhất của Vietnam Airlines trong năm 2023 ở mức 93.265 tỷ đồng,tăng 29,9% so với năm 2022 Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt91.540 tỷ đồng, tăng 30,0% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 98,2% tổng doanh thu
Trang 10Doanh thu hoạt động tài chính thấp hơn 5,5% so với năm 2022, giảm còn 926 tỷđồng Nội dung thu nhập khác năm 2023 tăng 128,6% so với năm 2022 chủ yếu do phátsinh khoản thu nhập bất thường do bên cho thuê máy bay xóa nợ cho hãng HK PacificAirlines, ngoài ra do các khoản thu nhập khác cũng tăng so với năm trước.
Mặc dù doanh thu tăng trưởng, Vietnam Airlines vẫn lỗ trước thuế hợp nhất 5.363
tỷ đồng và lỗ sau thuế hợp nhất 5.632 tỷ đồng Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm so vớinăm 2022 gần 50%, cho thấy nỗ lực của hãng trong việc kiểm soát chi phí và cải thiệnhiệu quả hoạt động
Tổng tài sản của Vietnam Airlines giảm 4.237 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022,xuống mức 49.932 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài hạn giảm 5.316 tỷđồng, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1.078 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu cũng giảm 4.799
tỷ đồng, xuống mức âm 8.378 tỷ đồng
1.4.2 Quy mô nguồn vốn:
Qui mô vốn chủ sở hữu công ty mẹ tại ngày 31/12/2023 là -8.378 tỷ đồng, giảm4.799 tỷ đồng so với cùng kỳ do khoản lỗ phát sinh trong năm 2023
Trang 111.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong bối cảnh hiện nay, dự báo hoạt động kinh doanh vận tải hàng không nóichung sẽ cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch COVID-19 Đếnthời điểm hiện tại, Vietnam Airlines đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và hầunhư toàn bộ mạng bay quốc tế (chỉ trừ Nga, Myanmar), đồng thời khai thác thêm một sốđường bay mới
Trang 12Số lượng chuyến bay khai thác năm 2023 của công ty mẹ tăng 4.6% lên 129.757chuyến Trong đó, số chuyến bay trong nước là 90.833 chuyến, chiếm 86.6% Chuyếnbay quốc tế tăng 200.9%, lên 37.962 chuyến so với cùng kỳ Tổng cộng, VNA đã phục
vụ 21 triệu lượt khách trong năm vừa qua, tăng 15.3% so với cùng kỳ
Năm 2024, Vietnam Airlines dự kiến tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ đểcải thiện kết quả kinh doanh, đảm bảo thanh khoản và hoạt động liên tục Tuy nhiên, kếtquả kinh doanh của hãng vẫn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19 và các yếu
tố vĩ mô khác
Mặc dù vẫn lỗ hơn 5.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines đã có những nỗ lực đáng ghinhận để vượt qua khó khăn và cải thiện tình hình tài chính trong năm 2023 Với nhữnggiải pháp đồng bộ được triển khai, hy vọng rằng hãng sẽ có thể duy trì đà phục hồi và đạtđược kết quả tích cực hơn trong năm 2024
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phân tích văn hoá doanh nghiệp Vietnam
Airlines2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm văn hoá
Trang 13Văn hoá là một phạm trù rất rộng, phản ánh mọi mặt của đời sống con người Vănhóa vừa là sản phẩm sáng tạo của loài người, vừa là giá trị tạo nên cuộc sống của conngười và sự tiến bộ của nhân loại Biểu hiện của văn hoá trong cuộc sống rất phong phú.
Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về văn hóa Có nhiều ý kiến giải thíchnhư sau:
- Theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trongquá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêngcủa mỗi dân tộc
- Theo Wikipedia: Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, vànhư vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngônngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - BộGiáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói nổi tiếng về văn:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Trong câu nói trên, “văn hoá” được Bác nói đến vừa mang ý nghĩa khái quát vừagắn với từng nhóm người, xã hội, quốc gia, dân tộc – văn hoá dân tộc Bác cũng đã chỉ rabản chất của văn hoá là lối sống đặc trưng mang phong cách riêng, được sinh ra từ nhữngthách thức của cuộc sống, của sự tiến bộ và phát triển:
“Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những yêu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn”
Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xãhội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…
Trang 14của dân tộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu vàlợi ích của cộng đồng người dân.
