Các công trình nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội .... Mục đích nghiên cứu Đề tài có mục đích là làm sáng tỏ những vấn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN MAI VÂN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN MAI VÂN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hữu Nghị
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Phạm Hữu Nghị Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Mai Vân
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8
1 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa 8
1.1 Các công trình nghiên cứu chung về di tích lịch sử - văn hóa 8
1.1.1 Nghiên cứu trong nước 8
1.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 16
1.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội 23
2 Các công trình nghiên cứu pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa 29
2.1 Các công trình nghiên cứu pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa nói chung 29
2.1.1 Nghiên cứu trong nước 29
2.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 37
2.2 Các công trình nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội 41
2.3 Đánh giá khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu 44
3 Cơ sở lý thuyết của đề tài 46
3.1 Lý thuyết nghiên cứu 46
3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 47
3.3 Các giả thuyết nghiên cứu 47
4 Về hướng tiếp cận của đề tài và các phương pháp nghiên cứu 48
Kết luận Tổng quan 50
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ VỀ PHÁP LUẬT ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở VIỆT NAM 53 1.1 Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa 53 1.1.1 Khái niệm di tích lịch sử văn hóa và pháp luật về đất di tích lịch
sử- văn hóa 53 1.1.2 Đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa 65 1.2 Vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa 70 1.2.1 Vai trò đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa 70 1.2.2 Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử- văn
hóa 74 Kết luận chương 1 83 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 84 2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa 84 2.1.1 Thực trạng các quy định chung về đất di tích lịch sử - văn hóa 84 2.1.2 Thực trạng các quy định về chế độ quản lý đất di tích lịch sử - văn hóa 91 2.1.3 Các quy định về chế độ sử dụng đất di tích lịch sử - văn hóa 114 2.1.4 Các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất di tích lịch sử - văn hóa 122 2.1.5 Các quy định về giải quyết tranh chấp đất di tích lịch sử - văn hóa 128 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hà Nội 130 2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội thành phố Hà
Nội ảnh hưởng đến pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa 130 2.2.2 Những kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành pháp luật về đất
di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hà Nội 135
Trang 62.2.3 Những hạn chế, vướng mắc trong quy định trong quy định pháp
luật và thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hà Nội 149 Kết luận chương 2……… CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 164 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam hiện nay 164 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa 164 3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội 169 3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa và nâng cao hiệu quả thi hành tại thành phố Hà Nội 173 Kết luận chương 3 193 KẾT LUẬN 195 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 197 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội năm 2018 137 Bảng 2.2 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội năm 2019 138 Bảng 2.3 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội năm 2020 139
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước với lịch sử văn hóa lâu đời và phong phú Từ bắc vào nam, khắp nơi trên lãnh thổ đều có những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Trải dài từ các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn đến các vùng quê nhỏ bé, mỗi di tích đều mang đậm dấu ấn của một giai đoạn lịch
sử, một nền văn hóa riêng biệt Di tích lịch sử văn hóa là những di sản quý giá, là những dấu tích đáng quý của quá khứ, ghi lại những sự kiện lịch sử, những giá trị văn hóa của dân tộc Bảo tồn và gìn giữ chúng không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền và cộng đồng mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam
Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại Việt Nam hiện nay rất được quan tâm và được xem xét cẩn thận để đảm bảo các di tích này được bảo
vệ và phát triển bền vững Luật Đất đai là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, cung cấp khung pháp luật cơ bản cho việc bảo tồn, quản lý và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa Ngoài ra, cũng có các quy định cụ thể khác được ban hành để thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển di tích Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực pháp luật này còn bộc lộ một số hạn chế như: các quy định nằm rải rác ở những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan ban hành nên khó tránh khỏi tính thiếu thống nhất, đồng bộ; Luật Đất đai năm
2013 đề cập đến đất di tích LSVH mới dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, thiếu chi tiết, cụ thể nên gặp nhiều trở ngại khi thi hành trên thực tế; chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất di tích LSVH chưa đủ sức răn đe, giáo dục v.v Bên cạnh đó Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai
Trang 10thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa… trong khi thực tiễn xã hội hiện đại, các địa phương tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế – xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa nhưng chưa có cơ chế phù hợp Nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn rất thấp
so với nhu cầu thực tế: đầu tư tu bổ di tích còn thấp nên mới chỉ thực hiện chống đỡ cục bộ chứ chưa đặt di tích ở trong tình trạng bền vững lâu dài để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh có sức hấp dẫn thu hút khách tham quan nên việc tạo nguồn thu tái đầu tư cho tu bổ, tôn tạo di tích còn bị hạn chế Di sản tư liệu, di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh chưa có đầy đủ chương trình, đề án, kế hoạch để bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hoạt động bảo tàng chưa được quan tâm, đầu tư kinh phí để xây dựng, cải tạo trụ sở, mua sắm trang bị thiết yếu để bảo vệ, bảo quản hiện vật còn hạn chế
Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về đất di tích LSVH một cách toàn diện, có hệ thống để nhận diện những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó; trên cơ sở đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của nước ta với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử Hiện nay, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về
số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16
di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, đặc biệt Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới Các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng của
Hà Nội từ lâu đã thu hút rất nhiều du khách, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã,
Trang 11đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
