1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tom tat tran mai van (v) pháp luật về Đất di tích lịch sử văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố hà nội

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội
Tác giả Trần Mai Vân
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Hữu Nghị
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 626,9 KB

Nội dung

Đề tài luận án “Pháp luật về đất đai di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” được NCS thực hiện nhằm phân tích các quy định pháp luật hiện hành, xác định n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Luật Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hữu Nghị

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường

Họp tại: Trường Đại học Luật Hà Nội

Vào hồi: …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin Thư viên, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

là địa phương có số lượng di tích LSVH lớn nhất cả nước với gần 6.000 di tích, trong đó có nhiều di tích quốc gia và quốc tế được UNESCO công nhận Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa

và áp lực từ kinh tế thị trường, nhiều di tích tại Hà Nội đang phải đối mặt với các nguy cơ xâm hại, lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích, và vi phạm pháp luật về đất đai liên quan đến di tích

Hiện nay, hệ thống pháp luật về đất di tích LSVH đã được ban hành nhằm bảo vệ và quản lý các di tích này Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn còn nhiều bất cập Các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu sự đồng bộ, thống nhất Luật Đất đai 2013 mới chỉ đưa ra những nguyên tắc chung, thiếu cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc thực thi Ngoài ra, các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, thiếu những cơ chế phù hợp để huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích Kinh phí đầu tư cho việc bảo tồn cũng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng nhiều di tích chỉ được duy tu tạm thời, không được bảo tồn bền vững

Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội là rất cần thiết Đề tài luận

án “Pháp luật về đất đai di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” được NCS thực hiện nhằm phân tích các quy định pháp

luật hiện hành, xác định những bất cập, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đất đai liên quan tới di tích LSVH tại thành phố Hà Nội Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di tích LSVH tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất đai di tích LSVH từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích mà đề tài đặt ra, luận án xác định các nhiệm vụ

Trang 4

2 nghiên cứu sau:

- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về đất di tích LSVH thông qua việc giải mã các khái niệm di tích LSVH, đất di tích LSVH; xây dựng lý luận pháp luật về đất di tích LSVH thông qua việc phân tích khái niệm và đặc điểm của pháp luật về đất di tích LSVH, xác định cấu trúc của pháp luật về đất di tích LSVH; lý giải vai trò và các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật về đất di tích LSVH

- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về đất di tích LSVH và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội

- Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH từ thực tiễn thi hành tại Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án khu trú vào một số vấn đề cơ bản sau:

- Do luận án được thực hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai năm 2013 đang có hiệu lực thi hành nên đối tượng nghiên cứu của luận án

là các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất di tích LSVH

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất di tích LSVH

- Thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội

- Quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về đất di tích LSVH nói riêng

- Các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách chuyên khảo và sách, báo, tạp chí liên quan đến pháp luật về đất di tích LSVH

- Thực tiễn pháp lý của một số nước về đất di tích LSVH

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung: Như đã trình bày ở trên, do luận án được thực

hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực nên

đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các quy định của Luật Đất đai năm

2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất di tích LSVH, cũng như pháp luật hiện hành về di sản văn hóa có liên quan;

Giới hạn về phạm vi: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực tiễn thi

hành pháp luật về đất di tích LSVH trên địa bàn Hà Nội

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Phương pháp luận

Trang 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

i) Phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, diễn giải,… được sử dụng trong nghiên cứu tổng quan tình hình liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết của đề tài luận án

ii) Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về đất di tích LSVH

iii) Phương pháp so sánh luật học, phương pháp điều tra, thống kê xã hội học v.v được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội

iv) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp được sử dụng ở Chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội

5 Những điểm mới và giá trị khoa học của luận án

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về vấn đề này đã được công bố, luận án tiến sĩ luật học với

đề tài: “Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” hoàn thành với những kết quả nghiên cứu đạt được cụ

thể như sau:

- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận pháp luật đất di tích LSVH, lý luận về thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH thông qua việc đưa ra khái niệm, lý giải các đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích LSVH; nêu vai trò và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH

- Đánh giá được thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích LSVH, nêu các hạn chế, thiếu sót, bất cập của lĩnh vực pháp luật này, phản ánh thực tiễn thi hành tại Hà Nội, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

về đất di tích LSVH, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất

di tích LSVH

Trang 6

4 Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà lập pháp; đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai, đối với các cơ quan quản lý nhà nước về di tích LSVH nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về di tích LSVH của Hà Nội nói riêng; đối với người SDĐ Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta và đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về đất di tích lịch sử - văn hóa và pháp luật đất di

tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực

tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội

Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa tại thành phố Hà Nội

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Phần này tập trung phân tích các tài liệu trong và ngoài nước để hiểu rõ bối cảnh và các nghiên cứu có liên quan tới pháp luật về đất di tích LSVH

