1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận nhóm 2 bài 5 các quyết Định về sản phẩm Đề tài chiến lược các quyết Định về sản phẩm sữa tươi vinamilk

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược các quyết định về sản phẩm sữa tươi Vinamilk
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Diệp Thị Phương Thảo
Trường học Đại học Công nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Marketing căn bản
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

 Quyết định các thông tin trên bao gói - Những thông tin chủ yếu thường được đưa lên bao gói là:  Thông tin về sản phẩm;  Thông tin về phẩm chất sản phẩm;  Thông tin về ngày sản xuất

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Bài tiểu luận nhóm 2

Môn: Marketing căn bản

BÀI 5: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM

Đề tài: Chiến lược các quyết định về sản phẩm sữa tươi Vinamilk

Lớp: 21DQTC1

Giảng viên: Diệp Thị Phương Thảo

Trang 2

Tháng 5/2022

Tóm tắt nội dung bài học

I SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING

1 Khái niệm

- Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.

- Đó có thể là những vật thể hữu hình và vô hình hoặc chứa đựng cả hai yếu

tố, bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất.

2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm

- Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc điểm và thông tin khác nhau về sản phẩm Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng marketing khác nhau

 Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm cốt lõi

 Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực

 Cuối cùng là sản phẩm bổ sung

3 Phân loại sản phẩm

- Lý do phải phân loại sản phẩm: Các nhà quản trị marketing phải biết được sản phẩm của mình thuộc loại nào để có các chiến marketing thích hợp, hoạt động Marketing có hiệu quả Việc phân loại sản phẩm rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu hành vi mua của khách hàng Ba cách phân loại sản phẩm

có ý nghĩa đối với hoạt động Marketing:

+ Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:

 Sản phẩm lâu bền: Những vật phẩm được sử dụng nhiều lần.

 Sản phẩm sử dụng ngắn hạn: Những vật phẩm được sử dụng một hay một vài lần.

 Dịch vụ: Những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, lợi ích hay sự thoả mãn.

+ Phân loại theo thói quen mua hàng:

 Sản phẩm sử dụng thường ngày

 Sản phẩm mua ngẫu hứng

 Sản phẩm mua khẩn cấp

 Sản phẩm mua có lựa chọn

 Sản phẩm mua do các nhu cầu đặc thù

Trang 3

 Sản phẩm cho các nhu cầu thụ động

+ Phân loại hàng tư liệu sản xuất:

 Vật tư chính và chi tiết

 Tài sản cố định

 Vật tư phụ và dịch vụ

II CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM

1 Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành

- Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữ chúng, dùng để nhân biết các sản phẩm khác nhau trên thị trường

- Bộ phận cơ bản gồm: tên nhãn hiệu, dấu hiệu của nhãn hiệu Phương diện quản lý nhãn hiệu gồm: dấu hiệu hàng hoá và quyền tác giả.

- Các quyết định về nhãn hiệu liên quan trực tiếp đến việc định vị hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường

2 Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu

- Các vấn đề cơ bản thường được quyết định:

 Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?

 Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm?

 Đặt tên cho nhãn hiệu thế nào?

 Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?

 Sử dụng 1 hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau?

III QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO GÓI VÀ DỊCH VỤ SẢN PHẨM

1 Quyết định về bao gói

- Bao gói gồm 4 yếu tố cấu thảnh điển hình:

 Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm Ví dụ: chai đựng nước hoa là lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

 Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc là bao bì bảo vệ lớp tiếp xúc và sẽ bỏ đi khi ta sắp dùng sản phẩm đó Ví dụ: Hộp đựng chai nước hoa vừa là lớp bảo

vệ vừa là chỗ để quảng cáo thêm

 Bao bì vận chuyển là lớp bao bì cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển Ví dụ: Một số hộp cứng đựng 6 tá chai nước hoa nói trên là bao bì vận chuyển

 Nhãn hiệu và các thông tin mô tả trên bao gói

- Các quyết định về bao gói:

 Xây dựng quan niệm về bao gói

 Quyết định về thiết kế bao bì

Trang 4

 Quyết định về thử nghiệm bao gói

 Cân nhắc các khía cạnh về lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng

và lợi ích của doanh nghiệp.