Hà Nội cũng có hệ thống bảo tàng, nhà hát được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá tốt, như Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội Đặc biệt, một trong những điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của Hà Nội thời gian qua là khu phố cổ - “bảo tàng sống” về quá trình hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm của lịch sử Nơi đây hiện còn lưu giữ được những nếp nhà với kiến trúc cổ, độc đáo, phản ánh đặc điểm địa lý và điều kiện sinh hoạt của người dân Thủ đô nói riêng, người Việt nói chung từ ngàn đời nay, thể hiện đặc điểm tôn giáo và tín ngưỡng, có sự hòa trộn của các nền văn hóa đa dạng, phong phú, sự đan xen kiến trúc nhiều thời kỳ cũng như kiến trúc phương Đông và phương Tây Khu phố cổ không chỉ là một trung tâm kinh tế, mà còn là một trung tâm văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội, có mật độ công trình di tích cao nhất thành phố với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, như đình, chùa, miếu, đền, các di tích lịch sử, cách mạng… Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số với tốc độ “chóng mặt” cùng với “cơn lốc” của kinh tế thị trường đã đe dọa, xâm hại nhiều di tích LSVH Đất di tích LSVH bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật đối với loại đất này Điều này cần phải có những đánh giá toàn diện, có hệ thống, khách quan và khoa học để tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém; trên
cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất di tích LSVH nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích LSVH của Hà Nội
Với suy nghĩ và nhận thức như vậy, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề
tài “Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành
Trang 12phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ luật học Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài,
hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này ở Hà Nội
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hoá, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất đai di tích LSVH từ thực tiễn thi hành thành phố Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích mà đề tài đặt ra, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về đất di tích LSVH thông qua việc giải mã các khái niệm di tích LSVH, đất di tích LSVH; xây dựng lý luận pháp luật về đất di tích LSVH thông qua việc phân tích khái niệm và đặc điểm của pháp luật về đất di tích LSVH, xác định cấu trúc của pháp luật về đất di tích LSVH; lý giải vai trò và các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật về đất di tích LSVH
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về đất di tích LSVH và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội
- Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH từ thực tiễn thi hành tại Hà Nội
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án khu trú vào một số vấn đề cơ bản sau:
Trang 13+ Nhóm các quy định của pháp luật:
- Do luận án được thực hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai năm 2013 đang có hiệu lực thi hành nên đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
về đất di tích LSVH
- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất di tích LSVH
- Thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội
- Quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về đất di tích LSVH nói riêng
- Các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách chuyên khảo và sách, báo, tạp chí liên quan đến pháp luật về đất di tích LSVH
- Thực tiễn pháp lý của một số nước về đất di tích LSVH
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Như đã trình bày ở trên, do luận án được thực
hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất di tích LSVH, cũng như pháp luật hiện hành về di sản văn hóa có liên quan;
Giới hạn về phạm vi: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực tiễn thi
hành pháp luật về đất di tích LSVH trên địa bàn Hà Nội
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Phương pháp luận
Đề tài “Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành
tại thành phố Hà Nội” được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất
Trang 14đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để nước
ta sớm trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
i) Phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, diễn giải,… được sử dụng trong nghiên cứu tổng quan tình hình liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết của đề tài luận án
ii) Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về đất di tích LSVH
iii) Phương pháp so sánh luật học, phương pháp điều tra, thống kê xã hội học v.v được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật
về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội
iv) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp được sử dụng ở Chương 3 khi xem xét, tìm hiểu về giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội
5 Những điểm mới và giá trị khoa học của luận án
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học về vấn đề này đã được công bố, luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Pháp
luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”
hoàn thành với những kết quả nghiên cứu đạt được cụ thể như sau:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận pháp luật đất di tích LSVH, lý luận về thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH thông qua việc đưa
ra khái niệm, lý giải các đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích LSVH;
Trang 15nêu vai trò và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH
- Đánh giá được thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích LSVH, nêu các hạn chế, thiếu sót, bất cập của lĩnh vực pháp luật này, phản ánh thực tiễn thi hành tại Hà Nội, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất
di tích LSVH, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH
Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà lập pháp; đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai, đối với các cơ quan quản lý nhà nước về di tích LSVH nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về di tích LSVH của Hà Nội nói riêng; đối với người SDĐ Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta và đối với những
ai quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về đất di tích lịch sử - văn hóa và về pháp luật đất di
tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa tại thành phố Hà Nội
Trang 16TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa
1.1 Các công trình nghiên cứu chung về di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1 Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đất di tích LSVH không thể không
đề cập đến các công trình nghiên cứu về di tích LSVH ở Việt Nam Bởi lẽ đây
là một loại đất đặc biệt không thể tách rời khỏi các di tích LSVH Hay nói cách khác, tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện đất di tích LSVH so với các loại đất khác; đó là đất mà trên đó có các di tích LSVH được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận và xếp hạng Với một nước có bề dày truyền thống văn hiến mấy nghìn năm lịch sử nên đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về di tích LSVH được công bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình khoa học cụ thể sau đây
i) Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) (2013), Di tích Lịch sử - văn hóa Bắc miền Trung - Truyền thống và bình tuyến, bảo tồn
và phát huy giá trị, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3(44)
Công trình nghiên cứu của tác giả Lưu Trần Tiêu đề cập đến những
khái niệm cụ thể về di sản văn hóa vật thể (bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia) và di sản văn hóa phi
