1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu thảo luận môn luật sở hữu trí tuệ

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu thảo luận môn Luật sở hữu trí tuệ
Người hướng dẫn ThS. Lê Nhật Hồng
Trường học Trường Đại học Luật TP.HCM
Chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ
Thể loại Tài liệu thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 7,75 MB

Nội dung

NHẬN THẤY: Theo đơn khởi kiện kèm theo các chứng cứ được Tòa án nhân dân quận Tân Bình tiếpnhận, trong các bản tự khai và trong các biên bản hòa giải tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình;N

Trang 1

TÀI LIỆU THẢO LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GV: ThS Lê Nhật Hồng

TP HỒ CHÍ MINH, 2024

(Lưu hành nội bộ)

Trang 2

MỤC LỤC

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT 1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI 4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA 15

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ 19

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM 22

Trang 3

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

I Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1 Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến kháiniệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyềnSHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành

- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trướcđây, các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác vớigiáo viên phụ trách cao hơn

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trướccho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước

- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bàythành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông Đây là một trong các yêu cầu đặt

ra đối với SV luật Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày mộthoặc một vài nội dung thảo luận

2 Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2023;

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB

Hồng Đức, tái bản năm 2019;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại

học quốc gia, 2007;

- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;

- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu thamkhảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự)

Trang 4

- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mìnhnhững tài liệu có nội dung liên quan

- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết củamình

- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặcnhững nguồn thông tin không thể kiểm chứng được

- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm

c Nội dung: 8 điểm

II Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A Nội dung thảo luận tại lớp:

A1 Lý thuyết

1 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so vớicác tài sản hữu hình?

2 Tìm và tóm tắt hai bản án thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ

3 Kể tên một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đề xuất những giải pháp hạn chếhành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

4 Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm, sáng chế, nhãn hiệu,kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh vàgiống cây trồng

Trang 5

7 loại rượu để bán các sản phẩm rượu Ông Trí đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết Trongbản án, Tòa án xét thấy các hồ sơ này được nộp cho Sở Y tế TP.HCM trong khoảng thời gian từnăm 2002 đến 2004 và sử dụng từ đó đến năm 2009 nên áp dụng quy định về SHTT trongBLDS 1995 và Luật SHTT 2005 để xem xét Căn cứ vào Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995(các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả), Điều 781 (các đối tượng SHCN) và Điều

788 (xác lập quyền SHCN theo văn bằng bảo hộ) xác định các hồ sơ này không phải là đốitượng quyền SHTT Ngoài ra theo Điều 3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũngkhông phải đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ Do đó tranh chấp về việc sử dụng các hồ sơnày không thuộc sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về SHTT Các hồ sơ này được xácđịnh là các quyền về tài sản

1 Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyền SHTT bao gồm nhữnggì? Nêu cơ sở pháp lý Giả sử áp dụng quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công

bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượngquyền SHTT hay không? Vì sao?

2 Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền SHTT haykhông? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Tòa án?

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Ngày 19/8/2021, cơ quan điều tra công an Tp HCM đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đếnhành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên website www.phimmoi.net

Bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến vụ việc này và cho biết:

1 Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì?

2 Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đượcquy định như thế nào?

3 Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vi xâm phạmquyền tác giả



Trang 6

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

I Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1 Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến kháiniệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyềnSHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành

- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trướcđây (khoảng 6-7 SV/nhóm – tuỳ theo tình hình thực tế của lớp) các thành viên của nhóm

có khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trướccho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước

- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bàythành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông Đây là một trong các yêu cầu đặt

ra đối với SV luật Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày mộthoặc một vài nội dung thảo luận

2 Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2023;

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB

Hồng Đức, 2017;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại

học quốc gia, 2007;

- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;

- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu thamkhảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự)

Trang 7

- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mìnhnhững tài liệu có nội dung liên quan

- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết củamình

- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặcnhững nguồn thông tin không thể kiểm chứng được

- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm

c Nội dung: 8 điểm

II Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1 Lý thuyết:

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nướcngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ ViệtNam

2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Cho ví dụminh hoạ

3 Tìm và tóm tắt một tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả, nêu quan điểm cá nhân liênquan hướng giải quyết tranh chấp của Toà án/Trọng tài

A.2 Nhận định

1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước

2 Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyển giao

3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâmphạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọi trường hợp

4 Tác phẩm điện ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả tiền

Trang 8

5 Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vào tác phẩm gốc.