đã được thực hiện, từ đó giúp làm rõ vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

1 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa

1.1 Các công trình nghiên cứu chung về di tích lịch sử - văn hóa

1.1.1 Nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Phân tích định nghĩa, các loại hình di tích, vai trò và ý nghĩa của di tích đối với xã hội; Các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của

di tích, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển KT-XH; Đánh giá thực trạng quản lý và bảo tồn di tích tại Việt Nam, đặc biệt là tại các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương Đồng thờ chỉ ra những hạn chế và thách thức trong công tác này; Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn di tích, như hoàn thiện khung pháp luật, tăng cường đầu tư, nâng cao nhận thức của cộng đồng

1.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu nước ngoài tập trung vào việc khám phá, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích LSVH với nội dung: Di tích LSVH bao gồm nhiều loại hình di sản khác nhau, từ kiến trúc truyền thống đến di sản văn hóa phi

Trang 7

5 vật thể, từ các khu vực đô thị đến nông thôn; Quản lý di tích LSVH cần phải hiểu rõ bối cảnh văn hóa, lịch sử và xã hội của di tích để có thể bảo tồn một cách hiệu quả; Quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn di tích LSVH Vì vậy cần có đánh giá tác động của đô thị hóa và phát triển kinh tế đối với di tích LSVH; Có nhiều giải pháp khác nhau để bảo vệ di tích LSVH, bao gồm việc kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch, sử dụng công nghệ thông tin, và tăng cường sự tham gia của cộng đồng

Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các vấn đề liên quan đến bảo vệ di tích LSVH, bao gồm vấn đề pháp luật về đất đai Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích cho thế hệ tương lai

1.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các công trình nghiên cứu về di tích LSVH trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau như: Đánh giá về số lượng

và phân loại di tích, với khẳng định Hà Nội là một trong những địa phương

có số lượng di tích LSVH lớn nhất cả nước, với đa dạng các loại hình di tích; Các di tích LSVH Hà Nội không chỉ mang giá trị tín ngưỡng, thờ cúng

mà còn là những minh chứng sống động cho lịch sử hào hùng của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước; Các công trình kiến trúc cổ kính, các khu đô thị cổ là những di sản kiến trúc quý giá, phản ánh sự đa dạng và phong phú của kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ; Các tác giả đều bày tỏ sự quan ngại về tình trạng xuống cấp của một số di tích và đề xuất nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản; Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Các tác giả cũng đã chỉ ra những thách thức trong công tác bảo tồn di tích như đô thị hóa, tác động của du lịch và đề xuất các giải pháp phù hợp

2 Các công trình nghiên cứu về pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

2.1 Các công trình nghiên cứu về pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa nói chung

2.1.1 Nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về pháp luật về đất di tích LSVH trong nước

đã tập trung vào số vấn đề chính như: Làm rõ khái niệm đất di tích LSVH, phân tích vị trí pháp lý của loại đất này trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời so sánh với các quy định của quốc tế; Những vấn đề tồn tại trong quá trình quản lý và SDĐ di tích như: lấn chiếm, xây dựng trái phép, khai thác không bền vững, thiếu quy hoạch chi tiết ; Phân tích về những nguyên

Trang 8

6 nhân sâu xa dẫn đến những tồn tại trên, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; Chỉ ra những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, như quy định còn chung chung, thiếu tính cụ thể, cơ chế phối hợp giữa các

cơ quan chưa chặt chẽ; Đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất di tích LSVH, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu về pháp luật về đất di tích LSVH ở một số nước như Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc… đã phân tích hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, các vấn đề và thách thức trong việc bảo tồn di tích LSVH về các khía cạnh: Phân tích các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến bảo tồn di sản; Nhận diện những vấn đề và thách thức mà các quốc gia này đang đối mặt trong việc bảo tồn di sản, như sự phá hủy do phát triển KT-XH, biến đổi khí hậu, thiếu nguồn lực, v.v.; Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản lý và bảo tồn di sản, như nâng cao nhận thức cộng đồng, ứng dụng công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế; Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc bảo tồn di sản; Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, như phân tích nội dung, phỏng vấn sâu, khảo sát, v.v

2.2 Các công trình nghiên cứu trong thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghiên cứu đã tập trung vào một vấn đề phổ biến là tình trạng vi phạm pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội, với những vấn đề như: Các di tích LSVH, đặc biệt là đình, chùa, thường bị lấn chiếm, xây dựng trái phép,

sử dụng sai mục đích; Cơ quan chức năng chưa thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, dẫn đến tình trạng kéo dài các vụ việc vi phạm; Nhiều

vụ việc vi phạm kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết dứt điểm; Việc

xử lý các vụ vi phạm gặp phải nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong

đó có áp lực từ các cá nhân, tổ chức liên quan

2.3 Đánh giá khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu

i) Đánh giá về nội dung

Đánh giá ở mức độ khái quát, các công trình nghiên cứu nêu trên đây ở mức độ và phạm vi khác nhau đã tập hợp, hệ thống hóa và góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về đất di tích LSVH Song xét ở khía cạnh nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, các công trình này đã giải quyết được một số vấn đề lý luận cơ bản về đất di tích LSVH

ii) Đánh giá về phương pháp nghiên cứu

Trang 9

- Phương pháp điều tra xã hội học

3 Cơ sở lý thuyết của đề tài

3.1 Lý thuyết nghiên cứu

Lý thuyết nghiên cứu là quan điểm, học thuyết về quản lý đất di tích LSVH dựa trên nền tảng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

lý thuyết về vai trò điều chỉnh, kiến tạo của pháp luật trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần quý giá của di tích LSVH

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu, từ đó xây dựng các giả thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu luận án:

Thứ nhất, pháp luật về đất di tích LSVH đã được xây dựng và tổ chức

thực hiện trên cơ sở lý luận phù hợp với đối tượng là đất di tích LSVH và bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam chưa?

Thứ hai, việc quản lý và sử dụng đất di tích LSVH đã chú ý thích đáng

đến những đặc thù riêng của đất di tích LSVH chưa? Các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH có những hạn chế, bất cập, thiếu sót nào cần khắc phục?

Thứ ba, pháp luật về đất di tích LSVH cần được hoàn thiện và tổ chức

thực hiện trên cơ sở quan điểm nào? Cần có những giải pháp gì để khắc phục các hạn chế, thiếu sót của pháp luật về đất di tích LSVH để góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích LSVH trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ trân quý, tự hào về LSVH dân tộc

3.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất, pháp luật về đất di tích LSVH chưa được xây dựng và tổ chức

thực hiện trên cơ sở lý luận phù hợp với đặc thù của đất di tích LSVH và bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam

Trang 10

8

Thứ hai, việc quản lý và sử dụng đất di tích LSVH chưa chú ý thích

đáng đến những đặc thù riêng của đất di tích LSVH; các quy định pháp luật hiện hành và tổ chức thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH còn có những hạn chế, bất cập, thiếu sót cần được khắc phục

Thứ ba, pháp luật về đất di tích LSVH cần được hoàn thiện và tổ chức

thực hiện trên cơ sở các quan điểm phù hợp, đồng thời cần có các giải pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích LSVH trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ trân quý, tự hào về LSVH dân tộc

4 Về hướng tiếp cận của đề tài và các phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, hướng tiếp cận của luận án là phân tích và đánh giá toàn diện

các vấn đề từ thể chế, thiết chế đến thực tiễn quản lý đất di tích LSVH tại thành phố Hà Nội

Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: cơ sở phương

pháp luận nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; đặc biệt là tư tưởng thượng tôn pháp luật của Bác Hồ

Kết luận Tổng quan

Pháp luật về đất di tích LSVH là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật về đất đai Nghiên cứu về đất di tích LSVH và pháp luật điều chỉnh còn thiếu tính hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại Việt Nam

Các nghiên cứu về di tích LSVH và đất di tích tập trung vào khái niệm, đặc điểm của đất di tích, yêu cầu bảo vệ đất di tích và pháp luật liên quan Các nghiên cứu này đã đóng góp vào hệ thống hóa lý luận pháp luật về đất

di tích LSVH, nhưng ít được cập nhật sau khi ban hành Luật Đất đai 2013

Vì vậy, cần thiết có thêm các nghiên cứu mới

Kết quả nghiên cứu Tổng quan cung cấp cái nhìn có hệ thống và toàn diện về pháp luật đất di tích LSVH, cùng với thực tiễn tại thành phố Hà Nội

là cơ sở quan trọng để thực hiện các nội dung tiếp theo của đề tài luận án

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ PHÁP LUẬT

ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm di tích lịch sử- văn hoá, đất di tích lịch sử -văn hoá; khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử -văn

Trang 11

Một là, các công trình kiến trúc, địa điểm có liên quan tới các sự kiện

lịch sử hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa; ví dụ: Quảng trường Ba Đình, Nhà sàn Bác Hồ; Hang Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng); Nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội), Nhà Bác ở xã Kim Liên (huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An) v.v

Hai là, những đồ vật trong nội thất các công trình kiến trúc (vật dụng cá

nhân, đồ tế tự trong các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng ); ví dụ: Cồng chiêng Tây Nguyên, Ngai vàng trong Đại nội Huế v.v

Ba là, môi trường cảnh quan thiên nhiên xen kẽ hoặc bao quanh di tích; ví

dụ: Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Gò Đống Đa (Hà Nội) v.v

Bốn là, những giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với các công trình