vật thể (bao gồm tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn
dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian) Qua việc tiếp cận nội dung này, người đọc
hiểu được thế nào là di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng cũng như các loại hình cụ thể của di sản văn hóa Giá trị của công trình này thể hiện ở chỗ tác giả Lưu Trần Tiêu đưa ra cách
Trang 17tiếp cận, quan niệm mới về cách thức nghiên cứu LSVH theo truyền thống và bình tuyến, đây là “chiều dọc” và “chiều ngang” trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nói chung và có thể ứng dụng khi nghiên cứu di tích nói riêng
“Chiều dọc” phản ánh bối cảnh LSVH, xã hội gắn với những điều kiện cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định mà con người tạo nên các loại hình, đặc trưng, phong cách của di tích, ghi dấu các bước phát triển của lịch
sử Bình tuyến, hay mực ngang đánh dấu trình độ phát triển, sự biến chuyển
và có thể cả sự giao thoa, sự tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng gần nhau trên cùng một lát cắt thời gian, một giai đoạn lịch sử Với cách tiếp cận nghiên cứu này, tác giả Lưu Trần Tiêu cho rằng di tích LSVH bao giờ cũng nằm trong không gian lịch sử, không gian văn hóa và môi trường sinh thái nhân văn quanh nó Việc làm biến dạng, sai lệch, lấn chiếm, thậm chí hủy hoại không gian, môi trường quanh di tích làm giảm đi rất nhiều giá trị vốn có của nó Việc phân vùng văn hóa để nghiên cứu là một vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phương pháp tiếp cận Truyền thống được hình thành trong những điều kiện nhất định và bằng những con đường khác nhau, không phải lúc nào cũng được tiếp nối liên tục và đơn tuyến do bị tác động bởi các điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội- môi trường sinh thái nhân văn
Đây là những nội dung, thông tin tham khảo rất bổ ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án, đặc biệt trong phân tích vai trò quản lý của Nhà nước đối với các di tích LSVH ở nước ta rất cần tầm nhìn xa để có thể bảo vệ, phát huy giá trị của di sản lâu dài và bền vững
ii) Lê Thị Thảo (2016), Tiếp cận lịch sử qua di sản văn hóa, Tạp chí Di sản văn hóa vật thể, số 4(57)
Bài viết tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận lịch sử từ các di tích (qua
thực tiễn tại Thanh Hóa) Qua đó nhìn nhận lịch sử từ nhiều góc cạnh để có
thể tiến tới gần nhất bản chất của vấn đề lịch sử Tác giả đã phân tích các di
Trang 18tích chứa đựng lịch sử còn “sống” (hiện hữu) cho các thế hệ sau, tạo ra cầu
nối giữa quá khứ và hiện tại Nghiên cứu di tích giúp cho con người biết được cội nguồn dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại Qua đó giúp chúng ta góp phần định hướng tương lai, đồng thời khẳng định các di tích là đại diện cho một trong những khía cạnh nổi bật nhất của LSVH Việt Nam Tác giả đã thống kê hệ thống di tích lịch sử Việt Nam được phân thành bốn loại hình cơ bản: di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ Theo cấp độ có: di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia và
di tích quốc gia đặc biệt Hướng tiếp cận lịch sử từ di tích đã chỉ ra nhiều dẫn dụ được khái quát hóa thành nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu này được tác giả luận án tham khảo khi tìm hiểu, phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về đất di tích LSVH ở Chương
1 luận án; đặc biệt là Tiểu mục 1.1 lý luận về di tích LSVH khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và phân loại di tích LSVH
iii) Doãn Minh Khôi (Viện quy hoạch và Kiến trúc đô thị) (2010), Bảo tồn
di tích trong phát triển không gian đô thị, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2(31)
Nội dung bài viết đề cập cơ sở khoa học, thực tiễn của việc chỉnh trang và cải tạo di tích trong đô thị; bản chất và nội dung việc bảo tồn di tích với quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa Nếu kiến trúc và quy hoạch là những yếu tố luôn biến đổi thì những yếu tố ít biến đổi và bất biến cũng luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, bởi đó chính là những yếu tố quan trọng tạo nên cái lõi cố định cho sự phát triển của các đô thị Tác giả Doãn Minh Khôi đã làm rõ việc bảo tồn di tích trước hết phải được các nhà quy hoạch và phát triển đô thị nhìn nhận ngay từ giai đoạn quy hoạch tổng thể 1/2000, cần phải đánh dấu các điểm bảo tồn (đình,
đền, chùa, miếu) các tuyến cần bảo tồn (các tuyến phố) và các mảng cần bảo
Trang 19tồn (ô phố, quảng trường, không gian mặt nước…) Bảo tồn di tích phải gắn
liền với không gian và địa điểm Các di tích phải được bảo tồn đúng với vị trí của nó trong không gian đô thị, hơn thế nữa nó cần phải được bảo tồn trong sự xâm lấn của các yếu tố kiến trúc đô thị bao quanh Tác giả đã phân tích các thách thức trong việc bảo tồn di tích trong không gian đô thị, đặc biệt là ở Hà Nội, luôn luôn bị chèn ép bởi các công trình xây dựng mới, tốc
độ đô thị hóa và sự bùng nổ dân số mạnh mẽ Để khắc phục được tình trạng này, nhà thiết kế và chỉnh trang đô thị cần phải có cách tiếp cận với đời sống
di tích trên cả hai phương diện quản lý và giáo dục cộng đồng
Bài viết cung cấp những thông tin tham khảo có giá trị được tác giả luận án tiếp thu khi đánh giá thực tiễn thi hành việc bảo tồn di tích LSVH ở
Hà Nội nói chung và bảo tồn di tích phố cổ nói riêng tại Chương 2 luận án
iv) Trịnh Thị Hòa (2009), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Tạp chí Di sản văn hóa vật thể, số 2(27)
Tác giả bài viết đã khẳng định Đảng và Nhà nước luôn hết sức quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển quốc tế hiện nay thông qua việc tạo những thuận lợi về mặt pháp lý,
cơ chế, kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực v.v ; cụ thể: Một là, ban hành nhiều
văn bản pháp luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích LSVH; Hai là, đầu tư kinh phí cho công tác tu bổ, chống
xuống cấp di tích Từ năm 1994 đến năm 2001, ngân sách trung ương chi 26.718
tỷ đồng; ngân sách địa phương chi 360.170 tỷ đồng cho công tác tu bổ, chống
xuống cấp di tích LSVH; Ba là, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn và
phát huy giá trị của các di tích LSVH, lập hồ sơ khoa học cho 5 di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, hơn 3.000 di tích cấp quốc gia và hơn 5.000 di tích cấp
tỉnh; Bốn là, thu hút, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tham quan, góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho Nhà nước và địa phương; Năm là, phổ biến tri thức
Trang 20khoa học cho quảng đại công chúng trong nước thông qua công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống, tạo niềm tin cho quần chúng và khách tham quan nước ngoài, tranh thủ sự ủng hộ với nước ta trong công cuộc kiến thiết đất nước
Đồng thời, tác giả bài viết đã phân tích những mặt hạn chế của công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích LSVH như:
- Chưa có chiến lược mang tầm cỡ quốc gia, còn tùy tiện, manh mún
- Chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm đã được quy định trong Luật
- Công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích LSVH có nơi còn chưa được coi trọng
- Nguồn nhân lực làm công tác chuyên môn còn thiếu, còn yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác bảo tồn
- Thực trạng trộm cổ vật, xâm hại di tích vẫn diễn ra phổ biến, gây thất thoát di sản và làm giảm giá trị di tích
Những kết quả nghiên cứu của bài viết này được tác giả tham khảo, kế thừa khi đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ di tích LSVH nói chung và đất di tích LSVH nói riêng tham chiếu từ thành phố Hà Nội tại Chương 2 luận án
