Nhận định: Sai CSPL: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 Tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ, rừng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
MÔN HỌC: LUẬT MÔI TRƯỜNG
BỔ SUNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
NHÓM 4 - LỚP HS46B2
Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
NHẬN ĐỊNH 1
1 Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu 1
2 Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng 1
3 Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng 1
4 Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ 2
5 Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh 2
6 Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng 2
7 Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB 2
8 Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật 3
9 Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ 3
10 Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu 3
11 Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế 4
12 Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản 4
13 Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước 4
14 Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải 4
15 Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 5
16 Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật 5
17 Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản 5
18 Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó 5
Trang 319 Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản 6
20 Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước 6
21 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên 6
22 Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên 7
23 Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên 7
24 Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý 7
25 Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá 8
26 Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 8
27 Tổ chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường là đủ cơ
sở bắt buộc phải bồi thường thiệt hại 8
28 Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính 8
31 Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là một trong những dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 10
32 Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học 10
33 Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sự sở hữu của toàn dân
do nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý 10
34 Di vật thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội không được quyền mua bán 11
35 Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ thì sẽ thuộc về quyền sử hữu của người phát hiện 11
36 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chủ thể có thẩm quyền quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 11
37 Việc xếp hạng di tích thuộc về thẩm quyền của Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11
38 Chủ sở hữu bảo vật quốc gia được quyền bán cho bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu 12
39 Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học 12
40 Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia 12
Trang 441 Trong mọi trường hợp khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian 12
42 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là chủ thể có thẩm quyền quyết định công nhận bảo vật quốc gia 12
43 Chủ sở hữu bảo vật quốc gia được quyền mang bảo vật thuộc sở hữu của mình ra nước ngoài theo nhu cầu của bản thân nếu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý 13
44 Tổ chức cá nhân không được phép chuyển nhượng cổ vật thuộc quyền sở hữu của mình 13
45 Trong mọi trường hợp không được phép tạo bản sao đối với bảo vật quốc gia 13
46 Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế 14
47 Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia 14
48 Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra 14
49 CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ôzôn 14
50 Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau 14
51 Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục 15
52 Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục 15
53 Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.15
Trang 5NHẬN ĐỊNH
1 Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017
Tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ, rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật Ngoài thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, tài nguyên rừng còn có thể thuộc sở hữu riêng hoặc sở hữu chung do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: rừng
do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư, rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật
2 Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 9 Điều 2, Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật
Còn chủ sở hữu rừng bao gồm:
- Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân đối với rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư hoặc được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật
Do đó, trong trường hợp Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì họ vừa là chủ sở hữu rừng vừa là chủ rừng Còn các trường hợp còn lại thì Nhà nước là chủ sở hữu rừng, còn chủ rừng là người được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
3 Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
Trang 6Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, còn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
4 Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017
Không phải chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ mà các đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 16 cũng được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng
5 Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh.
Nhận định: Sai
CSPL: K3 Đ16 Luật Lâm nghiệp 2017
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh Họ chỉ có thể là chủ rừng khi được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng
do mình tự đầu tư trên đất Nhà nước cho thuê; được tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước cho thuê để trồng rừng sản xuất cho Nhà nước, cộng đồng dân
cư thôn; được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần để trồng rừng Ngoài ra, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản
lý rừng đó
6 Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 22 Luật lâm nghiệp 2017
Theo quy định của pháp luật không có hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng
Thêm vào đó, chủ rừng chỉ được bồi thường khi NN thu hồi rừng vì mục đích quốc
Trang 7phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng
7 Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 4, Khoản 10, 11 Điều 3 NĐ 06/2019/NĐ-CP
Tại danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I là các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB với mục đích thương mại
Đối với việc gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại như phục vụ ngoại giao; nghiên cứu khoa học; trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc thì pháp luật không cấm
8 Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP
Không phải mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật vì mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau và mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này vẫn được chế biến, kinh doanh
9 Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì
họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Nhận định: Sai
CSPL: K2 Điều 8 Nghị định 06/2019
Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất Chỉ khi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng
Trang 8không có hiệu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mới quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó
10 Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu.
Nhận định: Đúng
CSPL: Điều 4 Luật Thuỷ sản 2017
Theo đó, nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật
11 Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ
để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định: Sai
CSPL: K1 Điều 12 Luật thuỷ sản 2017
Nhà nước có chính sách đồng bộ về mọi mặt như phương tiện liên lạc, dịch vụ hậu cần,… để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác xa bờ Không khuyến khíc gần bờ chỉ khuyến khích đánh bắt thuỷ sản xa bờ
12 Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản Như vậy, nếu tàu cá của hộ gia đình bạn
có chiều dài 06 mét trở lên thì phải xin Giấy phép khai thác thủy sản
13 Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định sai.
Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản 2010 chứ không phải của Luật Tài nguyên nước 2012
CSPL: Khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012 Điều 1 Luật khoáng sản 2010
14 Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Trang 9Nhận định: Sai
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013, thì các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
– Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó
15 Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước 2012
Theo quy định của Luật TNN thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác trong các trường hợp khai thác nước: để phát điện nhằm mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn còn các trường hợp khác không vì các mục đích trên thì đề không cần phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
16 Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 5, 6, 7 Điều 2 và Khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010
Luật khoáng sản quy định hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản (chưa chắc chắn sẽ thực hiện hành vi khai thác sau khi đã thăm dò); còn khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản thông qua các hoạt động được LKS quy định Và vì khai thác khoáng sản là hành vi gây tác động trực tiếp đến môi trường nên trước khi khi khai thác, tổ chức, cá nhân phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật
Trang 1017 Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Nhận định: Sai
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 40 LKS 2010
Bên cạnh trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì pháp luật cũng quy định giấy phép thăm dò khoáng sản
do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân ở khu vực không đấu giá quyền khai thác
18 Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 66 LKS 2010
Trước hết, tổ chức cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì chỉ
có thể chuyển quyền khai thác khoáng sản chứ không đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.Và không chỉ dừng lại ở việc được cấp Giấy phép khai thác, Luật cũng đã đặt ra điều kiện, yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép là đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì mới được chuyển nhượng
19 Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 3 Điều 53 và Khoản 1 Điều 36 NĐ 158/2016/ NĐ - CP
Theo quy định, Hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 51 LKS 2010 thì được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định, tức là việc khai thác này cũng phải đáp ứng được các điều kiện khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, và khai thác tận thu khoáng sản thì sẽ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định tại Khoản 1 Điều 36 NĐ 158/2016 thì không cần phải có giấy phép khai thác khoáng sản
20 Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 9, Khoản 10 Điểu 3 Luật Lâm nghiệp 2017