A.3 Bài tập:

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất

Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranhThần đồng đất Việt?

c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy địnhpháp luật không?

2/ Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày

14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có đượcbảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo

hộ quyền tác giả không? Vì sao?

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sởpháp lý

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

1/ Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm

2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả

2/ Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm

phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet



TÒA ÁN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÒA ÁN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trang 9

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với Hội đồng xét xử gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Võ Văn Đức

Các Hội thẩm nhân dân:

1 Ông Trần Văn Từ

2 Ông Nguyễn Văn Sơn

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Ngô Trương Bảo - Cán bộ Tòa án nhân dân

quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 14 tháng 8 năm 2014 tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình mở phiên tòa xét xử sơthẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 239/2013/TLST-DS ngày 01 tháng 7 năm 2013 về việc

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 420/2014/QĐST-DSngày 29 tháng 7 năm 2014 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Lộc

Địa chỉ : 117 Ba Thang Hai, phường 11, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Bị đơn : CÔNG TY CP Xuất Nhập Khẩu và Dịch Vụ Ô Tô Mặt Trời Mọc

Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Công

Người đại diện theo ủy quyền : Ông Lê Tấn Đạt

Địa chỉ : 39/28/2C KP Bến Cát, P Phước Bình, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh

(Giấy ủy quyền lập ngày 19/02/2014 và ngày 20/2/2014)

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan :

Công Ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Đăng Viễn (VẮNG MẶT)

Địa chỉ : 339/1 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Người đại diện theo pháp luật : Ông Đặng Vĩnh Lộc – Chức vụ : Giám đốc

NHẬN THẤY:

Theo đơn khởi kiện kèm theo các chứng cứ được Tòa án nhân dân quận Tân Bình tiếpnhận, trong các bản tự khai và trong các biên bản hòa giải tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình;Nguyên đơn trình bày:

Ông là tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuậtứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, nội dung tác phẩm

là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân gian (hình ảnh ông thầy đồ,múa lân, ông địa …) được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết của Việt Nam Tranh tết

Trang 10

dân gian đã được nhiều tác giả khác thể hiện, nhưng với mong muốn có cách thể hiện riêng củamình ông đã tập hợp các hình ảnh có nguồn gốc từ dân gian và thể hiện mới theo phong cáchcủa riêng ông để cho nhân vật sinh động hơn Trên cơ sở như vậy, ông đã hình thành 05 cụmhình vẽ để gộp chung lại trong 01 tác phẩm với chủ đề : “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian”cụm từ này ông cũng sử dụng để đặt tên cho tác phẩm Đây là tác phẩm thuộc loại hình mỹ thuậtứng dụng nên hình ảnh sẽ có nhiều phiên bản thay đổi nhưng về cơ bản thì hình gốc vẫn là theotác phẩm đã đăng ký Ngoài tác phẩm này (bao gồm 05 cụm hình) ông không còn có tác phẩmnào khác có tên gọi là hình thức thể hiện tranh dân gian ngày tết Theo trình tự đăng ký, ôngphải đăng ký quyền tác giả đối với từng cụm hình riêng Nhưng như vậy thì sẽ phải lập 05 bộ hồ

sơ cho năm cụm hình, điều này sẽ mất nhiều thời gian vì vậy ông quyết định gộp chung cả 05cụm hình vào trong một tác phẩm để thể hiện không khí ngày Tết dân gian để đăng ký quyền tácgiả đối với tác phẩm này Vì đây là tác phẩm thể hiện không khí Tết dân gian nên nếu tách rờitừng cụm hình riêng rẽ sẽ không thể hiện được tranh chủ đề Tết