v) Lê Thành Vinh (2005), Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát
triển bền vững, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4(13)
Tác giả bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo tồn
di tích ở nước ta hiện nay Công tác bảo tồn và phát triển là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của mỗi quốc gia Phát huy được giá trị của di tích một cách đúng mức sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho kinh tế - xã hội phát triển; đánh giá thực trạng công tác quản lý và SDĐ Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp về quản lý và bảo tồn di tích
Trang 21Nội dung bài viết đã cung cấp thông tin tham khảo bổ ích được tác giả
sử dụng trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận về di tích LSVH và pháp luật về đất di tích LSVH tại Chương 1 luận án
vi) Đặng Văn Bài (2006), Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa
là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2
Bài viết đề cập các nội dung chủ yếu gồm công tác tu bổ di tích LSVH; tính nguyên gốc của di tích là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình triển khai tu bổ các di tích; trong công tác tu bổ di tích, khâu quan trọng nhất cần được triển khai ngay từ đầu là việc khảo sát, nghiên cứu xác định các mặt giá trị tiêu biểu và hiện trạng kỹ thuật của di tích; vấn đề quản lý, thực thi các dự án đầu tư tu bổ và phát huy di tích Như vậy, âm hưởng chủ đạo chính của bài viết này bàn về yêu cầu của công tác tu bổ di tích lịch sử; ý nghĩa của công tác tu bổ di tích và các bước thực hiện trong quản lý dự án tu bổ di tích nhằm không làm thay đổi, biến dạng tính nguyên gốc của di tích, đảm bảo giá trị ban đầu của di tích Mặt khác, thông qua bài viết này, người đọc thấy được yêu cầu khắt khe về chuyên môn trong công tác tu bổ di tích; tính thận trọng, khoa học và ý thức trách nhiệm với di sản của ông cha, với Nhà nước, với xã hội, với thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích LSVH Kết quả của bài viết có giá trị tham khảo bổ ích đối với NCS khi đưa ra định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về di tích LSVH nói chung và pháp luật về đất
di tích LSVH nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Chương 3 luận án
vii) Nguyễn Thế Hùng (2007), Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Tạp chí Di sản văn hóa, số 20
Bài viết phân tích khái niệm và giá trị của di tích dựa trên nội dung các quy định của Luật Di sản văn hóa; trên cơ sở đó đưa ra yêu cầu phải bảo tồn
và phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển
Trang 22đất nước trong giai đoạn hiện nay Dựa trên yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tác giả đánh giá tình hình bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích LSVH, theo hai phương diện gồm những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém Để khắc phục những hạn chế, yếu kém này, bài viết đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Nội dung bài viết được NCS tham khảo trong quá trình thực hiện luận
án khi phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa di tích LSVH tại Chương 1; đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Chương 2 và Chương 3 luận án
viii) Tạ Quốc Khánh (2017), Vài suy nghĩ về việc trùng tu, tôn tạo di tích trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Kiến trúc, số 12
Bài viết đưa ra cách phân loại trong việc trùng tu, tôn tạo di tích Theo tác giả bài viết, việc trùng tu, tôn tạo di tích được phân thành hai nhóm gồm Nhóm 1 Những công trình chỉ còn là chứng tích lịch sử; Nhóm 2 Những công trình vẫn đang phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân Việc phân loại này giúp đưa ra cách ứng xử khác nhau trong việc trùng tu, tôn tạo
di tích nhằm đáp ứng các yêu cầu trong việc giữ gìn giá trị nguyên gốc của di tích Mặt khác, tác giả đề cập những quy định của pháp luật về việc trùng tu, tôn tạo di tích Nội dung bài viết giúp NCS hiểu biết hơn về giá trị và yêu cầu của công tác trung tu, bảo tồn các di tích LSVH Trên cơ sở đó, NCS kế thừa trong việc phân tích ý nghĩa của di tích LSVH tại Chương 1 luận án
ix) Trần Đức Nguyên (2015), Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuộc quốc gia Việt Nam
Trang 23Luận án tiến sĩ của Trần Đức Nguyên đề cập những vấn đề lý luận về quản lý di tích LSVH ở nước ta; đánh giá thực trạng quản lý di tích LSVH và thực tiễn thực hiện ở tỉnh Bắc Ninh; đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích LSVH ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa Những phát hiện chính của luận án này bao gồm:
Một là, phân tích khái niệm, đặc điểm của di tích LSVH; phân biệt sự
khác nhau giữa di tích lịch sử với di tích văn hóa; vai trò của di tích LSVH trong đời sống xã hội
Hai là, phân tích sự cần thiết của quản lý di tích LSVH; giải mã nội
hàm khái niệm quản lý di tích LSVH và đưa ra những đặc trưng của loại hình quản lý này; nhận diện yêu cầu của việc quản lý di tích LSVH; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý di tích LSVH và các điều kiện đảm bảo việc thực thi hoạt động quản lý di tích LSVH
Ba là, phân tích nội dung quản lý di tích LSVH; đánh giá thực trạng
quản lý di tích LSVH ở Bắc Ninh tham chiếu với các yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhận diện những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Bốn là, đưa định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
LSVH ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Nội dung của luận án có giá trị tham khảo rất bổ ích và liên quan đến đề tài được NCS nghiên cứu, kế thừa trong quá trình thực hiện luận án của mình
x) Phan Văn Trung (chủ nhiệm) (2015), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trang 24Đề tài tập trung giải quyết các nội dung về khái niệm, đặc điểm của
di tích LSVH; vai trò của di tích LSVH và mối quan hệ giữa di tích LSVH với việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đánh giá thực trạng quản lý, phát huy giá trị các di tích LSVH phát triển du lịch tỉnh Bình Dương để nhận diện chính xác mức độ hiệu quả khai thác di tích LSVH Đặc biệt, đề tài đã luận giải nguyên nhân của việc khai thác chưa hiệu quả như mong muốn các di tích LSVH phát triển du lịch tỉnh Bình Dương Trên
cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các di tích LSVH phát triển du lịch tỉnh Bình Dương Mặc dù, đề tài không liên quan trực tiếp đến luận án của NCS nhưng nội dung của đề tài giúp NCS hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò của di tích LSVH dưới khía cạnh phát triển du lịch của một địa phương cụ thể Qua đó, cung cấp một lý do khá thuyết phục cho công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di tích LSVH
Do vậy, việc thực thi có hiệu quả pháp luật về đất di tích LSVH có ý nghĩa rất quan trọng
1.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
i "Reinterpreting Traditional Chinese Architecture: A Study of Renovated Courtyard Houses in Beijing" (2014) của Bianca Bosker:
"Reinterpreting Traditional Chinese Architecture: A Study of Renovated Courtyard Houses in Beijing" (2014) của Bianca Bosker nghiên
cứu việc cải tạo các ngôi nhà truyền thống kiểu sân trong ở Bắc Kinh Tác giả phân tích cách các cấu trúc cổ này được tân trang và làm mới để phù hợp với nhu cầu và xu hướng hiện đại, đồng thời khám phá các vấn đề về bảo tồn và
sự thay đổi trong kiến trúc truyền thống Bosker đánh giá cách các kỹ thuật cải tạo ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa và giá trị lịch sử của các ngôi nhà cổ, cùng với các thách thức và cơ hội trong việc duy trì sự kết nối giữa quá khứ
