Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Phân tích quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về độc quyền trong nềnkinh tế thị trường - Trình bày khái quát
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT
ĐỀ TÀI
Lý luận của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường và những biểu hiện của độc quyền trong
bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay.
Tiểu luận cuối kỳ
Trang 2Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1 Nguyễn Thanh Quân - 22119219
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài 4
3 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6
1.1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành độc quyền 6
1.1.1 Khái niệm độc quyền 6
1.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền 6
1.2 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường 8
1.2.1 Tác động tích cực 8
1.2.2 Tác động tiêu cực 8
1.3 Lý luận của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền 8
1.3.1 Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền 8
1.3.2 Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế 10
1.3.3 Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến 12
1.3.4 Sự phân chia thế giới về nền kinh tế giữa các tập đoàn độc quyền 12
1.3.5 Sự phân chia về địa lý của các cường quốc tư bản 13
CHƯƠNG 2: ĐỘC QUYỀN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY 13
2.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay 13
2.2 Tác động của Cách mạng 4.0 đối với độc quyền kinh tế thị trường 14
2.3 Các biểu hiện mới của độc quyền trong bối cảnh cách mạng 4.0 19
2.3.1 Biểu hiện trong tích tụ và tập trung tư bản trong kỷ nguyên số 19
Trang 42.3.2 Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền 20 2.3.3 Biểu hiện của xuất khẩu tư bản và sự phụ thuộc công nghệ 20 2.3.4 Biểu hiện của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền 21 2.3.5 Biểu hiện về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự can thiệp của các tập đoàn độc quyền 22 2.4 Một số giải pháp phòng chống độc quyền trong bối cảnh cách mạng 4.0………23 PHẦN KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Độc quyền ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sựhình thành và phát triển của độc quyền Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo,robot, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, mởrộng quy mô sản xuất, Điều này dẫn đến sự tập trung sản xuất ngày càng cao, tạođiều kiện cho các doanh nghiệp lớn nắm giữ thị trường
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện quá trình phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Để phát triển kinh tế thị trường một cách lànhmạnh, hiệu quả, cần phải nhận thức rõ về bản chất, quy luật vận động của độcquyền và có những giải pháp phù hợp để kiểm soát và hạn chế những tác động tiêucực của độc quyền Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài Lý luận của Kinh
tế chính trị Mác – Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường và những biểuhiện của độc quyền trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay là cần thiết và có ýnghĩa thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu lý luận của Kinh tế chính trị Mác– Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường và những biểu hiện của độcquyền trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lênin về độc quyền trong nềnkinh tế thị trường
- Trình bày khái quát về những biểu hiện của độc quyền trong bối cảnh 4.0 hiệnnay, đánh giá những thay đổi và biểu hiện mới của độc quyền trong bối cảnh cách
Trang 6mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp về độc quyền trong bối cảnh 4.0hiện nay.
