Cách thức để xác định vốn đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang như thế nào?...8 Câu 3: Giang có được sử dụng tài sản chung của vợ chồng Giang để thành lập DNTN Thanh Giang không..
NỘI DUNG
Câu 1 : Giang phải chuẩn bị những giấy tờ nào để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang?
1 Những loại giấy tờ cần phải chuẩn bị để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp Để thành lập DNTN Thanh Giang, Giang cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp Căn cứ vào Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 2 và Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Thứ nhất, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giang phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong giấy đề nghị đăng ký DNTN, anh Giang phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình, thông tin của doanh nghiệp gồm tình trạng thành lập, tên doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang), địa chỉ trụ sở chính (tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), ngành nghề kinh doanh (mã ngành: 46520; tên ngành: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông theo quy định tại Phụ lục I - Quyết định 27/2018/QĐ-TT 3 ), số vốn đầu tư là 03 tỷ đồng (gồm tiền mặt, ô tô, ngoại tệ)
Thứ hai, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ DNTN
Sau khi hoàn thiện giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, với tư cách là chủ DNTN, Giang phải chuẩn bị bản sao hợp lệ, còn hiệu lực đối với các loại giấy tờ pháp lý cá nhân theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 4 , cụ thể là Thẻ căn cước công dân (Chứng minh nhân dân)
Trong trường hợp Giang không phải là người trực tiếp đi nộp hồ sơ mà ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác đi nộp, ngoài hai loại giấy tờ trên, theo quy định của Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cần phải chuẩn bị thêm một số tài liệu sau:
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có (khoản 1 Điều 12)
2 Điều 21 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
3 Quyết định số 27/2018/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ ngày 06 tháng 7 năm 2018 quy định về ban hành hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam
4 Điều 11 Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1 Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền (đối với công dân Việt Nam.
- Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực)
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có (khoản 2 Điều 12)
- Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục.
- Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 12)
Khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp ủy quyền cho đơn vị dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (khoản 4 Điều 12)
Việc ủy quyền này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho DNTN Thanh Giang
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp choDNTN Thanh Giang là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:
“Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ “trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ” theo khoản 3 Điều 32 và “nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” theo khoản 4 điều này.
Sau khi kiểm tra thông tin hồ sơ, nhập chính xác các dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, theo khoản 1 Điều 33
Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng Đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trong tình huống trên, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Khu liên cơ Võ Chí Công, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội (Số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho DNTN Thanh Giang có trụ sở chính tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Câu 2: Giang có phải thực hiện định giá tài sản và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang không? Cách thức để xác định vốn đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang như thế nào?
1 Xác định Giang có phải thực hiện định giá tài sản và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho DNTN Thanh Giang?
Giang không phải thực hiện định giá tài sản cho DNTN, bởi vì: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp và góp thêm vốn vào doanh nghiệp đã thành lập Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể bỏ vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ, bản quyền sở hữu công nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, các tài sản khác 5 để hình thành vốn của doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 188