và hiện tại
Trang 25Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế, bao gồm khả năng không bao quát đầy đủ các phương pháp cải tạo khác ngoài Bắc Kinh, có thể không phản ánh tất cả các xu hướng và phát hiện mới nhất trong lĩnh vực cải tạo kiến trúc Hơn nữa, nghiên cứu có thể tập trung chủ yếu vào các ngôi nhà kiểu sân trong
mà không mở rộng ra các loại hình kiến trúc truyền thống khác Mặc dù vậy, nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc làm mới và bảo tồn kiến trúc truyền thống trong bối cảnh đô thị hiện đại, làm nổi bật sự cân bằng giữa bảo tồn di sản và nhu cầu phát triển đô thị
ii "Cultural Heritage Management in China: Preserving the Cities of the Pearl River Delta" (2015) của Qinghua Guo và T.C Chang:
"Cultural Heritage Management in China: Preserving the Cities of the Pearl River Delta" (2015) của Qinghua Guo và T.C Chang tập trung vào việc bảo tồn di sản văn hóa tại các thành phố trong vùng đồng bằng sông Châu Giang ở Trung Quốc Sách phân tích các chiến lược và chính sách bảo tồn di sản ở khu vực này, nơi có sự phát triển đô thị nhanh chóng và các thách thức liên quan đến việc duy trì các giá trị văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa mạnh
mẽ Nó đề cập đến các phương pháp quản lý di sản, các dự án bảo tồn cụ thể cùng những nỗ lực để bảo vệ các địa điểm và di tích quan trọng trong khu vực
Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, bao gồm việc có thể không phản ánh đầy đủ tình hình và các thực tiễn bảo tồn tại những khu vực khác của Trung Quốc, hoặc không cập nhật các phát hiện và xu hướng mới nhất sau năm 2015 Ngoài ra, nó có thể tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn trong vùng đồng bằng sông Châu Giang mà không mở rộng ra các khu vực nông thôn hoặc các khu vực ít phát triển khác Mặc dù vậy, sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về các thách thức và phương pháp bảo tồn di sản văn hóa ở một trong những khu vực phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh
sự cần thiết của các chính sách quản lý hiệu quả để bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh đô thị hóa
Trang 26iii "Rediscovering China's Cultural Heritage" (2020) của Michael Loewe:
"Rediscovering China's Cultural Heritage" (2020) của Michael Loewe
là một nghiên cứu sâu về di sản văn hóa của Trung Quốc, tập trung vào việc khám phá và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử quan trọng Sách phân tích các
di tích, văn bản cổ, và các truyền thống văn hóa nhằm làm nổi bật sự phong phú và đa dạng của di sản văn hóa Trung Quốc, đồng thời đánh giá các nỗ lực bảo tồn và phục hồi các giá trị văn hóa này trong bối cảnh hiện đại
Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, bao gồm khả năng không bao quát toàn bộ các khu vực và nền văn hóa đa dạng trong Trung Quốc, mà có thể tập trung chủ yếu vào một số khu vực hoặc thời kỳ cụ thể Thêm vào đó, sách có thể không cập nhật đầy đủ các phát hiện hoặc xu hướng mới nhất trong nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu trong sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị và tầm quan trọng của di sản văn hóa Trung Quốc, đồng thời làm rõ những thách thức, những cơ hội trong việc bảo tồn và phục hồi nó
iv "Preservation and Reuse of Modern Architecture in China: The Case of Shanghai" (2018) của Yanling Zeng và Chiu-Shui Chan:
Công trình này được công bố vào năm 2018 Tác giả đưa ra các phân tích và khuyến nghị cụ thể về việc bảo tồn và tái sử dụng các công trình kiến trúc hiện đại ở Thượng Hải, góp phần vào việc duy trì bản sắc văn hóa của thành phố Tác giả còn thiếu sự đồng thuận và hỗ trợ từ các bên liên quan, cũng như các hạn chế về tài chính và kỹ thuật trong việc thực hiện các phương án bảo tồn di tích lịch sử
Mặc dù cuốn sách này chứa đựng nhiều thông tin hữu ích, nhưng có thể không đề cập đến một số khía cạnh chi tiết hoặc không đảm bảo tính đa dạng
và đại diện trong việc giới thiệu về việc bảo tòn di tích
Trang 27v Cuốn sách "The Art of Japanese Gardens: Designing & Making Your Own Peaceful Space" của David Young và Michiko Young (2018)
Được xuất bản vào năm 2018, là một tài liệu quý báu về nghệ thuật của các khu vườn Nhật Bản Tác giả giải thích và phân tích chi tiết về cách thiết
kế và tạo ra không gian yên bình trong các khu vườn Nhật Bản Cuốn sách này không chỉ là một nguồn cảm hứng cho những người yêu thích thiết kế cảnh quan mà còn là một cẩm nang hữu ích cho việc hiểu rõ hơn về văn hóa
và triết lý của nghệ thuật vườn Nhật Bản Tác giả đã giới thiệu và phân tích về kiến trúc, nghệ thuật và sản xuất nghệ thuật của Nhật Bản, từ các công trình kiến trúc lịch sử đến các sản phẩm nghệ thuật truyền thống và nghề thủ công Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn đa chiều và sâu sắc về văn hóa và nghệ thuật của Nhật Bản
vi "Shrines of Japan" của Joseph Cali (2019)
"Shrines of Japan" (2019) của Joseph Cali là một nghiên cứu chi tiết về các đền thờ Shinto ở Nhật Bản Nghiên cứu khám phá lịch sử, kiến trúc và ý nghĩa văn hóa của các đền thờ, đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các đền thờ này phản ánh các giá trị tôn giáo và xã hội của Nhật Bản Cali đã trình bày các đặc điểm kiến trúc nổi bật, các nghi lễ tôn giáo và vai trò của các đền thờ trong đời sống cộng đồng Nhật Bản
Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế, bao gồm việc có thể không bao quát đầy đủ tất cả các đền thờ trên toàn Nhật Bản, đặc biệt là các đền thờ nhỏ hơn hoặc ít nổi tiếng Nó có thể thiếu cập nhật về các xu hướng và thay đổi gần đây trong việc bảo tồn và phát triển các đền thờ Thêm vào đó, nghiên cứu có thể không đề cập sâu đến các yếu tố xã hội và chính trị ảnh hưởng đến các đền thờ Mặc dù vậy, nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về các đền thờ Shinto, làm rõ vai trò quan trọng của chúng trong di sản văn hóa và tôn giáo của Nhật Bản
Trang 28vii "The Shogun's City: A Guide to Edo-Tokyo" của William H Coaldrake, 2020
"The Shogun's City: A Guide to Edo-Tokyo" (2020) của William H Coaldrake là một hướng dẫn chi tiết về lịch sử và phát triển của thành phố Edo, hiện nay là Tokyo, trong thời kỳ shogunate Sách khám phá các khía cạnh của đô thị Edo, bao gồm cấu trúc xã hội, quy hoạch đô thị, và các công trình kiến trúc nổi bật từ thời kỳ này Coaldrake cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các chính sách và hoạt động của shogun ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố và ảnh hưởng của nó đến Tokyo hiện đại
Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, bao gồm khả năng không bao quát đầy đủ các khía cạnh của Tokyo hiện đại ngoài thời kỳ Edo, cũng như có thể không phản ánh tất cả các yếu tố mới nhất hoặc các phát hiện gần đây về lịch
sử và quy hoạch đô thị Điều này có thể hạn chế tính toàn diện của cái nhìn về
sự chuyển mình từ Edo đến Tokyo hiện đại Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử đô thị và văn hóa của Tokyo, làm nổi bật sự chuyển tiếp quan trọng từ thời kỳ shogunate đến thời kỳ hiện đại
ix "The Archaeology of Ancient America" (2015) của Timothy R Pauketat:
"The Archaeology of Ancient America" (2015) của Timothy R Pauketat cung cấp cái nhìn tổng quan về khảo cổ học của các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ, từ thời kỳ tiền Columbus đến những nền văn minh nổi bật như Maya, Aztec, và Inca Sách phân tích các di tích, công trình, và hiện vật để làm sáng tỏ cách các nền văn hóa này tổ chức xã hội, kinh tế và tôn giáo của
