1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học luật sở hữu trí tuệ buổi thảo luận thứ hai quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
Tác giả Nguyễn Trần Bình An, Trần Thuỳ Dương, Phạm Xuân My, Phan Ngọc Khả Minh, Nguyễn Lâm Thanh Ngọc, Nguyễn Trương Kim Tuyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 115,79 KB

Nội dung

“Fair use” lần đầu tiên được quy định tại Điều 92 Công ước Berne:“Luật pháp của các quốc gia thành viên thuộc Liên hiệp có thể cho phép làmbản sao của tác phẩm được bảo hộ trong một số t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI:

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN

QUYỀN TÁC GIẢ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2023

Trang 2

2 So sánh quy định của Luật SHTT hiện hành với quy định của Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2022 về hành vi xâm phạm quyền tác giả………5

3 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả………7

4 Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối vớihành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet 8

2. Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau: 13

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩmnày có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 14

Trang 3

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân

gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 14

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý 16

B Phần câu hỏi sinh viên làm và nộp bài, không thảo luận tại lớp 17

Phân tích quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

A Văn bản quy phạm pháp luật 19

B Bản án, quyết định 19

C Tài liệu tham khảo 19

Trang 4

A Phần câu hỏi sinh viên làm, nộp bài và thảo luận tại lớp

I Lý thuyết

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam?

Quyền tác giả là một độc quyền của tác giả, chủ sở hữu các đối tượng thuộcquyền này Vì là độc quyền nên chỉ nhóm chủ thể này mới có quyền tự do khaithác tài sản trí tuệ mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ rào cản nào, trừ trường hợpluật có quy định khác Do đó, họ được tự do trong việc chi phối tài sản trí tuệ dochính họ tạo ra hoặc sở hữu và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả; điều nàynhằm mục đích ngăn chặn những chủ thể khác khai thác bừa bãi các sản phẩm trítuệ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thể quyền tác giả Tuy nhiên, duy trì sự “độcquyền” quá mức mà hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng các đối tượng củaquyền tác giả trong mục đích nghiên cứu, học tập và phát triển sẽ có tác động lớn

đến sự tiến bộ của xã hội Ví dụ một sinh viên cần sử dụng một số nội dung có

trong các bài nghiên cứu của các học giả để thực hiện một bài nghiên cứu khoa học nhưng phải liên tục liên hệ xin phép tác giả, trả tiền thì mới được tiếp cận và

sử dụng Tuy nhiên, với khả năng kinh tế và tìm kiếm thông tin, việc xin phép và

trả tiền cho mọi tài liệu lại trở thành rào cản cho người học, từ đó làm giảm ý chítìm tòi và phát triển, gây mất động lực cho những cá nhân có mong muốn sửdụng vào những mục đích không phải để kinh doanh thương mại Do vậy, bảo vệ

sự độc quyền về quyền tác giả không thể áp dụng cho mọi trường hợp mà nó cầnđược đặt vào trong sự soi chiếu về sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền tác giả

và các chủ thể khác, đặc biệt là phải hài hòa với lợi ích của cộng đồng, xã hội,quốc gia

Chính vì thế, nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (fair use) được đặt ra nhằm hài hòalợi ích giữa chủ thể quyền SHTT với cộng đồng, xã hội, người sử dụng các tàisản trí tuệ Đây là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về sở hữu trí tuệ trênthế giới “Fair use” lần đầu tiên được quy định tại Điều 9(2) Công ước Berne:

“Luật pháp của các quốc gia thành viên thuộc Liên hiệp có thể cho phép làm bản sao của tác phẩm được bảo hộ trong một số trường hợp đặc biệt với điều kiện là việc sao chép này không xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả”; Nguyên tắc pháp lý này lần nữa được khẳng định tại Điều 13 Hiệp định

TRIPs với quy định rằng “các quốc gia thành viên phải xác định các giới hạn

hoặc ngoại lệ đối với quyền độc quyền liên quan đến quyền tác giả đối với một

số trường hợp đặc biệt mà các trường hợp đó không được xung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm và cũng không gây tổn hại một cách bất hợp lý đến