 Quyết định các thông tin trên bao gói

- Những thông tin chủ yếu thường được đưa lên bao gói là:

 Thông tin về sản phẩm;

 Thông tin về phẩm chất sản phẩm;

 Thông tin về ngày sản xuất, người sản xuất, nơi sản xuất và đặc tính của sản phẩm;

 Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng;

 Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ;

 Các thông tin do luật định

2 Quyết định về dịch vụ khách hàng

- Bốn vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

 Các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng doanh nghiệp có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụ đó.

 Chất lượng dịch vụ: Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào so với đối thủ cạnh tranh.

 Chi phí dịch vụ: Khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay với mức giá nào?

 Lựa chọn hệ thống cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp tự cung cấp, các trung gian bán hàng cung cấp hay thuê từ tổ chức độc lập bên ngoài.

 Căn cứ quyết định dịch vụ: Nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh

và khả năng của doanh nghiệp.

IV QUYẾT ĐỊNH VỀ CHỦNG LOẠI VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM

1 Định nghĩa về chủng loại sản phẩm

- Chủng loại hàng hoá là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau

do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá

2 Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm

- Bề rộng của chủng loại sản phẩm: Là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định.

Trang 5

- Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng sản xuất những sản phẩm có mức lãi cao, nhưng nếu doanh nghiệp có mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thì họ quyết định sản xuất cả những mặt hàng lãi suất thấp và doanh nghiệp luôn phải đối mặt với quan điểm duy trì và mở rộng chủng loại sản phẩm Có 2 hướng quyết định:

+ Phát triển chủng loại:

 Phát triển xuống dưới.

 Phát triển lên trên.

 Phát triển theo cả hai hướng.

- Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm: Với bề rộng của chủng loại đã lựa chọn tăng thêm những mặt hàng mới trong khuôn khổ đó.

+ Mục đích của việc bổ sung sản phẩm:

 Mong muốn có thêm thị trường;

 Lấp chỗ trống cho những chủng loại hiện có;

 Tận dụng năng lực sản xuất dư thừa;

 Mong muốn trở thành doanh nghiệp chủ chốt với chủng loại đầy đủ.

- Khi bổ sung sản phẩm mới cùng chủng loại cần xem xét kỹ ảnh hưởng của

nó đối với việc tiêu thụ các hàng hoá khác trong chủng loại

3 Quyết định về danh mục sản phẩm

- Khái niệm: Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại hàng hoá và các đơn vị hàng hoá do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục hàng hoá được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú bề sâu

và mức độ hài hoà của nó.

- Các quyết định về danh mục sản phẩm hàng

 Quyết định bề rộng của danh mục sản phẩm

 Quyết định mức độ phong phú của danh mục sản phẩm

 Quyết định bề sâu của danh mục sản phẩm

 Quyết định mức độ hài hoà của danh mục hàng hoá

- Các thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm mở ra cho doanh nghiệp các hướng chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm

V THIẾT KẾ VÀ MARKETING SẢN PHẨM MỚI

1 Khái quát về sản phẩm mới

- Sản phẩm mới có thể là sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến

từ những sản phẩm hiện có hoặc nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu thiết

Trang 6

kế, thử nghiệm của doanh nghiệp Điều quan trọng là phải được khách hàng thừa nhận là mới.

- Để có sản phẩm mới có thể mua doanh nghiệp khác, mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất sản phẩm của người khác, hoặc tự nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới (tập trung nghiên cứu hướng này).

- Thiết kế sản phẩm mới là việc làm cần thiết nhưng cũng rất mạo hiểm vì nó

ẩn chứa nhiều rủi ro.

2 Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới

1 Hình thành ý tưởng

2 Lựa chọn ý tưởng

3 Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới

4 Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới

5 Thiết kế sản phẩm mới

6 Thử nghiệm trong điều kiện thị trường

7 Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường

VI CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM

1 Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

- Khái niệm: Là thuật ngữ mô tả biến động của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường đó.