họ Pauketat cũng khám phá các chiến lược khảo cổ học, phương pháp nghiên cứu và lý thuyết mà các nhà khảo cổ học áp dụng để hiểu các nền văn minh cổ đại này
Trang 29Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, bao gồm phạm vi địa lý có thể không bao quát hết tất cả các nền văn hóa cổ đại ở châu Mỹ, vì một số nền văn minh không được đề cập chi tiết Hơn nữa, sách có thể không cập nhật đầy đủ các phát hiện khảo cổ học mới nhất được công bố sau năm 2015 Điều này có thể ảnh hưởng đến tính đầy đủ và chính xác của thông tin Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu trong sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự đa dạng và phức tạp của các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của khảo cổ học trong việc hiểu biết lịch sử và văn hóa của khu vực này
x."The Power of Place: Rulers and Their Palaces, Landscapes, Cities, and Holy Places" (2016) của David Rollason:
"The Power of Place: Rulers and Their Palaces, Landscapes, Cities, and Holy Places" (2016), cuốn sách này được xuất bản vào năm 2016 của David Rollason nội dung chủ yếu là khám phá mối liên hệ giữa quyền lực và không gian qua các thời kỳ lịch sử Tác giả phân tích cách các nhà lãnh đạo sử dụng cung điện, cảnh quan, thành phố, và địa điểm tôn giáo để củng cố quyền lực
và tạo dấu ấn quyền lực của mình.Tác giả xem xét vai trò của các không gian này trong việc thể hiện và duy trì quyền lực, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của thiết kế đô thị và các yếu tố không gian đối với quyền lực chính trị, xã hội Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, bao gồm phạm vi lịch sử có thể không đầy đủ và thiếu phân tích chi tiết cho một số điểm cụ thể Kết quả của nghiên cứu giúp làm rõ mối quan hệ giữa không gian và quyền lực, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các yếu tố không gian ảnh hưởng đến việc xây dựng
và duy trì quyền lực của các nhà cai trị
xi."American Archaeology: A Student's Guide" (2018) của Sherene Baugher và Kenneth E Lewis
"American Archaeology: A Student's Guide" (2018) của Sherene Baugher và Kenneth E Lewis được xuất bản năm 2018 là một hướng dẫn
Trang 30toàn diện về khảo cổ học ở Bắc Mỹ, chủ yếu dành cho sinh viên Sách cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành khảo cổ học, bao gồm lịch sử, phương pháp nghiên cứu, và các lĩnh vực chuyên môn Nó mô tả quy trình khảo cổ từ khảo sát và khai quật đến phân tích và bảo tồn hiện vật, đồng thời đề cập đến các di tích và địa điểm quan trọng, cùng với thách thức và xu hướng hiện tại trong ngành Tuy nhiên, sách có một số hạn chế, như thiếu cập nhật về các công nghệ
và phương pháp mới, phạm vi địa lý chủ yếu tập trung vào Bắc Mỹ, và nội dung có thể không đủ sâu cho các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm Đồng thời, một số lĩnh vực chuyên sâu trong khảo cổ học có thể không được đề cập chi tiết
do phạm vi của sách chủ yếu tập trung vào kiến thức cơ bản và tổng quan
xii "The European Union and the Cultural Heritage: The Role of EU Law in Cultural Heritage Protection" của Ruth Bader (2017)
Tác giả nghiên cứu vai trò của pháp luật EU trong việc bảo vệ di sản văn hóa ở các quốc gia thành viên Sách phân tích các chính sách, quy định,
và cơ chế pháp lý của Liên minh châu Âu nhằm bảo vệ và quản lý di sản văn hóa, từ việc điều chỉnh các hoạt động bảo tồn đến hỗ trợ các dự án văn hóa
Nó đánh giá sự ảnh hưởng của pháp luật EU đối với các chính sách quốc gia
về di sản văn hóa và cách các quốc gia thành viên áp dụng, tuân thủ các quy định chung của EU
Tuy nhiên, tác giả có một số hạn chế, bao gồm việc có thể không phản ánh đầy đủ các thực tiễn và thách thức cụ thể ở từng quốc gia thành viên, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống pháp lý khác biệt Ngoài ra, tác giả có thể không cập nhật các thay đổi pháp lý gần đây hoặc các sáng kiến mới trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa của EU Mặc dù vậy, nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách pháp luật EU ảnh hưởng đến việc bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời làm rõ vai trò của các quy định và chính sách chung trong việc duy trì và bảo vệ di sản văn hóa châu Âu
Trang 31xiii "Legal Frameworks for Cultural Heritage Protection in Europe: Case Studies and Comparative Analysis" của Janet Turner (2018)
"Legal Frameworks for Cultural Heritage Protection in Europe: Case Studies and Comparative Analysis" của Janet Turner là một nghiên cứu toàn diện về các khung pháp lý bảo vệ di sản văn hóa ở châu Âu Nghiên cứu phân tích các hệ thống pháp luật và chính sách bảo tồn di sản của các quốc gia thành viên, đồng thời thực hiện so sánh giữa các quốc gia để làm rõ những khác biệt và điểm chung trong việc quản lý di sản văn hóa Turner sử dụng các nghiên cứu điển hình để minh họa cách các quốc gia châu Âu áp dụng pháp luật của mình trong việc bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời đánh giá hiệu quả của các chính sách và quy định khác nhau
Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế, bao gồm việc có thể không bao quát đầy đủ tất cả các quốc gia hoặc khu vực ở châu Âu, đặc biệt là những quốc gia nhỏ hơn hoặc ít nổi tiếng hơn Thêm vào đó, nghiên cứu có thể không cập nhật các thay đổi pháp lý gần đây hoặc các xu hướng mới trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa Mặc dù vậy, nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khung pháp lý bảo vệ di sản văn hóa ở châu Âu, giúp hiểu rõ hơn
về các phương pháp quản lý, bảo tồn trong bối cảnh đa dạng pháp lý và văn hóa của khu vực này
1.2 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
i) Nguyễn Doãn Tuân, Di tích lịch sử - văn hóa Thăng Long Hà Nội, Tạp chí Thế giới di sản điện tử
Bài viết khẳng định Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng
di tích LSVH lớn nhất trong toàn quốc Theo kết quả kiểm kê di tích LSVH trên địa bàn 29 quận, huyện của Hà Nội hiện nay, Hà Nội có trên 5.000 di tích
các loại Không thể hình dung về một “Hà Nội ngàn năm văn hiến” với bao
Trang 32giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như thế mà thiếu vắng những di tích LSVH, vì đó vừa là những đá tảng nền kê chân cột để tạo dựng, vừa là những bằng sắc để minh chứng, vừa là những nét vàng son của phẩm chất đặc trưng,
vừa là “hồn cốt” của những giá trị thiêng liêng của mảnh đất “ngàn năm văn
hiến” Theo tác giả, nghiên cứu về các di tích LSVH Hà Nội cần chú ý về ý
nghĩa, giá trị của các di tích đó Cùng với những ý nghĩa tín ngưỡng, thờ cúng bình thường, chúng ta có thể thấy những di tích kỷ niệm các nhân vật có công với dân, với làng, với nước có tác dụng thường xuyên nhắc nhở, giáo dục tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ thế hệ này qua thế hệ khác Những di tích LSVH Thăng Long - Hà Nội đã góp phần lưu giữ, phản ánh lịch sử, có giá trị
to lớn trong việc bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa của Thủ đô Hiện nay việc kiểm kê và xếp hạng di tích trên địa bàn Hà Nội được tiến hành có quy
củ, nhằm bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích; đồng thời thông qua đó giáo dục truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” cho thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của Thủ đô lành mạnh, văn minh, tiến bộ xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nước v.v
Nội dung bài viết này có giá trị tham khảo bổ ích Nó cung cấp thông tin để NCS phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại thành phố Hà Nội tại Chương 2 luận án
ii) Nguyễn Trần Đức Anh (2017), Thăng Long, Hà Nội và di sản kiến trúc nghìn năm, Tạp chí Kiến trúc, số 1
