1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học luật hình sự phần chung buổi thảo luận lần thứ năm cụm 3

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Lần Thứ Năm - Cụm 3
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự Phần Chung
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

__ Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội Chuva 0 ec ccc ccecccccccesevccessetesectetetttsscueseceseeeessccseesesseetttettttisentteseseseceeeenaens 2 3,

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHi MINH

KHOA LUAT THUONG MAI

MON HOC: LUAT HINH SU PHAN CHUNG

BUOI THAO LUAN LAN THU NAM - CUM 3

GIẢNG VIÊN: ThS Nguyễn Thị Thùy Dung

DANH SÁCH NHÓM 1 - LỚP TM47.2

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

1 Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật 2 Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội Chuva 0 ec ccc ccecccccccesevccessetesectetetttsscueseceseeeessccseesesseetttettttisentteseseseceeeenaens 2 3, Tội phạm có cầu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết đề gây ra hậu quả của tội pham 2 4 _ Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thanh 3 5 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội

phạm -.- - 1 2 222011201121 11 1211151115111 1811 18111181112 11 8111119 1111101111111 vk 3 7, Ban bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng 02225 4

Trang 4

A NHẬN ĐỊNH

Những nhận định sau dây đúng hay sai? Tại sao? 1 Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử

lý theo pháp luật hình sự Nhận định sai

Trong một vài trường hợp, tuy một người chỉ mới là biểu lộ ý định phạm tội nhưng đã mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, vậy nên pháp luật hình sự quy định là một tội độc lập, nghĩa là trong trường hợp này bản thân hành vi biểu lộ ý định phạm tội đã cấu thành tội độc lập Đây là những trường hợp việc biểu lộ ý định phạm tội được thể hiện dưới hình thức “đe dọa” xâm phạm những khách thể rất quan trọng như an ninh quốc gia, tính mạng con người

Ví dụ như Điều 133 BLHS 2015 quy định về tội đe dọa giết người

2 Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt

Nhận định sai Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt

Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS

2015) là tội phạm có CTTP hình thức về mặt khách quan bao

gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm

chiếm đoạt tài sản Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành

vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai

đoạn phạm tội chưa đạt

Trang 5

Có 2 dạng TP có cấu thành hthuc: mặt khách quan mô tả 1 hành vi phạm tội, mô tả nhiều hành ví

3 Tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là

cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm

Nhận định sai Tội phạm có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hậu quả của tội phạm đã xảy ra, trái lại tội có cấu thành tội phạm hình thức hoàn thành ngay khi hành vi phạm tội đã được thực hiện mà không phụ thuộc vào hậu quả của tội phạm đã xảy ra hay chưa

Người phạm tội tuy đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng hậu quả chưa diễn ra vì ngoài ý muốn của người phạm tội thì phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Tội phạm có cấu thành hình thức thì chỉ có chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành Còn ở tội phạm có cấu thành vật chất thì có chưa đạt đã hoàn thành hoặc chưa đạt chưa hoàn thành

4 Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội

phạm hoàn thành Nhận định đúng Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ Luật Hình sự Nói đến tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý Còn tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế Tội phạm kết thúc được xác định trong các trường hợp: Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội, khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực

tội Thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau, có trường hợp tội phạm

Trang 6

được coi là hoàn thành nhưng vẫn tiếp diễn, chưa kết thúc Hành vi phạm tội của tội phạm có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và cũng

có thể kéo dài qua thời điểm tội phạm hoàn thành Vậy nên thời

điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành

miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước

6 Mọi trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm là đồng phạm

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 17 BLHS 2015

Theo đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm Tuy nhiên, nếu một trong những người liên quan là người không có năng lực TNHS hay chưa đạt

đến độ tuổi chịu TNHS thì không được coi là đồng phạm

7 Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội

phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm

Nhận định sai Có trường hợp những người đồng phạm nhất trí với nhau ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm hoặc có trường hợp đồng phạm hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm Vì vậy, bàn bạc, thỏa thuận trước về việc cùng

Trang 7

thực hiện tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng

phạm

B BÀI TẬP

Bài tập 2 Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyên

nghiệp Biết nhà ông Bằng có nhiều tiền do trúng sổ xố, bọn chúng

bàn cách lấy trộm Theo kế hoạch Hiếu và Ngọc tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà ông Bằng

Tối hôm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích ở sau vườn nhà ông Bằng Vì nhà đông người nên chúng rút lui Tối hôm sau, theo hẹn Trường, Hiếu đến điểm phục kích còn Ngọc thì không đến Không thấy Ngọc đến, Hiếu đã đến nhà Khiêm rủ Khiêm tham gia

Đến nửa đêm khi gia đình ông Bằng ngủ say Hiếu đứng

ngoài canh gác, Trường và Khiêm vào cạy tủ Nghe tiếng động ông

Bằng thức dậy Bị lộ, cả bọn bỏ chạy, sau đó bị dân phòng bắt

được Anh (chị) hãy xác định:

1 Trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗi người trong đồng phạm

Ở vụ án trên có đồng phạm Vì theo khoản 3 Điều I7 BLHS 2015 có những chủ thê là người thực hành (Trường, Khiêm), và người giúp sức (Hiếu, Ngọc)

Trường: tham gia vào việc phục kích và thực hiện trực tiếp hành động trộm cắp Hiếu: Hiếu tham gia vao viéc tâm thuốc độc vào thức ăn để giết chết hai con chó của ông Bằng theo kế hoạch, đồng thời tham gia vào việc phục kích nhà ông Bằng Hiểu cũng rủ thêm Khiêm vào nhóm

Ngọc: Mặc dù không đến trong lần phục kích lần thứ hai nhưng Ngọc đã đến trong lần phục kích lần đầu tiên, tham gia vào việc lập kế hoạch và chuẩn bị cho hành động tội phạm bằng cách tâm thuốc độc vào thức ăn Tuy nhiên, vai trò của Ngọc chỉ giới hạn trong giai đoạn chuẩn bị và không thực hiện hành động trộm cắp

Khiêm: Khiêm là người mới được Hiếu rủ vào nhóm sau khi Ngọc không tham gia vào lần phục kích thứ hai Khiêm tham gia vào hành động cạy cửa tủ của ông Bằng cùng với Trường

Trang 8

Với sự hợp tác và cùng tham gia vào việc chuẩn bị và thực hiện hành động tội phạm, cả bốn người Trường, Hiếu, Ngọc và Khiêm đều có vai trò trong đồng phạm 1 Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại

nào? Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án nảy là loại đồng phạm có thông mưu trước Vì Trường, Hiếu, Ngọc, Khiêm đã có sự bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm, giữa họ có mỗi quan hệ chặt chẽ, có sự phối hợp hành động và có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trước đó

2 Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm phức tạp Vì vai trò giữa các đồng phạm là khác nhau Ngoài người thực hành thi con có chủ mưu, có người giúp sức, có người xúi giục việc thực hiện tội phạm

3 Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao? Theo Điều 173 BLHS 2015, những người trên đã phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt vì tội trộm cắp tài sản có cầu thành vật chất, mà chúng chưa trộm được tài sản — phạm tội chưa đạt Nghĩa là người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng — hành vi chưa thỏa mãn về mặt pháp lý của tội phạm, chưa thực hiện hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP khi chưa có hậu quả xảy ra

4 Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?

Cả hai trường hợp dưới đây đều không được coi là tự ý nửa chừng chấm đứt việc phạm tội, vì về nguyên tắc, Ngọc biết được thời gian, địa điểm phạm tội của

nhóm, nhưng Ngọc không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm

a Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện Đây là trường hợp đồng phạm, vì hành vi của Ngọc (tâm thuốc độc) đã giúp sức cho hành vi phạm tội được điễn ra Ngọc không cản trở, không tố cáo đồng bọn

phạm tội - không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

b Ngọc không đến vì bị bênh phải đi cấp cứu ở bệnh viện Ngọc bị bệnh, đây là lý do khách quan, không thỏa mãn điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

5 Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?

Trang 9

Đây là trường hợp phạm tội có tổ chức Vì những người phạm tội đều là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, thỏa mãn tất cả các dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm và có sự câu kết chặt chẽ với nhau Những người cùng thực hiện tội phạm này có bàn bạc trước, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau, có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng chu đáo cho việc thực hiện tội phạm

Bài tập 4 Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay B trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn Sau phát bắn không thành đó, A mang súng về không muốn giết B nữa

Anh (chị) hãy xác định:

1 Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm

dứt việc phạm tội giết người không? Tại sao?

Hành vi của A không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt

việc phạm tội giết người Vì việc A không muốn giết B chỉ xảy ra sau khi A đã thực hiện hết các hành vi của tội giết người

2.A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người

không? Tại sao? (Biết rằng hành vi giết người được quy

định tại Điều 123 BLHS)

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm

2015, sửa đối, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm

2015), là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện Vậy A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

giết người vì A đã lên kế hoạch và cố ý canh B đi chơi về để bắn vào A để trả thù mâu thuẫn cá nhân

3.A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không? (Biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS)

Trang 10

A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép

CSPL: khoản 1 Điều 304 BLHS 2015

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm”

* Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

- Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: Quân đội

nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ

yếu; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không; Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng

thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ

yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng

Mà A không thuộc các trường hợp trên nên A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Bài tập 5 A là bạn của B đến nhà B chơi, nhưng B vừa mới qua nhà hàng xóm chơi cờ nên A không gặp được B Thấy nhà không khóa và có chiếc xe gắn máy để ngoài sân, A liền lấy xe máy đem về nhà cất Nhà B phát hiện mất xe, tìm kiếm khắp nơi A sợ bị phát hiện nên ngày hôm sau lén đem chiếc xe trả lại chỗ cũ nhân lúc gia đình B

đi vắng

Ngày đăng: 19/09/2024, 18:05