2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

1 Giai đoạn tung ra thị trường (giai đoạn giới thiệu)

 Hướng chiến lược marketing mix trong giai đoạn này là: hớt váng chớp nhoáng, hớt váng từ từ, xâm nhập từ từ

2 Giai đoạn phát triển

 Hướng chiến lược marketing mix trong giai đoạn này là mở rộng thị trường, tăng trưởng càng nhanh càng tốt

3 Giai đoạn bão hoà (giai đoạn trưởng thành)

 Hướng chiến lược marketing mix trong giai đoạn này là: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, cải tiến marketing mix

4 Giai đoạn suy thoái

 Hướng chiến lược marketing mix trong giai đoạn này là thu hoạch hoặc giải thể

Tóm lại: Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống marketing mix Theo quan điểm của marketing, sản phẩm thực chất là tất cả lợi ích mà các công ty định chào bán cho khách hàng và họ cảm nhận được Mỗi đơn vị sản phẩm

Trang 7

được chào bán đều được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này được sắp xếp thành 3 cấp độ cơ bản: sản phẩm theo ý tưởng, sản phẩm hiện thực

và sản phẩm bổ sung Mỗi cấp độ có vai trò riêng nhưng cả 3 cấp độ mới tạo thành

1 sản phẩm hoàn chỉnh.

Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm đó là: các quyết định về nhãn hiệu, các quyết định liên quan đến bao gói và dịch vụ, quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm, các quyết định liên quan đến thiết kế và marketing sản phẩm mới và các quyết định marketing liên quan tới chu kỳ sống của sản phẩm Để hình thành các quyết định trên các nhà quản trị marketing cần phải có đầy đủ những thông tin cần thiết từ phía khách hàng – thị trường đối thủ cạnh tranh và cân nhắc từ phía công ty.

Trang 8

Chiến lược quyết định về sữa tươi Vinamilk

I GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VINAMILK

Được thành lập từ năm 1976, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company đã lớn mạnh trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh hơn 50% thị phần sữa Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm của vinamilk còn được xuất khẩu sang

43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện Thái Lan Trong năm 2018, Vinamilk và một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.

II CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU VINAMILK

- Biểu tượng của vinamilk là sự kết hợp của cách điệu chữ và hình khối tròn với tông màu chủ đạo là xanh dương và trắng Màu xanh dương tượng trưng cho niềm hy vọng, sự tin tưởng, tính bảo đảm

về chất lượng Thì màu trắng tượng trưng cho màu của sữa, màu của dưỡng chất Màu sắc thể hiện rõ nét đặc trưng của một thương hiệu chuyên sữa, vừa thể hiện thông điệp về cam kết chất lượng sản phẩm Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Proby (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh (Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Proby, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk

- Tạo ra nhiều ưu điểm cho Vinamilk

 Tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm

 Tạo điều kiện cho khách hàng một khoảng lựa chọn rộng lớn hơn

 Tạo ra những mặt hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên

 Tạo ra những hấp dẫn riêng của từng sản phẩm

Trang 9

- Toàn bộ nhãn hiệu và bộ phận sữa của vinamilk đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý

- Vinamilk luôn cố gắng dồn toàn lực vào dòng sản phẩm chính yếu

là sữa tươi Dòng sản phẩm sữa tươi dinh dưỡng mang đến giá trị

sử dụng tối ưu Với chất lượng sản phẩm đảm bảo Sữa tươi cam kết dinh dưỡng đạt chuẩn Nguồn sữa mát lành được lấy từ những

cô bò sữa được chăm sóc theo tiêu chuẩn

III QUYẾT ĐỊNH VỀ BAO GÓI VÀ DỊCH VỤ VINAMILK

1 Quyết Định Về Bao Gói

- Cùng với việc gia nhập thị trường thế giới cũng như cạnh tranh trong nước, mẫu mã bao bì luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược marketing về sản phẩm vì xu hướng tiêu dùng hiện nay rất chú trọng tới bề ngoài của sản phẩm, những sản phẩm thiết kế đẹp mắt luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng Nhận thức được điều này, Vinamilk luôn cố gắng tìm ra những loại mẫu mã phù hợp, có tỉnh thẩm mĩ cao, gây được sự thu hút cho người tiêu dùng Mẫu mã bao bì của Vinamilk có rất nhiều chủng loại, từ hộp tráng kim loại mặt trong hay bao giấy tráng kim loại cho tới hộp kim loại Và không thể phủ nhận 1 điều rằng mẫu mã hiện đang là