Trang 5

lợi ích hợp pháp của tác giả” Theo đó, “Sử dụng hợp lí” là quyền của chủ thể

khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện nhất định mà không cần đến sự chophép của chủ sở hữu bản quyền Nguyên tắc này cho phép một người sử dụng vàxây dựng tác phẩm của riêng mình dựa trên nội dung của các tác phẩm trước đó

mà không cần phải xin phép, trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu; đồng thời, cùng vớiđiều kiện là họ sử dụng các tác phẩm một cách hợp lý, đúng mục đích sử dụngban đầu, tức là người được phép sử dụng tác phẩm mà không gây tổn hại đến cáctác giả, các chủ sở hữu hoặc cố ý sử dụng nhằm hưởng lợi từ tác phẩm của họ.Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (fair use) làm giảm đi sự bảo hộ quyền tác giả mộtcách cứng nhắc, trước tình trạng sự bảo hộ quá mức có thể cản trở tính sáng tạo,

sự phát triển của xã hội, của cộng đồng nói chung

Là thành viên của các cam kết quốc tế, Việt Nam đưa nguyên tắc “sử dụnghợp lý” vào Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 tại các điều:Điều 25, Điều 25a, Điều 26, Điều 32, Điều 33 Đây là các trường hợp mà ngườikhác có thể sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trảtiền bản quyền, và, các trường hợp người khác có thể sử dụng tác phẩm đã công

bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền; gọi chung là các trườnghợp ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan1

Trên thế giới có hai mô hình chính về quy định việc “sử dụng hợp lý” Đầutiên là mô hình của Hoa Kỳ: quy định các điều kiện để được coi là “sử dụng hợplý” (fair use) Thứ hai là mô hình của các quốc gia như Anh, Canada, Liên minhChâu Âu, các nước này sử dụng phương pháp liệt kê các trường hợp được coi là

“sử dụng hợp lý” quyền tác giả (fair dealing)2

Đối với việc xác định định nghĩa của “sử dụng hợp lý”, thuật ngữ sử dụnghợp lý lần đầu tiên được pháp điển hoá trong Luật bản quyền của Hoa Kỳ năm

1976 (Copyright Act) tại Điều 107 Điều luật này quy định việc sử dụng hợp lý

bao gồm “việc sử dụng thông qua việc sao chép hoặc bản ghi âm, hoặc bất cứ

phương tiện nào được quy định trong điều này cho mục đích bình luận, phê bình, đưa tin, báo cáo, giảng dạy (bao gồm cả việc sử dụng nhiều bản sao cho lớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạm quyền tác giả” Trong Luật Sở hữu

trí tuệ Việt Nam hiện hành, không tồn tại quy định nào định nghĩa “sử dụng hợplý” Nhưng, tại các Điều 25, Điều 26, Điều 32, Điều 33 có liệt kê các trường hợpđược sử dụng các tác phẩm đã công bố, quyền liên quan không phải trả thùlao/phải trả tiền nhuận bút, thù lao Có thể gọi những hành vi sử dụng này làhành vi sử dụng hợp lý quyền tác giả3

1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Hồng

Đức, tr 124

2 Nguyễn Thị Kim Châu (2018), Quy định về sử dụng hợp lý đối với quyền tác giả trong pháp luật Sở hữu trí

tuệ Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, tr 7

3 Nguyễn Thị Kim Châu (2018), tlđd(2), tr 7, 8

Trang 6

Ngoài ra, Luật Bản quyền Hoa Kỳ còn xác định yếu tố “sử dụng hợp lý” bằng

04 tiêu chí (04 bước thử) mà thực chất quy định này là sự cụ thể hóa phươngpháp ba bước thử của Công ước Berne Trong các trường hợp được liệt kê khôngphải là vi phạm quyền tác giả quy định ở Điều 107 Luật Bản quyền Hoa Kỳ 1976nêu trên, cần phải đáp ứng đủ 04 yếu tố về:

 Mục đích và tính chất của việc sử dụng, bao gồm cả việc xem xét đến mụcđích của việc sử dụng đó có tính chất thương mại hay vì mục đích giáodục phi lợi nhuận4