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,đối chiếu, để nghiên cứu các lý luận về độc quyền, đặc biệt là lý luận củaV.I.Lênin về độc quyền
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp điều tra, khảosát, thống kê, để nghiên cứu thực trạng độc quyền trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp 4.0
Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích số liệu đểnghiên cứu các tác động của độc quyền đối với nền kinh tế và xã hội
Trang 7PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ
ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm và nguyên nhân hình thành độc quyền
1.1.1 Khái niệm độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác đã dự báo rằng: “tự docạnh tranh dẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.1
Độc quyền trên thị trường là tình trạng mà một công ty hoặc một liên minhcác công ty chiếm lĩnh hoặc kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp một sản phẩm cụ thể.Nhờ vào sự chiếm đoạt này, họ có thể áp đặt các điều kiện về giá cả và điều chỉnhcung cầu theo ý muốn của mình, nhằm tối đa hóa lợi nhuận Điều này thường dẫnđến việc ngăn chặn sự cạnh tranh từ các đối thủ khác, làm cho người tiêu dùngthiếu sự lựa chọn và phải trả giá cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần
1.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong nền kinh tế trị trường các nước tưbản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Các tổ chức độc quyền xuấthiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất
Tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật chính là nguyên nhân sâu xa của tích
tụ tư bản và tập trung tư bản Sự tác động của khoa học - kỹ thuật đã giúp chodoanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, thu hút được tư bản của các doanhnghiệp khác về tay mình thông qua cạnh tranh trên thị trường Từ nguyên nhân này
nó đã dẫn đến hai xu hướng:
1 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.27, tr.402
Trang 8+ Làm xuất hiện những ngành mới, ngay từ đầu, nó đã là những ngành có trình
độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chứcmới
+ Làm cho năng suất lao động và do vậy là giá trị thặng dư tăng lên, mở rộngkhả năng tích lũy, thúc đẩy sản xuất lớn Các xí nghiệp lớn xuất hiện và quyền lựcngày càng tập trung vào những công ty này
- Hai là, tự do cạnh tranh đã tác động mạnh mẽ đến tích tụ và tập trung tư bảndẫn đến những hệ quả
+ Một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy.+ Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bịcác đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trongcạnh tranh Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị mộtngành hay trong một số ngành công nghiệp
- Ba là, khủng khoảng kinh tế và sự phát triển của hệ thống tín dụng Khủnghoảng kinh tế và sự phát triển của hệ thống tín dụng này càng làm cho nhiều xínghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏikhủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất Tín dụng tư bản chủnghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất
Các tập đoàn lớn và các tổ chức có năng lực tài chính đang tham gia vào mộtcuộc đua cạnh tranh gay gắt, dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền Những
tổ chức này có khả năng kiểm soát giá cả và thực hiện các giao dịch độc quyền, từ
đó tạo ra lợi nhuận cao Tuy nhiên, lợi nhuận này vẫn phụ thuộc vào lao động củacác công nhân bên trong tổ chức độc quyền và những người lao động ngoài hệthống này
Trang 91.2 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền
Các doanh nghiệp độc quyền có thể sử dụng tối ưu tài nguyên và quy trình sản xuất, nhờ vào quyền kiểm soát thị trường và giảm bớt các chi phí cạnh tranh
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tếphát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại
Với khả năng tập trung một lượng tài nguyên kinh tế lớn, đặc biệt là sức mạnh tài chính, các tổ chức độc quyền có thể đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế chiến lược, đem lại sự tập trung và hiện đại hóa cho nền kinh tế Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường theo hướng sản xuất quy mô lớn và hiện đại, đồng thời giúpnâng cao khả năng cạnh tranh và sức mạnh toàn cầu của đất nước.
Do đó, mặc dù có khả năng tài chính để đầu tư vào nghiên cứu, phát minh và sáng
Trang 10chế, các tổ chức độc quyền thường không hết sức tích cực trong việc thực hiện những công việc này
Thứ ba, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu - nghèo
1.3 Lý luận của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền
1.3.1 Tập trung sản xuất và tổ chức độc quyền
Sự tập trung sản xuất là quá trình hợp nhất các doanh nghiệp để tăng quy môsản lượng và lao động, giảm số lượng xí nghiệp Điều này phần lớn là do phát triểnkhoa học và công nghệ, đòi hỏi năng suất lao động cao hơn và quy mô lớn để đạthiệu quả kinh tế Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà tư bản cũng thúc đẩy sự tập trungnày, khiến các tổ chức độc quyền nảy sinh với mục đích thống lĩnh thị trường vàthu được lợi nhuận cao hơn
Từ khi mới bắt đầu hình thành, các tổ chức độc quyền hoạt động theo liênkết ngang, nghĩa là liên kết với các doanh nghiệp cùng một nhóm ngành Nhưngsau này, các tổ chức độc quyền đã chuyển sang liên kết dọc tức là mở rộng nhiềungành nghề từ các lĩnh vực khác nhau Quá trình hình thành tổ chức độc quyềnđược diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông cho đến sản xuất và tái sản xuất, baogồm:
- Cartel: Đây là liên minh độc quyền cam kết thỏa thuận với nhau về giá cả, sản
lượng hàng hóa, và thị trường tiêu thụ Các doanh nghiệp tham gia Cartel vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông hàng hóa Tuy nhiên, họ cam kết thực hiện đúng hiệp nghị đã ký, và vi phạm sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị
- Syndicate: Hình thức này cao cấp hơn Cartel và ổn định hơn Các xí nghiệp tư
bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận)
Trang 11Mục đích của Syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ và bán hàng hoá với giá đắt, thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Trust: Trong Trust, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị
chung thống nhất quản lý Các xí nghiệp tư bản tham gia Trust trở thành cổ đông
để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần
- Consortium: Đây là hình thức tổ chức độc quyền có quy mô lớn hơn Tham gia
Consortium không chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả các Syndicate, Trust thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan về kinh tế và kỹ thuật Một Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết, phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
- Concern: Đây là tổ chức độc quyền đa ngành, đa quốc gia nhằm khắc phục tính
rủi ro cao của chuyên môn hóa hẹp và đối phó với việc chống độc quyền
- Conglomerate: Tổ chức độc quyền này kết hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ,
gần như không có sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất Mục đích của Conglomerate là thu lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoán.2
1.3.2 Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp,trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến hình thành các tổchức độc quyền trong ngân hàng
Quy luật của việc tích tụ và tập trung trong lĩnh vực ngân hàng tương tự nhưtrong ngành công nghiệp Các ngân hàng vừa và nhỏ thường bị đóng cửa hoặc hợpnhất khi đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội, để nhường chỗ cho các ngân hàng lớnhình thành Khi sản xuất công nghiệp tập trung mạnh, các ngân hàng nhỏ thườngkhông đủ tài lực và uy tín để phục vụ các doanh nghiệp lớn Vì vậy, họ buộc phải
2 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2021, tr 137-137.
Trang 12sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phá sản Quá trình này đã đẩy mạnh sự hìnhthành các tổ chức độc quyền trong ngành ngân hàng.
Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làmthay đổi quan hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngânhàng có vai trò mới: từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tíndụng, thì nay đã nắm được hầu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạnnăng”, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội
Dựa vào quyền lực tài chính của mình, các tổ chức độc quyền ngân hàngthường chiếm ưu thế bằng cách "cử" đại diện vào các cơ quan quản lý của các tổchức độc quyền trong công nghiệp, để kiểm soát việc sử dụng vốn vay hoặc đầu tưtrực tiếp vào các doanh nghiệp công nghiệp Sự thống trị ngày càng gia tăng củangân hàng cũng dẫn đến sự xâm nhập ngược từ các tổ chức độc quyền công nghiệpvào hệ thống ngân hàng Các tổ chức độc quyền công nghiệp thường cũng tham giavào hoạt động của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng lớn để cóthể chi phối các hoạt động của chúng Quá trình độc quyền hóa cả trong côngnghiệp và ngân hàng đã tạo nên một mối liên hệ chặt chẽ, dẫn đến sự hình thànhmột loại hình tư bản mới, được biết đến là tư bản tài chính
V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản
ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp".3
Sự phát triển của tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhómnhỏ những nhà tư bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn
xã hội, gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính)
Về mặt kinh tế, các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế
độ tham dự” Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một
Trang 13tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một công ty lớn nhất - công
ty gốc gọi là "công ty mẹ"; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trịcác "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu",
Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu mócxích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế vàđiều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.4
Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công
ty mới, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất để thu lợi nhuậnđộc quyền cao
Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhànước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúngthống trị về kinh tế.5
1.3.3 Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến
Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếmnơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chứcđộc quyền Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ranước ngoài) nhằm mục đích thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nướcnhập khẩu tư bản
Hình thức xuất khẩu tư bản:
- Đầu tư trực tiếp: Đầu tư để xây dựng mới hoặc mua lại các xí nghiệp ở nướcnhận đầu tư Các xí nghiệp này có thể là chi nhánh của công ty mẹ ở quốc gia gốchoặc hỗn hợp song phương
4 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2021, tr 140.
5 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2021, tr 141.