Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản Điều 353.... Hành
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT TP HO CHI MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
MÔN HỌC LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN CÁC TỘI PHẠM)
BUỔI THẢO LUẬN LẦN 11
NHÓM 1 LỚP: 128 - QT46B2 DANH SÁCH NHÓM (NHÓM 1)
Trang 2
Trần Lê Hồng Trâm 215380101526
6 Đặng Uyên Vy 215380101528
1
Đoàn Ngọc Thảo Vy 215380101528
3
Trần Thị Phạm Xuân 215380101529 3
Trang 3
MỤC LỤC I, Nhận định tt ng nh nn nh n ng ng ng kg kh 1
31 Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ ( Chương XXIII 32 Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353) 1 33 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS) : ::- -: 1 34 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt
37 Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng
của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS)
2 II Bài tẬp: nh E HT TT HH HT TH HH HH HH Ho 3
Bài tập 20: nh HH nh HH HH HH HH pH tra 4 Bài tập 321i tt nh HH HH nh ng HH HH pH tra 4
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSPL Cơ sở pháp lý
BLHS Bộ luật hình sự 2015
TNHS Trách nhiệm hình sự
Trang 5
32 Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản
(Điều 353) Nhận định sai Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
không chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353) mà có thể cấu
thành tội khác nếu đối tượng tác động là các vật có tính năng đặc biệt được quy định thành tội riêng
Ví dụ: nếu tài sản đó là ma túy sẽ phạm tội Tội chiếm đoạt chất ma túy (ĐIỀU 252 BLHS), nếu là con dấu hoặc tài liệu của cơ quan tổ chức sẽ cấu thành Tội chiếm đoạt con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức (Điều 342 BLHS)
Trang 633 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua
trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
Nhận định sai Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng còn có thể cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 358 nếu lợi dụng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm
34 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 355 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt
Nhận định sai Theo Điều 355 BLHS thì hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của người khác dưới các hình thức như cưỡng đoạt, lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm mới cấu thành tội lạm chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Có 7 hình thức chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ có 3 hình thức trên mới cấu thành tội phạm tại Điều 355 BLHS còn 4 hình thức khác là cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản thì không thành tội tại Điều 355 BLHS
37 Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh
hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để
trục lợi (Điều 366 BLHS) Nhận định sai
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 358 BLHS 2015;
“Điều 358 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Trang 71, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị
xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;” Như vậy, hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì ngoài việc cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi Điều 366 BLHS) thì con có thể cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358 BLHS
2015) Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tội danh này là chủ thể,
chủ thể của tội phạm Điều 358 BLHS là chủ thể đặc biệt (là người
ngoài đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự còn thêm dấu hiệu là người có chức vụ quyền hạn), còn chủ thể của tội phạm Điều 366 là chủ thể thường
II Bài tập: Bài tập 27: A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng Nhân một
chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn
cùng với số tiền trên Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
A đã phạm tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 BLHS 2015 Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 BLHS 2015
3
Trang 8- Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn
của cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý tài sản Đối tượng tác động: 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng của công ty
- Mặt khách quan: Hành vi: A là kế toán trưởng của công ty tư nhân, được giám đốc công ty giao nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên Như vậy A đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
- Mặt chủ quan:
Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp vì A biết rằng hành vi của mình gây ra là
thiệt hại cho công ty và vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản về cho cá nhân mình
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt là người có trách nhiệm quản lý tài
sản do chức vụ quyền hạn đem lại cụ thể A là kế toán trưởng của công ty vì thế A là người có trách nhiệm quản lý tài sản do chức vụ, quyền hạn của mình đem lại A có đầy đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đối với hành vi của mình
Bài tập 29: Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã
thu của 14 người dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng để
làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khi thu tiền, A
thông báo với người dân đó là số tiền nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng Số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá
nhân Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không?
Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
A phạm tội theo Điều 355 BLHS 2015 - Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, gây
thiệt hại về tài sản cho người khác
Trang 9Đối tượng tác động: tài sản của người dân trong xã - cụ thể: số tiền 36 triệu đồng
- Mặt khách quan: + Hành vi: A lạm dụng chức vụ, quyền hạn cán bộ địa chính xã X của mình như một phương tiện để lừa dối 14 người dân Khiến cho người dân họ tin vào chức vụ, quyền hạn đó mà tự nguyện trao tài sản, và A đã thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền 36 triệu đồng để tiêu xài cá nhân
+ Hậu quả: gây thiệt hại cho 14 người dân, ảnh hưởng đến hoạt động của xã X
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân: trực tiếp
dẫn đến thiệt hại về tài sản cho 14 người dân
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp + Về lý trí: A nhận thực được hành vi của mình là trái pháp luật, A nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho 14 người dân
+ Về ý chí: A mong muốn thực hiện hành vi đó để chiếm đoạt tài sản
+ Động cơ của A: vì mục đích vụ lợi - Chủ thể: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có chủ thể đặc biệt, A là cán bộ địa chính xã (người có chức vụ quyền hạn), A có đầy đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không?
Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
A phạm tội theo Điều 175 BLHS 2015 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Khách thể: quan hệ sở hữu
- Đối tượng tác động: số tiền 173 triệu đồng của 13 hộ dân
Trang 10- Mặt khách quan: +Hành vi: A có hành vi nhận tài sản là số tiền 173 triệu của 13 hộ dân một cách hợp pháp do những người này nhờ A trả tiền vay vốn trước thời hạn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ nhánh huyện Y Sau khi nhận được tài sản thì A lại sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp là đánh bạc dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại
+Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản là 173 triệu đồng của 13 hộ dân
+Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản của 13 hộ dân
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp A biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của 13 hộ dân nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra
- Chủ thể: Chủ thể thường A có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS
Bai tap 34 A là điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công
an tỉnh B là người đang bị truy tố về tội buôn lậu Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ sơ của B nhẹ tội A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để nhờ vả nhưng bị từ chối A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 20 triệu đồng để A đi “chạy” giùm B đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại, nhưng
A không trả Vụ việc bị phát giác Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án này và giải thích tại sao?
Hành vi của A là hành vi phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại
Điều 174 BLHS 2015
Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của anh B (20 triệu đồng)
Mặt khách quan:
Trang 11Hành vi: A lợi dụng chức vụ công việc của mình để nhận lời chạy nhẹ tội cho B, nhưng sau bị trưởng phòng điều tra từ chối A nói dối B đã lo xong việc nhờ vả và chiếm đoạt 20 triệu của B Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại nhưng A không trả
Hậu quả: gây thiệt hại về mặt tài sản của B số tiền 20 triệu đồng Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại tài sản cho B
Chủ thể: Chủ thể thường A có đủ tuổi và năng lực chịu TNHS
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý A biết rõ hành vi của mình là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại xấu cho B nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Văn bản quy phạm pháp luật
1 Bộ luật hình sự 2015 (Luật Số: 100/2015/QH13)