Bài viết đi sâu phân tích di sản kiến trúc nghìn năm của Thăng Long,
Hà Nội bắt đầu từ di sản Hoàng thành Thăng Long đến những kiến trúc dân gian truyền thống Tác giả phân tích Hồ Tây và Hồ Gươm những viên ngọc của kiến trúc cảnh quan Hà Nội Một phần nội dung của bài viết được tác giả dành cho việc đánh giá di sản kiến trúc Pháp với những công trình nổi tiếng
Trang 33như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Cầu Long Biên Tiếp đó, tác giả luận bàn về kiến trúc thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa tới trước đổi mới năm 1986 Thông qua việc tiếp cận bài viết của tác giả Nguyễn Trần Đức Anh, người đọc nhận thấy một giá trị, một khía cạnh kiến trúc văn hóa của các di tích LSVH
Hà Nội Nó là một phần không thể thiếu được trong việc tạo nên nét văn hóa, lịch sử đặc sắc, độc đáo của Thủ đô Hà Nội “ngàn năm văn hiến” Qua đó, bài viết truyền thông điệp đến người đọc ý nghĩa của việc bảo vệ các di tích LSVH của Hà Nội nhằm bào tồn “những viên ngọc quý” của tiền nhân, của ông cha không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ tương lai Nội dung bài viết có giá trị tham khảo bổ ích đối với NCS khi phân tích khái niệm, ý nghĩa của di tích LSVH tại Chương 1 và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Chương 2 luận án
iii) Thanh Xuân (2018), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Hà Nội: Giữ cho kỳ được hồn cốt của di sản, Báo An ninh Thủ đô điện tử ngày 20/9/2018
Tác giả bài báo phản ánh nội dung Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Thủ đô Hà Nội” do Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Lịch sử Khoa học Việt Nam tổ chức xoay quanh câu hỏi tưởng như xưa cũ là làm thế nào để bảo tồn được các giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội và giải quyết hài hòa giữa bảo tồn với phát triển kinh tế - xã hội Nội dung bài báo lược ghi ý kiến của các nhà quản lý văn hóa, nhà sử học
và chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn di tích LSVH thể hiện sự trăn trở, tìm tòi kiến giải các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Thủ đô
Hà Nội trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay Nội dung bài báo có giá trị tham khảo đối với NCS khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về di tích LSVH tại Chương 1 luận án
Trang 34iv) Hiền Anh (2018), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa
Hà Nội: Người trẻ chung tay, góp sức, Báo Mới điện tử, ngày 20/10/2018
Tác giả khai thác nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Hà Nội dưới khía cạnh vai trò của thế hệ trẻ Bài viết ghi nhận và cổ xúy thái độ ứng xử của thế hệ trẻ hôm nay trong việc bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch
sử của cha ông ở Hà Nội Việc giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di tích LSVH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và sự trân quý các giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam thông qua công tác bảo tồn Thành đoàn Hà Nội
đã có nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa động viên đoàn viên, thanh niên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH như tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề, trao đổi, tọa đàm; vận động và phát động phong trào bảo
vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan; trồng cây xanh v.v xung quanh các
di tích LSVH v.v Thông qua việc tiếp cận nội dung bài viết, NCS nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH cũng như phương thức bảo vệ, giữ gìn di tích trên địa bàn Hà Nội Bài viết được NCS tham khảo khi phân tích ý nghĩa, vai trò của di tích LSVH tại Chương 1 và đánh giá thực tiễn thi hành tại Chương 2 luận án
v) Phúc Nghệ (2019), Triển lãm “Di tích Quốc gia đặc biệt ở Hà Nội”, Báo Văn hóa điện tử, ngày 15/4/2019
Triển lãm “Di tích Quốc gia đặc biệt ở Hà Nội” giới thiệu, trưng bày hơn 100 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về 13 di tích Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn, đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn, đền Cổ Loa, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Chèm, đình Tây Đằng, đền Hát Môn, đền Hai Bà Trưng, danh thắng Hương Sơn Thông qua việc triển lãm, giới thiệu về các di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội nhằm
Trang 35giáo dục ý thức của người dân về ý thức bảo vệ và khơi dậy lòng tự hào về truyền thống LSVH của Thăng Long - Hà Nội không chỉ đối với người Hà Nội nói riêng và của người dân trong cả nước nói chung Nội dung bài viết cung cấp thông tin tham khảo về hiện trạng di tích LSVH của Hà Nội được NCS viện dẫn làm minh chứng khi phân tích khái niệm và ý nghĩa của di tích LSVH tại Chương 1 luận án
vi) Hoàng Lân (2018), Chia sẻ kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, Báo Hà Nội mới điện tử, ngày 06/9/2018
Tác giả bài viết cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long - Di tích lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Hơn nữa, bài viết là sự ghi nhận những
nỗ lực, những kết quả mà tập thể đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, của các nhà chuyên môn về LSVH, khảo cổ học v.v đạt được trong quá trình lao động nghiêm túc, chăm chỉ và đầy trách nhiệm không chỉ với Thủ đô Hà Nội và với đồng bào cả nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long Bên cạnh đó, bài viết nhận diện một số nguyên nhân cơ bản đưa đến thành công trong quá trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long Bài viết là tư liệu tham khảo để NCS đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về di tích LSVH nói chung và đất di tích LSVH nói riêng ở
Hà Nội
vii) Lã Kim Lân và Vũ Hoài Đức (2012), Bảo tồn và phát triển Thủ đô
Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc, ngày 12/01/2012
Các tác giả phân tích vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển Thủ
đô Hà Nội trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Thủ đô Hà Nội trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các yêu cầu của bảo tồn và phát triển Thủ đô Hà Nội dưới “con mắt” của các kiến trúc sư Khép lại
Trang 36bài viết, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho việc bảo tồn và phát triển Thủ đô Hà Nội Mặc dù, bài viết không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án song nó cung cấp những kiến thức bổ ích giúp NCS hiểu rõ hơn việc bảo tồn
và phát triển Thủ đô Hà Nội hôm nay không thể tách rời với bảo tồn, giữ gìn
và phát huy giá trị di tích LSVH Thông tin bài viết được NCS tham khảo khi nghiên cứu định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội
viii) Mai Hoa (2015), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở Hà Nội: Tôn trọng cộng đồng, Báo Hà Nội mới điện tử ngày 02/11/2015
Tác giả Mai Hoa tiếp cận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở Hà Nội cần tôn trọng cộng đồng; bởi lẽ, di sản là tài sản thuộc về cộng đồng Cộng đồng là chủ thể sáng tạo di sản và là đối tượng thụ hưởng giá trị của di sản Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản không mang tính bền vững Hơn nữa, sự tôn trọng ý kiến của cộng đồng có thể làm cho công tác bảo tồn dễ mang tính chủ quan, áp đặt ý chí chủ quan của người quản lý hoặc một nhóm chuyên gia - Cho dù, đây là ý kiến của giới chuyên môn song cũng khó tránh khỏi sự phiến diện Nội dung bài viết được NCS tham khảo khi nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về di tích LSVH nói chung và đất di tích LSVH nói riêng tại Chương 3 luận án
ix) Thụy Du (2019), Tổng kết hoạt động bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, Báo Hà Nội mới điện tử ngày 18/01/2019