 Bản chất của tác phẩm được bảo hộ5

 Số lượng và tính chất của phần tác phẩm được trích dẫn trên tổng thể6

 Ảnh hưởng của việc sử dụng phần tác phẩm đối với thị trường tiềm nănghoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ7

Tuy nhiên, 04 yếu tố trên được quy định như một lớp nền cơ bản Ngoài ra,Tòa án có thể có quyền xem xét thêm các yếu tố khác và tùy vào hoàn cảnh thực

tế của từng trường hợp để quyết định xem như thế nào là “sử dụng hợp lý” Nhưvậy, Luật Bản quyền của Hoa Kỳ tập trung vào thiên hướng định lượng nhưngchưa định lượng rõ ràng tỷ lệ phần trăm, số lượng, … mà trao quyền cho Tòa án.Theo đó, pháp luật Hoa Kỳ có lẽ đã mở rộng phạm vi áp dụng ngoại lệ quyền tácgiả đối hơn Việt Nam khi việc xác định “sử dụng hợp lý” không chỉ dừng lại ở

04 điều kiện Điều 1078

Đối với ngoại lệ, Điều 107 Luật Bản quyền của Hoa Kỳ cho phép sao chéptác phẩm được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các yếu tố quy định tạiĐiều này Thêm vào đó, Điều 107 cũng cho thấy rằng việc sao chép một tácphẩm nhằm mục đích học tập cũng được quy định là hợp pháp Tuy nhiên, đốivới một số nước khác trên thế giới như Nhật Bản thì lại quy định ở Điều 39 Luật

Bản quyền: “các bình luận thời sự chính trị, kinh tế hoặc xã hội đăng tải trên

báo hoặc tạp chí không được sao chép vào các bài viết mang tính nghiên cứu khoa học”9 So với Việt Nam thì Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc sao chépnhằm mục đích học tập không được xem là hợp pháp Pháp luật sở hữu trí tuệViệt Nam không thừa nhận sao chép nhằm mục đích học tập thuộc trường hợp

4 Harvard University - Office of the General Counsel (2023), “Copyright and Fair use: A guide for the Harvard Community”,

https://ogc.harvard.edu/sites/hwpi.harvard.edu/files/ogc/files/ogc_copyright_and_fair_use_guide_bea_july_20 23.pdf?m=1689173591, truy cập ngày 30/8/2023, tr 9.

5 Harvard University - Office of the General Counsel (2023), tlđd(4), tr 9.

6 Harvard University - Office of the General Counsel (2023), tlđd(4), tr 9.

7 Harvard University - Office of the General Counsel (2023), tlđd(4), tr 9.

8 Phạm Hoàng Phúc (2022), “Pháp luật về ngoại lệ quyền tác giả qua sao chép, trích dẫn và gợi ý cho Việt

Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỷ yếu, số 17 (2), tr 62.

9 Yukifusa Oyama (2014), Copyright Law of Japan, Copyright Research and Information Center, tr 77.

Trang 7

giới hạn quyền tác giả Cách tiếp cận này có cơ sở với giả thiết nếu học sinh, sinhviên được tự do sao chép mỗi người một bản sách giáo khoa, giáo trình, tàiliệu… để phục vụ cho việc học tập thì sách in sẽ không bán được (vì giá thànhphotocopy tác phẩm chắc chắn sẽ rẻ hơn mua sách in) và điều này chắc chắn sẽảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm trong việc khai thác tácphẩm10 Khoản 3 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022cũng đã quy định: tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tínhthì cũng không được sao chép dù là nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảngdạy hay lưu trữ trong thư viện

Đối với mức độ, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định một mức độ

cụ thể để được xem là “sử dụng hợp lý” Tuy nhiên, đối với pháp luật của một sốnước khác thì mức độ này lại được quy định rất rõ ràng:

 Ở Anh, năm 1965, Hiệp hội Tác giả đã ban hành hướng dẫn về “sử dụng hợplý” đối với các tác phẩm được bảo hộ bản quyền đối với việc sao chép nhằmmục đích học tập và nghiên cứu bao gồm: (1) Một bài viết từ một số pháthành riêng lẻ của một tạp chí (cho dù bài viết đó trải dài cả số phát hành); (2)Tối đa 10% đối với một quyển sách ngắn (dưới 200 trang); (3) Một chươnghoặc tối đa 5% - tùy theo mức nào lớn hơn - của một cuốn sách hoặc một ấnphẩm tương tự; (4) Một bài thơ hoặc một truyện ngắn dài tối đa 10 trang; (5)Báo cáo về một vụ việc trong báo cáo pháp luật11