địa điểm đó; ví dụ: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Gióng, Hội Lim v.v

- Đất di tích lịch sử - văn hóa:

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh khi đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định của khoản 1 Điều 158 Luật Đất đai

2013

- Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

Pháp luật về đất di tích lịch sử, văn hóa là một phần của hệ thống pháp luật đất đai mà ở đó quy định về việc bảo tồn, quản lý và bảo vệ các di tích

có giá trị lịch sử và văn hóa Đây là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt, tập trung vào việc bảo vệ và duy trì các di sản văn hóa và lịch sử quan trọng của một quốc gia hoặc một cộng đồng xã hội

1.1.2 Đặc điểm và cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

- Đặc điểm của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hoá:

Trang 12

10 Pháp luật về đất di tích LSVH là một chế định của pháp luật đất đai Chế định pháp luật này ra được dựa trên một số căn cứ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật mang những đặc trưng mà các biện pháp quản lý

khác không có được; đó là tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng

Thứ hai, thông qua cơ chế điều chỉnh của pháp luật mà trật tự quản lý và

SDĐ di tích LSVH, danh lam thắng cảnh được xác lập và đi vào nề nếp;

Thứ ba, như phần trên đã đề cập, đất di tích LSVH, danh lam thắng cảnh

trên đó tồn tại các di tích LSVH, danh lam thắng cảnh

Thứ tư, bằng pháp luật, Nhà nước thành lập một hệ thống cơ quan được

tổ chức chặt chẽ

- Cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hoá:

Một là, nhóm các quy định chung bao gồm quy định về đối tượng và

phạm vi điều chỉnh; quy định về các hành vi bị cấm trong quản lý và SDĐ

di tích LSVH; quy định về nguyên tắc SDĐ di tích LSVH

Hai là, nhóm các quy phạm pháp luật về chế độ quản lý đất di tích

LSVH bao gồm các quy định về quy hoạch, kế hoạch SDĐ di tích LSVH; quy định về cấp, đính chính, thu hồi GCNQSDĐ di tích LSVH; quy định về

hệ thống cơ quan quản lý đất di tích LSVH; quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất di tích LSVH v.v

Ba là, nhóm các quy phạm pháp luật về chế độ SDĐ di tích LSVH bao

gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ; các quy phạm pháp luật về chế độ SDĐ di tích LSVH bao gồm các quy định về hình thức SDĐ, thời hạn SDĐ; quy định về chủ thể SDĐ di tích LSVH; quy định về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ di tích LSVH v.v

Bốn là, nhóm các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của chủ thể SDĐ di tích LSVH bao gồm các quy định về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất di tích LSVH; quy định về giải quyết tranh chấp đất di tích LSVH v.v

1.2 Vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

1.2.1 Vai trò đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

Tóm lại, thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH ở Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà còn là cơ hội để phát triển du lịch, kinh tế địa phương và gìn giữ sự đa dạng văn hóa của dân tộc Điều này đóng góp vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước

Trang 13

Thứ ba, đảm bảo về nguồn nhân lực

Thứ tư, đảm bảo về ý thức pháp luật của các chủ thể trong thực hiện

pháp luật về đất di tích LSVH

Thứ năm, đảm bảo về nguồn vốn, cơ sở vật chất

Thứ sáu, đáp ứng yêu cầu quản lý đất di tích lịch sử, văn hóa

Thứ bẩy, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất di tích lịch sử, văn hóa

Kết luận Chương 1

Di tích LSVH là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi sự bảo vệ và gìn giữ của từng cá nhân, cộng đồng và Nhà nước để phát huy giá trị truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Việc bảo vệ di tích LSVH không thể tách rời khỏi việc bảo vệ đất di tích liên quan

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị của đất đai ngày càng tăng, dẫn đến nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng về đất di tích LSVH vì lợi nhuận, gây tổn hại đến các giá trị của di tích và tạo ra sự lo ngại trong xã hội Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất di tích LSVH bằng pháp luật là rất cần thiết và không thể thiếu

Pháp luật về đất di tích LSVH là một lĩnh vực thuộc pháp luật đất đai, bao gồm các quy định do Nhà nước ban hành và thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất di tích LSVH Để đảm bảo hiệu quả thi hành, cần các điều kiện chính trị, pháp lý, nguồn nhân lực, ý thức pháp luật, và cơ sở vật chất

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa

2.1.1 Thực trạng các quy định chung về đất di tích lịch sử - văn hóa

Đất di tích LSVH là loại đất mà trên đó có các di tích LSVH Các quy định pháp lý về đất này hiện có trong Luật Đất đai 2013, Luật Di sản Văn hóa 2001 (sửa đổi 2009) và các nghị định, thông tư liên quan Đất di tích LSVH thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích công

Ngày đăng: 01/11/2024, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w