Vào dịp trước Tết quý tỵ (2013), ông phát hiện tại địa điểm “Showroom Honda ô tô CộngHòa” trực thuộc chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu & dịch vụ ô tô mặt trời mọc đã sử dụnghình ảnh trong tác phẩm của ông để trang trí tết và không được sự đồng ý của ông Điều này làhành vi xâm phạm quyền tác giả theo qui định tại điều 28 của Luật sở hữu trí tuệ

Ngày 03/4/2013 ông đã gởi văn bản đến Ban giám đốc Công ty ô tô Mặt Trời Mọc nêu rõvấn đế sai phạm của công ty, yêu cầu công ty có văn bản trả lời và liên hệ với ông để giải quyếtvấn đề nhưng phía công ty không thực hiện

Nay ông yêu cầu Tòa án buộc Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc phải:

Công khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật)

Bồi thường số tiền 20.000.000 đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gâyảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông

Phía bị đơn trình bày :

Vào dịp Tết hàng năm, công ty Mặt Trời Mọc cũng như những công ty khác đều trang tríphòng trưng bày trong dịp Tết Ngày 24/12/2012 công ty Mặt trời mọc có ký hợp đồng số241212/DV-MTM thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn (Sau đây gọi tắt là công

ty Đăng Viễn) thi công, lắp đặt, trang trí trong trưng bày tại số 18 Cộng Hòa, phường 4, quậnTân Bình (Chi nhánh công ty CP xuất nhập khẩu và dịch vụ ô tô Mặt Trời Mọc) Nay ôngNguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu công ty xin lỗi trên báo chí do vi phạm quyền tác giả củaông đối với tác phẩm hình thức thể hiện tranh tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc không đồng ý

vì các lẽ sau :

Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm về phầnhình ảnh và thiết kế cho việc trang trí tại showroom của công ty nên nếu có vi phạm quyền tácgiải của ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường và xin lỗi là của công ty Đăng Viễn.Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa án so sánh với phần trang trí củaCông ty Đăng Viễn tại showroom của Công ty Mặt Trời Mọc thì nội dung, bố cục, hình thức thểhiện là không giống nhau nên công ty cho rằng không có việc vi phạm quyền tác giả ở đây Người có quyền, nghĩa vụ liên quan, công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do ôngĐặng Vĩnh Lộc trình bày :

Trang 11

Ngày 24/12/2012 Công ty Đăng Viễn có ký với công ty Mặt Trời Mọc hợp đồng cung cấpdịch vụ số 241212/ĐV-MTM, theo đó công ty Đăng Viễn chịu trách nhiệm thiết kế, thi côngtrang trí cho showroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình.

Để thực hiện hợp đồng, công ty Đăng ‘Viễn đã tìm mua và tải các hình ảnh rời rạc từ cácwebsite (nguyenthehien.com ; vectordep.vn …) trong đó có những hình ảnh như trống đồng,tranh dân gian, ông đồ, liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào … để thiết kế, sắp xếp thành một bố cục

và hình thức thể hiện riêng của mình nhằm phục vụ cho việc trang trí tại showroom của công tyMặt Trời Mọc Nay ông Nguyễn Văn Lộc xuất trình tác phẩm " Hình thức thể hiện tranh tết dângian" được cục bản quyền tác giả chứng nhận quyền tác giả của ông đối với tác phẩm này đểcho rằng công ty Mặt Trời Mọc sử dụng tác phẩm của ông để trang trí tại showroom của mình là

vi phạm quyền tác giả của ông nên yêu cầu bồi thường và xin lỗi trên báo chí, phía công tyĐăng Viễn có ý kiến như sau :

Thể hiện tranh không khí tết dân gian, từ trước đến nay đã có nhiều tác giả thể hiện trên cơ

sở những hình ảnh thuộc về văn hóa dân gian từ đó mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiệnriêng của mình So sánh tác phẩm của ông Lộc với tác phẩm của công ty Đăng Viễn trang tríshowroom của công ty Mặt Trời Mọc thì nhận thấy bố cục và hình thức thể hiện của hai tácphẩm là khác nhau nên việc ông Lộc cho rằng công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giả củaông Lộc là không đúng Do không có việc vi phạm quyền tác giả ở đây nên yêu cầu của ông Lộc

- Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận bàn quyền

là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012, ông lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tết dângian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng của mình,

do vậy, hình ảnh đăng ký bản quyền này là tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứngnhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 là thuộc quyền sở hữu trí tuệ củaông

- Không có gì chứng minh là các bức tranh được trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 CộngHòa, phường 4, Tân Bình đúng với nguyên bản là các bức tranh của ông

- Xuất trình văn bản số 202/BQTG-QLQTG-QLQ về việc trả lời đơn thư của ông NguyễnVăn Lộc của Cục bản quyền tác giả ngày 29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụngcủa ông được cấp Giấy chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không cần phải chứng minh quyềntác giả thuộc về mình khi có tranh chấp

- Các bức tranh trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình do ôngchụp hình bằng điện thoại

Giữ nguyên yêu cầu công ty CP XNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên

03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật), mỗi tờ 3 kỳ và bồi thường số tiền20.000.000 đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm của ông gây ảnh hưởng đến giá trịcủa tác phẩm và công việc của ông

Bị đơn:

Trang 12

- Việc trang trí tại phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa trong dịp Tết 2013 là Công tyMặt Trời Mọc ký hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê công ty TNHH dịch vụquảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí Nay ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầucông ty xin lỗi trên báo chí và yêu cầu bồi thường quyền lợi cho ông do vi phạm quyền tác giảcủa ông đối với tác phẩm hình thức thể hiện tranh tết dân gian công ty Mặt Trời Mọc khôngđồng ý vì nếu có vi phạm quyền tác giải của ông Nguyễn Văn Lộc thì trách nhiệm bồi thường vàxin lỗi là của Công ty Đăng Viễn Mặt khác, căn cứ theo tác phẩm do ông Lộc xuất trình tại Tòa

án so sánh với phần trang trí của Công ty Đăng Viễn tại phòng trưng bày Công Hòa của Công tyMặt Trời Mọc thì nội dung, bố cục, hình thức thể hiện là không giống nhau nên công ty CPXNK & DV ô tô Mặt Trời Mọc không vi phạm quyền tác giả của ông Lộc, không đống xin lỗitrên báo và không đồng ý bồi thường

- Trình Biên bản nhiệm thu và thanh lý ngày 05/12/2012 đã nộp cho Tòa án nhân dân quậnTân Bình ngày 17/7/2013 để chứng minh rằng Hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012thuê Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn thi công, lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưngbày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình, Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn đã hoànthành và hai bên đã nhiệm thu, thanh lý ngày 05/12/2012 ; trước ngày ông Lộc được cấp Giấychứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013, nên không chịu trách nhiệmtheo yêu cầu của ông Lộc

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn) :

Có đơn xin vắng mặt trong các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử vụ án, Hội đồng xét xửcông bố đơn xin vắng mặt và hai bản tự khai của ông Đặng Vĩnh Lộc ngày 19/5/2014 (là ngườiđại diện Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn) có nội dung không chịu trách nhiệmtheo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc

XÉT THẤY:

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứvào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

Quan hệ tranh chấp giữa ông Nguyễn Văn Lộc và Công ty CP xuất nhập khẩu và dịch vụ

ô tô Mặt Trời Mọc là tranh chấp “quyền sở hữu trí tuệ” Xét việc khởi kiện của nguyên đơn phùhợp quy định tại khoản 4 điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33; điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tốtụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011); vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ánnhân dân quận Tân Bình

Về thời hiệu khởi kiện : Ông Lộc cho rằng căn cứ hình ảnh do ông chụp tại phòng trưngbày Ô tô Cộng Hòa của Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc vào năm 2013, ngày03/6/2013 ông nộp đơn khởi kiện là còn trong thời hiệu khởi kiện được quy định tại điểm b,khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011

Về người tham gia tố tụng :

- Bị đơn là Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt Trời Mọc ủy quyền cho ông Lê Tấn Đạt,chức vụ trưởng phòng kinh doanh Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của Công ty

ký là hợp lệ

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan : Căn cứ hợp đồng số 241212/DV-MTM ngày24/12/2012 là Công ty Mặt trời mọc thuê công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn trang trítết 2013 tại phòng trưng bày Ô tô số 18 Cộng Hòa nên Tòa án đưa Công ty TNHH Dịch vụ