 Ở New Zealand, vấn đề sao chép tác phẩm tại thư viện phải tuân thủ LuậtBản quyền 1994 Trong luật này giới hạn về quyền tác giả với số % tác phẩmhợp lý dành cho các mục đích khác nhau Ngoài ra, nó còn giới hạn việc saochép của các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận nhằm mục đích giáo dục và giớihạn số lượng tư liệu sao chép từ những tác phẩm có bản quyền tại các thưviện Phần trăm (%) sao chép hợp lý được dựa trên sao chép sử dụng cho mụcđích nghiên cứu hoặc tự học hay sao chép sử dụng cho mục đích giáo dục, 12

Đối với việc xin phép, Luật Bản quyền 1994 của New Zealand quy định saochép phải được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền; sự sao chép cơ sở dữ liệuđiện tử chỉ có thể được thực hiện dưới dạng hợp đồng giữa thư viện với nhà cungcấp cơ sở dữ liệu; muốn sao chép các buổi phát thanh, truyền hình và chươngtrình truyền hình cáp phải có giấy phép bản quyền từ Screenrights, 13 Đối vớipháp luật Việt Nam, việc sử dụng hợp lí trong các trường hợp luật quy định thì

10 Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong hiệp định đối tác xuyên Thái

Bình Dương”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 3 (300), tr 44

11 British Library - Business & IP Centre (2019), “Fair dealing copyright explained”,

https://www.bl.uk/business-and-ip-centre/articles/fair-dealing-copyright-explained#:~:text=In%201965%2C

%20the%20Society%20of,up%20to%20200%20pages%20long), truy cập ngày 31/08/2023.

12 Bùi Loan Thùy - Bùi Thu Hằng (2011), “Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động

thông tin - thư viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1(27), tr 21.

13 PGS TSKH Bùi Loan Thùy - ThS Bùi Thu Hằng (2011), tlđd(12), tr 22.

Trang 8

không cần phải xin phép, thể hiện rõ ở Điều 25, 26, 32, 33 Luật Sở hữu trí tuệ

2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022

2 So sánh quy định của Luật SHTT hiện hành với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2022 về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

 Khoản 1 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định “chiếm đoạt quyền tác giảđối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học” là hành vi xâm phạmquyền tác giả, tuy nhiên, cụm từ “chiếm đoạt quyền tác giả” là một hành

vi tương đối khái quát, mơ hồ Trước hết, “chiếm đoạt quyền tác giả” cóthể hiểu là hành vi dùng thủ đoạn như vũ lực, gian dối, trộm cắp, lạmdụng tín nhiệm để làm cho quyền tác giả của một tác phẩm thuộc về sởhữu của mình một cách trái pháp luật Căn cứ theo Điều 18 Luật SHTT

2005 thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Nhưvậy, khoản 1 Điều 28 Luật SHTT 2005 ngụ ý rằng, toàn bộ các hành vixâm phạm đến các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và quyền tài sảntại Điều 20 đều là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền tác giả ỞLuật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022, quy định này được phân táchthành 2 điều khoản khác nhau: “Xâm phạm quyền nhân thân quy định tạiĐiều 19 của Luật này” và “Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20của Luật này.” Điều này khiến cho việc xác định hành vi vi phạm dễ dànghơn so với việc lặp lại cụm từ “quyền tác giả” khi miêu tả hành vi xâmphạm

 Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định các hành vi xâmphạm quyền tác giả, bao gồm: “mạo danh tác giả; công bố, phân phối tácphẩm mà không được phép của tác giả hoặc của đồng tác giả; sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phươnghại đến danh dự và uy tín của tác giả.” Tại Luật SHTT bổ sung, sửa đổinăm 2022, các quy định này không còn được giữ lại, song, nội hàm củacác hành vi này được gói gọn trong khoản 1 Điều 28 Luật SHTT sửa đổi,

bổ sung 2022 dưới tên gọi các hành vi “xâm phạm quyền nhân thân quyđịnh tại Điều 19” Cụ thể, mạo danh tác giả là sử dụng tên tác giả để thựchiện hành vi có lợi cho mình, xâm phạm tới quyền đứng tên thật hoặc bútdanh trên tác phẩm (xâm phạm khoản 2 Điều 19 Luật SHTT 2005) Hành

vi công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc củađồng tác giả (không được sự đồng ý của một trong các tác giả hoặc của tất

cả tác giả) là hành vi xâm phạm khoản 3 Điều 19 Luật SHTT 2005 Hành

vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm, gây phương hại đến danh

dự và uy tín của tác giả xâm phạm đến “quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tácphẩm” quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT 2005 Như vậy, về cơbản thì Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 vẫn giữ nguyên nội dung củacác hành vi xâm phạm quyền tác giả, tuy nhiên việc dẫn chiếu Điều 19 đã

Trang 9

đồng thời bảo hộ thêm quyền nhân thân “đặt tên cho tác phẩm” khi Luật

cũ không quy định về vấn đề này

 Khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định các hành vi “saochép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữuquyền tác giả; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao…”Tại Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022, các quy định này không cònđược giữ lại, song, nội hàm của các hành vi này đã được gói gọn trongkhoản 2 Điều 28 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 dưới tên gọi các hành

vi “xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20”

 Tuy nhiên, khi quy định về các hành vi xâm phạm tại khoản 6, 7, 8, 9Điều 28 Luật SHTT 2005 đưa ra những trường hợp ngoại lệ mà khi thựchiện hành vi sẽ không bị xem là xâm phạm quyền tác giả: đó là các điềukhoản tại Điều 25 (ví dụ: tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học,học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại thì không bịxem là xâm phạm quyền tác giả) Ở khoản 3 Điều 28 Luật SHTT sửa đổi,

bổ sung năm 2022 quy định thêm rằng, các hành vi dù thuộc ngoại lệ tạiĐiều 25, 25a và 26 nhưng nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ các nghĩa vụ như Luật định thì vẫn sẽ bị xem là hành vi xâm phạmquyền tác giả Ví dụ, theo Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022, nếunhư sử dụng tác phẩm đã công bố thuộc vào trường hợp không phải xinphép, không phải trả tiền bản quyền nhưng lại không thông tin đầy đủ vềtên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm thì vẫn bị xem là hành vixâm phạm quyền tác giả

 Khoản 10 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định về hành vi “Nhân bản, sảnxuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến côngchúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà khôngđược phép của chủ sở hữu quyền tác giả” Ở Luật SHTT sửa đổi, bổ sungnăm 2022 có một nội dung tương tự quy định tại khoản 7 Điều 28, tuynhiên có một số điểm đã được thay đổi: (1) hành vi này phải là hành vi cốý; (2) hoàn cảnh phạm tội phải là cố tình thực hiện hành vi xâm phạm dùbiết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thayđổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc biết việc đó

sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vixâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật

 Khoản 12 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định về hành vi “Cố ý huỷ bỏhoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thựchiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình” Điều luật nàynay đã được sửa đổi, bổ sung: thay thế cụm từ “biện pháp kỹ thuật” thành

“biện pháp công nghệ hữu hiệu”; đồng thời ghi nhận bảo hộ thêm chủ thểtác giả khi có người gây ra hành vi xâm phạm nêu trên Một điểm mới nữa

là Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 ghi nhận thêm sự bảo hộ nếu có

Trang 10

hành vi cố ý tác động nhằm thực hiện xâm phạm quyền liên quan, thay vìchỉ ghi nhận mục đích nhằm xâm phạm quyền tác giả như Luật 2005.