2.1.1.2 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, bởi đây cũng là một chủ
đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu Xét từ góc độ quản trị tác nghiệp, văn hoádoanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:
Văn hoá doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủđạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùngthống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thànhviên
2.1.2 Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
2.1.2.1 Các biểu hiện trực quan của văn hoá doanh nghiệp
Biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp trong một tổ chức được thể hiện ởđặc điểm kiến trúc, nghi lễ, giai thoại, biểu tượng, ngôn ngữ, ấn phẩm điển hình và lịch
sử phát triển, truyền thống
Ø Đặc trưng kiến trúc
Kiến trúc và thiết kế nội thất công sở là những đặc trưng của một doanh nghiệp,rất được quan tâm, chú trọng như phương tiện thể hiện tính cách đặc trưng của tổ chức,gồm:
+ Công trình kiến trúc, kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng, hình ảnhphản ánh ý nghĩa, giá trị phương châm chiến lược của doanh nghiệp, nó có thể ảnh hưởngđến hành vi con người về cách thức giao tiếp và quá trình thực hiện công việc
+ Mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng giá trị lịch sử gắn liền với quá trình hìnhthành, phát triển của doanh nghiệp qua các thế hệ
+ Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm củadoanh nghiệp
Trang 15- Những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ gây ấn tượng về sự khác biệt, thànhcông và sức mạnh của phần lớn doanh nghiệp thành công hoặc đang phát triển Các côngtrình này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp
Ví dụ: công trình kiến trúc lớn của các nhà thờ, trường đại học, trung tâm thương
mại, thương hiệu nổi tiếng rất được các doanh nghiệp quan tâm như phương tiện thểhiện tính cách đặc trưng của mình
- Thiết kế nội thất: những quy định tiêu chuẩn như màu sắc, kiểu dáng của bao bìđặc trưng, từ mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trangphục đến những chi tiết như vị trí công tắc điện, thiết bị trong phòng vệ sinh tất cảđều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí mang tính đặc thù của doanhnghiệp
Ø Nghi lễ
Là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ với các hình thứchoạt động, sự kiện văn hoá - xã hội, thể hiện tình cảm được thực hiện định kỳ hay bấtthường nhằm thiết lập, tăng cường mối quan hệ doanh nghiệp vì lợi ích của người tham
dự, đối tượng quản lý có thể sử dụng để giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệpcoi trọng Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh giá trị riêng của doanh nghiệp, tạo cơ hộicho mọi thành viên cùng chia sẻ nhận thức về những sự kiện trọng đại, nêu gương vàkhen tặng các điển hình tạo niềm tin, cách thức, hành động cần tôn trọng của doanhnghiệp, tổ chức
Ø Giai thoại
Giai thoại thường được tạo lập từ những sự kiện có thật, được mọi thành viêntrong doanh nghiệp cùng chia sẻ và truyền đạt lại với người mới Những câu chuyện,thông tin về nhân vật điển hình, tấm gương xuất sắc về chuẩn mực và giá trị văn hoádoanh nghiệp trở thành giai thoại mang tính lịch sử có thể được thêu dệt thêm, đôi khibiến thành huyền thoại chứa đựng giá trị và niềm tin trong doanh nghiệp mà không cầnchứng minh qua thực tế Giai thoại có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầucủa doanh nghiệp và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả thành viên
Ø Biểu tượng, lô-gô
Trang 16Dùng để biểu thị hình ảnh, ý tưởng với ý nghĩa nhất định, có tác dụng giúp mọingười nhận ra hay hiểu được giá trị mà nó biểu thị Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giaithoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua giá trị vậtchất cụ thể hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bêntrong cho những người tiếp nhận theo cách thức khác nhau Chẳng hạn logo hay một tácphẩm được thiết kế để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệthuật sẽ hướng sự chú ý của người quan sát vào một số chi tiết hay điểm nhấn cụ thể đểdiễn đạt giá trị chủ đạo mà doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt chongười ngắm.