Trang 13

quảng cáo Đăng Viễn vào tham gia tố tụng là phù hợp với khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân

sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn do ông Đặng Vĩnh Lộc là người đại diệntheo pháp luật của Công ty trực tiếp tham gia tố tụng là hợp lệ

Về nội dung tranh chấp :

Quan hệ tranh chấp trong vụ án này là quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể

là quyền tác giả đối với tác phẩm Nguyên đơn khởi kiện vì cho rằng bị đơn là Công ty CP XNK

& DV Ô tô Mặt Trời Mọc có hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nên yêu cầu bồithường và xin lỗi công khai trên báo chí Do đó, cần phải xem xét có hay không hành vi vi phạmquyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ Đây là nội dung cần xem xét giải quyết của vụ án

Hội đồng xét xử xét : Có hay không hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ Ông Lộc cho rằng các hình ảnh đăng ký bản quyền kèm theo giấy chứng nhận bàn quyền

là do ông tự tạo, tự vẽ và vẽ vào năm 2012 nhưng không có gì chứng minh mà ông được cấpgiấy chứng nhận đăng ký bản quyền ngày 07/01/2013; ông xuất trình văn bản số 202/BQTG-QLQTG-QLQ về việc trả lời đơn thư của ông Nguyễn Văn Lộc của Cục bản quyền tác giả ngày29/7/2014, ông cho rằng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của ông cho dù có các phần riêng biệtcủa tác phẩm thì được cấp Giấy chứng nhận và bảo hộ tổng thể, ông không cần phải chứng minhquyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp; do vậy ông căn cứ vào khoản 3, 6, 8 của Điều 28Luật sở hữu trí tuệ sữa đổi bổ sung để cho rằng Công ty Mặt Trời Mọc vi phạm quyền tác giảcủa ông đối với tác phẩm Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng,tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTGngày 07/01/2013, có kèm theo bản photo hình ảnh đăng ký bản quyền Căn cứ chứng cứ do ôngLộc cung cấp hình ảnh đã được trang trí tại showroom của công ty Mặt Trời Mọc tại 18 CộngHòa, phường 4, quận Tân Bình Hội đồng xét xử xét thấy tác phẩm của ông Nguyễn Văn Lộc vàhình ảnh trang trí tại showroom của Công ty Mặt Trời Mọc có bố cục và hình thức thể hiện làkhác nhau, những hình ảnh này do ông chụp bằng điện thoại và không có gì chứng minh là cácbức tranh được trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình đúng vớinguyên bản là các bức tranh của ông

Theo ông Lộc trình bày, tác phẩm của ông là tập hợp gồm 05 cụm hình ảnh được đặt tên

là “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian”, các cụm hình ảnh này có nguồn gốc từ văn hóa dângian được ông thể hiện theo phong cách riêng để hình thành nên tác phẩm của mình Theo trìnhbày của ông Đặng Vĩnh Lộc, người đại diện theo pháp luật của công ty Đăng Viễn, lời trình bàynày cũng được ông Nguyễn Văn Lộc thừa nhận là lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, tranh tếtdân gian đã được nhiều tác giả thể hiện, mỗi tác giả có bố cục và hình thức thể hiện riêng củamình

Xét nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của ông Nguyễn VănLộc là những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ lâu đời (hình ảnh múa lân,ông địa, liễn chúc tết, ông đồ viết chữ …) các tác giả chỉ thay đổi một số đường nét và sắp xếptheo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên tác phẩm riêng của mình Do đó, quyền tác giảcủa các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định

là của ai Quyền tác giả đối với tác phẩm ở đây được xác định chính là bố cục sắp xếp, hình thứcthể hiện trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời ra theo từng bộ phận để xác địnhquyền tác giả Mặt khác, ông Nguyễn Văn Lộc cũng trình bày do trình bày, theo trình tự đăng ký