Tác giả Thụy Du phản ánh nội dung hội nghị tổng kết hoạt động bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội - 1 trong 13 di sản cấp quốc gia đặc biệt Tiếp cận nội dung bài viết này, người đọc được cung cấp thông tin
về kết quả, những mặt hạn chế và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà
Trang 37Nội trong thời gian tới Nội dung bài viết cung cấp ví dụ thực tiễn sinh động được NCS kế thừa trong việc viện dẫn khi đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về di tích LSVH và đất di tích LSVH tại Chương 2 luận án
x) Gia Linh (2018), Tìm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Thủ đô Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, ngày 19/9/2018
Bài báo phản ánh nội dung cuộc phỏng vấn đối với ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Thủ đô Hà Nội Với tư cách là người đứng đầu
cơ quan quản lý văn hóa, thể thao của Thủ đô, ông Tô Văn Động cung cấp thông tin về hiện trạng di tích LSVH với số lượng hơn 5.000 di tích nằm ở 29 huyện, quận, thị xã; đánh giá về những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Thủ đô
Hà Nội Kết thúc bài phỏng vấn, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH Thủ đô Hà Nội Nội dung bài viết có giá trị tham khảo bổ ích đối với NCS khi nghiên cứu thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về di tích LSVH nói chung và đất
di tích LSVH nói riêng ở Hà Nội tại Chương 2, Chương 3 luận án
2 Các công trình nghiên cứu về pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa 2.1 Các công trình nghiên cứu về pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa nói chung
2.1.1 Nghiên cứu trong nước
i) Nguyễn Quang Tuyến (2003), Pháp luật về đất di tích lịch sử, văn hóa, Tạp chí Luật học, số 3
Trang 38Nội dung bài viết nêu khái niệm về di tích LSVH và đất di tích LSVH Tác giả phân tích các khái niệm này đã được Luật Di sản văn hóa đề cập phù hợp với các quy định về di sản văn hóa của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của công tác bảo vệ di sản văn hóa trong thời kỳ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước hiện nay
Bài viết dẫn chứng về tình trạng lấn chiếm di tích LSVH (sau đây gọi chung là di tích) xảy ra rất đáng báo động Tình trạng lấn chiếm đất di tích LSVH xảy ra ở các khu vực 3 (vùng bên ngoài di tích), khu vực 2 (vùng bên trong di tích) và cả khu vực 1 (vùng lõi của di tích) Ở Hà Nội, trong số 1.952
di tích, có tới 384 di tích bị lấn chiếm ở nhiều mức độ khác nhau Với những dẫn chứng rất thuyết phục và cụ thể về các hành vi xâm phạm các quy định trong quản lý, SDĐ di tích đang ngày càng gia tăng cho thấy ý thức chấp hành pháp Luật Đất đai của người dân còn nhiều hạn chế, yếu kém Tác giả bài viết
đã chỉ ra nguyên nhân lịch sử, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng các
di tích bị xâm hại bởi các hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm, sang tên, chuyển nhượng trái pháp luật Trong khi, hệ thống pháp luật về đất di tích mới dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc, thiếu chi tiết, cụ thể đã gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm pháp luật đối với loại đất này Vì vậy, thực tiễn xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và SDĐ di tích, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng hoặc vận dụng các quy định ở những văn bản pháp luật khác có liên quan Điều này khiến việc thực thi pháp luật về đất di tích LSVH đạt hiệu quả không như mong muốn
Bài viết có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài luận án Kết quả nghiên cứu của bài viết được tác giả tham khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của đất di tích LSVH tại Chương 1 và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Chương 2 của Luận án
Trang 39ii) Lê Thị Phúc (2014), Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về pháp luật quy hoạch SDĐ qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế Nghiên cứu của tác giả luận án có một số điểm tương đồng với đề tài của NCS Trước hết, Thừa Thiên Huế là tỉnh có một vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Đây
là tỉnh có nhiều di tích lịch sử để phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ Thông qua quá trình phân tích, đối chiếu với các yêu cầu của pháp luật quy hoạch, nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập trong pháp luật quy hoạch SDĐ, chưa phát huy được lợi thế về du lịch văn hóa của Thừa Thiên Huế Luận án đã làm
rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch SDĐ và pháp luật quy hoạch SDĐ; phân tích, chỉ ra những kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật về quy hoạch SDĐ Trên cơ sở đó gợi mở một số bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về quy hoạch SDĐ Để nhận diện chính xác thực tiễn thi hành pháp luật về quy hoạch SDĐ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học chỉ ra những hạn chế, bất cập như vấn đề quy hoạch treo, quy hoạch chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ, chưa phát huy được lợi thế về du lịch văn hóa của Thừa Thiên Huế Từ cơ sở nghiên cứu lí luận pháp luật về quy hoạch SDĐ; phân tích thực trạng pháp luật về quy hoạch SDĐ và đánh giá thực tiễn thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch SDĐ và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới Mặc dù, luận án không nghiên cứu trực tiếp đến pháp luật về đất di tích LSVH song nội dung của luận án có liên quan đến đề tài của NCS ở khía cạnh quy hoạch SDĐ di tích LSVH Bởi lẽ, chế định quy hoạch đất di tích LSVH là một bộ phận của pháp
Trang 40luật về quy hoạch SDĐ Hơn nữa, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều di tích LSVH nổi tiếng trong và ngoài nước mà tiêu biểu là cụm di tích LSVH
cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; những kết quả và những hạn chế, yếu kém của thực thi pháp luật về quy hoạch SDĐ di tích LSVH được luận án phân tích, chỉ ra có giá trị tham khảo bổ ích đối với NCS khi thực hiện luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án này liên quan đến đề tài của NCS được tham khảo, kế thừa khi tìm hiểu nội dung các quy định về quy hoạch SDĐ di tích LSVH và đánh giá thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội đặt trong mối quan hệ tham chiếu với thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Chương 2 luận án
iii) Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb
Tư pháp, Hà Nội
Một phần nội dung của Giáo trình Luật Đất đai phân tích các quy định của pháp luật về đất di tích LSVH trong Chương VI Chế độ sử dụng các loại đất Theo đó, việc quản lý và SDĐ di tích LSVH nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp Đây là một loại đất chuyên dùng Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của di tích LSVH đối với nền văn hóa dân tộc và có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế
hệ người Việt Nam; Đồng thời, di tích LSVH là minh chứng về LSVH dân tộc với thế giới Vì vậy, di tích LSVH phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt Do
đó, việc quản lý đất di tích LSVH phải hết sức chặt chẽ thể hiện bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp Luật Đất đai thì việc chuyển mục đích SDĐ di tích LSVH phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trường hợp không được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thì phải có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Phát hiện này của Giáo trình Luật Đất đai được tác giả tiếp thu và kế thừa khi phân tích thực trạng pháp luật về đất di tích LSVH tại Chương 2 luận án