Ø Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng đếnvăn hoá công ty là ngôn ngữ Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặcbiệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thểđến nhân viên của mình và những người hữu quan
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả kháchhàng và nhiều người khác trích dẫn Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng cácngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ ―sáo rỗng về hình thức Khẩu hiệu là cáchdiễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty Vìvậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu được
ý nghĩa tiềm ẩn của chúng
Ø Ấn phẩm điển hình
Là những tư liệu chính thức có thể giúp đối tượng hữu quan nhận thức rõ hơn vềcấu trúc văn hoá của một doanh nghiệp Đó có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáothường niên, tờ rơi, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, ấn phẩmđịnh kỳ hay tài liệu giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp… giúp làm rõ mục tiêu củadoanh nghiệp, phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái
độ đối với lao động, doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội
Ø Lịch sử phát triển và truyền thống
Trang 17Là những biểu trưng về giá trị, triết lý chắt lọc trong quá trình hoạt động được cácthế hệ của tổ chức tôn trọng, giữ gìn, tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo
và phương châm hành động cần kiên trì theo đuổi
Lịch sử phát triển và truyền thống có vai trò quan trọng đồng thời ảnh hưởng đếnviệc xây dựng, điều chỉnh, phát triển những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp mới trongmột tổ chức Doanh nghiệp có nền văn hoá mạnh được thể hiện qua việc sử dụng thườngxuyên và có kết quả các đặc trưng biểu hiện, điều này sẽ giúp các thành viên gắn kết vớinhau đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp Văn hoá doanh nghiệp thể hiện những giá trị
mà mỗi thành viên cần cân nhắc khi quyết định hành động, làm tăng thêm quyết tâm phấnđấu vì các giá trị và chiến lược chung của doanh nghiệp
2.1.2.2 Các biểu hiện phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp
Là những biểu hiện văn hoá doanh nghiệp bao gồm ba nhóm cơ bản: giá trị, thái
độ, niềm tin và lý tưởng
Ø Giá trị
Là khái niệm phản ánh nhận thức của con người liên quan đến chuẩn mực đạo đức
mà họ cho rằng cần phải thực hiện Giá trị trong văn hóa doanh nghiệp được các thànhviên tiếp thu sẽ trở thành chuẩn mực, thước đo cho các hành vi Với những doanh nghiệpđánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở thì nhân viên sẽ hiểu rằng họ cầnhành động một cách trung thực, kiên định, thẳng thắn
sự gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm, được định hình theo thời gian từ nhữngphán xét và khuôn mẫu thay vì từ sự kiện cụ thể Thái độ của con người tương đối ổnđịnh và ảnh hưởng lâu dài đến động cơ
Trang 18Ø Niềm tin
Là khái niệm nhận thức của con người về vấn đề đúng - sai Niềm tin luôn chứađựng giá trị và triết lý đã nhận thức nhưng ở cấp độ cao hơn Niềm tin là giá trị được hìnhthành một cách bền vững về cách thức hành động hoặc trạng thái nhất định
Là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức cao Lúc này trạng thái tình cảmcủa con người không chỉ là sự tự giác và lòng nhiệt tình mà còn hơn thế nữa, là sự sẵn
sàng hy sinh và cống hiến Đối với văn hóa doanh nghiệp “lý tưởng được định nghĩa là
sự vận dụng lý luận vào thực tiễn” (Schein, 1981; Argyris, 1976) Cách định nghĩa này
nhấn mạnh sự chuyển hóa hoàn toàn những giá trị, triết lý thành ý nghĩa, giá trị cao cả,giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt họ trong nhận thức, cảm nhận trước sự vật,hiện tượng Hơn thế nữa chúng còn có thể chuyển hóa thành động lực, hành vi cụ thể
Lý tưởng khác với niềm tin ở chỗ:
+ Lý tưởng được hình thành một cách tự nhiên và khó giải thích rõ ràng, cònniềm tin thì hình thành một cách có ý thức và có thể xác định tương đối dễ dàng.+ Lý tưởng không thể đưa ra, diễn giải, tranh luận, đối chứng; còn niềm tin thì cóthể, vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễ dàng hơn so với lý tưởng
Lý tưởng được hình thành không chỉ từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả nhữnggiá trị và cảm xúc của con người, còn niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơngiản hơn Như vậy, lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tình cảm của con người trước khicon người ý thức được
2.1.3 Lợi ích và hạn chế của văn hoá tổ chức nhằm phát triển tổ chức văn hoá doanh nghiệp
· Lợi ích:
+ Định hình bản sắc doanh nghiệp: Văn hóa tổ chức giúp xác định bản sắc riêngbiệt của doanh nghiệp, từ đó tạo nên một môi trường làm việc đồng nhất và dễ nhận diện.Nhân viên có thể hiểu rõ hơn về giá trị, tầm nhìn, và mục tiêu của công ty, từ đó làm việc
có định hướng hơn