Trang 14

quyền tác giả nếu muốn bảo hộ cho từng cụm hình ảnh ông phải lập từng hồ sơ tương ứng vớitừng cụm hình ảnh (ở đây là 05 cụm hình ảnh tương ứng với 05 hồ sơ) để đăng ký quyền tác giả.Điều này sẽ mất nhiều thời gian nên ông đã gộp chung cả 05 cụm hình vào trong một tác phẩm

để đăng ký quyền tác giả Từ đó có thể nhận thấy quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc đốivới từng cụm hình riêng rẽ chưa được xác lập Ngoài ra, theo lời trình bày của công ty ĐăngViễn thì công ty Đăng Viễn không sử dụng tác phẩm của ông Lộc để trang trí tại showroom củacông ty Mặt Trời Mọc, mà công ty Đăng Viễn sưu tầm, mua lại các hình ảnh riêng rẽ tại cácwebsites (vectordep.vn, nguyenthehien.com) từ đó thiết kế, sắp xếp, bố cục hình thành hình thứcthể hiện không khí Tết dân gian cho tác phẩm trang trí của mình, Hội đồng xét xử nhận thấybiểu tượng thuộc về văn hóa dân gian được lưu truyền lâu đời (như thầy đồ viết chữ, múa lân,liễn chúc tết, hoa mai, hoa đào, trẻ em vui chơi với pháo ….) thì mỗi người có sự hình dung vàthể hiện riêng của mình nhưng bản thân mỗi một biểu tượng riêng rẽ không thể tự thân tạo nênmột tác phẩm để thể hiện không khí tết dân gian mà các biểu tượng này phải được sắp xếp, thểhiện trong những bố cục chỉnh thể thì mới có hình thành nên tác phẩm mang thông điệp và nộidung cụ thể Do đó, việc công ty Đăng Viễn cho rằng không sử dụng tác phẩm và không viphạm quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc là có cơ sở để chấp nhận

Mặt khác tại phiên tòa hôm nay, phía bị đơn trình Biên bản nhiệm thu và thanh lý ngày05/12/2012 đã nộp cho Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 17/7/2013 để chứng minh rằngHợp đồng số 241212/DV-MTM ngày 24/12/2012 thuê Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo ĐăngViễn thi công, lắp đặt, trang trí tại cửa hàng trưng bày 18 Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình; Công

ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn đã hoàn thành và hai bên đã nhiệm thu, thanh lý ngày05/12/2012 ; trước ngày ông Lộc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, do vậy không thểnói Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn hay Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt TrờiMọc vi phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Văn Lộc nên không chịu trách nhiệm theo yêu cầucủa ông Lộc

Từ những nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy không có hành vi phạm quyền tácgiả trong vụ án này Do không có hành vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm “Hình thức thểhiện tranh tết dân gian” Loại hình: Mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm đã được Cục bản quyền cấpgiấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 có kèm theo hình ảnhđăng ký bản quyền được duyệt nên yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công ty CP XNK

& DV ô tô Mặt Trời Mọc công khai xin lỗi trên 03 tờ báo (Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báoPháp luật), mỗi tờ 3 kỳ và bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được chấp nhận là hợp lẽ

Về án phí:

Do ông Nguyễn Văn Lộc yêu cầu công khai xin lỗi trên 03 tờ báo; đây là yêu cầu tranhchấp dân sự không có giá ngạch không được Tòa án chấp nhận nên ông Lộc phải chịu án phídân sự sơ thẩm là 200.000 (hai trăm nghìn) đồng theo quy định tại mục 1 Phần I về án phí dân

sự không có giá ngạch theo Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009 ;

Đối với yêu cầu bồi thường số tiền 20.000.000 đồng không được Tòa án chấp nhận nênông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.000.000 (một triệu) đồng theo quy định tại khoản

1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2011), khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh

Án phí, lệ phí Tòa án; và điểm a mục 3 phần I Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hànhkèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009

Trang 15

Tổng cộng ông Lộc phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 1.200.000 (một triệu, hai trămnghìn) đồng.