 Khoản 13 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định hành vi “Cố ý xóa, thay đổithông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm” là 1hành vi xâm phạm quyền tác giả Ở Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm

2022 cũng có 1 nội dung tương tự quy định tại khoản 6 Điều 28 Có thểthấy, hành vi này được miêu tả chi tiết hơn ở Luật SHTT sửa đổi, bổ sungnăm 2022: (1) quy định thêm hành vi cố ý gỡ bỏ thông tin quản lý quyền;(2) ghi chú rằng nếu hành vi này chỉ xâm phạm quyền tác giả khi đây làhành vi “không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”; (3) quyđịnh áp dụng đối với mọi loại thông tin quản lý quyền chứ không chỉ góigọn trong đối tượng tác động là “thông tin quản lý quyền dưới hình thứcđiện tử có trong tác phẩm”; (4) hành vi đó phải được chủ thể thực hiện dùbiết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khảnăng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tácgiả theo quy định của pháp luật

 Khoản 14 Điều 28 Luật SHTT 2005 nay được sửa đổi thành khoản 5,đồng thời bổ sung, ghi nhận thêm các hành vi chào bán, quảng bá, quảngcáo, tiếp thị, tàng trữ, cung cấp dịch vụ, thiết bị dù biết hoặc có cơ sở đểbiết nó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệhữu hiệu bảo vệ quyền tác giả thì cũng bị xem là hành vi xâm phạm quyềntác giả

 Khoản 11 và 15 Điều 28 Luật SHTT 2005 quy định 2 hành vi xâm phạmquyền tác giả, bao gồm: “Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ

sở hữu quyền tác giả” và: “Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bịgiả mạo” Tuy nhiên, không tìm thấy nội hàm của 2 quy định này đượcquy định trực tiếp trong Điều 28 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022.Song, các hành vi trên vẫn được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giảkhi đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật khác (ví dụ: điểm bkhoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP ghi nhận giả mạo chữ ký tácgiả là hành vi có yếu tố xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên trên tác phẩm;

từ đó xác định hành vi trên cũng vi phạm quyền nhân thân quy định tạiĐiều 19 Luật SHTT 2005)

 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 ghi nhận thêm 1 hành vi vi phạm

so với Luật 2005: “Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyđịnh để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấpdịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”

3 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và để công chúng được tiếpxúc với tác phẩm đó, cần thông qua những người truyền tải Họ là những ca sĩ,

Trang 11

nhạc công, diễn viên, nhà sản xuất, tuy không trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm,nhưng lại là cầu nối quan trọng đưa tác phẩm đến với công chúng Bản thân hoạtđộng của những chủ thể này cũng có những sáng tạo nhất định, vì thế được phápluật bảo hộ dưới “quyền liên quan đến quyền tác giả” Ví dụ: đối với bài hát CátBụi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do ca sĩ Khánh Ly trình bày, nhạc sĩ Trịnh CôngSơn được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ Khánh Ly được bảo hộ quyền liên quan

Hai quyền này tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết với nhau Thứ

nhất, do tính chất phái sinh của mình, quyền liên quan phải được hình thành dựa

trên cơ sở sử dụng một tác phẩm đã có, không thể tồn tại quyền liên quan nếukhông có quyền tác giả gắn với một tác phẩm tinh thần có trước14 Thứ hai, chỉ

khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tácphẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sảnphẩm15 Quyền liên quan chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây tổn hại đếnquyền tác giả16

Tóm lại, quyền tác giả có trước, là điều kiện tiên quyết để hình thành quyềnliên quan Ngược lại, quyền liên quan có vai trò quan trọng thu hút công chúngtiếp xúc với sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm Đặc biệt, quyền liên quankhông gây tổn hại đến quyền tác giả

4 Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet.

Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vixâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet được quy địnhtại Điều 198b Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung 2022) và Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biệnpháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) về quyền tác giả (QTG), quyền liênquan (sau đây gọi tắt là Nghị định 17) Đây là một quy định mới nhằm bổ sungquy định giải thích về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, quy định rõ cáctrường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tácgiả, quyền liên quan; quy định trách nhiệm của doanh nghiệp này trong thực thicác biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan để phù hợp với cam kết tạiĐiều 12.55 Hiệp định EVFTA

Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian (Internet Service Provider – ISP) là

doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ

14 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), tlđd(1), tr 74

15 “Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan”, gia-va-quyen-lien-quan/ , truy cập ngày 31/8/2023.

https://havip.com.vn/moi-quan-he-giua-quyen-tac-16 Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Ngày đăng: 12/06/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w