1 lợi thế rất lớn cho Vinamilk trên thị trường hiện nay

- Bằng cách sử dụng những chú bò sữa khỏe mạnh, vui tươi đang gặm cỏ trên cánh đồng xanh mướt với phong cách dễ thương, tinh nghịch Đây chính là một điểm thành công của Vinamilk khi thiết kế bao bì có tác dụng tăng sức hút và là lời cam kết chất lượng sản phẩm, đưa người dùng đến gần hơn với doanh nghiệp

- Cũng tương tự với các loại bao bì đóng gói thực phẩm khác, bao bì đóng gói sữa Vinamilk đảm nhận chức năng bảo vệ sữa tránh khỏi

sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, không khí, vi khuẩn, bụi bặm… Giúp sữa luôn giữ nguyên được chất lượng ban đầu trong quá trình vận chuyển và được gia công bằng dây chuyền máy đóng gói hiện đại hàng đầu hiện nay

Trang 10

- Quyết định về bao gói của sữa vinamilk đã góp phần thúc đẩy hoạt động marketing vì:

+ Thoả mãn yêu cầu của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn + Khả năng thanh toán trong mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng tăng

+ Bao gói góp phần tạo ra hình ảnh của sữa vinamilk và nhãn hiệu của vinamilk

+ Bao gói tạo ra khả năng và ý niệm về cải tiến của sữa vinamilk + Khi đóng gói các thông tin trên bao gói bao gồm:

 Thông tin về sản phẩm

 Thông tin về ngày sản xuất, người sản xuất, nơi sản xuất và đặc tính của sản phẩm

 Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng

+ Các thông tin do luật định

2 Dịch vụ khách hàng

- Dịch vụ khách hàng của sữa vinamilk

+ Đáp ứng nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng là cần được sự

tư vấn của các nhà chuyên môn về dinh dưỡng, để có được một chế độ ăn phù hợp nhất, mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

+ Vinamilk thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho quý khách hàng, để tri ân quý khách hàng thân thiết và mang sản phẩm của Vinamilk đến với mỗi người Việt Nam

+ Chuyên mục giúp bạn tìm hiểu nhanh hơn và chính xác hơn sản phẩm phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của bạn

+ Vinamilk cung cấp cho bạn cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lớn và trẻ em giúp cho người tiêu dùng hiểu biết chính xác về tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mình

Trang 11

+ Vinamilk sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp có thể giúp bạn hiểu nhanh hơn về những điều cơ bản thường gặp về thông tin dinh dưỡng và cách sử dụng sữa đúng cách

IV QUYẾT ĐỊNH VỀ CHỦNG LOẠI VÀ DANH MỤC VINAMILK

- Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng phong phú về chủng loại với trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan Với nhiều chủng loại sản phẩm,Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty Tuy nhiên cũng có những khó khăn ví dụ như công tác quản lý, bảo quản sản phẩm, phân phối sản phẩm… Giải pháp cần được đưa ra ở đây là chú trọng tới các sản phẩm đang được tiêu dùng nhiều, xóa bỏ những sản phẩm không được ưa chuộng, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Vinamilk là thương hiệu sữa có đa dạng các mặt hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng như sữa hộp, sữa bịch, sữa đóng chai Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn để tìm ra mặt hàng phù hợp nhu cầu và sở thích riêng của bản thân

- Vinamilk - Thương hiệu sữa tươi hàng đầu Việt Nam có những loại: + Sữa tươi nguyên chất Vinamilk 100% Organic

+ Sữa tươi tách béo Vinamilk 100% Sữa Tươi

+ Sữa tươi Vinamilk 100% Sữa Tươi

+ Sữa dinh dưỡng có đường Vinamilk A&D3

+ Sữa dinh dưỡng Vinamilk ADM Gold (có đường, hương dâu, hương socola, hương chuối 110ml)

+ Sữa dinh dưỡng không đường Vinamilk Flex không lactoza + Sữa tươi Vinamilk Nhập khẩu 100%

- Một số sản phẩm mang lại doanh thu cao cho công ty cần được chú trọng là:

Ngày đăng: 01/11/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w