- Căn cứ Điều 26 Luật thi hành án dân sự

TUYÊN XỬ:

1 Bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc về việc yêu cầu Công ty CP XNK & DV Ô tô Mặt

Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ báo: Báo tuổi trẻ, Báo thanh niên và báo Pháp luật vàbồi thường cho ông số tiền 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng do việc sử dụng hình ảnh trong tácphẩm của ông gây ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm và công việc của ông

2 Về án phí dân sự sơ thẩm:

Ông Nguyễn Văn Lộc phải chịu án phí là 1.200.000 (một triệu, hai trăm nghìn) đồng, nhưngông đã nộp tiền tạm ứng án phí là 500.000 đồng theo biên lai thu số AH/2011/02436 ngày12/6/2013 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình, ông Lộc còn phải nộp bổ sung

700.000 (bảy trăm nghìn) đồng, nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình.

3 Xác định Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Đăng Viễn không phải chịu trách nhiệm,

nghĩa vụ gì trong vụ án này

4 Về quyền kháng cáo:

Án xử công khai, đương sự có mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố HồChí Minh trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt được quyền kháng cáotrong hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt, niêm yết hợp lệ bản sao án Viện kiểm sát cùng cấp

và cấp trên trực tiếp được quyền kháng nghị bản án theo quy định của luật pháp

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật Thi hành ándân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thihành án,quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theoqui định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án dân sự được thựchiện theo qui định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự

THAY MẶT HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

Nơi nhận :

- TAND TP Hồ Chí Minh

- VKSND Q Tân Bình

- THA DS Q Tân Bình

Trang 17

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

I Các thông tin cần thiết cho việc thảo luận

1 Mục đích yêu cầu:

- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên quan đến kháiniệm cơ bản về sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền SHTT cũng như đối tượng của quyềnSHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành

- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của các môn trướcđây (khoảng 6-7 SV/nhóm) các thành viên của nhóm có khả năng tương tác với nhau,cũng như tương tác với giáo viên phụ trách cao hơn

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV Trên cơ sở bài thảo luận được đưa trướccho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước

- Rèn luyện kỹ năng viết và lập luận cho SV, vì kết quả làm việc của SV sẽ được trình bàythành sản phẩm và nộp cho Giảng viên đọc và chấm điểm

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông Đây là một trong các yêu cầu đặt

ra đối với SV luật Theo đó, trong giờ thảo luận khi có yêu cầu thì SV sẽ trình bày mộthoặc một vài nội dung thảo luận

2 Tài liệu cần đọc:

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2023;

- Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB

Hồng Đức, 2019;

- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại

học quốc gia, 2007;

- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;

- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh mục tài liệu thamkhảo môn Luật SHTT trên trang web của trường, mục Khoa luật dân sự)

Trang 18

- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn Luật SHTT để tìm cho mìnhnhững tài liệu có nội dung liên quan

- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc cho bài viết củamình

- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được tính điểm), hoặcnhững nguồn thông tin không thể kiểm chứng được

- Khi sử dụng tài liệu của tác giả khác cần trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ, rõ ràng, chính;trường hợp sử dụng tài liệu tham khảo mà không trích nguồn đầy đủ sẽ bị trừ điểm

c Nội dung: 8 điểm

II Hệ thống các câu hỏi thảo luận

A Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1 Lý thuyết:

1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi

xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành

2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc

này được áp dụng cho những đối tượng nào?

3 So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp?

A.2 Bài tập:

1 Công ty cổ phần A&B nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng

chế máy rửa xe tự động, được cấp Bằng độc quyền sáng chế năm 2018 Năm 2020, công ty cổphần A&B ký kết thoả thuận chuyển quyền sử dụng độc quyền sáng chế trên cho công ty tráchnhiệm hữu hạn Tôn Nam trong thời hạn một năm (từ ngày 01/6/2020 đến 31/5/2021), hợp đồng

đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong thời hạn hợp đồng trên, công ty cổphần A&B tiếp tục thoả thuận chuyển quyền sử dụng sáng chế máy rửa xe tự động cho cơ sởsản xuất Hùng Nam, thời hạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 15/8/2021 Công ty trách nhiệm hữuhạn Tôn Nam phát hiện cơ sở sản xuất Hùng Nam kinh doanh sản phẩm trên, cho rằng xâm

Ngày đăng: 30/10/2024, 19:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w